Chương 44

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lại bàn về vấn đề vì sao không in "Tứ thư đối cú".

Nói ra thì thật xấu hổ, vốn ban đầu Thôi Tiếp tính tặng sách cho Tạ Thiên Hộ xong là đóng quyển bán luôn. Nhưng mà sau lại lên kế hoạch làm "Kinh kim cương", so sánh hai bên cũng thấy sách học thì không dễ thêm tranh, thêm màu, không dễ tiêu thụ như kinh văn, đã thế sách vỡ lòng lại còn không có thị trường rộng nên lại lui kế hoạch để sau rồi tính.

Cơ thể Quách Dung khẽ run cảm giác như có ánh mắt Lâm tiên sinh trừng qua, dường như chỉ cần anh ta nói sai một chữ sẽ bị bắt chép phạt trăm lần ấy, Thôi Tiếp cũng không dám ăn ngay nói thật, cậu hơi chớp mắt rồi châm chước đáp rằng: "Tuổi tôi còn nhỏ mà học vấn cũng nông cạn, sao có tư cách soạn sách chứ. Huống chi đây đều là từ ngữ trong sách thánh nhân..."

Quách Dung lắc đầu, anh ta quả quyết như đinh đóng cột rằng: "Chính là phải thừa dịp tuổi nhỏ in sách. Thiên hạ chỉ nghe cậu mười lăm tuổi tập hợp chép lại "Tứ thư đối cú", tuổi ấy mới xứng gọi một chữ thần đồng, chờ đến tuổi của chúng tôi mới làm thì thành đám văn nhân rỗi việc muốn tiêu tiền chơi đối chữ!"

Anh ta còn là người trẻ nhất trong đám thư sinh ở đây, phải nói là thanh niên 20 tuổi như hoa như ngọc, lời vừa nói ra quả thực muốn đâm gan cào ruột đám thư sinh đã sắp tam thập nhi lập (30 tuổi ) trong phòng.

Cũng may ba mươi tuổi trúng cử cũng không coi quá lớn, chúng sinh tự yên lặng rơi lệ thắp ba nén tâm nhang trong lòng rồi cũng ráng vượt qua, họ lại cố gắng khuyên Thôi Tiếp: "Đúng là lẽ đó, nếu cậu in sách xong trước tháng hai thì cái danh thần đồng mười bốn tuổi đáng để kẽ sĩ coi trọng vài phần. Theo ý Quách hiền đệ vừa nói sách này in được ra chắc chắn không có vấn đề gì, chỉ cần cậu bạo gan mà thôi. Cứ lần nữa mãi, kéo đến tuổi mười sáu thanh niên, lúc ấy làm sao đáng giá bằng cái danh tuổi nhỏ này chứ."

Ngày trước Thích huyện lệnh còn than gắn thở dài chuyện cậu không kịp đỗ tú tài lúc mười bốn tuổi, bây giờ những vị thư sinh này cũng thúc cậu phải xuất bản sách, có thể thấy cái danh thần đồng ở triều Minh đáng giá biết bao nhiêu - nói đi nói lại thì cái tiếng thần đồng có bao giờ không đáng giá đâu? Cậu nhận phúc phần của nguyên chủ nên bây giờ vẫn trong độ tuổi trẻ con, mà trong đầu lại có nhiều những kế hoạch dự định như vậy, dù thế nào cũng phải quý trọng độ tuổi như hoa ngọc này, không thể lãng phí thời gian được nữa.

Thôi Tiếp đứng dậy chắp tay vái lạy hướng các vị thư sinh: "Vãn sinh tài năng kém cỏi, đọc sách chưa thông, chỉ sợ rằng trong sách còn nhiều lỗi sai chưa sửa, nay được các vị tiền bối nhận xét cho là may mắn của tôi rồi ạ."

Thang Ninh đùa giỡn mà rằng: "Khách khí làm gì chứ, mấy người chúng tôi chẳng đang ngồi trên ghế mềm, đọc tủ sách nhà cậu ư? Huống hồ chúng ta sắp thi hương mà nhìn những câu đối này cũng coi như lại được ôn tập một lần. Cậu cứ in sách hẵng rồi nhờ Quách tài tử viết lời đề tựa hộ cho, sang năm huynh ấy thi đỗ Tiến sĩ, thành nhân sĩ thanh quý của Hàn Lâm Viện rồi thì cái danh tuổi trẻ thần đồng của cậu người thiên hạ ai lại không biết nữa ."

Thôi Tiếp không khỏi bật cười: "Đúng quá chứ, sau này tôi mà không thi đậu nổi tiến sĩ liền vác cái mặt dày về làm môn khách dưới trướng Quách đại nhân chuyên viết sách vỡ lòng cho trẻ nhỏ, có khi cũng dành được cái tiếng danh sĩ đó."

Một vị sinh đồ lớn tuổi là Vương Chi Ninh đang muốn khuyên cậu đừng nói mấy câu không cát tường như thế lại nghe Thang Ninh cười thế lời: "Đừng đừng! Sách vỡ lòng có gì hay mà in, ta còn chờ nhà cậu in tiểu thuyết tranh màu đến dài cả cổ! Bản"Liên Phương Lục"sắp bị ta mở nát cả mà vẫn chưa thấy cậu in quyển mới là sao?".

Thôi Tiếp đáp: "Có chứ. Mấy này này tôi bận in kinh thư, sau lại chuẩn bị vẽ tiếp mấy bức tranh danh tướng tam quốc, in một bản Tam Quốc tranh màu. Nói ra tôi còn thực muốn nhờ các vị chuyện này, nếu như có vị tiền bối nào khi đọc Tam Quốc xong có điều nhận xét tâm đắc hoặc là có quen biết danh sĩ viết được, vãn bối cũng muốn xin lại in vào trong sách."

Cuối thời nhà Minh đã bắt đầu lưu hành sách phê bình chú giải, lời nhận xét của danh sĩ Kim Thánh Thán về truyện Thủy Hử đều bán đầy hiệu sách thế kỉ 21, "Tam Quốc" của cậu làm ra mà không mời chuyên gia bình luận thì thật xấu hổ với vị tài tử họ Kim kia.

Chỉ là khi in phải để ý bố cục cẩn thận không để chỉ một người bàn một chương, phải mời mấy chuyên gia cùng nhau đánh giá rồi dùng màu khác nhau phân rõ từng người giống như khi viết bình luận trên mạng vậy. Mỗi một vị chuyên gia phê bình có phong cách viết văn khác nhau, nhận xét với từng nhân vật trong truyện cũng theo suy nghĩ bản thân, người đọc cũng khen chê không giống, nếu có thể làm dạng phỏng vấn hoặc viết đoạn phê bình, kiểu gì cũng dễ lấy tình cảm độc giả rồi bán chạy hàng loạt.

Sách của cậu không sợ bị người khác chê, còn đang sợ chẳng ai thèm chê đây này!

Cậu bình tĩnh lại rồi chắp tay đĩnh đạc vái các vị tiền bối mà rằng: "Tôi chỉ mong các vị tại đây đã viết phải có bằng có chứng, cay độc cứng rắn cũng được, dí dỏm khôi hài cũng thế, nếu khiến người khác ngộ đạo thì càng tốt. Tiền nhuận bút tính theo giá tiền viết tiểu thuyết, gửi cho tôi sẽ được in thành quyển "Phê bình Tam Quốc" để cho độc giả vừa đọc vừa ngẫm, vừa tăng hứng khởi đọc sách cũng là dương danh tài năng nhà phê bình."

"Có phải giống ... giống như bản "Liên Phương Lục" thêm một trang phê bình đằng sau chính văn không?"

Thang Ninh vui mừng nói: "Ta có viết mấy đoạn phê bình truyện Tam Quốc đấy! Ta ghi ngay trên lề và bìa sách, chút về đến nhà ta sẽ sai người mang ngay cho cậu, chuyện tiền bạc chúng ta không nói đến, chỉ cần khi nào cậu in phần bình luận có kèm thêm tên Thang Dật tài tử Thiên An là tốt rồi!"

Còn hai vị sinh đồ là Lục An và Từ Lập Ngôn cũng kì kèo đưa bản chú giải bình luận truyện Tam Quốc của họ cho cậu bằng được. Chỉ có mình Quách Dung vẫn kiên trì bảo cậu phải in cuốn "Tứ thư đối cú" trước mấy chục bản gửi cho danh sĩ trong toàn huyện để sớm lấy được cái danh thần đồng, cậu nói thế nào anh ta cũng không nghe.

Tuy Thôi Tiếp có chút bất đắc dĩ với sự cứng đầu đó nhưng trong lòng lại cảng cảm động trước sự quan tâm của người kia, cậu trịnh trọng gật đầu bảo rằng: "Chuyện này Quách tiền bối yên tâm, ngay ngày mai tôi sẽ bảo tiện sách khắc ngay."

Đang nói chuyện thì Hoàng tẩu đến nói đã dọn xong đồ ăn mời cậu qua dùng. Mấy thư đồng của các vị sinh đồ đang chờ ở gian ngoài thấy vậy cũng vội bê lồng cơm tới sắp xếp bày đầy một bàn đồ ăn trong phòng. Vì lúc nãy nói chuyện bọn họ uống rất nhiều trà và lót bụng bằng bánh nướng hạt dẻ nên cũng không quá đói. Cả bàn nào là bánh trôi mặn, cá chép rán cay, dê hầm sả ớt, đuôi dê chưng rượu .v.v. nhưng họ vẫn thong thả uống rượu dùng bữa, bàn chuyện thơ từ ca phú, thi thoảng cũng nói đến vấn đề thi cử.

Vì Thôi Tiếp ăn no mới trở về nên không muốn ăn thêm nữa, cậu dành ngồi bên cạnh rót rượu mời mọi người, tỉnh thoảng cũng gắp vài đũa rau xào có lệ. Mấy chuyện thơ ca cậu không chen miệng nổi, chỉ khi nào nhắc đến thi cử cậu mới vui vẻ hỏi thăm kinh nghiệm các tiền bối.

Vương Chi Xương cười nói: "Cái khác không nói chứ kinh nhiệm ta có. Tuy không đỗ tú tài lâu lắm nhưng kinh nghiệm thi đồng sinh thì nhiều, để ta giải thích cho cậu nghe."

Anh ta gõ đũa lên miệng chén lấy không khí rồi suy tư một chút mới nói: "Ta bàn trước về quy định phòng thi nhé. Giấy thi và giấy nháp phải đến phòng văn thư của nha môn mua từ trước rồi điền sẵn họ tên tổ tiên ba đời và quá trình học tập, lại phải mang đến phòng văn thư kiểm tra đóng dấu giáp lai. Ngoài loại giấy đó không cho phép mang bất kì giấy tờ nào kháo vào phòng thi. Ngày thi chính thức vào độ tháng hai đúng là lúc thời tiết rét buốt mà cậu mặc kiểu áo da không thêm lông này thì không chống được, trước lúc vào thi chắc chắn sẽ bị kiểm tra bắt cởi quần áo thì lạnh là cái chắc, nhưng đến lúc vào phòng có mang quần áo dày cũng bảo vệ được cơ thể ấm áp hơn nhiều."

Quách Dung vừa nhớ lại cũng chầm chậm kể: "Hai kì thi huyện phủ nói nhỏ nhưng không dễ dàng, Huyện tôn, Phủ tôn chỉ cần vừa cầm vào bài thi của cậu rồi nhìn thấy số tuổi chắc chắn sẽ đánh giá thấp một bậc. Hay nói chuyện học tài thi phận, các vị chấm thi đều là người từ kinh thành xuống, có vị mến tài thiếu niên tuổi trẻ, có vị lại vừa ý văn nhân lão làng, nhưng nhìn tuổi cậu nhỏ như vậy chắc chắn họ sẽ đánh giá thấp một chút để rèn nhuệ khí."

Anh ta lại ngước nhìn lên Thôi Tiếp một lúc mới cười nhẹ nói rằng: "Nhưng ta tin thần đồng có thể viết ra "Tứ thư đối cú" chắc chắn có chỗ hơn người. Quan đốc học đến phủ Vĩnh Bình ngoài việc chủ trì kì thi huyện phủ, còn có nhiệm vụ khảo sát năng lực đám nho sinh chúng ta để tiện đánh giá tài học của sinh đồ cả nước... Nếu ngài đến nghe chuyện phủ ta có thần đồng rồi ngẫu nhiên đọc bản đối câu này sẽ cảm thấy tuy cậu còn trẻ người nhưng sớm chính chắn thành thục, là hạt giống tốt. Lại cộng thêm lúc cậu nộp bài thi cậu trả lời đĩnh đạc làm ngài ấy thấy cậu không phải kiểu cậy tài lên mặt, sẽ không tạo áp lực nhiều đâu."

Tuy tuổi tác Quách tiền bối và Thôi Tiếp không chênh nhau mấy nhưng khả năng đoán việc khoa cử của anh ta lại vô cùng sâu sắc, chẳng trách cả huyện có vô vàn người đọc sách mà anh ta lại được đánh giá cao nhất trong việc trúng cử!

Vừa nghe mọi người phân tích thiệt hơn đến chính cậu cũng cảm thấy việc lấy danh Đồng sinh đã là chuyện dễ như trở bàn tay!

Thôi Tiếp kích động đỏ bừng mặt mũi, cậu liên tục rót rượu cho mọi người chỉ mong học giảng giải nhiều hơn chút.

Ba người khác cũng thay nhau nói về vấn đề kiêng kỵ trong phòng thi, ví dụ vào phòng thi phải chuẩn bị sẵn tiền bạc thưởng người canh phòng gõ chiêng, vì một ngày thí sinh chỉ được ra ngoài hai lần nên có làm xong sớm nộp bài cũng phải chờ ở cửa, đủ lượng người mới được đi ra... Có một chuyện khá đặc biệt trong bài thi nghiêm cấm ghi lại quê quán hoặc kể lể quá trình học tập khó khăn, giám khảo chỉ cần thoáng đọc thấy nội dung đó là đánh trượt ngay tắp lự.

Thôi Tiếp chợt nhớ đến mấy cuộc thi hoa hậu có vòng phỏng vấn đều thích dùng các than thở kể lể tăng bình chọn thấy phục sát đất việc Chu Nguyên Chương đề ra luật lệ này: Tất cả mọi người không ai được kể khổ thì thí sinh không cần phải vắt óc nghĩ đủ mọi loại bi kịch tuổi ấu thơ nước mắt lênh láng mà giám khảo cũng không vì lòng trắc ẩn với kẻ yếu làm lệch lạc sự công bằng khi chấm điểm.

Cậu vô cùng hứng thú nghe mọi người đàm đạo quy củ phòng thi, khi nói quá mấy tuần rượu, các vị thư sinh cũng cực mĩ mãn, Thang Ninh liền nâng chén nói: "Tôi nói cả phòng chúng ta không phải Sinh đồ thì là thần đồng, cũng đúng với câu "Nói cười có bậc cao thanh, tới lui không bóng những anh tục phàm", không bằng chúng ta cũng học theo "Tứ thư đối cú" của tiểu Thôi công tử tạo các câu đối lấy ý từ thơ cổ có được chăng? Ai không đối được phải phạt rượu..."

Vương Chi Xương nói: "Chúng ta uống bao nhiêu ở nhà Thôi công tử là đang gầy phiền cho người ta đó. Theo tôi thấy á, nếu không đối được thì phạt giúp cậu ấy cất lại một quyển sách lên giá. Mấy chồng sách này dọn xong thì con sâu rượu cũng tỉnh cơm vào bụng no căng, cũng nên ai về nhà nấy thôi."

Cách phạt này nghe ra cũng rất phong nhã thế nên tất cả mọi người đều đồng ý, hắn liền lấy ý trong thơ của Lưu Vũ Tích mà rằng:" Ấm đồng rỉ nước khi nào hết (Đồng hồ lậu thủy hà thời yết)."

Thang Ninh ngồi ngay cạnh hắn liền nối vào đọc luôn: " Ngự uyển tiếng chày rộn rã ra (Ngự uyển châm thanh hướng vãn đa)" hai vế đối khá chỉnh nhau, lại đến Từ Lập Ngôn ra vế trên: "Cửa son khói đuốc ánh trời tà (thải hạm chúc yên quang thổ nhật)."

Đám nho sinh vòng hết lượt này đến lượt khác, riêng Thôi Tiếp chưa học đến thơ ca nên được giao nhiệm vụ giám sát bên cạnh và ghi lại các vế đối. Nếu có ai bí thế đối không ra là cậu lại đưa một cuốn sách để họ nhìn gáy sách dán giấy hoa cất lại lên giá cho đúng thứ tự.

Khi mới chơi còn có vẻ trôi chảy, được độ hai khắc (30') mọi người đã có vẻ nghĩ không thông, lần lượt từng người phải chạy đến giá sách híp mắt phân biệt, hơi rượu cũng chảy theo mồ hôi biến mất tăm.

Trước khi chia tay mấy vị thư sinh đều lén xoa bắp chân tỏ vẻ hối hận phân trần: "Sao lúc đầu bảo đến nhà cậu nghỉ ngơi đọc sách, được nghỉ mà mệt hơn mấy lần kìa! Cách phạt của Vương huynh đúng là làm khổ người ta, biết thế mỗi người một chén lại được người hầu hạ chứ đâu như bây giờ chân tay mỏi nhừ."

Thôi Tiếp cố nhịn cười tiễn mọi người ra tận cổng rồi quay trở lại thư phòng chép lại một bản "tứ thư đối cú" theo kiểu chữ văn bản. Quyển sách này chỉ khoảng hơn năm trăm vế đối mà phần lớn lại là vế đối hai chữ hoặc ba chữ, so ra còn mỏng hơn bản "Kinh kim cương", vì không cần in tranh ảnh gì nhiều nên bốn anh thợ khắc vội vàng khắc luôn cho cậu, vứt luôn mấy bức "Điêu Thuyền vái trăng", "Lữ Bố ghẹo Điêu Thuyền" để sau.

Thôi Tiếp có nghĩ đến chuyện các vị giáo sư hiện đại mỗi khi in sách tham khảo đều in ảnh mình vào bìa làm con trẻ ám ảnh suốt thời ấu thơ, vừa mới nghĩ tới thôi cậu đã phải xấu hổ che mặt, cuối cùng quyết định chỉ in dòng "Thôi Tiếp Thiên An chép lại " lên mặt của thẻ kẹp sách, cũng vì mục đích chính là tặng người ta nên không viết thêm lời đề tựa nữa

Khắc mộc bản xong thì in trước một trăm bản, cậu mang tặng các vị Huyện tôn, Huyện thừa, các vị tiên sinh và các nho sinh quen biết trong huyện nhờ họ chỉ điểm nhận xét cho. Sách vừa đến tay là Quách Dung lấy liền vài cuốn, anh ta nói muốn nhờ người viết đề tự và đánh giá cho cậu. Tiếc là thường ngày Thôi Tiếp không đi lại nhiều nên văn nhân quen biết cũng ít, đến cả vị Triệu đại huynh học xa tận phủ thành mà cậu chưa thấy mặt bao giờ cũng gửi sách qua mà còn thừa hơn nửa, cậu đành để chỗ còn lại vào hiệu sách bán.

Chẳng qua lòng cậu cũng hiểu sách mình viết lung tung, tiêu thụ được cũng bởi mọi người yêu quý cậu mới tỏ thích thú, chứ sách vỡ lòng thì nhà ai chẳng có vài bản thuộc nằm lòng, mua sách như bình cũ rượu mới tốn thêm tiền. Nếu in nhiều vừa mất công còn phải bù phí, chẳng bằng in thêm mấy cuốn "Kinh kim cang" lấy kết thiện duyên.

Vả lại giấy Thôi và tiểu thuyết trong tiệm bán đắt hàng, trong tay vùa có tiền là Kế chưởng quầy liền bảo con trai lên kinh mua rất nhiều sách đề thi và tiểu thuyết mới ra về, so với cuốn này dễ kiếm hơn bao nhiêu. Cậu đưa sách cho người làm xong còn thông cảm dặn dò thêm:" Sách không bán được thì để chưng thôi nhé."

Tuy Thôi Tiếp nói là nói như vậy, nhưng làm gì có chuyện nhân viên không dốc lòng bán sách của ông chủ? Sau khi phục vụ Phương về tiệm đã bàn với cha con Kế chưởng quầy một lúc, sâu đó anh ta liền dựng một bảng lớn ngoài cửa tiệm ghi rằng "Sách vỡ lòng "tứ thư đối cú" thần kì do thần đồng mười lăm tuổi của bổn huyện tự tay trước tác", họ bày sách lên bàn con bên cạnh rồi kêu mấy đứa nhóc trong nhà ra đứng canh chừng.

Bảng hiệu không tô vẽ mĩ nhân lại chỉ có vài chữ đen trắng đơn giản nên chẳng mấy người để ý, sách trên bàn phủ bụi không ai động vào. Khi Lâm tiên sinh và học trò đến mua giấy viết thư nhìn thấy cảnh ấy thật thê thảm có về nói lại cùng Thôi Tiếp, cậu cũng chẳng để ý lắm mà cười xòa cho qua.

Mấy ngày sau, Kế chưởng quầy tìm cậu đưa danh sách các chùa chiền cần cúng kinh phật cũng nói qua tình hình trong cửa hàng, bàn đến "tứ thư đối cú" mặt ông lại có vẻ quái quái.

Thôi Tiếp lấy làm kỳ bảo: "Sách không bán được thì thôi, ta cũng hiểu mà nên không trách mọi người được, ông việc gì phải quan tâm vậy."

Mặt Kế chưởng quầy như vừa phải nuốt cả một gốc nhân sâm nghẹn ngào nhíu chặt chân mày, ông không biết lên lộ vẻ vui hay buồn cho hợp hoàn cảnh, cuối cùng chẹp chẹp miệng nói rằng: "Tôi có nói sách không bán được đâu, hôm qua còn bán hết rồi đó thiếu gia, tôi chỉ không hiểu là vị khách vãng lai đến mua sách đó chọn đi chọn lại, không thèm mấy thứ thương buôn tranh sứt đầu mẻ trán như giấy Thôi và "Liên Phương Lục", y chỉ nhìn cả bàn sách đối câu của mình rồi mua hết toàn bộ ba mươi bản đi rồi."

Hết chương 44

Nhị Miêu: Lâu quá rồi nhỉ, mọi người vẫn khỏe chứ? có ai có hứng thú dịch chuyện với tôi không?

Online chờ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro