dịch v-a

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Để chống lạm quyền và tham nhũng tài sản công

Vũ Quang Việt

Thứ Sáu, 1/10/2010, 14:26 (GMT+7)

Phóng to

Thu nhỏ

Add to Favorites

In bài

Gửi cho bạn bè

Để chống lạm quyền và tham nhũng tài sản công

Vũ Quang Việt

Nông dân là thành phần có nhiều đóng góp cho nền kinh tế nhưng lại đang chịu nhiều bất công. Trong ảnh là cảnh thu hoạch lúa ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Toàn.

(TBKTSG) - Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường giống như các nước kinh tế thị trường khác trên thế giới, nhưng cơ chế quản lý tài sản công thì lại không giống tuyệt đại đa số các nước này.

Liệu có sự khác biệt giữa kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và trên thế giới?

Nền kinh tế thị trường "xã hội chủ nghĩa" đang được thực hiện ở Trung Quốc và Việt Nam đã chấp nhận quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, về vốn và sức lao động, và do đó tư nhân có quyền tập hợp vốn nhằm mục đích mở rộng tư sản, dù cả hai nước đều dành quyền "chủ đạo" cho công hữu.

Như thế có thể nói không có sự khác biệt lý thuyết giữa nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hay Trung Quốc và các nền kinh tế ở các nước tư bản, kể cả Mỹ, vì mọi nước đều cho phép tư nhân nắm lực lượng sản xuất gồm từ vốn, máy móc đến lao động và mọi nước đều chấp nhận sự tồn tại sở hữu nhà nước.

Ngoài ra mọi nước đều nhìn nhận vai trò của hợp tác xã tự quản trong sản xuất. Sự khác biệt nếu có chỉ là ở quy mô sở hữu chứ không ở bản chất của chế độ sở hữu. Chẳng hạn ở Singapore, nơi mà nhà nước làm chủ sở hữu đất đai, sở hữu công ty đầu tư vốn nhà nước Temasek, và kiểm soát các công ty Singapore Airlines, SingTel..., nơi có đến 60% GDP là phát sinh từ khu vực nhà nước, cao hơn cả Việt Nam, cũng không thể gọi là nhà nước xã hội chủ nghĩa được.

Do đó không thể định nghĩa xã hội chủ nghĩa bằng sự hiện diện của công sản vì như thế mọi nước trên thế giới này đều có thể là xã hội chủ nghĩa. Việc định nghĩa thế nào là chủ nghĩa xã hội về mặt kinh tế, xin để các nhà lý thuyết hiện nay trả lời. Không lẽ ta định nghĩa nó là một nền kinh tế tư bản có ước muốn xóa bỏ tư hữu về phương tiện sản xuất trong tương lai hay trên cơ sở dự báo là nền kinh tế lúc nào đó sẽ tự phát triển đến chỗ đó?

Tại sao cần sự tồn tại của tài sản công?

Lý do đơn giản nhất khiến cho các nước không thể xóa bỏ hoàn toàn công hữu là có những cái rõ ràng là tài sản công như biển, rừng núi, bầu trời...không do lao động tạo ra mà vì lợi ích chung không nên tư hữu hóa. Đó là chưa kể đến những hoạt động mà tư nhân không làm nổi như chuyên chở công cộng... Đây là những vấn đề cổ như trái đất ít ai còn đặt ra để tranh luận.

Tuy nhiên còn một vấn đề khác mà hiện nay một số nhà kinh tế cũng đặt ra, liên quan đến mô hình phát triển kiểu Trung Quốc. Đó là, đành rằng sản xuất công có hiệu năng kém, nhưng nó có thể là công cụ cho phép nhà nước tập trung tư bản nhanh và dễ dàng hơn để phát triển quy mô nền kinh tế nhanh chóng hơn (tất nhiên kể cả việc bóc lột thặng dư lao động ở mức cao hơn).

Đối với những nước có ảnh hưởng chủ nghĩa dân tộc cao thì cách suy nghĩ này là khá phổ biến. Đây là một thử nghiệm chưa có câu trả lời. Kinh nghiệm cũng cho thấy khi quy mô sản xuất đã đến điểm giới hạn, khi tăng hiệu suất sản xuất là mấu chốt phát triển thì nền kinh tế đó cần giải công hoàn tư. Liệu việc giải công có thể giải quyết dễ dàng không là một câu hỏi. Ngoài ra, cái giá phải trả về giá trị xã hội sẽ như thế nào khi lạm quyền, tham nhũng biến của công thành của tư dễ dàng trở thành bản chất của xã hội. Đây là bài toán mà cả Trung Quốc và Việt Nam đang gặp phải.

Quản lý tài sản công

Rõ ràng tài sản công hiện diện ở mọi nền kinh tế và như vậy tìm một giải pháp hữu hiệu để quản lý tài sản công là vấn đề chung của bất kỳ một nền kinh tế nào.

Tất nhiên hầu hết các nước đã rút ra một kết luận rõ ràng là không thể quản lý tài sản công có hiệu năng một cách đại trà được và do đó sau một thời gian thử nghiệm với doanh nghiệp quốc doanh, họ đều đã quyết định giảm khu vực này tới mức tối thiểu, chỉ để chúng tồn tại ở những hoạt động công ích mà tư nhân không làm được.

Singapore chỉ là một trường hợp đặc biệt vì nó là một nền kinh tế thành phố, chỉ có thể tập trung vào một vài lãnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Có hai lý do cơ bản khiến cho việc quản lý doanh nghiệp nhà nước khó có hiệu quả: (1) người điều hành là công chức, dù có chuyên nghiệp đến đâu, cũng chỉ nghĩ đến làm tốt nhất công việc mình được giao phó hơn là mang đầu óc của một doanh nhân sẵn sàng chấp nhận rủi ro đồng vốn để phát triển nhằm vừa tăng quy mô vừa đạt lợi nhuận cao, và có tầm nhìn xa sẵn sàng chuyển đổi hướng sản xuất khi kỹ thuật và sản phẩm được coi là sẽ lỗi thời; (2) trong trường hợp là doanh nghiệp quốc doanh, người quản lý, vì do các chính trị gia bổ nhiệm, nên dễ dàng trở nên lạm quyền tham nhũng nếu như không có cơ chế kiểm soát.

Ở Việt Nam, người ta vẫn thường kết án tình trạng vô chủ của tài sản công. Phải chăng như thế thật? Hay cụ thể hơn, phải chăng tài sản công không được giao cho cấp chính quyền quản lý? Vậy thì luật ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Thật ra, chính Luật Đất đai năm 2003, điều 7, đã xác định ai là đại diện quyền làm chủ và có trách nhiệm quản lý. Theo điều này, Quốc hội ban hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước; Chính phủ [trung ương] có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Ở các tỉnh không thuộc trung ương, luật giao cho ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Còn việc quản lý vốn cổ phiếu nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa thì đã được giao cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

Cho nên hiện nay nhiều đất công sản, từ bờ biển, rừng, đất nông nghiệp được thu hồi để cho tư nhân thuê dài hạn đều là quyết định của các cấp nhà nước cả đấy chứ! Việc giao đất đai cho các cấp "vì mục tiêu phát triển kinh tế" chỉ có nghĩa là muốn làm gì thì làm vì hoạt động nào mà lại không thể coi là hoạt động kinh tế miễn là nằm trong quy hoạch đã định sẵn (nếu thật sự nhà nước ở khắp mọi cấp đã có quy hoạch mọi khoảnh đất công).

Như vậy Nhà nước có toàn quyền lấy lại đất nông nghiệp của dân và tự quyết định giá đền bù. Luật viết "giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng đã được ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và công bố; không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng". (Nghị định số 17/2006).

Rõ ràng là người nông dân chỉ thấy bất lợi về phần mình, còn quan chức thấy rõ mối lợi thu hồi được đất. Chính vì thế từ năm 2006 đến nay ta thấy có sự nhảy vọt đơn khiếu nại của nông dân về thu hồi đất để xây sân golf, địa ốc, khu du lịch...

Có một sự bất công đối với nông dân khi chính hoạt động của họ đã đưa đất nước từ một nước thiếu ăn sang dư thừa để xuất khẩu sau đổi mới. Trong khi tất cả các khu vực đều có thể tư nhân hóa phương tiện sản xuất, và Nhà nước hoàn toàn không có quyền thu hồi lại quyền sử dụng các mảnh đất dùng trong công nghiệp, thì Nhà nước lại hoàn toàn có quyền thu hồi lại mảnh đất đã được giao cho người nông dân sản xuất.

Giá trị của đất luôn luôn tăng khi khả năng phát triển xuất hiện. Và sự khác biệt giá giữa giá thu hồi và giá sử dụng mới tất nhiên sẽ được cưa đôi giữa doanh nghiệp có quyền sử dụng mới và người nắm quyền lực nhà nước. Đồng tiền bé tí được đền bù không thể bù lại mất mát của một người nông dân không có mảnh đất cắm dùi, không biết làm gì để sinh sống.

Ngoài vấn đề đất đai, việc ăn cắp của công hiện nay nằm ở tình trạng thiếu cơ chế tổ chức và kiểm soát quyền lực có thể sử dụng công sản.

Đây không phải là những vấn đề mới vì mọi nước có nền kinh tế thị trường đều đã trải qua và có kinh nghiệm. Việc quản lý đúng đắn công sản ở Việt Nam đòi hỏi:

1. Tư hữu hóa ruộng đất. Không có lý do gì ở các hoạt động doanh nghiệp khác quyền sử dụng đất được tôn trọng dài lâu thì quyền này lại rất hạn chế đối với nông dân. Quyền sử dụng đất có thể bị lấy lại bất cứ lúc nào và giá đền bù là do chính người thu hồi quyết định.

2. Công sản phải được giao cho các cấp chính quyền quản lý, nhưng việc sử dụng (hoặc bán đi) phải thông qua việc quyết định của các cơ quan lập pháp dân cử, đó là Quốc hội hay hội đồng nhân dân các cấp. Không một cơ quan hành pháp nào được tự quyết định.

3. Thực hiện quyền quyết định của các cơ quan lập pháp dân cử theo đúng tinh thần luật pháp là bằng lá phiếu.Để làm điều này, cơ quan lập pháp phải có tài chính, hoạt động toàn thời gian, thảo luận, kiểm tra và biểu quyết mọi chuyện luật pháp đã giao cho.

Ở Việt Nam hiện nay, thực tế là cơ quan lập pháp các cấp vẫn còn duy trì cách làm hình thức của quá khứ. Quốc hội vì thế không chuyên nghiệp, họp một năm hai lần, lại gồm các đại biểu mà đa phần không bỏ toàn thì giờ đại diện nhân dân, cơ bản là đại diện quyền lợi cơ quan hoặc doanh nghiệp họ đang phục vụ.

Cho nên có thể nói gần như Quốc hội đã không quyết định những việc được luật pháp giao phó, như sử dụng đất đai, vốn... mà giao lại cho cơ quan hành pháp làm thay. Rất nhiều việc do đó hành pháp tự làm mà không thông qua Quốc hội. Các cơ quan dân cử như hội đồng nhân dân cấp dưới cũng thế. Trong tình trạng như thế, lạm quyền là chuyện đương nhiên. Người ta khó có thể tưởng tượng được ở một nước dân chủ nào đó việc thành lập một tập đoàn như Vinashin lại không có quyết định của Quốc hội.

4. Bảo đảm sự độc lập của cơ quan tư pháp. Chỉ khi nào tư pháp được độc lập, không phụ thuộc vào sự "chỉ đạo" của các quyền lực khác thì mới hy vọng chống được lạm quyền và tham nhũng.

5. Chuyên nghiệp hóa các cơ quan hành chính nhà nước và bảo đảm việc hưởng lương xứng đáng. Nhân viên hành chính là những người từ cấp vụ trưởng trở xuống (và ở một vài ngành đặc biệt có thể lên tới chức tổng cục trưởng), được tuyển dụng và đề bạt hoàn toàn dựa trên tính xứng đáng về khả năng nghiệp vụ chuyên môn, khả năng quản lý và lý lịch hoàn thành nhiệm vụ. Họ chỉ biết đến công việc và luôn nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ theo đúng luật pháp và quy định của các cơ quan công quyền, và không làm khác.

Tính chuyên nghiệp của các cơ quan công quyền hiện nay ở Việt Nam chưa có, và cũng chưa có sự phân biệt rõ ràng các chức vụ hành chính và các chức vụ chính trị được cấp dân cử cao hơn đưa vào. Các chức vụ chính trị đại diện ý tưởng của người đứng đầu hành pháp, nhưng nền hành chính phải đại diện sự chuyên nghiệp để bảo đảm việc thực hiện những ý tưởng của những người lãnh đạo chính trị tuân thủ luật pháp và chấp hành tuyệt đối các quy định hành chính đã được đề ra; những quy định đặt nền tảng cho một nền hành chính trong sạch, không phân biệt đối xử.

Tất cả cơ cấu vận hành nói ở trên thật ra là nhằm bảo đảm một nhà nước không lạm quyền và trong sạch. Không thể nói Việt Nam còn nghèo nên chưa thể có được các cơ quan lập pháp hoạt động chuyên nghiệp toàn thời gian, vì các nước còn nghèo hơn cũng đã có.

Người ta thấy công sản ở Singapore không phải nhỏ, đặc biệt là đất đai và họ cũng là nhà nước có một đảng lãnh đạo như ở Trung Quốc và Việt Nam nhưng tại sao lạm quyền và tham nhũng lại được coi là thấp nhất thế giới? Phải chăng vì họ có một thể chế theo đúng những điều nói đến ở trên?

Định vị lại ngành lúa gạo

Phạm Quang Diệu - Nguyễn Hiếu Tâm

Thứ Năm, 30/9/2010, 10:21 (GMT+7)

Phóng to

Thu nhỏ

Add to Favorites

In bài

Gửi cho bạn bè

Định vị lại ngành lúa gạo

Phạm Quang Diệu - Nguyễn Hiếu Tâm

(TBKTSG) - Sự phát triển của ngành lúa gạo Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hiệu quả kinh doanh xuất khẩu gạo. Do đó, chừng nào nút thắt xuất khẩu còn chưa được khai thông thì sẽ khó cải thiện được chuỗi giá trị lúa gạo, qua đó đem lại thu nhập cao và ổn định cho nông dân.

Định hướng thị trường tập trung và ổn định

Định hướng kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam có sự ưu tiên cho các thị trường tập trung như Philippines, Iraq, Cuba... Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung bao gồm các hợp đồng xuất khẩu các loại gạo trắng vào những thị trường do chính phủ nước nhập khẩu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện.

Hiện nay, 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam đang chiếm đến trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong các thị trường lớn không phải tập trung thì đáng lưu ý có Singapore chiếm 7,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng chủ yếu để tái xuất.

Trong khi đó, 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Thái Lan chỉ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. Như vậy, xuất khẩu gạo Việt Nam thể hiện định hướng nhắm đến sự ổn định với các bạn hàng lớn, trong khi Thái Lan đi theo chiến lược đa dạng hóa thị trường tiêu thụ.

Tuy nhiên, các thị trường lớn và tập trung của Việt Nam chưa hẳn đã đem lại mức giá cao. Giá gạo xuất khẩu trung bình tháng 7 -2010 đạt 473 đô la Mỹ/tấn, trong khi ở các thị trường lớn thì chỉ có giá xuất khẩu sang Philippines đạt trên 600 đô la/tấn, còn Cuba, Bangladesh ở mức xấp xỉ 400 đô la/tấn.

Mặt khác, gạo xuất khẩu sang các thị trường này chủ yếu là 15% tấm và 25% tấm. Như vậy, tập trung vào một vài thị trường lớn sẽ giúp ổn định nhưng đánh đổi bằng hạn chế sự đa dạng hóa thị trường, một lượng lớn gạo với mức giá thấp so với một lượng nhỏ nhưng có mức giá cao hơn.

Ghi chú: Tính trung bình 7 tháng, giá gạo 25% tấm còn cao hơn cả giá gạo 5% tấm, điều này có thể phụ thuộc vào thời điểm các hợp đồng được ký kết. Nguồn: Số liệu gạo Việt Nam tính theo số liệu Tổng cục Hải quan; số liệu của Thái Lan lấy từ Hiệp hội Xuất khẩu lúa gạo Thái Lan.

Nhiều năm qua, các thị trường nhập khẩu gạo đang tồn tại một kết cấu thị trường gây bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoại trừ lượng gạo xuất khẩu sang các thị trường tập trung được các doanh nghiệp xuất trực tiếp cho các doanh nghiệp nước sở tại được chính phủ của họ chỉ định, phần còn lại xuất khẩu sang rất nhiều thị trường từ châu Á đến châu Phi nhưng chủ yếu thông qua một số tập đoàn kinh doanh nông sản lớn có trụ sở ở Mỹ và châu Âu.

Với các ưu thế về vốn, mạng lưới kinh doanh toàn cầu, nắm bắt thông tin và khả năng dự báo tốt, các tập đoàn này có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường và hưởng phần lớn mức lợi nhuận trong chuỗi giá trị lúa gạo trong vai trò cầu nối giữa các nhà xuất khẩu Việt Nam với các nước nhập khẩu.

Bên cạnh đó, nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung chủ yếu do một số doanh nghiệp lớn thuộc tổng công ty lương thực thực hiện. Sự ưu ái dành cho các doanh nghiệp này đã hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bóp nghẹt sự cạnh tranh trong nội bộ ngành.

Gạo giá thấp chiếm tỷ trọng lớn

Sự tập trung vào một vài thị trường cũng có thể là nguyên nhân chính làm cho chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam không có sự đổi mới và mức giá thấp hơn nhiều so với Thái Lan.

Cùng một chủng loại gạo của Việt Nam và Thái Lan không có sự khác biệt quá lớn về giá. Tuy nhiên, sự khác nhau về chủng loại gạo xuất khẩu của hai nước cho thấy mức giá khác nhau rất lớn.

Chẳng hạn, giá gạo thấp nhất của Thái Lan là gạo trắng cũng gần tương đương với loại gạo 5% và 25% tấm chiếm tỷ trọng cao của Việt Nam, còn gạo thơm và Mali có mức giá cao hơn rất nhiều so với đa phần gạo của Việt Nam, và ngang bằng với gạo giống Nhật vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Định hướng vào các thị trường tập trung, phẩm cấp gạo trung bình là nguyên nhân quan trọng khiến chủng loại gạo trong cơ cấu xuất khẩu luôn cố định cùng với rủi ro về chính sách điều hành đã buộc các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ hướng đến mục tiêu ngắn hạn, chủ yếu là thương mại, thay vì phải đầu tư từ khâu sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu cho đến đa dạng hóa chủng loại gạo.

Để đa dạng hóa thị trường và hiện đại hóa chuỗi giá trị ngành gạo, yếu tố căn bản nhất là đổi mới cơ chế xuất khẩu gạo, tách chức năng chính trị như thu mua tạm trữ, đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo mức giá thu mua có lãi cho nông dân với chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cao nhất.

Nhà nước đầu tư xây dựng một bộ máy có nguồn lực tài chính, nhân sự và hệ thống kho dự trữ làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực, trực tiếp thu mua lúa của nông dân.

Làm được điều này sẽ giúp Nhà nước nắm được nguồn cung gạo lớn và điều tiết giữa lượng gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa theo hướng có lợi nhất cho quốc gia cũng như đảm bảo mức giá thu mua đến tận tay nông dân.

Không nên quá tập trung vào một số thị trường lớn bởi có thể gặp rủi ro trong tương lai vì các nước nhập khẩu hiện nay đều đang có kế hoạch tự túc lương thực.

Mặt khác, cần tăng cường tính cạnh tranh trong kinh doanh xuất khẩu gạo bằng cách tạo lập sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Chỉ như vậy mới có nhiều vốn đầu tư đổ vào ngành kinh doanh lúa gạo, giúp hiện đại hóa ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam mới có thể có chiến lược phát triển dài hạn.

Nhà nước và doanh nghiệp cũng cần xây dựng chiến lược khai thác thị trường nội địa, nhắm vào tầng lớp dân cư đô thị với thị hiếu gạo phẩm cấp tốt, giá cao. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp Việt Nam từng bước đổi mới cả chuỗi giá trị lúa gạo.

hị trường đi ngang tuần cuối tháng 9

Thủy Triều

Thứ Sáu, 1/10/2010, 12:52 (GMT+7)

Phóng to

Thu nhỏ

Add to Favorites

In bài

Gửi cho bạn bè

Thủy Triều

Giao dịch của nhà đầu tư vẫn còn dè dặt khiến VN-Index gần như đi ngang trong tuần này. Ảnh: Lê Toàn.

(TBKTSG Online) - Với ba phiên tăng điểm và hai phiên giảm điểm, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán TPHCM tuần này gần như không thay đổi, chỉ tăng nhẹ 0,4% và kết thúc tuần ở mức 451,71 điểm.

Ngày hôm nay (1-10), VN-Index giảm 2,81 điểm sau hai phiên tăng trước đó, nhưng vẫn duy trì được trên mốc 450 điểm. Giao dịch trên thị trường vẫn khá dè dặt khi tổng giá trị giao dịch bằng cả hai phương thức thỏa thuận và khớp lệnh dưới mức 1.000 tỉ đồng.

Khối lượng giao dịch qua sàn TPHCM hôm nay đạt 35,8 triệu đơn vị chứng khoán và giá trị là 933,3 tỉ đồng, giảm lần lượt 11,8% và 29,4% so với phiên giao dịch trước đó.

Cuối phiên, sàn TPHCM có 49 mã tăng giá, 152 mã giảm giá, và 49 mã đứng giá. Trong đó nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất gồm có DLG, HSI, SFC, KSH trong khi nhóm cổ phiếu giảm sàn cũng chủ yếu là các cổ phiếu vốn hóa nhỏ như VES, VMD, HTV,SAV, BT6. Trong nhóm cổ phiếu blue-chips, BVH quay đầu giảm điểm sau 4 phiên tăng liên tiếp, riêng MSN và STB tăng điểm, trong khi hầu hết các mã blue-chips còn lại đều giảm hoặc đứng giá.

OGC tiếp tục là cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất trên sàn HOSE với hơn 1,8 triệu đơn vị khớp lệnh. Tiếp theo là hai ngân hàng, Sacombank (STB) với 1,5 triệu đơn vị và Eximbank (EIB) với một triệu cổ phiếu được giao dịch.

Theo các công ty chứng khoán, mặc dù Thông tư 13 sửa đổi đã có hiệu lực nhưng vẫn chưa có tác động rõ ràng đến ngành ngân hàng cũng như dòng tiền đổ vào thị trường thời gian tới trong bối cảnh nguồn cung cổ phiếu vẫn đang tăng. Vì vậy, mặc dù mốc 450 điểm đang tỏ ra là ngường cản khá chắc chắn cho VN-Index, chỉ số này vẫn sẽ khó vượt cao hơn mức 455 điểm khi chưa có thông tin tích cực đủ lớn để đẩy thị trường lên.

Tại sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 1,48 điểm, xuống còn 125,81 điểm trong hôm nay. Khối lượng giao dịch trên sàn thấp, chỉ đạt gần 23 triệu cổ phiếu tương đương giá trị là 554 tỉ đồng. Như vậy, sau 5 phiên giao dịch tuần cuối tháng 9, chỉ số sàn Hà Nội đã giảm gần 3%.

GDP quí 3 tiếp tục đà tăng cao hơn hai quí trước. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm nay đang về đích hoặc cao hơn năm trước. Nhưng quí còn lại của năm 2010 sẽ phải vượt qua những chướng ngại vật từ lạm phát, nhập siêu đến nợ công, bội chi ngân sách... Quả thực, phía sau sự ổn định còn nhiều những lực cản.

>> Nên xem lại cách tính tăng trưởng

>> Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam

Lực đẩy - lực cản giằng co

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quí 3 tiếp tục đà tăng trưởng cao hơn quí trước. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức tăng của quí 3 là 7,18% (quí 1 tăng 5,83; quí 2 tăng 6,4%). Tính chung chín tháng GDP tăng 6,52%.

Thậm chí ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, tăng trưởng chín tháng bứt phá mạnh, trên 10%. Đó cũng là nguyên nhân khiến Hà Nội mới đây đã điều chỉnh chỉ tiêu GDP năm nay tăng thêm 0,5 điểm phần trăm so với kế hoạch trước đó.

Bộ cũng đánh giá, giá trị sản xuất công nghiệp chín tháng đầu năm đạt mức tăng 13,8% là kết quả của sự tăng trưởng ổn định kể từ tháng 4 trở đi (mỗi tháng tăng 2,67%). Với đà này, giá trị sản xuất công nghiệp năm nay có thể cán đích với tốc độ tăng 14%, cao hơn 2 điểm phần trăm so với kế hoạch đề ra.

Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng 23,2% so với cùng kỳ trong khi nhập khẩu tăng 22,7% khiến cho nhập siêu chín tháng không có đột biến, ở mức 8,58 tỉ đô la, bằng 16,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn mức phải phấn đấu (20%).

Dù những con số trên là khả quan, song lực đẩy quan trọng này dường như cũng không thể khỏa lấp được sự lo ngại cho nền kinh tế trong thời gian tới. Cụ thể là chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng đột biến (1,31%), cao nhất trong các tháng 9 của 10 năm trở lại đây, và sau năm tháng được kiềm chế ở mức tăng 0,3%.

Điều đáng nói là cứ vào tháng 9 hàng năm, mức chi tiêu cho giáo dục tăng mạnh nhưng ít khi sự tăng giá của nhóm dịch vụ lại tăng mạnh như năm nay, tới 12,02%, khiến cho chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A lo ngại: "Nền giáo dục, nơi đáng lẽ cần được Nhà nước hỗ trợ tối đa, lại đang bị phó mặc quá nhiều cho thị trường".

Mức tăng đột biến này cũng khiến CPI chín tháng đầu năm tăng 6,46%, phần nào ảnh hưởng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm là 7%. Lạm phát tăng sẽ có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, đến giá cả nhập khẩu các mặt hàng trong quí 4. Trong khi đó, quí cuối cùng trong năm thường là thời điểm doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu để chuẩn bị cho vụ sản xuất năm tới.

Vấn đề thiếu điện cũng là một lực cản cho sự ổn định kinh tế vĩ mô. Dù không phải là mùa cao điểm thiếu điện nhưng nguồn cung lại hụt từ 5-10% không khác gì những tháng mùa khô.

Không phải vô tình mà đích thân Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đào Văn Hưng đưa một số tờ báo đi thị sát thủy điện Hòa Bình, nơi mà lần đầu tiên trong vòng 23 năm, không cần mở cửa xả lũ như thông lệ do thiếu nước. Việc thiếu nước ở Nhà máy Thủy điện Hòa Bình và nhiều hồ thủy điện khác trong cả nước là cái cớ để EVN tiếp tục đề nghị tăng giá điện, kêu lỗ và báo hiệu nhiều trường hợp cắt điện chắc chắn sẽ xảy ra với những tác hại khó lường đến tình hình sản xuất và môi trường đầu tư.

Nhưng vấn đề thiếu điện không thể chỉ đổ cho thiên tai hay thời tiết. Hàng loạt các nhà máy không kịp tiến độ vì những vấn đề trong quá trình chọn thầu, công nghệ lạc hậu... không phải mới xuất hiện gần đây. Đó là chưa kể trong giai đoạn phát triển "nóng" của các tập đoàn, EVN còn quan tâm đến việc rót vốn đầu tư ra ngoài ngành điện.

Tổn thất do thiếu điện từ đầu năm đến nay chưa được thống kê đầy đủ. Trong khi đó, để đạt được mức tăng trưởng thêm 1% GDP, mức điện năng tiêu thụ phải tăng thêm 2%. Ở hoàn cảnh hiện nay, điện không thể tăng thêm mà trái lại còn bị thiếu đi từ 5-10% khiến cho giá trị của tăng trưởng phải được cân nhắc lại. Nó đang ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu. Và phần nào đó, việc thiếu điện cũng có liên quan đến tình hình đăng ký vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chín tháng qua, chỉ bằng 87,3% so với cùng kỳ và vốn tăng thêm ở các dự án có sẵn cũng giảm sút.

Ngoài ra còn những lực cản khác là vấn đề hạ lãi suất cho vay vốn được kêu gọi từ đầu năm đến nay nhưng chưa được cải thiện bao nhiêu khiến cho doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn

Minh bạch thông tin và tuân thủ nguyên tắc thị trường

Trong cuộc đối thoại với lãnh đạo của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế tại Việt Nam trên kênh truyền hình VITV mới đây, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia Lê Đức Thúy có nhắc đến hai ý. "Muốn ổn định kinh tế vĩ mô phải minh bạch thông tin và tuân thủ việc điều hành nền kinh tế theo nguyên tắc thị trường". Thậm chí ông Thúy còn nhấn mạnh việc phải chấp nhận những bất ổn tạm thời để nhận lấy sự ổn định lâu dài. Các chuyên gia kinh tế nước ngoài cũng nhất trí với quan điểm này.

Như vụ việc Vinashin, dù mới "vỡ lỡ" hồi đầu quí 3 nhưng đã âm ỉ từ nhiều năm qua. Nếu minh bạch thông tin, có thể Vinashin đã không "vỡ" với quy mô và ảnh hưởng lớn đến như vậy. Nếu minh bạch thông tin, đã không xảy ra sự chênh lệch rất lớn trong việc dự báo và thực tế thâm hụt cán cân thanh toán của năm 2009 chênh lệch tới 6,9 tỉ đô la khiến cho năm 2010 phải thực hiện đồng loạt các biện pháp ổn định tỷ giá, cân bằng cán cân thanh toán để giữ ổn định vĩ mô.

Việc tuân thủ điều hành nền kinh tế theo nguyên tắc thị trường và các chính sách nhất quán cần phải được thực thi một cách nghiêm túc và không phải là vấn đề của một quí. Như chuyện điều chỉnh tỷ giá, ông Thúy nói không có ngân hàng trung ương nước nào tuyên bố trước họ sẽ điều chỉnh tỷ giá vào thời điểm nào và đến đâu để không gây rối loạn thị trường. Càng không nên để xảy ra chuyện người lãnh đạo ngân hàng trung ương tuyên bố giữ ổn định tỷ giá nhưng chưa đầy một tuần sau thì tỷ giá chính thức được thay đổi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro