diaphuong2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài 1: Phát triển địa phương

1/ Các thuộc tính của vùng – vùng lãnh thổ:

- 1 phần bề mặt trái đất chiếm một khoảng “ ko gian nhất định”

-  có phạm vi và giới tuyến nhất định

- Có hình thức kết cấu nhất định( vùng lớn gồm nhiều vùng nhỏ)

- Vùng là 1 thực tại khách quan – chủ quan con người có thể nhận thức đúng sai..

2/ Vùng kinh tế

a. Yếu tố cấu thành: 4 thuộc tính của vùng lãnh thổ và chức năng ktế xh nhất định

b.Tiền đề tạo vùng: là sự phân công lđộng theo lãnh thổ

c. Nội dung của vùng ktế:

- Cấu thành ngành nghề:

+ Ngành chuyên môn hóa( sắc thái đặc trưng)

+ Các ngành phát triển tổng hợp( bao gồm: các ngành hỗ trợ, phục vụ ngành chuyên môn hóa, kết cấu hạ tầng, các ngành phục vụ đời sống của dân cư tại chỗ…)

- Cơ cấu lãnh thổ: gồm

+ Lõi hay hạt nhân, trung tâm của vùng

+ Lớp vỏ, ngoại vi giáp ranh của vùng

2 ytố này qhệ chặt chẽ vs nhau.Sức hút của ytố hạt nhân đến đâu thì ranh giới vùng ktế nên đến đó

3/ Địa phương: là vùng ktế hành chính cấp tỉnh, thành phố( tất nhiên bao gồm trong nó cấp huyện, xã…)

a. Cấp vị vùng: hệ thống cấp vị vùng là 1 hệ thống vừa có phân cấp vừa có phối hợp trong hđộng pt ktế - xh

b. Tình, thành phố là 1 cấp hành chính chiến lc, là 1 cấp vùng ktế chiến lc. Sự trùng hợp này có lí do tạo hiệu quả cho 2 qtrình: qlý ktế, và qlý hành chính

4.Phát triển bền vững

Phát triển: là sự thay đổi về số lượng và chất lượng của sự vật ( của hệ thống ) trong ko gian và thời gian

- Ptriển cân đối: hệ thống ktế phải pt cân đối giữa các bộ phận, phải hài hòa về nhịp độ

- Ptriển bền vững: là sự pt mà tmãn đc các nhu cầu hiện tại nhưg ko làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc tmãn các nhu cầu của họ

+ Nhu cầu: có nhiều nhu cầu thiết yếu, hiện tại nhiều nhu cầu thiết yếu của người nghèo còn chưa đc thõa mãn-->nội dung qtrọng của pt ktế xh trên phạm vi toàn thế giới là xóa đói giảm nghèo

+ Ý tưởng về hạn chế sự áp đặt thu hẹp khả năng của môi trường trong việc đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai

Ap đặt những vấn đề về sản xuất tiêu dùng cần: phân bổ nguồn lực; trách nhiệm thế hệ htại đvs thế hệ tương lai và bảo đảm hài hòa giữa các ytố ktế, xh, mtrường.

* Kết luận:

- Mục tiêu pt bền vững là sự phát triển của con người vì con người hiện tại và tương lai

- Các qđiểm trong quyết định ktế là: qđiểm tổng thể, hệ thống; qđiểm toàn diện, qđiểm ntắc đạo đc

- Ntắc cần đảm bảo trong qđịnh ktế: bền vững, bình đẳng, hài hóa, công bằng, cộng đồng

5. Ptriển ktế:

- Ptriển ktế là sự tăng trưởng ktế đc duy trì liên tục theo thời gian.

- Cơ sở tạo nên sự tăng trưởng là dựa trên cơ sở tăng năng suất lđộng xh, tăng hiệu quả ktế cao

- Biểu hiện của ptriển ktế:

+ Tăng trưởng ktế: là mức tăng lượg của cải trong 1 thời kì nhất định. Các chỉ tiêu đo lườg sự thay đổi: GDP, tốc độ tăng GDP…

+ Sự đổi mới cơ cấu của nền ktế theo định hướng tiên tiến, hiện đại, hiệu quả ktế xh cao

(chú ý: . Sự biến đổi cơ cấu ktế phản ánh sự biến đổi của phương thức sx

. Phương thức sx tiên tiến là phương thức sx có năng suất lđộng xh cao, hiệu quả ktế xh cao

. Cơ cấu sx thay đổi theo hướng tiên tiến là các ngành nghề có năng suất, hiệu quả cao phải ptriển nhanh hơn

+ Vấn đề con người: vừa là ytố sx quan trọng vừa là mục tiêu của sxuất; bình đẳng, phát huy sáng tạo trong pt; huy động con người tham gia vào pt

6. Ptriển xã hội:

- Phát triển bền vững nêu cao mục tiêu ptriển về cong người cho hôm nay và mai sau

- Mức sống có nội hàm là: việc làm, thu nhập, thiếu đói, nc sạch, quyền lợi học tập của con người, đặc biệt là quyền lợi học tập trẻ em, vấn đề chữa bệnh…

Như vậy: thu nhập đã đc quan niệm mở rộng ko chỉ đủ mua lương thực mà bao gồm cả y tế, học hành…Lợi ích tinh thần đc chú trọng: đời sống văn hóa

- Bình đẳng gồm 2 nội dung:

+ Giữa con người vs nhau: ko kể giàu nghèo, dân tộc

+ Trong mọi lĩnh vực hđộng: ktế, học tập, chữa bệnh, phúc lợi khác, giữa các thế hệ…

- Mô hình xh văn minh: giàu có, gia tăng phúc lợi cho con người, chất lượng đời sống vật chất, tinh thần, môi trường, an toàn xã hội, khả năng liên kết sự tin cậy lẫn nhau giữa con người vs nhau

7. Pt bền vững về môi trường:

- Môi trường đc hiểu là các yếu tố tự nhiên, ytố vật chất nhân đạo qhệ mật thiết  vs nhau bao quanh con người có ảnh hưởng đến: sản xuất, đời sống, sự tồn tại, ptriển của con người và tự nhiên

- Chứa đựng tư tưởng các quyết định ktế phải đảm bảo các yêu cầu: bảo tồn tái sinh các hệ sinh thái, bảo đảm chất lượng môi trường cho hiện tại và tương lai, bảo đảm nguồn lực cho hiện tại và tương lai, bảo đảm sự phối hợp giữa các quốc gia, thể hiện ntắc đạo đức

8. Phát triển địa phương

- Phát triển kinh tế địa phương là một quá trình có sự tham gia của mọi thành viên, trên mọi lĩnh vực hoạt động, nhằm tạo ra sự phát triển một cách có hiệu quả trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội của địa phương.

- Quá trình Phát triển kinh tế địa phương hướng tới các mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người, trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng nghèo ở địa phương; khuyến khích các khu vực nhà nước, tư nhân và xã hội, thiết lập mối quan hệ hợp tác và cùng phối hợp giữa các thành phần này để tìm ra giải pháp Phát triển kinh tế địa phương có hiệu quả nhất; tìm kiếm cách thức trao quyền cho các đối tượng tham gia, sử dụng hiệu quả nguồn lực để đạt tới các mục tiêu ưu tiên.

- Địa phương là 1 tổng thể ktế xh, qlý địa phương là qlý 1 tổng thể ktế xh đòi hỏi sự đồng bộ trên nhiều mặt, phối hợp nhiều hướng

- Pt địa phương phải gắn liền vs bản sắc địa phương, các nguồn lực địa phương đặc biệt là nhân lực

- Qlý địa phương chú ý các cách tiếp cận: 1) tiếp cận tổng thể, nhiều hướng; 2) phối hợp đồng bộ- đột phá; 3) hài hòa lợi ích xã hội- khuyến khích tính năng động địa phương; 4) vấn đề môi trường sống; 5) sắc thái địa phương; 6) tính năng động, sáng kiến địa phương

- Các quan niệm về pt địa phương:

+ Các hđộng pt địa phương bao gồm các hđộng nhằm khuyến khích đầu tư vào đphươg

+ Pt địa phươg là phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương

+ Pt địa phương là các hđộng tạo môi trường, điều kiện để nâng cao khả năng canh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn

+ Pt địa phương là nâng cao phúc lợi địa phương: thu nhập, việc làm…

+ Mục tiêu là nâng cao phúc lợi địa phương và đóng góp vào sự nghiệp chung của cả nc, các hoạt động: đầu tư, tạo lợi thế…

9.Các Nguồn lực pt địa phương:

* Nguồn lực theo quan niệm truyền thống:

- Nguồn lực là những yếu tố tạo nên nền ktế, thúc đẩy nền ktế pt

- Những nguồn lực

+ Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên: gồm đất đai tài nguyên rừng, nguồn nc, khí hậu, tài nguyên trong lòng đất, cảnh quan thiên nhiên. Đkiện để thành nguồn lực: điều tra, thăm dò, toàn diện, đánh giá thật đầy đủ, có phương án quy hoạch sử dụng có hiệu quả nhất

+ Nguồn lực con người: nguồn nhân lực là tiềm năng lđộng của địa phương trong 1 thời kì nhất định. Ptriển nguồn nhân lực là sự gia tăng về số lượng, chất lượng theo hướng tiến bộ gồm 3 nội dung: ptriển quy mô, cơ cấu dân cư thk hợp; đào tạo nâng cao chất lượng theo yêu cầu CNH, HĐH; vấn đề sử dụng lđộng có hiệu quả. Các ytố tác động:  các ytố tự nhiên, các ytố ktế xh: liên quan đến các chính sách pt sx, việc làm, đào tạo, xh…

+ Nguồn vốn: gồm vốn ngân sách nhà nc+ vốn các doanh nghiệp+ vốn trong dân+ vốn ngoài vào

+ Nguồn lực khoa học công nghệ của đphương: nói tới năng lực nội sinh: năng lực nghiên cứu sáng tạo ứng dung; nói tới năng lực: tiếp nhận và làm chủ các công nghệ đó

Cách tạo nguồn lực: . Tạo cầu, thị trường --> có cung, ktế pt--> các ngành công nghệ cao

. Có chính sách pt lực lượng khkt

+ Nguồn lực vô hình gồm: văn hóa, truyền thống bằng giá trị tinh thần

=> Để duy trì pt các truyền thông thành nguồn lực pt đp:

- Vấn đề thương hiệu quốc giá – thương hiệu địa phương phải n/c làm rõ bản sắc, tính khác biệt

- Chính sách, côg tác tổ chức: khơi dậy, tuyên truyề, giáo dục--> chuyển thàh giá trị tinh thàn chi phối hđộng của cộng đồng về ktế, xh

* Nguồn lực nhìn nhận từ giác độ nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương

- Năng lực quản lý, thể chê, chính sách của địa phương: các nguồn lực truyền thống có thể sử dụng theo những phương thức khác nhau--> có những mức độ tác động khác nhauà tốc độ phát triển của các địa phương sẽ khác nhau--> các đp có vị thế cạh tranh # nhau

- Quan niệm các nguồn lực theo các đkiện cạnh tranh:

+ Các đk đầu vào gắn vs các vấn đề: về khả năng đáp ứng vốn đầu tư; khả năng làm chủ dự án, năng lực cho sản xuất; khả năng thông tin; khả năng kết cấu hạ tầng; bối cảnh chính sách, luật lệ thu hút nhân tài, đầu tư; hệ thống doanh nghiệp phù trợ

+ Các đkiện đầu ra: các đkiện đầu ra- thị trường, các ngành có liên quan phụ trợ, chiến lc kinh doanh cạnh của các doanh nghiệp

* Nguồn lực nhìn nhận từ giác độ nguồn gốc và thời điểm phát sinh

- Nguồn lực có sẵn: đất đai tài nguyên

- Nguồn lực mới đc tạo ra: trình độ lđộng kĩ thuật, khoa học kĩ thuật, khả năng thông tin

Qhệ giữa 2 loại nguồn lực: cái có sẵn dù phong phú, giàu có--> nhưng ko quyết định cái mơi, đặc biệt cái mới sáng tạo--> là cái quyết dịnh chính nó tạo ra: hiệu quả sử dụng cao, tạo ra lợi thế cạnh tranh

10. Động lực pt ktế địa phương:

- Động lực là thúc đẩy( thu hút, lôi kéo…) việc khai thác sử dụng nguồn lực 1 cách cơ hiệu quả tốt nhất. Các loại động lực: động lực vật chất, động lực tinh thần, kết hợp cả 2 loại: vật chất và tinh thần

- Nhu cầu của các chủ thể ktê: các chủ thể ktế có những nhu cầu sống còn. Nhu cầu có khả năng đạt đc chuyển thành lợi ích. Nhu cầu càng cấp thiết thì càng thúc đẩy người ta vươn tới tìm cách thỏa mãn nhu cầu

- Cơ chế tạo động lực: nhận thức đc những nhu cầu cấp thiết của các chủ thể ktê, của nền ktê; nhận thức đc cách thỏa mãn nhu cầu đó; tìm ra cơ chế, công cụ, biện pháp kích thích các chủ thể đó hành đông- cùng hành động giải quyết vấn đề

- Hướng tác động:

+ Phá bỏ những gì cản trở việc giải phóng lực lượng sx, giải phóng khả năng sáng tạo của con người, các chủ thể ktế

+ Tạo từ trường tập trung các nguồn  lực vào những khâu yếu mở đường cho sự pt

+ Tạo những đột phá

+ Tạo đầu tầu kinh tế

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thằng