Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử - Đại tướng Võ Nguyên Giáp (7 chương đầu)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Chương 1

CUỘC HỌP Ở TỈN KEO

Cuộc kháng chiến đã sang năm thứ tám. Hạ tuần tháng 5 năm 1953, tôi từ Sầm Nưa về tới khu căn cứ. Những trận mưa đầu mùa đã bắt đầu. Các đơn vị không được nghỉ ngơi, khẩn trương bắt tay vào cuộc luyện quân chuẩn bị cho một mùa khô mới: mùa khô 1953 - 1954.

Sắp có một hiệp định ngừng bắn tại Triều Tiên. Hình thái chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên khác hẳn với chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức chủ yếu giữa lực lượng những quân đội chính quy, được trang bị vũ khí hiện đại, trên một đất nước không rộng nhưng có hệ thống đường sá tương đối phát triển. Nếu như cuộc kháng chiến của ta "lấy yếu đánh mạnh" thì ở Triều Tiên là "lấy mạnh đánh mạnh". Chỉ một thời gian ngắn, quân đội Bắc Triều Tiên đã tiến xuống Hán Thành, giải phóng phần lớn đất đai ở miền Nam. Nhưng 80 ngày sau, khi quân can thiệp Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên (In chon), thì quân đội Bắc Triều Tiên buộc phải nhanh chóng rút lui. Quân Mỹ không những có mặt bên trên vĩ tuyến 38 mà còn tiến tới sông áp Lục, đe dọa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, buộc Giải phóng quân Trung Quốc phải can thiệp. Quân và dân Bắc Triều Tiên cùng với Chí nguyện quân Trung Quốc, được Liên Xô chi viện đã đẩy lùi quân Mỹ và nhiều nước đồng minh về bên kia vĩ tuyến 38. Hai năm qua, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên diễn ra dưới hình thức chiến tranh đường hầm, những trận đấu pháo dọc vùng rừng núi vĩ tuyến 38, và những trận đánh nhau trên không. Qua nhiều lần đọ sức, Mỹ đã thấy pháo binh, xe tăng, máy bay hiện đại của mình không thể giành ưu thế trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập thêm một tiền đồn thống cộng ở Đông Á là vô cùng khó khăn, buộc phải tìm cách kết thúc chiến tranh.

Nhân dịp các cường quốc đang bàn giải pháp cho chiến tranh Triều Tiên, trong chính giới Pháp lại xuất hiện ý kiến về một cuộc điều đình. Ngày 18 tháng 7 năm 1953, An be Xa rô (Albert Sarraut), cựu toàn quyền Đông Dương, nói rõ đây là cơ hội tốt nhất lúc này để giải quyết vấn đề Đông Dương với người sẵn sàng điều đình nhất, nghĩa là với Hồ Chí Minh". Số đông người Pháp từ lâu đã hiểu rõ nguyện vọng hòa bình thực sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng đó là hòa bình trên cơ sở độc lập và thống nhất của Việt Nam mà giới cầm quyền Pháp trong những năm qua chưa thấy buộc phải chấp nhận.

Pháp không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh xâm lược đã quá kéo dài. Nhưng khác với chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Pháp chưa thấy có gì đe dọa số phận quân viễn chinh đang làm chủ vùng trời, vùng biển, và hầu hết những thành phố lớn trên bán đảo Đông Dương. Nguy cơ sụp đổ hồi Đông Xuân 1950 - 1951 đã qua. Với sự giúp đỡ có hạn từ bên ngoài, "quân đoàn tác chiến" (corps de bataille) của đối phương sẽ không vượt qua con số 6 đại đoàn bộ binh đơn thuần. Quân viễn chinh vẫn không phải đương đầu với xe tăng, máy bay, tàu chiến, pháo cao xạ và pháo mặt đất hiện đại. Họ chỉ cần đối phó với chiến tranh du kích trên chiến trường đồng bằng, những đội quân nhỏ thường vội vã rút lui khi những binh đoàn cơ động xuất hiện. Sức mạnh của đối phương là tác chiến ở vùng rừng núi. Nhưng "chiến lược con nhín" cũng đã chứng tỏ hiệu quả Pháp vẫn còn nhiều khả năng tăng cường lực lượng bằng cách xây dựng quân đội các quốc gia liên kết, và bổ sung những trang bị hiện đại do Mỹ viện trợ. Giới cấm quyền Pháp đã hết hy vọng giành chiến thắng, nhưng vẫn tin còn đủ thời gian và điều kiện để tìm cách kết thúc có lợi, theo cái họ gọi là "lối thoát danh dự". Mỹ không thể bỏ mặc Pháp ở Đông Dương. Ngày 13 tháng 7 năm 1953, trong cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ đa lét (John Foster Dulles) tại Oasinhtơn, Biđôn (Georges Bidault), bộ trưởng ngoại giao Pháp nói: "Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc thập tự chinh một mình, tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn ngừng lại bằng bất kể cách nào. Đặc biệt, không có điều đình trực tiếp với Hồ Chí Minh". Nội các Pháp khủng hoảng liên miên. Những người kế tiếp lên cầm đầu vẫn thuộc phái hữu.

Như chúng ta đã dự đoán, nếu tình hình Triều Tiên tạm ổn định, Mỹ sẽ dồn những nỗ lực chống cộng vào Đông Dương.

Ngày 24 tháng 7 năm 1953, thủ tướng chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Tâm được Tổng thống Aixenhao (Dwight D. Eisenhower) mời sang Hoa Kỳ. Cuối tháng 7, Aixenhao quyết định dành 400 triệu đô la cho Đông Dương để "tổ chức một quân đội Việt Nam thực sự". Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu đô la cho niên khóa 1953, và được chấp nhận 385 triệu. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại.

Ngày 27 tháng 7 năm 1953, hiệp định ngừng bắn ở Triều Tiên được ký tại Bàn Môn Điếm. Hăng ri Nava (Hen ri Navarre) tới Sài Gòn ngày 19 tháng 5 năm 1953. Từ khi bật đầu chiến tranh, nước Pháp đã bẩy lần bổ nhiệm tổng chỉ huy đội quân viễn chinh. Tôi chỉ thị cho cơ quan tham mưu tìm hiểu ngay về viên tướng này. Chúng ta chỉ biết được rất ít. Nava là tướng bốn sao, 55 tuổi, nguyên tham mưu trưởng lục quân Pháp thuộc khối Bắc Đại Tây Dương đóng ở Trung âu Nava đã từng phụ trách công tác tình báo phản gián trong quân đội Pháp, và chỉ huy một sư đoàn thiết giáp. Báo chí hướng Tây ca ngợi Nava như một "danh tướng" có thể "uốn nắn lại tình hình Đông Dương".

Ngày 3 tháng 7, Nava trở lại Pa ri. Chỉ sau hơn một tháng nghiên cứu tình hình tại chỗ, Nava đã có một kế hoạch đệ trình trước Hội đồng Tham mưu trương và Hội đồng Quốc phòng tối cao Pháp. Lần đầu trong chiến tranh Đông Dương, một tổng chỉ huy có kế hoạch chiến lược về quân sự nhằm giành chiến thắng trong hai năm. Nava đã gây được ấn tượng tốt trong giới quân sự và chính trị Pháp. Trên báo chí Pháp lại xuất hiện từ ,chiến thắng" đã biến mất cùng với Đờ Lát (De Lattre de Tassigny). Điều quan trọng hơn, kế hoạch Nava được Mỹ tán thành. NÓ chỉ gặp trở ngại khi bộ trưởng tài chính Phô (Edgar Faure) nêu ra việc thực thi kế hoạch phải chi ít nhất là 100 tỉ trăng. Một con số quá lớn ! Ở Hội đồng Tham mưu trưởng cũng như Hội đồng Quốc phòng, người ta bàn nên bớt cho Nava nhiệm vụ bảo vệ nước Lào đề ra trong kế hoạch, để giảm bớt chi tiêu. Thống chế Giăng (Juin), người phát ngôn của các tham mưu trưởng, nhấn mạnh: cần trao cho Bộ Ngoại giao yêu cầu Mỹ và Anh phải bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Lào, đồng thời lưu ý Liên Xô và Trung Quốc nguy cơ xung đột quốc tế có thể diễn ra nếu Lào bị xâm chiếm. Nava đề nghị chinh phủ có quyết định rõ ràng bằng văn bản. Điều đó liên quan đến trận Điện Biên Phủ, và sẽ làm tốn khá nhiều giấy mực sau này.

Ngày 2 tháng 8 năm 1953, Nava trở lại Sài Gòn. Cục Quân báo được chỉ thị gấp rút tìm hiểu kế hoạch Nava.

So với những tướng lĩnh Pháp mà ta đã từng gặp trong chiến tranh như Lơcléc (Leclerc), Đờ Lát... thì Nava là một tên tuổi mới ít gây ấn tượng. Nhưng Nava được đặc biệt chú ý vì gắn với một thời kỳ mới sau cuộc chiến Triều Tiên. Việt Nam đã trở thành nước thứ mười hai của phe xã hội chủ nghĩa, sẽ nổi lên như một điểm nóng duy nhất trong cuộc đối đấu giữa Đông và Tây. Mỹ chắc chắn sẽ ra sức giúp Pháp để cuối cùng, hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương.

Từ năm 1950, chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu tranh giành ảnh hưởng với chủ nghĩa thực dân cũ ở vùng tạm bị chiếm. Một số phần tử cơ hội chính trị ngả theo Mỹ. Với việc trao "độc lập", "chủ quyền" cho các quốc gia liên kết, xây dựng một "quân đội quốc gia" bằng tiền và vũ khí Mỹ nhằm mục tiêu chống cộng, Pháp đã đi vào quá trình chuyển giao Đông Dương cho Mỹ.

Sau chiến dịch Tây Bắc, cuối năm 1952, bộ đội ta đã tập trung nghiên cứu đánh tập đoàn cứ điểm. Ta nhận thấy đây có thể là cách đối phó cuối cùng của địch trước một cuộc tiến công trên địa hình rừng núi. Nếu diệt được tập đoàn cứ điểm gồm một số tiểu đoàn quân tinh nhuệ của địch ta sẽ tạo nên bước chuyển biến mới trong chiến tranh. Bản chất chiến tranh xâm lược buộc quân địch phải phân tán lực lượng để thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng. Một tập đoàn cứ điểm lớn bị tiêu diệt sẽ kéo theo sự phá sản của chiến lược "chiến tranh đồn binh" cổ điển của quân xâm lược.

Tuy nhiên, muốn giải quyết một tập đoàn cứ điểm như Nà Sản, ngoài việc rèn luyện bộ đội, tìm ra chiến thuật thích hợp, cần phải có sự trợ lực của trọng pháo và pháo cao xạ để giảm nhẹ thương vong của bộ đội trong một trận đánh dài ngày. Trong quý I năm 1958, trung đoàn lựu pháo 105 ly do bạn trang bị và huấn luyện đã về nước. Việc ván chuyển trọng pháo từ Vân Nam về Việt Bắc phải dùng bè đi theo sông Hồng qua nhiều ghềnh thác. Trung đoàn cao xạ 37 ly đang được gấp rút chuẩn bị về nhân sự. Trận đánh Nà Sản chỉ có thể bắt đầu vào mùa khô năm nay. Chúng ta đặt hy vọng vào trận đánh này, trận đánh giải phóng hoàn toàn vùng rừng núi Tây Bắc. Có thể là trận đánh bản lề của chiến tranh.

Ngày 17 tháng 7 năm 1953, trời vừa rạng sáng, hai tiểu đoàn dù Pháp bất thần nhảy xuống thị xã Lạng Sơn Sau đó một tiểu đoàn dù khác nhảy xuống Lộc Bình trên đường số 4. Những nơi này đều nằm sâu trong hậu phương ta. Ở thị xã Lạng Sơn, quân địch lùng sục vào một số kho vũ khí phá phách rỗi vội vã rút theo đường số 4. Tới Lộc Bình, chúng kết hợp với tiểu đoàn dù ở đây thành một binh đoàn, tiếp tục đi về phía bờ biển. Một đội quân cơ động đã tiến lên đón chúng ở Đình Lập với những xe vận tải. Từ đây chúng hành quân bằng cơ giới về Tiên Yên. Cuộc hành binh chớp nhoáng khiến lực lượng vũ trang ta không kịp phản ứng Mấy ngày sau, ta biết đây là cuộc hành binh Con nhạn (Hirondelle) do đại tá đuycuốcnô (Ducournau) chỉ huy. Hành động táo bạo của địch chứng tỏ chúng nắm chắc sự bố trí sơ khoáng của ta ở một tỉnh giáp giới với Trung Quốc đã được giải phóng trước đó ba năm.

Ngày 12 tháng 8 năm 1953, tôi nhận được báo cáo quân địch đã rút khỏi Nà Sản. Một tin hoàn toàn bất ngờ! Toàn bộ quân địch rút bằng đường không cách đó ba ngày. địch đã khéo nghì binh đánh lừa ta. Thấy máy bay vận tải xuất hiện nhiều, bộ đội đóng chung quanh Nà Sản lại tưởng lầm địch tăng cường lực lượng để đối phó với cuộc tiến công sắp tới. Na va giành thắng lợi đầu tiên bằng một cuộc rút lui. Về sau chúng ta mới biết: tập đoàn cứ điểm Nà Sản không được duy trì vì qua chiến dịch Sầm Nưa, nó đã chứng tỏ không có khả năng ngăn chặn các đại đoàn chủ lực của ta tiến sang Thượng Lào.

Nếu như đòn biệt kích của Na va nhắm vào Lạng Sơn chỉ nhắc ta đề cao cảnh giác, thì sau khi địch rút quân khỏi Nà Sản, Tổng quân ủy phải trao nhiệm vụ cho Bộ Tổng tham mưu nhìn lại toàn cục, nghiên cứu một kế hoạch mới cho mùa khô tới. Chủ trương vẫn là chủ động tiến công. Phương hướng có thể là giải phóng Lai Châu, tiến sang giải phóng Thượng Lào, nối liền vùng mới giải phóng với căn cứ địa Sấm Nưa. Ta tiếp tục nghiên cứu tổ chức một cánh quân vu hồi, lần này có thể từ Banaphào đánh sang Trung Lào, tiến xuống Hạ Lào vì ở đây bạn đã có căn cứ địa Lào Ngam khá mạnh. Mùa khô 1953 - 1954 chỉ mới bắt đầu.

TRƯỚC khi vào mùa khô 1953-1954, so sánh lực lượng về quân số, địch đã vượt lên ta khá xa. Tổng quân số của địch là 445.000 người, gồm 146.000 quân Âu Phi (33%) và 299.000 quân ngụy (67%). Tổng quân sổ của ta là 252.000 người. Như vậy, quân địch đông hơn ta: 193.000 người. Riêng quân ngụy cũng đã đông hơn ta: 47.000 người.

Thời gian trước mắt, quân số cũng như trang bị của lực lượng ta đã tới giới hạn. Về phía địch, với hứa hẹn của Mỹ năm 1954 sẽ tăng viện trợ quân sự cho Đông Dương lên gấp đôi, Pháp còn khả năng tăng quân số, có thêm nhiều vũ khí hiện đại và những phương tiện chiền tranh mới. Có thể nói: Trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc chúng ta sẽ không bao giờ có được lực lượng vật chất mạnh hơn địch, không chỉ riêng về vũ khí, mà cả số quân. Ta phải chấp nhận thực tế đó để tìm cách giành chiến thắng.

Lực lượng cụ thể của địch và ta lúc này như sau:

- Về bộ binh, địch có 267 tiểu đoàn. Về pháo binh, Pháp có 25 tiểu đoàn; ngụy có 8 tiểu đoàn. Về cơ giới, Pháp có 10 trung đoàn, 6 tiểu đoàn và 10 đại đội; ngụy có 1 trung đoàn và 7 đại đội. Về không quân, Pháp có 580 máy bay; ngụy có 25 máy bay thám thính và liên lạc Về hải quân, Pháp có 391 tà,u; ngụy có 104 tàu loại nhỏ và 8 tàu ngư lôi. Lực lượng ta vẫn đơn thuần là bộ binh, gồm 6 đại đoàn, 18 trung đoàn và 19 tiểu đoàn. Về pháo binh, ta có 2 trung đoàn, 8 tiểu đoàn và 4 đại đội. Về phòng không, ta có 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn.

- Tính theo số tiểu đoàn bộ binh, ta có tổng cộng 127 tiểu đoàn so với 267 tiểu đoàn của địch. Biên chế tiểu đoàn của ta là: 635 người; biên chế tiểu đoàn địch từ 800 - 1.000 người.

Tuy nhiên, bên cạnh bộ đội chủ lực và địa phương, trên cả nước ta đã có khoảng hai triệu dân quân, du kích. Đây là lực lượng nửa vũ trang, chủ yếu bám sát các làng xã, thị trấn, thành phố ở vùng tạm bị chiến và vùng tranh chấp, đối phó với bộ máy và lực lượng đàn áp, kìm kẹp của địch, chống càn, hỗ trợ đắc lực cho bộ đội chủ lực trong mỗi trận đánh cũng như ác chiến dịch. Theo lời Bác, đây chính là bức tường sắt mà kẻ địch nào đụng vào cũng phải tan. Lực lượng này còn là nguồn bổ sung vô cùng quý giá cho đội quân chủ lực.

Sự chênh lệch về quân số, vũ khí, trang bị không hoàn toàn phản ánh sức mạnh của đôi bên trong cuộc chiến. Địch tuy có ưu thế vượt trội về binh lực, nhưng chiến tranh nhân dân của ta đã làm cho quân địch phải phân tán trên khắp các chiến trường. Không những chúng không thể tập trung toàn bộ ưu thế đó vào một trận đánh quyết định, mà cũng chưa đủ lực lượng để mở một cuộc tiến công lớn vào các đại đoàn chủ lực ta trên miền Bắc. Trong tổng số 267 tiểu đoàn của địch, thì 185 tiểu đoàn đã phải trực tiếp làm nhiệm vụ chiếm đóng, chỉ còn 82 tiểu đoàn làm nhiệm vụ cơ động chiến thuật và chiến lược. Già nửa lực lượng cơ động địch, 44 tiểu đoàn, phải tập trung trên miền Bắc để đối phó với chủ lực ta. Vào thời điểm này, nếu tính chung trên chiến trường Bắc Bộ, lực lượng ta mới bằng 2/3 lực lượng địch (76 tiểu đoàn/112 tiểu đoàn), nhưng tính riêng lực lượng cơ động chiến lược, thì lực lượng ta đã vượt hơn địch về số tiểu đoàn (56/44). Điều này rất có ý nghĩa trước khi bước vào mùa khô mới. (Ta có sáu đại đoàn bộ binh: 304, 308, 312, 316, 320, 325 và hai tiểu đoàn của trung đoàn 246 trực thuộc Bộ)

Mọi cố gắng của Pháp và Mỹ vẫn chưa cải thiện được tình thế của Pháp trong chiến tranh xâm lược. Phương Tây đã ra sức tô vẽ cuộc "chiến tranh bẩn thỉu" thành cuộc "Thập tự chinh chống cộng", nhưng vẫn không vực được sự sa sút về tinh thần của quân viễn chinh, đặc biệt là quân ngụy lúc này đã chiếm tỉ lệ lớn trong hàng ngũ địch. Binh lính không hiểu chiến đấu cho ai và chiến đấu để làm gì ? Trong khi đó, những cuộc chỉnh huấn, chỉnh quân mùa hè đã nâng cao lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chiến đấu và ý thức giai cấp trong quân đội, rèn luyện thêm về kỹ thuật, chiến thuật, mang lại cho cán bộ, chiến sĩ tinh thần náo nức thi đua chiến đấu lập công. Từ năm 1950, chúng ta vẫn giữ quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Hạ tuần tháng Chín năm 1953, các đồng chí Trung Quốc chuyển cho ta một bản kế hoạch Nava với cả bản đồ do cơ quan tình báo của bạn thu thập được. Nava chủ trương xúc tiến chính sách mới của Chính phủ Pháp là trao "chủ quyền" và "độc lập" cho các quốc gia liên kết, nhằm phát triển các "quân đội quốc gia" thành một lực lượng lớn mạnh. Đây là cách duy nhất giúp Pháp giải quyết vấn đề quân số thiếu hụt, không thể lấy thêm từ chính quốc, đồng thời tạo điều kiện cho Nava gấp rút tổ chức một lực lượng cơ động chiến lược mạnh để thoát khỏi tình trạng phòng ngự bị động, tiến tới giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính. Pháp dựa vào Mỹ để tiếp tục chiến tranh vì lợi ích của bản thân mình, chứ không phải để cho Mỹ thay thế Pháp ở Đông Dương. Muốn được như vậy đội quân viễn chinh phải giành được một thắng lởi quân sự quyết định.

Kế hoạch Nava về đại thể chia làm hai bước:

- Trong Thu Đông năm 1953 và mùa Xuân năm 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tập trung một lực lượng cơ động lớn ở đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với cuộc tiến công của ta; thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam nhằm chiếm đóng ba tỉnh tự do ở đồng bằng Liên khu 5; đồng thời đẩy mạnh việc mở rộng quân ngụy và xây dựng một đội quân cơ động lớn đủ sức đánh bại các đại đoàn chủ lực của ta.

- Từ Thu Đông năm 1954, sau khi đã hoàn thành những mục tiêu trên, sẽ dồn toàn lực ra Bắc, chuyển sang tiến công chiến lược trên chiến trường chính giành thắng lợi lớn về quân sự, buộc ta phải chấp nhận điều đình theo những điều kiện của Pháp, nếu ta khước từ, quân cơ động chiến lược của địch sẽ tập trung mọi nỗ lực loại trừ chủ lực ta.

Để có đủ lực lượng thực hiện kế hoạch, Nava chủ trương dùng ba biện pháp: phát triển các "quân đội quốc gia" theo quy mô rộng lớn; rút một bộ phận lực lượng chiếm đóng tăng cường cho lực lượng cơ động chiến lược; xin tăng viện từ Pháp sang.

Sau này ta biết thêm, Nava dự tính tổ chức ngay trong năm 1953, 84 tiểu đoàn khinh quân ngụy, và năm 1954, sẽ tăng lực lượng này lên gấp đôi, 168 tiểu đoàn. Như-vậy, quân ngụy sẽ có gần 30 vạn, không kể số quân ngụy nằm trong quân viễn chinh. Về lực lượng cơ động chiến lược, Nava dự định trong thời gian 1953-1954, sẽ xây dựng 27 binh đoàn cơ động, trong đó có 1 sư đoàn quân nhảy dù.

Kế hoạch Nava là sự cụ thể hóa những ý tưởng của Đờ Lát đờ Tátxinhi trước đây thành một chương trình hành động trong tình hình mới. Đông Dương đã trở thành điểm nóng duy nhất trong chiến tranh lạnh. Nó mang tầm vóc chiến lược, tiềm ẩn những nguy cơ lâu dài đối với ta, và được Mỹ coi như một bước thực hiện những mưa đồ của chính mình sau thất bại tại Triều Tiên. Các phái đoàn quân sự Mỹ liên tiếp đến Sài Gòn, đốc thúc, giám sát viện thực hiện kế hoạch. Viện trợ quân sự Mỹ cho Pháp đã chiếm 73% chi phí chiến tranh Đông Dương. Pháp lợi dụng sự giúp đỡ của Mỹ để duy trì những quyền lợi của mình trên bán đảo. Mỹ dùng viện trợ gạt dần Pháp để trở thành người thay thế Pháp. Lúc này, cả Pháp và Mỹ gặp nhau trong mục tiêu giành một chiến thắng quân sự quyết định, buộc ta phải chấp nhận kết thúc cuộc chiến theo những điều kiện do họ đặt ra.

Đồng chí Vi Quốc Thanh về nước mới sang, cùng tôi lên Khui Tát gặp Bác. Sau khi nghe trình bày kế hoạch của địch, Bác nói: "Nava rất nhiều tham vọng, muốn giành chiến thắng lớn về quân sự. Địch muốn chủ động, ta buộc chúng phải lâm vào bị động. Địch muốn tập trung quân cơ động thì ta có kế hoạch buộc chúng phải phân tán mà đánh!".

Tôi và đồng chí Vi Quốc Thanh nhất trí mở những cuộc tiến công nhắm vào những chiến trường hiểm yếu mà địch yếu, hoặc tương đối yếu, nhưng lại không thể bỏ, là cách tốt nhất buộc địch phải phân tán lực lượng. Cũng nhất trí về hướng Lai Châu, hướng Trung và Hạ Lào. Sẽ giao cho cơ quan tham mưu bàn cụ thể với các bạn Lào một kế hoạch phối hợp chiến đấu trong mùa khô nghiên cứu vấn đề điều động và sử dụng lực lượng tương đối hoàn chỉnh, để đưa trình cuộc họp Bộ Chính trị sắp tới.

Ngay sau khi nhậm chức, Nava đã nêu cao những khẩu hiệu: "luôn luôn chủ dộng", "luôn luôn tiến công".

Trong mùa Hè và mùa Thu năm 1953, địch liên tiếp mở hàng chục cuộc hành quân càn quét dữ dội vùng tạm bị chiếm ở Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên và Nam Bộ. Chúng ra sức đánh phá những căn cứ du kích, dồn dân vào các khu tập trung để kiểm soát, phá hoại kinh tế, vây bắt thanh niên và dùng mọi thủ đoạn để thực hiện kế hoạch mở rộng quân ngụy. Tuy nhiên, lực lượng vũ trang và nhân dân ta ở hậu địch đã quen đối phó với những cuộc càn quét loại này. Một sĩ quan trong tổng hành dinh của Nava đã nhận xét: "Tại Bình - Trị - Thiên tháng 7 năm 1953, tướng Lơblăng (Leblanc) tổ chức cuộc càn..., ông ta cất vó nhưng không thu được kết quả nào. Trung đoàn 95 đã lọt qua lỗ vó chỉ để lại vài chỗ vướng rách... Những cuộc càn quét ở Bắc Bộ... đã thu hút những phương tiện tối đa và tốt nhất, nhưng lại chỉ thu được những kết quả tối thiểu" ?

Những hoạt động đầu tiên chứng tỏ Nava là một tổng chỉ huy năng động, táo bạo, quá tự tin và khá chủ quan Lúc này ta đã nắm được mùa khô 1953-1954, địch sẽ đánh vào ba tỉnh tự do Liên khu 5, để mở đầu cuộc tiến công ở miền Nam như trong kế hoạch. Trên miền Bắc, địch chủ trương giữ thế phòng ngự, nhưng không có nghĩa chúng chỉ tập trung lực lượng ở đồng bằng chờ đón cuộc tiến công? Chúng ta cần có kế hoạch phá vỡ âm mưu của địch trên chiến trường cả nước. Sau khi địch rút khỏi Nà Sản, cơ quan tham mưu của ta đã gặp khó khăn trong việc chọn hướng tiến công chiến lược. Trong mùa Hè và mùa Thu, các đại đoàn chủ lực tiếp tục học tập chiến thuật công kiên và đánh vận động.

Về công kiên, học đánh tập đoàn cứ điểm và đánh công sự mới (bunker). Từ những kinh nghiệm thu được ở Hòa Bình, Nà Sản, kết hợp với những kinh nghiệm của bạn, đặc biệt là chiến dịch Hoài Hải, chúng ta đã nhận thấy có hai cách đánh tập ,đoàn cứ điểm: Một là, dùng toàn bộ lực lượng đánh cùng một lúc. Một mũi đột kích mạnh chọc sâu vào sở chỉ huy của tập đoàn cứ điểm, giống như một lưỡi gươm xọc vào tim địch, tạo nên sự rối loạn ngay từ bên trong. Những mũi khác sẽ nhằm những hướng địch sơ hở, đánh đồng thời, tạo nên sự rối loạn ở cả bên trong và bên ngoài. Ta gọi đó là cách "đánh nhanh giải quyết nhanh". Hai là, tiêu diệt dần từng trung tâm đễ kháng, từng cứ điểm từ ngoài vào trong, thu hẹp phạm vi chiếm đóng cho tới lúc địch không còn sức kháng cự. Cách đánh này cấn một thời gian chuẩn bị và chiến đấu dài ngày tùy theo khả năng đối phó của địch và sức mạnh công kích của ta, thường gọi là "đánh chắc tiến chắc", cũng còn được gọi là "đánh bóc vỏ". Qua học tập, các đơn vị đã nhận thấy không phải bộ đội ta không có khả năng tiêu diệt "con nhím".

Về vận động, học đánh địch đang vận động hoặc mới chiếm lĩnh trận địa có máy bay, pháo binh, cơ giới yểm hộ chặt chẽ. Bộ đội được luyện tập đánh cả ban ngày và ban đêm. Trung đoàn lựu pháo 105 ly đầu tiên của ta, gồm 24 khẩu pháo Mỹ với 3.600 viên đạn, đã có mặt ở Bắc Mục, Tuyên Quang, sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu Đây là hỏa lực mạnh nhất của quân đội ta lúc này. Trung đoàn lựu pháo nằm trong đội hình của đại đoàn công pháo 351. Riêng trung đoàn pháo cao xạ 37 ly, do Liên Xô trang bị, mới thành lập từ tháng 9 năm 1953, chỉ có thể có mặt vào cuối năm.

Sau thời gian học tập, bắt đầu vào mùa khô, các đơn vị đều nóng lòng chờ lệnh lên đường. Nhưng đánh địch ở đâu? Suốt tháng Tám, cơ quan tham mưu trăn trở với câu hỏi này. Trên chiến trường chính Bắc Bộ chỉ có hai hướng là đồng bằng và rừng núi. Ta chưa thể mở một cuộc tiến công lớn ở đồng bằng, nơi Nava đã bày sẵn thế trận và ta chưa có khả năng hạn chế sức mạnh của máy bay và pháo địch. Do đó ở đồng bằng vẫn phải tiến hành chiến tranh du kích kết hợp với vận động đánh nhỏ của bộ đội chủ lực. Còn ở rừng núi ? Trên toàn bộ vùng thượng du phía bắc, chỉ có hai ngàn quân địch ở Lai Châu. Không cần tới một lực lượng lớn để tiêu diệt số quân này. Có thể mở tiếp một chiến dịch ở Thượng Lào? Nhưng sau khi giải phóng Sấm Nưa, tuyến đường tiếp tế vốn đã xa lại càng xa. Và cũng không thể đưa phần lớn các đại đoàn chủ lực của ta sang Thượng Lào, trong lúc già nửa số quân cơ động của Nava đang tập trung ở đồng bằng sẵn sàng khai thác mỗi sơ hở ở hậu phương ta!

Tôi và anh Thái cùng bàn bạc với các đồng chí cố vấn xây dựng một kế hoạch đánh địch ở nhiều hướng buộc địch phải phân tán đối phó, nhằm trước hết là phá thế tập trung binh lực của địch ở đồng bằng. Cuối tháng 8 năm 1953, Bộ Tổng tham mưu báo cáo với Tổng quân ủy một bản kế hoạch tác chiến với bốn nhiệm vụ:

1. Đẩy mạnh chiến tranh du kích ở địch hậu phá tan âm mưu bình định của địch, phá kế hoạch mở rộng quân ngụy.

2. Bộ đội chủ lực dùng phương thức hoạt động thích hợp tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, có thể tác chiến lớn trên chiến trường đồng bằng để rèn luyện bộ đội.

3. Có kế hoạch bố trí lực lượng tiêu diệt địch khi chúng đánh ra vùng tự do.

4. Tăng cường hoạt động lên hướng Tây Bắc (Lai Châu), Thượng Lào và các chiến trường khác để phân tán chủ lực địch.

** Về sử dụng binh lực, Bộ Tổng tham mưu dự kiến:

- Mặt trận Tây Bắc và Thượng Lào, có đại đoàn 316 và trung đoàn 148.

- Mặt trận Trung Du có từ 2 tới 3 đại đoàn và bộ đội địa phương.

- Mặt trận Hữu Ngạn Liên khu 3, có 2 đại đoàn, trong đó, một bộ phận vào địch hậu.

- Mặt trận Tây Nguyên có các trưng đoàn chủ lực của Liên khu 5 .

Đây là phác thảo đầu tiên kế hoạch tác chiến chiến cục Đông Xuân 1953-1954.

Một buổi sáng đầu tháng 10 năm 1953, tôi từ cơ quan Bộ Tổng tư lệnh đi dự cuộc họp bàn về kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954 do Bộ Chính trị triệu tập. Mùa Thu năm nay đến với những lo âu và hy vọng. Không khí có phần căng thẳng. Không năm nào vào thời gian này, những đoàn cán bộ chuẩn bị chiến trường lại chưa lên đường. Ta vẫn chưa xác định trận đánh lớn trong mùa khô sẽ nổ ra ở đâu.

Từ Điểm Mặc tới Lục Giã, đi ngựa khoảng vài giờ. Trời mưa. Con đường mòn lầy lội chạy dưới chân núi Hồng, qua những rừng vầu, những thửa ruộng bậc thang, những bản nhỏ thưa thớt. Nửa buổi sáng, tới Tín Keo, một bản của thôn Lục Giã, nằm ở chân núi. Từ đây có đường sang Tân Trào qua Đèo Gie. Lên một đoạn dốc không xa, đã nhìn thấy ngôi nhà tre nhỏ lấp ló bên sườn núi, giữa rừng vầu. Bác ở Khui Tát, một bản người Dao, tận trên đỉnh núi. Ngôi nhà này là nơi Bác thường đến họp với Bộ Chính trị. Từ năm 1951, phần lớn các cơ quan trung ương đều ở Định Hóa, Thái Nguyên. Nhiều làng bản, số cán bộ, bộ đội nhân viên cơ quan đông hơn dân địa phương. Máy bay địch săm soi, đánh phá nhiều lần vẫn không trúng các cơ quan. Chắc chúng không ngờ "chùa rách bụt vàng", những bản làng nghèo nàn, vắng vẻ này lại chứa đựng bộ phận đầu não của kháng chiến.

Những cánh cửa sổ bằng nứa đã được chống cao. Trong nhà có một bàn tre rộng và mấy chiếc ghế ghép bằng ống bương. Ngồi đây nhìn thấy cánh đồng bậc thang dưới chân núi. Giữa cánh đồng nổi lên một cây cổ thụ. Mỗi lần về họp, nhìn thấy cái cây như gặp lại người quen. Sau hai cuộc kháng chiến, tôi trở lại Tín Keo. Quanh nền nhà cũ, hàng bông bụt vẫn đơm hoa. Nhưng giữa cánh đống, cây cổ thụ không còn. Nó đã bị nước cuốn trôi trong một mùa lũ.

Chốc lát, Bác, anh Trường Chinh, anh Phạm Văn Đồng cùng tới. Anh Nguyễn Chí Thanh và anh Trần Đăng Ninh không đến họp được vì đang bị mệt. Riêng anh Ninh đã phải đi điều trị. Các chiến dịch lớn Biên Giới, Tây Bắc, Thượng Lào, anh Trần Đăng Ninh đã hoàn thành xuất sắc việc huy động nhân vật lực phục vụ chiến dịch và công tác hậu cần bảo đảm cho tác chiến. Sẽ thêm một khó khan mới trong Đông Xuân 1953-1954 nếu vắng anh. Cuộc họp lần này có triệu tập thêm anh Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưa trưởng.

Tôi bắt đầu trình bày tình hình địch từ tháng 5 năm 1953, Hăng ri Nava đã sang thay Xalăng (Raoul Sa lan) làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp. Nava đã cho mở nhiễu cuộc hành binh càn quét lớn tại vùng địch hậu trên cả nước, nhảy dù xuống Lạng Sơn, đặc biệt, trong tháng Tám, Nava bất thần rút quân Pháp khỏi tập đoàn cứ điểm Nà Sản.

Nà Sản là một mục tiêu trong mùa khô. Vì so sánh với đồng bằng, thì vùng rừng núi vẫn là chiến trường thuận lợi hơn. Tây Bắc lại là hướng ta đã lựa chọn. Địch rút quân khỏi Nà Sản không khỏi ảnh hưởng tới kế hoạch Đông Xuân.

Trên chiến trường rừng núi Bắc Bộ, Pháp chỉ còn hai lực lượng nhỏ, một ở Lai Châu, một ở Hải Ninh. Có ý kiến nên tiêu diệt hai bộ phận này để giải phóng hoàn toàn biên giới Việt - Trung. Đây là những chỗ yếu của địch. Nhưng kế hoạch Đông Xuân phải nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân địch, tạo nên một chuyển biến mới trong chiến tranh. Từ ngày học tập về cải cách ruộng đất, các chiến sĩ đều mong mỏi được trở về đồng bằng để giải phóng quê hương. Nhưng đồng bằng lại là chỗ rắn nhất. Phòng tuyến boong ke của Đờ Lát tuy không ngăn cản được bộ đội ta thâm nhập đồng bằng, nhưng vẫn gây khó khăn cho ta trong những trận đánh lớn. Hiện nay Nava đã tập trung ở đồng bằng một lực lượng cơ động lớn chưa từng có từ khi khởi đầu chiến tranh, sẵn sàng chờ đón cuộc tiến công của ta...

Bác ngồi họp, thái độ bình thản, điếu thuốc lá kẹp giữa hai ngón tay duỗi thẳng. Thuốc lá là thứ "xa xỉ" duy nhất của Người trong sinh hoạt hàng ngày. Có lúc Người đã nói vui với cán bộ: "Mình có hai khuyết điểm: một là không lập gia đình, hai là... hút thuốc lá". Đôi mắt Người chợt lộ vẻ chăm chú. Bàn tay Bác đặt trên bàn, bỗng giơ lên và nắm lại. Người nói:

- Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh... Không sợ ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn.

Bàn tay Bác mở ra, mỗi ngón tay trỏ về một hướng. Tôi báo cáo tiếp. Gần đây, có thêm nguồn tin của bạn, chúng ta đã nắm được những ý đồ nguy hiểm của Pháp - Mỹ trong kế hoạch Nava. Mùa khô này, Nava chủ trương tiến hành bình định ở Nam Việt Nam, tránh giao chiến với chủ lực ta trên chiến trường Bắc Bộ. Quân Pháp sẽ dùng mọi cách đánh phá vùng tự do, đánh sâu vào hậu phương nhằm kìm giữ và tiêu hao chủ lực ta, phá vỡ kế hoạch tiến công của ta trên chiến trường chính. Đồng thời, Nava vẫn ra sức tranh thủ xây dựng lực lượng cơ động lớn mạnh để thực hiện ý đồ đè bẹp các đại đoàn chủ lực của ta trong một trận đánh quyết định vào mùa khô sau. Nava dự tinh thực hiện âm mưu này trong vòng 18 tháng.

Tổng quân ủy đề nghị: Để giữ vững và phát huy quyền chủ động, dùng một bộ phận quân chủ lực, kết hợp với lực lượng địa phương, mở cuộc tiến công vào những hướng chiến lược hiểm yếu mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc địch phải phân tán quân cơ động để đối phó. Tiếp tục khoét sâu vào mâu thuẫn cơ bản giữa tập trung và phân tán binh lực của địch, tạo nên thế trận mới, thời cơ mới. Theo dõi sát tình hình, khi thời cơ xuất hiện, sẽ nhanh chóng tập trung lực lượng, tập trung chủ lực, tiêu diệt sinh lực quan trọng của địch, làm chuyển biến cục diện chiến tranh.

Trên chiến trường Bắc Bộ, sẽ mở cuộc tiến công lên hướng Tây Bắc, tiêu diệt quân địch còn chiếm đóng Lai Châu, uy hiếp quân địch ở Thượng Lào. Hướng thứ hai, là Trung Lào. Hướng thứ ba, là Hạ Lảo. Ta sẽ đề nghị Quân giải phóng Pa thét Lào phối hợp với bộ đội Việt Nam mở cuộc tiến công vào hai hướng này, nhằm tiêu diệt sinh lực địch và giải phóng đất đai. Hướng thứ tư, là bắc Tây Nguyên. Vùng tự do ba tỉnh Liên khu 5 sẽ là mục tiêu chính những cuộc tiến công đánh chiếm trong mùa khô này. Ta mạnh dạn đưa phần lớn bộ đội chủ lực của Liên khu 5 đánh lên vùng rừng núi bắc Tây Nguyên. Đây chính là biện pháp vừa tiêu diệt sinh lực địch, vừa bảo vệ vùng tự do Liên khu 5 một cách hiệu quả. Với các chiến trường Nam Bộ, Cực Nam Trung Bộ và chiến trường sau lưng địch ở đồng bằng Bắc Bộ, phải đẩy mạnh chiến tranh du kích, vừa kìm chân địch, vừa tranh thủ tiêu diệt sinh lực địch trong khi chúng phải điều quân cơ động đi đối phó ở các hướng khác. Tại chiến trường thành Bắc Bộ, ta sẽ có kế hoạch bảo vệ vùng tự do, giấu một số đơn vị mạnh ở những vị trí cơ động, kịp thời tiêu diệt địch khi chúng đánh ra... Chỉ cần phá vỡ thế tập trung binh lực của địch là ta đã làm thất bại về cơ bản kế hoạch Na va.

Bác hỏi:

- Dự kiến đưa quân lên Tây Bắc thì địch sẽ phản ứng ra sao?

- Chúng có thể tăng cường lực lượng giữ Tây Bắc, hoặc đánh ra vùng tự do kéo quân ta về. Chúng cũng có thể rút quân khỏi Lai Châu, như vậy toàn bộ Tây Bắc sẽ được giải phóng.

- Các hướng khác có khả năng thu hút quân cơ động địch không?

Ngoài Tây Bắc và Thượng Lào, còn Tây Nguyên và Trung Lào, Hạ Lào là những hướng xung yếu mà địch không thể bỏ. Địch cũng sẽ đánh ra vùng tự do, có thể là Phú Thọ hoặc Thanh Hóa. Lúc này ta còn phải nghiên cứu để nậm được những điểm cụ thể trong âm mưu mới của địch, nên phương châm chỉ đạo tác chiến là: cơ động, linh hoạt.

Hội nghị Bộ Chính trị góp nhiều ý kiến quan trọng, đặc biệt nhấn mạnh phương châm: "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt" trước khi thông qua bản đề án tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của Tổng quân ủy.

Bác nói khi kết thúc hội nghị:

- Tổng quân ủy phải có một kế hoạch lâu dài về mọi mặt để đối phó với kẻ địch trên chiến trường toàn quốc, sau đó phải có một kế hoạch đẩy mạnh những hoạt động du kích tại đồng bằng Bậc Bộ. Về hướng hoạt động lấy Tây Bắc là hướng chính, các hướng khác là phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải "thiên biến vạn hóa.

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Chương 2

CHỈ ĐƯỢC THẮNG

ĐỀ án Đông Xuân đã được Bộ Chính trị cho ý kiến và thông qua. Bộ Chính trị xác định Tây Bắc là hướng chính. Nhưng lực lượng địch ở Lai Châu ít, nếu chúng không tăng viện, ta sẽ không có điều kiện đánh lớn. Binh lực sử dụng tại đây chỉ cần một đại đoàn. Ta đã trao đổi với các bạn Lào, lực lượng ta sẽ phối hợp với lực lượng bạn và quân tình nguyện giải phóng ngay tỉnh Phông Xa Lỳ ở Thượng Lào. Như vậy, sẽ hình thành ba hướng tiến công lớn: hướng Tây Bác, hướng Trung, Hạ Lào, hướng Tây Nguyên, và hướng phối hợp là trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Bộ Tổng tham mưu khẩn trương xây dựng kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954. Lần đầu, ta có một kế hoạch tác chiến phối hợp trên quy mô hầu hết bán đảo Đông Dương.

Hướng chính Tây Bắc, bước đầu sử dụng đại đoàn 316 tiêu diệt địch ở Lai Châu, giải phóng hoàn toàn khu Tây Bắc; bước thứ hai, phối hợp giữa đại đoàn 316 với trung đoàn 148 của khu Tây Bắc, bộ đội tình nguyện và Quân giải phóng Pa thét Lào giải phóng tỉnh Phông Xa Lỳ. Hướng này do các đồng chí Lê Quảng Ba, Chu Huy Mân, tư lệnh và chính ủy đại đoàn 316 phụ trách.

Hướng Trung và Hạ Lào, lực lượng gồm trung đoàn 66 của 304, trung đoàn 101 của 325, do đồng chí Hoàng Sâm, tư lệnh đại đoàn 304 và đồng chí Trấn Quý Hai, tư lệnh kiêm chính ủy đại đoàn 325 phụ trách, phối hợp với bạn mở rộng vùng giải phóng, đánh thông hành lang Nam - Bậc Đông Dương. Tại đáy sẽ thành lập bộ chỉ huy Mặt trận Trung và Hạ Lào.

Hướng Tây Nguyên, hai trung đoàn 108 và 803, chủ lực của Liên khu 5, do đồng chí Nguyễn Chánh, tư lệnh kiêm chính ủy Liên khu 5 trực tiếp phụ trách, sẽ chiếm bàn đạp bậc Tây Nguyên, phá âm mưu củng các và bình định Nam Việt Nam của địch.

Hướng phối hợp trung du và đồng bằng Bắc Bộ, đại đoàn 320 và các trung đoàn chủ lực của Liên khu 3 sẽ chiến đấu thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch, đánh giao thông, phá hủy các phương tiện vận chuyển đường bộ, đường thủy, đường không. Ở khắp các vùng tạm chiếm từ trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, đến chiến trường Lào và Campuchia sẽ đẩy mạnh chiến tranh du kích buột địch phải căng mỏng lực lượng đối phó với ta.

Khối chủ lực còn lại gồm các đại đoàn 308, 312, 304 (thiếu trung đoàn 66), đại đoàn công pháo 351, trung đoàn 246 bí mật giấu quân tại trung du, sẵn sàng cơ động lên Tây Bắc, và đánh địch tiến công ra vùng tự do.

Riêng đại đoàn 325 (thiếu trung đoàn 101) để lại trung đoàn 18 hoạt động ở Bình - Trị - Thiên, trung đoàn 95 ra Nghệ An chỉnh huấn, làm lực lượng dự bị cho Bộ, sẵn sàng cơ động trên các hướng.

Với kinh nghiệm chiến dịch Thượng Lào mùa Xuân năm nay, tôi tin rằng sự bố trí binh lực của Nava trên chiến trường Đông Dương sẽ bị đảo lộn khi các hoạt động của ta bắt đầu triển khai.

Nhưng Nava đã nhanh chóng ra tay trước.

Ngày 15 tháng 10 năm 1953, địch huy động 22 tiểu đoàn thuộc 6 binh đoàn cơ động, do tướng Gin (Gilles) chỉ huy, mở cuộc hành binh Hải âu (Mouette) đánh ra tây nam Ninh Bình. Các tiểu đoàn được tổ chức thành hai đại đoàn nhẹ, một do Đờ Cátxtơri (Dc Caistries), một do Vanuyxem (Vanuxem) chỉ huy, xuất phát từ Chợ Ghềnh theo đường 59 đánh chiếm Rịa cách đó 25 kilômét. Đờ Cát chia quân chiếm những điểm cao và đóng thành nhiều vị trí liên hoàn tại Rịa đề phòng một cuộc tiến công của ta. Vanuyxem rải quân lập những cứ điểm dọc đường 59. Cũng trong ngày, một cuộc hành binh thứ hai mang tên "Con bồ nông" (Pélican) được hải quân tiến hành tại vùng biển Thanh Hóa. Hàng không mẫu hạm Arômăngsơ (Arromanches) và nhiều tàu chiến, máy bay xuất hiện ngoài khơi. Ngày 16, địch đổ bộ xuống bờ biển Thanh Hóa 500 quân, và tung một bộ phận biệt kích vào đốt phá ở Khoa Trường. Những triệu chứng giống như cuộc tiến công mùa khô của địch đã khởi đầu, với mục tiêu là vùng tự do Liên khu 4.

Từ đầu tháng Mười, địch đã có nhiều hoạt động chiến tranh tâm lý ở Liên khu 4. Máy bay thả giấy thông hành cho những ai muốn trở về vùng tạm chiếm, và dùng loa phóng thanh loan tin quân Pháp sẽ tiến công Thanh Hóa. Tàu chiến địch lảng vảng ngoài khơi. Biệt kích địch xâm nhập vào vùng Rịa - Nho Quan, Ninh Bình. Bộ Tổng tư lệnh dự kiến vào đầu mùa khô địch có thể đánh ra vùng tự do Chi Nê, Nho Quan, điện cho anh Văn Tiến Dũng, tư lệnh kiêm chính ủy đại đoàn 320, sẵn sàng đối phó với cuộc tiến công của giặc Pháp ra vùng tự do Chi Nê, Nho Quan. Trước ngày địch mở cuộc tiến công ta đã phát hiện một số binh đoàn tập kết ở khu vực Ghềnh (Yên MÔ - Ninh Bình) và khu vực Hoàng Đan dọc sông Đáy (Y Yên - Nam Định).

Đại đoàn 820 đã cùng với lực lượng vũ trang địa phương tính cực chuẩn bị chiến đấu. Để có thể vừa hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện vừa sàn sàng chiến đấu, đại đoàn đã bố trí trung đoàn 64 ở vùng Rịa, chờ đánh địch trên đường số 59, trung đoàn 52 ở khu vực thị trấn Nho Quan đánh địch trên đường 59 và đường 12 lên, trung đoàn 48 ở Phố Cát (Thạch Thành - Thanh Hóa) làm lực lượng cơ động. Bộ đội địa phương tỉnh và bốn huyện của Ninh Bình được bổ sung quân số, trang bị thêm vũ khí, bố trí đánh địch trên đường 12, đường 59. Dân quân du kích chuẩn bị những trận địa mai phục khắp các ngả đường lớn, nhỏ quân giặc có thể kéo tới. Các kho vũ khí, thóc gạo trong huyện Nho Quan đã được chuyển đến những địa điểm mới.

Trên địa bàn Liên khu 4 lúc này chúng ta có các đại đoàn 820, 304, và một trung đoàn của 316. Được tin địch đánh ra tây - nam Ninh Bình, các đại đoàn đều náo nức chờ lệnh xuất quân. Nhưng có đúng là địch muốn chiếm đóng Thanh Hóa không? Hay đây là một đòn thăm dò hòng phá kế hoạch ta đang chuẩn bị ? Hoặc chỉ là một hoạt động nhằm gây ảnh hưởng tới cuộc họp Quốc hội Pháp vào hạ tuần tháng Mười sẽ thảo luận về ngân sách chiến tranh Đông Dương, cũng là thời gian Phó tổng thống Mỹ Níchxơn (Richard Nixon) sẽ tới Việt Nam kinh lý...? Trong khi chờ đợi những diễn biến mới ở tây nam Ninh Bình, Bộ Tổng tư lệnh quyết định chỉ sử dụng đại đoàn 320 đang có mặt tại chỗ, đối phó với quân địch, các đại đoàn khác vẫn tiếp tục chỉnh huấn theo kế hoạch.

Sự điều động binh lực lúc này cần hết sức cân nhắc. Kế hoạch Đông Xuân của ta vẫn chưa triển khai. Ta đã nắm được trong mùa khô 1953 - 1954, Nava chủ trương duy trì thế phòng ngự chiến lược tại Bắc Bộ. Rất ít khả năng địch mở rộng phạm vi chiếm đóng ra Liên khu 4. Vì sao địch đột nhiên đưa hầu hết quân cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ ra tây-nam Ninh Bình? Những hoạt động rất đột ngột, nhanh chóng vừa qua chứng tỏ viên tổng chỉ huy mới của quân viễn chinh thính những đòn chớp nhoáng với mục đích thăm dò. Khu vực địch vừa triển khai lực lượng rất gần với phòng tuyến Đờ Lát. Muốn mở một trận đánh lớn ở vùng này, cần phải huy động toàn bộ những đại đoàn chủ lực của ta, và cũng khó giành thắng lợi trên địa hình đồng bằng, giao thông thuận lợi, liền kề với những căn cứ lớn của địch. Và nếu sau nhiều ngày, các đại đoàn ta vận động tới nơi, địch không tiếp nhận chiến đấu, nhanh chóng rút toàn bộ quân cơ động về những vị trí cũ tại đống bằng? Chỉ cần một vài cuộc điều quân vô ích như vậy, lực lượng ta sẽ bị tiêu hao và mùa khô sẽ qua đi!

Ngay từ những ngày đầu, bộ đội địa phương và dân quân du kích các huyện Gia Viễn, Yên Mô, Nho Quan mở liên tiếp những trận đánh nhỏ làm chậm bước tiến của địch. Tranh thủ thời cơ quân địch mới đến chưa kịp củng cố trận địa, đêm ngày 18 rạng ngày 19 tháng 10, hai tiểu đoàn thuộc trung đoàn 64 tập kích các vị trí đồi 94 và 201 diệt gọn 2 đại đội, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội khác. Cùng lúc, ở địch hậu Nam Định, trung đoàn 42, chủ lực của Liên khu 3, cùng các lực lượng vũ trang địa phương tập kích hai vị trí địch ở Văn Lý, Xương Điền, diệt hai tiểu đoàn khinh quân ngụy.

Đài phát thanh của quân viễn chinh rầm rộ tuyên truyền đây là cuộc hành binh "lớn nhất, chưa từng thấy từ thời tướng Lơcléc đến nay" nhằm mục đích "chọc sâu vào vùng căn cứ đối phương, nơi có đại đoàn 320 đóng, cố gắng tiêu diệt phần lớn đại đoàn chủ lực này, đồng thời chặn đứng không cho đại đoàn 304 thâm nhập sâu vào đồng bằng".

Quân địch đổ bộ xuống bờ biển Thanh Hóa và chọc sâu vào Khoa Trưởng đã nhanh chóng rút lui. Quân báo của đại đoàn 320 báo cáo ở tây - nam Ninh Bình, các đơn vị của địch không tiến quá 10 kilômét ngoài tầm kiểm soát của pháo binh. âm mưu của Nava đã lộ rõ. Cuộc hành binh Hải âu ra tây - nam Ninh Bình, chỉ là sự lặp lại cuộc hành binh Hốt tơ Anpơ (Hautes Alpes) của Xalăng hồi mùa Xuân, cũng tại chính khu vực này, nhằm kìm chân hai đại đoàn 320, 304 đang có mặt tại Thanh Hóa. Bộ Tổng tư lệnh chỉ thị chg đại đoàn 320 tranh thủ cơ hội địch đánh ra mà tiêu diệt chúng bằng cách tập kích, phục kích. Các đại đoàn khác vẫn ở nguyên vị trí tiếp tục học tập quân sự và sẵn sàng lên đường khi có lệnh. Ta tiếp tục chuẩn bị kế hoạch Đông Xuân 1953-1954.

Ngày 21 tháng 10, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra thông báo gửi các cấp ủy nêu rõ mục đích và thủ đoạn tiến công của địch ra vùng tự do Liên khu 3 và Thanh Hóa, chỉ ra cách đối phó của ta là: ở mặt trận chính diện, tạo cơ hội phục kích tiêu diệt địch trong vận động, lợi dụng lúc địch mới đóng quân chưa kịp củng cố mà tập kích tiêu diệt, kết hợp vừa đánh địch vừa bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân đần; ở mặt trận sau lưng địch chuột đồng bằng Bắc Bộ, phải hết sức lợi dụng khi địch sơ hở để mở rộng chiến tranh du kích, kết hợp vừa tác chiến vừa vận động binh linh ngụy.

Sau khi đánh chiếm lại các đồi 94, 201 và chiếm thêm một số điểm cao khoe, sáng ngày 22 tháng 10, quân địch cho bốn tiểu đoàn bộ binh, hai tiểu đoàn pháo binh và một tiểu đoàn thiết giáp từ Rịa chia làm ba mũi tiến về thị trấn Nho Quan: mũi chính tiến theo đường số 59, một mũi vòng qua phía đông, một mũi vòng qua phía tây. Các trung đoàn 52, 64 của 820 sử dụng một số đơn vị nhỏ phối hợp với dân quân du kích mai phục tại nhiều làng, liên tục chặn đánh tiêu hao nặng quân địch, khiến chúng phải tiến quân rất dè dặt, đến chiều tối mới tới được thị trấn Nho Quan không người. Ngày 24, một cánh quân có 20 xe tăng và xe bọc thép đi kèm, từ Rịa đánh thọc về phía Phủ Đồi - Trại Ngọc. Một đại đội thuộc trung đoàn 48 đã thực hiện một trận phục kích xuất sắc bắn hỏng bẩy xe tăng và xe bọc thép, bốn xe vận tải, loại khỏi vòng chiến đấu gần hai trăm tên địch, bẻ gãy mũi tiến công. Ngày 25 tháng 10, bốn tiểu đoàn bộ binh, bốn tiểu đoàn pháo binh và một tiểu đoàn thiết giáp từ khu vực Ghềnh mở cuộc càn quét về phía Bỉm Sơn - Quý Hương, nơi chúng nghi là căn cứ của 320. Sau ba ngày hành quân lùng sục chung kết quả, sáng ngày 27 tháng 10 quân địch rút lui, bí mật bố trí một tiểu đoàn lê dương và một tiểu đoàn ngụy Thái ở lại hòng phục kích quân ta. Một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 48 bám sát địch suốt mấy ngày qua, lợi dụng lúc địch đang dồn quân lại, đội hình lộn xộn, xông ra tập kích. Bị đánh bất ngờ, quân địch hoảng sợ tháo chạy. Tiểu đoàn cho một bộ phận truy kích về phía Giốc Giàng. Một đại đội của trung đoàn 64 kịp thời đến tăng viện. Máy bay địch bắn cản đường quân ta. Các đơn vị phòng không của đại đoàn nổ súng đánh trả quyết liệt. Sau ba giờ chiến đấu, quán ta tiêu diệt hai tiểu đoàn địch ở khu vực Sòng Cạn - Giốc Giàng, bắn rơi một máy bay khu trục ở Trại Ngọc. Hai trung đội xe tăng từ Rịa tiến vào hòng cứu đồng bọn cũng bị chặn đánh.

Các đơn vị bộ đội chủ lực, địa phương, dân quân du kích của hai quân khu Tả Ngạn, Hữu Ngạn lập tức đẩy mạnh hoạt động ở sau lưng địch, tập kích vào hậu cứ các binh đoàn cơ động, và đánh địch khớp nơi.

Ngày 2 tháng 11, quân Pháp lại tung bảy tiểu đoàn mở cuộc hành quân lên thị trấn Nho Quan lần thứ hai. Đây là một hoạt động để đón chào Phó tổng thống Mỹ Ních-xơn sắp tới thăm mặt trận. Sợ bị ta phục kích như lần trước, chúng tiến rất chậm. Ban đêm, một đại đội chủ lực cùng dân quân du kích tập kích vào vị trí trú quân của địch. Sáng ngày 3, hai tiểu đoàn đi bảo vệ sườn trái của đoàn quân, từ phía chợ Cầu ngoài đường 59 tiến vào Móng Lá bị một tiểu đoàn chủ lực ta phục kích. Mặc dù quân địch có máy bay, pháo binh yểm hộ, sau 45 phút chiến đấu, bộ đội ta diệt gọn hai đại đội, đánh tan một đại đội khác.

Ngày 4 tháng 11 năm 1953, Phó tổng thống Mỹ Níchxơn tới thăm mặt trận, tư lệnh Bắc Bộ Cánh (Ren Cogny) phải rải quân suốt dọn đường số 1, từ thị xã Ninh Bình tới Ghềnh, để bảo đảm an ninh.

Sau hơn 20 ngày, hàng ngàn quân bị loại khỏi vòng chiến đấu mà không gặt hái được gì, Nava buộc phải ra lệnh rút lui.

Theo những nhà sử học phương Tây thì Nava rất lo một cuộc tổng tiến công vào đồng bằng Bắc Bộ, tưởng là nó sắp bắt đầu, nên vội vã đưa quân ra tây - nam Ninh Bình để phá sự chuẩn bị của ta. Yvơ Ra (Yves Gras) đã viết: "Trong những tuần cuối mùa Hạ, một số dấu hiệu và những tin tức nghe trộm khiến cho bộ chỉ huy Pháp tin chắc là Việt Minh sẽ dồn mọi nỗ lực vào đồng bằng Bắc Bộ. Giáp dự định trong thực tế tung ra một cuộc tổng tiến công... Tướng Nava quyết định đánh trước để loại đại đoàn 320 khỏi cuộc chiến đấu trước khi nó tiến vào đồng bằng. Ngày 15 tháng 10, đúng ngày mà đại đoàn này phải khởi đầu việc thâm nhập, ông ta đã tung ra mốt hoạt động tấm cỡ, cuộc hành binh "Mouette" nhắm vào những căn cứ ở phía nam Ninh Bình... Tướng Gian (người chỉ huy cuộc hành binh) tiếp nhận quan niệm về cuộc hành binh từ tổng chỉ huy, thấy nó giống như cuộc hành binh đánh ra Hòa Bình... Tướng Nava đã đạt được mục tiêu dự kiến. Đại đoàn 320 đã không thể thực hiện nhiệm vụ thâm nhập vào đồng bằng. ông ta [Võ Nguyên Giáp] đã buộc phải từ bỏ từ tháng Mười cuộc tiến công vào đồng bằng. Đây là những điều rất xa sự thật. Hãy nghe Nava biện hộ cho chủ trương của mình qua bản nhật lệnh kết thúc cuộc hành binh: "Cuộc hành binh Hải âu là đòn đầu tiên trong những đòn tôi có ý định đánh vào đối phương... Trong cuộc hành binh đó, chúng ta đã đạt mục tiêu: lợi thời gian ? Chúng ta đã buộc bộ tư lệnh Việt Minh phải xét lại kế hoạch tiến công của họ. Chúng ta đã nắm quyền chủ động và chúng ta muốn giữ quyền chủ động đó".

Cônhi, kém khôn ngoan hơn, đã phơi bày ý định của tổng chỉ huy trong cuộc họp báo ngày 7 tháng 11 năm 1953 tại Hà Nội. Khi có nhà báo hỏi vì sao không ở lại những vùng mới chiếm được, Cônhi trả lời: "Tôi xin cải chính, cuộc hành binh Hải âu không hề nhằm mục đích chiếm đóng vĩnh viễn đất đai. Vùng Nho Quan không có lợi gì cả ta cũng thưa có ý định chiếm Thanh Hóa. Ta đổ bộ vào vùng duyên hải Thanh Hóa là để đánh lừa Việt Minh mà thôi. Quả nhiên họ đã bị lừa, ta đã đạt được mục đích..."!

Thất bại của cuộc hành binh Hải âu đã khiến Nava bắt đầu lo ngại. Nhà ký giả Pháp Rô côn (Pierrc Rocolle) đã viết: "Tượng Nava đã phải rút ra kết luận sau cuộc hành binh Mouettc là: quân viễn chinh Pháp kém khả năng chiến đấu khi gặp chiến trường phức tạp và phải đương đầu với những trận tao ngộ chiến. Thí dụ: binh đoàn cơ động số 4 đã mất đứt 1 tiểu đoàn trong ngày 27 tháng 10 năm 1953...". Nava cũng đã thủ nhận điều đó trong bản tường trình 707 ngày 10 tháng 11 năm 1953 gửi Chính phủ Pháp: "Theo ý kiến của tôi, tướng Conhi và tướng Gin, nếu chúng ta đưa lục quân của chúng ta, với chất lượng như hiện thời, ra khỏi một bán kính 10 kilômét có pháo binh yểm trợ, nếu chạm trán với bộ binh thì nó sẽ bị đánh bại".

TRUNG tuần tháng 11 năm 1953, theo kế hoạch, đại đoàn 316 từ địa điểm trú quân tại Thanh Hóa tiến lên Tây Bắc. Từ đầu tháng 11, bộ phận chuẩn bị chiến trường của 316, do tham mưu trưởng Vũ Lập dẫn đầu, đã lên đường.

Ngày 15 tháng 11 năm 1953, 316 vượt sông Đà.

Trong thực tế, đây chỉ là cuộc hành quân của cơ quan chỉ huy đại đoàn cùng với trung đoàn 174 về Thạch Thành, Thanh Hóa chỉnh huấn sau chiến dịch Thượng Lào. Hai trung đoàn khác của 316 vẫn không rời địa bàn Tây Bắc. Trung đoàn 98 ở lại Sầm Nưa một thời gian, giúp bạn củng cố căn cứ địa, tháng 9 năm 1953 quay về Sơn La. Trung đoàn 176 được trao nhiệm vụ tiễu phỉ, khoảng 2.000 tên, do Pháp nhen nhóm dọc hai bờ sông Đà đang quấy rối hậu phương ta.

Hội nghị cán bộ phổ biến nhiệm vụ quân sự và kế hoạch Đông Xuân 1953-1954 được Bộ Tổng tư lệnh triệu tập ngày 19 tháng 11 năm 1953, tại Đồng Đau, huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Cán bộ từ các chiến trường, trừ Nam Bộ quá xa, đều có mặt. Lâu lâu lại mới có cuộc họp đông đủ thế này. Mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng. Mỗi người mang về đây hơi hướng của cuộc chiến đấu gian lao và anh dũng trên từng chiến trường. Đêm khuya, những cuộc chuyện trò vẫn râm ran các khu lán.

Tổng quân ủy trình bày chủ trương quân sự Đông Xuân của Trung ương nhằm phá kế hoạch Nava. Mấy ngày trước đó, Cục 2 nhận được tin địch đang điều động tập trung các đơn vị nhảy dù. Hội nghị họp sang ngày thứ hai thì trinh sát từ Phú Thọ báo cáo về, phát hiện nhiều tốp máy bay, kể cả máy bay vận tải, bay về phía Tây Bắc. Ngày 19, bộ phận đi chuẩn bị chiến trường ở Tây Bắc điện về, máy bay trinh sát địch lượn trên bầu trời Điện Biên Phủ.

Tối ngày 20, tôi nhận được tin một số tiểu đoàn dù của Pháp đã nhảy xuống Điện Biên Phủ. Tại đây, trong thời gian này chỉ có một tiểu đoàn cùng với trung đoàn bộ của trung đoàn độc lập 148 đang đóng quân. Cuộc hội ý Tổng quân ủy được triệu tập ngay. Chúng tôi nhận định: Địch đã phát hiện 316 đang tiến quân lên Tây Bắc. Chúng cảm thấy Lai Châu và Thượng Lào bị uy hiếp, nên đưa một bộ phận lực lượng lên Tây Bắc đối phó. Cuộc họp Bộ Chính trị ở Tin Keo cũng đã dự kiến: nếu Tây Bắc bị uy hiếp thì địch sẽ tăng viện lên hướng này, hoặc đánh rộng ra vùng tự do để phá cuộc tiến công của ta. Cần xúc tiến nhanh việc đánh Lai Châu, không để cho quân địch đóng ở Lai Châu co về Điện Biên Phủ.

Ngay đêm hôm đó, một bức điện khẩn được gửi cho 316 đang trên đường hành quân: "Địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ là để chc chở cho Lai Châu và Thượng Lào bị uy hiếp. Như vậy là bị động phân tán lực lượng để đối phó với ta, tình hình căn bản có lợi cho ta... Nắm cơ hội tốt, tạo cơ hội tốt để tiêu diệt địch". Mệnh lệnh quy định 316 tổ chức thành những tiểu đoàn hành quân cho nhanh, chậm nhất ngày 6 tháng 12 năm 1953 phải có mặt ở Tuần Giáo.

Ngày 21, bộ phận tiền trạm của Bộ Tổng tham mưu đi trước bằng ô tô lên Tây Bắc bố trí sở chỉ huy tiền phương. Bộ Tổng tư lệnh thông báo cho các đại đoàn sẵn sàng lên đường chiến đấu. Riêng đại đoàn 304 (thiếu một trung. đoàn) ở Thanh Hóa, được lệnh hành quân ngay lên hướng Tây Bấc làm nhiệm vụ nbơ hi binh, rồi bí mật luồn rừng quay về Phú Thọ. Ta dự kiến nếu tiếp tục điều nhiều đại đoàn lên Tây Bắc, địch có thể tiến công ra vùng tự do để kéo quân ta về.

Hội nghị sắp kết thúc thì Bác tới. Người khen ngợi các đại biểu đã sôi nổi thảo luận và nhất trí với phương hướng và kế hoạch tác chiến của Trung ương. Bác nhấn mạnh phương châm chỉ đạo tác chiến của Trung ương trong mùa khô này là: "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", và . động viên cán bộ vượt mọi khó khăn giành thắng lợi lớn nhất trong Đông Xuân 1953-1954.

Tôi cùng với anh Hoàng Văn Thái làm việc với các đồng chí Hoảng Sâm, đại đoàn trưởng 304, Trần Quý Hai, đại đoàn trưởng 325, cụ thể hóa nhiệm vụ và hoạt động trên chiến trường Trung, Hạ Lào: ở hướng này chưa diễn ra hoạt động quân sự lớn, nên kẻ địch sơ hở và chủ quan. Bộ đội ta và Quân giải phóng Pa thét Lào mở cuộc tiến công có thể tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng trên đất bạn. Và đây cũng là một hướng nhiều khả năng thu hút quân cơ động của địch. Tôi trực tiếp trao nhiệm vụ cho đồng chí Lê Kích, phụ trách đơn vị thọc sâu xuống Hạ Lào, nhấn mạnh phải tuyệt đối giữ bí mật trong hành quân để tạo một bất ngờ lớn.

Chỉ huy các chiến trường đều phấn khởi nhận nhiệm vụ tuy biết Đông Xuân này sẽ gặp nhiều khó khăn. Riêng anh Nguyễn Chánh, tư lệnh Liên khu 5, tỏ vẻ băn khoăn. Anh Chánh nói ở liên khu đã được phổ biến tin mùa khô này địch sẽ đánh chiếm các tỉnh tự do ở đồng bằng, sợ khi trở về khó thuyết phục liên khu ủy nhất trí với chủ trương đưa đại bộ phận bộ đội chủ lực lên Tây Nguyên, chỉ để lại một bộ phận nhỏ cùng với dân quân du kích đối phó với quân địch. Tôi biết đây là vấn đề tâm ly không dễ giải quyết: Đảng bộ và lực lượng vũ trang Liên khu 5 vốn có truyền thống gắn bó chặt chẽ với dân. Bây giờ địch tới mà bộ đội chủ lực lại không có mặt ! Nhưng Bộ Chính trị đã tính toán kỹ, mở cuộc tiến công lên Tây Nguyên là cách tốt nhất để bảo vệ vùng tự do Liên khu 5. Tôi bàn với anh Chánh cố gắng làm cho liên khu ủy thông suốt chủ trương này.

Để kịp thời chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ trước tình hình mới, trong buổi kết luận hội nghị ngày 24 tháng 11 năm 1953, tôi nói:

- Địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, mặc dù ta không phán đoán được cụ thể về địa điểm và thời gian, nhưng cũng nằm trong phạm vi phán đoán trước của ta là: nếu Tây Bắc bị uy hiếp thì địch sẽ tăng viện lên hướng đó. Như vậy là trước sự uy hiếp của ta, địch đã phải bị động đối phó, phải phân tán một bộ phận lực lượng cơ động lên Điện Biên Phủ để yểm hộ cho Tây Bắc, chc chở cho Thượng Lào, và phá vỡ kế hoạch tiến công của ta...

Rồi đây, tình hình địch có thể biến hóa như thế nào ?

- Chúng có thể vừa giữ Điện Biên Phủ vừa giữ Lai Châu, một nơi chính, một nơi phụ, có thể lấy Điện Biên Phủ làm chính.

- Nếu bị uy hiếp, chúng có thể co về một nơi và tăng viện thêm một phần nào; cũng chưa nhất định co về nơi nào, nhưng khả năng co về Điện Biên Phủ nhiều hơn.

- Nếu bị uy hiếp mạnh hơn, không có thể tăng viện nhiều và biến thành một tập đoàn cứ điểm, trong trường hợp này không có thể lấy Điện Biên Phủ làm nơi thiết lập trận địa. Nhưng chúng cũng có thể rút.

- Vô luận rồi đây địch tình thay đổi thế nào, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho ta...

Không khí hội nghị phấn chấn han lên. Mọi người vui mừng, xôn xao. Kể cũng là một hiện tượng mới trong chiến tranh: khi kẻ thù chiếm thêm một vị trí chiến lược quan trọng của ta thì chúng ta lại cho đây là cơ hội tốt đã đến.

Sau cuộc họp, tôi định gặp anh Chu Huy Mân, chính ủy 316, thì biết anh đã nhận nhiệm vụ về trước để kịp đuổi theo bộ đội trên đường hành quân. Tôi gọi điện thoại cho người đón đường nói với anh Mân quay lại. Buổi chiều, anh Mân dắt xe đạp đi vào cơ quan với vẻ ngạc nhiên. Tôi nói:

- Địch đã ném thêm nhiều quân xuống Điện Biên Phủ. Đồng chí cần đi thật gấp cho kịp bộ đội, đôn đốc đơn vị hành quân cấp tốc lên bao vây Lai Châu. Phải chặn ngay con đường từ Lai Châu về Điện Biên Phủ. Có thể sẽ đánh Điện Biên Phủ?

Ngay tối hôm đó, anh Mân vội vã ra đi. Tôi nghe nói lại, anh Mân đã dùng hết bốn đôi má phanh xe đạp để lao dốc đèo khi đuổi theo bộ đội.

Bộ Tổng tham mưu tập hợp các nguồn tin báo cáo: Cuộc hành binh đánh chiếm Điện Biên Phủ có bí danh là "Hải ly" (Castor). Từ ngày 20 tới ngày 22 tháng 11 năm 1953, địch đã ném xuống cánh đồng Mường Thanh 6 tiểu đoàn dù, khoảng 4.500 quân, tương đương với số quân địch ở Nà Sản trước khi rút lui.

Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Lai Châu, không những giữ một vị trí chiến lược quan trọng ở Tây Bắc mà còn trên cả chiến trường Đông Dương. Vùng đất này tiếp giáp với Thượng Lào có những trục đường chạy về phía nam xuống Trưng, Hạ Lào, sang phía tây tới Thái Lan, Miến Điện, lên phía bắc tới Trung Quốc. Đây là vùng đông dân, trù phú, có cánh đồng rộng nhất ở Táy Bắc. Thực dân Pháp đã chiếm Điện Biên Phủ từ năm 1888. Lai Châu vốn là một trong bốn đạo quan binh của Pháp. Từ năm 1939, Điện Biên Phủ đã có một sân bay dã chiến. Trong cuộn Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, hàng ngàn quân Pháp đã qua con đường Lai Châu chạy sang Trung Hoa. Năm 1945, quân Nhật rồi quân Tưởng đã có mặt ở Điện Biên Phủ. Khi ta ký Hiệp định ngày 6 tháng 3 năm 1946 với Pháp, Pháp đã yêu cầu được đưa hơn 800 quân trở lại vùng này để làm nhiệm vụ tiếp phòng quân Tưởng. Lơcléc đã trực tiếp đến thăm Điện Biên Phủ.

Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Điện Biên Phủ tiếp tục nằm dưới quyền kiểm soát của Pháp, và chỉ mới được giải phóng từ cuối chiến dịch Tây Bắc năm 1952. Chúng ta đã có những đơn vị của trung đoàn 148 đóng tại Điện Biên Phủ. Nhưng để mở một chiến dịch lớn thì cơ quan tham mưu còn biết quá ít về địa hình vùng rừng núi ở tận cùng miền tây của đất nước. Trên những bản đồ ta hiện có, khu vực Điện Biên Phủ thiếu nhiều chi tiết. Cục Quân báo cử người tới trại tù binh âu Phi để tìm hiểu tình hình. Mấy ngày sau, đồng chí cục phó Cao Pha trở về, đưa tôi xem bản sơ đồ vẽ tay của một sĩ quan Pháp đã từng đóng ở Điện Biên Phủ. Viên sĩ quan này nói: nếu cho y một binh đoàn nhảy xuống điện Biên Phủ, y sẽ đóng quân trên những quả đồi ở phía đông cánh đồng Mường Thanh.

Trước mùa khô 1953, để tăng cường cơ quan Bộ Tổng tham mưu, Bộ Chính trị đã quyết định điều anh Văn Tiến Dũng, đại đoàn trưởng 320, về làm tổng tham mưu trưởng, anh Trần Văn Quang, làm cục trưởng Cục Tác chiến.

Bộ phận tiền phương được chỉ định gồm các anh Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu phó, anh Lê Liêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, anh Đặng Kim Giang, Phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, anh Đỗ Đức Kiên, cục phó Cục Tác chiến. Trước đó, anh Đặng Kim Giang đã cùng với một bộ phận cản bộ đi Tây Bắc để chuẩn bị công tác hậu cần.

Tôi trao đổi kỹ với anh Thái về nhiệm vụ giải phóng Lai Châu, phối hợp với bạn ở Thượng Lào, chuẩn bị chiến trường Điện Biên Phủ, đề phòng địch từ đây rút chạy qua Tây Trang sang Lào, nắm sát tình hình thay đổi của địch trên đường hành quân, đồng thời chuẩn bị phương án tiến công Điện Biên Phủ đệ trình Tổng quân ủy. Tôi hẹn sẽ có mặt ở Tây Bắc vào cuối tháng 12 năm 1953, hoặc đầu tháng 1 năm 1954, sau khi có quyết tâm của Bộ Chính trị.

Ngày 26 tháng 11 năm 1953, cơ quan tiền phương của Bộ lên đường đi chiến dịch Tây Bắc.

Đoàn Cố vấn Trung Quốc rất tán đồng chủ trương và kế hoạch tác chiến Đông Xuân của ta chọn Tây Bắc là hướng chính. Đoàn cử đồng chí Mai Gia Sinh, Cố vấn tham mưu, cùng đi trước với anh Thái.

Đầu tháng 12 năm 1953, Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho đại đoàn 308 vượt sông Hồng, đưa trung đoàn 36 đi trước, theo đường tắt, nhanh chóng chốt chặn ở Pom Lót, phía nam - tây-nam Điện Biên Phủ, ngăn không cho quân địch rút chạy sang Lào. Cùng lên đường với 308, có trung đoàn sơn pháo 675 của 851. Pháo và đạn được chuyển bằng ô tô, các pháo thủ đều đi bộ.

Địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, Tây Bắc đã thực sự trở thành hướng chính như dự kiến của ta trong kế hoạch Đông Xuân. Tôi cùng với cơ quan tham mưu bàn việc điều chỉnh kế hoạch ở hướng này. Trước đây, quyết tâm của Trung ương Đảng là sau khi giải phóng Lai châu, sẽ phối hợp cùng với bộ đội Pa thét Lào giải phóng tỉnh Phông Xa Lỳ trực tiếp uy hiếp Luông Phabăng, kinh đô của nhà vua Lào. Chiến trường Tây Bắc đã thay đổi và còn tiếp tục thay đổi. Tổng quân ủy nhận định địch có thể giữ cả Lai Châu và Điện Biên Phủ, cũng có thể tập trung về Điện Biên Phủ. Nếu quân địch không rút như ở Nà Sản, chúng sẽ biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm lớn. Hướng chuẩn bị của ta là đánh công kiên tập đoàn cứ điểm.

Ta phán đoán quân địch ở Điện Biên Phủ sẽ được tăng cường lên 10 tiểu đoàn. Bộ Tổng tham mưu dự kiến lực lượng sử dụng tại Điên Biên Phủ là 9 trung đoàn bộ binh, cùng với công binh, pháo binh, và một bộ phận cao xạ pháo.

Thời gian hoạt động ở Tây Bắc sẽ chia làm hai đợt :

* Đợt 1: 316 tiến hành đánh Lai Châu và kết thúc vào cuối tháng 1 năm 1954. Sau đó, bộ đội nghỉ ngơi, chấn chỉnh một thời gian khoảng 20 ngày, tập trung đầy đủ lực lượng để đánh Điện Biên Phủ.

* Đợt 2: Tiến công Điện Biên Phủ. Thời gian đánh Điện Biên Phủ ước tính 45 ngày. Nếu địch không tăng cường thêm nhiều quân, có thể rút ngắn hơn. Chiến dịch sẽ kết thúc vào đầu tháng 4 năm 1954. Đại bộ phận lực lượng sẽ rút, một bộ phận ở lại tiếp tục phát triển sang Lào cùng với bộ đội bạn uy hiếp Luông Phabăng.

Trong chiến dịch Thượng Lào mùa Hè vừa qua, thị xã Sầm Nưa là một tập đoàn cứ điểm nhỏ, nên ta chủ trương dùng cách tập trung lực lượng đánh nhanh thắng nhanh. Nhưng kẻ địch đã vội vã rút chạy. Lần này, tuy chưa có phương án tác chiến cụ thể (đã trao cho Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị), nhưng thời gian chiến dịch được dự tính sẽ đánh dài ngày để chuẩn bị cơ sở vật chất.

Bộ Tổng tham mưu làm việc với Tổng cục Cung cấp tính toán bước đầu, phải huy động cho chiến dịch 4.200 tấn gạo (chưa kể gạo cho dân công), 100 tấn rau, 100 tấn thịt, 80 tấn muối, 12 tấn đường. Tất cả đều phải vận chuyển qua chặng đường dài 500 km phần lớn là đèo dốc hiểm trở, máy bay địch thường xuyên đánh phá.

Số dân công chỉ tính từ trung tuyến trở lên, đã cần tới 14.500 người. Về chuẩn bị đường sá, các con đường thuộc tuyến chiến dịch đều phải bảo đảm vận chuyển bằng ô tô. Trước đây, để chuẩn bị đánh Nà Sản, con đường 13 từ Yên Bái lên Tạ Khoa đã sửa chữa xong, nhưng lúc này cần tiếp tục tu bổ thêm. Đường từ Mộc Châu đi Lai Châu rất xấu, phải sửa chữa nhiều. Phân công cho Bộ Giao thông công chính phụ trách đường 13 lên tới Cò Nòi, và đường 41 từ Mộc Châu lên Sơn La, bộ đội phụ trách quãng đường 41 còn lại từ Sơn La đi Tuần Giáo, và từ Tuần Giáo đi Điện Biên Phủ (sau này gọi là đường 42). Thời gian tiến hành từ tháng 12 năm 1953.

Ngay 6 tháng 12 năm 1953, tờ trình của Tổng quân ủy được gửi lên Bộ Chính trị, nêu: "Thời gian tác chiến ở Điện Biên Phủ ước độ bốn mươi lăm ngày". Trận đánh có thể khởi đầu vào tháng 2 năm 1954. Đây "sẽ là một trận cóng kiên lớn nhất từ trước tới nay", sẽ phải sử dụng 3 đại đoàn bộ binh, toàn bộ pháo binh, công binh, lực lượng phòng không. Nếu kể cả cơ quan chỉ huy chiến dịch, các đơn vị trực thuộc, bộ đội bảo vệ tuyến cung cấp, bộ đội bổ sung, thì "quân số tổng quát của chiến dịch sẽ là 42.000 người". Dự kiến đánh Điện Biên Phủ đệ trình Bộ Chính trị được chuẩn bị theo tinh thần "đánh chắc tiến chắc".

CŨNG trong ngày 6 tháng 12, quân Pháp được tin 316 đã xuất hiện ở Tuần Giáo, trực tiếp uy hiếp Lai Châu. Conhi lập tức ra lệnh cho trung tá Tơrăngca (Trancart) thực hiện cuộc hành binh Pônluýeh (Pollux) đưa toàn bộ lực lượng từ Lai Châu về Điện Biên Phủ. Lực lượng chính quy của vùng tác chiến Tây Bắc (Z O N.O.), tương đương với ba tiểu đoàn, đóng tại thị xã Lai Châu sẽ được không vận về Mường Thanh bằng máy bay. "Binh đoàn biệt kích không vận hỗn hợp" (G.C.M.A) bảo vệ cho lực lượng chính quy rút lui xong sẽ đi theo đường Pa vi (Pavie) nối liền Lai Châu với Điện Biên Phủ. Nhưng quyết định quá gấp này không tập hợp được 25 đại đội biệt kích gồm trên hai ngàn người đang ở tản mác trong rừng. Bộ chỉ huy Pháp đã coi việc tổ chức được lực lượng người địa phương này ở Tây Bắc là một thành công lớn. Bọn chúng dễ dàng thâm nhập sâu vào vùng giải phóng, khống chế dân chúng, tạo một vành đai an toàn chung quanh những vị trí đóng quân, tập kích những bộ phận nhỏ, và đánh vào tuyến giao thông của ta.

Ngày 7 tháng 12 năm 1953, cơ quan tác chiến báo cáo qua tin kỹ thuật, địch đang rút các tiểu đoàn đóng ở thị xã Lai Châu về Điện Biên Phủ bằng máy bay, một bộ phận đã tới Mường Thanh. Tôi nói Bộ Tổng tham mưa thông báo gấp cho sở chỉ huy tiền phương kịp thời xử trí.

Lúc này, lực lượng của Đại đoàn 316 còn chưa tập trung. Trùng đoàn 176 đã được lệnh của Bộ đưa một tiểu đoàn cấp tốc tiến vào Điện Biên Phủ, hoạt động tại khu vực Him Lam, Bản Tấu ngăn không cho quân địch đánh ra, một tiểu đoàn qua biên giới giúp các bạn Lào bảo vệ vùng giải phóng Sầm Nưa, một tiểu đoàn ở lại Sơn La, Thuận Châu bảo vệ hậu phương và làm lực lượng cơ động.. Hai trung đoàn khác đang trên đường lên Điện Biên Phủ, trung đoàn 174 mới tới Tuần Giáo, trung đoàn 98 còn ở bên kia đèo Pha đin.

Anh Thái triệu tập cán bộ 316 về sở chỉ huy tiền phương tại cây số 15 đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ, trao nhiệm vụ cho đại đoàn nhạnh chóng giải phóng thị xã Lai Châu theo kế hoạch cũ, và kiên quyết cắt đứt con đường Pavi, không cho địch co về Điện Biên Phủ. Nếu địch bỏ chạy thì truy kích tới cùng. Anh Lê Liêm nói: "Công tác chính trị của đại đoàn bây giờ là động viên bộ đội đuổi đánh địch thật nhanh".

316 vừa trải qua 20 đêm hành quân liên tục. Đại đoàn trưởng Lê Quảng Ba và chính ủy Chu Huy Mân quyết định đưa tiểu đoàn 439 của trung đoàn 98, do phó chính ủy trung đoàn Phạm Quang Vinh trực tiếp phụ trách, tiến gấp lên phía bắc giải phóng thị xã Lai Châu, một tiểu đoàn khác của 98 tạm dừng lại Tuần Giáo đề phòng địch nhảy dù tập kích phía sau vào hậu phương trực tiếp của chiến dịch, đại bộ phận đơn vị tiến về con đường Lai Châu - Điện Biên Phủ.

Ngày 9 tháng 12 năm 1953, tiểu đoàn 439 được xe ô tô vận chuyển hàng cho chiến dịch chở lên Lai Châu. Nhưng xe chỉ chạy được tới Nậm Mức cánh Lai Châu 45 kilômét thì phải dừng lại vì đường quá xấu. Bộ đội tiếp tục hành quân bộ. Tối ngày 10, tiểu đoàn 439 tới Pa Ham một đồn nhỏ cánh thị xã Lai Châu 32 kilômét, được tin quân địch ở những vị trí chung quanh mới dồn về đây chừng ba đại đội. Nửa đêm, tiểu đoàn bắt đầu tiến công. Quân địch cầm cự được nửa giờ rồi bỏ chạy. Hôm sau, tiểu đoàn tiến đến đèo Clavô cách thị xã Lai Châu 14 kilômét. Địa thế đèo này cực kỳ hiểm trở, chỉ cần một đại đội chiếm giữ có thể cầm cự được với cả một trung đoàn. Nhưng 439 dễ dàng vượt qua vì quân địch đang trên đường rút lui, thấy bộ đội ta xuất hiện là hoảng hốt tháo chạy.

Ngày 12 tháng 12 năm 1953, bộ đội ta tiến vào giải phóng thị xã Lai Châu sau gần một thế kỷ nằm dưới ách đô hộ của Pháp. Đèo Văn Long, "quốc vương" của xứ Thái tự trị, cùng với gia đình đã được máy bay Pháp đưa về Hà Nội. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tung bay trên thị xã đầy những xác xe vận tải và những kho tàng bị phá hủy.

Sau bốn ngày hành quân, lực lượng chủ yếu của 316 theo đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ đến Nà Tấu xuyên rừng đi về phía đèo Pa Thông, đã có mặt trên đường Pavi nối liền Lai Châu với Điện Biên Phủ. Trung đoàn 174 bố trí ở khu vực Mường Muộn, Mường Pồn đón đánh quân địch tử Lai Châu chạy về. Tiểu đoàn 215 của trung đoàn 98 đứng chân ở Pu San chặn đánh quân địch từ Điện Biên Phủ lên. Tiểu đoàn 888 của 176 đã chốt chặn ở Him Lam - Bản Tấu ngay cửa ngõ Mường Thanh.

Sáng ngày 12, đại đội 674 của tiểu đoàn 251 trung đoàn 174 tiến xuống Mường Pồn thì phát hiện trong bản có nhiều quân địch từ Lai Châu, rút về đang tập trung tại đây Đại đội lập tức tiến hành bao vây và nổ súng đánh địch. Quân địch có máy bay yểm trợ, thấy lực lượng ta ít, kiên quyết xung phong đánh bật ta để mở đường đi về Điện Biên Phủ. Cán bộ, chiến sĩ đại đội 674 chiến đấu rất dũng cảm kiên quyết không nới lỏng vòng vây. Chiến sĩ liên lạc Bế Văn Đàn mang lệnh đến cho tiểu đội Chu Văn Pù giữa lúc cả tiểu đội chỉ còn bốn người đang phải chặn đánh một cánh quân từ trên cao tràn xuống. Chu Văn Pù có khẩu trung liên trong tay nhưng không biết đặt vào đâu. Bế Văn Đàn lao tới nhấc hai chân súng đặt lên vai mình, và giục Pù siết cò trút đạn về phía quân địch. Bế Văn Đàn hy sinh, nhưng đợt tiến công của địch đã bị chặn đứng.

Để hỗ trợ cho cuộc hành binh Pônluýeh, Đờ Cát (vừa thay Gin) ra lệnh cho Lănggơle chỉ huy binh đoàn không vận số 2 (Groupement aéroporté No2, viết tắt là G.A.P.2) tăng cường, gồm tiểu đoàn dù lê dương số 1 (1er BEP), tiểu đoàn dù ngụy số 5 (5è BPVN), và tiểu đoàn dù 8 xung kích (sè BPC)L, hai cụm pháo 105, với bốn máy bay ném bom B-26 vế hai máy bay trinh sát yểm trợ, đi theo đường Pa vi lên Mường Pồn đón cát đơn vị còn lại từ Lai Châu rút về. Với số lượng những đơn vị và phương tiện được huy động, đây không còn là một cuộc hành binh nhỏ. Cônhi đã chỉ thị cho Đờ Cát cần thực hiện việc ngăn chặn bằng cách mở những cuộc tiến công vào sâu khu vực của đối phương.

* 7 giờ ngày 11 tháng 12, binh đoàn không vận số 2 lên đường. 11 giờ 30, quân địch đến Bản Tấu cách Mường Thanh 6 kilômét. Tiểu đoàn 888 chốt chặn tại đây lập tức nổ súng. Cả ba tiểu đoàn dù bị chôn chân tại chỗ suốt ngày 11. Ba đại đội biệt kích Thái ở Mường Pồn đang bị đại đội 674 chặn đánh, khẩn thiết kêu gọi cánh quân cứu viện cố mở đường tới giải vây. Suốt từ ngày 11 đến ngày 13, cánh quân cứu viện chỉ tới được đèo Pu San hiểm trở, cao 1.168 mét, nơi có tiểu đoàn 215 và đại đội phòng không 677 chốt giữ. Mặc dù có máy bay B-26 yểm trợ, thả cả bom napan, chúng đã không thể vượt qua quãng đường 4 kilômét từ Pu San đến Mường Pồn. Sáng ngày 13, đại đội 674 bao vây Mường Pồn được đại đội 317 đến tiếp sức, mở đợt tiến công cuối cùng tiêu diệt toàn bộ quân địch đóng ở Mường Pồn.

Buổi trưa ngày 13, binh đoàn không vận số 2 bỗng thấy tiếng súng phía Mường Pồn im bặt. Ngay sau đó, máy bay trinh sát báo tin những đơn vị ở đây đã bị tiêu diệt.

Chúng ta hãy nghe Bécna Phôn (Bernard Fall) kể tiếp về trận đánh này: "Mặc dù binh đoàn không vận số 2 đã không thực hiện được việc cứu nguy cho quân đồn trú ở Mường Pồn, nhưng trận đánh đối với họ còn xa mới kết thúc. Bộ phận đi đầu do thiếu tá Lơcléc và đại úy Tua rê (Tourret) chỉ huy vừa mới bắt đầu rút về hướng đông - nam lúc 16 giờ 50 thì bị một hỏa lực dữ dội của địch bắn xâu chuỗi. Theo tường trình trong báo cáo của G.A.P.2 thì Việt Minh không có máy bay quan sát cũng như những đơn vị tuần tiễu điều chỉnh đường bắn, vẫn thành công trong việc bố trí trọng pháo cách nơi những lính dù vừa hạ trại 500 mét, và giội đạn xuống họ một cách cực kỳ chính xác. Chỉ trong ít phút họ đã chịu đựng những tổn thất nghiêm trọng. Họ gọi máy bay ném bom B-26 đến cứu. Sự can thiệp tức thời của hai máy bay có lẽ đã cứu tiểu đoàn dù 5 khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn. Nhưng thiệt hại của tiểu đoàn này vẫn không kém nặng nề: 3 chết, 22 bị thương, và 13 mất tích.

Và chưa hết ! Bộ đội đối phương không còn bị cái nút Mường Pồn chặn lại đã bắt kịp cả G.A.P. 2. Trưa ngày 14 tháng 12, pháo 105 (tác giả lầm sơn pháo 75 của ta với pháo 105 - chú thích của người viết bắt đầu bắn vào đơn vị bảo vệ phía sau gồm những binh lính của tiểu đoàn dù lê dương 1. Giống như buổi sáng, Việt Minh tìm cách tiếp cận mục tiêu thật nhanh để tránh những trận oanh kích của không quân. 14 giờ 50, tiểu đoàn lê dương dù 1 báo cáo họ đang bị đối phương chiến đấu giáp lá cà dữ dội và yêu cầu máy bay tiêm kích yểm hộ. Không quân lại tiếp tục can thiệp, nhưng lần này đã có một báo hiệu không lành cho những gì sẽ diễn ra ở Điện Biên Phủ sau này; 15 giờ, một máy bay trinh sát báo cáo trúng đạn phòng không Việt Minh, và 16 giờ, một máy bay tiêm kích và một chiếc Moranc khác lần lượt báo cáo trúng đạn...".

Các đơn vị của Tơrăngca hầu hết là người địa phương, chạm trán quân ta lập tức tản vào rừng. Từ chiều ngày 13 tháng 12 năm 1953, cuộc truy lùng diễn ra trên tất cả các hướng. Rút kinh nghiệm từ trận truy kích Thượng Lào, 316 đã đuổi theo quân địch hàng trăm kilômét đường rừng, suốt ngày đêm. Bộ đội ta vừa kết hợp tiến công vừa kêu gọi đầu hàng. Số hàng binh Thái rất đông. Nhiều hàng binh có cả gia đình. Không thể đưa họ theo trên đường truy kích. Cán bộ 316 đã có sáng kiến tập hợp tù binh cùng với dân tuyên truyền giải thích, nói bộ đội sẽ trả tự do cho tù binh nếu được nhân dân bảo đảm là sẽ không để họ tiếp tục cầm súng giết hại đồng bào. Nhiều người vợ, người mẹ đã hăng hái hứa hẹn quyết không để chồng con theo giặt một lần nữa. Và họ đã làm được như vậy. Không một người Thái nào trong số này sau khi được tha quay trở lại với quân địch. 316 đã tiêu diệt và làm tan rã 25 đại đội địch, thu nhiều vũ khí, lừa ngựa, quân trang, quân dụng.

Phôn thấy cần có cả một cuốn sách để miêu tả lại số phận của người sĩ quan Pháp trong cuộc hành binh Pônluých, và ông ta kết luận: "Bây giờ chỉ còn công việc tính sổ những thiệt hại trong tuần lễ cuối cùng của cuộc đánh vận động. Khi lực lượng Pônluých rời Lai Châu ngày 9 tháng 12, họ gồm 2.101 người, trong đó có 8 trung úy, và 34 hạ sĩ quan Pháp. Khi những người sống sót của đại đội lừa ngựa Thái và đại đội nhẹ 428 tới Điện Biên Phủ, ngày 22 tháng 12, chỉ còn 10 người Pháp, trong đó có viên trung úy Ulpat và 175 binh lính Thái. Gần 2.000 lính biệt kích, hàng trăm người dân sự, cũng như 2 sĩ quan, 25 hạ sĩ quan Pháp không còn lên tiếng khi điểm danh. Hơn thế, Việt Minh đã thu được đủ vũ khí để trang bị cho một trung đoàn".

Trong bản báo cáo của mình về trận đánh này. Lănggơle chỉ huy G.A.P.2, đã nhấn mạnh "sự thuần thục lạ lùng của kẻ thù khi bố trí những vị trí pháo binh và vị trí trú quân ngoài tầm quan sát của không quân và lực lượng thám báo mặt đất..."Khúc dạo đầu diễn ra mau lẹ. Bộ đội ta vượt qua đợt dự kiến cho chiến dịch Tây Bắc.

Từ cuối tháng 11 năm 1953, cùng với cuộc tiến quân lên Tây Bậc, một cánh quân khác của ta cũng lên đường tiến xuống Trưng, Hạ Lào. Tham gia tiến công định ở hướng này có trung đoàn 66 của 304, các trung đoàn 101 và 18 của 325, cùng với các đơn vị tình nguyện của Liên khu 4, Liên khu 5 đã sang phối hợp với bạn hoạt động từ những năm trước, và một số đơn vị Pa thét Lào. Bộ chỉ huy chiến dịch Trung Lào, lấy mật danh là "Mặt trận D" được thành lập Các đồng chí Hoàng Sâm, tư lệnh đại đoàn 304, Trần Quý Hai, tư lệnh kiêm chính ủy đại đoàn 325 được cử tham gia Bộ chỉ huy liên quân. Lực lượng ta tiến vào Trung, Hạ Lào theo ba đường. Các trung đoàn 66, 101, tiểu đoàn 274 (thuộc trung đoàn 18),. và đại đoàn bộ 325 hành quân theo tỉnh lộ Nghệ An vào Chu Lễ, Hương Khê rồi vượt đèo Quân và dốc Trẫm - Trẹo sang bắc Trung Lào. Trung đoàn 18 (thiếu 1 tiểu đoàn) theo quốc lộ 1 tới Kỳ Anh, vượt đèo Móng Gà sang Cổ Áng theo đường Ba Rền, U BÒ tiến vào phía bắc đường số 9. Tiểu đoàn 436 thuộc trung đoàn 101 theo đường xuyên Trường Sơn tiến thẳng xuống Hạ Lào.

Trong kế hoạch chiến lược của mình, Nava đã xác định vĩ tuyến 18 là tuyến ngăn chặn hai miền Nam, Bắc Đông Dương. Các khu vực đường số 12, đường số 9, đường số 8 và cao nguyên Bôlôven ở Trung, Hạ Lào được coi là những địa bàn đặc biệt quan trọng về chiến lược Nếu để mất những địa bàn này Đông Dương có thể bị cắt làm đôi. Trước khi vào mùa khô, Nava đã tổ chức tại Trung Lào một bộ máy chỉ huy thống nhất, và tăng thêm lực lượng cho chiến trường này.

Ngay từ cuối tháng 11 năm 1953, địch đã phát hiện một lực lượng lớn bộ đội ta đang tiến về hướng Trung Lào. Ngày 1 tháng 12, Nava vội vã rút binh đoàn cơ động số 2 (GM 2) tử đồng bằng Bắc Bộ vào bịt các cửa ngõ hai tỉnh: Khăm Muộn và Xavanakhét, chủ yếu là ba con đường số 8, số 9, và số 12 nối liền Việt Nam với Trung Lào. Địch phân tán binh lực là điều đáng mừng cho ta. Tuy nhiên, định sớm đề phòng sẽ gây những khó khăn cho ta khi khởi đầu chiến dịch.

Quyết định mở một mặt trận ở Trung, Hạ Lào trong Đông Xuân này, chúng ta đã chọn đúng khu vực xung yếu mà địch không thể bỏ. Tôi theo dõi từng ngày bước đi của cánh quân theo những lộ trình khác nhau. Nếu bây giờ, phối hợp với Tây Bắc, một cuộc tiến công khác đồng thời nổ ra tại Trung Lào tạo được áp lực mạnh, chắc chắn Na va sẽ phải tiếp tục phân tán lực lượng cơ động về hướng này.

Trinh sát của ta ở Điện Biên Phủ hàng ngày báo cáo về: định tiếp tục thả thêm dù người, dù vũ khí, và rất nhiều dây thép gai. Chúng ráo riết sửa chữa sân bay. Các tướng lĩnh Pháp tuyên bố cuộc nhảy dù xuống Điện Biên Phủ "không phải là một cuộc nhảy dù biệt kích như ở Lạng Sơn, đây là khởi đầu một cuộc tiến công quy mô...". Đã có những dấu hiệu địch đang xây dựng ở Điện Biên Phủ một tập đoàn cứ điểm với quy mô lớn hơn nhiều so với Nà Sản.

Hạ tuần tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông Xuân 1953-1954. Đảng ủy chiến dịch được chỉ định gồm các anh: Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng, Lê Liêm, Chủ nhiệm Chính trị, Đặng Kim Giang, Chủ nhiệm Cung cấp, tôi là Bí thư Đảng ủy kiêm Chỉ huy trưởng chiến dịch. Đại đoàn 312, trước đó vẫn giấu mình ở một khu rừng già tại Yên Bái quân địch không sao phát hiện, được lệnh tiến gấp lên Tây Bậc.

Ngày 20 tháng 12 năm 1953, bộ tư lệnh đại đoàn 351 và các trung đoàn trưởng lựu pháo 105, cao xạ pháo được triệu tập lên Bộ để nhận lệnh. Tôi trực tiếp trao nhiệm vụ cho đại đoàn: "Trọng pháo ra trận lần đầu sẽ gặp nhiễu khó khăn lớn. Trước mật, phải bảo đảm an toàn và tuyệt đối bí mật trong hành quân. Đưa được người và xe, pháo tới đích an toàn, coi như đạt 60% thắng lợi". Chỉ một ngày sau khi nhận lệnh, cả hai đơn vị lựu pháo và cao pháo đã lên đường.

Ngày 21 tháng 12 năm 1953, trung đoàn 36 của 308 đã có mặt ở Pom Lót, gấp rút tổ chức một cái chốt chặn con đường từ Điện Biên Phủ sang Thượng Lào. Sự có mặt một đơn vị đã tham gia tiêu diệt hai binh đoàn Lơpagiơ (Lepage) và Sác tông (Charton) trong chiến dịch Biên Giới, trên con đường hiểm yếu tử Mường Thanh đi Tây Trang, sẽ không cho phép quân địch dễ dàng vượt qua.

Tại Trung Lào, những cánh quân và hàng vạn dân công của ta đã không lọt qua mật quân địch. Tướng Buốcgun (Bourgound), tư lệnh mới ở miền Trung Đông Dương, bố trí ba cụm phòng thủ nhằm bịt các cửa ngõ phía đông. Một cụm ở khu vực Napé, Căm Cớt, Lạc Sao trên đường số 8, gồm tiểu đoàn Tao số 9 và một đại đội pháo 105. Một cụm ở Banaphào, Nhommarát trên đường số 12, gồm hai tiểu đoàn bộ binh Ma rốc, một tiểu đoàn bộ binh Angiêri và một tiểu đoàn pháo 105. Một cụm ở Nậm Thun, có tiểu đoàn bộ binh cơ giới Xpahi (Spahis) số 6 làm lực lượng dự bị.

Bộ chỉ huy liên quân Lào - Việt đề ra trong kế hoạch đợt 1, tiến công cụm cứ điểm phòng ngự then chốt trên đường số 12. Lực lượng sử dụng là hai trung đoàn. Ta sẽ dùng chiến thuật đánh điểm diệt viện. Trung đoàn 66 đánh cứ điểm Mụ Giạ, Banaphào. Trung đoàn 101 phục kích đánh viện trên đường số 12 quãng giữa Thà Khoc và Banaphào. Tiếp đó, hai đơn vị sẽ theo đường 12 đánh về Nhommarát giải phóng phía đông tỉnh Khăm Muộn.

Ở hướng thứ yếu của chiến dịch, một tiểu đoàn của trung đoàn 101 và bộ đội bạn đánh Napé, Lạc Sao, Căm Cớt Sau đó phát triển theo trục đường số 8, đánh xuống đường 12.

Cùng lúc, tiểu đoàn 436 của trung đoàn 101, mũi thọc sâu của chiến dịch, đánh xuống Hạ Lào, tạo bàn đạp cho lực lượng lớn của ta phát triển xuống phía nam.

Trung đoàn 18 (thiếu một tiểu đoàn) phối hợp với lực lượng vũ trang Bình Trị Thiên đánh địch ở đường số 9 - Quảng Trị, cát đứt tuyến giao thông chiến lược Đà Nàng - Huế - Đông Hà - Xavanakhét, tiếp đó, phát triển theo đường số 9 sang đánh địch ở Trung, Hạ Lào. Theo kế hoạch, ngày 23 nháng 12, trung đoàn 66 nổ súng tiến công cứ điểm Mụ Giạ, Banaphào mở màn chiến dịch. Nhưng một sự việc bất ngờ đã xảy ra.

Sáng ngày 20, đoàn cán bộ trưng đoàn 101 do trung đoàn trưởng Trần Văn Bành và chính ủy Hoàng Văn Thái dẫn đầu, đi trinh sát thực địa trên đường 12 tìm nơi bố trí trận địa phục kích đánh viện. Tới suối Nậm On, đoàn cán bộ chạm trán với một toán địch đang lùng sục trong vùng. Cuộc tao ngộ biến diễn ra rất chóng vánh. Ta bắt sống một viên đại úy cùng với bốn lính âu Phi. Bọn này khai phóng thuộc cụm phòng thủ trên đường số 12 Qua lời viên đại úy ta biết cách đây bốn hôm, tiểu đoàn cơ động Angiêri số 27 (27è BTA) và một đại đội pháo 105 từ Thà Khẹc, Nhommarát đã lên đây xây dựng thêm một cứ điểm ở khu vực cầu Khăm He, binh đoàn cơ động số 2 cũng mới thiết lập một sở chỉ huy ở gần cấu Kha Ma trên đường số 12.

Thời cơ đã xuất hiện. Quân địch mới tới còn đứng chân chưa vững. Trung đoàn trưởng 101 đánh điện báo cáo bộ chỉ huy . liên quân, và đề nghị cho khuyển từ nhiệm vụ phục kích sang khẩn trương tập kích tiêu diệt tiểu đoàn âu Phi ở cứ điểm Khăm He. Đề nghị của trung đoàn. được bộ chỉ huy chấp thuận.

Sự thay đổi nhiệm vụ làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ. Mọi .người được lệnh bỏ lại trang bị nặng và lập tức lên đường. Trung đội trinh sát và một đại đội bộ binh đi đầu mở đường. Cán bộ chỉ huy trung đoàn và các tiểu đoàn trưởng cùng đi với phân đội trinh sát để kịp thời hạ quyết tâm chiến đấu. Kế hoạch tiêu diệt Khăm Hc được hình thành ngay trên dọc đường. Các đơn vị do các cấp phó chỉ huy hành quân nối theo. Xuống tới phân đèo Phuâc, đại đội đi đầu gặp một toán âu Phi chốt chặn trên một quả đồi ven đường. Đơn vị lập tức hình thành thế bao vây, nổ súng tiến công. Quân địch hốt hoảng bỏ chạy. Trời vừa tối, trung đoàn ra tới đường 12. Cũng lúc đó những tên địch thoát chết ở suối Nậm On và đèo Phắc chạy về cứ điểm Khăm Hc mang theo tin dữ sự xuất hiện bất ngờ của Việt Minh. Bọn chỉ huy cứ điểm ra lệnh báo động và thúc quân hối hả tăng cường bố trí phòng thủ.

Không để cho quân địch có thời gian chuẩn bị đối phó, đêm ngày 21 tháng 12, trung đoàn 101 bí mật tiếp cận mục tiêu và nổ súng tiến công. Cứ điểm rộng, lực lượng địch đông dựa vào công sự ngoan cố chống cự.

Các phân đội hiệp đồng đúng theo kế hoạch, thọc sâu vào giữa đồn địch rồi tỏa rộng chia cắt địch, phối hợp trong đánh ra, ngoài đánh vào: Gần sáng, trận đánh kết thúc. Hầu hết binh lính thuộc tiểu đoàn Angiêri số 27 và đại đội pháo 105 ly bị tiêu diệt. Ta thu ở Khăm Hc nhiều vũ khí, quân trung quân .dụng, trong đó có 4 khẩu 10 nguyện vẹn cùng với một ngàn viên đạn pháo.

Những người chiến tháng chưa ai ngờ tới là số đạn pháo chiến lợi phầm này một thời gian sau đó sẽ xuất hiện ở mặt trận điện Biên Phủ trong những ngày pháo ta đói đạn trầm trọng. Hai giờ sau, một đại đội lính Marốc từ Banaphào xuống cứu viện, lọt vào trận địa trung đoàn bị tiêu diệt gọn. Thừa thắng, trung đoàn tiến công tiếp vị trí Kha Ma, tiêu diệt tiểu đoàn Marốc vừa tới chiếm đóng.

Đêm ngày 23 tháng 12, theo kế hoạch, trung đoàn 66 mở cuộc tiến công vào khu 7ực then chốt ở Trung Lào: cụm cứ điểm Mụ Giạ, Banaphào. Nhưng chiến thắng của ta ở Khăm He, Kha Ma đã làm cho quân địch ở cả hai nơi này rút chạy. Cuộc công đồn biến thành truy kích.

Trung đoàn cắt đường rừng, vượt sông, bật kịp quân địch ở ngã ba Nacacham, tiêu diệt một số. Một tiểu đoàn Marốc từ Banaphào rút về, cùng một đại đội ngụy Lào chạy vào đồn Pa Cuội, dựa vào công sự đối phó. 66 tiến công đồn Pa Cuội, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn Marốc và đại đội ngụy Lào tại đây. Tướng Buốcgun với những lực lượng ở rải rác đã không thể ngăn chặn những đợt tiến công của ta.

Cũng trong hai ngày 23 và 24, một đơn vị bộ đội ta và bộ đội bạn tiến công Lại Sao, Căm Cớt, diệt một loạt vị trí dọn đường số 12, giải phóng thị xã Nhommarát, tiến vào Thà Khẹc. Toàn tỉnh Khăm Muộn với 40.000 kilômét vuông và hàng chục vạn dân được giải phóng. Cùng lúc trên mặt trận điện Biên Phủ ta chốt chặn được quân địch ở Pom Lót, tin vui từ mặt trận Trung Lào dồn dập bay về. Phòng tuyến Trung Lào tan vỡ. Trước tình thế đông Dương bị cắt làm đôi", Nava vội điều thêm một binh đoàn cơ động và một binh đoàn không vận từ đồng bằng Bâc Bộ vào, tổ chức Xên, nằm trên đường số 9 gần Xavanakhét, thành một tập đoàn cứ điểm với 10 tiểu đoàn.

Cuối tháng 12 năm 1953, quân địch ở Trung Lào đã lên tới 26 tiểu đoàn, trở thành nơi tập trung quân lớn thứ ba trên chiến trường Đông Dương. Chỉ trong đợt 1 chiến dịch, lực lượng của ta và bạn ở Trung Lào đã làm được những điều vượt dự kiến. 50.000 dân công các tỉnh từ Nghệ An trở vào đã cùng bộ đội lên đường qua nước bạn phục vụ chiến dịch. Ta sẽ còn những bất ngờ khác dành cho quân địch ở Trung và Hạ Lào. Nava đã buột phải phân tán khối cơ động ra ba nơi: đồng bằng Bắc Bộ, Tây Bắc, và Trung Lào.

Tại Điện Biên Phủ, một tập đoàn cứ điểm đã xuất hiện, chạy suốt chiều dài cánh đồng Mường Thanh, hai bên bờ sông Nậm Rộm. Về sau ta mới biết là ngày 3 tháng 12 năm 1953 Nava đã quyết định "chấp nhận chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Phương Tây coi đây là một sự chuyển hướng có tính chiến lược của Nava, vì Điện Biên Phủ không nằm trong kế hoạch mùa khô 1953 - 1954. Ta sẽ có dịp trở lại nhận xét này.

Cuộc chiến Đông Xuân 1953 - 1954 đã có bước khởi đầu thuận lợi. Một phần ba lực lượng cơ động của địch ở đồng bằng đã phân tán. Rồi đây khi mặt trận Tây Nguyên mở ra, địch sẽ . còn phải tiếp tục phân tán. Không còn phải băn khoăn nhiều về một cuộc tiến công lớn nhắm va o căn cứ địa kháng chiến của ta. Tôi lên Khui Tát chào Báo trước khi lên đường đi chiến dịch. Bác hỏi:

- Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại không?

- Các đồng chí Tổng tham mưu phó, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đều đã có mặt trên đó. Sẽ tổ chức cơ quan tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh để chỉ đạo chiến trường toàn quốc, kể cả bộ đội tình nguyện ở Lào và Campuchia. Anh Nguyễn Chí Thanh và anh Văn Tiến Dũng ở lại khu căn cứ, phụ trách mặt trận đồng bang Bắc Bộ. Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó xin ý kiến của Báu và Bộ Chính trị.

- Tổng tư lệnh ra mặt trận, "Tướng quân tại ngoại", Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau.

Khi chia tay, Bác nhắc:

- Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.

Tôi cảm thấy trách nhiệm lần này rất nặng. Ngày 5 tháng 1 năm 1954, tôi và một bộ phận cơ quan chỉ huy nhẹ lên đường đi Tây Bắc. Cùng đi, có đồng chí Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc.

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Chương 3

ĐƯỜNG RA MẶT TRẬN

Sau khi chiến tranh Đông Dương kết thúc, một câu hỏi được đặt ra: "Tại sao lại có Điện Biên Phủ?".

Những người trực tiếp dinh líu đến sự kiện, từ tổng thống, thủ tướng, tổng chỉ huy, những sĩ quan trên chiến trường, đến những nhà sử học, những phóng viên đã có nhiều năm theo dõi chiến tranh Đông Dương... đã có nhiều ý kiến giải đáp giống nhau, và khác nhau. Nếu coi Điện Biên Phủ là chung cục một cuộc chiến tranh xâm lược lỗi thời, thì vấn đề đã được giải quyết. Nhưng vì sao đôi bên tham chiến bỗng dưng kéo tới một vùng đất xa xôi không định trước, để lao vào cuộc chiến đấu sống còn, quyết định thành bại của chiến tranh, thì cũng nên làm rõ một đôi điều, mặc dù tất cả tới giờ không còn gì là bí mật. Có thể nói người khai sinh ra "chiến lược con nhím"

Ở Đông Dương là Xalăng. Xalăng không phải là một tổng chỉ huy nổi bật trong chiến tranh Đông Dương, không giành được nhiều uy tín, cũng như gây nhiều tranh cãi, nhưng lại là người chỉ huy gắn bó nhiều nhất với chiến trưởng, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc chiến.

Xalăng không có sáng kiến gì lớn nhằm giành thắng lợi cuối cùng, nhưng lại biết trì hoãn sự thua trận bằng những giải pháp kịp thời. Xalăng am tường đất nước, con người và địch thủ hơn tất cả những tổng .hỉ huy khác danh tiếng, tài ba lỗi lạc hơn. Chính sự xuất hiện tập đoàn cứ điểm ở Nà Sản, Tây Bâc năm 1952, đã chặn cuộc tiến công giành thắng lợi trọn vẹn trong chiến dịch của ta. Xalăng đã làm đúng việc cần làm vào thời điểm, để cứu vãn và cân bằng lại tình hình trong lúc toàn bộ lực lượng quân Pháp ở Tây Bắc đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Nhưng cũng tới lúc Xalăng phải ra đi. Chính phủ Pháp không cần một tổng chỉ huy có khả năng kéo dài cuộc chiến. Cái nhà cầm quyền Pháp cần là một chiến thắng lớn để tìm một kết thúc có lợi. Xalăng không có tham vọng làm điều này.

Rõ ràng không phải Xalăng ra đi không để lại gì cho người kế nhiệm. Ở Pháp, có những người dè bỉu chiến lược con nhím, chỉ thấy ở nó tính phòng ngự bi động. Nava biết đánh giá đúng vai trò của tập đoàn cứ điểm trong tương quan lực lượng lúc này. Người ta không thể tìm cách nào hữu hiệu hơn để đối phó với những chiến dịch tiến công ở vùng rừng núi. Nhưng tập đoàn cứ điểm Nà Sản đã không ngăn được Việt Minh giải phóng Sầm Nưa ? Hội chứng Thượng Lào, trong đó có kinh đô Luông Phabăng, luôn luôn ám ảnh Nava. Nếu cả miền Cực Bắc Đông Dương được giải phóng sẽ là một nguy cơ lớn cho cuộc chiến tranh. Nó sẽ mang lại những ảnh hưởng chinh trị tai hại, vì nước Pháp bất lực trong việt bảo vệ các quốc gia liên kết. Xalăng cũng đã nghĩ tới điều này, và tìm ra một lối thoát: đó là di chuyển tập đoàn cử điểm ở Nà Sản lên Điện Biên Phủ. Cánh đồng phì nhiêu lớn nhất ở Tây Bắc, nằm cách biên giới Việt - Lào 13 kilômét, chmh là nơi có khả năng chặn đứng con đường những đại đoàn chủ lực Việt Minh tiến về kinh đô Lào. Xalăng đã nói suy nghĩ của mình với Nava.

Cônhi, tư lệnh Bắc Bộ, nhiệt liệt tán đồng ý kiến này. Cônhi nhấn mạnh: Nà Sản không có vị trí chiến lược, chỉ là một "vực thẳm nuốt các tiểu đoàn", còn Điện Biên Phủ là một căn cứ bộ binh - không quân (base aéroterrestre) lý tưởng, là "chiếc chìa khoá" của Thượng Lào. Phòng nhì của Tổng chỉ huy còn bổ sung thêm những nhận định: tình trạng phương tiện tiếp tế hiện thời của Việt Minh không cho phép quân đoàn tác chiến hoạt động tại một vùng thượng du nghèo quá xa căn cứ, và sự có mặt một trung tâm đề kháng ở Điện Biên Phủ cho phép quân đồn trú d! tản khỏi xứ Thái bằng đường bộ trong hoàn cảnh cần thiết, điều mà Nà Sản không thể có... Nava lắng nghe một cách thận trọng.

Trong kế hoạch Nava đệ trình Chính phủ Pháp, chiếm đóng Điện Biên Phu đã được đề cập tới như một giải pháp trong trường hợp phải bảo vệ nước Lào. Để thực hiện, Nava yêu cầu được cấp thêm người và phương tiện. Chính phủ Pháp không trả lời về điều này khi thông qua kế hoạch, chỉ vì ngân quỹ Pháp, như lời bộ trưởng Tài chính: "Không có một xu cho kế hoạch Nava". Nava yêu cầu chính phủ phải có một văn bản về vấn đề bảo vệ nước Lào. Nava cũng nhiều lần thúc giục chính phủ gửi thêm quân tăng viện và vũ khí, đặc biệt là máy bay. Nhưng không có hồi âm. Ngày 22 tháng 10 năm 1953, nước pháp ký với Thủ tướng Lào Xuvana Phuma một hiệp ước khẳng định quyền độc lập của Lào trong Liên bang Đông Dương. Nava cho rằng mình không thể thoái thác nhiệm vụ bảo vệ một quốc gia liên kết: Nhưng ngày 13 tháng 11 năm 1953, Chính phủ Pháp trong cuộc họp Hội đồng Quốc phòng đã quyết định chỉ thị cho Nava: "hãy điều chỉnh kế hoạch với những phương tiện hiện có". Lần đầu, Nava được chỉ thị rõ bằng giấy tờ mục tiêu nước Pháp đang theo đuổi tại Đông Dương là "đưa địch thủ tới chỗ nhận ra họ không có khả năng giành một tháng lời về quân sự". Không hiểu vì lý do nào Nava chỉ nhận được chỉ thị này vào ngày 4 tháng 12 năm 1953, khi đã ném những lực lượng tinh nhuệ nhất của quân viễn chinh xuống Điện Biên Phủ, và đã ra quyết định "chấp nhận phiến đấu ở đây.

Trong hồi ký của mình, Thủ tướng Pháp Lanien (Joseph Lanieo khang định là Nava đã nhận được chỉ thị "trộng trường hợp cần thiết thì bỏ Lào" từ hạ tuần tháng 7, và dẫn chứng điều đó đã được ghi trong biên bản phiên họp Hội đồng Quốc phòng ngày 24 tháng 7 năm 1953. Nả va đã lập tức phản bác: "trước khi đọc cuốn sách của Lanien, ông ta không hề biết có tồn tại một biên bản như vậy" !

Theo một số nhà sử học Pháp, cơ quan tham mưu Pháp đã phát hiện từ cuối tháng 10 năm 1953 những hoạt động chuẩn bị của ta nhắm vào Lai Châu, và đại đoàn 316 trú quán ở phía nam Hòa Bình chuẩn bị tiến lên xứ Thái từ ngày 15 tháng 10 năm 1953, sẽ có mặt ở Tuần Giáo vào khoảng từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 11 năm 1953. Họ muốn chứng minh có những lý do dẫn Nava tới cuộc hành binh Hải ly. Đây chỉ là sự suy diễn sau khi các biến cố đã xảy ra. Chúng không có cơ sở trong thực tiễn. Vào thời gian này kế hoạch Đông Xuân 1953-1954 của ta còn chưa triển khai. Và trước khi Nava cho quân nhảy đù xuống Điện Biên Phủ, ta chưa có ý định đưa nhiều đại đoàn lên Tây Bắc.

Thực ra, khi quyết định đưa quân chiếm Điện Biên Phủ, Nava chưa hề biết gì về những ý đồ quân sự của ta trong Đông Xuân 1953-1954. Với những văn bản đã được công bế, chúng ta biết ngày 2 tháng 11 năm 1953, Nava đã chỉ thị cho Cônhi từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 11, chậm nhất là ngày 1 tháng 12, phải đánh chiếm Điện Biên Phủ để thiết lập một điểm ngăn chặn bảo vệ cho Thượng Lào. Đây chỉ là một hành động dự phòng, nhằm chc chở cho Lai Châu và Thượng Lào khỏi bị uy hiếp, và nắm lấy số lúa gạo đáng kể trên cánh đồng Mường Thanh có thể lọt vào tay đối phương. Nó không hề liên quan gì tới những tin tức về một cuộc tiến công của ta lên Tây Bắc.

Chính Nava đã viết trong hồi ký của mình: Hồi 18 giờ 15 phút ngày 20 tháng 11 năm 1953 một bức điện mật cho biết đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bạc uy hiếp mạnh Lai Châu. Tôi quyết định một hành động chiếm Điện Biên Phủ... để bảo vệ Luông Phnhăng nếu không vài tuần nữa nơi đây sẽ rất nguy hiểm". Điều đó chứng minh trước ngày 20, Nava chưa biết gì về cuộc hành quân của 316 lên Tây Bậc. Trong thực tế, từ sau chiến dịch Tây Bắc cuối năm 1952, đại bộ phận của 316 (hai trung đoàn) chưa hề rời khỏi địa bàn này. Và điều Nava đã viết cũng không hoàn toàn là sự thật. Không phải mãi tới 18 giờ 15 phút ngày 20 tháng 11, khi được báo cáo 316 đang hành quân lên Tây Bắc, Nava mới có quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ ! Như nói ở trên, Nava đã có quyết định này từ ngày 2 tháng 1 1 . Cuộc hành binh Hải ly chỉ được thực hiện vào ngày 19 tháng 11 vì có một số lý do.

Chủ trương của Nava ngay từ đầu đã vấp phải sự phản ứng khá gay gạt của cơ quan tham mưu Bậc Bộ dưới quyền Cônhi. Đại tá Baxtiani (Bastiani), tham mưa trưởng lực lượng trên bộ Bắc Việt Nam, kịch liệt phản đôi chiếm đóng Điện Biên Phủ. ông ta cho rằng: "Ở đất nước này, không thể ngăn chặn một hướng đi. Đó là một khái niệm châu âu không có giá trị gì ở đây. Người Việt đi kháp nơi. Ta thấy rõ điều đó ở đồng bằng". Tướng đờ xô (Dechaux), tư lệnh không quân Bắc Bộ, đặc biệt lưu ý những khó khăn về bảo đảm tiếp tế cho Điện Biên Phủ, vì thời tiết thất thường ở Tây Bắc Việt Nam trong mùa đông. Và chính Cônhi, người đã đánh giá Điện Biên Phủ là chiếc chìa khóa bảo vệ Thượng Lào, sẽ hỗ trợ cho Lai Châu khi bị tiến công, lúc này cũng phản đối đánh chiếm Điện Biên Phủ. Sự thay đổi của Cônhi là điều dễ hiểu. Cônhi lo chiến dịch đánh chiếm ba tỉnh tự do ở Liên khu 5 của tổng chỉ huy sẽ lấy đi ở đồng bằng nhiều tiểu đoàn, không muốn mất thêm một số tiểu đoàn nữa vào Điện Biên Phủ, trong khi bốn đại đoàn chủ lực của đối phương vẫn thưa rời những cửa ngõ chung quanh đồng bằng.

Ngày 17 tháng 11 năm 1953, Nava từ Sài Gòn ra Hà Nội cùng với Mác Giắckê (Marc Jacket), Bộ trưởng chịu trách nhiệm về điều hành chiến tranh, và Mô rít đờ giăng (Mauricc De)ean), Cao ủy, để quyết định lần cuối về cuộc hành binh Castor đánh chiếm Điện Biên Phủ. Các tướng trực tiếp thi hành nhiệm vụ: Giền, đờ xô, Mát xông (Masson) vẫn tiếp tục nêu những lý do về chiến thuật, kỹ thuật phản đt)i cuộc hành binh. Riêng Cônhi, trước đó đã trình riêng với Nava một tập những phiếu phản đối của cơ quan tham mưu dưới quyền mình, giữ im lặng. Cuối cùng, Nava vẫn giành quyền quyết định.

Trong các ngày 20, 21, 22 tháng 11 năm 1953, sáu tiểu đoàn dù được ném xuống Điện Biên Phủ. Cuộc hành binh mà bộ tham mưu của Cônhi lo lâng đã không gặp trở ngại lớn, mặc dù cuộc đọ súng với những đơn vị của trung đoàn 148 đang luyện tập trên cánh đồng Mường Thanh đã diễn ra suốt một ngày, làm quân dù chết và bị thương trên một trăm người.

Ngày 26 tháng 11, Cônhi công bố ý định "tiến hành chiến đấu phòng ngự chống lại kẻ thù trong khu tam giác Điện Biên Phủ - Lai Châu - Tuần Giáo, trung tâm đề kháng sẽ là Điện Biên Phủ . Với những kinh nghiệm thực tế trên chiến trường, Cônhi đã có lý khi sớm nghĩ tới một trận đánh phòng ngự sẽ diễn ra ở Tây Bắc.

Cuộc hành binh Hải ly không giúp cho Lai Châu đứng vững, cũng không cứu vãn được số phận binh đoàn biệt kích không vận hỗn hợp. Binh lính Pháp đã quen với những công việc phải làm khi đứng chân trên một vùng đất thù địch. Sân bay Mường Thanh được lập thêm những tấm ghi sắt cho máy bay vận tải hạng nặng hạ cánh. Những trung tâm đề kháng nối nhau mọc lên. Một tập đoàn cứ điểm mới đã nhanh chóng hình thành.

Nhưng hai đại đoàn chủ lực của ta cũng nhanh chóng xuất hiện chung quanh Điện Biên Phủ.

Ngày 3 tháng 12 năm 1953, Nava tuyên bố chấp nhận chiến đấu ở Điện Biên Phủ.

Ngày 5 tháng 12, Cônhi quyết định lực lượng ở Điện Biên Phủ và ở Lai Châu rút về sẽ được thống nhất thành "Binh đoàn tác chiến ở Tây Bắc" (G.O.N.O.)I dưới một sự chỉ huy chung. Giền, chỉ huy cuộc hành binh Hải ly vốn là một sĩ quan dù, thấy mình không thích hợp với nhiệm vụ, đề nghị được thay thế.

Ngày 7 tháng 12, Đờ Cátxtơri được Cônhi và Nava chỉ định chỉ huy tập đoàn cứ điểm, chuẩn bị đương đầu với một cuộc tiến công.

Ngày 10 tháng 12 năm 1953, lực lượng địch ở Điện Biên Phủ đã là 10 tiểu đoàn, Ngày 12 tháng 12, Nava bắt đầu nghĩ sẽ có một cuộc chiến ở Điện Biên Phủ, quyết định phải đưa chiến xa lên đây, cũng như bố trí những phi đội máy bay chiến đấu ngay trên sân bay Mường Thanh, và sân bay Xiềng Khoảng chỉ cách Điện Biên Phủ 200 km. Tập đoàn cứ điểm sẽ phải có các loại pháo hạng nặng 105 và 155 ly. Nava ra lệnh cho Crevơcơ tư lệnh lực lượng ở Lào, phải càn quét dọc sông Nậm Hu, mở một đường hành lang nổ.i liền Luông Phabăng với Điện Biên Phủ Đây cũng chính là con đường rút lui khi cần. .

Ngày 15 tháng 12, lực lượng địch ở Điện Biên Phủ tiếp tục tăng lên 11 tiểu đoàn.

Ngày 24 tháng 12, Nava tới Điện Biên Phủ dự . lễ Giáng sinh với quân đồn trú. . Hai chiếc xe tăng Chaffec đầu tiên vừa -được lắp xong, và đưa vào sử dụng. Bên kia biên giới Việt - Lào, những tiểu đoàn của Crevơcơ cũng tới Sốp Nạo. Nava lặp lại với cát sĩ quan những lời ông ta vừa đăng tải trên báo Caravelle: "Tình hình địa hình, những đặc điểm về khí hậu của khu lòng chảo Điện Biên Phủ làm cho nó trở thành một vị trí dễ phòng ngự, một trong những sân bay tốt nhất Đông Nam á, một đầu cầu hàng không tuyệt hảo. Trận đánh có thể được chúng ta chấp nhận tại đây trong những điều kiện hết sức thuận lợi". Sau khi vạch ra những khó khăn của đối phương về di chuyển lực lượng, tiếp tế bằng chân chậm chạp trên những khoảng cách quá dài, không có đường giao thông... Nava khẳng định: "Một chiến dịch khởi đầu trong những điều kiện như vậy chỉ có thể chuyển sang hướng có lợi cho chúng ta..., khả năng tập trung nhanh chóng trên những điểm bị uy hiếp, ưa thế về lực lượng so với kẻ thù, sự góp phần của biệt kích (maquis), không quân, nhất là những đơn vị nhảy dù, (...) chắc chắn mang lại cho chúng ta thắng lợi... Những điều kiện chiến thắng đã hội đủ. Tôi tin chắc những điều kiện chính trị cũng sắp tới".

Vì sao Nava đã quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ ? Và chấp nhận trận đánh ở Tây Bậc, phải chăng Nava đã đi ngược lại chủ định của mình là duy trì thế phòng ngự chiến lược trên miền Bậc mùa khô 1953-1954?

Câu trả lời có thể như sau.

Từ khi nhậm chức, Nava cố tránh vệt xe đổ của nhiều người tiền nhiệm thụ động chạy theo mỗi hoạt động của đối phương. Nava đã thực hiện mục tiêu số 1 của mình là mang lại tính chiến đấu và tính cơ động cho quân viễn chinh. Những cuộc hành binh nối tiếp đều nhằm phá kế hoạch một cuộc tiến công mà Nava cho rằng đang hướng vào đồng bằng Bắc Bộ hoặc Thượng Lào. Nước "xuất xe" về phía tây - nam Ninh Bình không mang lại kết quả mong muốn.

Nava đã thấy rõ vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ ở miền bắc Đông Dương. Chiến dịch Sầm Nưa đầu năm 1953 báo hiệu kinh đô nhà vua Lào đứng trước sự đc dọa. Nhưng ở thời điểm Nava tung quân xuống Điện Biên Phủ chưa có dấu hiệu một cuộc tiến công trực tiếp nhảm vào Luông Phabăng: Và nếu sự đe dọa đó xuất hiện, Nava vẫn có cách để ngăn chặn như ta đã thấy tháng 2 năm 1954, khi 308 xuất hiện tại Thượng Lào. Lý do bảo vệ nước Lào được Nava nhấn mạnh sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, chỉ là cách làm nhẹ trách nhiệm.

Quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ liên quan đến những chủ trương lớn trong điều hành chiến cuộc của Nava. Nava đã tập trung một số quân cơ động quá đông ở đồng bằng. Viên tổng chỉ huy mới nhậm chức, rất nhiều tự tin, không thể để một lực lượng lớn như vậy nằm im, chờ đón một cuộc tiến công không nhất thiết sẽ diễn ra. Nava cần có một đòn tiến công khác trên chiến trường chính, nơi đối phương vẫn để các đoàn chủ lực nằm im, chưa bộc lộ ý đồ. Đưa quân lên Việt Bắc, nơi nhiều đại đoàn chủ lực đối phương đang chờ? Tái diễn việc đưa quân về phía Liên khu 4?... Tất cả đều là những việc không nên làm. Nava đã chọn một cách khác là ném một số tiểu đoàn dù xuống Điện Biên Phủ.

Trước hết, giải pháp này tỏ ra ít nguy hiểm. Cơ quan tham mưa của Nava ở Sài Gòn tin rằng: Việt Minh không thể duy trì ở thượng du quá 2 đại đoàn và 20.000 dân công, sự bấp bênh về giao thông không cho phép họ mang tới đó pháo trên 75 ly cùng với đạn pháo quá 7 ngày chiến đấu . Tập đoàn cứ điểm Nà Sản hồi đầu năm đã vô hiệu hoá 2 đại đoàn Việt Minh ? Việc đánh chiếm Điện Biên Phủ có khả năng ngăn chặn được một cuộc tiến công ở Tây Bắc, xa hơn nữa là Thượng Lào. Và nhất là nó có thể thu hút một số đại đoàn Việt Minh, giảm nhẹ áp lực đối với đồng bằng. Nava chỉ mong cuộc hành binh Hải ly thu hút được từ 1 tới 2 đại đoàn chủ lực của đối phương về hướng này, làm phân tán khối chủ lực Việt Minh, trì hoãn một cuộc tổng giao chiến trong mùa khô 1953-1954 trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Nava vẫn đặt trọng tâm vào hiệp đấu đầu tiên ở miền Trung, nơi có thể giành thắng lợi bằng một cuộc tiến công quy mô lớn. Vùng ba tỉnh tự do Liên khu 5, dải đồng bằng ven biển này đã tồn tại trong suốt cuộc chiến tranh, tạo thành một khu vực chia cắt hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Chiếm được vùng này, nước Việt Nam từ vĩ tuyến 18 trở vào chỉ còn là đối tượng của những cuộc bình định, về lâu dài sẽ do quân ngụy chịu trách nhiệm. Nó cũng sẽ có lợi khi buộc phải chấp nhận một giải pháp chính trị .

Khác với Cônhi và những cơ quan tham mưu, Nava không mong một cuộc đụng đầu ở Điện Biên Phủ. Trận đánh quyết định giữa đội quân viễn chinh với khối chủ lực Việt Minh sẽ nổ ra trên miền Bầc vào mùa khô năm tới, khi miền Nam từ Liên khu 5 vào đã bình định xong, và những binh đoàn cơ động đã tập trung đủ số lượng cần thiết.

Tới lúc này, quân đồn trú Ờ Điện viên Phủ vẫn có thể mở một con đường rút lui. Quân Pháp đã có những kinh nghiệm rút lui trong trường hợp bị bao vây như ở Hòa Bình, Nà Sản. Vì sao Nava đã không làm điều đó khi thấy nguy cơ một trận đánh sẽ xảy ra? Vì Nava vẫn muốn Điện Biên Phủ sẽ làm vai trò "chiếc nhọt tụ độc" trên miền Bắc; đó là cách giúp cho mình rảnh tay để triển khai cuộc tiến công chiến lược ở miền Trung theo đúng kế hoạch.

Trong khi mọi người đều tin vào chiến thang nếu có một trận đánh lớn ở Điện Biên Phủ, Nava tỏ ra dè dặt. Ngày 31 tháng 12, Nava đã bí mật chỉ thị cho Cônhi và Crevơcơ phải nghiên cứa một kế hoạch rút lui khỏi Điện Biên Phủ trộng trường hợp cần thiết, được mệnh danh là "cuộc hành. binh Xênôphôn" (opération Xénophon). Nhưng nó chỉ được thực hiện vào những ngày cuối cùng ở Điện Biên Phủ khi quân Pháp không còn điều kiện.

Ta thấy rõ sự lo ngại của Nava qua báo cáo gửi về Pan ngày 1 tháng 1 năm 1954: "... Tất cả đều cho cảm giát lúc này là kẻ thù quyết tâm dùng sức mạnh tiến công Điện Biên Phủ với những phương tiện rất lớn...

Trong trường hợp bị tiến công, cơ may chiến thang của chúng ta ra sao? Mới hai tuần lễ trước, tôi đánh giá nó là 100% Nhưng, trước sự xuất hiện những phương tiện mới... tôi không thể... bảo đảm chắc chắn thắng lợi... Dù sao đi nữa, Điện Biên Phủ sẽ giữ vai trò chiếc nhọt tụ độc và sẽ cho phép tránh cuộc tổng giao chiến ở đồng bang . Nava tóm tắt những ý đồ của mình:

1. Điều hành một cuộc chiến có tính phòng ngự chiến lược (ở đồng bang Bắc Bộ, Trung Lào và bắc Trung Bộ, Thượng du và Bậc Lào).

2. Ngược lại, tiến hành tiến công ở miền Nam và Trung Trung Bộ để giải phóng các tỉnh nằm giữa Cạp Varella (vịnh Cam Ranh) và Touranc (Đà Nang) với 3 triệu dân do Việt Minh nam giữ từ năm 1945. Cuộc tiến công đó - bao giờ cũng là phần chính yếu của kế hoạch tôi đã đệ trình hồi tháng Bẩy với Hội đồng Quốc phòng : sẽ kéo dài từ tháng Giêng tới tháng Bẩy".

Đến cuối tháng 12 năm 1953, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã hoàn tất theo mẫu hình Xalăng đặt ra ở Nà Sản nhưng với quy mô rộng lớn hơn nhiều. Người đặt nền móng cho cả hai nơi này vẫn là Giền. Trưng tâm đề kháng cuối cùng ở phía nam Mường Thanh đã xây dựng xong. Những đơn vị ưu tú nhất của đạo quân viễn chinh Pháp đều có mặt. Để tránh một cuộc giao chiến lớn như Nava mong muốn, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải đủ mạnh.

Điện Biên Phủ không hiện diện trong kế hoạch Nava không có nghĩa nó chỉ là một việc làm mang tinh ứng phó nhất thời. Nava đã bỏ nhiều tâm lực cho quyết định này. Tình hình trên miền Bắc trong Đông Xuân 1953-1954 buộc Nava phải có một hành động, nếu cuộc hành binh Hải ly không diễn ra ở Điện Biên Phủ thì nó cũng phải diễn ra ở một nơi khoe. Tổng tham mưu trưởng Pháp Êly (Paul Ely) đã có lý khi viết: . "Tôi tin chắc nếu tôi là tổng chỉ huy vào thời điểm đó, tôi sẽ không có quyết định như tướng Nava [đưa quân lên Điện Biên Phủ], nhưng tới bây giờ tôi vẫn không thể nói sau đó tình hình Lào và Bậc Bộ sẽ ra sao". Trước sau Điện Biên Phủ chỉ giữ một vai trò thứ yếu trong kế hoạch, nhưng vẫn là một nước cờ chiến lược đã được Nava tính trước những hệ quả một cách tỉnh táo. Công bằng mà nói, tới lúc này Nava không đáng chê trách như nhiễu người sau đó đã lên án.

Trong suốt mùa khô 1953-1954 Nava vẫn tuyệt đối trưng thành với kế hoạch chiến lược của mình.

Tôi cùng đi với những đơn vị cuối cùng lên Điện Biên Phủ. Một tháng qua, khu căn cứ cũng như vùng tự đo khá yên tĩnh. Tiếng máy bay không ngừng rên ri trên bầu trời, nhưng những con đường 13, 41 phía gần mặt trận đã thu hút phần lớn bom đạn. Chúng ta đã tung hầu hết bộ đội chủ lực ra các chiến trường, đại bộ phận tập trung vào Tây Bắc. Cách bảo vệ khu căn cứ lúc này lại chính là dồn thật nhanh các đại đoàn chủ lực của ta tới chung quanh Điện Biên Phủ. Chiến xe jeep, chiến lợi phẩm từ chiến dịch Biên Giới, đã ọc ạch, đưa chúng tôi qua Đèo Khế đi về phía Tuyên Quang.

Mùa đông kháng chiến đầu tiên, nhân dân ta vác cuốc phá đường. Bây giờ những con đường đã được hàn gắn lại, như vết thương bắt đầu lảnh lên da non. Chợt nghĩ mình đã qua những thời kỳ ra mặt trận bằng những phương tiện khác nhau: đi bộ, đi ngựa, và bây giờ đã đi xe jeep.

Xe chạy giữa những đoàn người đi cùng chiều, tuôn thảy như nước. Đồng bào vui YẺ hoan hô cán bộ đi xe Ô tô ra mặt trận, nhìn thấy qua đây dấu hiệu trưởng thành của quân đội, của kháng chiến. Đuốc dân công, đèn xe thồ như sao sa trên suốt dọn đường. Bến Bình Ca đầy ứ xe vận tải, hưng hực không khí chiến dịch. Tôi nhớ tới bản mệnh lệnh viết tay cho tiểu đoàn 2 ngày đầu chiến dịch Việt Bắc, Thu Đông 1947: "Tiểu đoàn 2 sống chết với con đường Bình Ca - Thái Nguyên", con đường dẫn tới nơi Bác ở, tại Tân Trào. Sau chiến dịch, tiểu đoàn 2 đã được tặng danh hiệu "Tiểu đoàn Bình Ca".

Qua Phú Thọ, tôi ghé thăm 304. Mùa khô này phấn lớn các đại đoàn đều đánh tập trung, riêng 304 sẽ phải chia ra hoạt động ở ba nơi rất xa nhau. Nhiệm vụ của bộ phận ở lại hậu phương cũng rất nặng. Tôi báo cho đơn vị biết Bộ đã quyết định điều trung đoàn 57 hành quân gấp bằng cơ giới lên Tây Bậc, và hỏi có thắc mắc gì không. Tham mưu trưởng Nam Long vui vẻ: "Báo cáo, không thắc mắc gì, mà còn rất phấn khởi. Đông Xuân này chỉ có 304 được làm cùng lúc cả ba nhiệm vụ: nhiệm vụ quốc tế ở Trung Lào, đánh địch trên chiến trường Tây Bắc, bảo vệ Trung ương ở khu căn cứ?".

Đêm hôm sau, qua Tạ Khoa, dừng lại bên bờ sông Đà. Chiếc xe thỉnh thoảng không chịu nổ máy, phải nhờ người đẩy. Con đường chiến dịch Tây Bắc đã trở thành quá quen thuộc. Nhưng cái khác lần này là mặt đường đã được mở rộng, màu đất mới đỏ tươi dưới ánh đèn pha. Sau Hội nghị Trung ương lối đầu năm trước, để tạo điều kiện vận động bộ đội, nhân dân ta đã khôi phục và mở rộng trên bốn ngàn kilômét đường, trong đó có hai ngàn kilômét dành cho xe cơ giới Chỉ nhìn con đường nằm chênh vênh bên bờ vực thẳm, thành vại cao ngất, đã thấy sức mạnh và quyết tâm của nhân dân ta đi vào trận đánh tới. Các suối phần lớn chưa có cầu. Những người làm đường đã xếp đá thành những "cầu ngầm" cho xe qua.

Loại cầu này có ưu điểm đặc biệt là không trở thành mục tiêu đánh phá của máy bay. Khi qua suối, nghe sỏi đá lục cục và nước réo dưới chân, có người nói:

- Cầu Trần Đăng Ninh đây !

Chính anh Trần Đăng Ninh đã chỉ đạo làm loại "cầu gấp" này. điều đáng buồn là, anh Ninh đã không thể có mặt trong chiến dịch. Dọc đường, lúc nào cũng nghe tiếng máy bay. Các đỉnh đèo đầy sương mù. Những ngọn đèn dù từ máy bay thả xuống tỏa một thứ ánh sáng xanh ma quái trên các bến phà. Ti.ếng bom nổ rền từ phía đường 41 vọng về. Chúng tôi nghỉ lại một ngày ở Bần Chẹn. Ngày hôm đó máy bay ném bom khá gần nơi trú quân.

Đường ra mặt trận hết núi lại đèo, suối rồi lại suối. Qua những khu rừng âm u rậm rạp, những sườn núi chênh vênh, lại đến những đồi tranh trơ trụi. Tới ngã ba Cò Nòi, có cảm giác như đã ở mặt trận.

Đây là nơi gặp nhau của các trụi đường 13 và đường 41 nối liền với đường 6 từ Hà Nội lên Suối Rút._ Các con đường tới đây đã biến đi dưới những hố bom. Kể cả những đồi núi chung quanh cũng chỉ còn là một màu đất đỏ Dân công tiếp tục san đất sửa đường cho xe qua.

Công viện luôn luôn bị đứt quãng vì máy bay tới ném bom, thả pháo sáng. Ngã ba Cò Nòi là một cửa ải tất cả những người ra trận đều phải vượt qua. Đây là khoảng thời gian được êly, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, ghi lại sau này trong cuốn sách của mình: "Từ tháng 1 năm 1954, những cuộc oanh tạc các đường giao thông dẫn đến Điện Biên Phủ đã ngày càng ác liệt. Có trận dùng tới 39 máy bay ném bom B.26, 5 máy bay bốn động cơ Privateer và 21 máy bay khu trục thuộc hải quân, ném hàng trăm tấn bom trên những đoạn đường bị nghi ngờ. Lần đầu tiên trong các trận oanh tạc, Mỹ đã cho Pháp sử dụng loại máy bay vận tải cỡ lớn Packet C 119 (78 chỗ ngồi) để thả bom napan. Mỗi chiếc mang được 9 tiếng chứa 90 bình napan". Từ Cò Nòi tới Điện Biên Phủ là đường độc đạo. Tôi bắt đầu được chứng kiến hình anh cả nước ra trận.

Người đi như trảy hội. Những đoàn dân công Việt Bậc, Tây Bấc, Khu a, Khu 4 đều gặp nhau ở đây. Bộ binh, pháo binh, công binh, vận tải, văn công..., đơn vị này nối tiếp đơn vị khoe. Các chiến sĩ mặc áo bông mới dài tay, súng đạn, ba lô, bao gạo đầy ắp trên người, đi hàng một nối nhau bước gấp. Bác đã nhắc Cục Quân nhu phải may đủ áo bông phát tới chiến sĩ trước khi lên đường đi chiến dịch. Nhìn dáng đi mạnh mẽ của bộ đội, có thể thấy anh em năm nay rất sung sức và công tác tổ chức hành quân của các đơn vị .làm khá tốt. Ơ đại đoàn 308, đã xuất hiện phong trào "ba tốt": ăn tốt, ngủ tốt, đi tốt.

Anh nuôi bảo đảm những bữa cơm nóng. Bộ đội mang theo đỗ xanh làm giá thay rau tươi ngay trên dọc đường.

Mọi người chuẩn bị từ chiếc cọc màn, chiến dây phơi quần áo để tới nơi là có ngay một chỗ ngủ tươm tất.

Trước khi đi ngủ, từng tổ ba người khoét một hố nhỏ, lót nilông bên dưới rồi đổ nước ấm pha muối để cùng ngâm nhân. Phong trào này đã được nhân rộng ra các đơn vị Các chiến sĩ qua ngã ba Cò Nòi mới biết một lần nữa chiến dịch lại mở ở vùng rừng núi. Khi vượt sông Hồng ở Yên Bái, đi trên đường 13, họ vẫn tưởng đang thực hiện một cuộc hành quân nghi binh, tới đây sẽ ngoặt sang đường số 6 quay về đồng bằng.

Từng đoàn xe Ô tô vận tải, xe kéo pháo chậm chạp qua suối, máy rú từng hồi khi lên dốc. Trên những chiếc cầu tre mảnh khảnh, hoặc những cầu gỗ ghép bằng thân cây của công binh mới bắc qua suôn, những chị dân công đòn gánh cong vút vì gạo, đạn, cười nói vui vẻ vượt qua. Những anh dân công xe thồ lầm lủi điều khiển chú "voi con" đi thoăn thoắt trên đường. Vận tải xe thồ đã trở thành binh chủng vận tải quan trọng thứ hai, đứng sau xe cơ giới. Những đoàn ngựa thồ của đồng bào Mông từ rẻo cao xuống, những chị dân công người Tày, người Nùng gánh, người Thái, người Dao gùi, chấm phá thêm màu sắc cho bức tranh liên hoàn dài vô tận. Lại có cả những đàn bò nghênh ngang, những chú lợn chạy lon ton, dưới sự dẫn dát kiên nhẫn của những chiến sĩ cung cấp, cũng đi ra mặt trận.

Tử hàng ngũ các đoàn dân công bỗng chốc lại vang lên một giọng hò, khi thì trong vắt của một cô gái đồng bang Bắc Bộ, khi thì trạm ấm của một chàng trai Khu Tư. Tiếng hát, câu hò như trả lời, như vượt lên những thách thức của bom đạn mỗi lúc càng nhiều ở phía trước. Tôi đã đi chiến dịch nhiều, nhưng chưa bao giờ chứng kiến một không khí phấn khởi, hào hùng như lần này. Nhưng đây là điều có thể hiểu được.

Tôi sinh ra và lớn lên từ một làng nghèo tỉnh Quảng Bình, thuộc dải đất thiên nhiên ít ưu đãi ở miền Trung.

Gia đình không đến nỗi đói ăn, nhưng những ngày giáp hạt thường thiếu. Từ khi còn là một chú bé, những lấn theo mẹ đi vay và trả thóc trước và sau vụ gặt, tôi đã được thấy những hạt thóc lép, thóc mục khi đi vay, những hạt thóc mẩy phơi khô, quạt sạch khi phải trả, và cách đong vơi, đong đầy của chủ nợ. Tôi sớm hiểu nỗi khổ cực của những người nông dân không có ruộng hoặc ít ruộng đất như thế nào. Năm 1937, khi còn hoạt động trong Mặt trận Dân chủ, tôi đã cùng anh Trường Chinh viết cuốn Vấn đề dân cày. Thời gian trước cách mạng hoạt động ở chiến khu, tôi càng hiểu biết về cuộc sống cơ cực cửa những người nông dân nghèo khổ luôn luôn sấn sàng đi theo cách mạng. Nông dân là đội quân chủ lực của cách mạng. Suốt những năm kháng chiến, hy sinh lớn nhất, đóng góp lớn nhất, chính là nông dân. Đảng ta đã sớm nghĩ tới vấn đề bồi dưỡng sức dân, mang lại những lợi ích thiết thực cho nông dân nghèo, nhưng chiến tranh gay gắt, hình thái cài răng lượt giữa ta và địch, chưa cho phép làm được gì nhiều. Ta chưa đủ mạnh để thực hiện một mục tiêu quan trọng của cáeh mạng là đem lại ruộng đất cho dân cày. Ngày 4 tháng 12 nam 1958, theo đề nghị của Đảng ta, Quốc hội Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Luật ruộng đất Sự kiện trọng đại này đã thổi một luồng sinh khí mới vào hàng ngũ những người kháng chiến, đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ trong quân đội vốn phần lớn xuất thân từ nông dân, tạo thành khung cảnh hùng tráng cả nước ra trận hôm nay.

Đây sẽ là bất ngờ lớn nhất đối với quân địch trong mùa khô này, một sức mạnh tinh thần ghê gớm mà chắc chắn Nava chưa đặt lên bàn cân so sánh lực lượng.

Dọc đường, tôi tiếp tục theo dõi sự chuyển quần của các đơn vị trên các mặt trận, đặc biệt chú trọng những diễn biến mới ở điện Biên Phủ. Tôi thường xuyên thững báo tình hình mới ở các chiến trường với anh Vi Quốc Thanh. Giữa chúng tôi tiếp tục có những cuộc trao đổi ý hợp tâm đầu. Anh Vi và tôi đều thống nhất cách tốt nhất để giải quyết tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là tiến hành tiêu diệt dần từng trung tâm đề kháng.

Mối lo chính vẫn là: liệu địch có thể đón quân từ Lai Châu về, rồi rút khỏi Tây Bậc, như đã làm ở Nà Sản? Với tính cách Nava đã bộc lộ qua những cuộc hành quân biệt kích, đưa quân ra tây - nam Ninh Bình, rõ ràng đây là một điều cần phải tinh đến. Costor có phải là một đòn đánh dữ giống như Mouette, nhưng cao tay hơn...?

Tại Bắc Bộ, do địch có những thay đổi lớn, mùa khô này, ta xuất quân muộn. Đã sắp hết mùa đông. Lựu pháo 105 và cao pháo của ta, kể cả đại đoàn 312, đều còn trên đường hành quân. Con đường từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ chỉ là đường cho xe ngựa thồ. Bộ đội ta và công binh suốt thời gian qua đã ra sức mở đường, làm cầu, nhưng vẫn chưa xong. Ta còn chưa đưa được sơn pháo 75 lên những mỏm núi cao quanh cánh đồng để kiểm soát sân bay. Những máy bay vận tải hạng nặng đã hạ cánh tại đây. Theo báo cáo, quân địch ở Điện Biên Phủ đã lên tới 9 tiểu đoàn, nhưng chúng vẫn có thể rút nhanh chóng bằng một cuộc hành binh không vận. Chúng cũng có thể rút qua Lào theo đường hành lang Luông Phabăng - Điện Biên Phủ, chỉ phải vượt qua một trưng đoàn của ta chốt chặn ở Pom Lót... Quân Pháp khá giỏi trong những cuộc rút lui. Ta đã chứng kiến điều đó tại Hòa Bình và Nà Sản.

Mỗi khi phải nghỉ lại dọc đường, các chiến sĩ thông tin lại lập tức căng dây trời, hỏi tin tức Điện Biên Phủ. Một lần, cán bộ quân báo tới báo cáo ngày hôm nay, tại nhiều vị trí địch trên cảnh đồng Mường Thanh, xuất hiện những đám lửa. Tôi vội hỏi:

- Chúng đốt gì ? Đốt để làm gì?

Đồng chí cản bộ không thể trả lời.

Các chiến sĩ trinh sát khi theo dõi địch thưa nắm được điều quan trọng ta đang rất cần biết: địch định cố thủ ở Mường Thanh hay định rút lui ? Những đám lửa làm tôi rất băn khoăn. Chúng đốt nhà dân để làm công sự, hay đốt những thứ không thể đem theo trước khi rút quân ?

Nếu quân địch ở Điện Biên Phủ rút lui, phần lớn các đại đoàn của ta đã đưa lên Tây Bắc đều phải nhanh chóng chuyển hướng hoạt động. Một bộ phận sẽ theo kế hoạch cũ tiến sang Lào. Chiến trường Thượng Lào thưa thể tiếp nhận một số quân đông, vì đường tiếp tế quá xa. Quân cơ động địch sẽ lại tập trung về đồng bằng. Đành rằng ta sẽ có cách khác để tạo điều kiện tiêu diệt sinh lực địch, nhưng việc thực hiện kế hoạch Đông Xuân trên chiến trường chinh càng bị chậm thêm. Chẳng còn bao lâu nữa là tới mùa mưa. Đêm đêm, chỉ mong sao đi sớm tới chỗ nghỉ để nắm tình hình.

Mong mỏi của ta là địch sẽ ở lại Điện Biên Phủ. Anh Thái báo cáo phương án đánh Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị, chờ tôi lên để thông qua. Đây sẽ là lần đầu bộ đội ta mở một cuộn tiến công quy mô lớn vào một tập đoàn cứ điểm với một vạn quân. Cán bộ, chiến sĩ ta đã được chuẩn bị về đánh tập đoàn cứ điểm. Đối tượng lúc đó là Nà Sản. Nhưng bây giờ là Điện Biên Phủ, có số quân đông gấp rưỡi, và vũ khí trang bị mạnh hơn nhiễu lần. Trận đánh sắp tới sẽ là một thử thách lớn chưa từng có đối với ta trong chiến tranh. Ta đã nhọn chiến trường rừng núi là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để tiêu diệt địch. Nhưng Điện Biên Phủ không hoàn toàn là rừng núi. ở đây có cánh đồng lớn nhất tại Tây Bắc. Rất nhiều cứ điểm nằm trên cánh đồng. Bộ đội ta sẽ phải tiến hành nhiều trận đánh với quân cơ động có máy bay, xe tăng, đại bác yểm trợ trên địa hình bằng phẳng giống như ở đồng bằng. Nếu kẻ địch chấp nhận trận đánh ở Điện Biên Phủ, thì đây cũng là chiến trường do chúng lựa chọn... Trận đánh này ta không được phép thua.

Phần lớn tinh hoa của bộ đội chủ lực trong tám năm kháng chiến đều tập trung ở đây. Những vốn liếng vô cùng quý giá, nhưng cũng thực ít ỏi ! Từ năm 1950 bắt đầu mở chiến dịch lớn tới mùa xuân này, vẫn là những đơn vị ấy, những con người ấy. Tôi đã thuộc từng trung đoàn, từng tiểu đoàn, từng đại đội chủ công, biết những cản bộ đại đội, trung đội, chiến sĩ đã lập công xuất sắc.

Đã thấy rõ mọi người lẽn đường lần này đều sần sàng hy sinh để giành chiến thắng. Nhưng nhiệm vụ của chiến dịch không chi là giành chiến thắng, mà còn phải giữ được những vốn quý cho cuộn chiến đấu lâu dài.

Tới Sơn La, ghé thăm một trạm xe vận tải nằm ven trụt đường. Nhìn bên ngoài chỉ thấy một khu rừng. Vào sáu một phút, xe cộ đứng thành hàng dài ngang, dọc dưới lùm cây. Tôi xem đồng hồ, đã 10 giờ. Lợi dụng sương n ù tan chậm, những chiếc xe vận tải phủ đầy lá ngụy a g, vẫn còn từ ngoài đường 41 nối nhau nhạy vào trạm.

Qua phố huyện Thuận Châu một đêm trăng đẹp. Dưới ánh trăng, những trái đồi gianh trở nên mượt mà hơn, rừng cây bù xù ban ngày đã chuyển thành những mảng mầu lục sẫm hiện trên nbn trời xanh, trang điểm những mảng sương trâng. Đồng bào chưa ngủ, đứng đông ven đường xem bộ đội hành quân. Đây là đại đoàn 312.

Đại đoàn báo cáo: Đơn vị hành quân rất tốt, không ai rơi rớt dọn đường, giừ được bí mật, không thiệt hại gì vì máy bay địch; anh em đều rất phấn khởi khi được lệnh xuất quân. Trên đường ra trận, gặp đêm trăng đẹp, chúng tôi đều cảm thấy vui. Giữa lúc đó, máy bay tới thả pháo sáng. Chúng tôi đi khỏi đây một lát thì máy bay tới thả bom.

Hôm sau, nghỉ lại bên này đèo Pha đin, gần một suối nước nóng. Máy bay đánh phá đèo suốt ngày.

Trời tối, tiếp tục hành trình. Xe lại phải dừng trước chân đèo Pha đin. Các đồng chí công binh tới báo cáo: Trên đèo còn bom nổ chậm. Pha đin đứng sừng sững chc kín một vùng trời. Đèo này dài hơn ba chục kilômét, suốt thời gian qua bị máy bay địch đánh phá liên tiếp. Dưới ánh trăng, nhìn rõ sườn núi trụi hết cây cỏ, đất đá bị xới lộn. Rồi đây cuộn chiến đấu trên đèo này sẽ còn ác liệt hơn.

Mấy lần hỏi, các đồng chí bảo vệ đều nói là chưa qua đèo được Thấy còn phải đợi lâu, các chiến sĩ thông tin căng dây trời, cho điện đài chạy để nam tình hình. Tôi bảo người đi gọi đồng chí phụ trách đơn vị công binh.

Một cán bộ vóc người tầm thước, chắc nịch, mặt đen sạm tới, tự giới thiệu là đại đội trưởng công binh. Tôi hỏi:

- Tình tình đường sá thế nào? Có qua đèo được trong đêm nay không? .

Đồng chí đại đội trưởng đáp: .

- Báo cáo Đại tướng, trên đèo vẫn còn bom nổ chậm, anh em đang tích cực đào.

- Đào có lâu không ? .

- Thông thường thì vài giờ, nhưng cũng có những quả nằm sâu, phải đào rất lâu.

Tôi biết người cán bộ đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc phải sớm mở thông con đường, nên chỉ đặt tay lên vai anh, nói: Mặt trận của các đồng chí ở đây, các đồng chí cố gắng chiến đấu, nay mai địch sẽ còn phá nhiều hơn.

Quá nửa đêm, đồng chí đại đội trưởng quay lại báo cáo đường đã mở xong. Quả bom nổ chậm trên đèo vẫn chưa đào lên được. Đơn vị công binh đã quyết định đánh một con đường tránh cho chúng tôi. Riêng xe vẫn phải vượt qua vị trí có bom nổ chám. Ngay trong lúc bộ đội đang đào bom, nhiều xe vận tải không thể chờ lâu cứ phải chạy qua.

Về sau tôi mới biết, mở con đường mới này không đơn giản. Những ngày trước đó địch râc bom bươm bướm khắp nơi, biến rừng núi hai bên đường thành những bãi mìn. Cánh bom bươm bướm màu xanh, lẫn vào cỏ cây, ban ngày cũng đã khó phát hiện ! Các chiến sĩ công binh đã phải dùng sào gạt, dùng đá ném, làm nổ những trái bom nằm trên mặt đất. Nhưng vẫn còn những trái mắc trên cành cây ? Để bảo đảm cho đường thật an toàn, anh em đã dũng cảm dùng sào khua cho những trái bom nổ ngay trên đầu ? .

Chúng tôi phải mất nhiều giờ mới đi hết con đường tránh, trong khi đoàn xe leo đèo vượt qua hố bom nổ chậm, đã tới chờ từ lâu.

Xe nhiều lần phải dừng lại giữa đèo vì máy bay tới. Xuống đến chân dốe, trời đế bắt đầu sáng. Trên đường vẫn còn những chiến sĩ khiêng pháo đi cùng chạy rầm rập để kịp về tới vị trí trước khi sương mù tan. Phố huyện Tuần Giáo nằm ngay dưới chân đèo. Đây đã thuộc đất Lai Châu mới được giải phóng một tháng nay. Liên lạc chờ sẵn, đưa chúng tôi vào nghỉ ở một bản nhỏ cách xa đường cái. Ngôi nhà sàn của đồr!g bào Thái hải mái cao vút. Sàn tre đầu hồi có ang nước và những chậu gỗ trồng ít c.ấy hẹ. Chủ nhà niềm nở đun nước pha trả mời khách.

Chúng tôi đã vượt qua cửa ải cuối cùng trên đường tới Điện Biên Phủ.

CHỢP mắt được một lúe, thức giấc, thấy anh Hoàng Văn Thái đang ngồi hút thuốc lá, tôi hỏi: Anh tới lâu chưa ?

- Cũng chưa lâu. Thấy anh ngủ ngon, không muốn đánh thức. .

- Liệu địch có rút Điện Biên Phủ không ?

- Chân là không. Chúng vẫn tăng quân và tiếp tục củng cố công sự.

Tôi cảm thấy mừng.

Anh Thái báo cáo Điện Biên Phủ có một cánh đồng khá rộng nhưng vẫn nằm giữa địa hình rừng núi, thuận lợi cho ta. Bộ đội đã tập kết chung quanh Mường Thanh. Lúc này, địch không thể rút lui mà không có thiệt hại. Địch ở Điện Biên Phủ hoàn toàn cô lập về đường bộ, giao thông, vận tải, tiếp tế đều trông vào máy bay. Lực lượng địch ở đây có 9 tiểu đoàn (về sau ta mới biết vào tháng 1 năm 1954, địch đã có 11 tiểu đoàn). Chúng đã ra sức xây dựng công sự, nhưng chỉ mới làm được những công sự dã chiến. Một số mặt của tập đoàn cứ điểm còn sơ hở. Về phía bộ đội ta, các đơn vị đều sung sức, tinh thần chiến đấu lập công rất cao. Ta đã trao đổi với các đồng chí bạn cùng đi chuẩn _ bị chiến trường, .thấy nên dùng cách đánh nhanh để tiêu diệt địch. Sự xuất hiện của pháo binh và pháo cao xạ sẽ tạo một bất ngờ lớn. Đánh nhanh thắng nhanh, bộ đội còn sung sức, sẽ đỡ tổn thất, và không phải đối phó với khó khăn về tiếp tế đạn dược, lương thực cho hàng vạn chiến sĩ và dân công trong một cuộc chiến đấu dài ngày...

Bản sơ đồ tập đoàn cứ điểm trải rộng. Lần đầu, tôi nhìn thấy những vị trí địch dày đặc đến như vậy. Từ nhiều phía, nhất là phía tây, muốn tiếp cận đều phải vượt qua cánh đồng rộng. Riêng phía đông tập đoàn cứ điểm là rừng núi, nhưng đã bị án ngữ bằng một loạt vị trí nằm tiếp giáp nhau trên những mỏm đồi.

Tôi hỏi:

- Hiện còn phải giải quyết những vấn đề gì ?

- Đang sửa gấp đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ.

Đường này trước đây chỉ là đường dùng cho ngựa thồ, và đã bỏ lâu ngày. Sửa xong đường, đưa pháo vào vị trí là có thể nổ súng.

- Ý kiến các đồng chí chỉ huy đại đoàn như thế nào?

- Anh em đều thấy là nên đánh ngay khi địch chưa đứng chân vững. Bộ đội rất phấn khởi vì lần này có cả đại bác 105 và pháo cao xạ.

Tôi thấy cần tìm hiểu thêm tình hình. Bộ đội còn mất một thời gian làm đường. Hơn 70 kilômét đường cho xe kéo pháo ! Trong thời gian đó, chắc chắn địch củng cố thêm công sự, và còn có thể tăng quân. Ngay bây giờ đánh nhanh đã khó. Rồi đây hẳn càng khó.

Tôi nói với anh Thái: "Có thể tập kết pháo và cao xạ ở Tuần Giáo, nhưng phải đưa thật nhanh toàn bộ 312 vào đội hình bao vây quân địch. Cần giữ quân địch ở Điện Biên, không để tái diễn trường hợp Nà Sản !"

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Chương 4

QUYẾT ĐỊNH KHÓ KHĂN NHẤT

Buổi chiều, đi tiếp vào sở chỉ huy. Xe chạy trên con đường mới sửa, cây cối, lau lách hai bên đã phát quang. các "cua" đều mở rộng, không còn những,ơ Ổ trâu, Ổ gà Những suối lớn, nhỏ đều được xếp đá ngầm hoặc bắc cầu gỗ khá chắc chắn. Mặt cầu là những cây gỗ to, buột néo với nhau bằng đây rừng. Không thể nghĩ đây lại là loại vật liệu có thể thay thế cho những chiết đinh cầu!

Đến cây số 15 đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ, xe rẽ vào Thẩm Púa, nơi đặt sở chỉ huy. Vùng này có suối, thác, và nhiều núi đá, thoạt nhìn giống như Quảng Uyên, Cao Bằng. Không khí sở chỉ huy rất nhộn nhịp. Cán bộ tham mưa tấp nập chuẩn bị bản đồ, sa bàn. Tôi gặp lại các anh Lê Liêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chinh trị, anh Đặng Kim Giang, Phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, những người đã đi trước một tháng. Trong cuộc hội ý Đảng uỷ Mặt trận, đúng như lời anh Thái, ý kiến những là: cần đánh ngay trong lúc địch chưa tăng thêm quân và củng cố công sự, có khả năng giành chiến thắng trong vài ngày đêm. Dự kiến với tinh thần "mở đường thắng lợi" của bộ đội và dân công như hiện nay, khoảng năm ngày nữa, có thể làm xong đường đưa pháo vào trận địa. Tôi gặp một số cán bộ tìm hiểu thêm tình hình. Ai nấy đều tỏ ra hân hoan với chủ trương đánh nhanh chóng nhanh. Mọi người cho rằng nếu không đánh sớm, địch tăng cường công sự, tập đoàn cứ điểm sẽ trở nên quá mạnh, và cũng lo chiến dịch kéo dài, sẽ khó giải quyết vấn đề tiếp tế trên tuyến đường từ hậu phương ra mặt trận quá xa, địch còn đánh phá quyết liệt hơn.

Tôi thấy cần gặp Trưởng đoàn Cố vấn quân sự của bạn, hy vọng sẽ có sự đồng tình: lựa chọn phương án ,,đánh nhanh chóng nhanh" là quá mạo hiểm. Tôi hỏi đồng chí nghĩ gì về ý kiến của bộ phận chuẩn bị chiến trường. Đồng chí Vi Quốc Thanh nói đã gặp đồng chí Mai Gia Sinh và những chuyên gia cùng đi với cán bộ Việt Nam. Các chuyên gia và các đồng chí Việt Nam đều nhất trí là cần đánh sớm, có nhiều khả năng giành chiến thắng.

Tôi trình bày những suy nghĩ của mình, với so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường, không thể huy động toàn bộ sức mạnh của ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm trong thời gian một vài ngày. Đồng chí Vi cân nhắt rồi nói: "Nếu không đánh sớm, nay mai địch tăng thêm quân và củng cố công sự thì cuối cùng, sẽ không còn điều kiện công kích quân địch".

Tôi vẫn cho rằng đánh nhanh không thể giành thắng lợi nhưng chưa có đủ cơ sở thực tế để bác bỏ phương án các đồng chí đi trước đã lựa chọn. Cũng không còn thời gian báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị, tôi đồng ý triệu tập hội nghị triển khai kế hoạch chiến đấu. Tôi nói với đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, chánh văn phòng của Bộ, sự cân nhắc của mình, dặn theo dõi tình hình, nghiên cứu, suy nghĩ thêm, và chỉ được trao đổi riêng với mình về vấn đề này. Tôi chỉ thị cho đồng chí Cao Pha, cục phó Cục 2, điều tra thật cẩn thận những vị trí trên cánh đồng hướng tây, nơi được coi là sơ hở ta sẽ dùng mũi chọc sâu đánh vào, và yêu cầu phải báo cáo hàng ngày những hiện tượng như tăng quân, củng cố công sự của địch.

Ngày 14 tháng 1 năm 1954, mệnh lệnh chiến đấu được phổ biến trên một sa bàn lớn tại hang Thẩm Púa. Cán bộ cao cấp, trưng cấp các đại đoàn tham gia chiến đấu đều có mặt. Những tư lệnh, chính ủy đại đoàn: Vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn, Lê Quảng Ba, Đào Văn Trường, Nam Long, Quang Trung, Cao Văn Khánh, Chu Huy Mân, Trần Độ, Phạm Ngọc Mậu... và nhiễu cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn đã cùng chiến đấu qua rất nhiễu chiến dịch.

Nhiệm vụ chọc sâu giao cho đại đoàn 308, đại đoàn chủ lực đầu tiên của Bộ. 308 sẽ đánh vào tập đoàn cứ điểm từ hướng tây, xuyên qua những vị trí nằm trên cánh đồng, thọc thẳng tới sở chỉ huy của Đờ Cát. Các đại đoàn 812, 316 nhận nhiệm vụ, đột kích vào hướng đông, nơi có những cao điểm trọng yếu. Dự kiến trận đánh sẽ diễn ra trong hai ngày, ba đêm. Trước mật, tập trung toàn bộ lực lượng bộ đội hoàn thành đường kéo pháo và đưa pháo vào trận địa dã chiến. Nghc thông báo số lượng pháo 105 sử dụng trong trận này, nhiều người trầm trồ .

Khi phổ biến quyết tâm chiến đấu, để chuẩn bị phần nào tư tưởng cho cán bộ, tôi nói: "Hiện nay, địch chưa có triệu chứng thay đổi lớn. Chúng ta cần ra sức nắm vững địch tình, để một khi địch có thay đổi thì kịp thời xử trí".

Trước mỗi trận đánh, tôi thường khuyến khích cán bộ nói hết khó khăn, để củng bàn cách khấc phục.

Nhưng lần này, các đơn vị đều hăng hái nhận nhiệm vụ. Chỉ có những người hỏi cho rõ hơn, không một ai thắc mắc gì. Sau này, tôi mới biết có những đồng chí chỉ huy cảm thấy nhiệm vụ quá nặng, lo phải đột phá liên tiếp, trận đánh kéo dài, không giải quyết được thương binh và tiếp tế đạn dược. Nhưng trước không khí hào hùng trao nhiệm vụ, không ai dám nói những băn khoăn của mình.

Một số nhà văn, nhà báo những nước anh em cũng theo bộ đội đi chiến dịch. Vì thời gian chuẩn bị kéo dài, đã tới lúc họ phải trở về nuuu. Một buổi tối, anh Lê Liêm đễ nghị tôi gặp bạn trước khi ra về. Cơ quan chính trì căng một chiếc dù hoa chiến lợi phẩm bên dòng suối lấp lánh ánh trăng làm nơi tiếp khách. Nhà văn Ba Lan nói:

- Thiên nhiên của các đồng chí đẹp quá ? Khung cảnh thật là thanh bình.

Lúc này không có tiếng đại bác. Dưới ánh trăng, những mỏm núi đá nhấp nhô, mờ ảo. Tôi nói:

- Tôi cũng thấy phong cảnh ở đây rất đẹp. Tôi không phải nhà thơ nhưng cảm thấy cảnh này thật nên thơ. Chúng tôi lại sắp chiến đấu chính là để cho khắp đất nước đêm nào cũng đẹp như đêm nay.

Đồng chí nhà báo Tiệp Khác nhận xét: - Quân đội của các đồng chí thật lạ? Tôi không thấy có sự cách biệt nào giữa vị tướng với người lính: Rồi anh kể lại, sáng hôm nay khi lội dọc suối vào sở chỉ huy, đã nhìn thấy đồng chí Tổng tham mưu phó nhường ngựa cho một chiến sĩ đau chân, xách giày trong tay, cùng lội suối với mọi người.

- Quân đội chúng tôi như vậy. Quan hệ giữa chúng tôi trước hết là quan hệ giữa những người đồng chí, những người bạn chiến đấu. Cuối buổi gặp, đồng chí nhà văn Ba Lan hỏi bằng một giọng vừa lưu luyến vừa băn khoăn: - Các đồng chí sắp đi chiến đấu, còn chúng tôi thì sắp lên đường trở về nước. Tôi muốn đề nghị đồng chí Tổng tư lệnh cho biết, sau đây chúng tôi sẽ nhận được tin gì về Điện Biên Phủ ?

Tôi trả lời:

- Hoặc là các đồng chí sẽ không nhận được tin tức gì về Điện Biên Phủ, nhưng sẽ được tin chiến thắng của chúng tôi trên nhiều chiến trường khoe. Hoặc là cá đồng chí sẽ được tin chiến thắng ở Điện Biên Phủ, khi đó sẽ là một chiến thắng rất to.

Sở chỉ huy chiến dịch từ cây số 15 chuyển vào một khu rừng ngang cây số 62 gần bản Nà Tấu.

Các đồng chí trong Bộ chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận chia nhau đi kiểm tra và đôn đốc chuẩn bị chiến đấu.

Với quyết định đánh nhanh, vấn đề là thời gian. Chậm một ngày tập đoàn cứ điểm lại rắn thêm, và địch có thể tăng quân.

Khó khăn lớn lúc này là đưa được pháo vào trận địa. Khi tất cả các khẩu pháo ở yên trong vị trí và sẵn sàng nhả đạn, trận đánh mới .có thể bắt đầu. Chúng ta quyết định dành cho kẻ địch 2.000 trái pháo 105 ly trong trận mở màn. Khi nghe phổ biến điều này, cán bộ hết sức phấn khởi, coi như sẽ có một tiếng sét giáng xuống đầu quân địch Hơn bốn chục vị trí nam trong ba phân khu của tập đoàn cứ điểm, cũng như các trận địa pháo, đã xuất hiện đầy đủ trên sơ đồ vẽ tay của cơ quan tham mưu chiến dịch. Chúng ta chỉ mới kiếm được loại bản đồ cũ tỷ lệ 1/100.000, thiếu rất nhiều chi tiết.

Trong một tháng "Mở đường thắng lợi", bộ đội ta và thanh niên xung phong đã làm nên một việc thần kỳ. Con đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ, dài 82 kilômét, trước đây chỉ rộng một mét, đả được mở rộng và sửa sang cho xe kéo pháo vào cách Điện Biên 15 kilômét. Từ đây, các khẩu pháo sẽ được kéo bằng tay vào những trận địa trên quãng đường dài 15 km. Đường kéo pháo rộng ba mét, chạy từ cửa rừng Nà Nham, qua đỉnh Pha sông cao 1.150 mét, xuống Bản Tấu, đường Điện Biên Phủ - Lai Châu, tới Bản Nghễu, mở mới hoàn toàn. Để bảo đảm bí mật, nó phải được ngụy trang toàn bộ, không cho máy bay trinh sát phát hiện. Thời gian làm đường dự kiến trong một ngày, một đêm. Ta đã rải bộ đội suốt dọc đường, làm xong trong 20 giờ ? Việc tiếp theo là đưa lựu pháo và cao xạ pháo vào vị trí bắn. Nhiệm vụ được trao cho đại đoàn 351 và đại đoàn 312, dự kiến hoàn thành trong ba đêm.

Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định thành lập bộ chỉ huy kéo pháo, do đồng chí Lê Trọng Tấn, tư lệnh 312, làm chỉ huy trưởng, đống phí Phạm Ngọc Mậu, chính ủy 351, làm chính ủy, đồng thời cử đồng chí ĐỖ Đức Kiên, trưởng ban Tác chiến chiến dịch, và một số cán bộ tham mưu xuống cùng bàn kế hoạch và kiểm tra đôn đốc.

Khi đi thăm đường kéo pháo, tôi cảm thấy băn khoăn Con đường kéo pháo khá dài, nằm trên địa hình hiểm trở, nhiều dốc cao, vực sâu. Tôi thấy rất khó đưa pháo vào trận địa đúng thời gian dự kiến. Và việc tiếp đạn khi chiến đấu sẽ rất khó khăn.

Sau bảy đêm, pháo vẫn chưa tới vị trí quy định. Thời gian nổ súng dự định ngày 20 tháng 1 năm 1954, phải lui lại năm ngày. Chúng ta chưa lường hết trở ngại khi dùng sức người kéo những khối thép nặng hai tấn, qua những dốc cao 30, 40 độ, có chỗ lên tới 60 độ, lại bị máy bay và pháo địch cản trở. Trong những ngày qua, có những cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh để cứu pháo khỏi lăn xuống vực sâu. Trước đó, xe chỉ chuyển pháo tới cửa rừng Nà Nham, đề phòng vào gần hơn địch phát hiện tiếng động cơ. Bộ chỉ huy chiến dịch buộc phải có một quyết định mới: cho 351 dùng xe Ô tô đưa pháo vào khu vực Nà Ten, Nà Hy để giảm khoảng ba đêm kéo pháo bằng tay.

Từ hội nghị Thẩm Púa tới khi đưa pháo vào trận địa đối với tôi là một thời gian rất dài. Nhiều đêm thao thức. Suy tinh, cân nhắc rất nhiều lần, vẫn chỉ tìm thấy rất ít yếu tố thắng lợi. Tôi căn dặn các phái viên đi nậm tình hình, thấy bất cứ điều gì đáng chú ý đều phải báo cáo kịp thời. Mọi người đều phản ánh tinh thần chuẩn bị chiến đấu rất cao của cán bộ, chiến sĩ. Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn nói với tôi trong quá trình chiến đấu, sẽ phải đột phá liên tụm ba lần mới vào được tung thâm. Nhưng đây chỉ là sự tính toán công việc phải làm. Đại đoàn trưởng 308 Vương Thừa Vũ, đảm nhiệm mũi chọc sâu, hoàn toàn giữ im lặng. Sang ngày thứ chín, hai ngày trước khi nổ súng, đồng chí Phạm Kiệt, cục phó Cục Bảo vệ, theo dõi việc kéo pháo ở phía tây, đề nghị gặp tôi qua điện thoại. Anh Kiệt nhận xét: "Pháo của ta đều đặt trên trận địa dã chiến, địa hình rất trống trải, nếu bị phản pháo, hoặc máy bay đánh phá sẽ khó tránh tổn thất. Một số pháo vẫn chưa kéo được tới trận địa". Đây là người đầu tiên, và cũng là duy nhất, phát hiện khó khăn.

Theo quy định, đồng chí Cao Pha, cục phó Cục 2, phản ánh tình hình địch với Chỉ huy trưởng chiến dịch hàng ngày, khi có những hiện tượng đột xuất như địch tăng quân, rút quân thì phải báo cáo ngay. Tin tức thu được từ ba nguồn: các đơn vị đang bao vây, trinh sát của Bộ, tin của địch thu qua vô tuyến điện. Tôi được biết ở Mường Thanh, quân địch đã có thêm nhiều xe tăng và trên bốn chục khẩu pháo 105 và 155 ly. ở nhiều cứ điểm, địch đã xây dựng công sự kiên cố. Tôi đặc biệt chú ý hệ thống công sự phụ, những hàng rào dây thép gai và bãi mìn địch không ngừng mở rộng mỗi ngày, có nơi đã rộng tới hơn 100 mét, thậm chí 200 mét! Ngày 24, Cục 2 báo cáo, trong ngày địch vừa tăng cường cho Điện Biên Phủ thêm một tiểu đoàn, đưa lực lượng lên tới 10 tiểu đoàn (thực tế lúc đó địch đã có 12 tiểu đoàn).

Nhũng cứ điểm phía tây, nơi mũi chinh đại đoàn 308 sẽ đột phá, tuy không mạnh như một số cao điểm, nhưng nằm trên cánh đồng trống, bộ đội không có địa hình ẩn náu, địch dễ sử dụng xe tăng, pháo binh, máy bay và lực lượng phản kích đối phó. Đồng chí Hiếu nhận xét: "Công tác tư tưởng mới nhấc nhiều tới quyết tâm mà ít bàn cách khoc phục những khó khăn trong trận đánh".

Gần ngày nổ súng, cơ quan tác chiến báo cáo: trung đoàn trưởng Hoàng Cầm ở 312, đề nghị trả lại bớt pháo, vì được trao quá nhiều pháo ? Đây là hiện tượng cần chú ý. Chưa bao giờ một đơn vị đột kích lại từ chối pháo phối thuộc!

Tôi cảm thấy sốt ruột vì các chiến trường phối hợp chưa nổ súng. Nếu mặt trận chính nổ súng trước trong khi quân cơ động địch còn chưa phân tán nhiều, Na va có thể tập trung lực lượng đối phó ở Điện Biên Phủ !

Như vậy sẽ khó khăn cho việc thực hiện ý đồ chiến lược của ta. Tôi đặc biệt băn khoăn về Liên khu 5, lo anh Nguyễn Chánh không thuyết phục được Liên khu ủy đưa phần lớn chủ lực lên Tây Nguyên. Việc mở mặt trận Tây Nguyên không chỉ là hoạt động phối hợp với mặt trận chính, mà còn nhằm bảo vệ các tmh vùng đồng bằng Liên khu 5. Ngày 21 tháng 1 năm 1954, tôi được tin Nava đã tung khoảng 15 tiểu đoàn mở cuộc tiến công vào nam Phú Yên. Nava tiếp tục phân tán quân cơ động là điều có lợi cho ta: Nhưng không biết Liên khu 5 đối phó thế nào ?

Ngày 22, cục trưởng Tác chiến Trần Văn Quang báo cáo: Liên khu ủy 5 điện ra tiếp tục tiến hành kế hoạch đã định, chỉ để lại lực lượng vũ trang địa phương đối phó với cuộc tiến công tại vùng ven biển và đồng bằng, đại bộ phận chủ lực đã bắt đầu tiến lên Tây Nguyên.

Trên đất bạn, mũi thọc sâu của 436 đã tiến xuống Hạ Lào, đang tích cực chuẩn bị nổ súng sớm. Nếu Tây Nguyên, Hạ Lào kịp thời đánh địch lúc này thì sẽ rất có lợi cho tình hình. Sau nhiều ngày đêm chật vật, những khẩu pháo mới xích tới gần trận địa dã chiến. Thời gian nổ súng được quyết định là 17 giờ ngày 25 tháng 1 năm 1954. Gần ngày N, một chiến sĩ của đại đoàn 312 không may bị địch bắt. Bộ phận thông tin kỹ thuật của ta nghe địch thông báo cho nhau qua điện đài về ngày giờ tiến công của bộ đội ta. Diễn biến đầu tiên ngoài dự kiến ? Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định hoãn thời gian nổ súng 24 tiếng. Và phân công cán bộ đi nậm lại tình hình sần sàng chiến đấu của các đơn vị. Những tài liệu của phương Tây sau này cho biết địch nắm được thời gian nổ súng của ta là do thu được một số bức điện của cơ quan cung cấp mặt trận.

Tôi cảm thấy như cả tháng đã trôi qua. Nhưng tính lại từ khi trao nhiệm vụ chiến đấu tới đó, chỉ mới có mười một ngày. Mỗi ngày, tôi càng nhận thấy rõ là không thể đánh nhanh được. Lời Bác dặn trước lúc lên đường và nghị quyết Trung ương hồi đầu năm lại văng vẳng bên tai: "chỉ được thắng không được bại, vì bại thì hết vốn". Đêm ngày 25 tháng 1 năm 1954, tôi không sao chợp mắt. ĐẦU đau nhức. Đồng chí Thùy, y sĩ, buột lên trán tôi một nậm ngải cứù.

Tôi đã hiểu vì sao mọi người đều lựa chọn phương án đánh nhanh ? Vấn đề tiếp tế khó khăn chỉ là một lý do. Chúng ta không phải hoàn toàn không có cách khắc phục khó khăn này. Lý do chính là e thời gian chuẩn bị kéo dài, địch sẽ tăng thêm quân, tập đoàn cứ điểm ngày càng mạnh, sẽ làm ta mất cơ hội tiêu diệt địch ! Nhiều người cho rằng sự xuất hiện lần đầu của lựu pháo và cao xạ sẽ làm quân địch choáng váng. Nhưng chúng ta chỉ có vài ngàn viên đạn ? Đặc biệt, mọi người đều tin vào khí thế của bộ đội khi xuất quân, tin vào sức mạnh tinh thần. Nhưng sức mạnh tinh thần cũng có những giới hạn. Không phải chỉ với sức mạnh tinh thần cao mà lúc nào cũng chiến thắng quân địch ? Chúng ta cũng không thể giành chiến thắng với bất kể giá nào, vì phải giữ gìn vốn liếng cho cuộc chiến đấu lâu dài.

Khi nghe anh Thái nói lần đầu ở Tuần Giáo về khả năng đánh nhanh thang nhanh, tôi đã cảm thấy làm như vậy là mạo hiểm. Từ đó đến nay, tình hình địch đã thay đổi nhiễu. Chúng đã củng cố công sự phòng ngự, không còn là trận địa dã chiến. Bộ đội sẽ phải tiến hành một trận công kiên vào một tập đoàn cứ điểm phòng ngự vững chắc chưa từng có.

Ba khó khăn hiện lên rất rõ.

Thứ nhất: - Bộ đội chủ lực ta đến nay chỉ tiêu diệt cao nhất là tiểu đoàn địch tăng cường, có công sự vững chắc ở Nghĩa Lộ. ở Nà Sản, chúng ta mới đánh vào vị trí tiểu đoàn, dưới tiểu đoàn, công sự dã chiến nằm trong tập đoàn cứ điểm, vẫn có những trận không thành công, bộ đội thương vong nhiều.

Thứ hai: - Trận này tuỷ ta không có máy bay, xe tăng, nhưng đánh hiệp đồng binh chủng bộ binh, pháo binh với quy mô lớn lần đầu, mà lại chưa qua diễn tập. Vừa qua, có trung đoàn trưởng xin trả lại pháo vì không biết phối hợp thế nào !

Thứ ba: - Bộ đội ta từ trước tới nay mới chỉ quen tác chiến ban đêm, ở những địa hình dễ ẩn náu. Chủ lực ta chưa có kinh nghiệm công kiên ban ngày trên trận địa bằng phang, với một kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo binh và xe tăng. Trận đánh sẽ diễn ra trên một cánh đồng dài 15 kilômét và rộng 6 - 7 kilômét...Tất cả mọi khó khăn đó đều chưa được bàn bạc kỹ và tìm cách khắc phục. Nhưng giải quyết ra sao ? Pháo binh đã vào vị trí, các đại đoàn đều có mặt ở tuyến xuất phát xung phong. Quyết định hoãn trận đánh một lần nữa sẽ tác động tới tinh thần bộ đội như thế nào...?

Tôi nhận thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khoc dù bộ đội có thắc mắc. Phải chuyển từ phương án "đánh nhanh thắng nhanh sang "đánh chắc tiến nhắc". Thời gian chuẩn bị sẽ kéo dài. Ngoài công tác chuẩn bị đánh địch ở Điện Biên Phủ, bộ đội ta cần có những hoạt động tạo nên bất ngờ mới cho địch. Tôi nghĩ trước mắt sẽ điều ngay một cánh quân sang Thượng Lào thu hút quân địch về hướng này, có thể quét sạch hành lang Điện Biên Phủ - Luông Phabăng chúng mới lập ở lưu vực sông Nậm Hu.

Và cần nhắc Liên khu 5 triển khai nhanh chiến dịch ở Tây Nguyên...Phải họp ngay Đảng ủy Mặt trận... Suốt đêm tôi chỉ mong trời chóng sáng.

SÁNG ngày 26 tháng 1 năm 1954, Văn phòng thông báo cuộc họp Đảng ủy Mặt trận. Trước cuộc họp, tôi bảo đồng chí Hoàng Minh Hương, trưởng đoàn phiên dịch của Bộ, chuẩn bị cho tôi gặp ngay đồng chí Trưởng đoàn Cố vấn quân sự.

Đồng chí Vi Quốc Thanh ngạc nhiên nhìn nắm ngải cứu trên trán tôi. Đồng chí ân cần hỏi thăm sức khỏe, rồi nói:

- Trận đánh sắp bắt đầu. Đề nghị Võ Tổng cho biết tình hình tới lúc này ra sao ?

Tôi đáp:

- Đó cũng là vấn đề tôi muốn trao đổi với đồng chí Trưởng đoàn. Qua theo dõi tình hình, tôi cho rằng địch không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự, mà đã trở thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố. Vì vậy không thể đánh theo kế hoạch đã định...Tôi nói tiếp ba khó khăn lớn của bộ đội, rồi kết luận:

- Nếu đánh là thất bại.

- Vậy nên xử trí thế nào ?

- Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm "đánh chắc tiến chắc".

Sau giây lát suy nghĩ, đồng chí Vi nói: - Tôi đồng ý với Võ Tổng. Tôi sẽ làm công tác tư tưởng với các đồng chí trong đoàn cố vấn.

- Thời gian gấp. Tôi cần họp đảng ủy để quyết định.

Và đã có dự kiến cho 308 tiến về phía Luông Phabăng, bộc lộ lực lượng chừng nào, kéo quân địch về hướng đó, không để không gây khó khăn khi quân ta kéo pháo ra...

Cuộc trao đổi giữa tôi với đồng chí Vi diễn ra khoảng hơn nửa giờ. Tôi nghĩ đồng chí Vi sẽ không dễ dàng thuyết phục các chuyên gia đã cho rằng chỉ có đánh nhanh thắng nhanh mới giành thắng.lợi. Sau này tôi mới biết, bộ phận đi chuẩn bị chiến dịch đã dừng lại ở Nà Sản nghiên cứu địa hình, tìm hiểu vì sao những trận đánh mùa đông năm trước vào ngoại vi của tập đoàn cứ điểm không thành công. Có ý kiến: vì ta chỉ đánh vào từng cứ điểm nên địch tập trung toàn bộ hỏa lực pháo, máy bay, lực lượng phản kích, phát huy sức mạnh của cả tập đoàn cứ điểm vào từng nơi để ngăn chặn. Do đó, cách tốt nhất là lợi dụng khi địch mới tới chưa kịp củng cố công sự, tập trung toàn bộ binh lực, hỏa lực từ nhiều hướng chọc sâu vào khu trung tâm phòng ngự làm phân tán sự đối phó của địch, kết hợp từ trong đánh ra, ngoài đánh vào tiêu diệt tập đoàn cứ điểm trong hai, ba ngày đêm liên tục chiến đấu.

Bạn gọi đây là "Oa tâm tạng chiến thuật" (chiến thuật thọc vào tim). Đoàn cán bộ đi chuẩn bị chiến trường đều đồng tình. Đồng chí Vi Quốc Thanh lên sau, nghe các cố vấn báo cáo, thấy chủ trương đánh nhanh thang nhanh là hợp lý. Nhưng khi biết tình hình địch đã thay đổi, người trực tiếp chỉ huy trận đánh không chấp nhận phương án đã lựa chọn, thời giờ lúc này không còn nhiều, đồng chí Vi đã nhanh chóng khuyển ý kiến.

Khi tôi quay về sở chỉ huy, cải đồng chí trong đảng ủy đã có mặt đông đủ. Tôi trình bày những suy nghĩ đã có từ lâu chung quanh cách đánh tập đoàn cứ điểm, những thay đổi quan trọng về phía địch từ sau hội nghị Thẩm Púa tới nay, ta vẫn giữ vững quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, nhưng phải thay đổi cách đánh.

Mọi người im lặng một lúc. Anh Lê Liêm, Chủ nhiệm Chính trị, phát biểu:

- Đã động viên sâu rộng bộ đội về nhiệm vụ rồi, anh em đều rất tin. tưởng, quyết tâm chiến đấu rất cao. Giờ nếu thay đổi thì giải thích cho bộ đội làm sao ?

Anh Đặng Kim Giang, Chủ nhiệm Cung cấp, nói:

- Tôi thấy cứ giữ vững quyết tâm. Hậu cần chuẩn bị tới bây giờ đã khó khăn. Nếu không đánh ngay, sau này lại càng không đánh được? .

Tôi nói:

- Tinh thần bộ đội là rất quan trọng, nhưng quyết tâm phải có cơ sở... Hậu cần là điều kiện tiên quyết, nhưng cuối cùng, quyết định là phải có cách đánh đúng.

Đồng chí Hoàng Văn Thái nói:

- Anh Văn cân nhấc cũng phải... Nhưng lần này ta có ưu thế về binh lực, pháo 105 và pháo cao xạ xuất hiện lần đầu sẽ tạo bất ngờ lớn, lại có kinh nghiệm của bạn, tôi thấy nếu đánh vẫn có khả năng giành thắng lợi.

Trao đổi một hồi chưa đi tới kết luận. Cuộc họp tạm dừng một lát. Khi cuộc họp tiếp tục, tôi nói:

- Tình hình khẩn trương. Cần sớm có quyết định. VÔ luận tình hình nào, chúng ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất là: Đánh chắc thắng. Trước khi tôi ra đi, Bác trao nhiệm vụ: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh". Với tinh thần trách nhiệm trước Bác và Bộ Chính trị, tôi đề nghị các đồng chí trả lời câu hỏi: "Nếu đánh có chắc thắng trăm phần trăm không?"

Anh Lê Liêm nói:

- Anh Văn nêu câu hỏi thật khó trả lời. Ai dám bảo là sẽ chắc thắng trăm phần trăm !

Anh Đặng Kim Giang nói tiếp:

- Làm sao dám bảo đảm như vậy!

- Tôi nghĩ với trận này, ta phải bảo đảm chắc thắng trăm phần trăm.

Bấy giờ anh Hoàng Văn Thái mới nói: Nếu yêu cầu chắc thắng trăm phần trăm thì khó...Lát sau, đảng ủy đi tới nhất trí là trận đánh có thể gặp nhiều khó khăn mà ta chưa có biện pháp cụ thể để khắc phục. Tôi kết luận:

- Để bảo đảm nguyên tấc cao nhất là "đánh chắc thắng", cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chảc tiến châm". Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới.

Sau đó, tôi phân công cho anh Hoàng Văn Thái ra lệnh cho các đơn vị bộ binh, tôi ra lệnh cho pháo binh và trao nhiệm vụ mới cho 308. Tôi gọi điện thoại cho pháo binh:

- Tình hình địch đã thay đổi. Quyết tâm tiêu diệt Trần Đình (bí danh của Điện Biên Phủ trong chiến dịch) vẫn giữ vững. Nay thay đối cách đánh. Vì vậy, ra lệnh cho cá đồng chí từ 17 giờ hôm nay, kéo pháo ra khỏi trận địa, lui về địa điểm tập kết, chuẩn bị lại. Triệt để chấp hành mệnh lệnh ! Không giải thích.

Đầu đây đằng kia, tiếng đồng chí Phạm Ngọc Mậu, chính ủy pháo binh, đáp:

- Rõ ! Xin triệt để chấp hành mệnh lệnh.

14 giờ 30, mới có liên lạc điện thoại với anh Vương Thừa Vũ, tư lệnh đại đoàn 308.

- Chú ý nhận lệnh: tình hình thay đổi. Đại đoàn các đồng chí có nhiệm vụ hướng về Luông Phabăng tiến quân. Dọc đường, gặp địch tùy điều kiện cụ thể mà tiêu diệt. Giữ vững lực lượng, có lệnh trở về ngay. Giữ liên lạc vô tuyến điện. Khi được hỏi, mới trả lời.

- Rõ ! - Anh Vũ đáp .

- Triệt để chấp hành mệnh lệnh !

Xin chỉ thị về sử dụng binh lực như thế nào ?

- Toàn quyền quyết định, từ một tiểu đoàn đến toàn đại đoàn Hậu cần tự giải quyết. Đúng 4 giờ chiếu nay, xuất phát?

- Xin triệt để chấp hành mệnh lệnh.

Đồng thời, tôi chỉ thị cho một bộ phận nhỏ, mang theo một đài vô tuyến điện, đi về phía Mộc Châu, mỗi ngày ba lần đánh điện báo cáo: "Đại đoàn 308 đã về tới ," Điện mật, xen đôi tiếng không dùng mật mã. Vì có những bức điện này, lúc đầu, địch tưởng 308 đang quay về đồng bằng.

Tình hình lúc này không cho phép dùng điện đài báo cáo với Trung ương, ngay tối hôm đó tôi viết thư hỏa tốc đề nghị với Bộ Chính trị và Báo cho chuyển sang phương châm "Đánh chác tiến chắt" quyết giành thắng lợi; nhưng chiến dịch sẽ phải kéo dài, cần khắc phục những khó khăn lớn về hậu cần. Đồng chí Nguyễn Văn Dinh, một cán bộ tác chiến, được lệnh dùng chiếc xe jeep duy nhất của cơ quan tham mưa, mang thư đi gấp suất ngày đêm về khu căn cứ.

Trong ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình.

Chỉ mười năm sau, nhân dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, một số đồng chí phụ trách các đại đoàn mới nói thực với tôi ý nghĩ của mình. Chính ủy đại đoàn công pháo Phạm Ngọc Mậu nói: "Khi có lệnh kéo pháo ra, đúng là: "được lời như cởi tấm lòng?". Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn nói: "Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong kháng chiến chống Mỹ". Riêng đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ nói: "Ở Thầm Púa, khi nghe phổ biến pháo binh của ta sẽ bắn hai ngàn viên pháo 105, ai cũng trầm trồ, cho rằng quân địch sẽ tan nát. Nhưng tôi hoàn toàn không tin như vậy ! Ở Tu Vũ, địch đã bắn năm ngàn quả pháo mà đồn vẫn bị trung đoàn 88 tiêu diệt. Hai ngàn quả pháo với một tập đoàn cứ điểm rộng nhiều cây số vuông như Điện Biên Phủ có là bao ! Tôi nghĩ nếu lần đó cứ "đánh nhanh giải quyết nhanh : thì cuộc kháng chiến có thể lui lại mười năm ?" . Thật là một bài học sâu sắc về dân chủ nội bộ !

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Chương 5

MƯỜNG PHĂNG

Ngày 31 tháng 1 năm 1954, sở chỉ huy chiến dịch chuyển từ Nà Tấu vào Mường Phăng, rặng núi cao nằm ở phía đông cánh đồng Mường Thanh. Sở chỉ huy đóng tại Mường Phăng cho tới kết thúc chiến dịch. Những cuộc họp có tính quyết định trong quá trình tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đều diễn ra ở đây. Mặc dù mọi người còn những băn khoăn, suy nghĩ khác nhau, nhưng mệnh lệnh lui quân đã được triệt để chấp hành, biểu thị một niềm tin, một tinh thần kỷ luật tuyệt vời. Công việc kéo pháo vào đã vất vả, nhưng đưa pháo ra còn gian nan hơn.

Cuộc tiến công chiều ngày 25 tháng 1 năm 1954 không diễn ra khiến địch chăm chú theo dõi và có lẽ đã phát hiện ta đang chuyển pháo khỏi trận địa. Chúng không bỏ lỡ thời cơ loại trừ một hiểm họa luôn luôn ám ảnh từ khi chấp nhận trận đánh ở Điện Biên Phủ. Máy bay trinh sát săm soi tìm mục tiêu cho những chiếc khu trục lao xuống trút bom phá, bom napan. Đại bác địch bắn phá ngày đêm những nơi chúng nghi ngờ. Những đỉnh đèo, khu rừng nham nhở hố bom, hố đại bác, cây cối đổ gãy, xơ xác như vừa trải qua một cơn lốc xoáy.

Các chiến sĩ xông vào giữa đám cháy chiến đấu với lửa không để lan tới nơi đặt pháo. Ở những đoạn đường trống, việc chuyển pháo phải tiến hành ban đêm. Bất thần xuất hiện những ánh chớp giật, tiếp theo là tiếng nổ ầm ầm, mảnh đạn cháy bỏng chém gãy những cành cây cắm vào vách núi. Chính trị viên hô to: "Các đồng chí! Quyết không rời pháo !" Các chiến sĩ gan dạ bám chặt dây kéo, chân như đóng xuống đất, nghiến răng ghìm pháo. Bài "Quốc tế ca" trầm hùng vang lên như tiếp thêm một sức mạnh nhiệm máu giúp họ vượt qua giờ phút hiểm nghèo.

Lại thêm một lần dây kéo pháo đứt, một khẩu pháo cao xạ có nguy cơ lo xuống vực sâu. Khẩu đội trưởng TÔ Vĩnh Diện không ngần ngại, ôm chèn lao vào bánh xe mong chặn khẩu pháo cao xạ nặng hai tấn rưỡi lại. Đây không phải lần đầu có người làm việc này. Chiến sĩ pháo thủ Nguyễn Văn Chức ở lựu pháo đã từng làm như vậy khi kéo pháo vào. Các anh cùng đồng đội cứu được khẩu pháo khỏi lao xuống vực, nhưng đã trở thành liệt sĩ.

Đại đoàn 312, trung đoàn 57 cùng với các chiến sĩ pháo binh được lệnh cố gắng bằng mọi giá đưa pháo trở về vị trí xuất phát an toàn. Chúng ta sẽ không quên bài "Hò kéo pháo" củá Hoàng Vân ở 312 ra đời trong dịp này: .

Hò dô ta. . . nào !

Kéo pháo ta vượt qua đèo

Hò dô ta. . . nào !

Kéo pháo ta vượt qua núi

Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi

Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù...

Đúng lúc bộ đội ở Điện Biên Phủ bật đầu kéo pháo ra, tiếng súng chiến dịch bật đầu nổ ở Bậc Tây Nguyên.

Tây Nguyên nằm ở Nam Trung Bộ nối liền hai miền đất nước, tiếp giáp với Hạ Lào và Bắc Campuchia, có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất trên chiến trường Đông Dương. Nếu còn tham vọng chiếm Đông Dương, địch không thể để mất địa bàn chiến lược cực kỳ lợi hại này. Từ lâu, Tây Nguyên vẫn được quân Pháp coi là một hậu phương an toàn.

Chúng ta đã nhận định chừng nào Tây Nguyên còn bị địch khống chế thì cục diện chiến đấu ở Nam Đông Dương còn khó được cải thiện. Và nếu Liên khu 5 không mở rộng vùng tự do về phía tây thì cũng khó giữ vững được các tỉnh ở đồng bằng hiện nay. Đảng ta đã trao nhiệm vụ quân sự cho Liên khu 5 trong Đông Xuân này là "tranh thủ thời gian, tích cực tăng cường lực lượng võ trang của liên khu về số lượng và chất lượng, phát triển mạnh về hướng Tây Nguyên và Hạ Lào, chủ yếu hiện nay là hướng Bắc Tây Nguyên để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng căn cứ địa (kể cả vùng tự do hiện nay) về phía táy, củng cố vùng hành lang Bắc Tây Nguyên nối Liên khu 5 và Hạ Lào và phát triển rộng ra, phá âm mưu của địch củng cố Tây Nguyên và chiếm rộng ra vùng ven biển".

Nghiêm chỉnh chấp hành kế hoạch Đông Xuân, Liên khu ủy 5 đã quyết định trao nhiệm vụ bảo vệ vùng tự do cho lực lượng địa phương, tập trung bộ đội chủ lực tiến công lên Tây Nguyên. Nhiệm vụ của vùng tự do liên khu được quy định: địch đánh đến địa phương nào thì nơi đó tự tìm mọi cách đối phó, tiêu hao, tiêu diệt địch, kìm chân không cho chúng nhanh chóng mở rộng phạm vi kiểm soát, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do địch gây ra. Địa phương nào địch chưa đánh tới, phải tích cực động viên, tổ chức nhân dân phục vụ tiền tuyến. Nhiệm vụ của bộ đội chủ lực liên khu gồm hai trung đoàn 108, 803 và hai tiểu đoàn chủ lực độc lập là phối hợp với các lực lượng địa phương mở chiến dịch bắc Công Tum. Cuộc tiến công địch ở Tây Nguyên dự kiến sẽ tiến hành theo hai bước. Bước một, trên hướng chủ yếu, sử dụng trung đoàn 108 và liên đội đặc công diệt hai cứ điểm Măng Đen, Măng Bút, kéo quân tiếp viện của địch từ Công Tum ra cho trung đoàn 803 đánh viện trên đường Công Trây - Măng Đen; tiếp đó tiêu diệt Công Trây, uy hiếp thị xã Công Tum, đánh quân cứu viện trên đường Công Tum - Công Trây. Bước hai, tiến công tiêu diệt hoàn toàn hệ thống cứ điểm của định từ Đắc TÔ đến Đắc Lây, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Bậc Công Tum. Trên hướng thứ yếu của chiến dịch, đường 19 - An Khê, trung đoàn địa phương 120 cùng một tiểu đoàn chủ lực tiêu diệt các cự điểm KÀ Tưng, Ba Bả - KÀ Tu cắt đường giao thông, tiêu diệt sinh lực địch, thu hút giam chân một bộ phận lực lượng của chúng.

Bộ chỉ huy chiến dịch được thành lập do đồng chí Nguyễn Chánh, bí thư liên khu ủy trực tiếp làm bí thư đảng ủy, tư lệnh kiêm chính ủy chiến dịch. Trước đó, bộ đội Liên khu 5 đã được tăng cường vũ khí, đặc biệt là SKZ (súng không giật) để làm nhiệm vụ công đồn. Những con đường 19, 21, 7, 11 tử đồng bằng Liên khu 5 lên Tây Nguyên đều bị địch kiểm soát chặt chẽ.

Bộ tư lệnh Liên khu quyết định tổ chức một tuyến đường hành lang bí mật từ đồng bằng lên Tây Nguyên để bảo đảm tình huống bất ngơ. Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đều lập kho dự trữ gạo, muối cho chiến dịch. Riêng trong đợt l, liên khu đã huy động 100.000 dân công làm công tác hậu cần.

Đêm ngày 26 háng 1 năm 1954, trên hướng thứ yếu của chiến dịch, bộ đội ta tiêu diệt các vị trí KÀ Tung, Ba Bả - Ka TÚ, Búp Bê. Đêm hôm sau, 27 tháng 1, trên hướng chủ yếu của chiến dịch, trung đoàn 108 và tiểu đoàn đặc công tiến công ba vị trí: Măng Đen, Măng Bút, Công Trây trong hệ thống phòng ngự Bâc Tây Nguyên. Cứ điểm Măng Bút bị diệt gọn trong vòng 30 phút. Tại Công Trây, tiểu đoàn 59 hành quân theo đường vòng tới chậm khi ở những nơi khác đã nổ súng, bị mất thế bất ngờ. Quân địch kéo ra ngoài đồn bố trí phụt kính bộ đội tới tiến công. Tiểu đoàn 59 kiên nhẫn chờ tới khi quân địch kéo về đồn, bất ngờ nổ súng tiêu diệt, kết thúc trận đánh lúc 6 giờ 35 phút ngày 28. Riêng trận Măng Đen diễn ra rất quyết liệt. Măng Đen là cứ điểm then chốt trong hệ thống phòng thủ Bắc Tây Nguyên, nằm trên một quả đồi hình yên ngựa, được bố trí thành hai khu A và B, ở giữa có một sân bay nhỏ. Mỗi khu có những lô cốt bê tông nối liền với nhau bằng một hệ thống giao thông hào ngầm, xung quanh co hàng rào dây thép gai rộng từ 30 đến 90 mét. 23 giờ 30 phút, bộ đội ta nổ súng. Tiểu đoàn 19 đánh khu A, bị quân địch dựa vào hầm ngầm đối phó. Cuộc chiến đấu diễn ra giằng co suốt đêm. Ở khu B, sau sáu giờ chiến đấu, tiểu đoàn 79 hoàn toàn làm chủ trận địa. Tiểu đoàn trưởng 79 đề nghị trung đoàn cho đơn vị bí mật vượt qua sân bay đánh vào phía sau lưng địch. Bị kẹp giữa gọng kìm tiến công của tiểu đoàn 19 va 79, các ổ đề kháng của địch ở khu A lan lượt bị tiêu diệt. 7 giờ ngày 28 tháng 1, trận đánh kết thúc.

Chỉ sau một đêm những cứ điểm mạnh nhất trong hệ thống phòng ngự Bắc Tây Nguyên của địch bị san phẳng. Bộ đội Liên khu 5 đã trưởng thành vượt bậc tương tác chiến công kiên. .

Đường vào Công Tum để ngỏ. Bắc Tây Nguyên đứng trước nguy cơ tan vỡ. Quân địch ở miền Trung rung động. Chiến dịch Tây Nguyên đã nổ ra cực kỳ đúng lúc.

Rạng sáng ngày 30 tháng 1, tiếng súng phối hợp trên chiến trường Hạ Lào xa xôi cũng bắt đầu. Trong kế hoạch Đông Xuân 1958-1954, ta chủ trương đưa một trung đoàn của đại đoàn 325 thọc sâu xuống Hạ Lào, tạo thêm cho địch một bất ngờ nữa về chiến dịch, đồng thời mở ra một địa bàn cho chủ lực phát triển xuống phía nam. Một khó khăn rất lớn ở hướng này là đường tiếp tế quá xa và hầu như không có dân. Từ vùng tự do Thanh Hóa, Nghệ An đến Hạ Lào, bộ đội phải vượt 1.200 kilômét đường rừng hiểm trở dọc Trường Sơn, cuộc hành quân phải kéo dài khoảng hai tháng. Trong chiến dịch nếu tiêu thụ hết số đạn mang theo, chỉ còn cách duy nhất là ướp súng đạn của địch để tiếp tục chiến đấu Sau khi bàn bạc với bạn Lào và đại đoàn, Bộ Tổng tư lệnh quyết định chỉ đưa tiểu đoàn 436 thuộc trung đoàn 101 của 325, do trung đoàn phó Lê Kích chỉ huy; xuống Hạ Lào cùng phối hợp với 1 đại đội quân tình nguyện Liên khu 5 và bộ đội, du kích Pa thét Lào tiêu diệt quân địch. Đơn vị được Bộ tăng cường quân số, hỏa lực, biên chế lên tới 760 người, gồm 5 đại đội bộ binh, 2 đại đội hỏa lực. Các tỉnh Nghệ An, Hà Ĩ nh, Quảng Trị, Thừa Thiên và Liên khu 5 sẽ lo việc tiếp tế, huy động dân công chuyển đạn, gạo tới khu vực tập kết, là một căn cử du kích của bạn ở tỉnh Atôpơ. Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm vận động chiến đấu với đơn vị tiểu đoàn và hiểu rõ ràng những hoàn cảnh cụ thể, mũi thọc sâu của một tiểu đoàn tăng cường vào một hướng hiểm yếu của địch co sức mạnh không kém một cánh quân.

Cuối tháng Mười một, đồng chí Đồng Sĩ Nguyên được cử làm đặc phái viên của Bộ Tổng tư lệnh vào Liên khu 4 trao nhiệm vụ cho đơn vì, mang theo ba lá thư của tôi gửi đảng ủy tiểu đoàn, gửi toàn bộ cán bộ và chiến sĩ, gửi Ban cán sự Đảng ở Hạ Lào. Phương châm hoạt động của đơn vị được xác định là:

- "Quân sự và chính trị song song, Tác chiến và dân vận song song, Phát triển và củng cố song song, - Chiến trường không hạn định, : - Thời gian không hạn chế, Tự lực, tụ cường, tụ túc, Chịu đựng gian khổ, .

Khác phục khó khăn, Nêu cao tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế dể hoàn thành nhiệm vụ.

Tiểu đoàn 486 bát đầu rời Nam Đàn, Nghệ An. Sau gần hai tháng hành quân dọc Trường Sơn, 436 có mặt tại căn cứ của bạn ở tỉnh Atôpơ, cực nam Lào.

Lực lượng quân địch ở đây có một tiểu đoàn tăng cường, gồm một ngàn tên. Chúng bố trí thành hai cụm phòng ngự. Cụm thứ nhất là khu vực thị xã Atôpơ và sân bay, có bốn đại đội. Cụm thứ hai là cứ điểm Pui, phía tây - nam thị xã Atôpơ 19 kilômét, có một đại đội xung kích và một trung đội pháo. Đại đội xung kích này là đơn vị thiện chiến nhất trong khu vực, được đặt ở Pui nhằm án ngữ cửa ngõ khu du kích của bạn.

Kế hoạch của ta và bạn gồm hai bước. Bước một, tập trưng toàn tiểu đoàn 436 đánh cứ điểm Pui, đại đội quân tình nguyện Liên khu 5 và bộ đội, du kích Lào bao vây khu vực thị xã. Bước hai, tiểu đoàn 436 cùng các đơn vị bạn tiến công giải phóng toàn vùng Atôpơ.

Đêm ngày 29 tháng 1 năm 1953, tiểu đoàn 436 tiến công vị trí Pui. Chỉ sau 30 phút chiến đấu, bộ đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn vị trí. Quân địch ở thị xã Atôpơ hoảng hốt, tưởng có một cánh quân lớn của ta đang tràn xuống Hạ Lào, vội vã tháo chạy vế Pac Xế. Tình hình Pằc Xế cũng trở nên hoảng loạn. Quân địch đốt cháy kho tàng, phá huy vũ khí nặng chuẩn bị rút lui. Khi tiểu đoàn 436 vận động tới Pắc Xế, thấy trong thị xã có nhiều đám cháy, lập tức cùng bộ đội bạn tiến công thẳng vào thị xã. Quân địch không dám chống cự, bỏ Pắc Xế, chạy về Xaravan .

Cuộc tiến công của ta ở Trung Lào đã khiến báo chí ở Pa ri la ó: "Đông Dương đã bị cắt làm đôi ?" . Đòn bồi tiếp chắc chắn sẽ làm cho Nava thêm đau đầu. Không loại trừ khả năng Nava sẽ đưa một lực lượng cơ động về hướng này.

Tại Thượng Lào, sau khi ném quân xuống thung lũng Mường Thanh, Nava đã lệnh cho Crevơcơ, tư lệnh lực lượng ở Lào, huy động một binh đoàn, gồm sáu tiểu đoàn bộ binh do Vôđrây (Vaudrey) chỉ huy, càn quét lưu vực sông Nậm Hu, mở một đường hành lang nối Luông Phabăng với Điện Biên Phủ. Bị một số đơn vị của trung đoàn độc lập 148 chặn đánh, địch mới tới Mường Khoa.

Việc điều một đơn vị lớn nằm trong đội hình chiến dịch sang Lào lúc này có những điều phải cân nhắc. Địa hình chiến trường chưa được chuẩn bị. Đại đoàn 308 chỉ có trung bình mỗi người hai ngày gạo dự trữ! Mặt khác, muốn đưa pháo ra nhanh chóng, an toàn, cần phải tập trung lực lượng. Nếu địch phát hiện ta ngừng tiến công rút ra khỏi trận địa, huy động tất cả quân cơ động cùng với pháo binh và không quân đánh vào đường kéo pháo trong khi 308 không có mặt, ta sẽ gặp khó khăn.

Đảng ủy chiến dịch quyết định đưa 308 sang Lào vì thấy đây là cách ứng phó tốt nhất trước hiện tình. Sự xuất hiện của "sư đoàn thép" ở Thượng Lào sẽ thu hút không quân và lực lượng cơ động địch, tạo điều kiện cho ta đưa pháo ra an toàn. Để chuyển sang "đánh chác tiến chắn", cần có một thời gian dài chuẩn bị. Đòn tiến công kịp thời nhắm vào một hướng xung yếu của địch, buộc Nava phải đối phó. 308 sẽ vừa thực hiện nhiệm vụ nghi binh chiến dịch làm sai lạc sự phán đoán của địch, vừa tiêu diệt một bộ phận sinh lực, đập tan con đường hành lang nối liền Luông Phabăng với Điện Biên Phủ, thiết thực chuẩn bị cho trận đánh sắp tới. Nếu Nava tưởng là ta đã bỏ ý định tiến công Điện Biên Phủ thì y càng mắc thêm sai lầm. Ta sẽ có kế hoạch đề phòng địch đánh ra.

Và cơ quan chỉ huy chiến dịch cũng sẽ tìm cách tạo điều kiện cho đơn vị làm nhiệm vụ. Đây là một quyết định quả cảm.

Đồng thời với việc đưa 308 sang Thượng Lào, Bộ chỉ huy chiến dịch cũng ra lệnh cho trưng đoàn 148 nhanh chóng tiến về Phông Xa Lỳ, một tỉnh ở cực bắc Lào tiếp giáp với biên giới Trung Hoa, cùng với lực lượng vũ trang Pa thét Lào tiêu diệt sinh lực địch và giải phóng đất đai. Chủ trương sử dụng trưng đoàn 148 giải phóng Phông Xa Lỳ đã được đề ra từ đầu trong kế hoạch đánh địch ở Tây Bắc.

Tuy nhiên, biết khó khăn của 308 nên khi trao nhiệm vụ, tôi nói "có thể sử dụng lực lượng từ một tiểu đoàn đến cả đại đoàn". Anh Vương Thừa Vũ họp đảng ủy quyết định cho cả đại đoàn lên đường. Cán bộ và chiến sĩ 308 đã nhiều lần nghe đại đoàn trưởng nói:

"Quân lệnh như sơn". Đúng lúc đơn vị xuất phát, pháo địch cấp tập vào khc Hồng Lếch, nơi đóng sở chỉ huy đại đoàn. Ta biết vị trí đóng quân của 308 đã phần nào bị lộ.

Ngay chiều ngày 26, tôi gọi điện cho anh Nguyễn Thanh Bình tới gặp. Anh Bình là Phó chủ nhiệm Cung cấp chiến dịch, đặc trách công tác hậu cần hỏa tuyến.

Tôi phổ biến vắn tất chủ trương thay đổi cách đánh và việc đưa 308 sang Lào, hỏi tình hình tổ chức kho tàng của ta ở phía tây và phía nam, rồi nói:

- Bộ chỉ huy chiến dịch đã nói với 308 tự túc về hậu cần, nhưng ta phải tìm mọi cách để giúp đỡ đơn vị.

Đồng chí tổ chức một bộ phận đuổi theo, liên lạc với bạn và bộ đội tình nguyện vận động nhân dân, huy động lương thực tại chỗ, tận dụng những kinh nghiệm trong chiến dịch Sầm Nưa. Quyết không để cho bộ đội thiếu ăn như ở Khâu Vác. Bộ đội đã đi một ngày đường, theo kịp cũng vất vả đấy. Chúng tôi cùng ăn một bữa cơm trước khi chia tay.

Ngay buổi tối, anh Bình và mười cán bộ hậu cần lên đường; cùng đi có cả một đội dân công gánh gạo đuổi theo đơn vị. Trước đó, cơ quan tham mưu chiến dịch cũng kịp thời đưa một đại đội trinh sát của Bộ đi nắm tình hình địch ở Mương Khoa, hỗ trợ cho đại đoàn.

Chiều ngày 26 tháng 1 năm. 1954, đại đoàn 308 rời trận địa với mỗi người một túi gạo rang trên vai, đi về hướng tây nam Điện Biên Phủ, nhắm vào phòng tuyến sông Nậm Hu. Tham mưa phó đại đoàn Mai Hữu Thao được cử đi trước cùng với một phán đội quân báo và một số cán bộ hậu cần, vừa dò đường vừa chuẩn bị lương thực.

Ngày 29 tháng 1, đại đoàn a08 hành quân tới Sốp Nạo. Tại đây, đại đoàn được Bộ chỉ huy chiến dịch thông báo, theo tin kỹ thuật, địch đã phát hiện 308 tiến về hướng này, số quân đóng ở Mường Khoa và vùng lân cận bắt đầu rút chạy về hướng Mường Sài, Luông Phabăng. Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho đại đoàn lập tức truy kích.

308 quyết định chia làm hai cánh đuổi theo quân địch. Đại đoản trưởng Vương Thừa Vũ và anh Lê Quang Đạo (được Bộ chỉ huy chiến dịch cử xuống thay anh Song Hào bị mệt không đi chiến dịch) cùng các trưng đoàn 36, 88 đi theo hướng Luông Phabăng. Đại đoàn phó Cao Văn Khánh, và một sở chỉ huy nhẹ của đại đoàn, đi với trung đoàn 102 về hướng Mường Sài. Cán bộ, chiến sĩ 308 đã có kinh nghiệm ở Thượng Lào mùa xuân năm trước, biến truy kích địch đường dài thành một cuộc chạy đua nước rút, bất kể đơn vị nào, người nào có sức khỏc là vượt lên trước, thấy địch là đánh, gặp đơn vị bạn là chủ động phối hợp. Họ quyết không bỏ lỡ cơ hội.

Lúc này ta chưa biết Vôđrây đã quyết định rút thật nhanh toàn bộ binh đoàn đóng dọc phòng tuyến sông Nậm Hu về Mường Sài. Ngày 30 tháng 1, trung đoàn 102 truy kích địch ở hướng này, tới sông Nậm Hu.

Thuyền, mảng huy động được ít, chỉ đủ để chở vũ khí trợ chiến. Bộ đội chặt bươllg, dùng vải nhân gói ba lô làm phao, dìu nhau bơi qua sông theo đội hình từng tổ chiến đấu. Nửa đêm, mọi người vừa ngồi nghỉ trên dọc đường nhai mấy nhúm gạo rang lót dạ thì quân báo tử phía trước quay lại cho biết chỉ còn cách địch 10 kilômét. Tất cả đều bật dậy. Trung đoàn trưởng Hùng Sinh dẫn đầu trung đoàn đuổi theo. Rạng sáng ngày 31, bật kịp địch. Phân đội quân báo do tham mưu phó đại đoàn Mai Hữu Thao chỉ huy, nhanh chóng tìm đường vượt lên phía trước làm một "cái nút" kiên quyết nổ súng chặn địch lại. Một đại đội Pa thét Lào đang trên đường hành quân, nghe tiếng súng nổ cũng tới phối hợp.

Binh đoàn Vôđrây bị chia cắt làm đôi. Vôđrây nắm cụm quân thứ nhất gồm tiểu đoàn Tabo số 5 và ba đại đội ngụy. Thiếu tá Cabari (Cabari) và đại úy Lăm đe (Ln.mbert) nắm cụm quân thứ hai với ba đại đội thuộc tiểu đoàn lê dương số 2 và một đại đội ngụy. Chúng chiếm giữ một số điểm cao tổ chức chống cự, hy vọng sẽ có máy bay tới yểm hộ.

Tiểu đoàn 18 đi đầu trung đoàn nghe tiếng súng nổ phía trước, biết quân địch đã bị chặn lại, lập tức lao lên như một cơn lốc. Trung đoàn trưởng Hùng Sinh chia tiểu đoàn thành hai cánh đi theo hai con đường mòn cùng tiến công quân địch. Đại đội 261 phát hiện tiểu đoàn Tabo đang cụm lại trên mấy quả đồi. Biết tinh thần bạc nhược của những tên lính rút chạy, không đợi tiểu đoàn tới đủ, đại đội chia làm hai mũi dùng tiểu liên, lựu đạn và lưỡi lê nhất tề xung phong. Binh lính Tabo bỏ những công sự đang đào dở chạy vào rừng.

Cùng lúc, đại đội 259 nghe tiếng súng cũng lập tức tiến đánh tiểu đoàn lê dương số 2. Binh lính lê dương thấy lực lượng ta không đông, ra sức chống cự. Trận đảnh kéo dài. Đại bộ phận trung đoàn 102 đã tới khu vực tác chiến. Trung đoàn trưởng Hùng Sinh quyết định đưa tiểu đoàn 79, tiểu đoàn 54 phối hợp cùng tiểu đoàn 18 tiến công quân địch. Lợi dụng trời tối, bốn đại đội do Cabari và Lăm đe chỉ huy luồn qua một khc núi rậm tẩu thoát.

Những đơn vị của ta và địch đan vào nhau trên đường truy kích.

Tiểu đoàn 18 vượt lên bám riết toán quân của Vôđrây đã tẩu thoát từ trước. Chiếu ngày 31, tiểu đoàn 18 đuổi kịp toán quân của Vôđrây. Chờ lúc quân địch xuống núi, tiểu đoàn lợi dụng thế cao vừa tiêu diệt địch bằng hỏa lực vừa nhanh chóng xung phong diệt hàng trăm tên, bắt sống 54 tên. Phía sau tiểu đoàn 18, toán quân của Cabari và Lăm đe cũng đang bị hai tiểu đoàn 79, 54 đuổi gấp Quân địch thấy phía trước có tiếng súng nổ vội tạt vào rừng. Các đơn vị 79, 54 lội suối, luồn khc truy tìm quân địch suốt đêm. Mờ sáng ngày 1 tháng 2, tiểu đoàn 79 phát hiện binh lính lê dương đang tụ tập trong một khu rừng. Tiểu đoàn lập tức chia làm hai cánh, một cánh chốt chặn ở ngã ba suối chặn đường rút lui, một cánh đánh thẳng vào quân địch. Những tên lính lê dương sau một đêm mò mẫm trong rừng vừa mệt vừa đói không còn nghĩ đến chuyện chống cự, hoặc vứt súng đầu hàng, hoặc mạnh ai nấy chạy.

Trung đoàn 102 nhanh chóng tổ chức vây quét những binh lính địch tản mác trong rừng. Sau một ngày chiến đấu tiểu đoàn 2 trưng đoàn lê dương số 4 (214 REI) bị xóa sổ, tiểu đoàn Tabo bị thiệt hại nặng. Trong số tù binh ta và bạn bắt được có viên thiếu tá Cnhari và viên đại úy Lăm be. Trung đoàn 102 tiếp tục truy kích địch về tới Mường Sài. Tại đây địch đã nhanh chóng lập nên một con nhím với năm tiểu đoàn. Trên hướng Nậm Bạc, Luông Phabăng, trung đoàn 36 dẫn đầu mũi tiến quân. Trung đoàn 88 đang làm nhiệm vụ kéo pháo xuất phát chậm, phải đuổi theo. Bộ đội hành quân hết lên đèo lại xuống dốc không gặp một quãng bằng. Những rừng tre, vầu khô xác tiếp nối những rừng đại ngàn.

Trưa ngày 29 tháng 1 năm 1954, tiểu đoàn 89 đi đầu, vừa dừng chân bên một nương thuốc phiện nở đầy những bông hoa trắng, hoa tím chợt nghe tiếng súng. Đại đội đi phía sau dẫn lên hai tên phỉ. Chúng khai thuộc toán biệt kích được quân Pháp trao nhiệm vụ quấy rối bộ đội trên đường tiến quân. Chúng bị bắt khi đang nổ sửng nhắm vào những người cưỡi ngựa. Đó chính là trung đoàn phó Ngọc Dương và phó chính ủy Hồng Cư được phán công đi với tiểu đoàn. Ta biết quân địch đã phát hiện cuộc tiến quân, chúng sẽ tăng cường phòng ngự hoặc rút chạy khỏi Mường Ngòi, cần phải tăng thêm tốc độ hành quân.

Chiều ngày 30, tiểu đoàn 89 tới bản Buổi Sen, cách đôn Mường Ngòi 5 kilômét. Trời sắp tối, bộ đội dừng lại chuẩn bị chiến đấu. Bất thần một toán lính mặc áo vàng khá đông lao vào giữa đội hình. Ta tiêu diệt một số tên chống cự và bắt sống hai chục tên. Bọn địch khai chúng từ phía Mường Khoa bị đuổi đánh rút chạy về đây. Các đồng chí chỉ huy trung đoàn phán đoán địch ở Mường Ngòi có thể rút chạy. Trung đoàn phó Ngọc Dương, người đã chỉ huy tiểu đoàn 79 trong trận truy kích Sầm Nưa, lập tức ra lệnh cho bộ đội tiến quân thật nhanh mặc dù anh em chưa kịp ăn cơm. Nhưng khi họ tới Mường Ngòi thì đồn đã bị địch đốt cháy rụi, chỉ còn leo lét ánh lửa. Sáng ngày 31, tiểu đoàn tới bờ sông Nậm Hu vắng lặng. Quân địch sau khi qua sông đã hủy hết thuyền bè. Sông không rộng, nhưng sâu. Chung quanh toàn núi đồi hoang. Tổ quân báo đi tìm được mấy người dân. Biết bộ đội Việt Nam đuổi đánh "xấc tây" (giặc Pháp), một cụ già và mấy người trai trẻ mang tới bốn chiến thuyền độc mộc. VŨ khí nặng, các chiến sĩ quân báo, một số cần đi trước được ưu tiên qua sông bằng thuyền. Những người khác dùng nilông, ống bương bơi qua sông nước giá buốt.

Ngày 1 tháng 2, đại đội 395 đi đầu tiểu đoàn phát hiện khá đông quân địch đóng trên hai quả đồi trước mặt. Đại đội 395 lập tức nổ súng. Súng cối 60 ly và súng máy của ta bắn mạnh vào giữa đội hình quân địch.

Chúng bỏ lại trên trận địa sáu chục tên chết và bị thương, tháo_ chạy vào rừng. Tá biết đây là một tiểu đoàn ngụy lên đón bọn ở Mường Ngòi rút về. 395 tiếp tục truy kích. Dọc đường, đại đội đánh liên tiếp mười trận lớn nhỏ tiêu diệt và bắt sống thêm khoảng trên một trăm quân địch.

Chiều hôm sau, ngày 2 tháng 2, phía trước tiểu đoàn hiện ra một thung lũng phì nhiêu, Những thửa ruộng bậc thang. Một con sông nhỏ uốn lượn trên cánh đồng trải dài, lúa đã gặt. Những ngôi nhà sàn san sát co hàng dừa xanh mướt bao quanh. Nổi lên giữa thung lũng là một khu đồn lớn và sân bay. Họ đã tới Nậm Bạc.

Bộ đ(i ta đã truy kích địch liên tục sáu ngày đêm.

Dọc đường hầu như chỉ ăn toàn gạo rang. Và hôm đó đúng vào 29 Tết Giáp Ngọ. Thấy binh linh trong đồn chạy đi chạy lại nhốn nháo, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Liệu phán đoán địch chuẩn bị rút, quyết định tiến công luôn. Hàng chục khẩu trung liên của ta nã vào đồn. Quân địch hoảng hốt tháo chạy. Bộ đội ta tiến vào đồn, thấy cả kho vũ khí, quân trang, lương thực còn nguyên vẹn, và một bữa cơm vừa mới dọn chưa kịp ăn.

Nhiều làng bản trên dọn đường và những kho gạo chuẩn bị cho trận đánh Phông Xa Lỳ đã bị địch đốt phá. Các đồng chí lãnh đạo địa phương của bạn gặp bộ phận anh Nguyễn Thanh Bình đều sốt sắng hứa sẽ có lương thực cho bộ đội, và chia nhau đi các nơi huy động gạo.

Phần lớn dân chúng đã mang theo thóc gạo, lợn gà lánh vào rừng sâu. khi nghe có bộ đội Việt Nam tới đánh Pháp, nhiều người mang lương thực quay trở về. Anh Bình đuổi kịp anh Vũ ở Nậm Bạc thông báo tình hình.

Anh Vũ đề nghị nói với nhân dân mang gạo ra dọc đường, gặp đơn vị đang truy kích là trao, cán bộ để lại giấy biên nhận, rồi bộ đội sẽ thanh toán sau. Có người mang cả lợn từ rừng sâu ra. Nhiều gia đình chỉ có thóc. Dân công ta đã cùng nhân dân Lào xay giã gạo. Lương thực huy động được không thiếu nhưng do bộ đội vận động không ngừng, nên nhiều bữa chỉ ăn gạo rang thay cơm.

Tối ngày 29 Tết, trung đoàn 86 tiếp tục truy kích. Nửa đêm, trên đường đi Nậm Ngà, gặp một con suối, Ngọc Dương và Hồng Cư quyết định cho tiểu đoàn nghỉ lại đón giao thừa. Không ai biết chính ở nơi đây sẽ diễn ra trận đánh lớn nhất trên đường truy kích.

Sáng hôm sau, ngày 3 tháng 2, các chiến sĩ đại đội 395 vừa thức giấc thì một toán rất đông quân địch xộc vào nơi trú quân. Mọi người vội xốc ba lô, cầm súng chiến đấu. Một trận tao ngộ chiến. Tiếng súng nổ khắp nơi. Đại đội xông lên một quả đồi chiếm địa thế cao đánh địch. Nhưng càng tiến lên càng thấy đông quân địch. Sau giây phút bàng hoàng, địch dùng đại liên và ĐKZ chống cự. Lực lượng ta rất mỏng. Trung đoàn phó Ngọc Dương trực tiếp chỉ huy súng cố l yểm hộ cho bộ đội Giữa lúc đó, tiếng súng cối 82, rồi tiếng súng máy của ta nổ ran. Những đại đội đi sau, nghe tiếng súng đã kịp thời chạy lên tiếp viện đánh bọc sườn quân địch.

Địch bị thương, chết và ra hàng mỗi lúc một đông Lá cờ rách nát rơi trên trận địa có dòng chữ "1er BAT" - tiểu đoàn ngụy Thái số 1. Tiểu đoàn này từ phía Mường Sài kéo về Nậm Ngà đến đây thì chạm phải quân ta và bị tiêu diệt Cùng lúc các tiểu đoàn 80 và 84 cũng tới nơi. Qua tám ngày truy kích, thực sự chỉ có một tiểu đoàn gặp quân địch, và chiến đấu nhiều nhất là đại đội đi đầu.

Những cuộc đọ súng đều diễn ra quá nhanh nên đại bộ phận đi sau không kịp tham dự. Trung đoàn trưởng Hồng Sơn quyết định cho tiểu đoàn 89 lui về phía sau, đưa các tiểu đoàn 80, 84 còn đầy sinh lực tiến lên trước.

Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ đến giữa lúc bộ đội thu dọn chiến trường. Trung đoàn 88 đã kịp có mặt trong đội hình. Đại đoàn trưởng ra lệnh cho hai trung đoàn tiếp tục tiến về phía Luông Phabăng.

Đường từ Nậm Ngà vào Luông Phabăng rất nhiều mìn. Một số cán bộ, chiến sĩ hy sinh hoặc bị thương.

Để tránh thương vong và bảo đảm tốc độ hành quân, trung đoàn 36 tìm một con đường khác đi men theo sông Nậm U. Chiều ngày 7 tháng 2, tiểu đoàn 80 của 36 tới Pắc Sướng, bắt được liên lạc với tiểu đoàn quân tình nguyện 970 và bộ đội Pa thét Lào. Ở Pắc Sương địch có năm đại đội, nhưng đánh hơi thấy quân ta, chúng đã bỏ đồn tháo chạy.

36 đi tiếp tới mốt nga ba sông. Đây là nơi sông Nậm U gặp sông Mê Công. Mặt sông mênh mang không một bóng thuyền bè. Bên kia sông có thể có địch. Cần một bộ phận sang trước để lập một đầu cầu. Cả đội quân báo đều xung phong. Chiếc bè chuối vượt sông ban đêm. Lát sau, bên kia sông xuất hiện một đám lửa. Dấu hiệu đầu cầu đã được thiết lập. Ngày 11 tháng 2, toàn bộ trung đoàn vượt sông Mê Công với một số thuyền lớn của nhân dân Lào và những bè do đơn vị tự làm.

Chiều ngày 12, họ gặp một đồn tiền tiêu của Luông Phabăng ở phía bậc. Đây là đồn Nậm Na nằm giáp biên giới Thái Lan. Vùng này ở sâu trong hậu phương địch, nên công sự phòng thủ sơ sài. Tiểu đoàn 80 được lệnh công kích. Cuộn chiến đấu diễn ra rất nhanh. Chỉ với súng cối 60 ly và hỏa lực đại liên chi viện, tiểu đoàn 80 đã tiêu diệt gọn một trung đội lê dương và một trung đội ngụy Lào. Tàn quân địch tháo chạy về Luông Phabăng. Bộ đội ta truy kích bất thêm một chục lính âu Phi, trong đó co một viên quan hai, và sáu lính ngụy. 36 chỉ còn ở cách kinh đô nhà vua Lào không đầy hai mươi kilômét.

Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho 308 dừng lại. Trước đòn tiến công bất ngờ của ta, đặc biệt là Luông Phabăng bị uy hiếp, Na va phải lập một cầu hàng không tăng viện cho Thượng Lào. ông ta đã vét từ đồng bằng Bắc Bộ binh đoàn cơ động số 7, tiểu đoàn khinh quân ngụy số 301, từ Xiêng Khoảng tiểu đoàn 4 trung đoàn bộ binh thuộc địa số 4, cùng với trung đoàn bộ binh thuộc địa số 11, tiểu đoàn Thái số 10, tiểu đoàn dù thuộc địa số 1, lập thêm hai tập đoàn cứ điểm mới ở Luông Phabăng và Mường Sài.

Qua hơn mười ngày truy kích địch trên chặng đường dài 200 kilômét, bộ đội đánh nhiễu trận, tiêu diệt và làm tan rã 17 đại đội địch, trong đó có 1 tiểu đoàn lính lê dương bị tiêu diệt gọn, thu hàng phục tấn vũ khí, đạn dược. Ta giải phóng toàn bộ lưu vực sông Nậm Hu, ước tính 10.000 kilômét vuông, cô lập hoàn toàn Điện Biên Phủ. Mặc dù hoàn toàn không được chuẩn bị về tham mưa cũng như hậu cần, nhưng 308 đã dồn mọi nỗ lực biến cuộc hành quân thành một đòn tiến công thực sự, có quy mô như một chiến dịch, và đạt được những hiệu suất chiến đấu rất cao, vượt xa yêu cầu đề ra cho đại đoàn lúc đầu. Nhân lúc địch hoang mang, trung đoàn 148 đã cùng bộ đội Pa thét Lào nhanh chóng giải phóng Bun Tầy, Bun Nửa trực tiếp đe dọa tỉnh ly Phông Xa Lỳ.

Nhà ký giả Pháp Rô be Ghilanh (Robert Guillain) trong tập "Kết thúc những ảo tưởng" đã nhận xét đó là: "một cuộn chạy việt dã quái đản, xuyên qua rừng rậm, vượt trên sức bất cứ một đội quân nào", "Mặt trận Lào quả là một cái bơm, bơm cạn hết nguồn sinh lực của các mặt trận khác: đồng bằng, átlăng và cả Trung Lào cũng đều phải rút bớt quân để ném cho cái "chiến trường bị đe dọa là Mường Sài và Luông Phabăng".

Hoa ban bắt đầu nở trắng các sườn núi: Những chiếc xe vận tải, xe thồ chất nặng bánh dày, chè lam, kẹo, mứt... và rất nhiều những lá thư từ hậu phương, từ những phương trời xa: Bằc Kinh, Bình Nhưỡng, Mạc Tư Khua. . . nhấc nhở chúng tôi Xuân Giáp Ngọ đang tới gần. Thơ chúc tết của Bác đã gửi tới mặt trận.

" Quân và dân ta nhất trí kết đoàn,

Kháng chiến kiến quốc nhất đinh hoàn toàn thành công

Hòa bình dần chủ thế giới kháp Nam, Bắc, Tây, Đông,

mới, thảng lợi càng mới, thành công càng nhiều".

Suốt đêm 29 Tết, tôi vẫn tiếp tục theo dõi việc kéo pháo ra. Các đơn vị kéo pháo phải báo cáo lên từng giờ. Công tác kéo pháo được coi như nhiệm vụ chiến đấu. Tôi đã thuộc những tên: dốc Bẩy tời, vực sâu Vườn chuối, Suối Ngựa, dốc Cây cụt, cửa rừng Bản Tố, cửa rừng Nà Nham. . . Vượt an toàn qua mỗi địa danh này coi như lập được một chiến công. Gần sáng, các đơn vị kéo pháo báo cáo hoàn thành nhiệm vụ. Thực ra, các khẩu pháo mới được đưa ra cửa rừng, cây số 62 trên đường 41, phải tới mồng 3 Tết mới về tới vị trí trú quân. Nhưng đây đã là nơi an toàn. Bộ đội ta đã làm nên một kỳ công.

Những ngày này, cả dân tộc đang thực hiện một cái Tết Quang Trung của thời đại mới. Không chỉ có một đoàn quân rong ruổi từ Thuận Hóa ra Thăng Long Tết Kỷ Dậu năm 1789, mà trên rất nhiều nẻo đường khắp bán đảo Đông Dương, từ nam lên bắc, từ bắc vào nam, từ đông sang tây, những đoàn quân của cả nước đang mải miết ra đi quyết đem về một mùa xuân mới cho dân tộc. Tôi nghĩ tới hàng chục vạn đồng bào đang sát cánh cùng bộ đội ở các mặt trận Tây Bắc, Thượng Lào, Trung lào, Hạ Lào, Liên khu 5, Tây Nguyên... không được cùng những người thân ngồi bên nồi bánh chưng đón giao thừa tại quê hương. Đợt dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ đã kéo dài hơn ba tháng, nhưng khi Tết đến các đoàn dân công đều tình nguyện ở lại chiến trường.

Khu rừng sáng dần. Ngày đầu Xuân Giáp Ngọ đã tới. Sương lạnh vẫn bao phủ khắp núi rừng. Tôi đi sang cơ quan tác chiến. Anh em đang chuẩn bị tới chúc tết Bộ chỉ huy chiến dịch. Tôi nói:

- Chúc các đồng chí năm mới mạnh khoẻ, giành nhiều thắng lợi.

Bị bất ngờ, mọi người hơi lúng túng. Một đồng chí noi:

- Chúng tôi bị động rồi !

Cuộc chúc tết đầu năm thêm vui. Đồng chí Trần Văn Quang, cục trưởng Tác chiến báo cáo ở Tây Nguyên, bộ đội Liên khu 5 đang tiến về thị xã Công Tum, ở Thượng Lào, 808 đang tiến về Luông Phabăng, ở Hạ Lào, 436 và bạn đã giải phóng Pảc Xế đang tiến về Xaravan. Đây thật sự là những tin vui đầu Xuân.

Tôi gọi dây nói chúc tết các đơn vị. Văn phòng đưa tới những bức điện từ hậu phương, từ đồng bằng Bắc Bộ, từ Bình - Trị - Thiên, Liên khu 5, Nam Bộ. Bức điện nào cũng mang những lời thắm thiết chúc mừng năm mới giành được thắng lợi to lớn.

Tôi sang lán đồng chí Vi Quc Thanh chúc tết Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc vì sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam phải tiếp tục ăn một cái tết ở ngay mặt trận, xa Tổ quốc, xa gia đình, và báo tin thắng lợi trên các chiến trường. Đồng chí Vi vui vẻ chúc mừng năm mới cùng những thắng lợi mới của quân và dân ta.

Đồng chí cho biết: sau khi được phân tích rõ về chỗ mạnh chỗ yếu của địch và ta, các cố vấn đều nhất trí với chủ trương thay đổi phương châm chiến dịch. Mọi người đều biểu thị quyết tâm đồng cam cộng khổ, đem hết trí tuệ và năng lực giúp bộ đội Việt Nam giành toàn thắng. Đồng chí đã đề nghị Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng nhân đần Trung Quốc gửi sang gấp những tài liệu tổng kết kinh nghiệm chiến đấu mới nhất ở Triều Tiên, nhất là kinh nghiệm xây dưng trận địa và chiến đấu đường hầm, kể cả cuốn sách Thượng Cam Lĩnh, để bộ đội Việt Nam tham khảo.

Đoàn đại biểu đồng bào người Thái, người Mông, người Dao... do đồng chí Lò Văn Hạc dẫn đầu, tới chúc tết Bộ chỉ huy Mặt trận và bộ đội, nói với chúng tôi quyết tâm của nhân dân các dân tộc Tây Bắc sẽ đứng lên sát cánh cùng bộ đội tiêu diệt giặc.

Trên các chiến trường, bộ đội ta đang ở thế thắng như chẻ tre. Trận đánh quyết định còn chưa diễn ra, nhưng tôi cảm thấy trong mấy ngày qua, những diễn biến đang nhanh chóng đi vào quỹ đạo. Ngay sau khi địch vừa nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, một tờ báo Thụy Điển, tờ Expressen, phỏng vấn Báo về tình hình chiến tranh Đông Dương. Bác trả lời:

"Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do Pháp gây ra. Nhân dân Việt Nam phải cầm vũ khí chiến đấu 7, 8 năm nay chống kẻ xâm lược... Nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa san sàng tiếp nhận ý kiến đó". Đây không chỉ là lời đáp chính trị hay ngoại giao. Bác lúc nào cũng mong muốn hòa bình. Người không bỏ lỡ một cơ hội nào có thể đem lại hòa bình. HỒ Chí Minh là một nhà thương lượng có nguyên tấc, và biết điều. Người không bao giờ đòi hỏi ở đối phương cái mà dân tộc mình chưa thể có ngay. Người chấp nhận sự chờ đợi. Nhưng kẻ địch chưa hề đáp lại. Cả lần này cũng vậy.

Chỉ còn nửa tháng nữa, ngoại trưởng bốn nước Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp sẽ gặp nhau ở Bức Lanh để ra thông báo cuộc họp bàn về vấn đề "lập lại hoà bình ở Đông Dương" tại Giơnevơ vào tháng Tư tới. Có thể người Pháp đặt kỳ vọng vào kế hoạch Nava. Họ muốn ngồi vào bàn thương lượng trên thế mạnh. (Sau này, chúng ta mới biết chính Nava đã yêu cầu Chính phủ Pháp chỉ đặt vấn đề thương lượng khi đã giành được một thắng lợi quyết định trong chiến tranh Đông Dương). Mới ngày hôm trước, đại tướng Mỹ Ô đanien (O Daniel),I người co trách nhiệm đôn đốc giám sát viện thực hiện kế hoạch Nava, trực tiếp lên Điện Biên Phủ kiểm tra, đã ngỏ ý hài lòng về tổ chức phòng ngự ở đây. Mỹ đã trở thành trở ngại lớn nhất cho cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất của ta... Tôi bỗng thấy cần có ngay một cái gì đó ở Điện Biên Phủ...

Tôi gọi dây nói cho Bộ tư lệnh Pháo binh. Sau khi chúc tết đơn vị, tôi hỏi về tình hình sơn pháo. Đồng chí Đào Văn Trường, quyền tư lệnh trưởng, báo cáo khác với lựa pháo quá nặng nề, các khẩu đội sơn pháo đều đã vào vị trí, và bố trí xong những trận địa giả để đánh lạc hướng quân địch khi phát hỏa. Tôi hỏi tiếp:

- Có định làm gì để chào mừng năm mới không ?

- Báo cáo: Anh em sẵn sàng.

- Được Cho bắn vào sân bay.

- Rõ. Nhưng xin chờ tới lúc trời tan sương.

- Đồng ý. Nhắc anh em chuẩn bị đầy đủ. Ngắm thật chính xác mới bắn. Đã bắn là trúng!

* 10 giờ, biển sương trên cánh đồng Mường Thanh mới tan Sân bay hiện ra lỗ lộ với tám chiếc khu trục Hen cát, hai máy bay thám thính Moran, và hai máy bay vận tải đakôta. Trong phút chốc, 10 trái đại bác 75 ly giội trúng sân bay. Một chiếc Moran bốc cháy, một số chiếc khác trúng đạn. Bộ chỉ huy Mặt trận quyết định tặng thưởng cho đại đội pháo binh vừa lập công tấm huân chương đầu tiên của chiến dịch.

Những phát pháo nã vào sân bay đã làm quân địch điên cuồng. Chúng chưa tìm ra cách nào để loại trừ hiểm họa đã thực sự xuất hiện, từ nay thường xuyên lơ lửng trên đầu. Mồng 2 Tết, Đờ Cát dùng máy bay rải truyền đơn thách thức ta tiến công vào Điện Biên Phủ.

Phải chăng đây là một cách giải quyết của địch? địch mong ta sớm lao vào cái bẫy đã được chuẩn bị kỹ ! Sự im lặng lúc này là cách trả lời tốt nhất của chúng ta. Trong những ngày đầu Xuân, tôi nhận được điện rồi thư trả lời của Bác và Trung ương, nhất trí cho rằng "quyết định thay đổi cách đánh như vậy là hoàn toàn đúng". Trung ương Đảng và Chính phủ sẽ động viên toàn dân dốc sức chi viện cho Điện Biên Phủ tới khi giành toàn thang. Hội đồng Cung cấp Trung ương đã được thành lập, do Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng trực tiếp làm chủ tịch, sẽ chỉ đạo các địa phương huy động nhân vật lực phục vụ tiền tuyến.

Mồng 3, mồng 4 Tết, tin chiến thắng của bộ đội ta và bộ đội bạn tại lưu vực sông Nậm Hu dồn dập bay về.

Nửa đêm về sáng ngày mống 5 Tết, tôi từ sở chỉ huy đi thăm pháo binh. Đây là cuộc xuất hành đầu năm của tôi.

Trời tối đen. Sương giá phủ khớp rừng núi. Cán bộ của đại đoàn 351 tập hợp ven một quả đồi, hình như đã chờ đợi từ lâu. Mọi người vỗ tay hoan hô quên cả giữ bí mật. Tôi nhìn anh em ngồi trong bóng đêm, rồi nói :

- Trong khi các đồng chí chuyển pháo ra thì đơn vị bạn đã tiến đến gần sông Mê Công, đánh tan 17 đại đội địch. Bây giờ các đồng chí còn thắc mắc không?

Mọi người vui vẻ cười ồ. Tôi chúc mừng năm mới, rồi nói chuyện với anh em tới khi trời sáng. Hai cán bộ lựu pháo và cao pháo đứng lên hứa hẹn sẽ làm công sự thật vững chắc, và quyết tâm giành thắng lợi ngay trong trận đánh đầu tiên. Cũng ngày mồng 5 Tết, Bộ chỉ huy chiến dịch triệu tập hội nghị cán bộ ở Mường Phăng quán triệt phương châm tác chiến mới và tiến hành công tác chuẩn bị chiến đấu. Vùng trời Điện Biên Phủ vắng hẳn tiếng máy bay.

Hầu hết lực lượng không quân vận tải và một phần không quân chiến đấu đã bị hút sang Thượng Lào.

Cuộc họp đầu Xuân thiếu mặt đại đoàn 308 đang trên đường truy kích địch. Tôi thay mặt Tổng quân ủy chúc Tết toàn quân:

- "Sang năm mới thu nhiều thắng lợi mới", và biểu dương những đơn vị đã kéo pháo ra an toàn. Tôi thông báo với hội nghị, Trung ương và Bác đã phê chuẩn chủ trương tác chiến mới của Đảng ủy chiến dịch, hậu phương sẽ dốc sức chi viện cho tiền tuyến tới khi giành toàn thắng.

Tin chiến thắng trên các chiến trường Thượng Lào, Trung Lào, Hạ Lào, Tây Nguyên, trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ đã mang lại sự phấn khởi cho hội nghị. Trong hai tháng qua, chúng ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 20.000 quân địch, giải phóng nhiều vùng đất rộng lớn có ý nghĩa chiến lược, buộc địch phải đối phó khắp nơi. Các chiến trường hậu địch trên cả nước đều đẩy mạnh chiến tranh du kích làm cho địch không đủ lực lượng để tiến hành bình định. Địch cũng không còn khả năng mở một cuộc tiến công lớn ra vùng tự do...

Câu hỏi lớn đặt ra là ta sẽ làm gì để giành thắng lợi trên mặt trận chính Điện Biên Phủ?

Quân địch ở Điện Biên Phủ hiện có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, gồm phần lớn là quân tinh nhuệ bậc nhất của đạo quân viễn chinh, 2 tiểu đoàn pháo 105 ly (24 khẩu), 2 tiểu đoàn súng cối 120 ly (20 khẩu), 1 đại đội pháo 155 ly (4 khẩu), 1 .đại đội xe tăng 18 tấn (lo chiếc). Lực lượng không quân thường trực tại sân bay Mường Thanh có: 7 khu trục, 5 trinh sát, 4 máy bay vận tải và 1 trực thăng. Ngoài ra, địch sẽ dành 2/3 lực lượng máy bay ném bom, máy bay tiêm kích toàn Đông Dương, và 100% máy bay vận tải để yểm trợ trực tiếp cho Điện Biên Phủ trong trường hợp bị tiến công. Tổng số quân địch tại Điện Biên Phủ khoảng 12.000 người.

Lực lượng ta có 9 trung đoàn bộ binh, gồm 27 tiểu đoàn, 1 trung đoàn sơn pháo 75 ly (24 khẩu), 2 tiểu đoàn lựu pháo 105 ly (24 khẩu), 4 đại đội súng cối 120 ly (16 khẩu), 1 trung đoàn cao xạ pháo 37 ly (24 khẩu), và 2 tiểu đoàn công binh. So sánh lực lượng bộ binh, ta hơn địch về số tiểu đoàn (27/12), nhưng quân số mỗi tiểu đoàn của ta chỉ bằng 2/3 quân số tiểu đoàn địch, và trang bị yếu hơn nhiều. Về lực lượng pháo yểm hộ trực tiếp cho bộ binh, ta hơn địch về số lượng (64/48 khẩu), nhưng lực lượng đạn pháo dự trữ của ta rất hạn chế. Ta hoàn toàn không có xe tăng, và chỉ có 1 trung đoàn cao xạ 37 ly để đối phó với toàn bộ không quân địch.

Bài toán cũ về so sánh lực lượng lại xuất hiện: một lần nữa, ta không có ưu thế binh lực trước kẻ địch.

Ngay về số lượng bộ binh đơn thuần, ta cũng không hơn địch bao nhiêu, thông thường, phía tiến công phải có lực lượng từ 5 lần trở lên đông hơn phía phòng ngự. Hầu hết các đơn vị chủ lực của ta đã được tung ra chiến trường. Lúc này, ta chỉ còn để lại 1 trung đoàn của 304 để bảo vệ hậu phương chiến dịch và khu căn cứ. Chúng ta vẫn ở vào thế yếu đánh mạnh.

Tuy nhiên, lợi thế của ta ở Điện Biên Phủ khá rõ: Ta chủ động tiến công, địch bị động phòng ngự; ta là lực lượng bao vây, địch là lực lượng bị bao vây. Lợi thế này cho phép ta tự quyết định: đánh hoặc không đánh, lựa chọn địa điểm, thời gian mở cuộc tiến công. Đánh hay không đánh, đều có lợi cho ta. Nếu kìm giữ những lực lượng cơ động chủ yếu của địch một thời gian dài ở Điện Biên Phủ cho các chiến trường tiêu diệt địch, thì ta đã giành được một thắng lợi lớn trong Đông Xuân này.

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm ba phân khu yểm hộ lẫn nhau. Mỗi cứ điểm đều có khả năng phòng ngự độc lập. Nhiều cứ điểm được tổ chức lại thành cụm cứ điểm, gọi là "trung tâm đề kháng theo kiểu phức tạp", có lực lượng cơ động, hỏa lực của mình, hệ thống công sự vững chắc, chung quanh là hào giao thông và hàng rào dây thép gai, khả năng phòng ngự khá mạnh. Mỗi một phân khu gồm nhiều trung tâm đề kháng kiên cố như vậy. Mỗi trung tâm đề kháng, cũng như toàn bộ tập đoàn cứ điểm, đều có hệ thống công sự nằm chìm dưới mặt đất, hệ thống công sự phụ (hàng rào, bãi dây thép gai, bãi mìn), hệ thống hỏa lực rất mạnh.

Phân khu trung tâm là bộ phận quan trọng nhất, tập trung hai phần ba lực lượng của địch (8 tiểu đoàn, gồm 5 tiểu đoàn chiếm đóng và 3 tiểu đoàn cơ động), có nhiều trung tâm đề kháng yểm trợ lần cho nhau, bao bọc lấy cờ quan chỉ huy, các căn cứ hỏa lực và căn cứ hậu cần, đồng thời bảo vệ sân bay. Phía đông phân khu có cả một hệ thống cao điểm rất lợi hại, đặc biệt là những ngọn đồi A1, C1, D1 E1. Những cao điểm này giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ phân khu.

Ở phía bắc, có phân khu bắc, gồm các trung tâm đề kháng: Đồi Độc lập, Bản Kéo. Đồi Độc lập có nhiệm vụ án ngữ phía bắc, ngăn chặn con đường từ Lai Châu về Điện Biên Phủ. Trung tâm đề kháng Him Lam, tuy thuộc khu trung tâm, nhưng cung với các vị trí Đồi Độc lập, Bản Kéo là những vị trí ngoại vi đột xuất nhất của địch, án ngữ phía đông bắc, ngăn chặn cuộc tiến công của quân ta từ hướng Tuần Giáo vào. Ở phía nam, là phân khu nam, còn gọi là phân khu Hồng Cúm, có nhiệm vụ ngăn chặn quân ta tiến công từ phía nam lên, đồng thời giữ đường liên lạc với Thượng Lào.

Hỏa lực pháo binh được bố trí thành hai căn cứ: một ở Mường Thanh, một ở Hồng Cúm, có thể yểm trợ lẫn cho nhau, và cho tất cả các cứ điểm khác mới khi bị tiến công. Ngoài hỏa lực chung của tập đoàn cứ điểm, mỗi trưng tâm đề kháng còn có hỏa lực riêng, bao gom nhiều súng cối các cỡ, súng phun lửa, và các loại súng bắn thẳng bố trí thành hệ thống vừa tự bảo vệ, vừa yểm hộ cho những cứ điểm chung quanh.

Điện Biên Phủ có hai sân bay. Sân bay chinh ở Mường Thanh, và sân bay- dự bị ở Hồng Cúm, nối liền với Hà Nội, Hải Phòng bằng một cầu hàng không, trung bình mỗi ngày có gần 100 lần chiến máy bay vận tải tiếp tế khoảng 200 - 300 tấn hàng, và thả dù khoảng 100 - 150 tấn.

Cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ sẽ điện ra trên cả địa hình đồi núi và đồng bằng. Những cứ điểm nằm trên dãy đồi phía đông, tạo thành bức bình phong chc chở vững chắc cho khu trung tâm.

Từ lâu, người ta đã nói tới vai trò của một đồn nhỏ bé đặt ở một vị trí hiểm trở, cũng như nhiều đồn như vậy được nối liền với nhau ở vùng rừng núi trong chiến tranh. Claudơvít, nhà lý luận quân sự kinh điển, mặc dù đã nhấn mạnh vào những nhược điểm cơ bản của một cuộc chiến tranh phòng ngự tuyệt đối, ở vùng rừng núi, cũng đã viết: "Đương nhiên, phải thấy là một số lớn những đồn như vậy được xây dựng sát bên nhau, tạo thành một mặt trận co sức mạnh to lớn, hầu như không thể công phá được" Mọi cuộc tiến công của bộ đội ta trên cánh đồng đều phải vượt qua hỏa lực máy bay, đại bác, xe tăng, và sự phản kích của quân cơ động, kể cả quân dù, trước khi đối đầu với hởa lực bần thẳng, hàng rào dây thép gai và bãi mìn của bản thân cứ điểm.

Nhiều nhân vật cao cấp của cả Pháp và Mỹ tới thăm Điện Biên Phủ, đều đánh giá đây là một "pháo đài không thể công phá".

Trung ương Đảng đã hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo nên một bước ngoặt mới trong chiến tranh, trước khi đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương. Ta cần tính đến trường hợp trận đánh kéo dài tới mùa mưa, hậu cần sẽ giải quyết thế nào? Nhưng trước mắt, vấn đề quyết định lả phải tìm ra cách đánh thích hợp với trình độ của bộ đội, khoét sâu vào những nhược điểm cơ bản của địch, hạn chế tới mức thấp nhất sức mạnh phi pháo, và phát huy tới mức cao nhất khả năng tác chiến của bộ đội và tính năng các loại vũ khí của ta. Chúng ta đã nhìn thấy hai nhược điểm lớn của "con nhím Điện Biên phủ.

Trước hết là tính cứng nhấc và thụ động của hệ thống phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm mà quân địch đã lựa chọn. Tập đoàn cứ điểm là một kết cấu chặt chẽ của nhiều cứ điểm, nhưng trong thực tế, vẫn là những cứ điểm tách rời. Quân địch ở đó tuy đông, nhưng khi một cứ điểm bị tiến công thì lực lượng đối phó chủ yếu vẫn là lực lượng của bản thân cử điểm, cộng thêm với sự yểm trợ hỏa lực từ xa, và sự can thiệp của một lực lượng quân ứng chiến không đông mà ta co điều kiện để hạn chế. Nhược điểm này cho phép ta tập trung sức mạnh tiêu diệt từng cứ điểm do ta lựa chọn, vào thời gian thích hợp.

Thứ hai là tính cô lập của bản thân "con nhím Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ nằm chơ vơ giữa vùng rừng núi mênh mông đã hoàn toàn giải phóng, rất xa những căn cứ hậu phương, nhất là những căn cứ không quân lớn của địch, mọi việc tăng viện và tiếp tế đều phải dựa vào đường không. Nếu đường không bị hạn chế hay cắt đứt nó sẽ nhanh chóng mất sức chiến đấu. Khống chế sân bay, hoặc cắt đứt sân bay Mường Thanh không còn là điều khó khăn với bộ đội ta hiện nay.

Do đó, ta đã nhọn cách "đánh chắc tiến chắc". Thay vì một cuộc tiến công vào toàn bộ tập đoàn cứ điểm, ta sẽ xây dựng trận địa bao vây, chia cắt quân địch, đưa pháo vào những vị trí an toàn, đặt các cứ điểm trong tầm bân, khống chế sân bay, tiếp đến sẽ tiến hành một loạt trận công kiên, tiêu diệt từng trung tâm đề kháng, bắt đầu từ tiêu diệt phân khu bắc, mở đường đưa bộ đội vào cánh đồng Mường Thanh, cắt đứt sân bay, tiến tới bóp nghẹt con nhím Điện Biên Phủ. Cách đánh này phù hợp với trình độ bộ đội ta, cho phép ta khoét sâu những nhược điểm của địch, biến ưu thế về binh khí kỹ thuật của địch trên chiến trường thành ưu thế áp đảo của ta trong từng trận đánh quyết giành thắng lợi.

Tôi trình bày bản báo cáo "Tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ.

Đảng ủy dự kiến chiến dịch sẽ phát triển qua ba bước. Bước 1, hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, gồm làm đường đưa pháo vào trận địa vững chắc, xây dựng trận địa bao vây và tiến công, chuẩn bị hậu cần chiến dịch. Lấy viện xây dựng trận địa pháo làm chuẩn về thời gian khi nào pháo đả chiếm lĩnh các trận địa bân, coi như công tác chuẩn bị cơ bản hoàn thành. Bước 2, tiêu diệt các trung tâm đề kháng ở ngoại vi, thắt chặt trận địa tiến công và bao vây, thu hẹp phạm vi chiếm đóng, tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận quân địch, khống chế sân bay, hạn chế đi tới triệt hẳn nguồn tiếp tế và tiếp viện của tập đoàn cứ điểm. Bước 3, khi điều kiện đã chín muồi, chuyển sang tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ.

Để tiến hành công tác chuẩn bị, Đảng ủy đề ra một số công việc phải thực hiện ngay:

- Tổ chức đường cơ động cho lựu pháo.

- Tổ chức trận địa lựu pháo thật kiên cố.

- Xây dựng trận địa tiến công và bao vây.

- Chuẩn bị sức khỏc cho bộ đội, quân số chiến đấu, chiến thuật, k thuật (nhất là xây dựng trận địa và hiệp đồng bộ pháo).

- Chuẩn bị công tác cung cấp.

Mọi công tác chuẩn bị cần hết sức giữ bí mật, tránh địch gây cản trở, và tạo thế bất ngờ khi chiến dịch mở màn. Trước mắt, phải tổ chức các chốt bảo vệ khu vực trú quân thật vững chắc, đề phòng địch đánh ra. Qua cuộc họp, tôi mới biết không phải mọi người đều thắc mâc khi được lệnh kéo pháo ra. Có những người thở phào nhẹ nhõm như cất được gánh nặng, vì đã nhận thấy những khó khăn mà mình chưa biết giải quyết ra sao.

Mọi người đều thực sự phấn khởi sau khi nghe phổ biến phương án tác chiến mới. Chúng tôi cùng nhau liên hoan chào mừng Xuân mới. Đoàn văn công Tổng cục Chinh trị và đoàn văn công vừa đi dự đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới ở Bucarét, từ đầu chiến dịch đã đi sát các đơn vị tại hỏa tuyến phục vụ liên miên, tối nay lại trở về Mặt trận bộ cùng vui Tết với hội nghị. Lần đầu, giữa núi rừng và ngay tại mặt trận, chúng tôi được xem những điệu múa lượn, múa quạt, múa sạp đầy màu sâe, duyên dáng, đậm đà hương vị quê hương.

Mỗi lần đi chiến dịch, tôi lại trở về "ngôi nhà" quen thuộc. Nó cũng giống như phần lớn những ngôi nhà của các cơ quan ở Việt Bắc trong kháng chiến, chỉ khác là ở mặt trận nó được thu nhỏ tới mức tối thiểu, đung hơn là một cái lán. Vật liệu gồm cây, tre, luồng, lá móc, lá gồi kiếm được tại chỗ. Giữa nhà co một chiếc bàn, mặt bàn đủ rộng để trải bản đồ. Hai bên, là hai ghế dài, mặt ghế thường ghép bằng những cây vầu bổ đôi. Hai đầu nhà có hai chiếc giường giát nứa, một của tôi, một của đồng chí vệ sĩ. Không biết ai là người đầu tiên nghĩ ra kiểu nhà này. Nó đã ổn định tới mức không cần có sự cải tiến nào.

Ngôi nhà lần này nằm bên sườn núi Mường Phăng, có những cây dẻ cao vút. Mường Phăng, tiếng Thái có nghĩa là "bản lạnh". Khí hậu nơi núi cao quanh năm có sương, mây, mát mẻ, trong lành. Những cây lan rừng nở hoa không rực rỡ nhưng có một mùi hương đặc biệt, khi thì thoang thoảng đến bất chợt, chú ý tìm không thấy, khi thì nồng nàn. Chiến dịch nào cá đồng chí đi trước chọn địa điểm sở chỉ huy cũng cố gắng tìm nơi có cảnh đẹp Nhưng ở đây, ngoài cảnh đẹp, chỉ cần trèo lên đỉnh núi phía sau, là nhìn thấy cánh đông Mường Thanh và tập đoàn cứ điểm của địch. Hạnh phúc lớn nhất đối với người cầm quân là được ở bên bộ đội ngay tại mặt trận.

Một nhà lý luận kinh điển về quân sự đã nói: một mệnh lệnh của người chỉ huy nếu phải qua nhiều nấc thang mới tới được người lính, thì hiệu lực chỉ huy cũng giảm theo với những nấc thang đó. Ớ sát bộ đội tất nhiên là cần thiết, nhưng được nhìn tận mắt chiến trường, điều đó theo tôi cũng rất có ý nghĩa, vì nó gợi cho mình nhiễu suy nghĩ. Hễ có thời gian, tôi lại lên đỉnh núi, dùng ống nhòm quan sát trận địa, cảm thấy nhứ mình đang được ở chiến hào, bên cán bộ và chiến sĩ.

Cơ quan tham mưu, chính trị cũng tụ tập quanh đây.

Những dãy lán, mái lợp cỏ tranh, nằm rải dọc theo con suối. Bảo vệ cho sở chỉ huy vẫn chỉ có một lực lượng cảnh vệ nhỏ. Anh em trèo lên những cây cao quan sát từ xa người ra vào. Các chuyên gia bạn lần đầu sang ta đều nhận xét là ở Việt Nam kẻ định có những phương tiện và vũ khí hiện đại, nhưng công tác bảo vệ những cơ quan đầu não của ta quá sơ sài. Để bảo đảm an toàn ở hậu phương cũng như mặt trận chủ yếu vẫn là náu kín dưới tán cây rừng, và dựa vào dân. Đảng ủy Mặt trận cùng các cán bộ lãnh đạo chia nhau đi các nơi xúc tiến công tác chuẩn bị.

Từ trước Tết, anh Lê Quang Đạo, cục trưởng Cục Tuyên huấn, đã xuống 308, anh Nguyễn Thanh Bình, phó chủ nhiệm cung cấp tiền phương, đã sang chiến trường Thượng Lào. Anh Lê Liêm xuống các đơn vị theo dõi việc phổ biến chủ trương "đánh chắc tiến chắc". Anh Hoàng Văn Thái cùng một số cán bộ tham mưu, pháo binh, công binh đi dọc các dãy núi Pú Hồng Mèo, Pú Tà Cọ tìm đường cơ động pháo và trận địa pháo.

Chúng ta đã nhận thấy không thể tiếp tục kéo những khẩu pháo nặng hai tấn lên núi bằng tay, và bố trí trận địa pháo trên những địa hình trống trải trong một trận đánh dài ngày. Cần phải có đường cho xe kéo pháo vào trận địa; trận địa pháo phải được cấu trúc vững chắc, đủ sức chịu đựng những trận oanh kích của máy bay và pháo binh nếu chẳng may bị lộ. Làm được điều này không dễ dàng. Tập đoàn cứ điểm nam trong một lòng chảo, chung quanh là núi cao trên dưới 1.000 mét. Những ngọn núi lớn khống chế được sân bay Mường Thanh đều ở cách xa từ 10 đến 12 kilômét. Nếu đặt pháo ở sườn núi bên ngoài lông chảo thì mục tiêu cũng ở ngoài tầm bân. Chúng ta buộc phải bố trí pháo ở sườn núi bên trong lòng chảo. Đây lại chính là điều nằm trong sự tính toán từ trước của địch. Viên chỉ huy pháo binh ở Mường Thanh đã cam kết với Na va chỉ cần sau ba phát pháo của Việt Minh, hỏa điểm sẽ lập tức bị dập tắt Ta đã biết khả năng của quân Pháp trong những cuộc phản pháo.

Lúc này chúng ta rất cần một tấm bản đồ chính xác về Điện Biên Phủ. Từ đầu chiến dịch, các đun vị quân báo, trinh sát ở mặt trận đã nhận lệnh phải tìm mọi cách đoạt bản đồ của địch. Sau này mới biết không riêng ta mà cả bộ tham mưu pháp cũng rất lo lắng vì những tấm bản đồ cũ có nhiễu sai sót sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hỏa lực không quân, đặc biệt là pháo binh. Người Pháp đã phải dùng máy bay để chụp bản đồ Điện Biên Phủ.

Ngày 28 tháng 12 năm 1953, một số chiến sĩ quân báo của 308 do đại đội trưởng Kim Giao chỉ huy, gan dạ phục kích tại một bản gần đồi Độc Lập, nơi quân địch thường tới tuần tiễu và nghiên cứu chuẩn bị lập một trung tâm đễ kháng mới. Họ đã nằm tại đây từ nửa đêm. Trời sáng một lúc, nghe có tiếng ôtô. Và sau đó quân Pháp xuất hiện. Một toán địch đi tới gần trận địa.

Chiến sĩ trinh sát Trần Mạnh Phấn phát hiện một sĩ quan to béo đeo lon trung tá, cầm trong tay chiến cặp đựng tài liệu Phấn nhả một băng tiểu liên hạ gục viên sĩ quan, xông tới giành lấy chiếc cặp, rồi cả toán rút lui.

Họ đã gặp may. Đó chính là trung tá Guýt (Guyth), tham mưu trưởng của Đờ Cát. Trong cặp có nhiễu tài liệu quan trọng và một bản đồ về cấu trúc của tập đoàn cứ điểm. Nhưng đây chỉ là một sơ đồ, chưa phải tấm bản đồ chính xác mà pháo binh đang cần.

Đầu tháng 2 năm 1954, tôi nhận được báo cáo, đại đội 42 thuộc tiểu đoàn 426 của Bộ đã lấy được một tấm bản đồ của địch chụp bằng máy bay. Sự kiện này đã được Béena Phấn ghi lại: "Ngày 1 tháng 2 năm 1954, hồi 15 giờ 30, tiểu đoàn Thái số 2 đang tiến về cao điểm 628 nhằm mục đích phát hiện trận địa pháo của địch thì bị một loạt đạn dữ dội quét vào cuối đội hình. Trung úy Negơrơ (Nègre) cùng với 16 binh lính gục ngã ngay tại trận địa. Sau đó một trận đánh giáp lá cà diễn ra. Nhờ sự can thiệp nhanh của một đơn vị dù, mà tiểu đoàn này tránh khỏi bị tiêu diệt. Những thiệt hại về sinh mạng đã là một đòn nặng, nhưng cộng vào đó còn một đòn khác mang điềm dữ hơn nhiều. Trong người trung úy Negơrơ, có một tấm bản đồ 1/25.000 mới in về thung lũng Điện Biển Phủ mà quân đội vừa kịp dựng lại từ những bức ảnh do máy bay chụp được. Có tấm bản đồ này, Việt Minh sẽ co điều kiện hiệu chỉnh đường bắn pháo binh của họ với độ chính xác cao nhất".

Đồng chí Phần, trinh sát viên lập công, được tặng thưởng ngay huân chương chiến công hạng ba.

Tấm bản đồ lập tức được gửi về hậu phương nhân bản để kịp thời phục vụ chiến dịch.

Nhưng lúc này, đoàn cán bộ điều tra vị trí đặt trận địa pháo và vạch những tuyến đường cho xe kéo pháo, mới chỉ có trong tay tấm bản đồ 1/100.000 thiếu rất nhiễu chi tiết, và mấy chiến ống nhòm, la bàn. Họ vừa đi vừa mở đường, quan sát địa hình, ước tính đố dốc, bổ sung những ngọn núi, con suối không có trên bản đồ. 6 trục đường được vạch ra qua nhiều vùng đồi núi cao nối liền từ phía động sang phía bắc Mường Thanh. Những khẩu pháo đặt ở đây có thể bắn tới mục tiêu xa nhất là Hồng Cúm.

Ngoài trung đoàn công binh 151 làm nòng cốt, phần lớn các đại đoàn 812, 316 và trung đoàn 675 được huy động vào nhiệm vụ làm đường cơ động pháo. Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn dẫn đầu đơn vị mở lối tiến vào rừng sâu nhận cọc dấu, và bổ những nhát cuốn đầu tiên. Công binh phải làm những cây cầu vượt suối có sức chịu đựng 10 tấn, bảo đảm cho xe qua lại trong mùa mưa lũ. Nhiều vấn đề nảy sinh. Có những chỗ ngoặt theo yêu cầu của pháo binh phải mở rộng 12 mét, nhưng mới tính mở rộng 6 mét thì thành vại đã cao tới 20 mét! Một lần, tôi được báo cáo: một tuyến đường sắp hoàn thành thì gặp dãy núi đá nằm chắn ngang! Anh Hoàng Văn Thái phải tới tận nơi trực tiếp giải quyết những vấn đề này.

Việt tìm trận địa cho pháo cao xạ cũng gặp khó khăn. Chỉ huy trung đoàn cao xạ báo cáo: trên những địa hình hiện tại, nếu căn cứ vào bài học ở nhà trường, thì chỉ đạt được một trong tám điều kiện phải có để thiết lập một trận địa pháo cao xạ, là: "không gần đường dây cao thế quốc gia". Tôi đã nói: "Đúng là các đồng chí có khó khăn, nhưng cũng đừng lệ thuộc hoàn toàn vào những quy tắc đã học ở nhà trường. Phải cố gắng phát huy tinh thần sáng tạo của quân đội nhân dân, của pháo binh cách mạng Việt Nam".

Chỉ sau hơn hai chục ngày lao động khẩn trương, cả sáu tuyến đường cơ động pháo, dài 70 kilômét, đã hoàn thành. Khi trận Điện Biên Phủ kết thúc, đoàn tù binh đi qua những con đường này về trại tập trung, đã nhận xét: "Riêng với việc làm được những trục đường này, các ông cũng đủ thắng chúng tôi rồi !".

Việc xây dựng các hầm pháo tốn khá nhiễu công sức. Hầm pháo nằm sâu trong lòng núi, có công sự bân, công sự ẩn nấp riêng, đủ rộng để pháo thủ thao tác dễ dàng khi chiến đấu. Nấp hầm dày trên 3 mét, gồm nhiều lớp gỗ, đất, xen với những lớp bó trút, đủ sức chịu đựng pháo 105 ly. Cạnh hầm pháo, là hầm chỉ huy và hầm chứa đạn. Cứ bốn khẩu đội, lại có chung một hầm làm nơi hội họp hoặc vui chơi. Nối liền các hầm pháo là hào giao thông khá rộng và sâu, có rãnh thoát nước và hố tránh bom napan. Lại có đường hào nối từ trận địa pháo về tuyến cung cấp, nơi có đủ hầm ăn, hầm ở, hầm thương binh, hầm nấu ăn, hầm giấu xe... Bên mỗi trận địa thật đều có một trận địa giả để thu hút bom đạn địch. Đào một hầm pháo trung bình phải moi từ lòng núi khoảng 200 tới 300 khối đất đá, rồi đổ toàn bộ lên nấp hầm. Gỗ lát nóc hầm có đường kính từ 30 phân. trở lên. Toàn bộ số gỗ này phải lấy từ xa, khoảng 9 - 10 kilômét, đưa về để không làm lộ trận địa. Một khối lượng công trình khổng lồ ! Có những chiến sĩ một ngày phải bổ tới hai, ba ngàn nhát cuốc. Tất cả những lưỡi xẻng, lưỡi cuốc đem ra dùng đều mòn vẹt. Các trận địa lựu pháo được bố trí cách khu trung tâm Mường Thanh khoảng 7 kilômét, và cách các vị trì ngoại vi 4 - 5 kilômét. Do đó, không những cần phải ngụy trang toàn bộ công trình trước con mắt xoi mói của máy bay trinh sát mà còn phải không để cho quân địch ở các vị trí ngoại vi nghe được tiếng nổ mìn phá đá, chặt cây, đào đất.

Công trình chuẩn bị trận địa pháo chu đáo đã làm viên chỉ huy pháo binh của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ hoàn toàn thất vọng ngay sau khi trận đánh bắt đầu Y đã tự kết liễu đời mình bằng một trái lựu đạn. Trong thời gian pháo thủ đánh vật với hầm hào, các chiến sĩ quan trắc, thông tin cũng lăn lộn với đèo dốc, sương mù, đêm tối và bom đạn để hoàn thành việc đo đạc, lập tọa độ các mục tiêu, và nối mạng dây thông tin dài hơn 60 kilômét của riêng trung đoàn lựu pháo. Có những đồng chí đã hy sinh trong thời gian chuẩn bị.

Để bảo đảm thực hiện phương châm "đánh chắc tiến chức" thành công, việc xây dựng trận địa bao vây và tiến công có tính quyết định. Công việc này rất mới mẻ. Trận địa chiến hào của ta không có vật chướng ngại bảo vệ, như dây thép gai, bãi mìn, nhưng nó phải bảo đảm điều kiện cho các hoạt động chiến đấu, cũng như mọi sinh hoạt bình thường và lâu dài của bộ đội. Nó không chỉ giúp cho bộ đội tiếp cận các vị trí địch dưới bom đạn, cả ban đêm và ban ngày, mà còn là nơi cơ động pháo, vận chuyển thương binh. Nó là cả một hệ thống hầm, hào lớn, nhỏ phức tạp vừa mang tính tiến công, vừa mang tính phòng ngự, đặc biệt là có chiều dài cả trăm kilômét. Trong đợt đầu, chúng ta xây dựng một đường hào trục chung quanh cánh đồng Mường Thanh) và đường hào tiếp cận những trung tâm đề kháng bảo vệ tập đoàn cứ điểm ở phía bắc.

Các cố vấn Trung Quốc giới thiệu với chúng ta kinh nghiệm của bạn trong chiến dịch Hoài Hải. Tại đây, giải phóng quân đã đào những đường hào cho pháo và Ô tô vận động dưới những trận oanh kích của địch. Các đồng chí cũng nhác đến kinh nghiệm chiến đấu đường hầm ở Triều Tiên. Quân chí nguyện Trưng Quốc và quân đội Triều Tiên đã kiến thiết những đường hầm trong lòng núi tuyệt đối an toàn trong những trận đấu pháo với địch.

Anh Thái tổ chức cho một đơn vị công binh đào thực nghiệm trên cánh đồng gần sở chỉ huy Mường Phăng để rút kinh nghiệm. Tôi cùng đồng chí Cố vấn Mai Gia Sinh trực tiếp theo dõi việc đào trận địa chiến hào của một tiểu đội theo những yêu cau Bộ chỉ huy Mặt tràn đã đề ra. Sau đó, Ban tham mưu Mặt trận ra chỉ thị hướng dẫn cho các đơn vị kích thước tiêu chuẩn cán loại hầm, hào và năng suất khối lượng đất đào trong một ngày.

Cơ quan tham mưu mặt trận cử cán bộ xuống các đại đoàn để chỉ đạo xây dựng trận địa.

Chung quanh Điện Biên Phủ bắt đầu xuất hiện một công trường khổng lồ. Những con đường cơ động pháo nhanh chóng hiện ra dưới rừng cây, hoặc dưới dàn ngụy trang không đổi màu. Rất nhiều chiến hào từ núi cao đổ xuống cánh đồng, không ngừng mọc thêm những nhánh mới, không ngừng lan rộng.

Từ đầu chiến dịch, công tác chính trị đã được tiến hành rất tốt. Dọc đường hành quân, chúng ta đã giải quyết cho bộ đội tư tưởng muốn về đánh đồng bằng, bằng cáeh giáo dục phương châm "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt của Trung ương. Những lúc bộ đội tưởng vc xuôi lại hóa lên ngược, đang đi được lệnh dừng, đang dừng được lệnh đi nhanh, anh em không thắc mắc nhiều. Cuối cùng, mọi người đều xác định: "Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi"I. Trên con đường dài tới mặt trận, mặc dù luôn luôn bị máy bay địch cản trở, tinh thần bộ đội không hề xao xuyến, rất ít người rơi rớt dọc đường. Đây là một cuộc hành quân chiến dịch tốt nhất từ xưa tới nay.

Công tác chính trị lúc này triển khai một cánh sâu rộng. Trước tập đoàn cứ điểm mạnh chưa từng có, chúng ta đã xây dựng cho bộ đội một quyết tâm chiến đấu rất cao. Cán bộ, chiến sĩ đã thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, những điều kiện tất thắng của ta. Ý nghĩa to lớn của chiến dịch thấm tới từng người: "Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch, đập tan kế hoạch Na va, đánh bại âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp - Mỹ, mở ra một cục diện mới cho kháng chiến". Những khẩu hiệu của chiến dịch đã trở thành niềm quyết tâm của mọi người :

- Tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ!

Địch cố thủ, kiên quyết đánh!

Địch bỏ chạy, kiên quyết truy!

Địch tăng cường, kiên quyết diệt!...

Đợt học tập mới đã giúp mọi người nhận thấy sự chính xác của phương châm tác chiến "đánh chắc tiến châm" trên cơ sở so sánh mọi khó khăn, thuận lợi của ta và địch.

Tổng quân ủy gửi thư hiệu triệu toàn thể cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ Trung ương Đảng đã trao.

Nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân 22 tháng 12 năm 1953, Bác đã trao cho mỗi đại đoàn, mỗi quân khu một lá cờ "Quyết chiến Quyết thắng" làm giải thưởng luân lưu. Các chi bộ đều mở hội nghị xác định thái độ đảng viên, kêu gọi đảng viên dẫn đầu trong chiến đấu, cắm bằng được lá cờ của Bác trên nóc sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng trong chiến dịch, ngọn đuốc dẫn đường đi tới chiến thắng trong mỗi trận đánh.

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Chương 6

CON NHÍM ĐIỆN BIÊN PHỦ

THỜI gian đầu, việc xây dựng công trình phòng ngự ở Điện Biên Phủ do đại đội công binh của binh đoàn không vận số 2 chịu trách nhiệm. Công việc chủ yếu của linh công binh là sửa chữa đường băng sân bay và bắc cây cầu gỗ qua sông Nậm Rộm nối liền sân bay với làng Mường Thanh và đường 41. Năm ngày sau khi quân Pháp nhảy dù, chiến đakôta đầu tiên hạ cánh xuống sân bay. Những tiểu đoàn dù tự xây dựng công sự phòng thủ bịt con đường phía bắc, tử Lai Châu xuống, cũng như phía tây - nam, từ Lào sang, ngăn không cho bộ đội ta tiếp cận sân bay, và trên những mỏm đồi phía đông sau này là trung tâm đề kháng êlian (Eliane). Cấu trúc tập đoàn cứ điểm mới được phác họa trên những nét lớn.

Việc xây dựng công trình phòng ngự lâu dài chỉ thực sự bật đầu khi bộ chỉ huy Pháp biết tin những đại đoàn chủ lực của ta đang vận động lên Tây Bắc. Ngày 4 tháng 12 năm 1953, tiểu đoàn công binh số 31 được đưa lên Điện Biên Phủ thay thế đại đội công binh dù. Công việc trước tiên của tiểu đoàn là dùng ghi sân phủ toàn bộ 6.000 m2 đường băng cho máy bay vận tải hạng nặng hạ cánh. Những tấm ghi này có thể thay thế hữu hiệu đường băng bê tông trong một thời hạn nhất định.

Những ngày sau đó là cuộc không vận tăng viện Ồ ạt cho Điện Biên Phủ. Một số đơn vị dù được đưa về Hà Nội làm lực lượng dự bị và thay thế bằng những đơn vị lê dương thích hợp với cuộc chiến đấu phòng ngự hơn. Pháo không giật và những khẩu pháo 105 kém chất lượng chuyển từ Lào sang thời kỳ đầu cũng được thay thế bằng pháo 105, 155 và cối 120, nhiều khẩu mới nhận của Mỹ.

Ngày 16 tháng 12 năm 1958, Đờ Cát ra lệnh cho tất cả các đơn vị phải củng cố vị trí chống được pháo 105 của đối phương. Muốn vậy, nắp hầm phải có hai lớp khúc gỗ đường kính 15 xăngtimét cánh _nhau một mét đất được lèn nhặt, bên trên co những bao tải đất để chống mảnh nổ. Việc bảo vệ một tiểu đội chiến đấu chống lại pháo 105 cần tới 30 tấn nguyên liệu. Xuyđơra (Sudrat), chỉ huy tiểu đoàn công binh, tính toán muốn xây dựng một công trình phòng ngự cho 12 tiểu đoàn ở Điện Biên Phủ phải có 36.000 tấn vật liệu.

Quân Pháp ra lệnh phá nhà sàn của dân thu được 2.200 tấn gỗ tốt. Cuộc không vận tăng viện cho Thượng Lào thu hút phần lớn máy bay vận tải. Cuối cùng, bộ chỉ huy Pháp chỉ đáp ứng được con số tối thiểu: 8.000 tấn; trong đó, có 3.000 tấn dây thép gai, 510 tấn ghi lát cho sân bay chính ở Mường Thanh và sân bay dự bị ở Hồng Cúm, 44 tấn cấu kiện xây dựng một chiếc cầu Bailey, 70 tấn gồm 5 chiến xe ủi đất, 4,5 tấn thép, 130 khối gỗ và 30.767 trái mìn các loại. Theo Xuyđơla, số vật liệu này chỉ đủ cho trận địa phân khu trung tâm, trung tâm truyền tin và phòng X quang trong bệnh viện dưới lòng đất, số còn lại phải do các đơn vị tự xoay xở bằng cách thu thập tại chỗ ! Tập đoàn cứ điểm hình thành với ba phân khu: phân khu trung tâm, phân khu bắc, và phân khu nam.

Phân khu trung tâm nằm chung quanh sân bay Mường Thanh, co năm trung tâm đề kháng: Huy ghét (Huguettc gồm một số cứ điểm nằm ở tây sân bay, hữu ngạn sông Nậm Rộm; Clôđin (Claudine), gồm những cứ điểm nằm ở nam sân bay, hữu ngạn sông Nậm Rộm; êlian (éliane), gồm những cứ điểm ở phía đông phân khu trung tâm, tả ngạn sông Nậm Rộm; đôminích (Dominique), gồm những cứ điểm ở đông sân bay, tả ngạn sông Nậm Rộm; và êpéeviê (Epervier), cơ quan sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm.

Hai phần ba quân địch cùng với trên 30 cứ điểm liên kết với nhau thành một khối rắn chắc quanh sân bay và dãy đồi ở phía đông cánh đồng. Đây sẽ là nơi quyết định thành bại của trận đánh.

Một trung tâm đề kháng không nằm trong phân khu trưng tâm nhưng lại gắn liền với nó là Bêatơtixơ (Béatrice), gồm những cứ điểm ở bằc phân khu 2,5 kilômét, có nhiệm vụ ngăn chặn quân ta từ Tuần Giáo tiến vào theo đường 41.

Để bảo vệ cho phân khu trung tâm từ xa ở hướng bâc trên con đường tử Lai Châu về, có phân khu bâe, gồm hai trung tâm đề kháng: Gabơrien i ư urielle), nằm cách xa phân khu trung tâm 4 kilômét, và An nơ Mai (An nc Marie), nằm gần sân bay Mường Thanh.

Để bạo. vệ phân khu trung tâm ở phía nam có phân khu Idaben (Isabelle) nằm cách phân khu trung tâm 5 kilômét trên con đường sang Thượng Lào. Idaben với trên hai ngàn quân và một sân bay cùng với phân khu trung tâm Mường Thanh co thể ứng cứu, chi viện cho nhau bằng hỏa lực và bộ binh khi bị tiến công.Bộ chỉ huy Pháp đưa tới sân bay Mường Thanh 6 máy bay trinh sát và một phi đội máy bay ném bom - tiêm kích, do thiếu tá Ghêranh (Jacques Guérin) chỉ huy. Quân Pháp đã xây dựng những nơi trú ẩn cho máy bay khi không làm nhiệm vụ.

Đấu tháng Mười hai, Đờ Cát thấy cần phải có những xe tầng hạng nhẹ cho Điện Biên Phủ, 10 trong số 18 thiếc M.24 Chaffec của Hoa Kỳ mới viện trợ, được chuyển tới Điện Biên Phủ bằng một cầu hàng không đặc biệt gồm năm chiến máy bay C.47 và hai máy bay vận tải Bristol của Anh.

Mặc dù biết ta không có máy bay, nhưng thiếu tá Vôn (Vaughn), cố vấn Mỹ ở tập đoàn cứ điểm, khuyên ĐỜ Cát nên yêu cầu Hà Nội chuyển cho mình loại trọng liên cao xạ 12,7 ly bốn nòng; anh ta nói mình đã chứng kiến những khẩu súng này biến những đợt tiến công của quân địch thành những mảnh vụn trên chiến trường Triều Tiên. Và Đờ Cát đã được đáp ứng.

ĐÃ tới lúc nên điểm diện những nhân vật và những đơn vị liên quan trực tiếp đến sự thành bại ở Điện Biên Phủ.

Nhiều người trong cơ quan chỉ huy Pháp ở Đông Dương gọi Điện Biên Phủ là "trận đánh của Tổng chỉ huy" (la bataillc du Généchef). Đúng là không có Nava thì không có việc đưa quân lên Tây Bắc trong đông Xuân 1953-1954. Nava cũng tự nhận là tác giả con nhím Điện Biên Phủ và mình chịu trách nhiệm về nó. Do đó, mọi quyết định lớn ở Điện Biên Phủ đều thuộc quyền tổng chỉ huy. Theo bảo Time, một quan chức cao cấp ở Oasinhtơn đánh giá "Nava là một người can đảm, kiên quyết và giấu tưởng tượng. ông ta biết nghề nghiệp cửa mình, có bản lĩnh quân sự và chính trị hạng nhất... ông ta đứng đầu một kíp mới có vẻ như xuất sắc".

Cônhi là người trực tiếp với trận đánh. Cônhi lúc đầu không tán thành cuộc hành binh Castor, sau đó lại rất đồng tình với việc .xây đựng ở đây một tập đoàn cứ điểm "kiểu Nà Sản" để giành chiến thắng. Lực lượng ở Điện Biên Phủ, trừ ba tiểu đoàn ở Lai Châu chuyển về, đều lấy từ đồng bằng Bắc Bộ. Cônhi đã làm tất cả những gì có thể làm được cho canh bạc này.

Tướng Gin là người đã chỉ huy tập đoàn cứ điểm Nà Sản và đánh chiếm Điện Biên Phủ nhưng không có vai trò gì lớn trong trận đánh. ông ta đã khôn ngoan viện lý do mình là sĩ quan dù không thích hợp với nhiệm vụ để sớm rút khỏi sân khấu. Một số người được gợi ý đảm đương trọng trách này đã từ chối, vì không muốn sự nghiệp của mình sẽ tiêu ma, Cuối cùng, cả Cônhi và Nava thống nhất chọn Đờ Cát. Sau cuộc chiến, qua lời khai của tù binh cũng như qua sách báo phương Tây, chúng ta có điều kiện hiểu thêm về những nhân vật chủ chốt của tập đoàn cứ điểm.

Đờ Cát (Christian Maric Ferdinand de la Croix de Castries), chỉ huy trưởng, 52 tuổi, được biết đến trong quân viễn chinh vì nguồn gốc quý tộc của mình và lòng dũng cảm. Đờ Cát tham gia nhiều trận đánh ở Pháp, Đức, Ý, và Đông Dương. Tháng 4 năm 1940, với 60 binh lính, Đờ Cát đã cầm cự suốt ba ngày với một tiểu đoàn quân Đức và chỉ chịu trở thành tù binh khi đã bị thương và bắn hết đạn. Đờ Cát ba lần trốn khỏi trại giam, và thành công lần cuối bằng cách cùng với hai mươi sĩ quan khách đào một đường hầm. Đờ Cát đã vượt một chặng đường dài đầy khó khăn từ Đức trở về Pháp rồi đến với lực lượng kháng chiến Pháp ở Bắc Phi.

Riêng với những thành tích này Đờ Cát đủ xứng đáng được lựa chọn làm người chỉ huy một công trình phòng ngự quan trọng. Đờ Lát đờ Tátxinhi đã chỉ định Đờ Cát sang Đông Dương lần thứ hai, và trao nhiệm vụ chỉ huy Khu Nam đồng bằng Bắc Bộ. Nava đã biết Đờ Cát trước đó hai mươi năm ở tập đoàn quân 1, khi Đờ Cát còn là sĩ quan hậu cần, và sau đó là đại đội trưởng trong binh đoàn thiết giáp Ma rốc thứ ba (3è Spahis Marocain) của Nava trong chiến dịch Alsace.

Có người hỏi Nava vì sao lại trao quyền chỉ huy Điện Biên Phủ đáng lẽ phải là một viên tướng, cho một đại tá? Nava trả lời: cả tôi lẫn Cônhi đều không trông lon mà xét người nên cũng chẳng sùng bái gì lâm mấy ngôi sao cấp tướng. Tôi khẳng định: trong số các chỉ huy được lựa chọn, không ai có thể làm giỏi hơn Đờ Cát ?".

Một nhân vật thứ hai giữ vai trò quan trọng tại tập đoàn cứ điểm là Lănggơle. Sau cuộn chiến, nhiều người nói Lănggơle mới thực sự là người chỉ huy ở Điện Biên Phủ, tuy về chức vụ, ông ta chỉ là phó của Đờ Cát.

Lănggơle được coi là dũng cảm và quyết đoán trong chỉ huy, đã cùng với binh đoàn không vận số 2 của mình nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Hai nhân vật này đều là những sĩ quan chuyên nghiệp khá điển hình trong quân đội Pháp, nhưng lại có những xuất xứ và cá tính trái ngược nhau.

ĐỜ Cát thuộc một dòng họ có quá trình binh nghiệp lâu đời, ông cha đã nhiều người làm tướng, có người làm tới thống chế, bộ trưởng hải quân. Lănggơle chỉ là một người dân của xứ Brơtanhơ (Bretagne) nghèo nàn ở miền tây nước Pháp. Nhưng Đờ Cát lại xuất thân từ một lính ky binh thực thụ, sau đó được đưa đi đào tạo thành sĩ quan Lănggơle trái lại, là một sĩ quan được đào tạo cơ bản từ đầu tại trường quân sự Saint Cyr nổi tiếng. Đờ Cát luôn luôn tỏ ra nhẹ nhàng, lịch thiệp, sống cách biệt với cấp dưới. Lănggơle thính sống cô độc, nói năng cục cằn, hay cáu kỉnh, nhưng lại rất gắn bó với binh lính.

Bigia (Marcel Mauricc Bigeard), chỉ huy tiểu đoàn dù thuộc địa số 6, có lẽ là nhân vật tiêu biểu nhất của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Bigia nổi tiếng là một viên chỉ huy bất trị, hay cãi khi cấp trên ra mệnh lệnh không hợp ý mình, nhưng lại biết ứng phó khi gặp khó khăn trong chiến đấu. Bigia thường nói với binh linh:

"Hãy tập nhìn thẳng vào cái chết. Người ta sinh ra anh để mà chết. Hãy đi đến nơi cái chết đang chờl. Nhiều bạn bè không chịu được Bigia, nhưng y lại được binh lính mến phục. Bigia nhanh chóng trở thành chỉ huy phó của khu trung tâm tập đoàn cứ điểm. Bigia và tiểu đoàn dù 6 không xa lạ với bộ đội ta. Ở Nghĩa LỘ trong chiến dịch Tây Bầe, trung đoàn 165 đã đánh đuổi tiểu đoàn này đến bờ sông Đà, sau đó nó phải trở về Hà Nội để củng cố. Bigia là nhân vật nhl u lấn trực tiếp chạm trán với bộ đội ta ở Điện Biên Phủ trong những trận phản kích quyết liệt. Một thời gian sau Điện Biên Phủ, Bigia trở thành bộ trưởng Quốc phòng Pháp.

Cả ba viên sĩ quan này đều tới Đông Dương rất sớm.

Đờ Cát có mặt từ năm 1946, chỉ huy một đơn vị cơ giới nhẹ, co tiếng là sục sạo giỏi. Lănggơle đã chiến đấu với vệ quc đoàn và tự vệ trên đường phố Hà Nội mùa Đông năm 1946, đã ở biên giới Việt - Trung, Trung Bộ, Thượng Lào. Bigia tới Sài Gòn từ thời tướng Lơeléc, tháng 10 năm 1945, và suốt tám năm chưa hề rời chiến trường. Bi gia đã dành nhiều thời gian tìm hiểu cánh đánh của ta. Sau khi nhận chức ngày 8 tháng 12 năm 1953, Đờ Cát đã bật tay vào việc, xây dựng công trình phòng ngự lâu dài, và yêu cầu nâng quân số tập đoàn cứ điểm lên 12 tiểu đoàn gồm những đơn vị co chất lượng. Cônhi đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu này Trừ 2 tiểu đoàn bộ binh Thái và 1 tiểu đoàn dù ngụy là người bản xứ, do những sĩ quan Pháp chỉ huy, số còn lại đều là những đơn vị âu Phi được lựa chọn trong các binh .đoàn cơ động, gồm 5 tiểu đoàn bộ binh và dù lê dương, 4 tiểu đoàn Bắc Phi. Tất cả đều là những đơn vị. có truyền thống lâu đời hoặc đã được thử thách nhiều trong chiến đấu và có chỉ huy tốt.

Tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 3 của bán lữ đoàn lê dương thứ 13 (13è DBLE) được coi là một trong những đơn vị huyền thoại của quân đội Pháp, chưa hề thua trận kể cả những ngày đen tối trong đại chiến thế giới lần thứ hai.

Bộ đội ta đã từng chạm trán với bán lữ đoàn này trong chiến dịch HOÀ Bình và những trận càn quét lớn ở đồng bằng Bắc Bộ. Tiểu đoàn 1 trung đoàn bộ binh lê đương số 2 (112 REI), tiêu đoàn 3 trung đoàn bộ binh lê dương số 3 (313 BEI) là những tiểu đoàn mạnh gồm phần lớn binh linh người Đức nhưng cũng có cả người ý, người Tây Ban Nha, người Nam Tư.

Tiểu đoàn dù lê dương số 1, tiểu đoàn dù xưng kích số 8 thuộc binh chúng con cưng mà người Pháp rất tự hào, vẫn được dùng để quyết định chiến trường. Chúng được chọn làm lực lượng phản kích của tập đoàn cứ điểm. .

Các đơn vị lê dương vốn được coi là nòng cốt của quân đội viễn chinh.

Tiểu đoàn 2 trung đoàn bộ binh Angiêri số 1 (2/1 RTA), tiểu đoàn 3 trung đoàn bộ binh Angiêri số 3 (3/3 RTA), tiểu đoàn 5 trung đoàn bộ binh Angiêri số 7 (5/7 RTA), tiểu đoàn 1 trung đoàn bộ binh Marốc số 4 là những đơn vị tin cậy từng tham gia những trận đánh ở Nam Bộ, Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và ở Lào. Tiểu đoàn Thái số 2 (BT 2), tiêu đoàn Thái số 3 (BT 3) là những lực lượng đã được thử thách tại Nghĩa LỘ và Nà Sản.

Xuất thân từ pháo binh, Cônhi rất coi trọng hỏa lực.

Từ thời Napôlêông, nước Pháp đã tự hào về pháo binh. Người ta quyết định chọn cho Đờ Cát một viên phó chỉ huy đặc trách pháo binh. Đó là đại tá Pirốt (Charles Piroth). Pirốt đã mất cánh tay trái trong một trận đánh tại Ý năm 1943, và vẫn được giữ lại trong quân đội vì những kinh nghiệm chuyên môn giỏi của mình. Theo ý kiến của Công, chàng pháo thủ Pirốt là sự bổ sung tuyệt vời cho những ky sĩ Đờ Cát.

Những đơn vị pháo binh giỏi được điều lên Điện Biên Phủ. Đó là tiểu đoàn 3 trung đoàn pháo thuộc địa thứ 10 (3110è RAC), một đơn vị pháo phối thuộc với bán lữ đoàn lê dương thứ 13. Tiểu đoàn thứ hai thuộc trung đoàn pháo thuộc địa thứ tư (4è RAC), trung đoàn pháo kỳ cựu nhất của Pháp ở châu á, đã có mặt tại Bắc Kỳ từ những năm 1883-1885 và trong- cuộc xâm lăng vào Trung Quốc năm 1890 ở Thiên Tân, Bắc Bình. Trọng pháo 155, loại pháo lớn nhất của quân đội Pháp tại Đông Dương, được đưa lên Điện Biên Phủ. Ngoài hai tiểu đoàn pháo rất đáng tin cậy, còn có ba đại đội cối hạng nặng 120, mặc dù bắn không xa và không thật chính xác, nhưng với cách bắn cầu vồng co thể phá hoại các giao thông hào của đối phương. Loại pháo này được trang bị cho các trung tâm đề kháng trọng yếu.

Theo cách đánh giá của phương Tây thì khu trung tâm tập đoàn cứ điểm chỉ rộng khoảng .2,5 kilômét vuông đã có tới 12 khẩu 105, 4 khẩu 155, 24 khẩu cối 120 và 81 và một số dự trữ đạn dược đồ sộ (tương đương từ 6 đến 9 cơ số đạn trước trận đánh) là quá mạnh.

MỘT điều chúng ta còn ít chú ý là ngay từ đầu bộ chỉ huy Pháp đã không coi căn cứ bộ binh - không quân Điện Biên Phủ là một điểm ngăn chặn đơn thuần; quân Pháp không phòng ngự một cách bị động chờ bộ đội ta tới tiến công. Mười ngày sau khi nhảy dù xuống Mường Thanh, ngày 30 tháng 11 năm 1953, Cônhi chỉ thị cho binh đoàn đồn trú phải tiến hành ngay những cuộc hành binh thọc sâu vào phía sau đối phương, bắt liên lạc với những đơn vị biệt kích tại Tây Bắc, hỗ trợ cho lực lượng này đẩy mạnh các hoạt động quấy rối. Pháp chủ trương đưa cuộc chiến vào hậu phương ta để bảo vệ cho khu vực mới chiếm đóng.

Bécna Phôn đã ghi lại một cách khá đầy đủ những hoạt động giải tỏa của Đờ Cát trong thời gian này. Đầu tháng 12 năm 1954, tiểu đoàn dù xung kích số 8 do Tua rê chỉ huy, được tăng cường một đại đội ngụy Thái tiến lên phía bậc. Chúng hành quân hai ngày lên tới Mường Pồn và dãy núi Pha Thông không gặp trở ngại.

Trong khi đó, tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 của Xukê (Souquet) và một bộ phận của tiểu đoàn 2 trung đoàn dù tiêm kích số 1 (211 RCP) của Brêsinhắc (Bréchignac) tiến thẳng theo đường 41 về .phía đông. Những tên lính dù đi nghênh ngang, không đề phòng gì nhiều vì chúng tin là chưa đơn vị nào của ta kịp có mặt ở vùng này. Ra khỏi Mường Thanh chưa đầy 5 kilômét, bất thần một loạt đạn súng cối và lựu đạn giáng xuống giữa đội hình đại đội 1. Chỉ trong ít phút trung đội đi đấu bị loại khỏi vòng chiến đấu. Tiếp đó là những đợt xung phong liên tiếp của bộ đội ta. Đôi bên chiến đấu giáp lá cà bằng lưỡi lê dao găm, lựu đạn. Nhờ co nhưng loạt đạn pháo từ Mường Thanh, đại đội 1 thoát khỏi bị tiêu diệt 14 lính dù chết, 26 người khác bị thương nam la liệt trên mặt đất.

Cuối cùng, quân địch phát hiện ra kẻ gieo tai họa là tiểu đoàn 888 của trung đoàn 176 đại đoàn 316. Cônhi tới xem xét, quyết định lập ngay một cứ điểm trên mỏm 506 bên đường 41, phía tây bản Him Lam 300 mét.

Những ngày tiếp theo, những cuộc hành binh khác lại tiếp tục với quân số lớn hơn. Nhưng chúng vẫn rơi vào những trận địa phục kích của ta, buộc phải rút lui sau khi binh đoàn biệt kích không vận hỗn hợp của Tây Bắc từ Lai Châu rút chạy về Điện Biên Phủ bị tiêu diệt, Đờ Cát quyết định phải bắt liên lạc với lực lượng của Crevơcơ từ Lào tiến sang. Cánh quân này bị những đơn vị của trung đoàn độc lập 148 chặn đánh đã dừng lại ở Sốp Nạo.

Ngày 21 tháng 12 năm 1953, binh đoàn không vận số 2, do chính Lănggơle chỉ huy, tiến về phía tây Điện Biên Phủ. Tới Mường Khoa, lực lượng này chạm phải tiểu đoàn 920 của 148. Cuộc chiến đấu diễn ra suốt ngày. . Và nó còn tiếp diễn gay gắt hơn trên đường đi.

Ngày 23 tháng 12, hai cánh quân của Lănggơle và Crevơcơ gặp nhau tại Sốp Nạo sau đó, Lănggơle quay về Điện Biên Phủ. Sợ vấp trung đoàn 148 một lần nữa, Lănggơle phải mở một con đường mới xuyên rừng. Để giữ bí mật, máy bay không thả dù tiếp tế dọn đường.

Mặc dù đã vứt bỏ lại tất cả những trang bị nặng, binh lính vẫn phai trải qua một cuộc hành quân cực kỳ bi đát vừa đói vừa khát, chui lủi giữa rừng sâu rậm rịt, đầy muỗi vắt. Ngày 26 tháng 12, cả bọn reo lên khi nhìn thấy Điện Biên Phủ. Nhưng vẫn chưa kết thúc. Một phát súng lẻ loi không biết từ đâu xuất hiện, quật ngã vĩnh viễn một tên lính dù... Lănggơle rút ra kết luận: không thể có ảo tưởng thiết lập quan hệ thường xuyên giữa vùng rừng núi cực kỳ hiểm trở với bất cứ một vị trí nào ở gần nhất trên đất Lảo. Chiến thuật thọc sâu vào hậu phương ta đã chấm dứt với cuộc hành binh sang Thượng Lào của Lănggơle.

Đờ Cát vẫn trung thành với chủ trương đẩy những hoạt động của bộ đội ta ra xa tập đoàn cứ điểm chừng nào hay chừng ấy, chuyển sang những cuộc hành binh tuần tiễu ở phạm vi hạn chế chung quanh Mường Thanh nhằm phát hiện sự hiện diện của quân ta, những vị tri trú quân, đặc biệt là những trận địa pháo.

Cuối tháng Mười hai có những dấu hiệu đối phương đã tiến đến quá gần. Ngày 28, viên trung tá tham mưu trưởng của tập đoàn cứ điểm chết vì một tràng đạn tiểu liên cách Bản Kéo vài trăm mét. Ngày 29, tiểu đoàn 3 của bán lữ đoàn lê dương thứ 13 vừa ra khỏi bản Him Lam đã bị hỏa lực của ta chặn lại. Cùng lúc, một tiểu đoàn bộ binh Bắc Phi từ Hồng Cúm đi ra khỏi khu trung tâm đề khảng vài kilômét cũng vấp phải một trận địa của ta.

Đờ Cát biết mình đã bị đối phương bao vây khá chặt, cần gấp rút chuẩn bị cho trận đánh phòng ngự, và phải tiến hành ngay những cuộc hành binh giải tỏa.

Ngày 31 tháng 1 năm 1954, lần đầu đường băng sân bay và những cứ điểm ở êlian vả đôminích bị oanh tạc bằng những trái đạn sơn pháo 75. Một máy bay nằm trên đường băng bị trùng đạn. Quân địch phát hiện có ít nhất hai trận địa pháo nằm trên những cao điểm ở ngay bên trong thung lũng. Tiểu đoàn Angiêri số 5 và tiểu đoàn ngụy Thái số 3 đượm lệnh xuất phát từ Gabơrien tiến về cao điểm 633, nằm cách đồi Độc lập không đầy 1 kilômêt về phía bắc.

Quân địch bị đặt trước hai luồng đạn liên thanh bân chéo cánh sẻ của những lực lượng ẩn náu ngụy trang rất ky buột phải lùi xuống. Buổi sáng địch mở liên tiếp nam đợt tiến công nhưng đều thất bại. Chúng gọi pháo bắn và máy bay thả bom xuống trận địa của ta. Buổi chiều, quân địch lại mở tiếp hai đợt tiến công. Tại đây ta chỉ có một trung đội của đại đội 915 thuộc tiểu đoàn 542 trung đoàn 165 (312), với 27 người do trung đội trưởng Trần ĐỘ chỉ huy. Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm đánh phòng ngự, nhưng với quyết tâm không để quân địch lọt vào khu vực trận địa pháo và sở chỉ huy trung đoàn ở gần đó, nhiều chiến sĩ đã bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu đánh lui quân địch. Buổi chiều chúng phải rút lui với những thiệt hại nặng nề. Trung đội được Bộ chỉ huy chiến dịch tặng huân chương. Cao điểm 633 từ đó được gọi là đồi 75.

Ngày hôm sau, tiểu đoàn dù lê dương số 1 tiến về phía đông Mường Thanh, tới dãy cao điểm nằm cách tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ 5 kilômét. Chúng tiến lên cao điểm 781, một trong những trái đồi được bộ đội ta đặt tên là Đồi Xanh vì màu co cây xanh mướt. Chúng vấp phải trận địa phòng ngự của đại đội 925 tiểu đoàn 255 trung đoàn 174 (316). Hỏa lực mạnh của ta làm cho đại đội đi đầu chết và bị thương một số tên phải lùi xuống địch dùng pháo 105 và cối 120 ly bắn dồn d.ập, và cho một đại đội men theo sườn phía nam tiến lên đỉnh đồi. Ở đây có trận địa một tiểu đội do tiểu đội trưởng Đinh Văn Niết chỉ huy. Tiểu đội dùng tiểu liên và súng trường chống cự với quân địch. Những tên lính dù đầu tiên tới gần mép hào bị tiểu liên của Niết bắn gục. Số đi sau dính lựu đạn của tiểu đội. Tuy nhiều tên bị thương vong, nhưng thấy lực lượng ta ít, địch tiếp tục từ hai phía xông lên. Trong lúc trận địa có thể bị mất, Hoàng Văn Nô, một chiến sĩ người Nùng mới hai mươi tuổi nhảy khỏi giao thông hào dùng lưỡi lê đâm chết một tên địch, và đâm tiếp một tên khác. Hành động của NÔ cổ vũ cả tiểu đội. Tất cả các chiến sĩ khác cùng nhảy vọt ra khỏi hào lao vào quân địch với những chắc lưỡi lê tuốt trần. Hoảng sợ trước lối đánh quyết liệt của ta, địch quay đầu tháo chạy. Tiểu đội Niết đuổi theo. Hoàng Văn NÔ lần thứ năm lao tới một tên địch to lớn gấp rưỡi mình. Một tên chạy phía trước ngoái lại nhả một băng tiểu liên ngăn chặn những người truy đuổi. NÔ ngã xuống với thiếc lưỡi lê đã cắm sâu vào ngực tên địch khi trận đánh đã kết thúc.

Trong trận này, một tiểu đội của ta đã đánh lui một đại đội địch. Chúng bỏ lại trên Đồi Xanh gần hai chục xác chết. Ta đã bắt địch phải chịu đựng cái chết mà không sợ nhất: chết vì lưỡi lê ! Chiến sĩ Hoàng Văn NÔ được Bộ chỉ huy chiến dịch truy tặng danh hiệu duy nhất trong chiến tranh: "Dũng sĩ đâm lê".

Quân địch đã phát hiện ra pháo ta không nằm ở sườn núi phía sau như dự đoán, mà nằm một cách thách thức ở sườn núi đối diện với Điện Biên Phủ, trực tiếp đe dọa nhiều cứ điểm bằng đạn bắn thẳng. Những khẩu pháo này đã được ngụy trang rất kỹ. Những trận phản pháo cũng như các loại máy bay B.26, Bearcat đã tỏ ra bất lực trong việc loại trừ chúng. Bộ chỉ huy Pháp trao nhiệm vụ cho tất cả các đơn vị tiến hành những cuộc hành binh trinh sát phải làm bằng được việc này.

Ngày 6 tháng 2 năm 1954, Lănggơle chỉ huy một lực lượng gồm binh đoàn không vận số 2, tiểu đoàn Thái số 2, tiểu đoàn bộ binh Ma rốc số 1, một đơn vị lê dương súng phun lửa và một tnmg đội công binh mang theo rất nhiễu chất nổ, tiếp tục mở cuộc tiến công lên cao điểm 781.

Địch tiến quân rất thận trọng. Chúng đi theo đường 41 về phía đông, tới bản Him Lam, bố trí tiểu đoàn dù lê dương 1 ở đây làm lực lượng dự bị và bảo đảm đường rút lui, rồi cho toàn bộ lực lượng vòng lại theo hướng đông nam mở cuộc tiến công. Chúng không gặp trở ngại gì dọc đường. 11 giờ 15, tiểu đoàn Ma rốc đi mở đường lên gần tới đỉnh đồi cháy, nằm trước cao điểm 781, báo cáo Về Vẫn không thấy bóng dáng Việt Minh. Chúng thưa biết đã tới gần trận địa của tiểu đoàn 439 trung đoàn 98 (316). Tiểu đội tiền tiêu chờ những tên lính Ma rốc đến cách 30 mét mới bất thần nổ súng. Mười tên địch bỏ xác tại chỗ. Tiểu cuội tiếp tục đánh lui hai đợt xung phong nữa của địch rồi mới rút về trận địa chính trên cao điểm. 13 giờ, đại đội 3 và đại đội 4 Marốc bị tiến công. 13 giờ 45, đến lượt tiểu đoàn Thái. Các đơn vị này bị đóng đinh tại chỗ. Riêng đại đội Ma rốc số 1, nhiều lần liều chết vượt qua những luồng đạn súng máy dày đặc xông lên cao điểm 781. Nhưng phòng bị liên tiếp đánh lui. 16 giờ 30, Lănggơle phải ra lệnh rút lui về Him Lam. Cả đoàn quân kiệt sức khi trở lại vị trí.

Theo báo cáo của tiểu đoàn 439 thì ngày hôm đó ta diệt được hơn 60 tên địch. Nhật ký hành quân trong ngày của Pháp ghi cụ thể hơn: 93 người chết, trong đó có 3 sĩ quan và 12 hạ sĩ quan. Riêng tiểu đoàn Ma rốc chết 1 người, bị thương 50 người, trong đó có những người bị trúng đạn pháo của Pháp bắn yểm hộ quá gần, mất tích 5 người. Đại úy Phaxti (Faisti) bị thương và chết ngay 11 tháng 21 .

Những cuộc không vận tăng viện cấp tốc cho Thượng Lào đã thu hút hầu hết khả năng của không quân vận tải. Số lượng đồ tiếp tế hàng ngày cho Điện Biên Phủ giảm sút ghê gớm. Đờ Cát dằn dỗi với Cônhi là với tình hình đạn dược, lương thực như hiện nay, cấn đình hoãn những cuộc tiến công thăm dò ra vùng phụ cận tập đoàn cứ điểm. Cônhi coi đó là điều không thể chấp nhận. Nava không biết giải quyết ra sao. Ngày 2 tháng 2 năm 1954, Nava gợi ý Cônhi nên rút quân số của tập đoàn cứ điểm từ 12 xuống 9, thậm chí 6 tiểu đoàn.

Cônhi kịch liệt phản đối, với lý do dù 308 đã sang Lào nhưng ở Điện Biên Phủ đối phương vẫn còn một số lực lượng gấp đôi quân đồn trú, những hoạt động giải tỏa trong thời gian qua của Đờ Cát ra vùng chung quanh đều bị chặn đứng. Cônhi cho rằng nếu muốn giảm bớt lực lượng quân đồn trú thì tốt hơn cả là rút hết khỏi thung lũng Mường Thanh ! . .

Đờ Cát một mặt ra sức củng cố trận địa phòng ngự, một mặt tiếp tục huy động lực lượng bộ binh, có pháo binh và xe tăng yểm hộ, tiến hành liên tiếp những cuộc hành bỉnh trinh sát ra vùng chung quanh cố tìm cách loại trừ những 1 khẩu sơn pháo đã xuất hiện.

Về phía chúng ta, điều quan trọng là phải giữ bí mật công tác xây dựng trận địa đang khẩn trương triển khai không xa quân địch, đồng thời sẵn sàng đánh địch nếu chúng rút lui Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định chỉ sử dụng những đơn vị nhỏ, lợi dụng địa hình, địa vật và công sự, kiên quyết đẩy lùi những cuộc tiến công.

Đại đoàn 316 đã biến khu vực Đồi Xanh gồm nhiều cao điểm 781, 754, 518, 502... thành một bức thành ngăn cảnh đồng Mường Thanh với dãy núi Tà Lũng ở phía trong, nơi bộ đội ta đang triển khai xây dựng trận địa.

Các đơn vị phòng ngự rút kinh nghiệm những trận đầu tiên, xây dựng trận địa theo thế liên hoàn, củng cố công sự chắc chắn có mái chc chống lại pháo địch. Về mặt chiến thuật không dàn mỏng lực lượng, chỉ để một bộ phận phòng ngự ở phía trước kết hợp với lực lượng cơ động mạnh sẵn sàng phản kích. .

Ngày 11 tháng 2, Lănggơle tung ra một cuộc hành binh nhằm mục đích quét sạch tuyến cao điểm ở phía đông, nơi bị nghi là có những trận địa pháo binh và cao xạ của ta. Lực lượng gồm ban tham mưu của binh đoàn không vận số 2, tiểu đoàn dù lê dương số 1, tiểu đoàn 3 trung đoàn lê dương số 3, tiểu đoàn 3 trung đoàn Angiêri số 3, hai trung đội xe tăng, một bộ phận công binh, một đại đội của tiểu đoàn dù xung kích số 8 và một đại đội ngụy.

Tiểu đoàn bộ binh Angiêri sô 3 đi theo đường 41 vòng về phía con đường mòn ở phía đông chiếm cao điểm 477 và tiến đến cao điểm 781. Tiểu đoàn lê dương dù 1 chiếm cao điểm 670 để có thể tiến sang cao điểm 781 tiếp theo tiểu đoàn Angiêri số 3. Tiểu đoàn 3 lê dương tiến lên cao điểm 700.

ở các hướng quân Pháp đều bị chặn đánh bằng những hỏa lực rất mạnh hoặc những trận phản kích tạt sườn. Bản tổng kết của Pháp trong ngày 11 tháng 2:

"Phía Pháp: chết 5, bị thương 40, mất một khẩu súng; phía Việt Minh: chết 2".

Ngày 12, lúc 7 giờ, cuộc hành binh tiếp tục với những chiến xa mở đường. Một mũi tiến công hướng lên phía đông bắc nhắm vào trận địa phòng ngự của 312.

Sự yểm trợ của những máy bay ném bom B.26 đã cổ vũ tinh thần của đoàn quân. 10 giờ, đại đội 2 Angiêri tới được sườn phía đông cao điểm 674, nhưng nó đã bị chặn đứng tại chỗ cho tới buổi chiều. Mặc dù bị pháo bắn phá rất dữ dội, đối phương vẫn trụ vững trong những công sự trên đồi 674 ngăn chặn có hiệu quả mọi đợt tiến công. 15 binh lính chết và bị thương. 16 giờ, tiểu đoàn 3 Angiêri đóng ở bản Khe Chít được lệnh đưa đại đội 10 đi đón những lực lượng tham chiến quay về...

Trong thực tế, ngày hôm đó trên cao điểm cao 674 ta chỉ có một tiểu đội do đồng chí Mai chỉ huy cùng với năm chiến sĩ quân báo của trung đoàn 141. Họ đã đánh lui bốn đợt xung phong của quân địch.

Theo Bécna Phận thì từ ngày 6 tháng 12 năm 1953 đến 13 tháng 3 năm 1954, Đờ Cát đã huy động già nửa lực lượng của tập đoàn cứ điểm vào những cuộc hành binh giải tỏa.

Tác giả viết: "Chiều ngày 5 tháng 2 năm 1954, tại sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm cũng như ở Hà Nội, người ta tiến hành một bản thống kê nặng nề. Theo những bản kê mới nhất từ Điện Biên Phủ gửi về, thiệt hại của binh đoàn đồn trú từ 20 tháng 11 đến 15 tháng 2 đã lên tổng số 32 sĩ quan, 96 hạ sĩ quan và 836 binh lính, tương đương với 10% số sĩ quan và hạ sĩ quan và 8% binh lính ở thung lũng.

Nói cách khác, số tổn thất của người Pháp tương đương với một tiểu đoàn bộ binh nhưng số cán bộ là của hai tiểu đoàn. Trong tổng số này còn chưa tính đến số thiệt hại của các đơn vị trong cuộc hành binh "Pollux".

Người Pháp đã thất bại trong chủ trương đưa cuộc chiến ở Tây Bắc vào sâu trong hậu phương ta và đẩy nó ra xa tập đoàn cứ điểm. Nava đã thú nhận trong cuốn hồi ký của mình: "Trong thời gian này, đại tá Đờ Cát thực hành những trận chiến đấu mạnh mẽ có tính thăm dò xung quanh Điện Biên Phủ. Ở khắp nơi, quân Pháp đều vấp phải những đơn vị bộ đội vững vàng và phòng ngự rất giỏi của địch. Chúng ta bị thiệt hại khá nặng nề. Rõ ràng là vòng vây chung quanh tập đoàn cứ điểm không hề bị rạn nứt".

Từ thắng lợi của những Phân đội nhỏ và rất nhỏ của ta trong chiến đấu phòng ngự có công sự ở vùng rừng núi chống lại quân địch đông hun gấp bội, có thể dự đoán trước khó khăn trong những trận đánh vào các cao điểm của địch sau này. Tuy nhiên, từ cuối tháng Hai, con nhím Điện Biên Phủ đã sấn sàng đi vào trận đánh quyết định.

Điện Biên Phủ đã thực sự trở thành một tập đoàn cứ điểm khổng lồ. Màu xanh của cây cỏ, đồng lúa đã hoàn toàn biến mất nhường chỗ cho màu đỏ sậm nhức nhối pha với màu chì dữ dội của đất và dây thép gai, nhung nhúc những hầm hào, ụ súng chuẩn bị khạc lửa. Những con đường mới xuất hiện, trên đó hàng ngàn con người, xe vận tải, xe tăng, xe ủi đất luôn luôn qua lại làm vẩn lên những đám bụi mầu hồng. Những trung tâm đề kháng có bãi mìn bao quanh, gồm mìn "cổ điển", mìn "nhảy" sẵn sàng tiêu diệt những đợt xung phong của bộ binh khi họ vừa chạm tới hàng rào. Hơn thế, công binh đã chôn giấu bên sườn núi dựng đứng những thùng đựng bốn mươi lít "nagel", khi chảy ra sẽ thành những làn sóng lửa biến những người tiến công thành bó đuốc sống. Những vị trí chủ yếu đều được trang bị súng có kính ngắm điện tử (fusils à lunette électronique) có thể phát hiện kẻ địch đang tiến gần trong cả những đêm trời tối đen. Binh đoàn đồn trú vẫn tin rằng sức mạnh của con nhím Điện Biên Phủ cùng với sức mạnh không quân Pháp, những tàu sân bay Mỹ trên biến Đông, sẽ phát huy toàn bộ hiệu lực tàn phá khi những người lính Việt Minh bé nhỏ ẩn náu trong rừng xanh bắt đầu xuất hiện. .

Nava và Cônhi không ngừng có mặt ở Điện Biên Phủ. Từ sau khi mở cuộc hành binh Caxto, Nava đã lên Điện Biên Phủ 9 lần, Cônhi 11 lần. Người ta nói rất hiếm có một vị trí nằm sâu trong trận tuyến của đối phương lại thu hút sự chú ý của nhiều nhân vật dân sự và quân sự quan trọng đến như vậy Từ tháng 1 năm 1954, cuộc thăm viếng Điện Biên Phủ bát đấu. Khi thì Nava, khi thì Cônhi, có lúc cả hai người phải tháp tùng khách. Đó là Bộ trưởng Quốc phòng Plêven (Pléven), Bộ trưởng các quốc gia liên kết Mác Giảckê, Bộ trưởng Chiến tranh Đờ Sơvinhê (De Che igné), Tổng tham mưu trưởng Êly... và các tham mưu trưởng Lục quân, Không quân, Hải quân...

Không chỉ có người Pháp. Trong số khách nước ngoài, thì người Mỹ có mặt sớm nhất. Đó là trung tướng Tơrapnen (Trafnell). Ông ta đến ngày. 14 tháng 1 năm 1954, là nhân vật thứ ba tới thăm Điện Biên Phủ. Điều đó nói lên sự quan tâm của Mỹ đối với Điện Biên Phủ không kém gì Pháp. Ngày 2 tháng 3, một nhân vật Mỹ quan trọng có mặt: đó là đại tướng Ô đanien, chỉ huy lực lượng bộ binh Mỹ ở Thái Bình Dương, cũng là người cầm đầu phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ ở Đông Dương. Tổng thống Mỹ Aixenhao đã nhận được từ Ô đanien những lời báo cáo ấm lòng.

Còn có cả những quan chức người Anh: Sác Lôoen (Charles Loewen), Tư lệnh - quân đội Anh - ấn ở Viễn Đông, Mắc đônan (Mc Donald), Tổng cao ủy Đông Nam Á Xia Xtiuớt (Sir Stewart cố vấn. Mắc đônan. tới Điện Biên Phủ ngày 6 tháng 3 khi đường băng sân bay đã bị đc dọa. Người Anh muốn tỏ ra không thờ Ơ với cục diện Điện Biên Phủ.

Đờ Cát biết cách đón tiếp khách. Hàng rào danh dự tại sân bay là những người lmh Ma rốc quấn khăn tràng toát lạ mắt. Đờ Cát tự mình lái xe đưa khách đi thăm những trung tâm đề kháng ngoại vi, thường là Bêatơrixơ, nơi có những người lmh lê dương của bản lữ đoàn lê dương thứ 13 lừng danh. Khách được mời chứng kiến một vài hình ảnh của Điện Biên Phủ trong chiến đấu: khi là sự thao tác thành thạo của những pháo thủ Angiêri tại một trận địa pháo, khi là một cuộc tuần tra của một đơn vị lê dương dù, khi là sự khởi động những chiếc xe tăng M.24 Mỹ mới ra lò...

Niềm tin vào chiến thằng ở phương Tây được nhân lên qua những chuyến thăm viếng, thực sự là những lần kiểm tra. Dường như muốn làm dịu sự lạc quan quá sớm này, ngày 2 tháng 3, trong một cuộc họp kín tại Sài Gòn, tướng Băng đã lưu ý cấp trên của mình là Plêven và Đờ Sơvinhê không nên có "ảo tưởng thuần túy" Điện Biên Phủ là nơi tiêu diệt quân đoàn tác chiến Việt Minh trong nay mai, vì từ nay tới 15 tháng 4, tập đoàn cứ điểm sẽ trở thành một đấm lầy bị những trận mưa do gió mùa nhấn chìm. Mối bận tâm của người Pháp lúc này chỉ là lúc nào con nhím Điện Biên Phủ sẽ nghiền nát được đội quân chủ lực của đối phương !

Cuộc kiểm tra của Ô đanien mở đầu cho hàng loạt cuộc kiểm tra khác của nhiều sĩ quan Mỹ. Một sĩ quan không quân và hai sĩ quan bộ binh Mỹ đã ở ngay tại Điện Biên Phủ cho tới khi trận đánh bắt đầu. Đại úy phi công Rôbớc Loi (Robert M. Lloyd) nhận nhiệm vụ của không lực Thái Bình Dương nghiên cứu ảnh hưởng pháo cao xạ Việt Minh đối với không quân Pháp. Hai trung tá Unơ (M. Wohner) và Ria Hiu (Richard F.Hill) theo dõi việc chuẩn bị chiến đấu ở đồn tiền tiêu Bêatơrixơ. Từ đầu tháng 3 năm 1954, sau cuộc viếng thăm của những nhân vật cao cấp là cuộc viếng thăm của các chuyên gia cấp dưới nhằm hoàn tất việc chuẩn bị đối phó với trận đánh sắp bắt đầu.

Sau này, qua các sách báo phương Tây, xuất hiện nhiều lời chê bai đề cập tới những thiếu sót của công trình phòng ngự Điện Biên Phủ, nhưng trước khi trận đánh nổ ra thì chỉ có những lời khích lệ. Nhiều người gọi Điện Biên Phủ là Vécđoong (Verdun) của Pháp trong chiến tranh Đông Dương. Chính Na va đã viết: "Chưa có một quan chức dân sự hoặc quân sự nào đến thăm (bộ trưởng Pháp và nước ngoài, những tham mưu trưởng của Pháp, những tướng lĩnh Mỹ) mà không kinh ngạc trước sự hùng mạnh của nó cũng như không bày tỏ với tôi tình cảm của họ".

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Chương 7

THẾ TRẬN HÌNH THÀNH

NGAY sau khi thấp thuận đề nghị thay đổi phương châm tác chiến ở Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị "Toàn Đảng, toàn dân tập trung toàn lực chi viện cho tiền tuyến,. Việc huy động toàn bộ sức người, sức của ở hậu phương phục vụ cho tiền tuyến mang một quy mô mới. Hoạt động chiến đấu của ta lần này trên khai trên một phạm vi rộng lớn hầu khắp các chiến trường Đông Dương. Những kinh nghiệm về công tác hậu cần chiến dịch được rút ra sau mỗi mùa khô từ khi bộ đội ta bắt đầu đánh lớn cuối năm 1950, đều được vận dụng trong Đông Xuân 1953-1954.

Hội đồng Cung cấp mặt trận thành lập ở trung ương do anh Phạm Văn Đồng làm chủ tịch, anh Nguyễn Văn Trân, Tổng thanh tra Chính phủ, làm phó thủ tịch. Không riêng ở trung ương mà các địa phương cũng thành lập Hội đồng Cung cấp mặt trận của liên khu, của tỉnh do đồng chí chủ tịch Uy ban hành chính kháng chiến trực tiếp chịu trách nhiệm. Cônhi tác hậu cần chiến dịch lần đầu được phân thành hai tuyến: tuyến hậu phương và tuyến chiến dịch. Tuyến hậu phương do Tổng cục Cưng cấp và Hội đồng cung cấp mặt trận trung ương, Liên khu Việt Bắc, Liên khu 3 và Liên khu 4 đảm nhiệm, chuyển hàng từ Việt Bắc tới Ba Khe, từ Liên khu 3, Liên khu 4 tới Suối Rút. Tuyến chiến dịch do Tổng cục Cung cấp tiền phương và hội đồng cung cấp mặt trận khu Tây Bắc chịu trách nhiệm, đưa hàng từ Ba Khe, Suối Rút lên Điện Biên Phủ. TỔ chức mới này cho phép bộ phận cung cấp tiễn phương tập trung toàn bộ sức lực lo công việc ở phía trước.

Ngay sau khi có nghị quyết, các đồng chí ở cơ quan trung ương chia nhau đi các nơi. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh vào Thanh Hóa, tỉnh có tiềm năng nhất, bàn bạc với tỉnh ủy việc huy động nhân lực, vật lực phục vụ chiến dịch. Đồng chí Nguyễn Văn Trân lên Sơn La, nơi tiếp giáp giữa tuyến hậu phương và tuyến chiến dịch, trực tiếp chỉ đạo. Đồng chí Trần Lương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được cử làm chính ủy hậu cần chiến dịch. Trước đó, đồng chí Đặng Kim Giang, Phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, đã được cử làm chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp tiền phương. Các cục trưởng của Tổng cục Cung cấp đều lên đường phục vụ chiến dịch. Mỗi người ngoài công việc chỉ đạo ngành chuyên môn của mình, còn được phân công phụ trách một tuyến hậu cần chiến dịch. Cục trưởng Vận tải Đinh Đức Thiên phụ trách công tác vận chuyển hàng đoạn đường 41 từ Sơn La lên Tuần Giáo. Cục phó Vận tải Vũ Văn Đôn chịu trách nhiệm việc vận chuyển từ Tuần Giáo đến Nà Tấu, kilômét 62. Cục trưởng Cục Quân nhu Nguyễn Thanh Bình vừa làm phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp tiền phương, vừa đặc trách công tác vận chuyển tại hỏa tuyến, từ kilômét 62 tới các đơn vị. Đồng chí Nguyễn Văn Nam, cục trưởng Cục Quân khí cùng đồng chí Bằng Giang, tư lệnh Quân khu Tây Bắc, bảo đảm tuyến vận chuyển trên sông Nậm Na.

Hơn 300 cán bộ đang làm công tác phát động quần chúng đấu tranh cải cách ruộng đất, được tăng cường cho công tác hậu cần mặt trận. Bộ máy hậu cần chiến dịch lên tới 3.200 người, dân công tuyến chiến dịch có lúc huy động hơn 30.000 người.

. Ờ Tổng cục Cung cấp tại hậu phương, anh Trần Đăng Ninh mâc bệnh hiểm nghèo phải đi điều trị, suốt thời gian chiến dịch chỉ còn lại anh Trần Hữu Dực, Phó chủ nhiệm Tổng cục. Đêm đêm, anh Dực thường cùng cán bộ cán cơ quan giúp việc giao ban đôn đốc công tác đưa hàng ra tiền tuyến đến 2, 3 giờ sáng. Những đêm công việc gặp trục trặc, hầu hết cán bộ chủ chốt đều được cử ra mặt đường kiểm tra và giải quyết khó khăn tại chỗ. Có lần Đèo Cà (Bắc Giang) bị máy bay đánh tắc nhiều ngày, từ cán bộ đến chiến sĩ, nhân viên văn phòng, y tá... đều được huy động đi sửa đường, ở cơ quan chỉ còn lại anh Dực và đồng chí thư ký giúp việc.

Sức sống của chế độ mới được thử thách. Cônhi tác chi viện tiền tuyến lần này chứng minh những thành tựu xây dựng qua tám năm kháng chiến. Hậu phương không chỉ đáp ứng tới mức cao nhất yêu cầu về người, về của cho tiền tuyến mà còn sẵn sàng chiến đấu để tự bảo vệ nếu địch đánh tới trong thời gian bộ đội đang ở mặt trận.

Nhân dân các tinh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình được phân công phục vụ cho những chiến dịch Trung, Hạ Lào. Riêng mặt trận này đã huy động tới 54.000 dân công, với gần hai triệu ngày công, trên hai ngàn xe đạp thồ và một ngàn rưởi thuyền. Trên miền Bắc, Thanh Hóa trở thành tỉnh cung cấp chính cho chiến dịch.

Ban tham mưu chiến dịch dành nhiều thời gian làm việc với cơ quan cung cấp, xác định những yêu cầu mới về lương thực, đạn dược. Nhu cầu bảo đảm vật chất dự kiến ban đầu là 434 tấn đạn, 1.730 tấn gạo, 140 tấn muối, 465 tấn thực phẩm khô, lúc này đã tăng gấp ba ! Riêng về gạo, cần .tới trên 20.000 tấn. Rút kinh nghiệm chiến dịch trước, ta chủ trương tranh thủ tối đa việc huy động lương thực, thực phẩm tại địa phương, và sừ dụng phương tiện vận chuyển cơ giới.

Phần lớn Tây Bắc đã được giải phóng tử cuối năm 1952. Bốn cánh đồng Mường Thanh, Mường Lò, Mường Thanh Mường Tấc là những vựa lúa lớn. Ta dự định huy động tại Tây Bắc 6.000 tấn lương thực. Số lương thực này nếu đưa từ xa tới sẽ phải huy động nhiều gấp ba, bốn lần. Đồng bào các dân tộc vừa thu hoạch vụ mùa, sôi nổi hưởng ứng nộp chóc và đi dân công. Nhưng việc xay giã thóc thành gạo ở Tây Bắc lại thành một trở ngại lớn. Người dân miền núi xưa nay chỉ quen dùng cối nhỏ, giã chóc bằng sức nước suối, cả ngày mới được một cối gạo từ 3 đến 5 kilôgam ! Cơ quan hậu cần chiến dịch phải tìm những người thợ giỏi ở miền xuôi hưởng dẫn cách đóng cối, sử dụng cả một đoàn dân công tỉnh Vĩnh Phúc cùng tham gia xay thóc, giã gạo với đồng bào địa phương.

Bộ tham mưu của quân đội viễn chinh đã tính toán khá chính xác khả năng vận chuyển tiếp tế của ta cho những chiến trường xa hậu phương. Trong chiến dịch Tây Bắc, lương thực từ hậu phương đưa ra mặt trận bằng dân công gánh bộ, tới nơi chi còn nộp kho được 8% ! So với chiến dịch Tây Bậc thì tuyến đường cung cấp lần này còn xa hơn nhiều.

Mấy năm qua ta đã thấy rõ vai trò của hạ tầng cơ sở, của những tuyến đường trong chiến tranh mỗi lần mở chiến dịch lớn. Chúng ta đã khôi phục và mở rộng 4.500 kilômét đường, trong đó có trên hai ngàn kilômét cho xe cơ giới Bắt đầu mở chiến dịch ta mới sửa những tuyến đường Tuân Giáo - Lai Châu, đoạn đường 41 Tuần Giáo - Điện Biên Phủ (sau này được gọi là đường 42). đặc biệt, đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ dài 89 kilômét, nhỏ hẹp, nhiều đoạn sụt lở, hun một trăm cầu cống đều hư hỏng, giờ phải mở đủ rộng không chỉ để nhạy xe vận tải mà còn dùng cho xe kéo pháo. Khi chuyển sang đánh chắc tiến chắc lại xuất hiện thêm một yêu cầu mới là làm đường vận chuyển pháo bằng Ô tô từ kilômét 62 vào trận địa, dài gần bằng đoạn đường Tuầll Giáo - Điện Biên Phủ, qua địa hình rừng núi cực kỳ hiểm trở. Trong thế chiến lấn thứ hai, ở Miến Điện, quân đội Mỹ với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phải mất 18 tháng mới xây dựng gấp rút xong một con đường dài 190 kilômét (Ledo Road) trong điều kiện không bị kẻ địch cản trở. Chúng ta chỉ có một thời gian rất ngắn để xây dựng 160 kilômét đường ở ngay mặt trận dưới sự đánh phá thường xuyên của máy bay, đại bác, mà trong tay chỉ có xẻng, cuốc, và một ít thuốc nổ !

Bảo vệ được những con đường trong chiến tranh còn là điều khó khăn hơn. Cát tuyến đường vận chuyển chủ yếu trong chiến dịch đều quá đài. Tuyến Thanh Hóa - Điện Biên Phủ, gần 600 kilômét. Tuyến Lạng Sơn - Điện Biên Phủ, 800 kilômét. Bộ tham mưu Pháp đã tìm được "40 điểm có thể cắt đứt, tạo ra hiệu quả lớn". Chúng tính đến cả cách dùng mưa nhân tạo để phá đường. Ở hậu phương, địch đánh rất mạnh vào những trọng điểm: đèo Giàng, từ Cao Bằng xuống, đèo Cà, từ Lạng Sơn về, đèo Khế từ Thái Nguyên sang Tuyên Quang, để triệt ngllồn tiếp tế của ta ngay từ gốc. Những trận oanh tạc không chỉ nhắm vào đèo núi cao,. mà còn chú trọng cả những đoạn đường nằm trên cánh đồng thấp để biến nó thành vũng lầy rất khó sửa chữa. Bác HỒ trực tiếp đi kiểm tra một số nơi địch thường xuyên đánh phả. Bác gặp gỡ nói chuyện, động viên anh chị cm thanh niên xung phong và dân công bám trụ ở đèo Khế. Trên tuyến chiến dịch, máy bay địch đánh phá án liệt các đèo Lũng Lô, Pha đin và những đầu mối giao thông CÒ Nòi, Tuần Giáo ngăn không cho gạo, đạn tới được các đơn vị ở mặt trận. Có ngày, chúng ném xuống CÒ Nòi 300 trái bom, Pha đin, 160 trái, gồm bom phá, bom napan, bom nổ chậm.

Theo đề nghị của tham mưu, tôi đồng ý điều hai tiểu đoàn cao xạ pháo 37 tại mặt trận về phía sau, cùng với các tiểu đoàn phòng không 12,7 ly bảo vệ những đoạn xung yếu trên đường 41. Nhưng lực lượng phòng không của ta, dù đã tăng cường, chi hạn chế được một phần những cuộn oanh kích. Để duy trì sự thông suốt cho cát tuyến đường vẫn là công binh, thanh niên xung phong, dân công thường xuyên bám sát các trọng điểm, chờ máy bay địch ngừng hoạt động lại lao ra mặt đường phá bom nổ chậm, bom bươm bướm, san lấp nhanh những hố bom cho xe Ô tô và dân công vượt qua. Toàn bộ lực lượng vận chuyển cơ giới của quân đội, gồm 16 đại đội, với 534 xe Ô tô vận tải, đều tập trung phục vụ chiến dịch. .

Ta chủ trương vận chuyển bằng phương tiện cơ giới là chính nhưng không quên khai thác sử dụng những phương tiện vận chuyển nửa thô sơ YÀ thó sơ: xe thồ, xe ngựa, xe trâu, xe cút kít, xe quệt, bè mảng... Xe đạp thồ được huy động tới mức tối đa, số lượng lên tới 20.000 xe. Mỗi xe thồ lúc đầu chở 100 kilôgam, .sau đó nâng lên 200, 300. Một dân công Phú Thọ, anh Ma Văn Thắng, chở được tới 352 kilôgam. Năng suất xe đạp thồ cao gấp hun mười lần dân công gánh bộ; gạo ăn dọn đường cho người chuyên chở cũng giảm đi bằng ấy lần. Tính ưu việt của xe thồ còn ở chỗ có thể hoạt động trên những tuyến đường mà xe Ô tô không thể đi được. Chính phương tiện vận chuyển này đã gây nên bất ngờ lớn với quân địch, làm đảo lộn những tính toán của chúng trước đây.

Ta chú trọng khai thác nhưng tuyến đường sông. Một đơn vị công binh được đưa về phía Lai Châu khai thông dòng sông Nậm Na. Đây là một tuyến tiếp tế khá quan trọng, nhưng cho tới lúc này chưa khai thác được bao nhiêu, vì trên sông có quá nhiều ghềnh thác hung dữ. Chúng ta đã có kinh nghiệm khắc phục ghềnh thác trên sông Mã trong chiến dịch Thượng Lào, chuyển lựu pháo từ Vân Nam về trên sông Hồng. Tại đây đã xuất hiện người anh hùng phá thác Phan Tư. Sau một thời gian phá thác bằng thuốc nổ, trọng tải các mảng tăng lên gấp ba, số người điều khiển mảng từ ba, bốn người, rút xuống còn một người. Những cô gái dân công Thanh Thủy, Phú Thọ, thời gian đầu còn rất sợ thác, nay đã mỗi người điều khiển một mảng xuôi dòng sông Nậm Na. Mảng từ Ba Nậm Cúm cập bến Lai Châu mỗi ngày một nhiều. Riêng tuyến đường này trong chiến dịch đã vận chuyển được 1.700 tấn gạo do Trung Quốc viện trợ.

Chúng ta còn mở thêm tuyến Mường Luân - Nà Sang ở phía nam Điện Biên Phủ. Tuyến này có nhiệm vụ khai thác nhân lực, vật lực ở thượng nguồn sông Mã, bảo đảm cung cấp cho trung đoàn 57 ở Hồng Cúm, và tiếp nhận thương binh ở hưởng này chuyển về bệnh viện Sơn La.

Tại hỏa tuyến, những nơi các phương tiện giao thòng cơ giới không thể sử dụng, vẫn phải dùng dân công gánh bộ là chủ yếu. Những con đường ra mặt trận nằm giữa những hố bom lở loét, cây cỏ xác xơ, ban ngày vắng lặng, im lìm, như sống lại khi mặt trời vừa xuống núi. Những đoàn người nối nhau đi như nước hướng về tiền tuyến, đâu đâu cũng vang lên tiếng hò, câu hát nói lên quyết tâm vượt mọi khó khăn và tình cảm dành cho những người đang chiến đấu ở mặt trận. Ngày 9 tháng 2 năm 1954, một đại đội dân công chẳng may trúng bom ở Tuần Giáo. Sau khi chôn cất những anh, chị hy sinh, mọi người lại hăng hái tiếp tục quang gánh lên đường quyết hoàn thành nhiệm vụ để trả thù cho những người đã nằm xuống.

Mười ngày đầu tháng 2 năm 1954 dồn dập những tin vui. Bộ đội Liên khu 5 đã chiếm thị xã Cônhi Tum, giải phóng cả vùng bắc Tây Nguyên. Trung đoàn 148 và bộ đội Pa thét Lảo chiếm thị xã Phông Xa LÝ, giải phóng toàn bộ tinh Phông Xa LÝ rộng 10.000 kilômét vuông, đưa vùng giải phóng ở Thượng Lào tới sát biên giới Trung Hoa. Tại Hạ Lào, tiểu đoàn 436 và lực lượng vũ trang của bạn đã giải phỏng toàn bộ cao nguyên Bôlôven, trong đó có tỉnh Atôpơ, rộng gần 20.000 kilômét vuông. Na va lại phải điều lực lượng xuống Hạ Lào tổ chức nhi.rặng cụm cứ điểm bảo. vệ các thị xã Xaravan và Pắc Xế.

Tại Tây Nguyên, sau khi giải phóng. tỉnh Cônhi Tum, bộ đội Liên khu 5 truy kích quân địch rút nhạy về Plây Cu trên chặng đường dài 200 kilômét, tiến đến sát đường 19. Ngày 18 tháng 2 năm 1954, trung đoàn 80 tiến công cứ điểm Đắc đoạ, nam Cônhi Tum 15 kilômét, loại khỏi vòng chiến đấu hai đại đội địch. Cùng thời gian đó bộ binh và đặc công tập kích vào các cơ sở kho tàng, cơ quan chỉ huy địch trong thị xã Plây Cu.

Chiến thắng của ta đã giải phóng một địa bàn chiến lược quan trọng ở bắc Tây Nguyên rộng 16.000 kilômét vuông, với 20 vạn dân, phá thế uy hiếp của địch đối với phía sau lưng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Vùng tự do từ ven biển Quảng Nam, Quảng Ngãi đến biên giới Việt - Lào, đã nối liền với vùng giải phóng tây nam Bôlôven của nước bạn.

Trước tình hình Tây Nguyên bị uy hiếp nghiêm trọng, Nava buộc phải ra lệnh cho Đờ Bô pho (De Beaufòrt) tạm ngừng cuộc chiến đấu ở đồng bằng Liên khu 5, rút một số đơn vị lên tằng cường cho Plây Cu, và điều chỉnh lại lực lượng ở miền nam Trung Bộ. Quân Pháp được bố trí thành hai khối lớn. Khối thứ nhất ở Tây Nguyên, 24 tiểu đoàn, có nhiệm vu bảo vệ Plây Cu, và đề phòng ta tiến xuống phía nam đánh vào cao nguyên Đắc Lắe. Khối thứ hai ở đồng bằng, 16 tiểu đoàn, bảo vệ thị xã Tuy Hòa, những vị trí mới chiếm đóng ở Phú Yên, và làm lực lượng dự bị ở Nha Trang, Ninh Hòa. Với cách bố trí mới này, có thể thấy Nava đã chuyển sang dành ưu tiên số một cho việc đối phó với ta trên vùng rừng núi Tây Nguyên. Tuy nhiên, ông ta vẫn chưa từ bỏ kế hoạch Átlăng.

Ở đồng bằng Bậc Bộ, từ hạ tuần tháng 12 năm 1953, Liên khu ủy Bộ tư lệnh Liên khu 3, và Khu ủy, Bộ tư lệnh khu Tả Ngạn họp bàn xác định phương hướng, chủ trương tiếp tục tiến công địch trên toàn địa bàn. Hội nghị cán bộ đảng Liên khu 3 đề ra 4 mục tiêu: - Tập trung lực lượng của liên khu cùng đại đoàn 320 tiến công đập tan .phòng tuyến Sông Đáy, mở rộng vùng tự đo liên khu nối liền với các khu du kích sau lưng địch ở đồng bằng. - Triệt để đánh phá giao thông vận tải, uy hiếp hậu phương địch, ngăn chặn tiếp tế cho Điện Biên Phủ và cảc chiến trường khác. - Tích cực phá kế hoạch bắt lính phát triển ngụy quân, đẩy mạnh công tác binh vận làm tan rã hàng ngũ quân địch. - Động viên mọi lực lượng tập trung sức người, sức của chi viện cho chiến trường chính Tây Bắc - Điện Biên Phủ và các chiến trường khác.

Tháng 1 năm 1954, đại đoàn 320 tiến công đập tan phòng tuyến Sông Đáy, nối liền các khu căn cứ Thanh Liêm (Hà Nam), Ý Yên (Nam Định) với vùng tự do ở dông bằng Liên khu 3. Sau đó, đại đoàn tiến sâu vào đồng bằng Bậc Bộ, cùng với các trung đoàn 42, 46, 50, 246, 238, các tiểu đoàn địa phương tỉnh và dân quân di( kích tiến công địch trên khắp những vùng quan trọng, phát triển các khu du kích, mở rộng cơ sở cách mạng. Hầu hết đường giao thông thủy bộ, đường sắt của địch đều bị đánh phá. Trên đường số 5, con đường huyết mạch nối liền Hà Nội với cảng Hải Phòng, dân quân du kích Hải Dương, đặc biệt là huyện Kim Thành, đánh nhiều trận địa lôi táo bạo. Địch phải điều hàng chục tiểu đoàn canh giữ mà vẫn liên tiếp bị phục kích, có khi giao ỉ lòng tê liệt hàng tuần lễ. Bộ đội liên khu dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ tập kích những hậu cứ của địch, thu được nhiều thắng lợi, như trận đột nhập thị xã ĐỒ Sơn và thành phố Nam Định. Các căn cứ và khu du kích của ta đã chiếm ba phần tư đất đai vùng địch tạm kiểm soát ở châu thổ sông Hồng.

Ở Bình - Trị - Thiên, Cực Nam Trưng Bộ, quân ta đánh mạnh trên các đường giao thông, lật đổ nhiều đoàn tàu địch, đập tan những cuộc càn quét, mở rộng các căn cứ du kích và khu du kích, tăng cường công tác ngụy vận thu nhiều kết quả. Từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 20 tháng 2 năm 1954, quân ta đã phá hủy 17 cầu, 18 cống từ Đông Hà lên Rào Quán trên đường số 9, tiêu diệt và bức rút 6 vị trí, giải phóng hoàn toàn huyện Hướng Hóa. Riêng huyện Vinh Linh có tới ba vạn dân sát cánh cùng du kích phá hoại cầu đường. Tại Thừa Thiên, bộ đội địa phương và dân quân du kích chống càn thắng lợi giữ vững và mở rộng vùng căn cứ, tiêu diệt nhiều địch. Quân ta còn đánh địa lôi liên tiếp trên nhiều đoạn đường ở Hương Thủy, Lăng Cô, Mỹ Chánh, Phú lộc, Huế - Quảng Trị, Huế - Đà Nẵng... lật đổ hàng phục đoàn tàu quân sự, mỗi lần tiêu diệt từ 1 trung đội đến 1 tiểu đoàn. Chỉ riêng trận Lăng CÔ (Thừa Thiên) quân ta đã lật đổ 2 đầu máy, 19 toa, diệt 400 địch. Trận Phố Trạch (Quảng Trị), quân ta tập kích diệt 200 địch, thu 2 đại bác.

Để phối hợp với cuộc tiến công ở Tây Nguyên, bộ đội và du kích Nam Trung Bộ tập kích thành phố Nha Trang, đốt cháy hàng triệu lít xăng, đột nhập thị trấn Ninh Hòa (Khánh Hòa) gây thiệt hại nặng cho quân địch, đột nhập Suối Dầu đốt cháy một kho xăng lớn. Bộ đội địa phương Quảng Nam, Phú Yên, Khánh HOÀ, Bình Thuận đã diệt nhiều cứ điểm đại đội, tiểu đoàn, tập kích táo bạo vào La Lung (Phú Yên) diệt trên 1 tiểu đoàn, và tiến sâu vào vùng sau lưng địch tiêu diệt nhiều vị trí và tháp canh. Từng vùng rộng lớn được giải phóng như Điện Bàn ở Quảng Nam (có trên bốn vạn dân), vùng Hòn Khói và tây - bắc Khánh Hòa. Ở Cực Nam Trung Bộ, kết hợp tiến công quân sự với đấu tranh của quần chúng, nhân dân đã cùng trung đoàn 812 giải phóng hai huyện Tánh Linh và Lương Sơn ở Bình Thuận.

Tại Nam Bộ, từ giữa năm 1953, địch buột phải rút quân ồ ạt từ Nam Bộ ra chi viện cho chiến trường Trung Bộ và Hạ Lào. Lực lượng âu Phi chỉ còn 3 tiểu đoàn không đủ biên chế, trang bị. 12 tiểu đoàn ngụy quân mới thành lập khả năng chiến đấu yếu, tinh thần sút kém. Trung ương Cục chỉ thị "chuẩn bị đón lấy thời cơ" .

Từ cuối năm 1953 sang những tháng đầu năm 1954, phong trào chiến tranh du kích không ngừng được giữ vững và phát triển. Bộ đội và du kích tổ chức thành từng phân đội nhỏ đánh tiêu hao địch trên khắp các vùng du kích và vùng tạm chiếm. Các tiểu đoàn chủ lực và bộ đội địa phương đã có những trận đánh xuất sắc.

Trong thời gian phối hợp chiền đấu với viện Biên Phủ, tại Phân liên khu miền Tấy, các lực lượng vũ trang giữ vững và phát triển vùng giải phóng, tiêu diệt và bức rút trên 1.000 đồn trại, tháp canh.

Ngày 24 tháng 2 năm 1954, tiểu đoàn 309 phối hợp với bộ đội địa phương huyện Vàm CỎ tổ chức phục kích ở Tầm Vu, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ tiểu đoàn ngụy 502 và đại đội Pháp sổ 14, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự. Trận Tầm Vu táo bạo, tiêu diệt nhanh chóng 4 đại đội địch ban ngày trên địa hình đồng bang, đã có tiếng vang lớn làm quân địch khiếp sợ. Từ đêm ngày 1 tháng 3 năm 1954, tiểu đoàn aol được tăng cường đại đội 552 tỉnh Bạc Liêu, cùng dân quân đu kích tiến hành bao vây quận ly An Biên và toàn bộ những tháp canh từ quận ly ra Xẻo Rô, dùng súng cối pháo kích đồn An Biên, nhằm kéo quân viện từ Rạch Giá tới. Ngày 4, quân địch tại các tháp canh đều bị tiêu diệt, bức hàng, hoặc chạy trốn. An Biên bị cô lập năm ngày đêm liền. Ta đánh bại nhiều đợt quân tăng viện, tiêu diệt hầu hết tiểu đoàn 552, quân địch ở quận ly liều mạng phá vây bỏ đồn tháo chạy.

Ta truy kích diệt một số, bắn chìm 1 tàu, bắn hỏng 1 tàu Cuối tháng 3 năm 1954, ta tiêu diệt tiếp đồn Xẻo Rô, giải phóng hoàn toàn quận an Biên. Nhân dân tổ chức một ngày hội lớn chưa từng có ăn mừng chiến thang. Ơ Mỹ Tho, chỉ một đại đội của tỉnh đã đánh tan một tiểu đoàn địch trong trận vận động ở Kênh Bùi, thu nhiều vũ khí với hàng chục trung liên, đại liên và súng cối.

Phân liên khu miền Đông đánh 2.133 trận lớn nhỏ, tiêu diệt và bức hàng 197 đồn bốt, tháp canh. 4.000 binh lính ngụy rã ngũ, trong đó có nhiều đại đội, trung đội địch không thể xây dựng lại. Hệ thống đồn bốt bị thu hẹp dần, vùng du kích và vùng căn cứ của ta ngày càng mở rộng. Chiến khu Đ phát triển, phía nam giáp sông Đồng Nai, phía bắc giáp đường 14, phía tây giáp đường 16. Chiến khu Dương Minh Châu nối liền với Định Thành, mở sang cả phía đông sông Sài Gòn, phía bâc giáp biên giới Campuchia. Chiến khu Đồng Tháp Mười mở rộng phía nam xuống sát kênh Nguyễn Văn Tiếp, phía tây ra tới ven sông Tiền, phía đông tới ven sông Vàm CỎ Đông, phía bắc lên tới đường số 1. Ba chiến khu trên cùng với một số chiến khu khác và hàng trăm căn cứ vệ tinh, đã tạo thành một hệ thững căn cứ kháng chiến rộng lớn, liên hoàn, đan xen nhau trên toàn bộ chiến trường.

Nam Bộ tiếp tục phát huy cách đánh đặc công nhiều sáng tạo và hiệu quả, gây kho địch những tổn thất to lớn. Bộ .. đội Vĩnh Long đột nhập bến tàu, bắn chìm và hỏng nặng 7 tàu chiến: Bộ đội biệt động Sài Gòn đột nhập kho bom Tân Sơn Nhất, một trong những kho bom lớn nhất của địch ở Đông Dương, phá hủy trên aoo tấn bom, tiêu diệt cả đại đội lính âu Phi bảo vệ. Bộ đội Bà Rịa - Chợ Lớn đột nhập khách sạn Ô Cấp, diệt hun một trăm sĩ quan Pháp và Mỹ...

Thực hiện chủ trương phối hợp ác chiến trường toàn Đông Dương, toàn bộ tiểu đoàn chủ lực 802 của Phân liên khu miền Đông, gồm 5 đại đội, được điều động sang đông Campuchia. Tiểu đoàn 302 đã sát cánh cùng bộ đội ítxarắc và nhân dân bạn phát triển chiến tranh du kích, tiêu diệt đồn An Sông (Prâyveng), đồn Ta Pang Phóng, tiến công các đồn Păng Cà Nhây, Bốt Cho, Tà Nốt, chống càn ở Trắc Tô, diệt và bật sống nhiều địch, thu nhiều vũ khí.

Tại Hạ Lào, sau khi giải phóng cao nguyên Bôlôven, một bộ phận liên quân Việt - Lào đã phát triển xuống phía nam, phối hợp với bộ đội Itxarắc Campuchia giai phóng Viên Sai, Xiêm Pang, uy hiếp Tung Trung. Ơ miền đông Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam cùng bộ đội Itxarắc giải phóng phần lớn Cônhi Pông Chàm. Căn cứ miền đông và đông bắc Campuchia đã nối liền với vùng giải phóng Trung, Hạ Lào và Tây Nguyên của ta.

TRONG khoảng thời gian một tháng, kể từ ngày ta hoãn cuộc tiến công vào Điện Biên Phủ đến cuối tháng 2 năm 1954, toàn bộ kế hoạch Đông Xuân 1953-1954 đã được triển khai trên toàn chiến trường Đông Dương. Với những đơn vị không lớn hoạt động ở những hướng khác nhau, quân và dân ba nước Đông Dương đã thực hiện được mục tiêu đầu tiên, rất cơ bản, trong kế hoạch là làm cho lực lượng cơ động địch buột phải phân tán.

Trước khi vào mùa khô nằm 1953, Nava đã đưa lực lượng cơ động chiến lược và chiến thuật lên tới 82 tiểu đoàn. Với viện phát triển ồ ạt quân đội quốc gia liên kết theo chủ trương của Mỹ, và quân tăng viện mới đưa từ Pháp sang, từ chiến trường Triều Tiên về, Nava đã tổ chức được 18 binh đoàn cơ động chiến lược, trong đó có 11 binh đoàn âu Phi, 7 binh đoàn ngụy. Nava tập trung già nửa số quân cơ động, 44 tiểu đoàn, ở đồng bằng Bậc Bộ, trong đó có 7 binh đoàn cơ động mạnh được tổ chức từ trước, để đối phó với cuộc tiến công của ta trên chiến trường chính.

Trong tháng 2 năm 1954, lực lượng cơ động địch đã buột phải phân tán ra năm nơi:

Tại Trung và Hạ Lào: có binh đoàn cơ động ngụy số 51, và những tiểu đoàn rút từ binh đoàn cơ động số 1, số 5 và binh đoản cơ động dù ở Bắc Bộ (GMI, GM5, GM Pa ra). Nava thành lập thêm một tập đoàn cứ điểm tại xên, với tên gọi là "Binh đoàn tán chiến trung Lào" (GOML), và sau đó, một tập đoàn cứ điểm mới tại Xaravan, Hạ Lào.

Tại Thượng Lào: có binh đoàn cơ động số 7, tiểu đoàn 1 dù thuộc địa, tiểu đoàn 10 Tao, trung đoàn 11 bộ binh thuộc địa, tiểu đoàn 4 trung đoàn 4 bộ binh thuộc địa (GM7, 1er BPC, 10è Tabor, 11è RIC, 414è RIC), tiểu đoàn 301 khinh quân ngụy. Trong số này có 8 tiểu đoàn cơ động mới điều từ Bắc Bộ sang. Nava lập thêm hai tập đoàn cứ. điểm ở Luông Phabăng và Mường Sài.

Tại Tây Nguyên, có 5 binh đoàn cơ động: binh đoàn cơ động 100 (GMI00) mới từ Triều Tiên về, binh đoàn cơ động 21 (GM2 từ Nam Bộ ra, binh đoàn cơ động 11 (Gmii) từ Bình Trị Thiên vào, các binh đoàn 41, 42 (GM41, GM42) vốn ở tại chỗ. Thêm một tập đoàn cứ điểm nữa đang xuất hiện ở An Khê. Tại đồng bằng Liên khu 5 có 16 tiểu đoàn, trong đó có binh đoàn cơ động số 10 (GMI0) mới từ Pháp sang. , Tại Điện Biên Phủ: có binh đoàn tác chiến Tây Bắc 2 tiểu đoàn và 7 đại đội) gồm những tiểu đoàn được lựa chọn trong số những đơn vị ưu tú nhất, được coi là "ngọn giáo" (fer de lance) của đội quân viễn chinh.

Tại đồng bằng Bâc Bộ, nơi tập trung khối cơ động - nổi tiếng của Nava hồi đầu mùa khô, theo tính toán của cơ quan tham mưu ta, chỉ còn lại 3 binh đoàn cơ động. Phần lớn những đơn vị của các binh đoàn này cũng không còn là cơ động, vì phải chia ra để bảo vệ những khu vực, tuyến đường quan trọng Có thể nói chín phần mười trong tổng số 82 tiểu đoàn cơ động chiến lược và chiến thuật của Nava đã phân tán khi trận đánh chính chưa nổ ra.

Toàn bộ lực lượng địch, và ta, đều đã triển khai. Tới lúc này, có thể nói: Thế trận của ta đã hình thành !

Những hoạt động Đông Xuân của ta và bạn không chi làm đảo lộn thế bố trí của địch trên ác chiến trường, mở động vùng giải phóng tại Việt Nam và Lào thêm hàng phục ngàn kilômét vuông, mà còn tạo điều kiện cho ta tiếp tục phát triển đánh địch ở nhiều hướng, đặc biệt là vùng địch hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.

Điều quan trọng là nó đã tạo ra một điểm quyết chiến chiến lược từ lâu ta hằng mong đợi. Hạ tuần tháng 11 năm 1953, Nava ném xuống Điện Biên Phủ 6 tiểu đoàn với ý định ngăn chặn một 1 đại đoàn phủ lúc của ta đang tiến vào Tây Bắc. Vào lúc đó, Castor chỉ là một cuộc hành binh thứ yếu, một nhiệm vụ quân sự - chính trị có tính địa phương, nhằm giữ nguyên trạng tình hình trên chiến trường chính với chủ trương phòng ngự chiến lược của Nava. Chỉ ba tháng sau, tử những cuộc điều binh của ta trên bàn cờ chiến cuộc Đông Xuân, điện Biên Phủ đã trở thành nơi quyết định vân mệnh chiến tranh. Tất cả đều đã chín muồi cho trận đánh quyết định.

Ta đã ghìm chân quân địch trên khắp các chiến trường, Nava không còn gì nhiều để cứu nguy cho con nhím Điện Biên Phủ.

Ngoại trừ những cuộc phản kích lẻ tẻ của địch, chiến trường Điện Biên Phủ suốt thời gian này hấu như im ắng. Toàn bộ công cuộc chuẩn bị của ta cho phương án "đánh chắc tiến chảy" đều giấu kín dưới màn lá ngụy trang được tạo nên rất công phu. Cônhi binh đã hạn chế tiếng mìn phá đá bằng cách dùng những lượng thuốc nổ nhỏ đặt rất sâu. Một dây xích khổng lồ đã siết chặt chung quanh cánh đống Mường Thanh. Địch không biết là lúc này, ngay đến chuyện rút lui khỏi đây, chúng cũng đã hết cơ hội.

Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin chiến thắng rầm rộ của ta trên các chiến trường, riêng Điện Biên Phủ thỉnh thoảng mới được nhắc tới với một đôi cuộc giao chiến nhỏ. Các mặt trận điện về Bộ Tổng tư lệnh hỏi thăm tin tức đều được trả lời: "Điện Biên Phủ đang giam giữ quân chủ lực địch để tạo điều kiện cho các chiến trường tranh thủ thời cơ tiêu diệt địch".

Hạ tuần tháng 2 năm 1954, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho 308 ngừng tiến công ở Thượng Lào, bí mật và nhanh chóng quay về Điện Biên Phủ.

Tại Mường Phăng, bên cạnh cáị lán của tôi đã xuất hiện một hệ thống đường hầm nhỏ. Nó chia thành ba nhánh đồng tâm, hình rẻ quạt, chạy xuyên vào trái đồi, dài khoảng 300 mét. Một nhánh có đường giao thông hào nối liền với cơ quan tham mưu của anh Thái. Một nhánh chạy tới nơi tôi ở. Một nhánh tới chỗ các đồng khí cố vấn. Hầm được tính toán thống sức ép của bom đạn khi nổ gần. Trong hầm, có nơi hội họp, phòng chỉ huy tác chiến, nơi liên lạc thẳng tới các đun vị đang chiến đấu tại mặt trận cũng như với chỉ huy trưởng chiến dịch. có điện, bảo đảm làm việc bình thường ngay cả khi máy bay địch oanh tạc. Chúng ta đã áp dụng một phần những kinh nghiệm chiến đấu đường hầm trong chiến tranh Triều Tiên.

Ngày 28 tháng 2, Bộ chỉ huy chiến dịch triệu tập hội nghị quân chính từ cấp trung đoàn trở lên để kiểm điểm công tác chuẩn bị. Theo báo cáo của các đơn vị, đường cơ động pháo và các trận địa pháo đã làm xong, sân sàng đón pháo vào vị trí. Trận địa chiến hào tiến công và bao vây cũng đã hoàn thành, kể cả trận địa của 308 đi chiến đấu ở Thượng Lào không có điều kiện trực tiếp tham gia xây dựng. Các sở chỉ huy cũng như trận địa pháo đều được xây dựng kiên cố, đủ sức chịu đựng đạn pháo 105, 155 ly, kể cả đạn xuyên. Hậu phương đã gửi 2.200 quân bổ sung, và còn chuẩn bị thêm 3.000 thanh niên xung phong.

Tôi kết luận hội nghị: Để đối phó với tập đoàn cứ điểm, có hai cách: Một là, kiềm giữ lực lượng địch ở tập đoàn cứ điểm, và đánh mạnh ở những nơi địch sơ hở.

Hai là, tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm. Tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm mới gây cho địch một cục diện khủng hoảng, và mới đánh bại được cố gắng lớn nhất của địch... Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm là vấn đề tất yếu mà quân đội ta phải trải qua. Chúng ta nhất định phải hoàn thành nhiệm vụ cho kỳ được. Bướt vào giai đoạn tiến công thứ nhất, phải khống chế sân bay, tiến tới triệt tiếp tế đường không của địch. Phải tiêu diệt một số trung tâm đề kháng ngoại vi, trước hết là phân khu bắc.

Phải thường xuyên phát triển hoạt động nhỏ, như: biệt kích, phá sân bay, tập kích trận địa pháo và sở chỉ huy của địch, phá hủy kho tàng, sát thương quân địch. Phải củng cố trận địa tiến công thật vững chắc, tích cực tiêu diệt, tiêu hao quân địch khi chúng đánh vào trận địa của ta... Ta đánh theo phương châm "đánh chắc tiến chắc"

không có nghĩa là khi thời cơ tới, ta không khẩn trương chuyển sang "đánh nhanh, giải quyết nhanh". Nhưng theo phương châm nào cũng phải bảo đảm "đánh chắc tháng".

Bốn yêu cầu được đề ra để giảnh thắng lợi cho chiến dịch:

- Cán bộ phải có quyết tâm cao.

- Bảo đảm giữ vững lực lượng để chiến đấu liên tục.

- Thực hiện cho được hiệp đồng chặt chẽ.

- Bảo đảm xây dựng trận địa tiến công và bao vây đúng yêu cầu.

Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch chia nhau xuống các đơn vị kiểm tra chuẩn bị chiến đấu, đặc biệt là 308 mới từ chiến trường Lào trở về.

Đầu tháng 3 năm 1954, trong một buổi giao ban, đồng chí Hoàng Xuân Tùy, phụ trách cơ quan thông tin báo chí mặt trận báo cáo: Nava vừa mới công bố trong một cuộc họp báo: ngọn trào tiến công của Việt Minh đã lắng xuống" (La maréc offensive du Việt. Minh est étale). Điều không may cho Nava là trận đánh chính của chúng ta trong Đông Xuân này chỉ mới sắp bắt đầu !

Ngày 4 tháng 3 năm 1954, Nava lên ,thăm Điện Biên Phủ lần cuối cùng.

Nava vẫn tỏ ra thận trọng. ông ta gợi ý cho Cônhi, nên điều thêm 3 tiểu đoàn tăng viện, lập một trưng tâm đề kháng trên khoảng trống 5 kilômét giữa Mường Thanh - Hồng Cúm và tạo thêm chường ngại hỗ trợ cho những cứ điểm ở phía đông - bắc. Cônhi không tán thành, với lý do tăng thêm quân sẽ làm đảo lộn kế hoạch hậu cần đã trở nên quá tải vì lúc đầu chỉ dự trù cho 6 tiểu đoàn.

Còn một lý do quan trọng khoe, Cônhi không muốn bị rút thêm những lực lượng từ đồng bằng.

Nava nhấn mạnh:

- Có thêm một trung tâm đề kháng sẽ làm cho đối phương phải điều chỉnh kế hoạch, trì . hoãn cuộc tiến công. Chỉ qua một vài lần trì hoãn như vậy là tới mùa mưa, trận đánh sẽ không xảy ra.

Đờ Cát phan đối: .

- Chỉ sợ chúng không tới ! Cần phải đẩy chúng tiến công để kết thúc cho sớm.

- Giữ được chứ ? Nava hỏi.

- Cũng khó khăn, nhưng sẽ giữ được nếu ngài có từ hai đến ba tiểu đoàn để gửi cho tôi.

Cônhi nói thêm:

- Không nên làm cho Việt Minh thay đổi quyết định.

Cả tập đoàn cứ điểm, đều trông đợi một chiến thắng lớn bằng phòng ngự. Sẽ là một thảm họa về tinh thần nếu Việt Minh không đánh!

Thực ra, đó không chỉ là ý nghĩ của Cônhi, Đờ Cát và quân Pháp đồn trú ở Điện Biên Phủ: Trong khi viên tổng chỉ huy linh cảm những điều không lành có thể xảy ra, thì tất cả các tướng tá Pháp ở Đông Dương, đặc biệt là những sĩ quan ở bộ tham mưa của Nava và Cônhi, đều coi đây chính là cơ hội bằng vàng để đánh quy quân đoàn tác chiến Việt Minh. Plêven đã báo cáo với Chính phủ Pháp sau chuyến đi thị sát tình hình Đông Dương: "Tói không tìm được bất cứ ai tỏ ra nghi ngờ về tính vững chắc của tập đoàn cứ điểm. Nhiều người còn mong ước cuộc tiến công của Việt Minh". Giới quân sự ở Đông Dương lập luận: người Pháp đã đi tìm một trận đánh dàn trận (bataille rangée) trong suốt cuộc chiến tranh, thì lần này đã gặp nó ở Điện Biên Phủ!...

Họ chỉ lo ta lại không chấp nhận cuộc đọ sức như ở Nà Sản. Nếu ta tiến công, thì họ đều tin đây sẽ là trận đánh quyết định trong chiến tranh. Những tài liệu chúng ta đọc sau này đều chứng tỏ: vào lúc đó, Nava chưa hề muốn có một trận đánh quyết định.

Đêm ngày 4 tháng 3 năm 1954, tại đồng bảng Bậc Bộ, quân ta bí mật đột nhập sân bay Gia Lâm, đốt cháy 12 máy bay và 1 kho xăng.

Hai ngày sau, đêm mồng 6 tháng 3, bộ đội địa phương Kiến An đột nhập sân bay Cát Bi, phá hủy 4 máy bay B.26 và 6 máy bay Moran. Theo tài liệu của phương Tây thì số máy bay bị tiêu diệt trong hai đêm 4 và 6 tháng 3 năm 1954 là 22 chiến. Tôi gửi ngay một bức điện tuyên dương công trạng toàn thể cán bộ, chiến sĩ đã tập kích sân bay Gia Lâm và Cát Bi "đánh thẳng vào nơi trung tâm quân sự của giặc ở sát Hà Nội và Hải Phòng, đã phá hủy một bộ phận quan trọng không quân địch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều chiến thắng sằp tới trên chiến trường toàn quốc".

Đêm ngày 8 tháng 3 năm 1954, trọng pháo 105 và pháo cao xạ của ta bắt đầu vào chiếm lĩnh trận địa chỉ cách Him Lam từ 3 đến 4 kilômét. Ơ một số đoạn đường gấp khúc, vẫn phải kéo pháo bằng tay.

Thành công lớn của đợt chuyển pháo này là kẻ địch không hề hay biết. Tới lúc đó, quân địch vẫn còn thưa thật tin về sự có mặt của lựu pháo ta trên chiến trường Tây Bắc!

Trên đường số 5, cũng trong đêm ngày 8 tháng 3, bộ đội ta san phẳng 13 bốt và tháp canh, làm gián đoạn giao thông suốt đêm. Phần lớn thức ăn của con nhận Điện Biên Phủ được chuyển bằng đường biển, rồi từ cảng Hải Phòng qua đường 5 lên Hà Nội, và róc xuống Điện Biên Phủ bằng cầu hàng không. Đánh mạnh trên tuyến giao thông này, các chiến sĩ đường 5 đã trực tiếp phối hợp với Điện Biên Phủ.

NGÀY 11 tháng 3 năm 1954, chúng tôi nhận được thư của Chủ tịch HỒ Chí Minh.

Bác viết:

- "Các chú sắp ra trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn khó khăn nhưng rất vinh quang.

Các chú vừa được chỉnh huấn chính trị và quân sự, đã thu được nhiều thắng lợi về tư tưởng và chiến thuật, kỹ thuật. Nhiều đơn vị đã đánh thắng trên các mặt trận. Bác tin chắc rang các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới.

Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất.

Chúc các chú thắng to.

Bác hôn các chú ".

Lệnh động viên toàn thể cán bộ, chiến sĩ mở cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã được gửi tới các đơn vị:

- "Chiến dịch Điện Biên Phủ sắp bắt đầu! Đây là chiến dịch công kiên quy mô lớn nhất trong lịch sử quân đội ta từ trước tới nay... Đánh thắng ở Điện Biên Phủ, chúng ta sẽ phá tan kế hoạch Na va hiện đã bị thất bại nặng nề, sẽ giáng một dòn chí tử vào âm mưu mở rộng chiến tranh của bọn đế quốc Pháp - Mỹ. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi sẽ cô một ảnh hưởng vang dội trong nước và ngoài nuu sẽ là một cống hiến xứng dáng vào phong trào hòa bình thế giới dòi chấm dứt chiến tranh ở Việt - Miên - Lào... Giờ ra trận đã đến!

- Tất cả các cán bộ và chiến sĩ, tất cả các đơn vị, tất cả các binh chủng hãy dũng cảm tiến lên, thi đua lập công, giật lá cờ "Quyết chiến Quyết thắng" của HỒ Chủ tịch".

Ngày 10 tháng 3 năm 1954, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chính thức nhận lời mời tham dự Hội nghị Giơnevơ bàn về chiến tranh Triều Tiên và Đông Dương, sẽ khai mạc vào ngày 26 tháng 4 năm 1954. Nava đã từng khuyên Chính phủ Pháp chỉ ngồi vào bàn đàm phán sau khi đã giành một chiến thắng lớn trên chiến trường. Nước Pháp không thể tới hội nghị Tứ Cường với hai bàn tay trắng. Thời gian đang dồn Nava đến chân tường.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro