Gps

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1:  Trình bày các giai đoạn trong tiến trình nghiên cứu phát triển thuốc mới.
Phát hiện thuốc: Các nhà nghiên cứu tìm kiếm những hóa chất có thể có
tác dụng tích cực trên cơ thể người.
Nghiên cứu tiền lâm sàng: Các nhà nghiên cứu thử nghiệm thuốc nghiên cứu trên các tế bào trong phòng thí nghiệm hoặc trên động vật => để tìm hiểu xem thuốc nghiên cứu có thể tác dụng như thế nào trong cơ thể người.
Thử nghiệm lâm sàng: Các nhà nghiên cứu thử nghiệm tính an toàn của thuốc nghiên cứu, tìm tác dụng phụ, tìm hiểu lượng (liều) thích hợp của thuốc đối với con người và xác định hiệu lực của thuốc đó. Thử nghiệm lâm sàng cần phải có người tham gia nghiên cứu (còn gọi là "tình nguyện viên nghiên cứu" và "đối tượng nghiên cứu"). Trong thử nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu thường so sánh thuốc nghiên cứu với một thuốc đã được phê duyệt để điều trị bệnh hoặc tình trạng mà họ đang nghiên cứu. Họ cũng có thể so sánh thuốc đó với giả dược. Giả dược là một dạng bào chế hoặc phương pháp điều trị trông giống như thuốc đang được thử nghiệm nhưng không chứa thuốc nghiên cứu thực tế.
* Các thử nghiệm lâm sàng được chia thành bốn giai đoạn. Mỗi giai đoạn giúp các nhà khoa học trả lời những loại câu hỏi khác nhau và mỗi giai đoạn có thể kéo theo những trách nhiệm khác nhau đối với người tham gia nghiên cứu
3.1 Giai đoạn 1: các mẫu thử nghiệm ở giai đoạn này chỉ được tiến hành khi sau thực hiện nghiên cứu về dược lý và độc tính học trên súc vật để xác minh rằng hoạt chất mới có hiệu quả, có thể sử dụng cho người và để ước tính liều dùng ban đầu cho người.
Là giai đoạn nghiên cứu lâm sàng đầu tiên trên người
Đối tượng: Người khỏe mạnh hoặc có thể là người bệnh thuộc phạm vi điều trị của thuốc nghiên cứu tình nguyện tham gia làm đối tượng thử nghiệm.
Thực hiện bởi các nhà dược lý lâm sàng
Mục tiêu: Xác định dược động học và an toàn ban đầu
Cỡ mẫu: Thông thường nhỏ hơn 100 người.
Đòi hỏi phòng thí nghiệm phải có các trang thiết bị kỹ thuật cao cấp.
3.2. Giai đoạn 2:  được tiến hành sau khi đã hoàn thành và có kết quả giai đoạn 1 chấp nhận được về tính an toàn của sản phẩm nghiên cứu.
Mục tiêu: Bước đầu xác định an toàn hiệu quả và xác định liều dùng hàng ngày - Đối tượng: người mắc đúng bệnh.   
Cỡ mẫu: Giai đoạn 2 được tiến hành trên số lượng đối tượng hạn chế, khoảng vài trăm đối tượng.
Mục đích nghiên cứu: nhằm đánh giá tác dụng, hiệu quả và tính an toàn của thuốc trên các bệnh nhân có bệnh, xác định liều lượng, cách dùng thích hợp để đưa ra trị liệu tối ưu. Bổ sung thông tin sâu hơn về dược lý học của thuốc.
Tiến hành ít nhất trên 2 nhóm đối tượng: 1 nhóm dùng thuốc thử, nhóm kia là nhóm đối chứng
3.3. Giai đoạn 3: Là giai đoạn TNLS sau khi có kết quả nghiên cứu giai đoạn  2 nhằm đánh giá chặt chẽ hiệu quả của thuốc và cung cấp thêm thông tin về độc tính của nó.
- Liều của nghiên cứu giai đoạn 3 được lấy từ giai đoạn 2
- Đối tượng: Bệnh nhân.
- Cỡ mẫu: vài trăm đến vài ngàn đối tượng
- Mục đích nghiên cứu: giai đoạn 3 nhằm xác định có tính lượng giá tính an toàn, hiệu quả ngắn hạn và dài hạn của thuốc, đánh giá giá trị trị liệu ở mức tổng thể, nghiên cứu các phản ứng bất lợi thường xuyên xảy ra, phát hiện các đặc điểm đặc biệt của sản phẩm nghiên cứu.
- Một thuốc có thể tiến hành nhiều nghiên cứu giai đoạn 3, trong đó nghiên cứu nhằm cấp phép được gọi là nghiên cứu then chốt (pivotal).
- TNLS giai đoạn 3 cung cấp cơ sở khoa học để cấp phép cho sản phẩm đưa ra thị trường nếu kết quả TNLS là khả quan.
3.4. Giai đoạn 4: còn gọi là thử nghiệm giai đoạn sau khi thuốc đã được phép lưu hành trên thị trường.
- Mục đích: để đánh giá lại tính hiệu quả, độ an toàn, khả năng chấp nhận và sử dụng tiếp tục thuốc trong điều kiện thực tế vad tạo thêm nhiều bằng chứng về độ an toàn.
- Giai đoạn này được tiến hành ở điều kiện gần với thực tế thông thường nhưng vẫn đòi hỏi các kỹ năng về lâm sàng, dịch tễ học, thống kê sinh học.
- Đối tượng: Bệnh nhân.
- Cỡ mẫu: Thường rất lớn.
=> Các giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đòi hỏi tuân thủ các nguyên tắc của thực hành nghiên cứu lâm sàng tốt nhằm đảm bảo tính khoa học, chính xác và trung thực của nghiên cứu cũng như đảm bảo tính đạo đức: an toàn, tôn trọng đối tượng nghiên cứu là con người.
Câu 2: Vẽ sơ đồ thiết kế nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu thuần tập

Hình 1.1. Thiết kế nghiên cứu có đối chứng hay nghiên cứu bệnh-chứng

Hình 1.2. Thiết kế nghiên cứu thuần tập
Câu 3: Đặc điểm thiết kế nghiên cứu bệnh chứng, thuần tập
Thiết kế nghiên cứu bệnh chứng có các đặc điểm:
  - Xuất phát từ bệnh chứ không phải từ phơi nhiễm: Trong nghiên cứu tác nhân bệnh, xuất phát nghiên cứu người ta phân nhóm dựa trên tình trạng mắc hay không mắc bệnh của từng cá thể (Nhóm bệnh gồm những người đã mắc bệnh đó. Nhóm chứng gồm những người hiện không mắc bệnh đó). Sau đó, nhà nghiên cứu mới khai thác tiền sử của 2 nhóm để đánh giá quá trình phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ cần nghiên cứu trước đó. Nếu tỉ lệ phơi nhiễm của các ca thuộc nhóm bệnh lớn hơn của các ca đối chứng thì yếu tố hay thuộc tính đó có thể bị nghi là một trong các yếu tố nguyên nhân.
- Xét về thời điểm bắt đầu nghiên cứu thì nghiên cứu bệnh chứng là nghiên cứu hồi cứu.
  - Xét về sắp xếp kết quả quan sát thì nghiên cứu bệnh chứng là nghiên cứu dọc.
=> Vì là nghiên cứu hồi cứu và nghiên cứu dọc, nên nghiên cứu bệnh chứng phải xem xét lại quá trình điều trị hoặc phơi nhiễm xảy ra trong quá khứ, do đó ngoài sai số chung (như trong nghiên cứu thuần tập), có thể phát sinh các sai số khác như sai số nhớ lại, cần đặc biệt chú ý để hạn chế.
2. Thiết kế nghiên cứu thuần tập có các đặc điểm:
- Các nghiên cứu thuần tập là nghiên cứu dọc nhằm: tìm ra sự khác nhau về kết quả/hậu quả trong quá trình tiếp xúc với tác nhân/phơi nhiễm. Nghiên cứu thuần tập thường so sánh nhóm cho các cá thể có tiếp xúc với các tác nhân với nhóm cá thể không tiếp xúc với yếu tố tác nhân, hoặc đôi khi so sánh quá trình tiếp xúc này với quá trình tiếp xúc khác.
          - Thuộc nhóm nghiên cứu quan sát: Để chứng minh hiệu quả điều trị của một hay nhiều thuốc có cùng tác dụng, người ta có thể quan sát, so sánh tỉ lệ khỏi bệnh giữa các nhóm cá thể đã và đang điều trị bằng các loại thuốc khác nhau.
- Thuộc nhóm nghiên cứu phân tích: Loại thiết kế nghiên cứu này cũng hay được sử dụng để xác định nguyên nhân gây bệnh. Người ta so sánh mức độ nhiễm bệnh giữa 2 nhóm cá thể có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ đang được quan tâm.
- Chiến lược chung của nghiên cứu thuần tập thường là bắt đầu bằng một mẫu đại diện, trong đó có một số cá thể có những đặc điểm hay thuộc tính nhất định liên quan đến nghiên cứu (nhóm có tiếp xúc hay nhóm phơi nhiễm); còn những cá thể khác không có những đặc điểm này (nhóm không tiếp xúc hay nhóm không phơi nhiễm). Bắt đầu nghiên cứu, cả hai nhóm phải không bị ràng buộc bởi một hay nhiều trạng thái liên quan đến kết quả/ hậu quả đang được xem xét. Cả hai nhóm phải được tiếp tục quan sát trong 1 giai đoạn xác định để tìm mức khả năng mà mỗi nhóm sẽ phát triển thành kết quả/hậu quả đang được quan tâm
- Xuất phát từ phơi nhiễm, theo dõi tìm sự xuất hiện của bệnh: Là căn cứ vào tình trạng có tiếp xúc hay không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ cần nghiên cứu (yếu tố phơi nhiễm). Người ta chủ động chọn:
+ những nhóm cá thể có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ vào nhóm chủ cứu,
+ các cá thể không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ vào nhóm đối chứng.
- Có thể phân thành thiết kế thuần tập hồi cứu và thiết kế thuần tập tiến cứu tùy vào thời điểm quan sát trước hay sau khi nghiên cứu (phân loại theo thời gian). Tuy nhiên, nếu phân loại theo mối quan hệ nhân quả, thiết kế thuần tập luôn là tiến cứu.

Câu 4: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu nghiên cứu:
Xác định cỡ mẫu hợp lý là một vấn đề quan trong đặt ra với bất cứ nhà
nghiên cứu nào khi bắt đầu thiết kế một nghiên cứu dịch tễ học. Các nhà nghiên cứu hay gặp phải những khó khăn là về thời gian, nhân lực, kinh phí để tổ chức triển khai hay thực hiện. Do đó, vấn đề đặt ra là phải xác định cỡ mẫu hợp lý, đảm bảo đạt được độ tin cậy về mặt thống kê (tức là mẫu phải thực sự đại diện cho quần thể), phù hợp với nguồn lực hiện có và kinh tế khi thực hiện.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu nghiên cứu
- Loại thiết kế nghiên cứu: Mỗi loại thiết kế nghiên cứu khác nhau có các công thức tính cỡ mẫu khác nhau. Thông thường các loại nghiên cứu dọc (longitudinal) yêu cầu cỡ mẫu cao hơn loại nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional study). Trong các nghiên cứu thăm dò, cỡ mẫu nhiều khi không phải là vấn đề quan trọng, vì không nhất thiết cần phải có quá trình ngoại suy. Các nghiên cứu trường hợp (case study) cũng không nhất thiết phải xác định cỡ mẫu, ví dụ: nghiên cứu thành phần hoá học của cây nào đó.
- Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu khác nhau yêu cầu cỡ mẫu khác nhau. Thiết kế mẫu chùm yêu cầu cỡ mẫu lớn hơn thiết kế mẫu khác.
- Tần suất xuất hiện của các biến số nghiên cứu, nghĩa là sự kiện cần quan
tâm trong nghiên cứu càng hiếm gặp thì cỡ mẫu càng phải lớn.
- Đặc tính biến thiên của sự kiện cần quan tâm, nghĩa là sự khác nhau của
biến số nghiên cứu giữa các cá thế trong quần thể càng lớn thì cỡ mẫu
nghiên cứu càng lớn.
- Mức độ sai lệch cho phép giữa tham số mẫu và tham số quần thể mong
muốn càng nhỏ thì cỡ mẫu càng lớn.
- Nếu người nghiên cứu muốn khảo sát nhiều tham số trong cùng một
nghiên cứu, thì cỡ mẫu phải được xác định độc lập với từng biến số sau đó
lựa chọn cỡ mẫu lớn nhất.
Khả năng thực thi của nghiên cứu thường là những yếu tố rất quan trọng
ảnh hưởng đến việc chọn cỡ mẫu, ví dụ như: kinh phí hiện có, nhân lực (số
lượng và chất lượng), thời gian, giao thông và phương tiện đi lại...
Câu 5: Điều tra chọn mẫu: Ưu, nhược điểm? Điều kiện áp dụng việc điều tra chọn mẫu.
Ưu điểm
Tiết kiệm hơn cả về mặt thời gian lẫn chi phí so với điều tra toàn bộ.
Cho phép thu thập được nhiều tiêu chí thống kê, đặc biết đối với những tiêu chí phức tạp không có khả năng điều tra trên diện rộng
Tài liệu thu được trong điều tra chọn mẫu có độ chính xác cao hơn do giảm được sai số không chọn mẫu (sai số do cân đong, đo đém, khai báo, ghi chép...):
+ Do phạm vi điều tra nhỏ hơn nên được chuẩn bị và kiểm tra kỹ lưỡng tỷ mỉ hơn cả trước, trong và sau cuộc điều tra;
+ Do số đơn vị điều tra ít nên cần ít điều tra viên, do đó có điều kiện chọn được người có trình độ chuyên môn cao.
+ Dựa trên cơ sở khoa học của lý thuyết xác suất thống kê và quy luật số lớn nên có thể tính được sai số và độ tin cậy của tài liệu.
Tiến hành nhanh gọn, bảo đảm tính kịp thời của số liệu thống kê. Mặt khác, điều tra chọn mẫu không đòi hỏi phải có tổ chức lớn, chỉ cần một cơ quan hoặc một nhóm người cũng có thể tiến hành điều tra được
Nhược điểm
Do điều tra chọn mẫu chỉ tiến hành thu thập số liệu trên một số đơn vị, sau đó dùng kết quả để suy rộng cho toàn bộ tổng thể nên kết quả điều tra chọn mẫu luôn tồn tại sai số ta gọi đó là sai số chọn mẫu – Sai số do tính đại diện
Kết quả điều tra chọn mẫu không thể tiến hành phân nhỏ theo phạm vi và tiêu thức nghiên cứu như điều tra toàn bộ mà chỉ có thể thực hiện ở một mức độ nhất định tuỳ thuộc vào quy mô mẫu và cách rải mẫu.
Điều kiện áp dụng việc điều tra chọn mẫu.
Sử dụng để thay thế điều tra toàn bộ trong trường hợp đối tượng nghiên cứu cho phép vừa có thể điều tra toàn bộ vừa có thể điều tra chọn mẫu hoặc với những trường hợp không cho phép điều tra toàn bộ, hoặc do quy mô điều tra toàn bộ quá lớn, cần thu thập nhiều chỉ tiêu nhưng không đủ kinh phí và nhân lực để tiến hành điều tra toàn bộ.
+ Kết hợp với điều tra toàn bộ để mở rộng nội dung điều tra và đánh giá kết quả của điều tra toàn bộ.
+ Sử dụng để tổng hợp nhanh tài liệu của điều tra toàn bộ phục vụ kịp thời yêu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng.
+ Sử dụng trong trường hợp muốn so sánh các hiện tượng với nhau hoặc muốn đưa ra một nhận định nào đó mà chưa có tài liệu cụ thể (để kiểm tra giả thiết thống kê).
Để kiểm tra giả thiết đó có đúng hay không, người ta tiến hành chọn hai mẫu gồm những người công nhân được đào tạo theo hai phương pháp trên. Sau đó, sử dụng phương pháp thống kê phù hợp để kết luận xem liệu có cơ sở nào để bác bỏ giả thiết đặt ra ở trên hay không.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hiendai