Điểm dừng của cước pháp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Điểm dừng của cước pháp trên cơ thể

Các kỹ thuật tấn công chân trên các phần trên của cơ thể con người như đầu chẳng hạn, có vẻ rất ngoạn mục nhưng chúng cũng gậy nhiều rủi ro cho người thực hiện. Các trường phái cổ điển dạy nên dùng quyền để tấn công vào các phần trên của thân thể và dành các cú đá cho các phần dưới. Các vị thầy vốn dày dạn kinh nghiệm và khôn ngoan thường tìm kiếm sự hữu hiệu hơn là vẻ ngoạn mục. Những người mới tập tễnh vào nghề thì ngược lại.

Khi một tân võ sinh ghi danh lần đầu tiên vào một võ đường, đầu óc anh ta còn đầy hỉnh ảnh của phim chưởng, anh ta tin như đinh đóng cột rằng các cú đá song phi, các cú đá bay vào đầu là đỉnh cao của kỹ thuật cần phải học. Anh ta nhầm lẫn giữu sự hữu hiệu và sự ngoạn mục cu kỹ thuật trong hoàn cảnh một cuộc chiến đấu thực tế. Điều mà anh ta không biết nếu một ngày nào đó khi phi chống lại một đối thủ đã quen phải chiến đấu với những cú đá bay, anh ta sẽ thấy mình có nhiều khả năng bị quật ngã xuống đất.

Các cú đá chân vào phần dưới thân thể có phải còn quá sơ đẳng?

Nếu người ta tìm cách giảng giải cho anh về thực tế của sự việc thì anh ta sẽ đáp lại rằng các cuộc tấn công vào phần dưới thân thể là qua đơn giản. Đó là do anh ta không hiểu được một thực tế là trong một cuộc chiến đấu thực sự cần phải tỏ ra đơn giản. Không nên nhầm lẫn biểu diễn ngoạn mục và tự vệ sống còn. Nếu một người tìm kiếm trong võ thuật một hệ thống để tự vệ, người ta phải dạy cho họ làm thế nào cho hữu hiệu mà đồng thời vẫn giữ sự an toàn cho bản thân. Không phải vì vậy mà anh ta trở thành một người không thể đả thương được, nhưng dầu sao anh ta cũng có được bài học là giữ mình tránh khỏi được những sơ hở vô ích.

Tránh những rủi ro vô ích trong những trận đánh thật sự :

Rủi ro vô ích là rất nguy hiểm khi người ta đương đầu với một đối thủ mạnh hơn mình Một trong những mục đích của võ thuật là cho phép con người tự vệ chống lại kẻ khác có sức mạnh hơn hẳn ta. Thật vậy, không ích lợi gì khi học một hệ thống chiến đấu dành chống lại những kẻ yếu.

Điều này có nghĩa là phải gạt ra ngoài những kỹ thuật chân hay không ? Thưa không. Nhưng tấn công bằng chân so sánh với những tấn công bằng nắm tay thì có ít ra là hai lợi thế : có một khỏang cách lớn hơn và có sự dũng mãnh hơn.

Vậy chúng ta sẽ tấn công ở độ cao nào ?

Các trường phái cổ điển Karate hoặc võ thuật Trung hoa dạy một nguyên tắc căn bản : sử dụng các cú đá vào các phần dưới của cơ thể thì hữu hiệu hơn. Trong khi đó nên dành các tấn công bằng nắm tay vào các phần trên thân thể.

Tại sao theo các trường phái đó các cuộc tấn công bằng chân vào mặt chẳng hạn chống lại một đối thủ dày dạn kinh nghiệm thì người này thay vì thoái lui, sẽ nhập nội và có được khỏang cách đủ để sử dụng chân quét xuống phía dưới ?

Mục đích của bài viết này không nhằm đả kích một khả năng hữu hiệu nào đó nơi các đòn cước nhằm ở phần trên thân thể đối phưng. Với một vẫn tốc và sức mạnh nhất định người ta có thể làm chuyện bất ngờ, nhất là đối với một đối phưng chậm chạp.

Mặt khác ở các võ đường người ta học và luyện tập các kỹ thuật chân ở mức cao để làm quen với kỹ thuật đó, và để khỏi ngạc nhiên khi phi tự vệ chống lại các cuộc tấn công như vậy.

Các cú đá bay : Một sự liều lĩnh lớn :

Người ta có thể chứng kiến các trường hợp đặc biệt của các cú đá bay trong cuộc biểu diễn. Chúng rất ngoạn mục và cho ta cảm giác hữu hiệu khi người biểu diễn bay lên công phá một hoặc hai tấm ván. Một người có suy nghĩ bình thường sẽ nói : Các tấm ván không di động và không tự vệ. Trong trường hợp chiến đấu thật sự nếu đối phưng thoái bộ thì coi như cuộc tấn công mất mục tiêu và lúc bấy giờ người tấn công rất dễ bị phản công. Cuộc phản công rất khó với tư khó thế vững vàng để tiếp nhận cuộc tấn công của đối phương.

Anh chàng tân võ sinh của chúng ta có dịp nhận ra rằng một cuộc chiến đấu không dễ dàng như các phim chưởng thường cho thấy. Tuy nhiên với sự luyện tập, anh ta sẽ đạt được một số kinh nghiệm cần thiết, cho phép anh ta chống lại những trường hợp tưng tự như vậy, nhất là anh ta có một nguyên tắc đơn giản trong đầu : đó là cơ thể con người trong thực tế gồm những phần có thể xem như các mục tiêu. Một số trong những mục tiêu này có thể làm tổn thưng dễ dàng hơn các mục tiêu khác. Do đó chính những mục tiêu dễ tấn công này là nơi chúng ta phải nhằm đến ở đối phương của chúng ta. Đồng thời phải tìm cách bảo vệ các vùng đó nơi chính bản thân ta.

Mặt khác anh ta cũng nên đề phòng đối với những gì tỏ ra qua dễ dàng đơn giản.

Tất cả các môn sinh đều được nghe nói ít ra một lần trong đời là ở trong một cuộc chiến đấu ngoài đường phố chỉ cần phóng cước vào hạ bộ đối phương. Lời khuyên này rất lý thú vì thông thường các cơ quan này rất nhạy cảm. Nhưng muốn thực hiện được điều kiện tiên quyết là phải nhập nội. Quả vậy, thật không dễ để phóng được một cuớc vào điểm đó, là vì mọi người đều biết và đã học cách bảo vệ nó một cách ý thức hoặc vô thức.

Dĩ đào vi thượng sách :

Chính vì vậy mà nhiều trường phái đã phát triển ngọn cước đó không bằng các ngón chân mà bằng các mu bàn chân. Các thế võ đó đồng thời cũng phát triển các loại thế thủ như " sanchin " và " neko dachi ", nhiều bộ nhằm tự vệ chống lại những cuộc tấn công tưng tự bằng cách xiết đầu gối lại.

Trong trường hợp như vậy, các cú đá ở phần cao của cơ thể có nên sử dụng không ?

Để chấm dứt bài viết này, chúng ta hãy ghi lại lời dạy của một vị thầy đã có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc chiến đấu thực sự.Ông ta thường bảo tại sao tung ra những cú đá vào mặt trong khi người ta chẳng bao giờ sử dụng nắm đấm để tấn công các ngón chân của đối phương cả. Sự không ngoan là không nên tìm sự đương đầu khi người ta có thể tránh được nó, và nhất là thay vì tự coi mình đang ở một cuộc biểu diễn võ thuật phải nghĩ đến cách tự vệ hay nhất, đôi khi là tẩu thoát vắt giò lên cổ.

Nguyễn Như Liên

( theo Dojo Arts Martiaux )

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro