Điểm mới của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.     Chế định dân sự: là nội dung vô cùng quan trọng trong pháp luật tư sản, thể hiện nhiều điểm tiến bộ của pháp luật thời kỳ này. Nội dung của chế định dân sự là điều chỉnh các quan hệ về tài sản (quyền sở hữu), về hợp đồng  và các quan hệ về nhân thân(hôn nhân gia đình, thừa kế).

a.     Chế định về quyền sở hữu:

-         So với pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản quy định khá cụ thể và chi tiết về các chế định về quyền sở hữu, bởi theo quy định của pháp luật: quyền tư hữu là quyền thiêng liêng và quan trọng nhất của con người mà không ai được phép xâm phạm.

-         Nội dung của quyền sở hữu được pháp luật tư sản quy định ở 3 nội dung: quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt; khẳng định quyền tư hữu của cá nhân đối với tài sản của mình. Tài sản ở đây có thể là động sản hoặc bất động sản, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật; khẳng định quyền sở hữu của cá nhân đối với ruộng đất.

-         Trong khi đó, ở pháp luật phong kiến mới chỉ dừng lại ở việc điểu chỉnh quan hệ sở hữu về ruộng đất là chủ yếu, việc sở hữu với các loại tài sản khác dường như chưa được đề cập đến nhiều.

b.    Chế định về hợp đồng:

-         Nhìn chung chế định hợp đồng trong pháp luật tư sản được quy định cụ thể  hơn về nội dung của hợp đồng, tính hiệu lực của hợp đồng và các trường hợp vô hiệu của hợp đồng.

-         Hợp đồng ở đây có hợp đồng mua bán tài sản, cho vay, hay tặng cho tài sản. Các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng bước đầu được hình thành, bao gồm: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký quỹ….

-         Pháp luật tư sản đặc biệt coi trọng việc thực hiện hợp đồng, hợp đồng phải được thực hiện trong bất cứ hoàn cảnh  nào, và được pháp luật đảm bảo.

-         Trong khi đó, ở pháp luật phong kiến, các chế định về hợp đồng nhìn chung còn giản đơn, mới chỉ dừng lại trong việc đảm bảo cho quyền lợi của tầng lớp có vị thế hơn mà thôi.

c.      Chế định hôn nhân gia đình:

-         Đây có thể xem là một trong những nội dung tương đối tiến bộ hơn so với pháp luật phong kiến.

-         Luật pháp tư sản quy định điều kiện kết hôn đối với nam nữ: điều kiện về tuổi, và phải có sự tự nguyện của đôi nam nữ. trong khi đó pháp luật phong kiến mới chỉ dừng lại quy định ở việc hôn nhân không được do mua bán, nghiêm cấm việc người vợ đc mua bán hay cướp về.

-         Ngoài ra luật tư sản còn quy định về quan hệ tài sản và nhân thân giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái;  đặc biệt coi trọng quan hệ tài sản trong hôn nhân và gia đình; bảo vệ cho quyền có tài sản riêng của con cái.

-         Vai trò và vị thế của người phụ nữa chưa được nâng cao, nhưng cũng được cải thiện hơn so với trước đó. Nếu như trong pháp luật phong kiến, người phụ nữ hầu như không có bất cứ quyền lợi gì, nói cách khác, họ không có năng lực pháp lý và năng lực hành vi pháp lý dân sự, thì sang pháp luật tư sản, người phụ nữ đã có chút quyền dù là ít ỏi, giả sử có quyền ly dị chồng khi chứng minh được chồng mình đang chung sống với tình nhân trong cùng một nhà.

d.    Chế định về pháp nhân và công ty cổ phần:

-         Đây là nội dung hoàn toàn mới trong luật Dân sự của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến.

-         Nội dung của chế định pháp nhân và công ty cổ phần nhằm củng cố địa vị kinh doanh của các nhà tư bản, góp phần tạo môi trường pháp  lý ổn định để phát triển hơn nữa nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thu nhiều lợi nhuận.

-         Lúc đầu, các công ty cổ phần muốn thành lập phải có sự cho phép của chính phủ, nhưng để đáp ứng nhu cầu phát triển và để thuận tiện cho các nhà tư bản, sau này luật tư sản quy định chỉ cần đăng ký với chính phủ là được.

e.      Chế định về thừa kế: về cơ bản không có gì khác so với chế định thừa kế trong luật phong kiến.

-         Có hai hình thức thừa kế: đó là theo chúc thư và theo pháp luật.

-         Trong đó, đối với hình thức thừa kế theo chúc thư, quyền của người lập di chúc vẫn còn nhiều hạn chế, chẳng hạn như  luật tư sản quy định người lập di chúc ko được tước quyền thừa kế của họ hàng mình.

-         Đối với thừa kế theo pháp luật, được tuân thủ theo 2 nguyên tắc: đầu tiên phải đảm bảo cho quyền của những người thân trong gia đình, sau đó bên cạnh quyền của những người thân trong gia đình là đảm bảo cho quyền thừa kế của họ hàng người chết.

2.     Chế định hình sự:

So với pháp luật phong kiến, luật hình sự tư sản có những tiến bộ lớn về hình thức pháp lý: chống lại sự độc đoán xét xử của vua chúa, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

-         Nhưng về bản chất, luật hình sự tư sản là cơ sở pháp lý trọng yếu và trực tiếp của nhà nước tư sản, để đàn áp nhân dân lao động và các thế lực chống đối khác.

-         Nó vẫn bảo lưu nhiều hình phạt nhục hình như đóng dấu, chặt tay…đặc biệt trước đây, với các tội danh như cướp của, trộm cắp, làm tổn hại sức khỏe người khác thì bị xử phạt rất nặng, có thể là treo cổ, xử bắn… nhưng sau này hình phạt này đã được bãi bỏ, thay vào đó là các hình phạt nhẹ hơn và có tính nhân đạo hơn.

-         Ngoài ra luật hình sự tư sản còn quy định cụ thể về các hình phạt tù, theo đó có 3 hình phạt: biệt giam, khổ sai, đưa đi đầy thuộc địa, sau này hình phạt có thêm án treo. Như vậy, càng về sau, luật pháp tư sản càng thể hiện nhiều điểm tiến bộ hơn, giảm nhẹ hơn so với pháp luật trước đó.

3.     Chế định về tố tụng:

-         So với pháp luật phogn kiến, một tién bộ vượt bậc đó là tách quyền tư pháp ra khỏi quyền hành pháp, quan chức hành pháp không được nắm quyền xét xử, mà quyền này được trao cho một cơ quan khác, goị là tòa án, tố tụng cũng được tách thành tố tụng hình sự và tố tụng dân sự.

-         Các tổ chức tư pháp được thành lập, là một trong số những cơ quan trấn áp chủ yếu của nhà nước. Tố tụng tư pháp là cơ sở pháp lý bảo đảm cho hệ thống tư pháp thực hiện chức năng của nó, là đàn áp mọi sự chống đối, bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp tư sản, bảo vệ an toàn trật tự xã hội.

-         Trong luật tố tụng tư sản cũng dần  hình thành những nguyên tắc chủ yếu:

·        Nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa, có công tố viên, có bị cáo và luật sư.

·        Nguyên tắc suy đoán vô tội: khi chưa có đủ bằng chứng buộc tội thì bị can vẫn được coi là người vô tội; bị can vẫn có quyền được bào chữa, trách nhiệm buộc tội thuộc về công tố viên. 

·        Nguyên tắc không thay đổi thẩm phán.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro