Chương 36

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Kế chưởng quầy tiền bạc đầy túi làm việc thoải mái tay chân, thuê thêm năm sáu thơ khắc theo ngày. Mấy người thợ cũ nhận được tiền tăng lương và tiền thưởng lại càng phấn khơi tự nguyện tăng ca, còn dẫn thêm con cái đệ tử ngồi đầy phòng làm việc ở sân sau, khắc gỗ lăn màu, đóng sách.

Gần cuối tháng mười, cuốn tiểu thuyết thần ma bốn trong một được tuyên truyền rầm rộ dưới sự ngóng chờ của độc giả cuối cùng cũng lên kệ.

Bản thảo là bốn tác giả viết, mỗi mẩu chuyện đều có tên riêng nhưng cả tập lại chưa đặt tên chính. Thôi Tiếp đành tự mình đặt thành (Liên Phương Lục), ấn theo trình tự thần, tiên, yêu, quỷ nối bốn câu chuyện vốn chẳng có liên quan gì thành một quyển duy nhất.

Sách được đóng bìa có hộp, bìa sách bọc gấm trắng, gáy đóng lụa đỏ, ba chữ (Liên Phương Lục) tên sách dán trên mặt bìa là nhờ Thang Ninh viết tặng, bên dưới còn đóng triện son (Trí Vinh thư phòng). Sau mặt bìa ấn địa chỉ nhà sách, còn ăn theo thì trường khắc thêm câu "Sản phẩm Thôi thị, phiên bản giới hạn, thiên hạ đều mong".

Trong sách trước mỗi truyện gắn đều để dành thêm hai trang, một in tiêu đề và tác giả, một in hoa xuân nở rộ dựa theo từng nhân vật: Nữ thần là mẫu đơn, nữ tiên là lan rừng, nữ yêu là bạch cúc, ma nữ là hoa quỳnh. Nhụy hoa nở rộ giữa trang giấy tỏa một làn khói trắng mỏng hé lộ dòng chữ được in bằn chu sa "Thần phẩm" "Tiên phẩm" "Dật phẩm" "U phẩm" đóng khung.

Trong mỗi truyện sẽ có hai tranh màu riêng của nữ chính, hai tranh lớn hai mặt sát nhau đều dùng giấy màu - nam chính cuối cùng cũng lên sàn. Nhân vật nam trong phim ấy ấy không thể thỏa mãn được sức liên tưởng của độc giả, thành thử Thôi Tiếp đành phải vươn dài tay đến những bộ phim kiếm hiệp, tiên hiệp xem mấy năm nay, đảo qua đảo lại hồi lâu cũng chọn được bốn nam chính đẹp như tranh vẽ.

Sau các truyện còn ấn thêm phụ bản là lời bình, thơ vịnh của Thang Ninh và chúng tài tử, tất cả được dùng mực xanh in để phân biệt với chính văn. Tổng cộng tiểu thuyết hơn ba vạn chữ còn dồn thêm mấy ngàn chữ bình luận và hai mươi trang ảnh màu, khiến quyển sách dày hơn những ấn bản phổ thông trên thị trường, không uổng công dùng hộp giấy bao ngoài và gấm lụa ép bìa.

Có tiểu thuyết có bình luận có tranh minh họa, đã thế mỗi hộp còn tặng kèm một tranh in màu khổ lớn in tùy chọn bốn vị mỹ nhân. Nhưng vì tranh Uyển Ninh đã giới thiệu từ trước, cũng bán đước rất nhiều, Thôi Tiếp sợ độc giả nhàm nên cố ý điều chỉnh chỉ in hai phần ba.

Ngày mồng hai tháng mười, đợt sách đầu tiên in xong.

Rạng sớm hôm sau, có người dựng giá gỗ lớn ở bốn khu phố sầm uất nhất huyện Thiên An, mỗi khu treo một bức tranh cuộn dài gần hai mét in hình thiếu nữ khuynh quốc khuynh thành. Bên cạnh các bức chân dung đều treo một tấm vải trắng dùng chữ cỡ lớn viết "Hai lăm tháng mười, bốn đại mĩ nhân ở hiệu sách Trí Vinh mong đợi độc giả bốn phương cùng đọc (Liên Phương Lục)"; chếch về bên trái còn thêm một dòng chữ nhỏ "Hộp sách dày tinh xảo, mỗi bộ tặng một bức tranh cỡ lớn, giá bán: ba lạng chín đồng bạc".

Mồng bốn tranh quảng cáo được chuyển hết về bên cổng huyện nha, khu phố có toàn bộ dinh thự quyền quý và là nơi quan binh đóng quân, Thôi Tiếp lại chỉ định treo ở đây một hôm, đến mồng năm mới dời về trước cửa hiệu sách Trí Vinh.

Giấy viết in bốn mĩ nhân đã được bán khá nhiều, nhưng tranh chân dung khổ to như vậy thì cực kì hiếm gặp.

Thực ra tranh chân dung treo trong tường rất ít cỡ dùng lớn, lại càng hiếm khi vẽ hoàn chỉnh một giai nhân chuẩn dáng người giống như đang sống thực như thế. Bốn bức tranh bị người dân chen xem đến tắc đường, những người đi qua không kể quan lại, tướng sĩ, dân chúng, nam nữ rảnh rỗi đều dừng chân ngắm nghía hồi lâu, có kẻ còn đứng một chỗ cò kè, quyết vung tiền mua bằng được áp phích quảng cáo.

Trông coi giá tranh không phải người làm nhà dân chúng phổ thông mà là trai tráng trong phủ nhà họ Vương. Dù nói thế nào thì chỉ huy sứ hữu đồn vệ Lưu Châu cũng là quan võ chính tam phẩm, thân phận cực cao nên nam đinh trong nhà phải càng dũng mãnh gan dạ, cuối cùng cũng bình an bảo vệ bốn bức quảng cáo an toàn.

Hai lăm ngày đó, trời còn chưa sáng, ngoài cửa hiệu sách Trí Vinh đã xếp một hàng dài người hầu, vú già chờ mua sách mới.

Năm người nam đinh của nhà họ Vương như gặp quân địch đánh tới, mặt mũi trắng bệch căng thẳng canh giữ bốn cột treo tranh; Kế chưởng quầy dẫn theo Kế kế toán, hai người phục vụ và một người chép sổ mới thuê sốt ruột chờ đến giờ mở cửa; mấy thợ khắc gỗ rảnh rỗi dẫn theo con cái đứng chờ sẵn ở kho hàng tầng hai lo khâu vận chuyển; Thôi Nguyên còn phải thuê mấy người đàn ông làm theo ngày và vài người phụ nữ coi việc giữ trật tự, chẳng may gặp chuyện phải lập tức đến nha môn mời quan sai đến dẹp loạn.

Cuối giờ thìn dầu giờ tị (9h), hiệu sách canh chuẩn hạ biển, một đám người như lũ ùa vào, chen bay cả phục vụ, ép chặt đến không còn chỗ để thở, đập đến mức quầy hàng cũng phải xê về sau, cả đám tranh nhau kêu thét: "Tôi mua một quyển (Liên Phương Lục), đây tiền đây nhanh lên!"

"Nhà tôi đặt tiền trước rồi, đúng bốn lạng đấy, thừa cứ cầm luôn đi, bán sách cho tôi trước!"

"Công tử nhà tôi mua mười bộ, tôi trả đủ bốn thỏi bạc mười, có thể tặng thêm một bộ giấy Thôi mỹ nhân không?"

"Tôi đến mua giấy Thôi mỹ nhân không phải mua sách, cho tôi vào trước đi giời ạ!"

Trong ngoài hiệu sách chen lấn đến không lọt khe hở, bên ngoài đám người không đếm mua sách chỉ ngắm biển quảng cáo cũng ùn ùn tắc cả đường. Lí chính, thôn ước của phố tây không ai bảo cũng tự điểm danh, đứng ở bên vệ đường sốt ruột canh giữ, chỉ lo nhiều người có chuyện lại họa đến đầu mình.

Lúc ở nhà Thôi Nguyên đã diễn tập thử rất nhiều tình huống có thể xảy ra nên vội vàng gọi nam nữ trật tự chạy ra tách khách hàng, bắt đoàn người xếp thành hàng, tránh cho kẻ âm mưu chiếm lợi, cũng đề phòng trộm cắp cướp giật. Phụng Nghiễn đứng bên ngoài ngó trừng người nhà quan lại quyền quý phái đến mua đồ, nếu có ai đến sẽ mời họ sang tiệm rượu đối diện uống trà, tránh cho việc họ dùng quyền xua đuổi dân chúng phổ thông trong cửa hàng.

Mọi người trong tiệm bận rộn đến mức vắt chân lên cổ, tên bắn sau mông, mà Thôi Tiếp - chùm sò của toàn bộ kế hoạch - từ đầu đến cuối cũng chưa hề sốt sắng chuyện hàng hóa, sáng sớm đã dậy đến trại ngựa nhà họ Vương tập luyện.

Hiếm có lúc Vương Hạng Trinh cũng dậy sớm, tính đến hiệu sách quan sát tình hình lại thấy người hầu báo cậu còn đang ở sân tập nhà mình, thế là vòng về thăm Thôi Tiếp trước.

Nhìn thấy cậu đang chăm chú cưỡi ngựa bình tính không quan tâm chuyện khác, Vương đại công tử không nhịn được sốt ruột thay anh em, cản ngựa cậu hỏi: "Người ta nói đúng, hoàng đế chưa vội thái giám đã gấp, cả đêm qua ta lo đến ngủ không yên, dậy từ sớm tính trông cửa hàng giúp cậu, thế mà cậu vẫn chẳng suy nghĩ gì đến đây cưỡi ngựa là sao hả?"

Thôi Tiếp vươn người nhẹ nhảng nhảy xuống, cười vỗ cổ ngựa con nói: "Chính là bởi còn Vương huynh suy nghĩ đấy thôi, tôi mới có thời gian rảnh đến cưỡi ngựa chứ. Cảm ơn mấy hôm nay Vương huynh sai người trông tranh cho nhà tôi, nếu nhỡ bị người ta ép bán thì cũng không vẽ mới kịp được."

Vương Hạng Trinh hếch cằm: "Ca cũng chẳng làm không công đâu, sau này bốn bức tranh đó đều phải bán lại cho ta nhá."

Thôi Tiếp nói: "Chuyện ấy đương nhiên mà, nếu lúc trưng bày có lỡ dính bẩn thì tôi lại vẽ đền thêm cho."

Vương công tử cười nói: "Nói thế ta lại mong bị bẩn ấy, không được không được, sớm biết thế ta bảo người nhà trông lỏng thôi, bẩn là có hai bức rồi."

Tự anh ta cười lớn một hồi, lại kéo tay Thôi Tiếp vào nhà thì thầm nói nhỏ: "Dùng xong cậu viết thêm lên tranh vài dòng, rồi kí tên đóng dấu cho ta nha. Cha ta tính đem bốn bức bày đi tặng thượng quan. Ta thấy tranh của cậu đã thành phái riêng rồi, chưa chắc quý nhân không vừa mắt đâu. Nếu may lọt mắt xanh người ta có khi tài nghệ của cậu còn vang lừng kinh đô."

... Vương công thì thà thì thầm, cái gì mà "Chưa chắc" "Nếu may", đã không tin khả năng của cậu lại còn dám đưa cha đi hiến cho quan trên? Chẳng lẽ anh ta cảm thấy quan lớn sẽ coi đồ như gối ôm mà yêu thương hay lại cất giấu như văn hóa phẩm xx hở?

Vương Hạng Trinh vối cảm thấy tranh của cậu chỉ là khuôn mặt xinh đẹp chân thực chứ khung cảnh quần áo vãn còn chỗ chưa tinh tế, ý tranh cũng không quá thanh cao, khó lọt mắt mấy ông già cổ hủ trong triều. Chỉ là nếu nói lại tổn thương lòng người, anh ta đàng lái giọng chuyển sang việc khác: "Hôm trước cậu mang cho ta trăm bộ sao mỗi bộ có một bức tranh màu là sao? Ta mở từng gói, phá mấy mấy bộ mới gom đủ bốn mĩ nhân đó, nhỡ mua thiếu lại không đủ người rồi!"

Đồng chí, cuối cùng anh cũng ngộ ra giá trị cốt lõi rồi.

Thôi Tiếp cười không nói, uống thêm mấy ngụm trà, an ủi: "Sau này còn được tặng cả tranh lớn, sao cứ phải bận lòng mấy tờ khổ nhỏ làm chi.Nếu anh em huynh có thích thì lấy ra đổi với họ là xong, khéo lại chẳng thêm được mấy bộ ấy chứ?"

Vương công tử là con quan chỉ huy sứ tam phẩm, vốn không coi bốn lượng bạc một quyển sách to tát gì. Dù sao cũng gom đủ một bộ tranh mĩ nhân rồi không cần phải suy nghĩ nhiều đau đầu, anh ta xua tay nói: "Thôi thôi, sách thừa ta cũng mang tặng người khác thôi, bảo họ đổi với nhau là được mà. Tiệm nhà cậu ta cũng không trông nữa, cậu còn chẳng vội ta gấp làm gì, hầy."

Thôi Tiếp nồi uống trà ăn bánh nhân mềm ở nhà họ Vương một hồi mới xin phép ra về, vác theo năm mươi bộ sách đến lớp học.

Lâm tiên sinh thấy đống hộp tinh xảo trong túi vải, nhớ tới giá tiền cũng không tiện lấy nhiều. Thôi Tiếp bưng sách qua, khẩn khoản nói: "Nếu lúc trước không được ngài giúp đỡ thì con lấy sách tốt đâu để in chứ ạ. Sách đóng được công đầu thuộc về tiên sinh. Với lại con cũng không tặng người hết chỗ này đâu ạ, còn mấy vị tác giả trong kinh phải nhờ ngài đưa biếu đấy ạ."

Tiên sinh đành phải nhận lấy, nể mặt chỗ sách này cũng quan tâm cậu vài lời: "Hôm nay con có phải đến cửa hàng trông coi không? Nếu xin nghỉ một ngày thì thôi ta đồng ý vậy nhưng bài tập mai vẫn phải trả cho ta."

Thôi Tiếp bình tĩnh từ chối: "Tiên sinh nói đùa ư, con đây một nhóc mới hơn mười tuổi, về nhà thì là gì được? Mấy việc buôn bán đó không phải chuyện người có học nên để ý, con chỉ có chuyện đọc sách khoa cử là quan trọng thôi ạ."

Lâm tiên sinh nghe lời ấy, lo lắng trong lòng mới bớt đi. Mấy ngày trước thường đi qua tranh mĩ nhân, sợ cậu bị tiền làm mờ mắt đi lầm đường ngang, rơi xuống chuyện của kẻ chợ búa, vẽ tranh cũng chỉ là việc vặt mà thôi.

Ông thở dài trong lòng, khóe miệng cũng hơi cong lên, phủi tay nói: "Về chỗ ôn lại (Lỗ tụng) đi, điển cố trong thơ hội Trùng Dương con có hiểu hết không?"

Lúc Thôi Tiếp xuống bàn, theo thói quen học thuộc, viết chữ. Sau khi nghe nghe tiên sinh giảng (Thi truyền), lại nhân thêm ba đề văn "Ở nhà thì hay nói: " chẳng ai biết ta"", "Một sửa thiên hạ cho chính", "nhắc nhở điều khó cho vua gọi là cung", làm từ mở đề đến vào đề, dùng toàn bộ cách thức làm văn bát cổ từng được dạy mỗi loại làm một bài.

Hôm nay nhà cậu mở bán (Liên Phương Lục), đám học sinh thích đọc sách, đã sẵn tiền trong lớp cứ đứng ngồi không yên, cậu thì ngược lại thẳng lưng cẩm bút, học thuộc không có lỗi sai, văn viết vững vàng còn ngộ ra được khá nhiều đạo lý...

Đây mới đúng là bản lĩnh người có học, vào đến phòng thi chắc chắn sẽ không run tay run chân và phát huy tốt toàn bộ năng lực kiến thức.

Lâm tiên sinh cầm bài tập nộp lên kiểm tra qua lại mấy lượt, cười rất hài lòng, đặt giấy viết của Thôi Tiếp lên bàn trải phẳng, khoanh đỏ điểm chú ý: "Tối nay ta thả cho con nghỉ một buổi đấy, từ mai chuyển sang học đối câu nhé."

Bản thân ông không có duyên với quan trường, nếu có thể dạy ra một đồ đệ là tiến sĩ giáp khoa cũng coi như không uổng một đời này.

Lâm tiên sinh vui mừng cho tan học, Thôi Tiếp lại bị đoạn "Đối câu" của ông làm khó hiểu không thôi—— câu đối không phải là loại sách cần học vỡ lòng à? Học sinh không làm thơ làm văn Bát cổ thì mở miệng cũng có thể đối câu rồi. Cậu đã học hết bản (Thời cổ đối loại), cũng thấy đủ dùng rồi chẳng lẽ tiên sinh còn đình bắt cậu học cả từ điển tra cứu cái loại mấy trăm bản ấy hả?

Cậu tính tìm bạn học hỏi chút bài giảng nhưng nay đã khác xưa nhiều quá, vừa tan học, bạn bè giống như có chó rượt sau mông cong đít chạy biến. May mà đến cuối Triệu Ứng Lân không tính chạy một mình mà kéo tay cậu phóng như bay về nhà, vừa chạy cậu vừa hỏi: "Có chuyện gì thế hả, các sư huynh chưa giảng cậu nghe lễ nghĩa người có học à?"

Triệu Ứng Lân kỳ quái nhìn Thôi Tiếp: "Hôm nay nhà cậu bán sách mới, nhỡ người ta có tiền không mua được sách đòi cậu thì làm sao, giờ không chạy còn chờ người tóm cổ ư, sao như chẳng biết gì hết thế?"

Một câu hỏi mà làm Thôi Tiếp á khẩu không nói được gì.

Cậu thực hiểu quá rõ bộ sách này, tranh minh họa bên trong đều do tay cậu vẽ cả thế nên cậu không có hứng thú nhiều với bộ sách vừa xuất bản kia, ngay lúc này cúng không nghĩ ràng bạn họ lại thích đến mức ấy.

Chẳng qua trong Triệu Ứng Lân cũng toàn tơ tưởng bốn mỹ nhân, không có lòng đoán ông hàng xóm đang nghĩ những gì, vừa chạy qua cổng nhà mình là gọi với vào báo to "Con đến nhà Thôi thế huynh đọc sách nha", liền nắm tay cậu kéo vào Thôi phủ.

Vừa vào cổng lớn biết rằng nhà họ Triệu không nghe trộm được, Triệu Ứng Lân liền vội vã nói: "Trong nhà cậu chắc chắn còn sách mới, nhanh lấy cho tôi một bộ đi! Tôi đã nhịn mấy hôm không tìm cậu rồi đó, cuối cùng cũng đợi tới lúc mở bán sách rồi." Cậu ta luống cuống tay chân từ túi tiền bên hông móc ra bốn lạng bạc, hối hả nhét vào tay Thôi Tiếp thì thầm: "Nhà cậu có hộp sách tứ thư ngũ kinh nào không, chờ tí nữa cho tôi mượn giấu đi khẻo cha mẹ tôi nhìn ra sơ hở!"

Từ xua tới nay học sinh giấu sách giải trí quả nhiên đều dùng cùng chiêu trò ấy!

Đúng lúc Thôi Tiếp đang cười thầm, Phụng Nghiễn đã hớt hải từ phòng gác cổng lao ra, khuôn mặt căng ra giống như muốn khóc, không rõ vui buồn, đầu đầy mồ hôi, vừa thấy cậu đã nhào đến: "Đại thiếu gia ơi sách nhà ta bán hết rồi, hàng chuẩn bị hôm nay mới đầu giờ chiều đã bán hết sạch cả!! Kế chưởng quầy và mọi người đều ở phòng chung đợi người đấy ạ!"

Thôi Tiếp vừa nghe tiếng trống ngực đã đập "Thình thịch", bình tĩnh cả ngày cũng không giữ nổi nữa, sóng to gió lớn nổi lên trong lòng. Cậu thậm chí không biết bản thân đang cười hay đang khóc, não bộ cũng tạm dừng tiếp nhận thông tin, chỉ lờ mờ nghe thấy giọng mình đang cố gắng bình tĩnh sai việc: "Ngươi mời Triệu thế huynh đến phòng sách, tìm một bộ (Liên Phương Lục) cho ngài ấy, giúp ta chiêu đãi trước, ta bàn chuyện với Kế chưởng quầy xong sẽ qua ngay."

Hết chương 36

Kiểm tra lại thấy rất nhiều lỗi sai, xin lỗi mấy bạn phải đọc sạn. Tôi sẽ cố sửa trong sớm nhất

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro