dịch tễ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cam kết của VN về các biện pháp vệ sinh dịch tễ

1.     Cam kết thực hiện ngay khi là thành viên của WTO các điều khoản của Hiệp Định về các biện pháp về vệ sinh, kiểm dịch động, thực vật (SPS), bao gồm:

a. Về nguyên tắc chung: Đảm bảo các quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên WTO là bất kỳ biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật nào cũng chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người động thực vật và dựa trên các nguyên tác khoa học (khi đưa ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn và biện pháp SPS phải có chứng cứ khoa học). Trường hợp, chưa đủ chứng cứ khoa học, có thể tạm thời áp dụng các biện pháp trên cơ sở thông tin có sẵn, thông tin từ các tổ chức quốc tế như OIE, IPPC, CODEX,… hoặc biện pháp do cac Thành viên khác áp dụng. Không phân biệt đối xử một các tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các thành viên và không tạo sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế.

Các biện pháp SPS bao gồm: tất cả các luật, Nghị Định, quy định, yêu cầu thủ tục, tiêu chí sản phẩm; quy trình và phương pháp sản xuất; thử nghiệm, thanh tra, chứng nhận và thủ tục chấp nhận, xử lý kiểm dịch, quá trình vận chuyển động thực vật, phương pháp thống kê có liên quan, thủ tục lấy mẫu và phương pháp phân tích nguy cơ dịch bệnh và các yêu cầu đóng gói và dán nhãn mác liên quan đến an toàn thực phẩm…

b. Hài hòa hóa: Hài hòa và tuân thủ các biện pháp SPS trên cơ sở quốc tế, lấy các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế chuyên ngành như: OIE, IPPC, CODEX,… được coi là phù hợp với nghị định SPS: 

- Đối với an toàn thực phẩm: Các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị do Ủy ban An toàn thực phẩm (CODEX) quy định liên quan đến chất phụ gia thực phẩm, thuốc thú y và dư lượng thuốc sâu, tạp chất, phương pháp lấy mẫu; các mã số và hướng dẫn về thực hành vệ sinh.

- Đối với sức khỏe động vật: tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị được xây dựng do tổ chức thú y quốc tế (OIE).

- Đối với thực vật: tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị được xây dựng của Ban thư ký Công Ước Bảo vệ thực vật Quốc tế (IPPC), hợp tác với các tổ chức khu trong khuôn khổ công ước.

- Đối với các vấn đề không thuộc phạm vi các tổ chức trên, các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị phù hợp được công bố bởi các tổ chức quốc tế khác mà nước đó gia nhập do Ủy ban SPS xác định.

c. Đảm bảo tính tương đương: Chấp nhận các biện pháp SPS tương đương của các thành viên khác cùng một sản phẩm, trường hợp thành viên xuất khẩu chứng minh một cách khách quan, khoa học các biện pháp đó đảm bảo bảo mức bảo vệ động, thực vật phù hợp của các nước nhập khẩu.

d. Đánh giá nguy cơ (rủi ro) và xác định mức bảo vệ động, thực vật phù hợp: Đảm bảo các biện pháp SPS dựa trên các đánh giá nguy cơ dịch bệnh đối với động, thực vật; có tính đến kỹ thuật đánh giá nguy cơ do các tổ chức quốc tế xây dựng. Khi đánh giá nguy cơ phải tính đến chứng cứ khoa học đã có, trừ trường hợp chưa có đủ chứng lý khoa học như đã nêu ở mục (a) nguyên tắc chung; các quá trình và phương pháp sản xuất; phương pháp thanh tra, lấy mẫu và thử nghiệm; tính phổ biến của dịch bệnh, sâu bệnh nhất định, các khu vực không có sâu hoặc không có dịch bệnh. Khi xác định mức bảo vệ động thực vật phù hợp cần tránh sự phân biệt tùy tiện hoặc vô căn cứ về mức bảo hộ được coi là tương đương hoặc hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế.

e. Đảm bảo các điều kiện khu vực, kể cả khu vực không sâu bệnh, dịch bệnh hoặc ít sâu bệnh, dịch bệnh: Các thành viên thừa nhận các khái niệm khu vực không có sâu, dịch bệnh hoặc ít sâu, dịch bệnh. Khi xác định các khu vực này, phải dựa trên các yếu tố địa lý, hệ sinh thái, giám sát kiểm dịch và tính đến hiệu quả kiểm tra vệ sinh động vật. Công bố các khu vực trong lãnh thổ của mình là khu vực không có sâu, dịch bệnh hoặc ít sâu, dịch bệnh; khi có yêu cầu, thành viên nhập khẩu sẽ được tiếp cận hợp lý để thanh tra, thử nghiệm và tiến hành các thủ tục có liên quan.

f. Minh bạch chính sách: các thành viên phải thông báo những thay đổi về chính sách, biện pháp SPS và cung cấp thông tin liên quan thông qua văn phòng Thông báo và Hỏi đáp Quốc gia theo quy trình, thủ tục và thời gian quy định của phụ lục B của hiệp định.

g. Kiểm tra, thanh tra, và thủ tục chấp thuận: Các biện pháp, thủ tục kiểm tra thanh tra và chấp thuận phải nhanh chón, kịp thời; công bố thời gian tiến trình thủ tục về hồ sơ và không phân biệt đối xử sản phẩm cùng loại trong nước và xuất khẩu.

h. Trợ giúp kỹ thuật: Dành trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển thông qua hợp tá song, đa phương trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp kỹ thuật, trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro