Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử - Đại tướng Võ Nguyên Giáp (8 chương cuối)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Chương 8

MỞ CỬA

CHO tới giờ phút này có thể thấy Nava quá tự tin, quá lệ thuộc vào bản kế hoạch nổi tiếng của mình! Kế hoạch đó buộc Nava phải giữ vững thế phòng ngự chiến lược và không được phép thua trên chiến trường miền Bắc Đông Dương trong Đông Xuân 1953-1954. Nava đã nhanh chóng ngăn chặn tất cả các hướng tiến quân của ta bằng những con nhím, tránh né nhùng cuộc giao chiến lớn. Nava khống nhận ra các mũi tiến công đó đều nhằm mục đích chủ yếu là phân tán khối chủ lực chiến lược của ông ta ở đồng bằng Bắc Bộ, một phần là để bảo vệ cho ba tỉnh tự do Liên khu 5. Tất cả đều chuẩn bị cho trận đánh quyết định ở Điện Biên Phủ. Khi Nava tưởng những cuộc tiến công của ta đã lên tới mức cao nhất và đang trên đà tàn lụi, thì ở chiến trường chính cuộc tiến công chiến lược của ta bắt đầu.

Ta chủ trương tiếp tục đảnh mạnh ở các chiến trường phối hợp, kìm chân những bộ phận quân địch đã phân tán tới đây, cho tới khi hoàn tất nhiệm vụ trên mặt trận chính. Về chiến lược, ta đã thắng địch một bước. Tuy nhiên, kết quả chiến cục Đông Xuân sẽ hạn chế nếu không giành được thắng lợi trên chiến trường chính, thậm chí có thể trở thành thất bại nếu quân địch thực hiện được ý đồ tận dụng ưu thế phòng ngự tại Điện Biên Phủ đánh quy một số đại đoàn chủ lực của ta.

Đây là trận công kiên lớn nhất trong lịch sử quân đội ta. Một tập đoàn cứ điểm với 12.000 quân được trang bị tới mức tối đa. Lực lượng này sẽ còn tăng thêm. Nếu kẻ địch nhìn thấy vấn đề, chúng vẫn có thể rút quân từ Mường Sài, từ Luông Phabăng, nơi sức ép của ta đả giảm, về Điện Biên Phủ. Và ngay với số quân địch hiện có, liệu ta có giải quyết được không! Ta đã tìm ra một cách đánh thích hợp với trình độ bộ đội. Nhưng phải kiểm nghiệm nó trên thực tế chiến trường. Mặc dù trận đánh đã được chuẩn bị với tinh thần trách nhiệm cao nhất, ta đã nhìn rõ những yếu tố tất thắng, nhưng vẫn phải đề phòng những rủi ro mà người trong cuộc thường khi không thể tính trước. Trong trận công kiên này, về so sánh lực lượng tham chiến, quân địch vẫn là kẻ chiếm ưu thế. Yvơ Gra sau này đã viết: Vào lúc Việt Minh mở cuộc tiến công ở Điện Biên Phủ, so sánh lực lượng không phải là bất lợi cho quân đồn trú ở tập đoàn cứ điểm, theo cánh đánh giá "một chọi hai đối với một đội quân ở vị thế phòng ngự là chuyện bình thường. Khi đó, người ta có thể nghĩ một cách có lý là binh đoàn tác chiến của đại tá Đờ Cát sẽ thắng trong trận đánh, và châu nhắn ông ta sẽ thắng, mặc dù bị thất thế vì cô lập, nếu ông ta không mắc những lỗi lầm trong sự chuẩn bị và điều hành của mình".

Nước Pháp hầu như không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh Đông Dương. Cuộc chiến sang năm thứ chín đã chứng tỏ Pháp chỉ còn cách duy nhất là tìm một "lối thoát danh dự", nếu không muốn dâng Đông Dương cho Mỹ. Thời gian này ở tất cả các cấp bộ trong quân đội viễn chinh Pháp đều có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ nơi nào kiểm tra tình hình không cần sự chấp thuận của tổng chỉ huy. Nội dung "lối thoát" của Pháp tùy thuộc vào trận đánh trên chiến trường Điện Biên Phủ. Chúng ta cần hết sức cố gắng giành một chiến thắng quyết định trước khi Mỹ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Đông Dương. Trận đánh này đã có thêm một nội dung mới, đặt ra cho quân và dân ta một trách nhiệm chính trị mới.

Nhiệm vụ của bộ đội ta trong đợt tiến công thứ nhất là tiêu diệt ba trung tâm đề kháng: Him Lam, Đồi độc lập, Bản Kéo, bảo vệ cho tập đoàn cứ điểm ở hướng bâc và đông bắc, ngăn chặn quân ta từ hai trục đường Lai Châu - Điện Biên Phủ và Tuần Giáo - Điện Biên Phủ tiến vào cánh đồng Mường Thanh. .

Các đơn vị đều mong mỏi được đánh trận mở màn. Cả 308 và 316 đã trải qua những trận truy kích đường dài hàng trăm kilômét, lực lượng ít nhiều bị tiêu hao. 312 tuy phải tham gia kéo pháo, làm đường và xây dựng trận địa khá mệt nhọc, nhưng lực lượng còn nguyên vẹn, được Bộ chỉ huy Mặt trận chọn làm đơn vị chủ công mở màn chiến dịch.

Các đơn vị được bố trí như sau: Đại đoàn 312 (thiếu trung đoàn 165 tiến công tiêu diệt trung tâm đế kháng Him lam. Trung đoàn 165 (312) và trung đoàn 88 (308) tiêu diệt trung tâm đề kháng Đồi Độc I.ập. Trung đoàn 36 (308) tiêu diệt trung tâm đề kháng Bản Kéo. Trung đoàn 57 (304) kiềm chế pháo binh địch ở Hồng Cúm.

Đại đoàn công pháo 351 tập trung toàn bộ hỏa lực pháo binh trực tiếp yểm hộ cho bộ binh tiến công, kiềm chế pháo binh địch, tập kích vào cơ quan chỉ huy ở Mường Thanh, sân bay và các kho tàng.

Lúc đầu, ta chủ trương đánh cả Him Lam và đồi Độc lập trong một đêm, sau đó sẽ tiêu diệt nốt trung tâm còn lại là Bản Kéo. Đánh cả hai nơi có lợi là phân tán được hỏa lực chi viện của tập đoàn cứ điểm. Nhưng khi tính toán cụ thể, thấy không đủ sơn pháo 75 ly đi cùng một lúc với hai đơn vị xung kích, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định đánh Him Lam trước, ngay sau đó khuyển pháo sang cho đơn vị đánh đồi Độc lập vào đêm hôm sau.

Trung tâm đề kháng Him Lam nằm ở phía đông bắc, trên con đường 41 từ Tuần Giáo vào, có nhiệm vụ bảo vệ tập đoàn cứ điểm từ xa. Địch coi đây sẽ là hướng tiến công chính của bộ đội ta. Do tính chất quan trọng của vị trí, chúng đã bố trí tại Him Lam một tiểu đoàn 750 người thuộc bán lữ đoàn lê dương 13. Lá cờ của bán lữ đoàn mang dòng chữ Bir Hakeim quang vinh, nơi nó đã bị quân đội phát xít Đức bao vây khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ cho tập đoàn quân 8 của Anh rút lui tại Li bi, trước cuộc truy đuổi của tướng Đức Rommel. Quân Đức nhiều lần kêu gọi nó đầu hàng. Nhưng sau khi tập đoàn quân 8 đi thoát, nó vẫn tìm được cách phá vỡ vòng vây trở về tiếp tục chiến đấu.

Trung tâm Him Lam gồm ba cứ điểm có công sự tương đối vững chắc; một lưới lửa mạnh bố trì rất cẩn mật, vừa yểm hộ lẫn cho nhau, vừa ngăn chặn mọi con đường ta có _ thể tiến vào; một hệ thống công sự phụ gồm dây thép, vật chưởng ngại và bãi mìn, có nơi rộng đến hơn 100 mét. Lực lượng bảo vệ căn cứ được trang bị súng có kính ngám điện tử phát hiện mục tiêu ban đêm. Him Lam được trọng pháo 105 và 155 ở Mường Thanh và Hồng Cúm yểm hộ theo một kế hoạch hỏa lực dày đặc. Đoạn đường 41 nối liền Him Lam với khu trung tâm đã mở rộng bảo đảm cho mọi phương tiện cơ giới hoạt động. Lực lượng dự bị với xe tăng, pháo binh và không quân chi viện, sẵn sàng tiến hành phản kích trong trường hợp Him Lam bị tiến công. Tất cả những người tới thăm vị trí đểu khen công trình phòng ngự được bố trí hoàn hảo. Hai ngày trước khi diễn ra trận đánh, đồng chí Sơn Hà, trưởng ban quân báo của đại đoàn 312 tổ chức một trận đột kích táo bạo vào trung đội địch cảnh giới ở Him Lam, bất về một viên trung úy người Đức bị thương nặng. Sau khi được ta tận tình cứu chữa, viên trưng úy đả cho ta biết về hệ thống hỏa lực ở Bêatơrixơ, đặc biệt là cứ điểm 1, nơi đại đội 9 của y đóng quân. Y thành thật khuyên ta "không nên đánh vào Bêatơrixđ , vì đây là trung tâm đề kháng mạnh nhất của tập đoàn cứ điểm.

Nhược điểm của Him Lam là một vị trí đột xuất, nằm cách phân khu trung tâm 2,5 kilômét. Khoảng cách này cho phép ta tập trung sức mạnh cần thiết, cô lập nó trong một thời gian nhất định để tiêu diệt. Nếu trận đánh kết thúc trong đêm, khả năng tăng viện của quân địch có thể loại trừ.

Để bảo đảm nguyên tắc "trận đầu phải thắng", tham mưu đã bố trí một lực lượng mạnh hơn quân địch gấp 3 lần, nếu kể cả lực lượng dự phòng, gấp 5 lần, có kế hoạch phòng pháo, phòng không, phòng địch phản kích, dự kiến các tình huống cơ bản và cách xử lý trong quá trình diễn biến chiến đấu. Cônhi tác kiểm tra được thực hiện tỉ mỉ. .

Hỏa lực pháo của ta nhìn chung không mạnh hơn địch, nhưng nếu tập trung vào một số mục tiêu nhất định, cũng đủ mang lại sự bất ngờ. Hơn thế, trừ pháo cao xạ, tất cả pháo nặng đều được bố trí phân tán trong những căn hầm kiên cố, trên thế cao. Pháo của ta nằm trên sườn núi đối diện với Mường Thanh nhưng ngụy trang kín đáo, lại có những trận địa giả đánh lạc hướng quân địch, nên chúng rất khó phản pháo hoặc dùng máy bay oanh tạc hiệu quả. Và các khẩu pháo của ta tuy bố trí phân tán, nhưng khi tác chiến vẫn ban tập trung được vào những mục tiêu chỉ định.

Với cách đánh đã lựa chọn, ta có thể tập trung sức mạnh vào những vị trí quyết định trong những thời điểm quyết định, điều mà mọi người chỉ huy quân sự đều mơ ước, cũng là điều Đờ Cát không thể làm được ngay từ khi còn toàn bộ binh lực trong tay. Đó chính là điều kiện tất thắng của ta. Những đường chiến hào sẽ giúp cho bộ đội tiếp cận đồn địch, bớt bị tiêu hao khi không còn giữ được thế bất ngờ. Nhưng riêng ở Him Lam, ta không thể đẩy đường hào vào giáp tất cả các cứ điểm vì hướng chủ yếu bị dòng sông Nậm Rộm nằm cat ngang.

Lực lượng trực tiếp tiến công Him Lam là ba tiểu đoàn. Trung đoàn 141 sử dụng một tiểu đoàn đánh cứ điểm số 1, một tiểu đoàn đánh cứ điểm số 2, một tiểu đoàn làm dự bị. Trung đoàn 209 sử dụng một tiểu đoàn tiêu diệt cứ điểm số 3, một tiểu đoàn làm nhiệm vụ dự bị, một tiểu đoàn chặn quân địch phản kích trên đường 41.

Khi xem bản sơ đồ Him Lam, tôi liên tưởng tới Đồn Pheo trong chiến dịch Hòa Bình. Lịch sử đang lặp lại. Đồn Pheo cũng do một tiểu đoàn của bán lữ đoàn lê dương 13 chiếm đóng, và cũng gồm ba quả đồi có địa hình tương tự. Mười lăm tháng trước, trung đoàn 102 không hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt Pheo. Thất bại này trở thành cái hận cho đơn vị công kiên rất giỏi của 308. Sau trận đánh, ta đã tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Không phải do địch quá mạnh, mà do 102 rất chủ quan khi nhận nhiệm vụ. Nhưng lần này có nhiều điểm mới cần chú ý. So với Pheo, Him Lam mạnh hơn mọi mặt, về cấu trúc, về hỏa lực, lại là một bộ phận nằm trong hệ thống tập đoàn cứ điểm mà kẻ địch phải bảo vệ bằng mọi giá. Ngay trong trận mở màn chiến dịch, 312 đã gặp bán lữ đoàn lê đương 13 !

Tôi đã nhắc anh Lê Trọng Tấn phải tiến hành công tác chuẩn bị hết sức chu đáo vì kẻ địch đã có nhiều tháng trời củng cố, chuẩn bị đón đợi cuộc tiến công của ta.

ĐÊM 11 tháng 3, bộ đội 312 tiến hành đào trận địa xuất phát xung phong. Các chiến hào trước đó vẫn nằm ẩn mình dưới tán cây rừng, những chỗ trống đều được ngụy trang cẩn thận, nay đổ xuống cánh đồng đâm thẳng vào cứ điểm địch. Lúc này địch mới biết trận đánh nhâm vào Him Lam sắp bắt đầu. Suốt ngày 12, địch cho máy bay, đại bác bản phá các cửa rừng, nơi chúng nghi ngờ có quân ta, .và đưa bộ binh, xe ủi đất ra san lấp trận địa chiến hào ta vừa đào.

Cônhi đã có mặt kịp thời ở Điện Biên Phủ. Cônhi bàn với Đờ Cát cách sử dụng lực lượng phản kích khi bị tiến công, rồi tới Him Lam kiểm tra lại công trình phòng ngự và động viên binh lính. Khi chiến đakôta nổ máy, Cônhi ngồi trong máy bay giơ tay vẫy chào Đờ Cát thì những trái đạn lao xuống đường băng. Một chiếc Moranc bùng cháy, một chiến khác gãy cánh. Trong lúc mọi người nằm rạp trên mặt đất, viên phi công mở hết ga thoát khỏi đường băng. Cônhi chưa biết mình đang vĩnh biệt con nhím Điện Biên Phủ, vì từ ngày sau đó mỗi lần xuống sân bay Mường Thanh là một lần đùa giỡn với tử thần.

Những chiếc máy bay trực chiến vội cất cánh bắn vu vơ vì không biết những trái đạn bỗng lại từ đâu xuất hiện. Theo Giuyn Roa, những chuyên gia chụp ảnh bằng máy bay trinh sát giỏi nhất ở Triều Tiên đã được đưa sang Đông Dương. Họ khuyên người Pháp nên chụp cùng lúc cả hai loại phim màu và đen trắng, hoặc dùng tia hồng ngoại. Những chiếc Bearcat đã liều chết bay là các mỏm núi để làm việc này. Nhưng cho tới ngày 18 tháng 2, vẫn chưa phát hiện được một trận địa pháo nào dưới tán cây rừng.

Đêm 12, đại đoàn 312 tiếp tục đào trận địa xuất phát xung phong.

Sáng 13 tháng 3 năm 1954, tôi đến cơ quan tác chiến sớm hơn thường lệ. Các phòng trong đường hầm đều sáng ánh đèn. Trong những Ô nhỏ khoét vào vách hầm, cán bộ trợ lý tác chiến đã ngồi bên máy điện thoại bắt thẳng tới từng đại đoàn và pháo binh. Trên mặt mọi người lộ vẻ trang nghiêm, sẵn sàng đi vào trận đánh.

Các đồng chí trong Đảng ủy, Bộ chỉ huy chiến dịch, cục trưởng Tác chiến cũng đã có mặt ở phòng họp nằm ở nơi gặp nhau giữa ba nhánh đường hầm. Mở đầu buổi giao loan, cục trưởng Tác chiến Trần Văn Quang báo tin ngày 12 tháng 3, Nava đã cho quân đổ bộ lên bờ biển Quy Nhơn, tiếp tục thực hiện đợt hai chiến dịch átlăng.

Quyết định này hẳn có được tính toán. Mùa khô 1953-1954 sắp kết thúc, Nava thấy mình đã lỡ nhiều nước cờ. Cuộc hành binh Hải ly không bảo vệ được Lai Châu và Thượng Lào. Lực lượng cơ động mạnh chưa từng cú tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ đã bị phân tán trên khắp ác chiến trường. Nava bắt đầu hoài nghi sức mạnh của con nhím Điện Biên Phủ từ khi có những tin tức đáng tin cậy: Việt Minh mới nhận được pháo cao xạ 37 milimét, có thể cả trọng pháo và những dụng cụ chiến tranh cơ giới hóa". ông ta chỉ còn mong cuộc tiến công sẽ không nổ ra. Kể cả trong trường hợp may mắn đó mùa khô này, Nava cũng đã bị thua thiệt quá nhiều! Chưa có tổng chỉ huy nào của quân viễn chinh Pháp nuôi nhiều tham vọng như Nava. Và cũng chưa một ai ngay từ bước khởi đầu đã nhanh chóng lâm vào thế bế tắc đến như vậy. Nava buộc phải làm gì để cứu vãn tình hình trước khi nó trở nên xấu hơn. Nếu chiếm được ba tỉnh tự do miền Trung, Nava sẽ làm được một việc mà tất cả những người tiền nhiệm chưa dám nghĩ tới. Nava sẽ có vật đối trọng ngay cả khi quân Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ. Đợt hai chiến dịch Atlăng chính là cái có thể đem lại cho Nava cơ may cuối cùng.

Như một con bạc khát nước, Nava dồn tất cả vốn liếng còn lại vào canh bạc átlăng ! Tôi vui vẻ nói:

- Đây là một tin mừng. Chủng ta nhất định sẽ thắng lớn !

Anh Lê Liêm xuống 312 dự cuộc họp đảng ủy đại đoàn trước trận đánh mới trở về, nói tinh thần bộ đội rất. tốt, từng tổ ba người, từng chiến sĩ đều viết quyết tâm thư hứa kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Bộ tư lệnh đại đoàn. đã chia nhau xuống các đơn vị. Đại đoàn trưởng xuống trung đoàn 209, chính ủy xuống trung đoàn 141, đại đoàn phó đi cùng trung đoàn 165, đơn vị sẽ phối thuộc với 308 đánh đồi độc lập:

Anh Đặng Kim Giang nói đạn và gạo trong các kho đã đủ cho đợt 1.

Anh Hoàng Văn Thái cho biết tình hình địch trong ngày 12 chưa có gì thay đổi, và đêm qua 312 đã lợi dụng sương mù đào lại trận địa xuất phát xung phong.

Mọi công việc chuẩn bị cho trận đánh chiều nay đã hoàn tất. Tôi trở về hầm chỉ huy.

Ngày 13 tháng 3 năm 1954 đối với tôi là một ngày rất dài. Trước mặt tôi là tấm bản đồ Điện Biên Phủ trải rộng. Bên cạnh, có bản yếu đồ hỏa lực pháo ghi số lượng đạn đại bác được phê chuẩn cho trận đánh mở màn: 2.000 viên ! ......Trước giờ nổ súng còn hai mối lo: Trung đoàn 141, làm nhiệm vụ ở hướng chủ yếu có vượt qua sông Nậm Rốm an toàn không! Cuộn chiến đấu sẽ tiếp diễn trong tung thâm ra sao giữa bộ đội ta và những tên lính trong bán lữ đoàn lê đương 13 ?... Tôi gọi điện thoại cho trung đoàn trưởng trung đoàn lựu pháo 45, hỏi:

- Pháo binh đã đo đạc, tính toán kỹ, có thể ban nhanh, bắn mạnh, bắn chính xác ngay từ những loạt đạn đầu không ? .- Báo cáo, được ạ.

Nhưng sau đó, trung đoàn trưởng pháo binh lại nói tiếp:

- Thưa đồng chí, pháo binh ta chưa có điều kiện chuẩn bị bắn theo phương pháp tinh mật, nhưng số liệu đo đạc nhiều lần, bảo đảm độ chính xác cao. Chúng tôi đã chuẩn bị đạn rất cẩn thận. Mỗi đại đội chỉ cần bân một viên, quan sát kết quả, hiệu chỉnh, rồi chuyển sang bắn hiệu lực ngay !

- Tốt ! Đồng ý cho mỗi đại đội bắn thử 2 viên trước giờ G, bảo đảm thời gian chỉnh pháo. - Tôi nói tiếp.

Máy bay địch lại lồng lộn trút bom xuống các cửa rừng. Những đường hào nhâm vào các cứ điểm xuất hiện lần thứ hai khẳng định trận đánh Him Lam sắp bắt đầu.

* 8 giờ sáng, 2 máy bay đakôta vừa hạ cánh xuống sân bay bị trúng ngay đạn sơn pháo của ta, bốc cháy.

* 10 giờ 30, súng cối 120 ly bát đầu bắn thử. Một chiếc đakôta thứ ba nằm trên sân bay bị gãy đôi.

Ngay sau đó, cảc đài quan sát của pháo binh và 312 dồn dập báo cáo: bộ binh và 2 xe tăng từ Mường Thanh tiến ra, đánh vào trận địa xuất phát xung phong của ta.

Địch vẫn lặp lại công việc đã làm hôm trước. Cùng lúe, tư lệnh pháo binh và tư lệnh 312 đề nghị Bộ chỉ huy Mặt trận cho một bộ phận lựu pháo 105 bắn chặn quân địch, bảo vệ đường hào xuất phát xung phong.

Nếu để địch chiếm trận địa xuất phát xung phong, dùng xe ủi đất. lấp hết những cường hào, chiều nay bộ đội đánh vào Him Lam sẽ gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận. Ta định giữ bí mật hỏa lực 105 đến gần giờ nổ súng vào buổi chiều, nhưng trong tình hình này cần cho anh cm phát hỏa sớm. Tôi ra lệnh kết hợp với hiệu chỉnh pháo 105, bắn 20 phát vào Him Lam.

Đại đoàn 351 báo cáo: trừ 2 phát đầu không trúng mục tiêu, 18 phát sau đều rơi vào Him Lam, phá vỡ nhiều công sự, khói pháo đang trùm lên đồn địch. Bọn địch từ Mường Thanh ra tháo chạy còn nhanh hơn cả xe tăng.

Lát sau, anh Lê Trọng Tấn báo cáo, trên đồn Him Lam có những tên lính từ trong công sự bò ra quan sát những điểm nổ của pháo ta, phắc chúng đã biết đó là pháo 105: Tôi nói:

- Địch sớm mất tinh thần, bộ đội tiến công chiều nay càng thuận lợi ! Trận địa Him Lam trở lại im ắng.

Riêng máy bay địch tiếp tục lượn vòng trên bầu trời, thỉnh thoảng lao xuống bản vào rừng cây. Tiếng rú rít của máy bay như nói lên sự hốt hoảng của địch trước một tai họa đang tiến đến gần mà chúng không có cách nào ngăn lại.

Trưa nay, đồng khí Kiểm, anh nuôi của cơ quan tác chiến, đã chuẩn bị cho mỗi người một xuất cơm để ăn ngay tại hầm. Tôi cảm thấy thời gian đi quá chậm.

* 15 giờ, các đơn vị của 312 bắt đầu tiến ra trận địa xuất phát xung phong.

Mũi tiến quân của 209 ở hướng phụ, do trung đoàn trưởng Hoàng Cầm và chính ủy Trần Quân Lập chỉ huy, có đường hào ngụy trang kín đáo không gặp trở ngại. 16 giờ 30, tiểu đoàn 130 đã áp sát cứ điểm số 3.

Ở hướng chủ yếu, hai tiểu đoàn 428 và 11 của trung đoàn 141, do trung đoàn trưởng Quang Tuyến và chính ủy Mạc Ninh chỉ huy, phải vượt qua sông Nậm Rộm và đoạn đường trống trải từ bờ sông đến đồn địch bị pháo bân chặn, một số chiến sĩ thương vong.

Hai chiếc cầu ngầm công binh bắn qua sông đã bị đại bác bắn hỏng. Ở những bến vượt, mặc pháo địch, cán bộ đại đội vẫn đứng bên bờ sông động viên bộ đội nhanh chóng lội qua. Đại đội trợ chiến của tiểu đoàn 428 bị pháo địch trùm lên đội hình. Đại đội trưởng, đại đội phó hy sinh, một khẩu ĐKZ bị hỏng. Toàn đại đội vẫn kiên quyết tiến vào chiếm lĩnh trận địa. Tiểu đoàn 428 có mặt tại vị trí xuất phát xung phong cứ điểm số 2 đúng thời gian.

Trời đã hoàng hôn. Chiếc máy bay xuất kích cuối cùng trong ngày từ Hà Nội đã quay về. Các đài quan sát báo cáo sương mù xuống mỗi lúc một nhiều. Đơn vị tiến công đề nghị cho nổ súng sớm hơn giờ quy định.

Tôi gọi điện thoại cho Bộ tư lệnh Pháo binh:

- Pháo binh đã sẵn sàng chưa ! ..

Quyền tư lệnh Đào Văn Trường trả lời :

- Báo cáo, tất cả đều sẵn sàng, chỉ còn chờ lệnh Bộ chỉ huy. - Bộ chi huy Mặt trận đồng ý với đề nghị của bộ binh cho nổ súng sớm. Tôi hạ lệnh trận mở màn chiến dịch lịch sử bắt đầu. Pháo binh bắn trúng, bắn thật mạnh, cấp tập !

Cùng lúc toàn bộ lực lượng pháo binh của ta, 40 khẩu pháo cỡ từ 75 đến 120 milimét, đồng loạt nhả đạn.

Lúc đó là 17 giờ 05 phút.

Hạ sĩ Kubiắc (Kubiak) sống sót trong trận Him Lam đã kể lại về trận pháo hỏa mở màn chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954 như sau: vào lúc đó, dập một cái, ngày tận thế đã đến... Béatricc bay đi, tan thành bụi. Quanh tôi đất đá tung lên, những người lính lê dương gục xuống, bị thương và chết nằm la liệt. Tất cả đều kinh ngạc và tự hỏi không biết Việt Minh lấy ở đâu ra nhiều pháo đến thế, có thể bắn mạnh đến thế. Đạn đại bác trút xuống không ngừng như một trận mưa đá bất thần buổi chiều thu. LÔ cốt, đường hào nối tiếp nhau đè bẹp, chôn vùi người và vũ khí". Một viên đạn pháo rơi trúng sở chỉ huy Him Lam tiêu diệt viên tiểu đoàn trưởng Pê gô (Pégaux) cùng với ba sĩ quan khách và cả chiếc điện đài. Him Lam mất liên lạc với Mường Thanh ngay từ giờ đầu trận đánh.

Không riêng trung tâm đề kháng Him Lam, cả khu trung tâm cũng rưng lên dưới đợt oanh kích. Bảy chiếc máy bay chiến đấu nằm trên sân bay Mường Thanh thấy tình hình nguy hiểm vội vàng nổ máy định tháo chạy. Một chiếc vừa rỏi mặt đất thì một luồng lửa phía đầu đường băng phụt lên. Cao xạ ta xuất hiện lần đầu. Sáu chiếc khác không dám cất cánh tiếp, lần lượt trúng đạn đại bác. Một kho, xăng bốc cháy. Các trận địa pháo ở Mường Thanh tê liệt. 12 khẩu trọng pháo và súng cối bị đánh hỏng. Đường dây điện thoại tù khu trung tâm tới các cứ điểm đều bị cắt đứt. Nhiều hầm, hào, công sự sụp đổ.

* 17 giờ 30, Lănggơle, chỉ huy các đơn vị phản kích, đang ngồi với tám người khác trong hầm thì một viên đại bác xuyên qua nóc. Căn hầm đổ rụi. Tất cả không hiểu vì sao thoát chết. Giữa lúc đó, lại nghe tiếng đạn rít. Quả pháo thứ hai vẫn theo đường cũ đi sạt qua vai trung úy Roa (Roy) chui vào lòng đất nhưng không nổ.

Cả bọn đều hú vía. Không phải những người khác cũng gặp may như ở đày. Tiếng chuông điện thoại réo. Lănggơle cầm máy. Đầu dây là tiếng Đờ Cát:

- Đại tá Gô sê (Gaucher) vừa chết trong hầm cùng với cả bộ tham mưu, trừ Va đô (Vadot). Cậu thay thế ngay, làm chỉ huy phó phân khu trung tâm. Va đô sẽ thông báo tình hình. Bàn giao lực lượng phản kích cho Pagít (Séguin Pazzis).

Nếu sự bất ngờ chung của tập đoàn cứ điểm là mật độ dày chưa từng có trong chiến tranh Đông Dương của đạn đại bác, rơi rất trúng mục tiêu, thì bất ngờ lớn nhất đối với Pirốt, phó chỉ huy tập đoàn cứ điểm, chỉ huy pháo binh, lại ở chỗ không phát hiện được bất cứ vị trí nào của những khẩu pháo đang nhả đạn !

Trong khi pháo ta ban cấp tập, quân địch chưa kịp phản ứng, ở cứ điểm số 3, các chiến sĩ sơn pháo đi cùng bộ binh đặt pháo ngay trước cứ điểm, bắn trực tiếp vào các lô cốt, ụ súng đã được đánh số, cùng với đơn vị trợ chiến chi viện cho bộ binh xông lên đặt những ống thuốc nổ mở cửa đột phá. Chỉ sau 40 phút, trung đội bộc phá đã dọn sạch một con đường xuyên qua trên một trăm mét rào dây kẽm gai và bãi mìn. Chiến sĩ thi đua Trần Can cầm lá cờ Quyết chiến Quyết thắng đỏ thắm cùng với tiểu đội mũi nhọn vượt qua cửa mở, dẫn đầu đại đội 366 xông lên đồn địch. Khi quân địch bắt đầu bắn cản thì một trung đội xung kích đã lọt vào cứ điểm, chia thành hai mũi đánh tỏa ra hai bên. Tiểu đội trưởng Trần Can cùng với tiểu đội lao thẳng tới sở chỉ huy đại đội của địch trên đỉnh đồi. Quân địch dựa vào lô cốt chống trả quyết liệt. Tiểu đội bí mật áp sát, giật một khối bộc phá 10 kilôgam tiêu diệt lô cốt cùng với viên quan ba chỉ huy. Lá cờ thuyết chiến Quyết thắng" tung bay trên cứ điểm số 3. Chỉ sau một giờ chiến đấu, tiểu đoàn 130 đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt gọn đại đội lê dương số 11.

Đại đội chủ công của tiểu đoản 428 tiến đánh cứ điểm số 2, vừa mở xong hàng rào cuối cùng thì vấp phải một luồng đạn từ lô cốt tiền duyên không ngừng tuôn ra cửa mở. Đại đội dùng hỏa lực bân thẳng của bản thân đơn vị kiềm chế hỏa lực địch, mở đường cho xung kích. Nhưng mãi vẫn không dập tắt được hỏa điểm. Tiểu đội trưởng Phan Đình Giọt mau lẹ trườn lên dưới làn đạn của địch, dùng tiểu liên bân và ném lựu đạn về phía lô cốt Khi anh tới gần lô cốt thì đạn và lựu đạn đã hết. Anh lao mình vào lỗ châu mai làm ngừng tiếng súng trong giây lát, tạo thời cơ cho bộ đội xung phong. Hành động anh hùng của Phan Đình Giọt đã cổ vũ toàn thể đồng đội. Các chiến sĩ dùng lựu đạn, lưỡi lê đánh giáp lá cà nhanh chóng tiêu diệt quân địch trong cứ điểm. Một số tên ngoan cố bám giữ một mỏm đột xuất ở phía tây bắc, dai dẳng chống cự. Quân ta liên tiếp đột phá, xung phong tiêu diệt nốt những tên cuối cùng. 22 giờ 30, tiểu đoàn 428 đánh chiếm xong toàn bộ cứ điểm số 2.

Tại cứ điểm số 1, tiểu đoàn 11 phải vượt qua nhiều hàng rào đại bác của địch, lực lượng bị tiêu hao, vào chiếm lĩnh trận địa xuất phát xung phong chậm. Lúc này pháo địch ở Mường Thanh đã hoàn hồn, bất đầu đổ đạn bắn chặn mong làm ngừng cuộc tiến công vào cứ điểm chủ yếu vẫn còn nằm trong tay chúng. Hỏa lực trong đồn tuôn về phía bộ đội ta mở cửa đột phá. Trung đội bộc phá của đại đội 243 mở đượm bảy hàng rào thì gặp hai hỏa điểm bắn chéo cánh sẻ, các chiến sĩ lên người nào thương vong người đó. Tiểu đoàn trưởng quyết định sử dụng trung đội bộc phá dự bị và điều một súng ĐKZ lên yểm hộ bắn sập lô cốt tiền duyên. Nhưng hỏa lực trong cứ điểm không biết từ chỗ nào vẫn tiếp tục tuôn ra chặn đứng ác chiến sĩ xung kích trước hàng rào cuối cùng. Cuộc chiến trước cửa mở diễn ra quyết liệt suốt 4 giờ liền.

Địch trong đồn dồn sức đối phó hy vọng cầm cự kéo dài tới khi có lực lượng phản kích từ Mường Thanh tới cứu nguy. Tư lệnh đại đoàn ra lệnh cho các đơn vị đã chiếm đượm các cứ điểm số 2 và a, đánh sang phối hợp với tiểu đoàn 11 tiêu diệt cứ điểm số 1. Cả hai đơn vị đều không tìm ra đường giữa bãi mìn và đây thép gai dày đặc.

Trong đêm, Pirốt (Piroth) đã giội 6.000 viên đại bác xuống chung quanh Him Lam.

Thấy trận đánh có chiều hướng kéo dài, tôi gọi điện cho anh Lê Trọng Tấn nhắc gắng kết thúc trận đánh trước khi trời sáng. Những trận công kiên kéo dài thường đưa bên tiến công vào thế bất lợi. Anh Tấn cho biết tiểu đoàn 11 vẫn báo cáo quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, nhưng trung đoàn 141 đã ra lệnh cho tiểu đoàn dự bị vào trận.

Giữa lúc đó, tại cửa mở của tiểu đoàn 11, đại đội phó Hiệu bò lên quan sát, phát hiện hai hỏa điểm ngầm trong cứ điểm. Anh quay xuống dẫn lên bốn tổ đại liên đồng loạt tuôn đạn về phía hỏa điểm địch tạo điều kiện cho các chiến sĩ bộc phá mở nốt hàng rào cuối cùng. Tiểu đội trưởng Trần Oanh dẫn đầu mũi nhọn lao lên như một cơn lốc. Họ bị chặn lại trước ba chiếc lô cốt. Trần Oanh phân công năm chiến sĩ đánh các lô cốt nhỏ, riêng anh phụ trách chiếc lô cốt lớn. Oanh bí mật bò tới gần lỗ châu mai, ném vào trong một trái thủ pháo. LÔ cốt mẹ bị tiêu diệt. Oanh phất cờ Quyết chiến Quyết thắng vẫy toàn đơn vị đánh vào tung thâm.

Trước sức tiến công quyết liệt của các chiến sĩ ta, một số quân địch sững sót ở Him Lam bỏ đồn, chạy vào rưng tìm đường về Mường Thanh.

* 23 giờ 30 đêm ngày 13 tháng 3, đồng khí Lê Trọng Tấn báo cáo Bộ chỉ huy chiến dịch: Đại đoàn 312 đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt trung tâm đề kháng Chiến Lam, diệt 300 tên, bắt 200 tên, thu toàn bộ vũ khí, trang bị. .

Anh Tấn đề nghị nên có "một cử chỉ nhân đạo", cho phép quân địch ở Mường Thanh đượm ra lấy xác và thương binh.

Tôi nhận thấy đây là một ý kiến hay. Những thương binh này sẽ tác động mạnh tới tinh thần binh lính địch sau trận thảm bại.

- Có thể được. Thông báo với địch bằng cách nào!

- Đề nghị cho một viên sĩ quan bị thương quay về Mường Thanh, thông báo điều này với Đờ Cát. Chúng có thể đưa xe hồng thập tự từ Mường Thanh ra nhận thương binh.

- Đồng ý. Việc này do đơn vị phụ trách.

Viên hạ sĩ Kubiắc cùng với những tên lính bỏ chạy khỏi cứ điểm số 1 đã ẩn nấp suốt đêm trong rừng đợi trời sáng mới tìm đường về Mường Thanh. Chúng lo xuất hiện ban đêm trước hàng rào chân sẽ bị bắn hạ bằng những loạt đạn súng máy trước khi đồng đội nhận ra. Tới đường 41, chúng rơi ngay vào giữa đám linh dù của binh đoàn không vận số 2 đang chuẩn bị đi phản kích. Chúng chỉ được giúi vào tay mỗi người một khẩu súng, một bao đạn và một túi lựu đạn để quay lại Bêatotixơ.

* 7 giờ 30 ngày 14 tháng-3 năm 1954, lực lượng phản kích có chiến xa yểm trợ vừa tiến được một đoạn ngân trên đường 41 thì bị đẩy lui vì hỏa lực dữ dội của trung liên và đại liên. Rõ ràng phía trước có cả một trận địa đang chờ. Trong khi quân Pháp tập hợp lại để chuẩn bị một cuộc tiến công thì một sĩ quan lê dương cuốn băng đầy người, từ phía đối phương tập tễnh đi về phía chúng. Đó là trung úy Tuyếcpanh (Turpin) của đại đội 11. Y cầm trong tay lá thư của bộ chỉ huy đại đoàn 312 cho phép quân Pháp ra thu lượm xác chết và binh lính bị thương tại Him Lam từ 8 giờ đến 12 giờ trưa. Đờ Cát báo cáo với Hà Nội. Cônhi điện hỏi ý kiến của tổng hành dinh ở Sài Gòn, rồi trả lời chấp thuận.

* 9 giờ, một chiếc xe jeep cắm cờ trắng có dấu chữ thập đỏ cùng với một xe vận tải và một xe cứu thương từ Mường Thanh chạy ra Him Lam. Viên đại úy bác sĩ Lơ đamani (Lc Damany) xuống xe, xin phép cán bộ ta thu lượm thương binh. Cùng đi với viên đại úy có hai cha tuyên úy, và 12 lính lê dương, trong đó có viên hạ sĩ Kubiắc. Đôi mắt những người mới tới lộ vẻ kinh hoàng. Pháo đài thép Him Lam chỉ còn là một đống đổ nát, lô cốt, ụ súng, đường hào đều bị phá vỡ, sặc mùi thuốc súng. 750 người của tiểu đoàn 3 bán lữ đoàn lê dương 13 chỉ còn là hàng trăm xác chết nằm la. liệt khớp nơi. Họ thu lượm được 14 thương binh. Một người chết ngay trong tay cha tuyên úy.

Cuộc phản kích giành lại Him Lam sau đó không diễn ra còn có một lý do khác. Đờ Cát cho rằng không nên dùng lực lượng phản kích ít ỏi để giành lại một vị trí đã mất, mà phải dùng nó để bảo vệ những vị trí còn đang nằm trong tay quân Pháp có thể mất tiếp trong đêm nay. Đó chính là Gabơrien. Cônhi cũng đồng ý.

Trận đánh mở màn đã thành công ngoài sự mong đợi Nếu một trung tâm đề kháng như Him Lam không đứng vững trước cuộc tiến công với lực lượng trung đoàn của ta, thì tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ quyết không phải là một pháo đài không thể công phá !

SÁU chiếc máy bay ném bom - khu trục Bearcat bị trúng đạn pháo của ta nằm bất động trên sân bay từ chiều hôm trước. l4 giờ ngày 14, bất thần có ba chiếc Bearcat nối đuôi nhau rời khỏi đường băng. Nhìn lại trên sân vẫn còn đủ sáu chiếc. Chúng ta không biết bọn thợ máy đã cố tìm mọi cách làm cho những chiếc đang nằm sửa chữa trong xưởng có thể cất cánh. Để xổng mất ba chiếc máy bay, pháo ta một lần nữa trút đạn vào những chiếc còn nằm trên sân bay bắt chúng ở lại đây vĩnh viễn. Thêm một chiếc máy bay Moranc cuối cùng bốc cháy. Lực lượng không quân tại chỗ của Điện Biên Phủ đã hoàn toàn bị tiêu diệt.

* 14 giờ 45, Cônhi đáp ứng yêu cầu của Đờ Cát là tăng cường ngay cho Điện Biên Phủ một tiểu đoàn dù để duy trì số lượng của tập đoàn cứ điểm như trước khi nổ ra trận đánh: 12 tiểu đoàn bộ binh. Những chiến đakôta liều lĩnh vượt qua -lưới lửa cao xạ, bay thấp thu ngắn thời gian tiếp đất của những chiếc dù, ném xuống tiểu đoàn dù ngụy số 5 do đại úy Bôtenla (Botella) chỉ huy.

Tiểu đoàn này tới Mường Thanh lần thứ hai. Những bãi thả dù cũ đã bị pháo và súng cối của ta khống chế. Những chiếc dù rơi tản mác khớp nơi. Nhiều lính dù chết hoặc bị thương trước khi tiếp đất. 20 giờ, những đơn vị của tiểu đoàn mới tập hợp được với nhau hai bên bờ sông Nậm Rốm.

Phân khu bắc gồm hai trung tâm đề kháng Gabơrien và Annơ Mari do Tơrăngca, viên trung tá đã phụ trách vùng tự trị Tây Bắc" ở Lai Châu, chỉ huy.

Trước ngày nổ súng, Đờ Cát mở cuộc thi xem trung tâm đề kháng nào của tập đoàn cứ điểm có tổ chức trận địa vững chân và hoàn thiện nhất về mặt chiến thuật. Gabơlien, do tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn bộ binh Angiêri số 7 tổ chức phòng ngự, được ban chấm thi đánh giá cao nhất. Đờ Cát trao cho nó một khoản tiền thưởng đủ tổ chức một buổi ăn mừng. Đây là trung tâm đề kháng duy nhất có hai tuyến phòng ngự hoàn chỉnh buộc đối phương khi tiến công phải đột phá hai lần. Gabơrien ở cách xa phân khu trung tâm 4 kilômét nên được tăng cường bốn khẩu súng cối hạng nặng 120 ly. Những người chỉ huy đã bố trí trận địa pháo khá cẩn mật, tính toán kỹ lưỡng những mục tiêu có thể xuất hiện. Bốn đại đội đồn trú đều có công sự vững chân. Tiểu đoàn 5 Angiêri là một tiểu đoàn đáng tin cậy trong chiến đấu. Trước khi đến Điện Biên Phủ, nó được trang bị lại những vũ khí mới, kể cả súng có kính ngắm điện tử.

Trước ngày nổ súng, Đờ Cát mở cuộc thi xem trung tâm đề kháng nào của tập đoàn cứ điểm có tổ chức trận địa vững chân và hoàn thiện nhất về mặt chiến thuật. Gabơlien, do tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn bộ binh Angiêri số 7 tổ chức phòng ngự, được ban chấm thi đánh giá cao nhất. Đờ Cát trao cho nó một khoản tiền thưởng đủ tổ chức một buổi ăn mừng. Đây là trung tâm đề kháng duy nhất có hai tuyến phòng ngự hoàn chỉnh buộc đối phương khi tiến công phải đột phá hai lần. Gabơrien ở cách xa phân khu trung tâm 4 kilômét nên được tăng cường bốn khẩu súng cối hạng nặng 120 ly. Những người chỉ huy đã bố trí trận địa pháo khá cẩn mật, tính toán kỹ lưỡng những mục tiêu có thể xuất hiện. Bốn đại đội đồn trú đều có công sự vững chân. Tiểu đoàn 5 Angiêri là một tiểu đoàn đáng tin cậy trong chiến đấu. Trước khi đến Điện Biên Phủ, nó được trang bị lại những vũ khí mới, kể cả súng có kính ngắm điện tử.

Gabơlien nằm trên một quả đồi riêng rẽ ở đầu bậc cánh đồng, dài 500 mét, rộng 200 mét, không một bóng cây, dày đặc những trận địa, đường hào, ụ súng. Cơ quan tham mưu chiến dịch đặt tên cho nó là đồi Độc lập Người Pháp gọi nó là "tàu phóng ngư lôi".

Đúng ngày hôm đó, thiếu tá Các (Kah) tới Gabơrien thay thiếu tá Méccơnem (Mecquenen) mãn nhiệm. Hai viên tiểu đoàn trưởng cùng đi thị sát lại vị trí, và thống nhất yêu cầu pháo binh ở Mường Thanh sẽ bắn vào chỗ có của thung lũng ở phía bắc và những đường hào tiếp cận khá sâu Việt Minh đã đào tới chân đồi. Đạn dược dự trừ được bốn ngày. Không quân hứa sẽ cho một máy bay C 47 thả đèn dù suốt đêm. Pirốt cam kết dành cho Gabưrien sự yểm hộ cao nhất của pháo binh. Hai viên chỉ huy vui vẻ chạm cốc hẹn sẽ gặp lại nhau khi trận Điện Biên Phủ kết thúc.

Nhiệm vụ tiến công đồi Độc lập được giao cho trung đoàn trưởng 165 Lê Thùy (312) và trung đoàn trưởng 88 Nam Hà (308) dưới quyền chỉ huy của đại đoàn trưởng 308 Vương Thừa Vũ. Trung đoàn 165 đảm nhiệm mũi chủ yếu đột phá tử hướng đông - nam, đánh dọc theo chiều dài của cứ điểm. Trung đoàn 88 phụ trách mũi thứ yếu, đột phá từ hướng đông - bắc, đồng thời mở m lt mũi vu hồi ở hướng tây, và bố trí lực lượng làm nhiệm vụ chặn viện từ Mường Thanh ra. Cùng lúc, ta sử dụng một phân đội bộ binh và một đại đội trợ chiến của tiểu đoàn 255 trung đoàn 174, tiến hành tích cực nghi binh tại A1. Theo kế hoạch, trận đánh đồi độc lập sẽ bắt đầu vào 16 giờ 45 ngày 14 tháng 3 năm 1954. Đúng giờ G, bộ phận nghi binh nổ súng bắn cháy ba lều vải trên đồi Ai, và xung kích tiến lên mở hàng rào. Pháo 105 của định từ Hồng Cúm và cối 120 ở Mường Thanh nã đạn dồn dập vào trận địa của 255. Nhưng ở đồi Độc lập, do trời mưa, sơn pháo 75 và cối 120 điều từ Him Lam sang, không tới kịp trước giờ nổ súng nên cuộc tiến công chưa bắt đầu. Bộ phận nghi binh được lệnh rút ra. .

* 18 giờ. Chỉ huy trưởng trận đánh Vương Thừa Vũ trao đổi với tư lệnh phó 312 Đàm Quang Trung, quyết định cho pháo binh bắt đầu bắn vào cát cứ điểm địch, phá hoại công sự và uy hiếp tinh thần binh lính. Trong khi đó bộ binh tiếp tục chuẩn bị thật chu đáo, chờ sơn pháo và cối 120 tới mới nổ súng. Những loạt lựu pháo bân khá trúng đích, làm sập nhiều hầm ở khu vực chứa vũ khí nặng, viên trung úy Mô rô (Moreau) chỉ huy đại đội 4 chết trong hầm. Sau mỗi đợt oanh kích của pháo ta, Méecơnem lại yêu cầu pháo binh tứ Mường Thanh bắn chặn các đường hào xuất kích, và động viên binh lính trong đồn sẵn sàng đối phó với những đợt xung phong. Nhưng tới 2 giờ sáng ngày 15, vẫn chưa có đợt xung phong nào. Máy bay thả dù pháo sáng suốt đêm trên vị trí. Quân Pháp cho rằng những đợt tiến công của Việt Minh đã bị đạn, bom nghiền nát.

Các chiến sĩ sơn pháo và cối 120 mò mẫm, khiêng pháo nhích từng bước trong rừng, giữa đêm đen, dưới trời mưa tầm tã. Nửa đêm, họ chỉ còn cách trận địa 700 mét. Bất thần, một loạt bom nổ trên không chụp xuống đội hình. Một số chiến sĩ hy sinh và bị thương. Hầu hết các đòn khiêng pháo đều gãy. Những người còn lại biết bộ binh đang chờ, vẫn quyết tâm đưa pháo tới đích. 2 giờ sáng, các khẩu đội sơn pháo mới đến nơi.

* 3 giờ 30 phút ngày 15, chỉ huy trưởng trận đánh hạ lệnh tiến công. Sau một thời gian im lặng, cả lựu pháo và sơn pháo lúc này lại lên tiếng. Quân địch không hiểu đây là một đợt tiến công hay vẫn là sự "khiêu khích" của Việt Minh nhằn tiêu hao đạn đại bác của chúng !

Trên hướng chủ yếu, trung đoàn 165 đột phá thuận lợi Các chiến sĩ tiểu đoàn 115 tiến lên mở cửa giữa lúc pháo của ta bắn trúng bãi mìn. Những trái mìn sáng của địch làm cho cửa mở sáng rực như ban ngày. Chỉ sau 40 phút, các chiến sĩ bộc phá đã hoàn thành nhiệm vụ.

* 3 giờ 55 phút, pháo binh được lệnh ngừng bắn, vì cuộc chiến đấu đã diễn ra bên trong cứ điểm. Xung kích ào ạt tiến vào tung thâm. Tiểu đội mũi nhọn do các đồng chí Trần Ngọc Doãn và Mai Văn Các chỉ huy, dẫn đầu đại đội 501 lao vào đồn giặc. Người trước ngã, người sau tiến lên. Trần Ngọc Doãn được hai tù binh dẫn đường tới trận địa súng cối, nổ súng diệt toàn bộ quân địch, phá hủy bốn khẩu cối 120 ly. Xung kích tiến sâu vào đồn, đánh chiếm khu thông tin, tiến thẳng tới sở chỉ huy.

Trên hướng thứ yếu, đại đội TÔ Văn của trung đoàn 88 mở cửa sai hướng, tuy đã dọn trên một trăm mét rảo dây thép gai, vẫn chưa lọt vào bên trong cứ điểm. Tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Ty phát hiện ra sai sót, lấy lô cốt địch làm điểm khuẩn, chỉ huy các chiến sĩ bộc phá mở nốt những hàng rào cuối cùng, tiến vào trong cứ điểm.

4 giờ sảng, Méccơnem báo cáo tình hình với Mường Thanh qua điện đài. Đờ Cát hứa sẽ yểm trợ pháo tối đa, kể cả pháo 155, và sẽ có phản kích nhanh chóng bằng bộ binh và chiến xa. Méccơnem quay về sở chỉ huy nơi Các và cơ quan tham mưu đang điều khiển cuộc chống cự Giữa lúc đó, một trái đại bác của ta rơi trung hầm. Hai viên tiểu đoàn trưởng Các và Méecơnem đều bị thương rất nặng, rơi vào tay các chiến sĩ 165.

Hai mũi xung kích của 165 và 88 cùng phối hợp tiêu diệt quân địch. Binh lính tiểu đoàn Angiêri số 5 ngoan cố chống cự. Pháo địch ở Mường Thanh bắn dữ dội vào ngay trong đồn hòng sát thương bộ đội ta, cứu vãn tình hình. Bộ đội ta giành giật với địch từng ụ súng, từng căn hầm, từng đoạn chiến hào.

* 6 giờ 30 phút sáng ngày 15, tiểu đội cắm cờ của 165 hầu hết bị thương. Chiến sĩ Từ, người còn lại cửa tiểu đội, cắm lá cờ Quyệt chiên Quyệt tháng lỗ chỗ vết đạn trên đỉnh đồi độc lập. Trung đoàn 165 và trung đoàn 88 xóa sổ tiểu đoàn Bắc Phi, diệt 483 tên, bắt 200 tù binh.

* 4 GIỜ sáng ngày 15 tháng 3, Đờ Cát triệu tập cuộc hội ý cấp tốc ở sở chỉ huy bàn cách cứu vãn tình hình ở Gabơrien. Lănggơle đề nghị dùng tiểu đoàn dù Việt Nam số 5 phản kích. Người ta cho rằng Lănggơle không dùng những tiểu đoàn dù 1, dù 8 thiện chiến vì không muốn hy sinh những lực lượng này vào cuộc phản kích vô vọng. Có ý kiến: tiểu đoàn dù 5 mới tới chân ướt chân ráo, còn quá mệt mỏi. Lănggơle đồng ý bổ sung vào đội hình phản kích một đại đội của tiểu đoàn dù 1 do Xêganh Pagít chỉ huy và một đại đội xe tăng.

* 5 giờ 30, xe tăng dẫn đầu cuộc phản kích với những đơn vị dù bám theo sau. Khi quân địch tới sườn phía nam đồi Độc lập, thì trời sáng rõ, cuộc chiến đấu trong đồn đã kết thúc. Một số binh lính Bắc Phi sống sót chạy ra, nhảy lên bám lấy tháp pháo xe tăng mong được cứu sống. Đại đội 213 của 88 làm nhiệm vụ chặn viện lập tức quét đại liên vào quân địch. Sơn pháo của ta bố trí bí mật trên cánh đồng, nổ súng vào xe tăng. Tiếc là đã hết đạn khoan nên chiếc xe tăng chỉ bị thương. Một viên trung úy của tiểu đoàn dù 5 dẫn đầu đội hình không chịu đi tiếp. Và tất cả những đại đội của tiểu đoàn dù 5 đều dừng lại.

* 7 giờ 30, toàn bộ xe tăng và quân dù phản kích quay đầu tháo chạy về Mường Thanh. Súng máy, sơn pháo, súng cối của ta đặt trên đồi Độc lập, và trận địa lựu pháo ở dãy núi phía đông, bắn đuổi theo tiêu diệt thêm một số quân địch. Cũng sáng hôm đó, Pirốt, chỉ huy pháo binh, sau hai đêm không thực hiện được lời hứa bịt miệng các họng pháo của ta, đã tự sát trong hầm của mình bằng một trái lựu đạn. Giăng Pu giê (Jean Ponget) viết trong hồi ký: ".Đại tá Pirốt đã dành trọn một đêm (13 tháng 3) quan sát hỏa lực dần dần bị đối phương phản pháo chính xác một cách kinh khủng vào trận địa pháo của ông, hai khẩu pháo 105 ly bị quét sạch cùng pháo thủ, một khẩu 155 ly bị loại khỏi vòng chiến đấu..." Đại tá Tơrăngca, chỉ huy phân khu bắc, bạn thân của Pirốt kể lại sau trận Gabơ rien, Pirốt khóc và nói: "Mình đã mất hết danh dự. Mình đã bảo đảm với Cátxtơri và tổng chỉ huy sẽ không để pháo binh địch giành vai trò quyết định, và bây giờ, ta sẽ thua trận. Mình đi thôi".

Phía bắc tập đoàn cứ điểm lúc này chỉ còn lại trung tâm đề kháng An nơ Mari. Trung tâm này gồm bốn cứ điểm. An nơ Mari 1 và An nơ Mari 2 nằm ở vòng ngoài, trên hai mỏm của đồi Bản Kéo. An nơ Mari 3 và 4 nằm ở đầu bắc sân bay ngay trên mặt ruộng, liền kề với phía khu trung tâm. Mấy ngày sau đó, An nơ Mari 3 và 4 được sáp nhập vào phân khu trung tâm, trở thành Huy ghét 6 và Huy ghét 7. Tiểu đoàn ngụy Thái số 3 đóng tại đây vốn từ Lai Châu rút về, do thiếu tá Timoniê (Thimonnier) chỉ huy, được đánh giá tốt qua những trận đánh ở Nà Sản năm trước. Trong đợt này ta chủ trương tiêu diệt An nơ Mari 1 và 2. Những vị trí này ở gần phân khu trung tâm nên được hỏa lực yểm trợ từ nhiều phía, xe tăng và đơn vị phản kích có thể tăng viện dễ dàng.

Hai ngày qua, những người linh Thái đã chứng kiến sự sụp đổ nhanh chóng của hai trung tâm đề kháng mạnh nhất do những đơn vị âu Phi sừng sỏ bảo vệ. Họ đã nhìn tận mắt binh lính dù đi cứu viện bị đánh tơi tả và những chiếc xe tăng dinh đầy máu từ đồi độc lập chạy về Mường Thanh dưới những làn đạn đại bác bắn đuổi. Trung đoàn 36 được phân công tiêu diệt Bản Kéo, nhận thấy có khả năng giải quyết không cần tới một trận đánh.

Trưa ngày 15, viên đại úy Clácsăm (Clarchambre), chl huy những cứ điểm nằm trên đồi Bản Kéo, nhận được một lá thư của đơn vị chiến thắng tại Gabơrten, do một lính Angiêri bị thương đưa tới. Trong thư hẹn 7 giờ sáng hôm sau (ngày 16 tháng 3 năm 1954), cử người tới bãi ruộng bên bờ suối phía đông - bắc, nhận những thương binh của tiểu đoàn 5 Angiêri sẽ được trao trả, kèm theo lời kêu gọi. "Toàn bộ binh sĩ ở Bản Kéo hãy ra hàng để trách bị tiêu diệt trong một ngày sắp tới". Clácsăm phải báo cáo điều này với Mường Thanh. Mường Thanh thấy không thể khước từ một đề nghị như vậy.

Ngày 16 tháng 3, một viên trung úy và một số binh lính Thái có mặt đúng giờ ở địa điểm với những chiếc cáng thương. Binh sĩ tiểu đoàn 5 bị thương đã được băng bó cẩn thận, đang nằm chờ. Khi chia tay với người chiến thắng, một số người lính Angiêri bỗng hô to: "Hồ Chí Minh muôn năm! Cảm ơn các bạn!".

Tiếng loa vang vang kêu gọi những người con lầm đường hãy trở về mường bản, không theo địch, không dùng súng bắn giết bố mẹ, anh em. Nhiều truyền đơn được tán phát cả bên trong cứ điểm. Dưới chân đồn Bản Kéo, bỗng xuất hiện một bức tranh lớn. Đập vào mắt mọi người là hình ảnh một đoàn lính Thái rời bỏ vị trí kèm theo dòng chữ: "Quay trở về với TỔ quốc, với đồng bào, các anh sẽ được đón tiếp tử tế".

Sáng ngày 17, đồn Bản Kéo xôn xao vì có tin bộ đội sắp tiến công. Buổi trưa, từng đám binh lính Thái kéo tới gặp viên đại úy đồn trưởng, nêu hai yêu sách: "Một, phải phát hết khẩu phần lương thực. Hai, giải tán đồn cho binh lính về quê hương làm ăn." Clácsăm kinh hoàng điện cho Mường Thanh: "chúng tôi buộc phải bỏ vị trí rút về khu trung tâm đây!" Và Clácsăm mở cổng đồn, ra lệnh cho binh lính theo mình về sân bay. Nhưng binh lính không còn nghe theo lời chỉ huy, ào ào chạy về phía khu rừng đang vang lên những tiếng loa: "Hỡi các bạn binh sĩ Thái, hãy bỏ hàng ngũ địch, quay về với kháng chiến, quay về với gia đình!...". Viên đại úy vội gọi điện về Mường Thanh, yêu cầu cho pháo bắn chặn đường rút chạy của binh sĩ Thái. Ngay cả đạn đại bác lúc này cũng không ngăn cản được họ ! Và lựu pháo của ta cũng lập tức bắn dồn dập vào trận địa pháo địch ở Mường Thanh, yểm hộ cho binh sĩ Thái chạy tới những vị trí trú ẩn an toàn trong rừng. Trung đoàn 36 không cần nổ súng đã chiếm được Bản Kéo, và thừa thắng tiến vào chiếm các ngọn đồi ở phía bắc sân bay.

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Chương 9

TRẬN ĐỊA CHIẾN HÀO

CHỈ sau năm ngày chiến đấu, cánh cửa phía bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã mở toang.

Qua những tập hồi ký của một số tướng tá Pháp các tác giả tỏ ra ngỡ ngàng trước sự sụp đổ nhanh chóng của hai trung tâm mạnh nhất tập đoàn cứ điểm. Lănggơle viết: "Không hiểu vì lý do gì mà các cứ điểm ngoại vi Bêatơrixơ và Gabơrien bị tiêu diệt trong vòng 6 -12 giờ. Các cứ điểm này được bảo vệ bằng một dải phòng ngự phụ rộng, tổ chức hỏa lực bắn chặn tốt, do các đơn vị thiện chiến giữ và được chỉ huy hoàn hảo". Từ Thủ tướng Pháp Lanien đến Nava, Cônhi đều khuyển sang "thái độ bi quan sâu sắc". Nava than phiền: "Tổn thất của chúng ta là nặng nề và chúng ta đã tiêu phí một số rất lớn vũ khí, dự trữ của chúng ta đã bị xuống rất thấp, cần phải nhiều thời gian mới bổ sung được". Cônhi thú nhận với một số nhà báo: "Điện Biên Phủ quả là một cái bẫy, nhưng không phải là cái bẫy với Việt Minh nữa, mà đã thành một cái bẫy đối với chúng ta".Vì sao kẻ thù nhanh chóng thay đổi thái độ như vậy!

Trận đánh mới bật đầu. Ta chỉ mới tiêu diệt được 6 trong số 49 cứ điểm tại Mường Thanh. Những tổn thất về người cũng như về vũ khí của tập đoàn cứ điểm đã được bù đắp ngay sau đó. Nguyên nhân chính là do đợt chiến đấu đầu tiên của ta đã làm bộc lộ những nhược điểm khó khắc phục của con nhận Điện Biên Phủ. Những trung tâm đề kháng mạnh nhất không đứng vững trong các cuộc tiến công. Lực lượng phản kích không thể giành lại những vị trí đã mất. pháo binh địch tỏ ra bất lực trước pháo binh ta. đặc biệt, chỗ dựa của tập đoàn cứ điểm là sân bay đã bị uy hiếp nghiêm trọng.

Sân bay bị uy hiếp đặt ra cho bộ chỉ huy Pháp hàng loạt vấn đề nan giải mang tinh lâu dài. Con nhím Điện Biên Phủ đã mất đi một sức mạnh quan trọng là lực lượng không quân tại chỗ. Nhưng điều còn nguy hiểm hơn nhiều là từ nay sẽ không còn khả năng đưa bộ binh lên đây. Cách duy nhất để tăng cường cho Điện Biên Phủ là dùng những đơn vị dù. Binh chủng này rất hiếm hoi trong đội quân viễn chinh. Cũng không còn khả năng di chuyển thương binh. Cả tập đoàn cứ điểm chỉ có một trạm phẫu thuật với 40 giường! Số thương binh đã lên tới hàng trăm, nay mai sẽ nhanh chóng tăng lên hàng ngàn! Không thể bảo đảm việt tiếp tế lâu dài cho một đội quân 12.000 người chỉ bằng thả dù ở một khu vực vùng trời cũng như các bãi thả dù đã bị cao xạ và pháo mặt đất của đối phương khống chế... Đây chính là cơn ác mộng đối với bộ chỉ huy Pháp.

Mới chưa hết ba ngày chiến đấu, con nhận Điện Biên Phủ đã tiêu thụ một số lượng đạn dược khổng lồ: 12.600 viên đại bác 105, 10.000 viên đạn cối 120, 3.000 viên đạn trọng pháo 155, chiếm gần nửa số lượng dự trữ. Một nửa số súng cối 120 ly bị phá hủy hoàn toàn, và 4 khẩu đại bác 105, 155 ly hỏng cần được thay thế. Nhưng con nhím Điện Biên Phủ lúc này không chỉ cần có đạn dược và lương thực.

Ngay sau ngày nổ súng đầu tiên, bộ chỉ huy Pháp đã phải tăng cường cho Idaben (Hồng Cúm) một trạm phẫu thuật, và mười lít máu tươi mà viên bác sĩ trưởng khẩn thiết yêu cầu. Và ba ngày sau, lại phải bổ sung thêm một trạm phẫu thuật thứ ba; trạm này được bố trí bên tả ngạn sông Nậm Rộm, vì những binh lính bị thương tại phía đông không thể vượt qua cầu về khu trung tâm dưới hỏa lực đại bác. Bộ chỉ huy Pháp thừa khôn ngoan để hiểu: những người lính sẽ không thể tiếp tục chiến đấu nếu thấy những đồng đội bị thương không được cứu chữa.

Ngày 16, Cônhi ném tiếp xuống Mương Thanh tiểu đoàn dù tăng viện thứ hai. Đây là tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 (6è BPC) do Bi gia chỉ huy. Nó cũng tới đây lần thứ hai. Sau khi tham gia cuộc hành binh Castor, nó được ném vào những trận đánh ở Hạ Lào rồi lại chuyển về Cát Bi làm lực lượng dù dự bị. Tại đây nó đã thất bại trong trận đánh đêm với lực lượng đột nhập sân bay, để mười máy bay B.26 và máy bay trinh sát bị phá hủy. Sự có mặt của tiểu đoàn dù 6 đã mang lại một chút phấn chấn cho quân đồn trú.

Đờ Cát điện cho Cônhi số phận Điện Biên Phủ có thể được định đoạt trong những ngày sắp tới, cần thường xuyên dành cho mình một tiểu đoàn dù dự bị. Cônhi nhanh chóng trả lời không giấu giếm: ở Bắc Bộ chỉ còn một tiểu đoàn dù, và trên toàn Đông Dương cũng chỉ còn hai tiểu đoàn dù !

Tinh thần binh lính của tập đoàn cứ điểm sa sút đáng kể. Kenlê (Keller), viên trung tá tham mưu trưởng của Đờ Cát, mất tinh thần, từ chối làm việc, chọn một căn hầm vững chải, úp chiến mũ sắt lên mặt, ngồi suốt ngày không nói năng gì. Đờ Cát phải báo cáo Cônhi và yêu cấu triệu hồi y với lý do Hà Nội "gọi về họp". Nhiều lính lê dương thoát chết ở Him Lam bổ sung về các đơn vị từ chối tiếp tục chiến đấu, thậm chí một số bỗng dưng biến mất ! Có thể họ đã chạy sang hàng ngũ đối phương, cũng có thể họ đã trở thành những "con chuột Nậm Rốm".

Nhiệm vụ chiến đấu đợt 1 đã được cán bộ và chiến sĩ ta hoàn thành với tinh thần quyết chiến quyết thắng dành cho một trận đánh lịch sử. Quyết tâm giành thắng lợi đã thấm tới từng người. Trận đánh là sự giải tỏa tinh thần chiến đấu sau thời gian dài bị dồn nén vì chờ đợi Không thể kể hết sự dũng cảm, chủ động, sáng tạo của từng người. Thành công của đợt 1 cũng chứng tỏ .ta đã tìm ra cách đánh đúng, nên mặc dù kẻ thù hết sức đề phòng, vẫn không tránh khỏi bị tiêu diệt. Chính kẻ địch đã phải công nhận những chiến thắng này là "do đối phương dũng cảm, có ý chí và quyết tâm cao... áp dụng một chiến thuật hoàn hảo, chính xác". Đợt tiến công mở màn đã giáng một đòn chí tử vào hy vọng giành chiến thắng ở điện Biên Phủ của nhà cầm quyền và giới quân sự Pháp.

Ngày 17 tháng 3 năm 1954, Bộ chỉ huy chiến dịch tổ chức hội nghị sơ kết đợt 1 tại sở chỉ huy Mường Phăng.

Tôi đã trình bày một bản sơ kết, và nhấn mạnh: "hai trận chiến đấu vừa qua là hai trận đầu của một chiến dịch lịch sử, là hai trận đầu đánh vào một tập đoàn cứ điểm của địch, là hai trận công kiên lớn nhất từ trước đến nay, là hai trận đánh theo lối chính quy. Đánh thắng hai trận đó, chúng ta dã thu được thắng lợi lớn, quân địch đã bị thất bại nặng, nhưng lực lượng của chúng còn mạnh và chúng còn ra sức đối phó. Chúng ta cần phải có một nhận thức đúng đối với tương quan lực lượng giữa địch và ta, giữ vững quyết tâm trong những cuộc chiến đấu gay go sắp tới".

Địch đã nhanh chóng bù đập những thiệt hại về người và vũ khí trong mấy ngày qua.

Phía trước chúng ta lúc này là khu trung tâm của địch với hơn một vạn quân, nằm trên dãy đồi phía đông và ken nhặt với nhau trên cánh đồng hai bên bờ sông Nậm Rộm. Hơn ba mươi cứ điểm ở đây được chia thành 4 trung tâm đề kháng mang tên những cô gái: Huy ghét, Clôđin, Êlian, Đôminích. Mỗi trung tâm đề kháng gồm nhiều cứ điểm. Huy ghét và Clôđin gồm khoang hai chụt cứ điểm ở phía tây, nằm trên cánh đồng bằng phẳng bên hữu ngạn sông Nậm Rộm. Êlian và Đôminích ở phía đông, gồm hơn một chục cứ điểm tiếp giáp nhau bên tả ngạn sông Nậm Rộm, có những cao điểm lợi hại kiểm soát toàn bộ trận địa khu trung tâm. Trong số các cao điểm này, Êlian 2 (ta gọi là đồi A1) giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó khống chế một phạm vi khá rộng gồm cả khu vực sở chỉ huy của Đờ Cát và hai thiếc cầu trên sông Nậm Rộm.

Tại Mường Thanh, địch chiếm tất cả những điểm cao quan trọng. Chung đã xây dựng trận địa hầm hào vững chắc. Đây lại là địa hình quân địch có thể phát huy tối đa ưu thế về không quân, chiến xa và pháo binh kết hợp với những đợt phản kích của lực lượng cơ động thiện chiến. Địch sẽ khai thác những nhược điểm của bộ đội ta khi chiến đấu trên địa hình thiếu chỗ ẩn náu, khi chiến đấu ban ngày... Đây chính là thế trận quân địch đã bày sắn để chờ ta trên chiến trường do chúng lựa chọn.

Mở đầu trận đánh, ta đã tập trung ưu thế binh lực tiêu diệt một số trung tâm đề kháng đột xuất để phá vỡ một cánh cửa của tập đoàn cứ điểm, lúc này đứng trước khu vực tập trung sức mạnh chủ yếu của địch, ta phải vận dụng một cách đánh khác thích hợp, nằm trong yêu cầu tổng thể: tiêu diệt toàn bộ quân địch.

Sự tiêu hao binh lực của ta trong đợt đầu không lớn, có thể được bù đắp nhanh chóng; nhìn chung các đơn vị vẫn sung sức, chưa kể là tinh thần còn được nâng lên sau những chiến thắng vừa qua. Nhưng với tương quan lực lượng hiện nay, con nhím Điện Biên Phủ còn quá mạnh. Cần phải làm cho nó suy yếu trước khi bắt đầu trận quyết định.

Đảng ủy Mặt trận đề ra ba nhiệm vụ cụ thể nhằm chuẩn bị cho đợt tiến công thứ hai:

1. Phải nhanh chóng tiếp cận, bao vây địch bằng cách xây dựng trận địa tiến công và bao vây quân địch khắp các mặt đông, tây, nam, bắe, trong cự ly có hiệu quả của tất cả các loại súng lớn, nhỏ của ta, đồng thời chia cât phân khu Hồng Cúm với khu trung tâm.

2. Tiếp tục đánh "bóc" thêm một số cứ điểm ở ngoài "vỏ" tập đoàn cứ điểm, theo nguyên tắc phải bảo đảm chắc thắng.

3. Phải khống chế sân bay của địch cho hiệu quả; chuẩn bị đánh địch phản kích; tăng cường những hoạt động nhỏ, tiêu hao, quấy rối quân địeh.

Trong những nhiệm vụ trên, việc xây dựng trận địa tiến công và bao vây là quan trọng bậc nhất.

Tại cuộc họp lần này, Bộ chỉ huy Mặt trận quyết định trao cờ "Quyết chiến Quyết thắng", phần thưởng luân lưu của Bác Hồ trong chiến .dịch, cho đại đoàn 351.

Đại đoàn trao lại lá cờ cho đại đội lựu pháo 806, đơn vị đã bắn những phát pháo đầu tiên vào Him Lam mở màn chiến dịch lịch sử.

Chúng ta dự kiến chiến dịch sẽ gồm ba đợt. Đợt thứ nhất đã hoàn thành. Ta đang bước vào đợt thứ hai, siết vòng vây trận địa chiến hào, tiêu diệt và tiêu hao quân địch, thu hẹp phạm vi chiếm đóng, làm cho kẻ địch suy yếu dần. Đợt này sẽ dài nhất, mang tính quyết định. Và đợt cuối cùng là tổng công kích để giành toàn thắng.

Thời gian dành cho việc xây dựng trận địa bao vây 1 và tiến công trong đợt 2 là 10 ngày. Những tuyến chiến hào vạch ra trên bản đồ ước tính dài khoảng 100 kilômét. Và chắc sẽ không dừng lại ở con số này. Việc xây dựng trận địa sẽ còn phải tiếp tục trong suốt quá trình chiến đấu.

Dựa trên những yêu cầu về chiến thuật, chúng ta thấy cần có hai loại đường hào: đường hào trục dùng cho việc cơ động pháo, vận chuyển thương binh, điều động bộ đội lớn; đường hào tiếp cận địch của bộ binh. Đường hào trục sẽ chạy một đường vòng rộng bao quanh toàn bộ trận địa địch ở phân khu trung tâm. Đường hào bộ binh sẽ chạy từ những vị trí trú quân của các đơn vị trong rừng đổ ra cánh đồng, cắt ngang đường hào trục, tiến vào những vị trí địch mà ta định tiêu diệt. Các loại đường hào đều có chiều sâu 1,7 mét, không quá rộng để bảo đảm an toàn trước bom đạn địch, YÀ giữ bí mật cho bộ đội khi di chuyển. Đáy hào bộ binh rộng 0,5 mét, đáy hào trục rộng 1,2 mét. Dọn đường hào bộ binh có hố phòng pháo, hầm trú ẩn, chiến hào và ụ súng để đối phó với những cuộc tiến công. Việc xây dựng trận địa phải tiến hành ban đêm, làm tới đâu ngụy trang tới đó, và triển khai cùng một lúc trên toàn thể mặt trận để phân tán sự chống phá của địch.

Đại đoàn 308 phụ trách phía tây, các đại đoàn 312 và 316 phụ trách phía đông. Trận địa phía tây và phl a đông gặp nhau một đầu ở đồi Độc lập, một đầu ở bản Cò Mị, kết hợp thành một đường vòng rộng ôm lấy cánh đồng Mường Thanh. Trung đoàn 57 của 304, đưởc tăng cường một tiểu đoàn của 316, có nhiệm vụ xây dựng một trận địa hình ảnh cung, chạy từ đông sang tây, cật rờ phân khu Hồng Cúm khỏi khu trung tâm Mường Thanh.

Theo mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, nhiệm vụ xây dựng trận địa tiến công và bao vây được quy định cụ thể như sau:

Đại đoàn 308, xây dựng đường giao thông hào trục từ nam vị trí Đồi Độc lập qua Bản Kéo Pc Noi, Nậm Bó, Bản Mé, bản Cò Mị tới sông Nậm Rôm, và đường hào trục từ Pc Nói vào vị trí tập kết của bộ đội phía tây Mường Thanh. Làm trận địa tiến công để chuẩn bị công kích vị trí 106 (cứ điểm Huguette 7 nằm trong trung tâm đề khảng Huguette bảo vệ sân bay): .

Đại đoàn 312, xây dựng đường hào trục từ nam vị trí Đồi Độc lập nối liền với đường hào trục của đại đoàn 308, qua Him Lam, Long Bua nối hến với đường hào trục của đại đoàn 316. Làm trận địa tiến công, chuẩn bị công kích các cao điểm D, E (Dominique 2, Dominique 1, thuộc trung tâm đề kháng Dominique ở phía đông) và cứ điểm 105 (Huguette 6, thuộc trung tâm đề kháng Huguette bảo vệ sân bay).

ĐẠI đoàn 316, xây dựng đường giao thông hào trục từ Long Bua nối liền với giao thông hào trục của đại đoàn 312, đi qua Bản Bánh, Bản Ten tới sông Nậm Rộm ngang bản Cò Mị, nối liền với giao thông hào trục của đại đoàn 308. Làm trận địa tiến công các cao điểm A1 và C1 (Eliane 2 và Eliane 1, thuộc trung tâm đề kháng Eliane ở phía đông).

Trước đợt 1 chiến dịch, bộ đội ta đã tiến hành xây dựng trận địa. Nhưng quy mó lần này rộng lớn hơn rất nhiều. Các đơn vị đều tiến hành một đợt học tập quán triệt nhiệm vụ tới toàn bộ cán bộ, chiến sĩ, dự kiến mọi khó khăn, xác định xây dựng trận địa lần này sẽ là một cuộc chiến đấu thực sự.

Phải có một thời gian biểu hoàn toàn mới cho bộ đội.

Buổi sáng, là giờ ngủ. Khoảng cách sau bữa cơm trưa với bữa cơm chiều là thời gian chuẩn bị vật liệu xây dựng trận địa, lên rừng đốn gỗ, chặt lá ngụy trang. Sau bữa cơm thiu, từ nơi trú quân tiến ra cánh đồng. Suốt đêm là thời gian đào trận địa. Bộ đội phải lao động cật lực tử 14 tới 18 tiếng mỗi ngày. Những đêm giá rét, đào trận địa mồ hôi vẫn tuôn chảy. Gặp những chỗ đất rắn hay nhiều sỏi đá, bàn tay các chiến sĩ phồng rộp, rớm máu.

Nhưng khổ nhất vẫn là khi gặp ruộng lầy. Mọi người phải ngụp trong bể bùn, dùng tay, dùng xẻng, mũ sắt, có lúc cả áo mưa để đựng bùn đổ đi. Sau đó, lại phải đóng cọc thèn phên hai bên thanh hào phòng sụt lở. Những đêm mưa, ở nơi đất trũng, nước đổ vào đường hào, mọi người bì bõm giữa bùn nước. Nước mưa chảy tràn trên mặt, nhưng vẫn không ai ngừng tay.

Sau khi nghe báo cáo về tình hình xây dựng trận địa, ngày 20 tháng 3 năm 1954, tôi viết một bức thư gửi bộ đội:

" Tôi được báo cáo các đồng chí đã làm trận đia mấy ngày liền lại phải chiến đấu, rồi lại phải liên tục bắt tay vào làm trận địa, như thế có đồng chí mệt nhọc.

Nhưng ta mệt nhọc thì cần phải nhớ rằng quân địch ở Điện Biên Phủ còn căng thẳng mệt nhọc hơn ta, thương binh không có hầm mà nằm, không đủ thuốc dể chữa, công sự một phần bị sụp một phần bị rung chuyển, tiếp tế không đầy đủ, thỉnh thoảng lại ăn một quả đại bác của ta, lại thêm thương vong.

Như vậy chúng ta nên nghỉ ngơi để cho kẻ địch có thì giờ mà nghỉ ngơi chấn chỉnh, có thì giờ mà tăng viện, mà thả dù tiếp tê, mà phát huy hiệu lực pháo binh và không quân của chúng, hay chúng ta là chiến sĩ của Quân đội nhân dân, là đảng viên của Đảng Lao động Việt Nam, lúc này phải nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, chịu mỏi mệt hơn một phần để gây thêm mười phần mệt mỏi và khó khăn cho địch. Giữa hai con dường đó, nên đi con đường nào. Tôi chắc các đồng chí đều đồng thanh trả lời nên phát huy truyền thống chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, chiến đấu anh dũng của quân đội ta để liên tục làm trận địa, liên tục chiến đấu với địch..."

Khi đường hào đã kéo dài hàng chục kilômét trên cánh đồng thì không còn cách nào ngụy trang để chc mắt quân địch, mỗi tấc đất chiến hào bắt đầu phải trả bằng máu. Pháo địch bắn suốt đêm vào những đường hào mà chúng đã phát hiện ban ngày. Máy bay liên tiếp thả đèn dù phát hiện những mục tiêu mới cho những trận oanh tạc. Địch ném bom napan, bom 1.000 pound xuống trận địa. Ban ngày, địch đưa quân ra những trận địa ở gần, đánh bật bộ phận canh gác, san lấp những đoạn hào, gài mìn ngăn bộ đội ta đào tiếp.

Trước nguy cơ con đường hành lang giữa Hồng Cúm và khu trung tâm bị cắt, tập đoàn cứ điểm tách làm đôi, Đờ Cát đưa tiểu đoàn lê dương dù số 1 và xe tăng ra phản kích nhưng không đánh bật được chốt của trung đoàn 57. Ngày 27 tháng 3, Đờ Cát quyết định trao cho Bigia làm việc này, đồng thời loại trừ một đơn vị pháo cao xạ mới xuất hiện ở phía tây.

Bigia đã rời khỏi tiểu đoàn dù 6, trở thành phó của Lănggơle chỉ huy khu trung tâm, đặc trách lực lượng phản kích. Bigia quyết định sử dụng một lực lượng thật mạnh gồm những tiểu đoàn khá nhất vào nhiệm vụ. Đó là tiểu đoàn dù xung kích 8 của Tua rê, tiểu đoàn dù lê dương 1 của Ghirô (Guiraud), tiểu đoàn dù lê dương 6 của Tômát (Thomas, người thay Bigia), tiểu đoàn bộ binh lê dương số 2 của Clêmăngxông (C émencon) và đại đội xe tăng của Hécvuê (Hervouet). Cả viên đại tá Vayăng (Vaillant), chỉ huy pháo binh thay Pirốt, thiếu tá không quân Ghêranh (Guérin) cũng được huy động. Toàn bộ lực lượng tương đương với năm tiểu đoàn.

Bigia biết có một trung đoàn của 308 ở hướng này, mà y tương lầm là trung đoàn 36, cho rằng cuộc hành binh chỉ có thể thành công nếu giữ được bất ngờ. Theo kế hoạch, trận đánh sẽ bất thần mở đầu bằng một loạt pháo cấp tập thật trúng mục tiêu. 12 khẩu pháo 105, 2 khẩu 155, 12 khẩu cối 120 ly sẽ làm việc này từ 6 giờ ngày 28 tháng 8. Binh lính dù, lê dương và xe tăng khai thác tình trạng hỗn độn của địch do Pháo gây ra, nhanh chóng tiến công. 6 giờ 30, không quân oanh tạc trận địa ngăn không cho viện binh đối phương tiếp cận. Sẽ lập tức rút lui trước khi kẻ địch chỉnh pháo bắn vào khu vực. Bigia đã nhận thấy một nhược điểm của pháo binh ta là các khẩu đội đều bố trí phân tán trong hầm sâu, phải mất nhiều thời gian khi chuyển sang một mục tiêu mới.

Sáng ngày 28, một đơn vị của trung đoàn 102 ở Pe Luông được lệnh di chuyển bàn giao lại trận địa cho trung đoàn 88. Trung đoàn 88 đưa đại đội 229 của tiểu đoàn 322 ra phòng ngự ban ngày đề phòng quân địch phản kích. Sương mù còn dày đặc. Cán bộ đại đội đi xem xét chiến hào, đặt kế hoạch tác chiến, điều chỉnh lại các Ổ súng máy.

Trung đội 8 bố trí ở tuyến tiền duyên đang sửa sang lại các hầm hố chiến đấu thì đột nhiên tiếng súng máy nổ ran. Từ trong màn sương, quán địch hiện ra rất đông, vừa la hét vừa xông tới.

Thấy trời nhiều sương mù, máy bay không thể hoạt động đúng giờ quy định, Bigia thay đổi kế hoạch, cho xe tăng cùng với tiểu đoàn dù lê dương 1 dừng lại phía sau làm lực lượng dự bị, chưa sử dụng pháo binh, đưa ba tiểu đoàn dù và lê dương bí mật đột kích vào trận địa của ta.

Trung đội 8 phải đối phó với cuộc xung phong của tiểu đoàn dù 6. Các chiến sĩ mặc dù đứng chân chưa vững tại trận địa, đã lập tức nổ súng đánh trả, quật ngã những tên địch đang xông tới. Hỏa lực của ta khá mạnh bắt tiểu đoàn dù 6 phải dán mình trên mặt đất. Bigia buộc phải trở lại kế hoạch cũ. Pháo ở Mường Thanh bắn dữ dội rồi xe tăng tiến lên mở đường. Xe tăng tràn qua trận địa chia cắt trung đội. Những tên lính dù bám theo xe tăng chia thành nhiều toán nhảy xuống chiến hào.

Các chiến sĩ kiên quyết không rời trận địa, chụm lại ở một ngã ba chiến hào bố trí trung liên, tiểu liên thành một vòng tròn, mặc cho những chiếc xe tăng vượt qua, nhắm những tên lính dù nổ súng.

Cùng lúc đó, trận địa phòng không trống trải của đại đoàn ở phía sau cũng nằm dưới hỏa lực liên thanh và đạn pháo của xe tăng. Những người linh phòng không chỉ được trang bị trọng liên bắn máy bay, giờ phải dùng vũ khí của mình chiến đấu với xe tăng và bộ binh địch.

Đại đội trưởng Quỳ và chính trị viên Phú của đơn vị phòng không hạ lệnh cho tất cả xạ thủ hạ thấp nòng súng máy cao xạ nhắm vào những chiến xe tăng và bộ binh địch. Nòng súng đỏ rực ngăn chặn hiệu quả những chiếc xe tăng. Nhưng rồi đạn bắt đầu cạn và hết hẳn. Đại đội trưởng và chính trị viên đều bị thương nặng. Xích xe tăng chà lên chiến hào và ụ súng. Các chiến sĩ, kể cả những người đã bị thương, giật dây lựu đạn chờ xì khói rồi mới ném thẳng vào quân địch. Cuối cùng, lựu đạn cũng hết. Các chiến sĩ dùng búa -đanh, kìm, lắc lê, chân súng gãy... lăn xả vào quân địch đánh giáp lá cà Cuộc chiến đấu không cân sức kéo dài tới 2 giờ chiều.

Trận đánh diễn ra hoàn toàn bất ngờ. Đại bộ phận tiểu đoàn 322 sau một đêm đào trận địa mệt mỏi đang nghỉ ở hậu cứ, khi có người từ trận địa chạy về báo tin, mới vận động tiến ra phản kích với sự trợ lực của súng cối 120 ly. Bộ đội ta xung phong đánh bật dần quân địch khỏi chiến hào trục. Thấy quân ta kéo tới đông, Bigia lập tức ra lệnh rút lui. Trên trận địa cao xạ, từ những ụ súng, hầm đạn nhô lên một số chiến sĩ quần áo nhuốm đầy máu, trong tay chỉ có những dụng cụ sửa chữa pháo dùng làm vũ khí chiến đấu. Tại trận địa của trung đội 8 ở tiền duyên, mọi người tìm được hai chiến sĩ Nguyễn Hoảng Phương và Bùi Minh đức. Phương là y tá, đã bị thương gãy cả hai tay. Đức là chiến sĩ, một thiếu sinh quân mười bảy tuổi vừa vào bộ đội, bị thương cả hai mắt không còn nhìn thấy gì. Trong những giờ qua, hai người đâ dựa vào nhau tiếp tục chiến đấu.. Phương quan sát mục tiêu, Đức dùng tay bóp cò súng. Vừa lúc các đồng đội tới thì Phương thở hơi cuối cùng. Sau trận đánh, Đức được quân y hết lòng điều trị, giữ lại được một con mắt.

Trận phản kích của Bigia được quân viễn chinh coi là thắng lợi, một chiến thắng hầu như duy nhất tại Điện Biên Phủ trong suốt thời gian này, nhưng đã cướp đi gần một trăm tên chết và bị thương, trong đó có năm sĩ quan Nếu cộng với số thiệt hại trước đó trong tuần thứ hai lắng dịu sau đợt tiến công phân khu bâe, quân địch đã mất thêm tổng số 522 người, gan tương đương với một tiểu đoàn Đây là trận phản kích lớn cuối cùng của địch ở Điện Biên Phủ trước khi cuộc tiến công đợt 2 bắt đầu.

Địch đã sử dụng sức mạnh tối đa của bom, đạn và các đơn vị phản kích ngăn cản công việc xây dựng trận địa của chúng ta. Nhưng mỗi ngày qua, các đường hào lại kéo dài thêm. Phân khu nam Hồng Cúm đã hoàn toàn bị cắt khỏi khu trung tâm. Để bảo vệ trận địa, các đơn vị bộ binh đã chuyển tử nơi trú quân ra ở ngay tại những đường hào mới đào xong. Không riêng bộ binh xây dựng trận địa chiến hào để tiếp cận quân địch, một số đơn vị lựu pháo cũng rời bỏ những căn hầm rất vững chắc và "tiện nghi" của mình trên các dãy núi Tà Lắng, Pú Hồng Mèo, tới những vị trí mới ở gần mục tiêu hun, chuẩn bị cho đợt tiến công sắp tới. Đại đội lựu pháo 804 chiếm lĩnh vị trí sát Him Lam. Hai đại đội lựu pháo 801, 802 chuyển pháo từ phía đông sang trận địa mới ở phía tây, nằm ngay sau Bản Kéo. Ờ phía đông - nam, đại đội lựu pháo 805 cũng cơ động từ trên núi Pú Hồng Mèo xuống gần Hồng Cúm.

Nava đã lập tức có mặt ở Hà Nội sau trận Him Lam. Không khí bi quan tràn lan sở chỉ huy. Khắp nơi tiếng xì xào: "Số phận Điện Biên Phủ đã được quyết định". Cônhi chuyển cho Nava những bức điện của Đờ Cát gửi về đầy giọng điệu bi quan. Ngoài việc ném thêm cho Đờ Cát hai tiểu đoàn dù và cố gắng bảo đảm việc tiếp-tế lương thực, đạn dược hàng ngày, Cônhi không biết làm gì hơn. Tình hình Điện Biên Phủ đã trở nên bế tắc. Cônhi chỉ còn khuyên Đờ Cát cố cầm cự đến mùa mưa, thời tiết sẽ buộc đối phương phải đình hoãn cuộc tiến công. Để động viên binh đoàn đồn trú, Cônhi tới "thăm" bằng cách dùng máy bay lượn trên tập đoàn cứ điểm ngoài tầm với của pháo cao xạ, nói những lời khích lệ qua vô tuyến điện. Và Nava lúc này cũng không biết nên làm gì .

Nava cay đắng cho rằng mình đã bị đánh lừa. Cônhi đánh giá sai hoàn toàn những khả năng của đối phương.

Anh ta là pháo thủ mà không biết cả cách sử dụng pháo, để pháo của tập đoàn cứ điểm bị đối phương đè bẹp.

Không quân trong tay anh ta cũng trở thành vô dụng, không hề ngăn cản được đoàn người đông như kiến suốt ngày đêm tiến lên Điện Biên Phủ tiếp tế đủ mọi thứ cho những người đang bao vây. Giá Cônhi biết nghe lời mình tăng thêm cho Điện Biên Phủ từ ba tới năm tiểu đoàn thì trận đánh có cơ may không xảy ra !

Giữa lúc đó Cônhi lại yêu cầu tổng chỉ huy, trong vòng 8 ngày, phải trả về trước cho Bắc Bộ hai trong ba binh đoàn cơ động đã lấy đi cho mặt trận Trung Lào, với lý do để tránh một thảm họa chăng sắp diễn ra ở đồng bằng. Cônhi lập luận rằng ở đồng bằng Bắc Bộ địch có một đại đoàn 320 nguyên vẹn và sáu trung đoàn độc lập, tổng cộng 39 tiểu đoàn cơ động, trong khi mình chỉ có 27 tiểu đoàn cơ động, kể cả lực lượng cơ động của địa phương, mà phần lớn những đơn vị này đều phải phân tán để bảo vệ phòng tuyến Đờ Lát và nhiều sân bay, những chiếc cầu và làng mạc. Nava cho là Cônhi lợi dụng tình hình khó khăn bắt bí mình. Cônhi thiển cận không hiểu rằng nếu thất bại ở Điện Biên Phủ thì átlăng chmh là sự cứu nguy duy nhất trong tình hình bi đát hiện nay.

Nava và Cônhi cùng ở trong thành Hả Nội, người trên gác, người dưới nhà, nhưng không thể trực tiếp nói chuyện với nhau, mọi sự trao đổi đều qua giấy tờ hoặc những viên phụ tá.

Nhà trắng vẫn chưa đánh giá được nhưng gì đang diễn ra ở Điện Biên Phủ. A1xenhao thắc mắc tại sao Đờ Cát để mất các trung tâm đề kháng ở phân khu bác mà không phịu giành lại ! Thủ tướng Pháp Plêven thấy cần thông báo gấp tình hình cho người Mỹ trước khi quá muộn. Ngày 20 tháng 3 năm 1954, Tổng tham mưu trưởng Pháp Êly, một người được coi là có quan hệ tốt với Mỹ, được phái sang Oasinhtơn.

Êly phát biểu công khai: "Pháp không thể thắng được với phương tiện hiện có trong tay" và yêu cầu Mỹ tăng cường giúp đỡ vũ khí, đặc biệt là máy bay ném bom B.26, và can thiệp bằng không quân.

Ngày 22 tháng 3, Ngoại trưởng Mỹ Đa lét vẫn tuyên bố một cách lạc quan "không một lý do nào bác bỏ kế hoạch Nava đã thấy trước thắng lợi".

Trong thời gian ở Mỹ, Êly được gặp Tổng thống Mỹ, làm việc với bộ trưởng Ngoại giao, giám đốc C.I.A, chủ tịch Hội đồng liên quân, và đặc biệt tham dự cả một cuộc họp của Hội đồng tham mưu trưởng Hoa Kỳ vốn không dành cho sĩ quan nước ngoài. Êly đã nói rõ tình hình bế tắc ở Điện Biên Phủ. Những người Mỹ đều chăm chú lắng nghe, nhưng không đưa ra bất cứ lời hứa hẹn nào cụ thể. Êly cố vớt vát bằng cách mô tả sức mạnh ghê gớm của pháo cao xạ do Trung Cộng và Nga Xô đã viện trợ cho Việt Minh ở Điện Biên Phủ. Chủ tịch Hội đồng liên quân Mỹ Rát pho (Radford) nói xa xôi với Êly:

có thể có được một hành động can thiệp hạn chế trong thời gian nhất định của không lực Hoa Kỳ nhằm loại trừ lực lượng cao xạ của Việt Minh, nếu Hoa Kỳ được chmh phủ Pháp yêu cầu.

Không phải nhà cầm quyền Mỹ thờ ơ với tình hình nguy hiểm ở Điện Biên Phủ. Trong bộ hồi ký "Những năm ở Nhà trắng" (The White House Years), A1xenhao đã viết: "Đầu năm 1951, vấn đề Đông Dương đã được tôi lưu ý đến một cách mạnh mẽ khi tôi làm tư lệnh đồng minh quân đội NATO với tổng hành dinh đóng tại Pa ri". Trong chiến tranh lạnh giữa Tây và Đông, chiến tranh Đông Dương được A1xenhao coi như "một cuộc chiến đấu giữa các lực lượng không cộng sản với chủ nghĩa cộng sản". Để giúp Pháp thực hiện kế hoạch Nava, viện trợ Mỹ đã tăng từ 269 tỷ trọng Pháp lên 420 tỷ, chiếm 75% chi phí chiến tranh ở Đông Dương. A1xenhao đã chỉ thị thành lập một ủy ban dặc biệt gồm thứ trưởng quốc phòng Rô giơ (Roger Kýes), các tham mưu trưởng liên quân, và cục trưởng CIA Len Đa lét (Allen Dulles) để nghiên cứu những biện pháp mới nhằm yểm hộ cho kế hoạch Nava... Nhưng lúc này Mỹ vừa ra khỏi chiến tranh Triều Tiên, nên thấy cần cân nhắc đối với một cuộc phiêu lưu mới ở Đông Dương nếu chưa có chuẩn bị. Sau khi Êly quay về Pa ri thì Mỹ thay đổi thái độ.

Ngày 27 tháng 3 năm 1954, Đa lét đọc ở Niu Oóc một bài diễn văn về đường lối chinh trị của Hoa Kỳ, tuyên bố "muốn ngăn chặn người ta áp đặt chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á cần có một hành động phối hợp. Điều này có thể chứa đựng những nguy cơ nghiêm trọng. Nhưng chúng sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với những nguy cơ mà chúng ta sẽ phải vượt qua trong những năm tới nếu chúng ta không chứng tỏ bằng những quyết định ngay bây giờ". Đa lét còn nhân lại ngày 24 tháng 3, Tổng thống A1xenhao đã tuyên bố Đông Nam A là một "tiên nghiệm quan trọng" cho thế giới tự do.

Đa lét đã được Aixenhao bật đèn lanh cho một hành động ở Đông Dương. Chính quyền Pháp lại có cái để trông nhờ.

Tử sau khi mất phân khu bắc, địch hoàn toàn giữ thế 1 phòng ngự. Những trận phản kích chỉ nhằm ngăn cản không cho trận địa chiến hào của ta tiến vào gần.

Chúng tập trung vào việc tổ chức lại việc phòng thủ ở phân khu trung tâm, củng cố công sự, bố trí thêm vật cản, làm những đường hào nối liền các trung. tâm đề kháng để tránh pháo ta khi cấn di chuyển, yêu cầu Hà Nội tăng viện người, vũ khí. Hy vọng của địch vẫn là lợi dụng ưu thế về địa hình và binh lực, vũ khí tập trung để đánh bại cuộc tiến công của ta như không đã làm được ở Nà Sản. - Địch tăng cường hoạt động của thổ phỉ tại Sơn La để phá hoại hậu phương chiến dịch của ta. Trung tuần tháng Ba, Bộ Tổng tham mưa phải điều trung đoàn 9 từ Phú Thọ lên Sơn La và đưa trung đoàn 176 tánh khỏi đội hình chiến dịch lên Lai Châu tiễu phỉ. Ta diệt và bắt sống 700 tên, thu nhiều súng đạn. Địch vẫn cố bảo vệ sân bay Mường Thanh bằng mọi giá Đường ghi bị đại bác phá hỏng lập tức được chữa lại Việc hạ cánh xuống sân bay Mường Thanh ban ngày không thể tiếp tục. Hệ thống chiếu sáng đã bị pháo ta bắn hỏng. Ban đêm, máy bay hạ cánh theo dấu hiệu duy nhất là những ngọn đèn dầu đặt ở đầu đường băng.

Chúng cần vận chuyển cho binh đoàn đồn trú những thứ tối cần thiết không thể thả bằng dù, và di tản thương binh đã làm cho những căn hầm cứu chữa dưới lòng đất bên bờ sông Nậm Rôm trở nên ngột ngạt. Nhưng do chiến hào của ta đã vào gần, đặc biệt là sự tiếp cận của súng máy phòng không, những cuộc hạ cánh ban đêm trở nên hết sức khó khăn.

Pháo cao xạ của ta đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với những viên phi công tước đó vẫn coi khoảng không là nơi tuyệt đối an toàn. Các loại máy bay chiến đấu vận tải, kể cả những siêu pháo đài bay của Hoa Kỳ liên tiếp bị bắn rơi trên bầu trời Điện Biên Phủ.

Béena Phôn gọi đó là "cuộc tàn sát những máy bay" (le massacre des avions). Khôn viết: "Ngày 15, hai chiếc máy bay tiêm kích - ném bom đang được sửa chữa ở Điện Biên Phủ thử chi viện cho Gabơrien đang bị tiến công. Nhưng vừa rời khỏi sân bay nó đã gặp một luồng đạn cao xạ rất dữ dội và rất trúng đính. Cả hai chiếc vội trút bom xuống cánh sân bay khoảng 6-7 kilômét.

Nhưng chiếc thứ nhất vẫn trúng đạn nổ tan trên bầu trời, viên phi công Ali Sahraoui, thuộc phi đội chiến đấu 2122 Languedoc chết ngay. Chiếc thứ hai thoát chết nhưng trong ngày hôm đó, viên phi công thứ hai điều khiển một máy bay ném bom của hạm đội 11 F của hải quân bị chết trong khi bổ nhào thả bom"...

"Chiều 26 tháng 3, một chiếc đakôta do đại úy Bơglin (Boeglin) lái bị bắn hạ ở phía tây Huy ghét, nhưng phi hành đoàn thoát chết. Chiếc máy bay cháy như một ngọn lửa hỏa thiêu khổng lồ trong nhiều giờ. Ngày 17, lúc 7 giờ, đại úy đáctigơ (Dartigues) hạ cánh thành công chiếc đakôta số 267... Sau khi hạ cánh xuống Hà Nội an toàn, anh quay lại chuyến thứ hai thì bị bắn rơi lúc 10 giờ tại phía nam Êlian 3. Phi hành đoàn (7 người) đều chết... 17 giờ 50, một chiếc đakôta trong đội vận tải 2/63 Sénégal đâm đầu xuống đất ở phía tây "Claudine" cháy như một bó đuốc... toàn bộ phi hành đoàn đều chết".

Nếu như thời gian xây dựng trận địa đợt 1 kéo dài hơn một tháng, thì đợt 2 ngắn hơn nhiều. Chỉ sau mười ngày lao động và chiến đấu gian khổ, trận địa tiến công và bao vây của ta đã cơ bản hoàn thành. Trên một trăm kilômét đường hào cùng với hàng vạn hầm hố bao kín trận địa trưng tâm của địch. Những đường hào đặt sân bay và sở chỉ huy Đờ Cát trong tầm bắn súng cối của trung đoài và tiểu đoàn bộ binh ta.

Ta chính thức chấp nhận sự thách thức từ lâu của kẻ thù, chấp nhận một trận đánh "mặt đối mặt".

Bên cạnh tập đoàn cứ điểm cũ của địch đã có một ,tập đoàn cứ điểm" thứ hai, một tập đoàn cứ điểm di động.

Hình thái chiến tranh trận địa bạt đầu xuất hlệ l tại Điện Biên Phủ.

Có những người đã viết về chiến tranh chiến hào là nó thường xuất hiện khi lực lượng đôi bên đối địch không chênh lệch, không thể tiêu diệt nhau, và cũng là lúc họ không còn muộn mở những cuộc tiến công.

Những người lính đôi bờ chiến tuyến đứng nhìn nhau, đôi lúc quên cả ác cảm, và trở thành những người bạn chốc lát. Trong trường hợp của chúng ta không có gì giống như vậy.

Các nhà lý luận quân sự thường cho rằng: kẻ mạnh bao giờ cũng chọn cách tấn công, cũng như kẻ yếu bao giờ cũng chọn cách phòng ngự. Ở đây, Pháp là kẻ mạnh, chúng là quân đội nhà nghề, có trong tay mọi thứ vũ khí hiện đại: không quân, tàu sân bay, xe tăng, pháo 155 ly..., nhưng chúng lại chọn cách phòng ngự!

Không phải kẻ địch mù quáng. Chúng biết với những ưu thế hiện nay chưa thể thắng ta trên chiến trường rừng núi. Với sự lựa chọn này, chiếm những điểm cao khống chế, xây dựng trận địa phòng ngự vững chắc, sức mạnh của chúng sẽ tăng gấp bội... Còn chúng ta là kẻ yếu, về cơ bản chỉ là một quân đội bộ binh đơn thuần, nhưng lại chọn cách tiến công!

Lịch sử đã đưa hai đội quân tới trận đánh quyết định tại một nơi không hẹn trước là Điện Biên Phủ, trên cánh đồng Mường Thanh. Chúng ta đã chọn hình thức tác chiến bằng trận địa bao vây và tiến công.

Cũng là những đường hào, những ụ súng, hầm hố, nhưng trận địa ta và địch có những tính chất hoàn toàn khác biệt. Trận địa địch mang tính phòng ngự tuyệt đối.

Còn trận địa ta mang tính tiến công. Một bên hoàn toàn cố định, một bên vẫn có tmh cơ động. Trận địa của ta không ngừng phát triển. Nó không chỉ là chiến tuyến, cung cấp nơi ẩn náu an toàn của bộ đội. Nó tạo điều kiện cho ta tiếp cận đễ dàng các cứ điểm địch, tung ra những đòn tiến công bất ngờ, cho phép ta đối phó hữu hiệu với những cuộc phản kích, cũng như rút lui an toàn khi cấn kết thúc trận đánh, giúp cho cán bộ, chiến sĩ có những sáng tạo bất ngờ trong quá trình chiến đấu.

Người ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt của trận địa ta và trận địa địch trên chiến trường.

Trận địa địch là những đường hào, hầm hố đỏ quạch, bố trí rất tập trung, khép kín, nằm chết cứng giữa rừng dây thép gai mau chì và bãi mìn, chi chít những chiến dù sặc sỡ. Trận địa ta là một đường hào trục chạy dải ngút tầm mắt bao quanh trận địa địch, không có vật cản, thuần một màu đất đỏ tươi, bên trong có nhiều nhánh vươn về phía trận địa địch, trong quá trình phát triển tự nó lại mọc thêm những nhánh mới. Vòng dây khổng lồ, sinh sôi nhanh chóng này, chính là cái sẽ quyết định số phận của con nhím thép Điện Biên Phủ.

Địch đã phản ứng rất mạnh trước sự phát triển những đường hào, gay gắt hơn cả khi những trung tâm đề kháng của phân khu bậc nối tiếp nhau sụp đổ. Điều đó chứng tỏ chúng ta đang tiến bước trên con đường chiến thắng.

Về sau chúng ta biết, thời gian này, tại sở chỉ huy của Cônhi ở Hà Nội, một số sĩ quan có tuổi khi xem những bức ảnh máy bay chụp hàng ngày về sự phát triển nhanh chóng những chiến hào của ta, đã liên tưởng tới cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất 1914 - 1918 mà họ đã tham dự. HỌ lưu ý Cônhi phải chuẩn bị ngay cho Đờ Cát tư tưởng đối phó với chiến tranh chiến hào (guerre de tranchée). Như họ đã biết, mìn và vũ khí chống mìn là đặc điểm của loại chiến tranh này.

Cônhi ra lệnh ngay cho Đờ Cát chuẩn bị một cuộc chiến bằng chiến hào. Chiều ngày 22 tháng 3, Đờ Cát thông báo bằng điện riêng cho Cônhi là mình không có chuyên gia và cũng không có dụng cụ công binh để tiến hành loại chiến tranh này. Ngày hôm sau, Đờ Cát lại điện yêu cầu Cônhi cung cấp cho mình những nguyên tắc về tổ chức trận địa, làm thành bốn bản, và những tài liệu khác liên quan tới chiến tranh chiến hào. Ngày 23, Cônhi ra lệnh cho Đờ Cát hãy nối tất cả những cứ điểm bằng đường hầm bảo đảm sự liên lạc giữa chúng, đặt mìn, đặt bẫy vào đường hào của đối phương, và dùng lực lượng nhỏ tuần tiễu những đường hào kẻ địch mới đào. Thực ra, Đờ Cát đã làm những việc này với tất cả khả năng của mình, và không có vật liệu phương tiện, kể cả sức lực để làm tiếp những con đường hầm mà Cônhi đã ra lệnh !

- Từ mọi hướng, chiến hào của chúng ta vẫn phát triển một cách vững chắc tới gần trận địa trung tâm của địch.

Theo đúng kế hoạch, nó đã tiến vào những trung tâm đề kháng mục tiêu của đợt tiến công sắp tới. ở phía đông, nó đã vào gần các cao điểm E, D1, C1, A1. ở phía tây, ngày 24 tháng 3, một mũi chiến hào chỉ còn cách hàng rào dây thép gai 106, thuộc cụm cứ điểm trực tiếp bảo vệ sân bay Mường Thanh, 50 mét.

VÒNG Vây trận địa chiến hào hình thành đã khiến kẻ địch không còn khả năng rút lui, cũng như khó đưa thêm một số lớn quân tăng viện. Quân địch đứng trước sự thất bại chắc chắn, vì sớm muộn con đường tiếp tế bằng máy bay cũng bị cắt đứt.

Trận địa chiến hào của ta đã phá vỡ cấu trúc cơ bản của tập đoàn cứ điểm, tách hoàn toàn phân khu Hồng Cúm khỏi khu trung tâm. Từ lúc này Đờ Cát không thể trông chờ sự cứu viện của những tiểu đoàn đóng ở phía nam cánh đồng Mường Thanh.

Nghiên cứu cách bố trí của phân khu trung tâm, chúng ta thấy rõ trận Điện Biên Phủ sẽ được quyết định trên những cao điểm ở phía đông, bên tả ngạn sông Nậm rốm. TẠI đây nổi lên một dãy đồi chạy từ bắc xuống nam, hai bên đường 41 và dọc theo bờ sông. Những trái đồi này khống chế toàn bộ phân khu trung tâm, trong đó có sở chỉ huy Đờ Cát, các trận địa pháo và sân bay. Địch đã tận dụng lợi thế của dãy đồi, tổ chức thành một khu vực phòng ngự then chốt với hai trung tâm đề kháng mạnh là Đôminích và Êlian. Mỗi trung tâm gồm nhiều cứ điểm. Những cứ điểm này một phần nằm trên những quả đồi, một phần nằm dưới cánh đồng bên bờ sông. Nhưng quan trọng hơn cả là những cao điểm. Nếu những cao điểm này bị ta chiếm thì những cứ điểm phía dưới không thể tồn tại, và toàn bộ cát cứ điểm trên cánh đồng bên kia sông Nậm Rộm cũng sẽ bị đc dọa vì hỏa lực bắn thẳng của ta, đặc biệt là pháo binh.

Chủ trương của Đảng ủy Mặt trận trong đợt 2 là tập trung ưu thế binh hỏa lực đánh chiếm đồng thời các cao điểm phía đông. Trong số này, có 5 cao điểm quan trọng. Đó là các cao điểm E, D1 thuộc trung tâm đề kháng Đôminích, và các cao điểm C1, C2, A1 thuộc trung tâm đề kháng Êlian. Đôminích 1 và Đôminích 2 nằm hai bên đường 41 là những cao điểm cao nhất ở phía bắe, khoảng 70 mét so với mặt đất, trực tiếp kiểm soát sân bay và hai trận địa pháo 105 ở dưới phân đồi.

Êlian 2 ở đầu cùng phía nam, thấp hơn, khoảng 40 mét, nhưng lại đặc biệt quan trọng vì ở sát ngay khu trung tâm, rất gần sở chỉ huy của Đờ Cát. Êlian 1 và liên 4 tiếp giáp với Êlian 2 về phía bắc, là những đồi nhỏ thấp, nhưng đều ở sát khu trung tâm. Các cao điểm E, D1, D2, C1, A1 nằm ở vòng ngoài, liền kề với trận địa tiến công của ta. Những cao điểm khác D3, C2... nằm ở phía trong.

Địch đã thấy rõ một đợt tiến công mới của ta đang nhắm vào dãy đồi phía đông qua những mũi chiến hảo.

Sáng ngày 30 tháng 3, Lănggơle tới trực tiếp kiểm tra sự bố phòng ở khu đông. Tại trung tâm đề kháng đômimch có tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 Angiêri, một đại đội Thái, 1 đại đội pháo 105. Lănggơle không hài lòng khi nhận thấy sườn bên trái của Đôminích 2 do một đơn vị Thái bảo vệ. Lănggơle quyết định chuyển đơn vị Thái này vào phía trong, đưa . một đại đội Angiêri đóng ở Đôminích 1 sang thay thế, và điều một đại đội của tiểu đoàn dù 5 tới Đôminích 1 điền vào chỗ đại đội được rút đi Tại trung tâm đề kháng Êlian, Lănggơle cảm thấy yên tâm. Tiểu đoàn 1 trung đoàn bộ binh Ma rốc số 4 phòng ngự tại đây với sự hỗ trợ của những tiểu đoàn dù do Bi gia trực tiếp chỉ huy. Lănggơle quyết định tăng cường cho Êlian 2 ở nơi đầu sóng ngọn gió một đại đội của tiểu đoàn lê dương dù 6. Đại bộ phận lực lượng phản kích của tập đoàn cứ điểm, gồm tiểu đoàn dù thuộc địa số 6,. tiểu đoàn dù ngụy số 5, một đại đội của tiểu đoàn dù xung kích số 8, hai đại đội người Thái, và những lực lượng còn lại của tiểu đoàn Thái số 2 khoảng nửa tiểu đoàn, đều được tập trung tại Êlian.

Ngoài ra còn một đại đội công binh. Khi trận đánh nổ ra những đơn vị này sẽ tiến hành phản kích ngay mà không cần vượt qua cầu thường xuyên bị pháo binh địch đc dọa. Lănggơle hài lòng với quyết định của mình, trước khi ra về chỉ thị cho các đơn vị đúng 18 giờ chiều nay phải cho mọi người ăn một bữa cơmn nóng.

Nhiệm vụ đề ra cho đợt tiến công thứ hai là: đánh chiếm các cao điểm phòng ngự phía đông của khu trung tâm, thắt chặt trận địa tiến công và bao vây, khống chế đi đến đánh chiếm sân bay, hạn chế đi tới triệt hẳn đường tiếp tế, tiếp viện của định, tính cực tiêu diệt và tiêu hao sinh lực địch, thu hẹp phạm vi chiếm đóng và vùng trời của chúng, tạo điều kiện chuyển sang tổng công kích. Nếu tình hình phát triển thuận lợi, ta sẽ chiếm đại bộ phận khu đông của địch.

Để tạo điều kiện cho các đơn vị tiến công các cao điểm, ta chủ trương dùng những mũi thọc sâu vào khu đông tập đoàn cứ điểm, đánh trận địa pháo và những đơn vị cơ động nằm bên tả ngạn sông Nậm Rôm, đặt quân địch trên các cao điểm vào thế bị uy hiếp cả trước mặt và sau lưng. Ta dự kiến đợt tiến công thứ hai có tính quyết định đối với chiến dịch.

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Chương 10

DÃY CAO ĐIỂM PHÍA ĐÔNG

Mười ngày sau khi về dự hội nghị sơ kết thắng lợi đợt 1, ngày 27 tháng 3, các cán bộ từ trung đoàn trở lên lại quay về sở chỉ huy Mường Phăng, nhận nhiệm vụ tác chiến đợt 2. Nhiệm vụ cụ thể trao cho từng đơn vị như sau:

- Đại đoàn 312, được phối thuộc hai đại đội sơn pháo 75, hai đại đội súng cối 120, một đại đội súng cối 82 có nhiệm vụ tiêu diệt các cao điểm E (Dominique 1), D1 (Dominique 2), D2 (Dominique 3) thuộc trung tâm đề kháng Đôminích, và dùng một đơn vị thọc sâu đánh vào vị trí pháo binh địch ở cao điểm 210 (Dominique 6), và tiểu đoàn dù 5 hoặc tiểu đoàn dù 6 cơ động ở khu vực này.

- Đại đoàn 316 (thiếu một trung đoàn), được phối thuộc hai đại đội sơn pháo 75, hai đại đội súng cối 120 ly có nhiệm vụ tiêu diệt các cao điểm A1 (Eliane 2), C1 (Eliane 1), C2 (Eliane 4) thuộc trung tâm đề kháng Êlian, và phối hợp với các đơn vị khác tiêu diệt lực lượng dù cơ động.

- Đại đoàn 308 có nhiệm vụ dùng hỏa lực kiềm chế pháo binh địch ở tây Mường Thanh, dùng bộ đội nhỏ tích cực dương công các cứ điểm 106 (Huguette 7) và 311 (trong cụm Huguette) ở phía tây, cử một tiểu đoàn tham gia bộ phận thọc sâu vào tung thâm khu đông, tiêu diệt tiểu đoàn ngụy Thái số 2, trận địa pháo binh, phối hợp với trung đoàn 98 của 316 tiêu diệt lực lượng dù cơ động.

- Trung đoàn 57 của đại đoàn 304, được phối thuộc tiểu đoàn 888 (đại đoàn 316), một đại đội lựu pháo 105, một đại đội súng cối 120, 18 khẩu trọng liên cao xạ 12,7 ly, có nhiệm vụ kiềm chế các trận địa pháo binh địch ở Hồng Cúm, chặn quân tiếp viện từ Hồng Cúm lên Mường Thanh, và đánh quân nhảy dù ở xung quanh và phía nam Hồng Cúm.

- Đại đoàn 351 trực tiếp yểm hộ bộ binh tiến công các cứ điểm: A1, D1, C1, E, chế áp pháo binh địch, sát thương và tiêu diệt một lực lượng cơ động địch ở tung thâm phía đông Mường Thanh, kiềm chế pháo binh địch.

Riêng trung đoàn pháo cao xạ 367 yểm hộ đắc lực cho bộ binh và pháo binh chiến đấu cả ngày và đêm.

So sánh về bộ binh trong đợt tiến công này, địch: 1 ta: 3,6 (5/18 tiểu đoàn). Nếu so với đợt 1 thì mức huy động lực lượng của ta lần này cao hơn. Nhưng mục tiêu cũng nhiều hơn, ngoài năm mục tiêu chính là năm cao điểm phía đông, còn những mục tiêu thứ yếu khác: đánh lực lượng dù cơ động, trận địa pháo.

Đây là trận công kiên có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Khi mở đầu chiến dịch ta mới chỉ đánh từng trung tâm đề kháng, từng tiểu đoàn đóng riêng lẻ, lần này ta đánh vào một khu vực gồm nhiều trưng tâm đề kháng với nhiều tiểu đoàn.

Hội nghị trao nhiệm vụ diễn ra trong không khí hào hứng. Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn, các trung đoàn trưởng Hoảng Cầm, Quang Tuyến, Lê Thùy còn mang khí thế của những chiến thắng vừa qua, báo cáo kế hoạch đánh các cao điểm D và E với sự tin tưởng sẽ lảm tròn nhiệm vụ. Riêng đồng chí Lê Trọng Tấn hơi băn khoăn cho các đơn vị làm nhiệm vụ thọc sâu.

Trước cuộc họp, đại đoàn trưởng 316 Lê Quảng Ba nói riêng với tôi: "Trung đoàn trưởng 98 Vũ Lăng đề nghị được đánh A1, nhưng đại đoàn phải trao cho Nguyễn Hữu An, vì trung đoàn 174 là đơn vị chủ công".

A1 được đánh giá là vị trí quan trọng nhất trong đợt tiến công này. Hai trung đoàn 174 và 98 mới bước vào chiến đấu đều còn sung sức. Trung đoàn trưởng 174 Nguyễn Hữu An đã hai lần tham gia tiêu diệt Đông Khê, trình bày phương án đánh A1, trả lời mọi câu. hỏi một cách rõ ràng, chứng tỏ đã có nhiễu kinh nghiệm công kiên. Cuối cùng, tôi hỏi:

- Đồng chí có gì đề nghị với Bộ chỉ huy chiến dịch không !

- A1 là vị trí rất cứng mà trên chi viện có 100 viên đạn pháo 105, như vậy ít quá.

Tôi nói vui:

- Được cho cậu thêm 5 viên nữa !

Mọi người cười ồ. Đạn pháo 105 đã thành vấn đề nan giải. Ta đang tính cách chuyển một số đạn chiến lợi phẩm từ mặt trận Trung Lào ra, nhưng đường quá xa, và cũng không được bao nhiêu.

Tôi muốn gặp các đồng chí chỉ huy trước lúc ra về. Anh em lần lượt tới căn lán nhỏ nơi tôi làm việc.

Nguyễn Hữu An và Vũ Lăng cùng bước vào. Vũ Lăng người bé nhỏ nhưng rắn chắc, có hàm râu quai nón và nụ cười tươi, từ trung đoàn Thủ đô của 308 mới chuyển sang 316. Cả hai đều là những cán bộ chiến đấu dày dạn, đã chỉ huy nhiều trận công kiên, có những trận thành công xuất sắc. Tôi nói:

- Các đồng chí báo cáo quyết tâm đi !

Hai người đều hứa sẽ kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Tôi hỏi tiếp tình hình tổ chức chiến đấu, tư tưởng bộ đội tình hình đoàn kết nội bộ, và đồng chí chỉ huy đại đội chủ công thế nào... Các anh đều trả lời rất tốt. Tôi lại hỏi:

- Các đồng chí có tin tưởng không!

Vũ Lăng nhanh nhảu:

- Báo cáo anh, tin tưởng là làm được.

- Đánh C1 trong bao lâu!

- Xin anh 45 phút.

- Có thể để hẳn cho đồng chí một tiếng.

Tôi quay sang Nguyễn Hữu An :

- Còn A1 ! Đồng chí cần bao nhiêu thời gian !

Mức thời gian Vũ Lăng đặt cho đơn vị mình làm chi Nguyễn Hữu An hơi lúng túng.

- A1 khó hơn, hai tiếng, đồng chí làm được không !

Nguyễn Hữu An vui vẻ đáp:

Báo cáo: Làm được.

Tôi nói thêm về tính chất quan trọng của A1, nhắc đơn vị chú ý hoàn thành việc xây dựng trận địa xuất phát xung phong cho tốt, và làm kế hoạnh phối hợp thật chu đáo.

Tôi nói với Vũ Lăng:

- C1 cũng rất quan trọng. Tiêu diệt được cứ điểm này trung đoàn 98 sẽ tiến một bước dài trong chiến đấu công kiên. Đồng chí còn điều gì băn khoăn không ?

Vũ Lăng đỏ mặt rồi nói:

- Kể ra, Bộ cho được "tí pháo" thì tốt.

Lần này đánh nhiều cứ điểm một lúc, pháo của ta không thể chia đều, trong kế hoạch đánh C1, đơn vị Vũ Lăng không có pháo yểm hộ.

Tôi cười vỗ vai Vũ Lăng:

- Đơn vị cậu sẽ có 2 khẩu 75 đi cùng, và 30 pháo pháo 105 yểm hộ.

Vũ Lăng vui sướng:

- Thế thì xin cam đoan giữ đúng lời hứa với anh.

Sau đó, cơ quan tham mưu thông báo với Vũ Lăng, ngoài pháo 75, Bộ sẽ phối thuộc thêm cho 98 cả một số súng cối 120 ly.

MƯA dầm dễ mấy ngày liền. Chúng tôi lo mùa mưa năm nay đến sớm. Tới ngày nổ súng thì mưa tạnh.

Lợi dụng trời còn nhiễu mây, từ sáng, trợ chiến các đơn vị đã ra chiếm lĩnh vị trí. Buổi trưa, bộ binh xuất phát.

Trận địa chiến hào của ta đã bò tới chân các cao điểm. Mặc dù quân địch những ngày gần đây đã nhiều lần dùng bom, đại bác đánh phá và đưa quân ra san lấp chiến hào, nhưng trận địa của ta vẫn được duy trì, và lúc này đã chứng tỏ giá trị của nó. Bộ đội ta vào gần đồn, địch vẫn chưa biết.

* 18 giờ ngày 30 tháng 8 năm 1954, đợt tiến công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu.

Các cao điểm phía đông, một số vị trí bảo vệ sân bay ở phía tây, các trận địa pháo và khu vực quân cơ động địch chìm trong khói lửa. Cũng như đợt tiến công thứ nhất, suốt nửa giờ đầu, pháo binh địch không thể lên tiếng.

Những giờ đầu cuộc chiến đấu tiến triển khá thuận lợi Tại cao điểm C1, lần đầu ta mở rào bằng đạn phóng bộc lôi. Các pháo thủ bắn rất chính xác. Bộc lôi nổ phá tung từng đoạn rào. Khi pháo chuyển làn, các chiến sĩ bộc phá chỉ còn giải quyết nốt những đoạn sót lại. Sau 5 phút tiểu đoàn 215 của 98 đã dọn xong cửa mở qua bảy lần rào dây thép gai. Chớp thời cơ hỏa lực địch đang còn tê liệt tiểu đoàn trưởng Bùi Hữu Quán hạ lệnh xung phong. Đường dây điện thoại với trung đoàn bị đứt. Nghc tiếng súng bộ binh nổ trên cứ điểm, trung đoàn ra lệnh cho pháo chuyển làn. Chỉ bằng một đợt xung phong mạnh, trong 10 phút, đại đội 38 đã chiếm được chiếc lô cốt nằm trên mỏm đất cao nhất nhô lên trên đỉnh đồi, được anh em gọi là mỏm Cột Cờ. Tiểu đội trưởng mũi nhọn Nguyễn Thiện Cải câm lá cờ Quyết chiến Quyết tháng lên nóc sở chỉ huy của địch. Quán địch dồn về những lô cốt ở khu vực phía tây, gọi pháo bắn vào trận địa ta. Các chiến sĩ xung kích dùng lưỡi lê, lựu đạn lao lên đánh giáp lá cà, đập tan ba đợt phản kích của địch.

Trận đánh diễn ra đúng 45 phút. Toàn bộ một đại đội 140 tên địch thuộc tiểu đoàn 1 trung đoàn 4 Ma rốc bi tiêu diệt hoặc bắt sững. Số thương vong của ta là 10 người.

Trung đoàn trưởng Vũ Lăng báo cáo về đầu tiên: "98 đã chiếm hoàn toàn C1". Tôi gửi điện khen trung đoàn 98 và thưởng huân chương Quân công hạng ba cho tiểu đoàn 215 vì đã hoàn thành nhiệm vụ nhanh và gọn nhất mặt trận.

Tại cao điểm E, pháo ta nổ đúng lúc diễn ra cuộc thay quân giữa một đại đội của tiểu đoàn 3 Angiêri với đại đội của tiểu đoàn dù 5 tới thay thế theo lệnh của Lănggơle ban sáng. Binh lính với đay đủ trang bị đang tập trung dọc giao thông hào không có hầm trú ẩn tháo chạy xô vào nhau. Đại đội cối hạng nặng nằm giữa vị trí chưa kịp bắn loạt đạn nào đã bị pháo ta tiêu diệt. Hai mũi tiến công của tiểu đoàn 16 và tiểu đoàn 428 mở cửa qua hàng rào dây thép gai và bãi mìn nhanh đến mức những loạt đạn bắn chặn của địch đều rơi khá xa phía sau các chiến sĩ xung kích. Sau một giờ xung phong áp đảo quân địch, bộ đội ta chiếm toàn bộ cứ điểm. Anh em khẩn trương tổ chức phòng ngự và dùng súng ĐKZ, đại liên, súng cối chi viện cho mũi thọc sâu của trung đoàn phát triển, đồng thời khống chế trận địa pháo của địch đặt trên cao điểm 210 ở phía dưới.

* 19 giờ 45 phút, trung đoàn trưởng Quang Tuyến báo cáo hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt đồi E.

Tại cao điểm D1, thời gian mở cửa đột phá cũng diễn ra nhanh. Chỉ sau 5 phút, ở hướng chmh, tiểu đoàn 166 đã phá xong ba lượt hàng rào và xung phong vào căn cứ.

Bộ đội ta nhanh chóng chọc sâu chia cắt đội hình địch ra từng mảng để tiêu diệt. Chiến sĩ thi đua Trần Can, vừa được đề bạt trung đội trưởng, một lần nữa lại băng lên cùng với tiểu đội đi đầu chiếm từng ụ súng, từng góc chiến hào. Tuy nhiên, ở hướng phụ, giao thông hào ta đào đã bị địch lấp mất 50 mét, tiểu đoàn 154 tiến vào gặp lầy, mở cửa chậm bị hỏa lực trong đồn khống chế, phải mất gần một giờ mới lọt vào trong đồn. Viên đại úy Garăngđô (Garandeau), chỉ huy tiểu đoàn 3 Angiêri, bị pháo vùi chết trong hầm của sở chỉ huy. Sau hai giờ chiến đấu, ta chiếm toàn bộ đồi D1.

Những tên lính Bâc Phi, ngụy Thái sống sót từ đồi E và D1 tháo chạy hỗn loạn về phía sông Nậm Rôm.

* 20 giờ, trung đoàn trưởng Hoàng Cầm báo cáo hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt đồi D1.

Thừa thắng, đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn ra lệnh cho . lực lượng dự bị của 209, tiểu đoàn 130, đánh xuống cao điểm D2.

Chờ mãi vẫn chưa có tin A1 và các mũi thọc sâu. Hởi 316, đại đoàn trưởng Lê Quảng Ba báo cáo: từ đầu trận đánh không liên lạc được với 174 do đường dây điện thoại bị đại bác cắt đứt, đang cho nối lại. Chúng tôi đoán các đơn vị làm nhiệm vụ gặp khó khăn.

Trung đoàn 174 mất liên lạc với đại đoàn ngay tử giờ đầu không nhận được lệnh tiến công. Khi thấy trên những cao điểm khác tiếng súng của bộ binh đã nổ ran, trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An chủ động ra lệnh cho hỏa lực của trung đoàn bằn vào cứ điểm yểm hộ cho xung kích mơ cửa. Một nửa giờ đã trôi qua. Lúc này, pháo binh địch đã hồi sứe, bắn dữ dội vào cửa mở. Các lô cốt, ụ súng ở tiền duyên dồn đạn về phía các chiến s bộc phá đang lùa những ống thuốc nổ phá hàng rào.

Phải mất hơn nửa giờ, hai mũi tiến công của các tiểu đoàn 251 và 249 mới vượt qua một trăm mét rào và bãi mìn lọt vào đồn. Khi nghiên cứu A1 ta thấy địch đã dựa vào địa thế tự nhiên của quả đồi, bố trí công trình phòng thủ thành ba tuyến. Bên ngoài, ở tiền duyên là tuyến chống cự chủ yếu Tuyến trung gian có đặt trận địa hỏa lực. Trên đỉnh đồi là tuyến cố thủ và sở chỉ huy Trong cứ điểm có nhiễu tuyến chiến hào và giao thông hào liên hoàn. Tất cả các lô cốt và hầm trú ẩn đều có nắp đậy, chịu được đạn súng cối và pháo.

Lực lượng ta bị tổn thất nhiều khi vượt qua cửa mở.

Những tên lính Marốc và lê dương dù 1 dưới sự chỉ huy của Nicôla (Nicolas) thống cự quyết liệt. Ta và địch giành nhau từng ụ súng, từng ngách hào. địch lùi dần.

Tới đỉnh đồi, chúng biến đi sau một ụ đất cao. Giữa lúc ấy đại bác 105 tử Hồng Cúm và súng cối 120 tử Mường Thanh dồn dập trút xuống đỉnh đồi. Bộ đội bị thương vong nhiều vì đạn pháo. Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An quyết định đưa tiểu đoàn dự bị 255 vào chiến đấu. Lúc này cuộc chiến đấu trên những cao điểm khá đã kết thúc, địch dồn tất cả hỏa lực đại bác và súng cối vào A1 mong cứu vãn tình hình. Các đợt xung phong của tiểu đoàn 255 cũng không vượt qua hàng rào lửa đại bác.

Quá nửa đêm, cuộc chiến đấu tại A1 diễn ra giằng co. Ta và địch mỗi bên chiếm nửa đồi.

Tại Mường Thanh, Lănggơle điên đầu khi thấy hầu hết những ngọn đồi phía đông nhanh chóng bị tràn ngập. Lănggơle đã nghĩ tới sự thất thủ của khu trung tâm trong đêm. Đờ Cát nêu ý kiến cần tiến hành phản kích ngay. Nhưng Lănggơle thấy dù tình hình ra sao cũng phải đợi đến khi trời sáng. Những cuộc phản kích thất bại ở Bêatơrixơ và Gabơrien đã chứng tỏ không thể đưa một số tiểu đoàn dù đi thẳng đêm thiếu sự yểm hộ của xe tăng và không quân. Không riêng các cao điểm phía đông bị tiến công, một cứ điểm tiền tiêu của sân bác ở phía tây, Huy ghét 7, cũng đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt, khẩn cấp yêu cầu tăng viện (thực ra trong đêm đó, ta chỉ dương công ở 106 để làm phân tán sự đối phó của địch). Lănggơle kiên quyết khước từ vì cho rằng số phận của tập đoàn cứ điểm lúc này đặt trên những cao điểm phía đông. Giữa lúc đó, mất liên lạc với Nicôla. Lănggơle toan ra lệnh cho toàn bộ pháo bắn hủy diệt vào Êlian 2, thì Bi gia từ Êlian 4 dùng bộ đàm gọi về báo tin Nicôla vẫn còn bám giữ được Êlian 2, và sẽ tăng viện thêm cho Êlian 2 một đại đội của tiểu đoàn dù 6 để kéo dài cuộc chiến đấu tới sáng.

Như vậy, trên A1 lúc này địch có ba đại đội, nhưng đại đội 4 Ma rốc và đại đội dù lê dương 1 hầu như đã mất sức chiến đấu.

Phía đồi C1, tiểu đoàn 215 của 98 sau khi chiếm C1 đã quyết định điều đại đội 35 lên thay thế đại đội 38 vừa hoàn thành nhiệm vụ về phía sau làm lực lượng dự bị, tuy đại đội này mới thương vong có mười người còn rất sung sức. Ta đã để lỡ thời cơ khi quân địch ở C2 đang - hoang mang vì mất C1. Giữa lúc ta đang điều chỉnh lực lượng, bộ đội ùn lại khá đông trên đồi thì pháo địch bắn dồn dập. C1 địa hình hẹp, công sự ít, nhiều anh em phải đứng ở giao thông hào nên số thương vong lên cao. Việc tổ chức tiến công C2 bị chậm lại. Mãi gần 21 giờ, tiểu đoàn mới triển khai chiến đấu.

Đỗi C2 khá rộng nối với C1 bằng một yên ngựa, sườn đồi phía trong thoai thoải đổ xuống đường 41, rất tiện cho quân cơ động địch lên phản kích. Trên đồi có hệ thống chiến hào liên hoàn với nhiều lô cốt, ụ súng khá kiên cố, phía ngoài là nhiều lớp rào dây thép gai và bãi mìn. Đây là nơi Bigia đặt sở chỉ huy tạm thời.

23 giờ, một trung đội của đại đội 35, do đại đội phó và chính trị viên chỉ huy, vượt qua yên ngựa đột nhập được một đoạn hào của C2. Trung đội nhanh chóng phát triển chiếm liên tiếp 11 lô cốt và ụ súng. Nhưng lực lượng phía sau qua nhiều lần xung phong đều bị hỏa lực rất mạnh của địch cản lại. Tiểu đoàn 215 quyết định lui về C1 tiếp tục chuẩn bị tạo điều kiện tiến công C2 ban ngày. Phía đồi D1, tiểu đoàn 130 của 209 phát triển xuống D2 vấp phải hỏa lực bắn thẳng từ trận địa pháo trên cứ điểm 210 và hai cỗ trọng liên bốn nòng đặt bên kia sông Nậm Rộm, phải ngừng lại để củng cố.

Về khuya, đại bác địch càng hoạt động mạnh. Cuộc chiến đấu của bộ đội ta trên những cao điểm phía đông đã chững lại. Tôi nhận thấy đây chính là sự khác nhau giữa chiến đấu ở ngoại vi với khu trung tâm, địch không thể không đối phó quyết liệt. Sau này ta biết trong đêm 31 tháng 3, quân địch đã bắn 13.000 viên đạn 105, 855 viên đạn 155, 1.200 viên đạn súng cối 120.

Sở chỉ huy nhận định: Bộ đội đã hoàn thành phần quan trọng nhiệm vụ đợt 2, nhưng vẫn chưa chiếm được cao điểm phòng ngự then chốt A1. 174 đã sử dụng cả lực lượng dự bị, không còn khả năng giải quyết A1, 98 đánh xuống C2 không thành công, đã bị tiêu hao, cần điều một đơn vị khác tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt A1, và phòng ngự ở C1 ban ngày. Anh Thái đề nghị sử dụng trung đoàn 102 của 308. Vào đầu đợt 2, 308 vẫn phụ trách mặt trận phía tây, riêng 102 đã được chọn làm lực lượng dự bị cho khu đông.

Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định: Các đơn vị khẩn trương tổ chức trận địa phòng ngự trên các cao điểm C1, D1, E, chuẩn bị đánh địch phản kích ban ngày, quyết không để địch chiếm lại. Đại đoàn 308 đưa trung đoàn 102 từ phía tây sang phía đông, tiếp tục tiến công tiêu diệt A1 và phòng ngự tại C1. Đồng chí Vương Thừa Vũ chỉ huy trận đánh tại A1 và C1. Các trung đoàn 88, 36 của 308 chuyển từ nhiệm vụ dương công sang tiêu diệt các cứ điểm 106 và 311 ở phía tây, trung đoàn 165 của 312 đánh cứ điểm 105 (Huguette 6) ở phía bắc, uy hiếp mạnh quân địch tạo điều kiện cho các đơn vị ở khu đông hoàn thành nhiệm vụ.

MỜ sáng ngày 31, Đờ Cát họp với Lănggơle, Pagít và Bigia, bàn cách đối phó với tình hình. Lănggơle đề nghị tập trung toàn bộ binh đoàn không vận số 2, gồm tiểu đoàn dù 1, tiểu đoàn dù 8, một bộ phận của tiểu đoàn dù 5, cùng với tiểu đoàn lê dương số 3 và xe tăng từ Hồng Cúm tới để tiến hành phản kích. Toàn bộ lực lượng pháo cũng như xe tăng của tập đoàn cứ điểm sẽ được huy động vào cuộc phản kích.

7 giờ 45, tiểu đoàn lê dương số 3 với xe tăng dẫn đầu, từ Hồng Cúm tiến ra đường 41 đi về phía Mường Thanh.

Tới bản Long Nhai, cánh quân lọt vào trận địa của trung đoàn 57, lập tức bị bao vây. Những tên lính lê dương liên tiếp gục ngã trước hỏa lực dày đặc của ta. Một xe tăng trúng đạn ĐKZ bốc cháy. Lực lượng cứu nguy lại trở thành một gánh nặng cho Mường Thanh. Gần trưa, toàn bộ pháo của tập đoàn cứ điểm phải mở một đợt bắn chặn cho tiểu đoàn lê dương và xe tăng mở một đường máu quay trở lại Hồng Cúm, mang theo 15 xác chết và 50 binh lính bị thương.

Thời tiết tốt đã giúp không quân địch hoạt động trở lại Những chiếc C.119 do phi công Mỹ lái, thả dù tiếp tế đạn dược, lương thực, những máy bay oanh tạc Bearcat, Helldiver lao xuống kết hợp với những trận địa pháo đánh phá dữ dội các cao điểm C1, D1, E và A1.

Đờ Cát khẩn thiết yêu cấu Hà Nội tăng viện. Sáng 31, Nava vội vã từ Sài Gòn bay ra Hà Nội.

Cônhi không ra sân bay đón tổng chỉ huy và cũng không có mặt tại nhiệm sở. Toàn bộ những tiểu đoàn dù của Pháp đã được tập trung ở Hà Nội. Đó là tiểu đoàn 2 của trung đoàn dù tiêm kích số 1, tiểu đoàn lê dương dù số 2, tiểu đoàn dù thuộc địa số 1. Các viên phi công từ Điện Biên Phủ trở về đều báo cáo là mật độ pháo cao xạ của Việt Minh tại khu trung tâm đã trở nên dày đặc khiến nhiều máy bay bị bắn rơi trong những ngày qua, việc thả dù quân tăng viện lúc này là quá nguy hiểm. 7 giờ 45, Cônhi mới tới gặp Nava, và báo cáo tình hình Điện Biên Phủ đã nậm được từ lúc nửa đêm. Nava nổi xung quở trách. Cônhi cãi lại không tiếc lời. Nhưng rồi hai người vẫn phải ngồi với nhau bàn cách giải quyết yêu cầu của Đờ Cát. Hai viên đại tá Ni cô (Nicot), chỉ huy không quân vận tải, và Xôvanhắc (Sauvngnac), chỉ huy lực lượng dù tăng viện đều thấy không thể thả quân dù ban ngày xuống Mường Thanh.

Bi gia, không còn gì để trông chờ, quyết định tập hợp toàn bộ lực lượng cơ động của Mường Thanh gồm các tiểu đoàn đã sứt mẻ để tiến hành phản kích. Tiểu đoàn dù xung kích 8 nhận nhiệm vụ chiếm lại Đôminích 2.

Tiểu đoàn dù thuộc địa 6 cùng với một bộ phận của tiểu đoàn dù nglly 5 được trao nhiệm vụ chiếm lại Êlian 1.

Đơn vị dù xung kích 8 lợi dụng màn khói đại bác bò lên điểm D1. Lúc này hầu hết chiến sĩ cảnh giới đã tử thương khi địch bắn phá. Địch tới gần và nổ súng rồi ta mới biết. Đồng chí Lê Xuân Quảng, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 154, chỉ luy trận địa phòng ngự hy sinh. Sau 25 phút, địch chiếm lại gần hết đồi D1, dồn đại đội phòng ngự của ta vào một góc. Tình thế trở nên nguy ngập. Chiến sĩ Trần Ngọc Bội, tổ trưởng tổ 3 người, thét to: "Thà chêt không bỏ trận địa!". Những câu nói đúng lúc từ bản thân người linh tại trận thường đem lại sức mạnh. Các chiến sĩ vùng lên dùng lựu đạn, lưỡi lê đánh lui những đợt phản kích của địch. Tuy đường dây điện thoại đã đứt, nhưng đài quan sát trung đoàn phát hiện kịp thời sự có mặt của quân địch trên D1. Trung đoàn lập tức dùng pháo bắn chặn và điều lực lượng lên tăng viện. Hai đại đội của ta đã đảo lộn thế trận. Viên đại úy Pisơlanh (Pichelin), chỉ huy đại đội dù xung kích, ngã gục vì một tràng đạn tiểu liên. Trên cứ điểm D1 đã biến dạng vì bom đạn, ta và địch lao vào những trận đánh giáp lá cà Thấy tình thế bất lợi, Tua rê yêu cầu Bigia tiếp viện thêm lực lượng. Bigia. đáp: "Tói không còn gì trong tay. Nếu không giữ được nữa thì biến!". Sau 1 giờ chiến đấu, những tên địch sống sót tháo chạy về Mường Thanh. Bigia đã không chiếm lại được Đôminích 2 mà còn phải bỏ luôn cả Đôminích 5 (D3) do một đại đội Thái bảo vệ và rút trận địa pháo tại Đôminích 5 (210), vì biết những cao điểm này không thể đứng vững nếu đã mất Đôminích 2.

* 1 giờ 30 chiều, Bigla trực tiếp chỉ huy hai tiểu đoàn dù 6 và 5 tiến lên C1. Đại đội 273 của trung đoàn 102 đã có mặt trên cao điểm từ buổi sáng cùng với bộ phận còn lại của đại đội 35 trung đoàn 98 đánh lui nhiều đợt phản kích của địch từ C2 lên định đẩy quân ta ra khỏi đồi. Lần này quân địch đông lại có không quân, pháo binh yểm hộ và xe tăng mở đường. Mặc bom đạn giội quanh người, các chiến sĩ không hề nao núng, đợi những tên lính dù tới thật gần mới nổ súng đánh lui nhiều đợt tiến công. Hết lựu đạn, các chiến sĩ dùng bộc phá ống lắp thêm kíp nổ lao vào xe tăng và đội hình địch. Xạ thủ ĐKZ 57 ly Vũ Văn Kiểm vác nòng súng trên vai di chuyển trong giao thông hào, bắn vào những vị trí tập trung đông quân địch. Nòng súng cháy bỏng, Kiểm cởi áo trấn thủ lót vai, tiếp tục bắn. Địch lại cho đại bác bân dữ dội rồi dùng súng phun lửa và xung phong lên đối. Lần. này chúng chiếm được điểm cao Cột Cờ, đẩy những chiến sĩ phòng ngự vào thế bất lợi. Pháo ta không thể tiếp tục yểm hộ vì không phân biệt được vị trí của địch và ta. Các chiến sĩ đã lấy vải dù trắng buộc lên đầu súng làm chuẩn cho pháo binh. Trong lúc pháo ta nổ dồn dập, trung đoàn đưa một bộ phận tăng viện theo đường hào mới đào phía đồi D, cùng với những người phòng ngự đánh bật quân địch khỏi Cột Cờ, khôi phục lại trận địa.

* 16 giờ, Bigia buộc phải ra lệnh rút lui, để lại trận địa gần trăm xác chết. Trong ngày, bộ đội ta đã đánh lui bảy đợt phản kích của hai tiểu đoàn dù. Chiến sĩ ĐKZ Vũ Văn Kiểm được tặng thưởng huân thương Chiến sĩ hạng nhất.

Những cuộc phản kích của địch ngày 81 tháng 3 đã hoàn toàn thất bại. 10 giờ tối, Lănggơle gọi điện thoại cho Bigia, hỏi có thể giữ được những gì còn lại của gian trong đêm nay không! Bi ia trả lời: "Thưa đại tá, chừng nào còn một người sống sót, tôi sẽ không bỏ Êlian". Êlian lúc này có nghĩa là A1. A1 đã trở thành "thành luỹ cuối cùng" (demier rempart) của tập đoàn cứ điểm !

Trong ngày đã có tin về các mũi thọc sâu. Phấn lớn các đơn vị được trao nhiệm vụ đột phá vào bên trong tập đoàn cứ điểm đều gặp khó khăn. Các mũi không đủ bộc phá mở đường qua hàng trăm mét rào dây thép gai. Chúng ta lại phải trả giá cho công tác chuẩn bị thiếu cụ thể. Riêng một đại đội của tiểu đoàn 11, đại đội 243, do đại đội trưởng Nọa chỉ huy, đã gáy cho địch một bất ngờ lớn. Từ đồi E tiến theo đường 41, đại đội 243 đánh xuyên qua tiểu đoàn dù số 5, rồi chia làm hai mũi, một mũi đánh vào khu trận địa pháo, gây cho chúng nhiều thiệt hại, một mũi đánh vào tiểu đoàn dù thuộc địa số 1. Mặc dù bị tổn thất, các dũng sĩ đại đội 243 vẫn táo bạo phát triển ra tới bờ sông Nậm Rôm và gan góc trụ lại trong lòng địch, đương đầu với chúng suốt ngày hôm sau.

NỬA đêm về sáng ngày 31 tháng 3, ngay sau khi nhận lệnh, trung đoàn 102 từ phía tây lập tức hành quân theo đường hào trục băng qua cánh đồng Mường Thanh sang phía đông. Riêng đại đội 273 của tiểu đoàn 54 được lệnh đi vượt lên trước đã có mặt kịp thời trên đồi C1.

Trưa ngày ai tháng 3, ban chỉ huy trung đoàn 102 có mặt ở sở chỉ huy trung đoàn 174, nhận bàn giao về địa hình và tình hình chiến đấu tại A1. Tuy nhiên, vì phải vượt qua cánh đồng trống trải dưới sự ngăn chặn của đại bác và máy bay địch, đường hào trục hẹp lõng bõng bùn nước, vừa hành quân vừa phổ biến nhiệm vụ cho bộ đội, chiều 31 tháng 8, mới có bốn đại đội của hai tiểu đoàn 54 và 18 kịp tới vị trí. Trung đoàn được tăng cường một đại đội gồm bốn trung đội của 174 làm lực lượng dự bị. 102 quyết định tiếp tục tiến công A1.

* 17 giờ 30, các phân đội chiếm lĩnh trận địa.

* 18 giờ 15 phút, trong khi pháo binh ta kiềm chế pháo địch và bản phá A1, các mũi xung kích lợi dụng cửa mở của trung đoàn 174 đêm trước, nhanh chóng tiến đánh trận địa tiền duyên của địch. Sau 15 phút, cả hai mũi xung kích đã hoàn toàn làm chủ tầng phòng ngự phía dưới, diệt một số địch, bắt sống 15 tên. Địch co lên tầng trên. Các chiến sĩ tiếp tục xung phong về phía ụ đất khó hiểu trên đỉnh đồi. địch bỗng biến mất và hàng rào lửa đại bác lại xuất hiện trước mặt họ. Các chiến sĩ dũng cảm vượt qua lưới lửa nhằm phát hiện cửa hầm ngầm. HỌ chỉ tìm thấy một ngách phụ có quân địch, lập tức sử dụng bộc phá diệt được 20 tên, bắt sống 4 tên, thu một số súng đạn. Sau đó, tình hình diễn ra giống đêm trước, bộ đội ta tổ chức bốn đợt xung phong đều không vượt khỏi tuyến hào ngang trước hầm ngầm.

* 5 giờ sáng ngày 1 tháng 4, hai xe tăng và quân tiếp viện xuất hiện. Lực lượng địch ở A1 lúc này gồm những tên lính Ma rốc, dù lê dương sống sót sau đêm trước, những binh lính lê dương và binh lính Thái mới tới được tổ chức lại. Quân địch từ hầm ngầm cùng với quân tăng viện dựa vào xe tăng bắt đầu xông lên phản kích, toan đánh bật quân ta ra khỏi cao điểm. Ta dùng bazôka bắn cháy 1 chiếc xe tăng, bân bị thương một chiếc khác, khiến nó phải chạy lùi. Cả pháo ta và pháo địch cùng tập trung bắn vào đồi để yểm hộ cho mỗi bên. Cuộc chiến đấu diễn ra cực kỳ ác liệt. Hầu hết ụ súng, các đường chiến hào đều bị đạn, bom nghiền nát. Riêng ụ đất đỏ vẫn sừng sững trên đỉnh đồi.

Dự đoán trong ngày, địch sẽ phản kích lớn, trung đoàn trưởng Hùng Sinh đề nghị với đại đoàn cho vào đồn trực tiếp chỉ huy đơn vị chiến đấu. Trong ngày 1 tháng 4 năm 1954, ba đợt phản kích của địch đều bi trung đoàn 102 đẩy lui. Hàng trăm quân địch bị loại khỏi vòng chiến. Đêm 1 tháng 4, tiểu đoàn 79, tiểu đoàn cuối cùng của 102, đã có mặt trong đội hình trung đoàn. Trung đoàn tiếp tục tổ chức đợt tiến công thứ ba về phía hầm ngầm. Địch chống cự quyết liệt. Các mũi tiến công của ta đột kích rất mạnh vào khu hầm cố thủ, nhưng không sao tìm được cửa hầm. Trước hỏa lực đại bác rất mạnh của địch, ta lại phải rút về tuyến phòng ngự.

Ngày 2 tháng 4, những lực lượng tăng viện của định từ Mường Thanh lên phối hợp với lực lượng cố thủ, ra sức mở nhiều đợt phản kích đẩy ta ra khỏi A1. Trên trận địa, ta chỉ còn lại hơn năm chụt người. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của trung đoàn trưởng, cán bộ, chiến sĩ chia thành nhiều tổ phụ trách từng đường hào. Những cán bộ như tiểu đoàn phó Ngô Thế Lương, tiểu đoàn phó Phạm Hưng, tiểu đoàn phó Lê Sơn và cả . trung đoàn trưởng Hùng Sinh, nhiều lần đùng tiểu liên, thủ pháo, bộc phá ống cùng bộ đội đánh địch phản kích như các chiến đấu viên.

Ở sở chỉ huy chiến dịch, theo dõi qua điện đài của địch, chúng tôi thấy A1 luôn luôn kêu cứu khẩn cấp với Mường Thanh, và Mường Thanh đã phải rút quân từ những cứ điểm dồn lên cứu viện cho A1. Cán bộ, chiến sĩ ở A1 dường như đã làm hết sức mình. Suốt mấy đêm, bộ đội ta vẫn chưa giải quyết được cái ụ ở đinh đồi, khi anh em gọi là "lô cốt cố thử , khi báo cáo là "hầm ngầm" . . .

Sang ngày thứ tư, 2 tháng 4, anh Vương Thừa Vũ mất liên lạc với trung đoàn trưởng Hùng Sinh, không nắm được tình hình bộ đội trong đồn ra sao. Quá trưa, anh Vũ báo cáo, vừa bắt liên lạc được với một chiến sĩ giữ máy điện thanh còn ở trong đồn tiếp tục chiến đấu với địch; đơn vị đã ra lệnh cho đồng chí này đi tìm trung đoàn trưởng. Buổi chiều, anh Thái sang vui vẻ nói đồng chí Hùng Sinh đã dùng máy điện thanh trực tiếp báo cáo về Bộ. Chính ủy trung đoàn Lê Linh đã cùng một lực lượng tăng viện nhỏ mang theo lương thực vào đồn. Sau bốn ngày đêm chiến đấu liên tục, bộ đội đã có dấu hiệu mệt mỏi. Tuy nhiên, Hùng Sinh và Lê Linh vẫn xin tăng viện để tiếp tục tiêu diệt cứ điểm.

Các nơi đã hăng hái chiến đấu phối hợp kịp thời với đơn vị bạn trên đồi A1. ở phía tây, đêm 1 tháng 4, trung đoàn 36 tổ chức bao vây, uy hiếp cứ điểm 311 nằm ở phía tây nam sân bay, phần lớn hai đại đội ngụy Thái kéo cờ trắng ra hàng, một số bỏ chạy về Mường Thanh.

Đêm ngày 2 tháng 4, cán chiến sĩ trung đoàn 36 đào dũi xuyên qua hàng rào 106 ở tây bắc sân bay, chiến gọn cứ điểm trong một thời gian ngắn, loại khỏi vòng chiến đấu một đại đội lê dương vừa tới thay thế đại đội của tiểu đoàn dù 5 phòng ngự tại đây đã kiệt sức, mở đầu chiến thuật vây lấn. Trận đánh này đã được những nhà viết sử nhắc tới như là sự mở đầu của cuộc chiến Huy ghét" (la bataille des Huguette) sẽ tiếp diễn sau đó. Ở phía bắc, chiều ngày 3 tháng 4, trung đoàn 165 tiến công cứ điểm 105 nằm không xa cứ điểm 106 vừa bị tiêu diệt. Cuộc chiến đấu kéo dài tới sáng, ta chiếm hai phần ba cứ điểm nhưng chỉ tiêu diệt được một bộ phận địch. Trời sáng, Đờ Cát tung một tiểu đoàn với năm xe tăng ra phản kích chiếm lại cứ điểm.

Qua báo cáo, tôi nhận thấy cán bộ chỉ huy của ta tại A1 không nậm vững địch, không nắm vững bộ đội, chắc chắn có khó khăn nào đó chưa thể giải quyết được ngay. Tôi nói với anh Thái ra lệnh 308 trao lại nhiệm vụ phòng ngự trên đồi A1 cho 174; 174 cũng chỉ cần để lại một bộ phận nhỏ, củng cố công sự thật vững chắc, bảo vệ phần đồn đã chiếm được, chuẩn bị cho cuộc tiến công sau này, đại bộ phận rút ra ngoài, tạm ngừng chiến đấu.

Tôi quyết định triệu tập hội nghị sơ kết đợt 2 chiến dịch vào ngày 6 tháng 4 năm 1954, và chỉ định một số cán bộ trực tiếp chiến đấu trên đồi A1 về gấp sở chỉ huy mặt trận.

Sau năm ngày chiến đấu, ở phía đông, ta đã chiếm được bốn ngọn đồi hiểm yếu, làm chủ một phần cao điểm then chốt A1, địch đã phải kéo pháo chạy khỏi cứ điểm 210, ở phía tây, ta chiếm thêm được các cứ điểm 106, 311. Phạm vi chiếm đóng của địch thu hẹp khá nhiều, lực lượng của chúng cũng bị tổn thất lớn. Nhưng ta chưa hoàn thành tất cả những mục tiêu đề ra, đặc biệt là chưa chiếm được hoàn toàn A1. Đây lại chính là một mục tiêu trọng yếu của đợt tiến công này !

SÁNG ngày 3 tháng 4, anh Thái gọi điện thoại báo tin các đồng chí Hùng Sinh, Nguyễn Hữu An cùng với ba cán bộ tiểu đoàn của 102 và 174 đã về sở chỉ huy mặt trận. Mọi người đều quá mệt mỏi sau nhiều đêm không ngủ, đồng chí Hùng Sinh muốn được báo cáo ngay. Tôi nói cần để anh em tầm rửa, ăn uống, nghỉ ngơi cho lại sức trước khi làm việc, riêng hai đồng chí trung đoàn trưởng sẽ gặp tôi và anh Thái vào buổi chiều.

Buổi chiều, tôi và anh Thái cùng nghe báo cáo. Hùng Sinh cao lớn bước vào với một chiếc băng trên trán và đôi mắt sâu trũng vì thiếu ngủ.

Tôi hỏi: . .

- Vết thương thế nào!

- Thưa, vết xước mảnh đạn thôi. Băng để tránh nhiễm trùng.

Tôi nói:

- Tin tức ở đây nắm được thì quân địch ở A1 tổn thất rất nhiều, có lúc bọn chỉ huy ở Mường Thanh tưởng là đã mất A1 ! Tại sao các đồng chí đánh mãi vẫn không giải quyết được !

- Báo cáo anh, chúng tôi rất cố gắng nhưng vướng phải cái hầm ngầm trên đỉnh đồi ! Anh em đã đặt vào đó 80 kilôgam bộc phá giật nổ, nhưng nó vẫn trơ trơ.

- Sao không tìm cửa hầm mà đánh vào !

- Chúng tôi đã tìm nhiều lần, nhưng không thấy cửa hầm. Chắc cửa hầm nằm ở phía trong, anh em không vào được vì pháo bắn chặn, chúng bắn cả trên nóc hầm.

Tôi hỏi cả Hùng Sinh và Nguyễn Hữu An:

- Theo các đồng chí, giờ phải đánh tiếp cách nào thì giải quyết được A1 !

Nguyễn Hữu An nói:

- Phải huấn luyện và tổ chức một đội đánh hầm ngầm, do một cán bộ có quyết tâm cao chỉ huy, mang nhiều bộc phá đánh vào cửa hầm.

Hùng Sinh cân nhắc rồi nói thêm là suốt quá trình chiến đấu, bộ đội ta hầu như không lúc nào có ưa thế hơn địch. Địch tăng viện nhanh hơn ta. Ngoài pháo bắn chặn, chúng còn có cả xe tăng.

- Như vậy, vấn đề còn ở chỗ ta không chặn được quân viện từ Mường Thanh lên !

- Thưa đúng. Mình bố tn binh lực để tiêu diệt quân địch ở A1, nhưng trong thực tế, phải đánh với toàn bộ quân viện ở khu trung tâm !

- Địch có khả năng đánh bật ta ra khỏi A1 không !

- Nếu ta tổ chức phòng ngự tốt thì địch không thể đánh bật được ta. Mấy ngày vừa qua, giữa ban ngày, có lúc chúng tôi chỉ còn hơn chục người, giữ cả một hướng phản kích, nhưng địch không vượt được qua.

Cả hai đồng chí trung đoàn trưởng đều hăng hái đề nghị cho đơn vị mình được tiếp tục tiêu diệt A1.

Tôi nói với anh Thái, cần trao nhiệm vụ cho các cơ quan nhanh chóng thu thập toàn bộ ý kiến về trận A1 của cán bộ về dự hội nghị, tìm gặp ở địa phương những người biết về cái hầm đã được xây dựng tử thời Pháp thuộc trên quả đồi này, và chuẩn bị một kế hoạch tiêu diệt A1 thật chu đáo, vì chỉ có tiêu diệt được vị tn này mới có khả năng kết thúc sớm trận đánh.

Buổi tối, căn lán nhỏ rực rỡ hẳn lên dưới ánh đèn măng xông. Toàn bộ Đảng ủy Mặt trận có mặt để chào mừng những chiến sĩ A1. Văn phòng tổ chức bữa cơm với một số đồ hộp chiến lợi phẩm các đơn vị vừa gửi tặng. Mấy đồng chí cán bộ đều bỡ ngỡ trước quang cảnh này, vì họ tưởng bị Bộ chỉ huy chiến dịch gọi lên để thi hành kỷ luật do không hoàn thành nhiệm vụ ! Sau này, qua những tài liệu của phương Tây, chúng ta biết nửa đêm 30 tháng 3, tại A1 chỉ còn một nhúm lính Bắc Phi và lính dù, chúng đều nghĩ là sắp bị tiêu diệt. Chúng không tin ở mắt mình khi thấy bộ đội ta tạm ngừng tiến công, rút từ trong đồn ra ngoài.

Lănggơle, chỉ huy khu trung tâm, đã viết trong hồi ký::

- "Nếu Điện Biên Phủ đã không bị mất đêm đó là do kẻ thù bị bất ngờ vì giành được những mục tiêu chỉ định quá nhanh chóng nên không đủ khả năng khai thác những thắng lợi ban đầư l.

Nguyên nhân không tiêu diệt được A1 chủ yếu là do 174 nổ súng chậm nửa giờ, khi pháo địch đã hoàn hồn tập trụng bắn vào cửa đột phá tiêu hao nhiều lực lượng ta trước khi lọt vào đồn. Chiếc "hầm ngầm" ở A1, như sau này chúng ta biết, không quá khó đối với Nguyễn Hữu An, người đã từng tiêu diệt cứ điểm boong ke của Đờ Lát ở đồng bằng. Trong hội nghị tổng kết đợt 2, Nguyễn Hữu An đã bị phê bình nghiêm khắc vì mở cửa đột phá chậm. Đây là thất bại đầu tiên trong những trận đánh công kiên của anh. Nhiều năm sau đó, một lần tôi vào thăm sư đoàn 325 ở Đồng Hời, Nguyễn Hữu An lúc này là sư đoàn trưởng, mới nói:

- Ngày đó anh phê bình oan tôi, vì người chịu trách nhiệm ra lệnh nổ súng là đại đoàn. Khi thấy pháo bắn, tôi gọi điện thoại hỏi đại đoàn thì điện thoại bị đứt, liên lạc bằng vô tuyến điện cũng không được, tôi phải chạy tới sở chỉ huy tiền phương hỏi tham mưu trưởng, tham mưu trưởng cũng không biết vì ở đây cũng mất liên lạc với sở chỉ huy cơ bản. Mặc dù không có lệnh đại đoàn, tôi đã chủ động ra lệnh cho anh em bật đầu tiến công địch.

- Sao ngày đó cậu không nói ngay !

Giữa lúc đơn vị chưa hoàn thành nhiệm vụ, nói ra tôi ngại mọi người hiểu: đã đánh không được lại còn "lý do lý trấu !

Nhân dịp kỷ niệm ba mươi năm Chiến thắng Điện Biên Phủ gặp lại Nguyễn Hữu An ở Bảo tàng Quân đội, tôi bắt tay anh, nói:

- Mình công nhận hồi ở Điện Biên Phủ cậu bị phê bình oan !

- Tôi cảm ơn anh đã thông cảm. Việc đó đối với tôi đã qua rồi, nhưng được anh nghĩ tới và cư xử công bằng như vậy tôi hết sức trân trọng.

Đó là những điều thường gặp trong chiến tranh. Nếu có kinh nghiệm, ta có thể khấc phục được. Nhưng chúng ta chỉ là một quân đội non trẻ đang phải làm một công việc vượt quá sức mình.

Trận đánh những cao điểm phía đông là những ngày căng thẳng khó quên trong chiến dịch. Tôi không khỏi tự hỏi: Nếu như trước đây ta đã chọn cách đánh nhanh thắng nhanh ! Và khi đó cũng chưa nghĩ đợt tiến công thứ hai đang đưa chúng ta tới gần chiến thắng.

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Chương 11

SIẾT VÒNG VÂY LỬA

Từ đầu chiến dịch, ta đã nhận định một nhược điểm lớn không thể khắc phục của địch là tập đoàn cứ điểm nằm giữa hậu phương ta, cách xa các căn cứ, mọi sự tăng viện và tiếp tế đều trông chờ vào đường không.

Chỉ cần triệt con đường này, quân địch sẽ mất sức chiến đấu. Với việc xây dựng trận địa bao vây thành công, chiến thắng của ta chỉ còn là vấn đề thời gian. Chiến thắng sẽ tới sớm hơn nếu ta nhanh chóng tiêu diệt được những trung tâm đề kháng then chốt.

Kiểm điểm đợt chiến đấu vừa qua, ta đã thấy những thiếu sót dẫn tới không hoàn thành tất cả nhưng nhiệm vụ đề ra. Khi điều tra A1, ta không phát hiện ở đây có một hầm ngầm kiên cố, nên không dự kiến cách giải quyết. Cũng do thiếu chuẩn bị đầy đủ phương tiện phá công sự phụ, phần lớn các mũi thọc sâu đều không lọt và tung thâm. Việc kiềm chế pháo ở Hồng Cúm chưa tốt, nên địch đã chi viện pháo hiệu quả cho A1. Cũng phải nói đây là lần đầu các đại đoàn của ta đánh hiệp đồng công kiên quy mô lớn, nên đã bộc lộ một số nhược điểm. Bộ đội ta, mặc dù chiến đấu cực kỳ dũng cảm, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm đánh địch trong công sự vững chắc, đặc biệt là giải quyết hầm ngầm. Thực ra, nếu công tác điều tra, chuẩn bị tiến hành chu đáo, thì không phải ta không đủ khả năng chiếm toàn bộ những cao điểm khu đông. Kết quả ở khu đông sẽ khác, nếu đêm hôm đó ta chiếm được A1, "chiếc chìa khóa" của tập đoàn cứ điểm. Nhưng không có từ "nếu khi trận đánh đã kết thúc.

Tuy nhiên, con nhím Điện Biên Phủ đã nhận một đòn tử thương. "Chỉ trong năm ngày từ 28 tháng 3 đến 2 tháng 4, quân Pháp đã mất 2.093 người. Phân khu Hồng Cúm tuy chưa trực tiếp bị tiến công, từ hai ngàn quân cũng chỉ còn khoảng 1.600. Quân đồn trú ở phân khu trung tâm bị rút lại còn năm tiểu đoàn dù, không tiểu đoàn nào vượt quá 300 người, hai tiểu đoàn lê dương 600 người, và số còn lại gồm những đơn vị người Thái và Bắc Phi, tổng cộng khoảng 4.300 lính chiến đấu. Cuộn chiến đấu ngốn những kíp xe tăng, pháo thủ, quan trực, và vô tuyến điện với nhịp độ không thể tương tượng. Đến ngày 6 tháng 4, dự trữ đạn dược pháo binh chỉ còn 418 viên cho loại pháo 155, 616 viên 105 và 1.422 viên đạn cối 120, có nghĩa là gần với số đạn tập đoàn cứ điểm bắn trong một đêm chiến đấu. Không còn cả mìn cho những điểm tựa phía trong mới lập thêm..."I Bộ chỉ huy Pháp đã nhận thấy không những không thể thả dù tiếp viện ban ngày mà ngay ban đêm cũng không thể thả ngay cùng lúc cả một tiểu đoàn. Họ buộc phải chọn "phương án khả thi duy nhất" do Xóvanhắc đề ra, là thả dù người ban đêm bằng từng máy bay với khoảng cách về thời gian khác nhau. Phải mất ba đêm, tiểu đoàn 2 của trung đoàn dù tiêm kích số 1 mới tới hết Điện Biên Phủ.

Tính từ lúc bặ́t đấu chiến dịch, ta đã tiêu diệt khoảng 5.000 quân địch, một lực lượng tương đương sáu tiểu đoàn, trong đó có ba tiểu đoàn bị tiêu diệt gọn. Do được tăng viện, tập đoàn cứ điểm vẫn còn khoảng một vạn quân, tuy không phải tất cả đều là lực lượng trực tiếp chiến đấu. Về địa hình có lợi, chúng ta đã khống chế các cao điểm ở phía bắc, phần lớn những cao điểm quan trọng ở phía đông phân khu trung tâm. Trận địa tiến công và bao vây của ta đã tới gần sân bay, vòng vây thất chặt thêm. Phạm vi đóng quân cũng như vùng trời của địch bị thu hẹp nhiều. Phân khu nam Hồng Cúm đã bị cắt hoàn toàn khỏi khu trung tâm.

Tuy nhiên, số quân địch ở tập đoàn cứ điểm vẫn là quá lớn đối với ta, và chúng còn khả năng tăng viện.

Những máy bay và phi công Mỹ mặt thường phục, đã trở thành lực lượng hạnh vận chuyển tiếp tế cho binh đoàn tác chiến tây bắc.

Về phía ta, cũng không ít khó khăn. Phải nhanh chóng bổ sung quân số, đạn dược hao hụt khá nhiều qua đợt chiến đấu vừa rồi. Lương thực cho bộ đội mỗi ngày càng ngặt nghèo, vì mùa mưa tới sớm, và địch tăng cường đánh phá các tuyến đường dẫn tới mặt trận. Phải tiếp tục đánh địch bằng cách nào với những chiến sĩ đã qua năm tháng trời liên tục hành quân, lao động và chiến đấu, với nhĩng đơll vị sẽ có thêm nhiều người lính mới chưa qua chiến đấu, để vừa khoét sâu hơn nữa chỗ yếu của .địch, vừa hạn chế những thương vong của ta, tạo điều kiện chuyển sang tổng công kích kết liễu số phận con nhím Điện Biên Phủ. Vấn đề đặt ra là: Chúng ta sẽ tiếp tục làm gì ?

Quyết tâm của ta là tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, dù cuộc chiến đấu phải kéo dài.

Đương nhiên, cách tốt nhất là tìm ra phương án tác chiến tối ưu, với sự cố gắng cao nhất về mọi mặt, tiêu diệt tập đoàn cứ điểm càng sớm, càng đúng lúc càng tốt.

Một chiến thắng như vậy sẽ phối hợp tốt với đấu tranh ngoại giao của ta ở Giưnevơ, tránh được khó khăn vì những trận mưa lũ mùa hè, lại làm thất bại mọi mưu đồ nham hiểm mới của Pháp, Mỹ.

Trong hội nghị sơ kết đợt tiến công vào khu đông, Đảng ủy Mặt trận quyết định tiếp tục những nhiệm vụ đã đề ra cho đợt 2 chiến dịch. Đó vẫn là hoàn thành việc đánh chiếm các cao điểm phòng ngự phía đông, thắt chặt trận địa tiến công và bao vây, đánh chiếm sân bay trung tâm tiến tới triệt hẳn đường tiếp tế và tiếp viện của địch, tích cực tiêu diệt và tiêu hao sinh lực địch, thu hẹp phạm vi chiếm đóng, tạo điều kiện chuyển sang tổng công kích, tiêu diệt toàn bộ quân địch.

Con đường chắc chắn, dẫn tới chiến thắng là nhanh chóng siết chặt vòng vây lửa, đưa trận địa chiến hào vào sát khu trung tâm tập đoàn cứ điểm.

Siết vòng vây sẽ hạn chế được uy lực không quân, pháo binh địch, giảm nhẹ thương vong của bộ đội. Tử đầu chiến dịch, hỏa lực nhẹ của bộ binh ta chiếm ưa thế về số lượng chưa thể phát huy hết hiệu lực do khoảng cách giữa ta và địch còn xa. Siết chặt vòng vây sẽ cho phép ta tiêu diệt và tiêu hao quân địch bằng mọi vũ khí của bộ binh, kể cả súng trường và lựu đạn, tạo nên một hỏa lực áp đảo.

Siết chặt vòng vây sẽ tạo điều kiện cho bộ đội ta phá hủy từng ụ đề kháng, dỡ bỏ hàng rào dây thép gai, đưa chiến hào vào sâu trong cứ điểm địch, bất thần tiêu diệt quân địch khiến chúng không kịp trở tay như tại vị trí 106. Đây cũng là cách thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch, ít tổn thất về xương máu.

Siết chặt vòng vây sẽ giúp ta tranh đoạt tiếp tế của địch, giành lấy lương thực, nhất là đạn dược mà ta đang cần. Siết chặt vòng vây cũng chính là quá trình thu hẹp không phận, tiến tới triệt hẳn nguồn tiếp tế và tăng viện của địch .

Tại phân khu trung tâm Mường Thanh, nếu không kể êpécviê (Epervier) là sở chỉ huy của Đờ Cát, địch chỉ còn lại bốn trung tám đề kháng. ở phía đông, là êlian. Số phận của trung tâm này sẽ được quyết định khi ta tiêu diệt xong cao điểm A1. Phía tây bắc là Huy ghét.

Huy ghét, còn sáu cứ điểm, có nhiệm vụ bảo vệ sân bay và mặt tây bắc phân khu trung tâm. Phía tây nam là Clôđin và Giuynông (Junon), ở liền kề với sở chỉ huy, có nhiệm vụ bảo vệ mặt tây nam của nó. Clôđin gồm năm cứ điểm (về cuối chiến dịch, địch chia Claudinc thành hai: Claudinc và Lilie). Giuynông có ba cứ điểm.

Nhiệm vụ trước mắt là phải cắt đứt ngay sân bay Mường Thanh. Tuy không còn máy bay hạ cánh, nhưng sân bay đã trở thành một địa điểm thả dù có bảo vệ, tiếp nhận hàng ngày phần lớn đồ tiếp tế và quân tăng viện.

Chiếm được sân bay cũng có nghĩa là ta đã cật đứt dạ dày con nhím Điện Biên Phủ. Trung tâm đề kháng Huy ghét bảo vệ sân bay còn sáu cứ điểm chạy dài từ bắc xuống nam, dọc con đường từ Lai Châu về, song song với đường băng, là các cứ điểm H6, ở đầu bắc sân bay, H1 ở giữa, H2 và H9 ở nam sân bay. Riêng H5 và H4 cũng ở nam sân bay nhưng nằm đột xuất về phía tây. Trung tâm đề kháng này đã bị mất hai cứ điểm trong đợt tiến công thứ hai.

Các đơn vị được trao nhiệm vụ cụ thể như sau:

Đại đoàn 308: Làm trận địa tiến công và chuẩn bị công kích cứ điểm 206 và các cứ điểm: 311A, 311B (thuộc trung tâm đề kháng Claudine), đưa trận địa tiếp cận sở chỉ huy của Đờ Cát. Làm trận địa chia cắt các cứ điểm 105, 206, 208 (Huguettc 2). Phối hợp với 312 làm giao thông hào cắt ngang sân bay phía nam cứ điểm 206.

Đánh địch phản kích để giữ vững trận địa và đánh quân dù trong phạm vi đại đoàn phụ trách.

Đại đoàn 312: Củng cố trận địa phòng ngự ở các đồi C và D, chuẩn bị tiếp tục tiêu diệt cứ điểm 105 ở bắc sân bay, các vị trí 203, 204 và khu tiểu đoàn ngụy Thái số 2, phối hợp với 308 đào giao thông hào cắt ngang sân bay Mường Thanh.

Đại đoàn 316: Làm trận địa tiến công A1, C2 ở phía đông. Củng cố trận địa phòng ngự ở C1. Chuẩn bị tiến công tiêu diệt A1 và C2.

Trung đoàn 57 (đại đoàn 304): Củng cố trận địa bao vây Hồng Cúm và trận địa tiến công Hống Cúm. Kiềm chế pháo binh địch ở Hồng Cúm.

Đại đoàn 351: Củng cố các trận địa trú quân và trận địa hỏa lực, làm thêm một trận địa mới cho đại đội trọng pháo ở tây bậc Mường Thanh.

Toàn bộ cảc đơn vị tích cực đầy mạnh những hoạt động nhỏ, dùng mọi loại vũ khí của bộ binh bất kể ngày đêm tập kích, bân tỉa sát thương quân địch, bắn máy bay, đoạt dù tiếp tế, làm cho địch không có lương ăn, nước uống, không còn đạn dược.

Các đơn vị đều phải củng cố trận địa nơi trú quân, trận địa tiến công, và tranh thủ củng cố đơn vị, bồi dưỡng sức khỏc cho bộ đội, học tập, rút kinh nghiệm đợt chiến đấu vừa qua để chuẩn bị cho trận tiến công quyết định sắp tới.

Ngày 8 tháng 4 năm 1954, sau khi được nghe phổ biến chủ trương tác chiến mới, có cán bộ nói: "Cấp trên đã bốc đúng thuốc". Mọi người đều nhận thấy những nhiệm vụ Bộ chỉ huy chiến dịch trao cho đơn vị lần này, sẽ không có điều gì mà bộ đội không làm được.

Tôi gửi "Thư kêu gọi các chiến sĩ Điện Biên Phủ đẩy mạnh cuộc thi đua đánh tỉa quân địch." Trong thư viết:

"Khu trung tâm của dịch hiện đã ở vào tầm hoạt động của các cỡ hỏa lực của ta. Để làm cho địch càng ngày càng bị tiêu hao mệt mỏi, tinh thần sút kém, thương vong chồng chất, để làm cho địch luôn luôn lo sợ và căng thẳng, ăn không ngon, ngủ không yên, bất cứ lúc nào cũng có thể bị bản chết, để tạo điều kiện cho quân ta giành được những thắng lợi lớn hơn, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân dịch ở Điện Biên Phủ, Tôi kêu gọi:

Toàn thể các chiến sĩ bán súng trường, các chiến sĩ bắn súng máy, các chiến sĩ bắn súng cối, các chiến sĩ pháo binh, Hãy phát huy cao độ tinh thần tích cực diệt địch, nỗ lực thi đua đuth tỉa quân địch ở Điện Biên Phủ.

- - Một viên đạn, một tên địch! ..."- -

Sự có mặt của bộ đội ta trên một số quả đồi phía đông đe dọa những vị trí của phán khu trung tâm hai bên bờ sông Nậm Rộm.

Địch biết sớm muộn sẽ xuất hiện những trận địa pháo trên các cao điểm đôminích. Nhưng điểm nóng lúc này là èlian. Tại đây bộ đội ta đã làm chủ C1 và một phần A1. Hai cao điểm nằm kề nhau. Nhưng ở A1, bộ đội ta chỉ mới chiếm một phần đồi thấp phía ngoài. Trước mắt, những người lính của trung đoàn 98 trên đồi C1 đẩy khu đông vào tình thế rất nguy hiểm. Cao điểm này trực tiếp uy hiếp đồi C2 ở phía trong, thấp hơn nó, và A3 (Elianc 3) nằm bên bờ sông, là nơi tập trung lực lượng phản kích. Binh linh địch rời khỏi công sự lập tức trở thành mục tiêu của những tay súng thiện xạ. Súng phóng lựu đạn đặt trên đồi đe dọa cả binh lính đi lại trong chiến hào. Rút kinh nghiệm cách đánh của ta, Bigia ra lệnh đào một đường hào từ C2 lên C1 chuẩn bị một đòn phản kích có tinh quyết định.

Đêm 9 tháng 4, Hà Nội tăng viện cho Mường Thanh tiểu đoàn lê dương dù số 2 (2è BẸP). Vì trời mưa, tiểu đoàn này mới tới được hai đại đội và một bộ phận của sở chỉ huy. 5 giờ 50 ngày 10, Bigia ngồi trong hầm trú ẩn ở êlian 4 với sáu chiếu điện đài quanh người, ra lệnh tiến công. Toàn bộ hai mươi khẩu pháo 105 còn lại ở Mường Thanh và Hồng Cúm tập trung bân 1.800 quả đạn vào C1 Máy bay bổ nhào ném bom. Dứt đợt hỏa pháo chuẩn bị, bốn xe tăng tiến lên êlian 4 chĩa nòng đại bác trút đạn lên đỉnh đồi phối hợp với hai cỗ trọng liên bốn nòng đặt tại êpécviê Cùng lúc, gần hai chục khẩu đại liên và trung liên của địch từ A1 cũng nhâm vào tất cả những mục tiêu di động trên đồi C1 nhả đạn. Đại bác địch chuyển làn dọn đường cho các đơn vị dù tiến lên. Máy bay bắn chặn những con đường tiếp viện của bộ đội ta. Bigia chủ trương dùng sức mạnh hỏa lực tối đa để tiết kiệm sinh mạng số lính dù không còn nhiều.

Trên đồi C1 ta đã có chuẩn bị. Đêm hôm trước công binh đã chuyển gỗ ra để củng cố công sự. Một đại đội của tiểu đoàn 439, do tiểu đoàn trưởng Hoàng Vượng trực tiếp chỉ huy, đã sẵn sàng đón đợi quân địch. Đại bác của ta lập tức dập xuống những trận địa pháo của địch ở Mường Thanh, và bân vào bọn lính dù đang tiến lên đồi Đại đội dù đi đầu, do Tráp (Trapp) chỉ huy, phải dán mình xuống sườn đồi phía tây. Đại đội thứ hai của Lơpagiơ (Lepnge) mang theo súng phun lửa và một phân đội súng máy liều chết vượt qua hỏa lực bắn chặn cố xông lên đồi. Phân đội súng máy bị tiêu diệt. Viên trung úy Côngbanc (Combaneyre) bị thương nặng. Súng phun lửa của địch trùm lên lô cốt Cột Cờ. Bộ đội ta phải lùi xuống giữ nửa đồi phía đông. Quân địch rượt theo định đẩy ta khỏi C1. Giữa lúc ,đó, hai trung đội tăng viện của trung đoàn vượt qua bom đạn của địch vừa tới nơi.

Toàn bộ các chiến sĩ ném một loạt lựu đạn rồi nhất tề xông lên với những khẩu súng cắm lưỡi lê nhọn hoắt.

Trước khí thế dũng mãnh của quân ta, địch lui về phía Cột Cờ l giờ, Bigia phải điều hai đại đội của tiểu đoàn lê dương dù 2 mới tới Mường Thanh đêm trước lên C1 thay thế cho lực lượng tiến công đã bị tổn thất gần một nửa.

18 giờ 45, những đơn vị dù số 2 đang củng cố lại những hầm hào vỡ nát vì những trận đánh ban ngày, thì một cơn bão đạn đại bác và đạn súng cối trùm xuống trận địa Sau đợt hỏa pháo cửa thiền dịch, tiểu đoàn 439 và một tiểu đoàn của 312 vừa tăng cường chia làm hai cánh xung phong lên chiếm lại Cột Cừ và những lô cốt phía tây. Những tên lính dù bân hết đạn không ngăn được những đợt xung phong của ta. Viên đại úy Sáclơ (Charles) chết tại trận. Viên đại úy Minh (Minaud) bị thương nặng. Cả hai đại đội dù không còn người chỉ huy tan ra thành những nhóm nhỏ chống cự một cách tuyệt vọng. 21 giờ, Bigia vội vét toàn bộ lực lượng dù dự bị tiến lên cứu nguy. Quân ta và quân địch lao vào những trận đánh giáp lá cà quyết liệt. 2 giờ sáng ngày 11, mỏm cao Cột Cờ không còn đường hào, công sự nào nguyên vẹn. Bộ đội ta phải lui về tuyến cũ tổ chức phòng ngự.

Nếu sự có mặt của bộ đội ta trên đồi C1 là không thể chấp nhận đối với quân địch thì ta cũng cần duy trì cao điểm này để làm một bàn đạp cho đợt tiến công cuối cùng. Ngày 11, chỉ diễn ra những cuộc chiến đấu lẻ tẻ Cả quân địch và quân ta đều phải dồn mọi nỗ lực vào việt củng cố chỗ đứng chân trên trái đồi bom đạn đã hủy diệt toàn bộ các công sự chiến đấu cũng như chỗ ẩn náu. Địch phải đưa đại đội thứ ba của tiểu đoàn lê dương dù 2 vừa phân ướt phân ráo tới Mường Thanh, thay thế cho lực lượng chiến đấu suốt đêm qua đã quá rêu rã.

Trung đoàn 98 lảm nhiệm vụ phòng ngự tại C1 cũng được tăng cường tiểu đoàn 888 của trung đoàn 176. Tiểu đoàn này trước đó chuyên làm nhiệm vụ tiễu phỉ. Nhưng họ cũng đã co lần gây khó khăn cho những tiểu đoàn dù trên đỉnh Pu San hồi đầu chiến dịch.

Chiều ngày 11 tháng 4, đại đội 811 của 888, do đại đội trưởng Lê Văn Di chỉ huy, được đưa ra phòng ngự tại C1 thay cho các đơn vị đã chiến đấu suốt hai ngày rút về phía sau. Những người mới tới kinh hoàng vì mùi hôi thối của những thi thể bật đầu phân hủy, những đám ruồi nhặng đen đặe. Những xác chết này hoặc khô đen, hoặc rữa nát, nhưng lại có những bộ quần áo rất bền chực, những chiến áo giáp những đạn, mà họ không còn cách nào hơn là chuyển đi chỗ khác. Những chiếc khẩu trang bịt chặt không thể ngăn chặn mủi Ô nhiễm ngấm vào đất, đã bám vào áo quần và thân thể họ. Họ phải xây dựng những đường hào, ụ súng, hầm ngủ, rồi lấy dây thép gai và mìn của địch để xảc định ranh giới giữa ta và địch.

Trận đánh ngày 10 và 11 tl áng 4 là cuộc phản kích lên cuối cùng của Bigia lên những trái đồi phía đông, địch buộc phải luân phiên đưa từng đại đội lên phòng ngự ở phần đồi đã chiếm được để bảo vệ cho những cứ điểm ở phía trong. Ta và địch đã quá hiểu nhau, chấp nhận tạm thời giữ nguyên trạng. Thỉnh thoảng có những trái lựu đạn, những loạt liên thanh qua lại, những luồng súng phun lửa, những cuộc đột kích chớp nhoáng.

Trung đoàn trưởng Vũ Lăng lên thăm trận địa ngạc nhiên khi thấy trên trái đồi đã bị bom đạn làm biến dạng, cách địch vài chụt mét, các chiến sĩ ta vẫn có một cuộc sống đàng hoàng trong những căn hầm lót vải dù, đọc sách, đánh tulơkhơ, chỉ riêng mùi Ô nhiễm thì không có cách nào khắc phục.

Đại đội 811 đã phòng ngự tại C1 hai mươi ngày liền, cho tới lúc ta hoàn toàn tiêu diệt cử điểm này vào cuối tháng Tư. Trên đồi A1, cũng diễn ra tình hình tương tự.

Ngày 2 tháng 4, trung đoàn 102 rút, trao lại trận địa cho trung đoàn 174.

A1 có một sườn đồi nhiều cây cối chạy thoai thoải về phía đông mà những sĩ quan Pháp thường gọi là Săng êlydêl. Dải đất này nậm dưới sự khống chế của hai quả đồi cao hơn ở bên cạnh. Về phía nam, là Đồi Cháy. Về phía đông, là đồi F3. Ngay từ khi mới chiếm đóng ở A1, quân Pháp đã thấy dải đất là một nguy cơ nằm cạnh nách. Nhưng không biết không thể đưa quân đóng giữ khu vực này nếu không chiếm những trái đồi cao hun ở chung quanh, một việc làm quá sức của chúng. Đến ngày cuộc chiến ở A1 tạm ngừng, địch chiếm hai phấn ba đồi, một phần ba đồi do ta chiếm nằm trên dải đất này.

Tiểu đoàn 255 của 174 đã có mặt trong trận đánh đêm 30 tháng 3, được trao nhiệm vụ giữ vững trận địa trên đồi A1. Tiểu đoàn trưởng Đôn Tự đã hiểu kẻ địch ở đây, nhận thấy chỉ có thể bảo vệ phần đất còn lại trên đồi bằng một tổ chức phòng ngự liên hoàn giữa trận địa của ta tại A1 và hai trái đồi ở gần kề với nó. Ta có thể bố trí một đại đội trợ chiến tăng cường trên Đồi Cháy trực tiếp uy hiếp đỉnh đồi A1, và xây dựng trận địa vững chắc trên đồi F tạo thành lưới lửa hỏa lực thật mạnh hỗ trợ cho những chiến sĩ trực tiếp phòng ngự tại A1 khi bị địch tiến công.

Đêm đầu, ngay sau khi bộ đội bạn rút ra, tiểu đoàn cho hai tiểu đội nhanh chóng cắm hai cái chốt tại trận địa làm nơi đứng chân. Đồng thời, hỏa lực của ta được bố trí trên Đồi Cháy và đồi F, sẵn sàng bảo vệ cho phân đội ở tại trận địa. Quả nhiên ngày hôm sau, một lực lượng quân địch tiến xuống định đẩy các chiến sĩ ta ra khỏi đồi. Những luồng đạn liên thanh bắn chéo cánh sẻ tử Đồi Cháy, đồi F kết hợp với đạn súng cối, và mưa lựu đạn của các chiến sĩ bám trụ đã bẻ gãy những đợt xung phong của địch.

Những ngày tiếp theo, phân đội phòng ngự nhanh chóng củng cố trận địa phòng ngự trên đồi. Các đường hào khá sâu đã bị đạn pháo san lấp. Đất đồi A1 rắn như đá non. Đào đường hào mới sẽ tốn nhiều thời gian. Có thể cải tạo lại một số đường hào cũ của địch, nhưng tất cả đều chất đầy tử thi . Bộ đội ta vẫn phải làm công việc họ sợ nhất là tận dụng một số đường hào cũ. Sau đó ta đào thêm những tuyến hào mới, tổ chức những ụ đề kháng, hầm trú ẩn, hầm chứa đạn có nắp chịu đựng được pháo 105. Hầm chỉ huy của tiểu đoàn đào gần xong, thì phát hiện trong lòng đất cạnh cửa hầm co xác một tên lính Pháp. Nếu chuyển nó đi nơi khoc thì cửa hầm trở nên quá rộng. Người ta quyết định để nó tại chỗ.

Đỉnh Đồi Cháy là mục tiêu của pháo Hồ́ng Cúm và máy bay oanh tạc. Có lần bom rơi xuống sườn đồi, đánh sập hầm nơi chi ủy đại đội 174 đang họp. Đúng lúc đó, đại đoàn trưởng Lê Quảng Ba đi kiểm tra đơn vị vừa tới chân đồi, bị đất cát phủ đầy người. Trận địa của ta trên đồi F, thấp hơn A1 và C1, .thường xuyên phải chịu đựng hỏa lực bần thẳng, được bộ đội gọi là "tử địa".

Đặc biệt ở A1, giữa trận địa ta và địch hoàn toàn không có vật cản. Chỉ cần vài chục giây là quân địch co thể nhảy vào chiến hào. Sự canh phòng được tổ chức hết sức cẩn mật. Phải tổ chức hỏa lực tầm gần, tầm xa đan khéo nhau. Người trực các khẩu đội phải có tinh thần san sàng chiến đấu rất cao. Thông tin giữa những đài quan sát và các trận địa hỏa lực lúc nào cũng thông suốt Trong ba lần địch tiến công sang, hai lần chúng thất bại vì hỏa lực của ta bắn chặn kịp thời kết hợp với mưa lựu đạn của các chiến sĩ phòng thủ. Một lần, quân địch bất thần lọt được vào chiến hào của ta, nhưng sau đó vẫn bị đánh lui. Mỗi ngày các chiến sĩ bắn tỉa lại hạ thêm một vài tên địch.

Địch biết lực lượng ta trên đồi không đông, nhưng trước sự phòng ngự chặt chẽ của ta, chúng chỉ còn mở những trận đánh thăm dò, không mong đẩy ta ra khỏi đồi Ta thử đánh lấn để mở rộng phạm vi kiểm soát nhưng thấy địch kiên quyết chống cự nên cũng dừng lại.

Bảo vệ vững chắc trận địa của ta trên đồi A1 lúc này chính là chuẩn bị tích cực để tiêu diệt nó. Ta bắt đầu triển khai việc đào một đường hầm để đưa thuốc nổ vào đặt dưới chân hầm ngầm của địch.

Trên đồi C và đồi D1 bắt đầu xuất hiện những trận địa sơn pháo của ta. Khu trung tâm bị đặt dưới những nòng pháo bắn thẳng. Quân địch không dám tiến công lên hai cao điểm này, mà chỉ tiến hành những cuộc phản pháo. Nhưng công sự của ta khá kiên cố, những khẩu sơn pháo vẫn tiếp tục nhả đạn. Không quân địch được huy động với nhiệm vụ đặt những khẩu pháo của Việt Minh "trên miệng núi lửa" ! Chúng ném bom lớn, bom napan như muốn san bằng cả hai trái đồi. Các chiến sĩ sơn pháo không vì vậy mà rời bỏ vị trí "ngồi trên đầu thù̀ . Cao xạ đã tiến vào gần khu trung tâm, hạn chế có hiệu quả máy bay ném bom bổ nhào. Máy bay địch phải bay cao thường thả bom ra ngoài mục tiêu. Nhưng co lần một trái bom rơi trúng trận địa sơn pháo trên đồi C trong lúc đang diễn ra trận đấu pháo giữa ta và địch.

Một khẩu pháo bị hỏng. Khẩu đội trưởng Phùng Văn Khẩu chỉ huy khẩu đội còn lại, quát lên:

- Còn một khẩu cũng đánh !

Anh nhảy vào vị trí ngắm đưa đường tim chữ thập vào mục tiêu và tự mình giật cò. Chỉ trong vòng 10 phút, lần lượt bốn khẩu 105 của địch câm họng. Khẩu đội của Phùng Văn Khẩu đã đứng vững 36 ngày đêm trên miệng núi lửa, luôn luôn đe dọa những vị trí địch trên cánh đồng. Chỉ có điều đáng tiếc là pháo của ta bắt đầu "đói đạn, ! Một số pháo thủ đã phải chuyển qua làm nhiệm vụ khác.

Sau này một số nhà quân sự nước bạn tới thăm Điện Biên Phủ, khi đi nghiên cứu địa hình khu đông thường cho rằng cao điểm quan trọng nhất là đồi C. Đồi C và đồi D1 cao nhất trong dãy đồi phía đông, khống chế cả khu trung tâm. Đúng là khi chiếm được những vị trí này ta có một lợi thế trong tay, nhưng lại không có điều kiện triệt để khai thác lợi thế đó. Không quân địch làm chủ vùng trời nên ta không thể đưa nhiều pháo lớn lên đây, và cũng không có đủ đạn để uy hiếp quân địch. Đồi A và đồi C tuy thấp hơn nhưng lại có vai trò quan trọng hơn nhiều. Chiếm được hai trái đồi này ta có thể kiểm soát toàn bộ các vị trí bên tả ngạn sông Nậm Rôm và nhiều vị trí bên hữu ngạn bằng súng máy, súng trường, thậm chí súng phóng lựu đạn. A1 và C1 chỉ cách sở chỉ huy của Đờ Cát 300 mét, trực tiếp kiểm soát hai chiếc cầu qua sông Nậm Rôm. Mất những cao điểm này, các lực lượng của địch ở hữu ngạn và tả ngạn sông Nậm Rôm sẽ bị cắt làm đôi. Địch cũng coi A1 là thành lũy cuối cùng của tập đoàn cứ điểm, vì nếu mất A1 thì sẽ không thể giừ được đồi C1 và C2 ở thấp hơn, cũng như toàn bộ các cứ điểm êlian.

Từ ngày nổ súng, trước sự xuất hiện pháo cao xạ, địch đã nhiều lần thay đổi thủ đoạn thả dù. Phần lớn việc thả dù tiếp tế cho Điện Biên Phủ đều do phi công Mỹ mặc áo dân sự đảm nhiệm với loại máy bay vận tải hạng nặng Flying Boxcar C.119.

Ngày 19 tháng 3, máy bay Mỹ ném xuống Điện Biên Phủ những kiện hàng lớn một tấn. Làm như vậy tiện cho những viên phi công chuồn nhanh khỏi khu vực nguy hiểm. Nhưng việc thu lượm và vận chuyển những kiện hàng lớn dưới hỏa lực đại bác thường xuyên đe dọa, đối với tập đoàn cứ điểm lại không dễ dàng. Hơn thế, những kiện hàng này thường phứa chất nổ, nếu rơi vào một bãi mìn hoặc rơi trúng một đường hào hay một vị trí quân Pháp thì tác hại của nó không kém gì một trái bom ! Ngay đêm hôm đó, Điện Biên Phủ yêu cầu Hà Nội từ nay trở đi sẽ không thả dù những kiện hàng nặng quá 100 kilôgam.

Số máy bay vận tải bị cao xạ ta. "tàn sát" một cách ghê gớm, buộc đại tá Ni cô ngày 27 tháng 3 phải ra lệnh đưa độ cao thả dù tiếp tế ban ngày từ 2.500 bộ lên 6.500 bộ, và sau đó lên 8.500 bộ. Muốn làm như vậy, mỗi chiếc dù phải được gắn thêm bộ phận mở tự động. Nhưng bộ phận này làm việc không tốt, nhiều kiện hàng hoặc rơi vào tay ta hoặc vỡ tan tành trên mặt đất.

Ngày 12 tháng 4, hồi 11, giờ 40, chiếc máy bay thứ 50 bị bắn rơi tại Điện Biên Phủ. Đó là một pháo đài bay ném bom 4 động cơ B.24 (Privateer) với phi hành đoàn 9 người, lần đầu bị hạ trên chiến trường Việt Nam. Bom nằm trong khoang chưa kịp thả. Số bom này đã cung cấp cho các chiến sĩ công binh một tấn thuốc nổ đặt trong đường hầm A1 vào đầu tháng 5. Cũng ngay trưa hôm đó, 15 giờ, một máy bay B.26 thả bom trúng vị trí quân Pháp ở êpéeviê, ngay gần sở chỉ huy của Đờ Cát, làm nổ tung một kho đạn và chết nhiều binh linh. Cái khó của những viên phi công không chỉ ở riêng lưới lửa cao xạ mỗi ngày một tập trung hơn, mà còn ở vị trí đôi bên đối địch đã quá gần nhau. Người Pháp phải chuyển sang thả dù lương thực, đạn dược ban đêm. Có đêm tập đoàn cứ điểm nhận được trên hai trăm tấn đồ tiếp tế. Tình hình lương thực của tập đoàn cứ điểm được cải thiện chút ít. Làm theo cách này những chiếc máy bay vận tải cũng được an toàn hơn. Nhưng việc thu lượm dù vẫn phải tiến hành ban ngày. Chiều ngày 14.tháng 4, một sự cố đã xảy ra. Trong lúc những chiếc xe vận tải, xe jeep cuối cùng dồn tới êpécviê để nhận số lượng thực mới thả dù tập trung tại đây chở đi phân phối cho các nơi thì một loạt đạn đại bác của ta róc đúng khu vực. Nhiều thứ lương thực, trong đó co 5.080 suất ăn chiến đấu, 300 kilôgam phó mát, 700 kilôgam chè, 450 kilôgam muối, 110 thanh sôcôla... đều bốc cháy. Ngày hôm đó, tập đoàn cứ điểm công bố dự kiến từ ngày 29 tháng 4, khẩu phần của mỗi người sẽ giảm xuống một nửa.

Nhìn chung, sau đợt tiến công vào các cao điểm phía đông, chiến trường nhiều lúc gần như yên tĩnh. Cái yên tĩnh này sẽ không đáng sợ với quân địch đang mong thời gian nhanh chóng trôi qua cho tới mùa mưa, nếu không có vô vàn những tiếng cuốc đào đất bất kể đêm ngày rậm rịch chung quanh, mỗi lúc càng rõ. Tiếng cuốc chính là tiếng tích tấc của chiếc đồng hồ báo tử con nhím Điện Biên Phủ. Bộ chỉ huy Pháp cũng rất sợ tiếng cuốc này, nên đã thả dù xuống Mường Thanh một số máy phát hiện tiếng đào đất (géophone). Nhưng binh lính ở đây không cần tới chúng, vì không có máy họ vẫn nghe rất rõ những tiếng cuốc. Họ chỉ cần cái gì có thể ngăn những người đào đất tiếp tục công việc của mình !

Suốt ngày đêm, từng giờ, những chiến hào nổi, chiến hào ngầm của bộ đội ta nhích dần đến gần phân khu trung tâm. Từ những đầu hào chỉ cách địch vài chục mét, các chiến sĩ ta dùng ĐKZ bắn sập dần những lô cốt, ụ súng. Chiến hào tiến vào gần còn mang cho kẻ địch nhiều tai họa khác. Hàng rào dây thép gai và bãi mìn của cứ điểm lúc này lại trở thành những vật chướng ngại bảo vệ an toàn cho chính những người tiến công.

Các tổ thiện xạ tìm những vị trí bất ngờ, không tha bất cứ một tên địch nào ló đầu ra khỏi công sự. Việc đi lấy nước dưới sông Nậm Rộm trở thành vô cùng khó khăn.

Có những tên địch ở ngay bờ sông cũng không dám xuống lấy nước. Chúng ngồi trong công sự quăng những chiến can xuống sông, rồi dùng dây kéo lên. Chiến sĩ bắn tỉa bắn vào can. Chúng chỉ thu về chiếc can rỗng.

Tại khắ́p các đơn vị nổi lên một phong trào "săn Tây, bắn tỉa". Con số địch bị diệt trong thời gian này bằng bắn tỉa rất đáng kể. Chỉ trong vòng mười ngày, ác chiến sĩ bắn tỉa của 312 diệt 110 tên địetl, ngang với số quân địch bị loại khỏi vòng chiến đấu trong một trận công kiên ! Chiến sĩ bắn tỉa Đoàn Tương Líp của trung đoàn 88 dùng 9 viên đạn súng trường tiêu diệt 9 tên địch. Chiến sĩ Lục của trung đoàn 165 trong một ngày bắn tỉa diệt 30 tên địch. Những tân binh được các chiến sĩ cũ kèm cặp, rèn luyện về chiến thuật và bân súng trung thực tế chiến đấu ngay trên chiến hào. Họ đều tiến bộ rất nhanh. Có những người sau một thời gian ngắn đã biết sử dụng tất cả các loại súng và trở thành thiện xạ.

Những khẩu đội pháo cao xạ tiến vào gần khu trưng tâm, ban đêm lặng lẽ di chuyển trên cánh đồng tới giáp hàng rào dây thép gai, bất thần nhả đạn vào những chiếc máy bay là xuống thấp để thả dù người và dù tiếp tế Một phần ba đồ tiếp tế rơi vào tay bộ đội ta. Chúng ta thu được nhiều thứ mà ta đang rất cần, như đạn 105, đạn súng cối, huyết thanh khô...

Trên đồi A1, các chiến sĩ thu được những bao tải nặng trịch bên trong phứa toàn cát. Chúng cũng được việc cho ta. Một lần tiểu đoàn trưởng thấy bên ngoài bao có chữ "Sucre", vội ngăn không cho anh cm đưa ra làm công sự. Chọc lưỡi lê vào bao, rõ ràng là đường trắng, một thứ của quý đối với bộ đội ở mặt trận. Có cả những thứ hàng mà không ai nghĩ tới. Một chiếc dù mang toàn những cây nước đá. Giữa ngày hè nóng bỏng tại trận địa cát chiến sĩ được uống nước đá pha với cà phê, bột chanh, bột cam hiếu lợi phẩm. Nhưng đây là thứ hàng không thể bỏ vào kho lâu ngày. Anh cm đập đá ra chia nhau rửa mặt mũi, chân tay, thậm chí tắm! Có chiếc dù mang theo toàn rau tươi: sà lát, hành tây, tỏi tây..., và cả húng Láng. Những người từ Hà Nội ra đi lại có dịp nhớ tới những vườn rau ngoại thành.

Tiểu đoàn 225 lượm được một dù toàn sách báo, trong một gói co hai cuốn tiểu thuyết và lá thư của vợ Đờ Cát gửi cho chồng. Đơn vị xin ý kiến Bộ chỉ huy mặt trận cách xử lý với lá thư. Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm nói nên chuyển lại cho Đờ Cát. Ta thông báo trên bộ đàm. Chỉ một giờ sau, đúng theo quy ước, một tên lính Pháp mang cờ trắng tới địa điểm hẹn, nhận lá thư và hai cuốn sách đem vế Mường Thanh. Giữa tháng Tư, ác chiến sĩ 312 nhặt được một chiếc hòm bên trong co lon tướng, rượu Champagnc gửi cho Đờ Cát nhân dịp thăng thưởng. Anh cm quẳng chiếc lon và mở rượu ra cùng liên hoan.

Một trung đoàn trong một tuần đã thu đưực 776 dù với đủ cả đạn, gạo, đồ hộp, sữa, dầu hỏa... Với số hàng này địch đã phải dùng khoảng ba thục chuyến đakôta để chuyên chở lên đây.

Hàng ngày, ở sở chỉ huy, khi nghe báo cáo số địch chết vì bị bắn tỉa, số lương thực, đạn dược thả dù bộ đội đoạt được, tôi lại nghĩ, ta đang cho kẻ địch nếm những đòn cay đấng nhất. Quả như vậy, với cách đánh này, ta đang giành thắng lợi mà không tổn phí nhiều xương máu của chiến sĩ, không phải tiêu thụ nhiều đạn dược. Mỗi thứ chiến lợi phẩm này đều có những tác động khác nhau, vud khiến cho kẻ địch đã khốn khó càng khốn khó thêm, vừa mang lại những cái ta đang cần, sẽ biến thành sức mạnh của ta tiếp tục giáng xuống đầu quân địch, lại đỡ công chuyên chở nhiều ngày trên những thung đường lửa Máy bay địch tăng cường những cuộc ném bom dữ dội. Nhiều vị trí trú quân bị bom địch làm trụi hết cây cỏ. Một buổi, nghe tin địch thả bom vào khu vực đoàn bộ của 316 liền trong một giờ, tôi gọi điện thoại cho anh Lê Quảng Ba, hỏi thăm tình hình thiệt hại. Anh Ba vui vẻ trả lời: - Báo cáo anh, không việc gì cả, chỉ nháy mất cái quần đùi của một cậu phơi trên nóc hầm.

Tối hôm đó, địch đưa tin: "Trận oanh tạc trong ngày tại Điện Biên Phủ đã tiêu diệt của Việt Minh một ngàn hai trăm người"( !) Tại phân khu nam Idaben (Hồng Cúm), địch có một lực lượng khá mạnh, gồm: tiểu đoàn lê dương số 3, tiểu đoàn Angiêri số 2, tiểu đoàn Angiêri số 5 (một đại đội), tiểu đoàn Thái số 31, một tiểu đoàn pháo 105, một đại đội súng cối 120 ly, một đại đội xe tăng, với tổng số 2.000 người, và một sân bay. Về mặt chiến thuật, Idaben giữ vai trò khá quan trọng. Nó vừa bảo vệ phía nam tập đoàn cứ điểm, vừa chi viện cho phân khu trung tâm khi bị tiến công bằng pháo binh, bộ binh, lực lượng cơ giới.

Đây cũng là nơi tiếp nhận quân tăng viện và đồ tiếp viện từ Hà Nội trong trường hợp sân bay Mường Thanh bị uy hiếp. Khi tập đoàn cứ điểm có nguy cơ bị tiêu diệt thì nó là cái "eửa sau mở đường chạy sang Thượng Lào cũng như đón quân từ Lào sang ứng cứu.

Từ đầu chiến dịch, phân khu nam Hồng Cúm được trao cho trung đoàn 57 của 304 phụ trách. Nhiệm vụ của trung đoàn, với binh lực hạn chế, là tiến hành bao vây, kiềm chế pháo binh địch ở Hồng Cúm. Trung đoàn đã thực hiện co hiệu quả nhiệm vụ được trao. Từ đêm ngày 23 tháng 3, giao thông hào và chiến hào của trung đoàn đã hình thành một trận địa liên hoàn siết chặt quanh Hồng Cúm, cắt rời nó với phân khu trung tâm, chấm dứt việc hạ cánh của máy bay trên đường băng tại đây. Địch nhiều lần định nống ra đều bị đánh bật trở lại. Trừ việc chi viện bằng hỏa lực từ xa cho khu trung tâm, những hoạt động khá bằng bộ binh, cơ giới của Hồng Cúm đều bị loại trừ.

Phân khu Idaben, dưới quyền chỉ huy của Lalăng (Lalande), gồm năm cứ điểm nằm trên địa hình bằng phẳng, được đánh số từ 1 đến 5. Các cứ điểm 1, 2, 3, 4 đều ở phía tây đường 41 liên kết khá chặt chẽ với nhau bằng một hệ thững giao thông hào và chiến hào.

Riêng cứ điểm số 5 bảo vệ phía nam sân bay Hồng Cúm, nằm hơi đột xuất về phía đông đường 41. Chúng ta chia phân khu Hồng Cúm làm ba khu A, B, C. Các khu A, B gồm những cứ điểm ở tây đường 41. Khu C nằm ở phía đông đường 41 cùng với sở chỉ huy phân khu và pháo binh.

Từ đầu tháng 4 năm 1954, trận địa của trung đoàn 57 bật đầu lấn dần vào phân khu. Điều này gây bất ngờ với quân địch. Vẫn cho là lực lượng của ta ở đây không nhiều sẽ chi làm nhiệm vụ kiềm chế, Lalăng đã yêu cầu máy bay bắn phá dữ dội vào trận địa ta, có lần bom rơi cả vào trong cứ điểm, nhưng những chiến hào của trung đoàn 57 mỗi ngày càng tiến vào gần. Chúng đã xuyên qua hàng rào khu C, nhắm thẳng tới những lô cốt. Địch điên cuồng đối phó. Ban ngày, chúng đưa xe tăng, bộ binh ra lấp chiến hào rồi cài mìn đánh bẫy quân ta. Ban đêm, chúng tổ chức từng toán nhỏ phụt kích ngay ở mũi các chiến hào. Ta thay đổi giờ hoạt động, thay đổi vị trí đào khi thì đào từ ngoài vào, khi đào từ trong ra, bố trí lực lượng đánh bọn phục kích.

4 giờ sáng ngày 16 tháng 4, hai đại đội lê dương lợi dụng lúc trời còn tối bộ đội ta sắp quay về nghỉ ngơi, chia thành hai mũi đột nhập vào chiến hào của đại đội 54. Một toán quân địch đến gần vị trí chỉ huy đại đội. Đại đội đã kịp thời ra lệnh cho các trung đội nhanh chóng tản ra hai bên, dùng súng cối 60 ly và trung liên bắn vào quân địch, bộ đội hình thành hai mũi đánh vòng trở lại. Một trung đội ở phía sau nghe tiếng súng nổ lập tức nhanh chóng tiến ra tiếp viện. Một tổ làm nhiệm vụ bắn tỉa cũng tự động chạy tới phối hợp đánh địch. Bọn địch đang lo chống đỡ phía trước bất thần bị một mũi đánh thọc sườn, sợ bị sa bẫy hoảng hốt rút chạy về cứ điểm, để lại trận địa hàng chục xác chết. Đại đội 54 từ chỗ bị đột kích bất ngờ, nhưng nhờ bình tĩnh xử trí, các lực lượng linh hoạt và chủ động hiệp đồng yểm trợ nhau, đã khuyển từ bị động thành chủ động tiến hành một trận phản kích, tiến công từ ba phía giành thắng lợi giòn giã.

Phân khu nam của địch tương đối nhỏ, chiến hào ta vào sát diện tích càng thu hẹp, lại nằm ở cuối cánh đồng, máy bay địch bay với tốc độ chậm cũng chỉ có khoảng mấy giây để thả dù, nên hàng thường rơi ra ngoài mục tiêu. Trung đoàn 57 đoạt được khá nhiều dù tiếp tế, có ngày thu được trên ba tấn hàng các loại. Các ngách hào trên trận địa ta đầy ập thực phẩm, đồ hộp, đạn dược. Chính Giuyn Roa đã viết: "Kể từ 30 tháng 3 trở đi, một số đơn vị của đại đoàn 304 đã thu chưng quanh Hồng Cúm 776 kiện hàng gồm đạn 105, đồ hộp khoảng 60 tấn! .

Ngày 15 tháng 4, lúc 16 giờ, một chiếc máy bay C.li9 bay đến lượn mấy vòng rồi thả xuống một loạt dù, trong đó có một chiếc dù đỏ rơi gần trận địa của ta. Xẩm tối, chiến sĩ ta ra lấy dù, thấy có một chiếc hòm. Nó được đưa về trụ sở trung đoàn. Trong hòm toàn những gói quà gồm thuốc lá, rượu, xúc xích, jambông, áo may ô, lưỡi dao cạo râu, và một lá thư màu hồng sực mùi nước hoa của vợ Đờ Cát gửi cho chồng nhân địp được thăng thưởng cấp tướng. Chung quanh cụm cứ điểm Hồng Cúm, các chiến sĩ súng trường, súng máy, sơn pháo, các cỡ súng cối lớn nhỏ sân sàng chờ địch xuất hiện. Sau nhiều lần bị ta đánh lừa, ban ngày quân địch không dám đi lại, không dám nhô đầu lên khỏi chiến hào: Bộ đội ta chui qua hàng rào cắm cờ, chờ những tên bò ra nhổ cờ là nổ súng. Địch bỏ mặc những lá cờ tiếp tục tung bay trong cứ điểm. Mỗi lần đi thu nhặt dù, địch phải tổ chức như một trận đánh có xe tăng đi kèm và pháo bắn hợp đồng.

Đêm 19 tháng 4, một toán địch nhảy dù rơi đúng vào trận địa của đại đội 19. Khi đã bị anh cm ta xô tới trói lại thúng vẫn thưa hết ngạc nhiên.

Ngày 24 tháng 4, Lalăng kiểm điểm lại lực lượng của mình thấy vẫn còn tổng số 1.400 người, 8 khẩu pháo 105 và 2 chiến xe tăng..., một lực lượng không nhỏ trong tình hình thang của tập đoàn cứ điểm Viên đại tá mới được thăng chức quyết định mở một trận đánh giải tỏa. Ngày 26, bốn trong số những trung đội Bắc Phi khá nhất được lựa chọn tiến công vào những chiến hào tiếp cận của ta ở phía tây bảc ldnhen 5 (Khu C). Lalăng được bảo cáo tại đây chỉ có tuột đường hào của ta. Nhưng khi những người lính của đại đội 9 Angiêri đột nhập thì thầy mith lọt giữa hai tuyến chiến hào, họ phải yêu cầu quân cứu viện mới chạy thoạt về ìđabeh Lalăng quyết định phải có hình thức kỷ luật đối với một số kẻ hèn nhát để lầm gương. Viên trung úy Benhabích (Benthabich) chỉ huy đơn vị này được gọi tới.

Lalăng ra lệnh chọn hai người trong số những kẻ bỏ chạy để xử bản. Một số sĩ quan Pháp tỏ vẻ đồng tình.

Benhabích trở về đại đội rồi quay lại nói: "Tồi không thể chỉ định ai. Mọi người cho rằng họ đều dũng cảm như nhau và đã chiến đấu hết sức mình. Nếu cần bắn thì bắn tất cả. Khi những người lính lê dưong của ông cững không chọc thủng được vòng vây là chạy trốn như thở, thì không thể bắn bất cứ ai ! Không một người Angiềri nào chấp nhận cách đối xử không công bắlg đó". Rời viên trung uý nói thêm. "Thưa đại tá, hãy tin tôi chúng ta không được phép hoang phí số binh lính ít ỏi hiện có. Tôi đã mất bon ngườI, mà mới được thả dủ có một người !"

Lalăng buộc phải hủy quyết định.

Sơ kết đợt hoạt động nhỏ tại Hồng Cúm trong thời gian này, đại đoàn 304 đả thu được 600 viền đại phấo 105, 3.000 viên đàn cổi 120 và 81 hàng tấn đậh các cỡ khác, hàng phục tấn lương thực, thuốc men, và diệt trên 200 quẩn giặc.

Tại Hồng Cúm, chỉ một trung đoàn của ta đả bao vây, vô hiệu hóa, làm suy yếu và kết liều số phận hai ngàn quân địch phần lớn lả Au Phi. Không phải như một số người dã nói ở Điện Biên Phủ chúng ta luôn luôn co một số lượng quân đông áp đảo so với kẻ thù.

Nếu trong trận đánh lớn vừa qua trên những quả đồi phía đông, bộ đội ta đã bộc lộ những nhược điểm về công tác điều tra, về chiến đấu hợp đồng binh chủng, về đánh định trong công sự vững chắc, thì khi chuyển sang chiến thuật đảnh nhỏ, các chiến sĩ ta từ cũ tới mới đã chứng tỏ một phẩm chất tuyệt vời. Lần này, một bất ngờ mới đang chờ quân địch ở ngay trên cánh đồng Mương Thanh. .

Sáng ngày 14 tháng 4 năm 1954, toán địch đầu tiên đi tuần trên sân bay, chợt nhận thấy đường hào ở phía tây đã cắt đứt liên lạc giữa Huy ghét 1 (cứ điểm 206) và Huy ghét 6 (cứ điểm 105) với khu trung tâm. Một mũi hào khác đâm thẳng vào sân bay Mương Thanh. Không chỉ co vậy, Huy ghét 1 còn báo cáo mặt tây cứ điểm đã bị chiến hào của đối phương bao vây. Buổi trưa, những đơn vị dù 6 và 8 thử mở đường tới Huy ghét 1, nhưng bị chặn lại trưởc những bãi mìn mới rải và những loạt đạn súng 13 giờ 30, Đờ Cát điện cho Cônhi:

1.(...) Số phận của G.O.N.O sẽ được đinh đoạt trước ngày 10/5 (...).

2. Trận địa phát triển đe dọa Huy ghét 1 và Huy ghét 6. Mưu toan giải tỏa Huy ghét 1 tiến hành sáng nay vấp phải nhiều bãi mìn. giữa Huy ghét 1, Huy ghét 3, Huy ghét 5 và hảa lực súng cối và pháo binh. Sẽ tiếp tục khi trời tối đồng thời bới việc sửu chữa đường băng..."

Theo kế hoạch, hai trung đoàn của 308 và hai trung đoàn của 312 đã được triển khai chung quanh phía bắc sấn bay. Cứ điểm 206 bảo vệ. phía tây sân bay đả bị chiến hào của trung đoàn 36 cắt rời khỏi Mường Thanh.

Cứ điểm 105 ở phía bắc. sân bay cũng bị .chiến hào của trung đoàn 165 bao vây. Hai mũi chiến hảo của 308 và 312 đang. nhanh chóng đâm thẳng vào giữa sân bay. Đêm 15, chiến hào của trung đoàn 88 ở phía tây và chiến hào trung đoàn 141 ở phía đông đều vượt qua năm lần rào tiến vào sân bay.

Trận đánh quan trọng tiêu diệt trung tâm đề kháng bảo vệ sân bay Mường Thanh đã bắt đầu không có hỏa pháo chuẩn bị, không có dấu hiệu nào báo trước. Nhận thấy sân bay Mường Thanh có nguy cơ bị cắt làm đôi, và Huy ghét 6 ở đầu bắc sân bay sập bị tiêu diệt, một nửa sân bay . Mường Thanh, chiếm một phần năm diện tích tập đoàn cứ điểm, sẽ lọt vào tay đối phương, Đờ Cát ra lệnh Lănggơle lập tức tiến hành giải tỏa sân bay, trước hết là tiếp tế cho Huy ghét 6 ở xa đã bị bao vây chặt chẽ.

Liền trong ba ngày 15, 16, 17 tháng 4, Lănggơle huy động ba tiểu đoàn dù số 1, số 2 và số 6 mở cuộc hành binh giải tỏa và tiếp tế cho Huy ghét 6 ở đầu bắc sân bay. Binh lính lê dương ở cứ điểm này không chỉ thiếu đạn dược, mà còn thiếu cả nước uống. Ngày đầu, đoàn quân giải tỏa mới chạm đường hào của trung đoàn 141 trên sân bay nhưng nó đã phải mất bốn giờ liền để vượt qua. Ngày thứ hai và thứ ba thì quân địch đứng trước cả một trận địa với lớp lớp chiến- hào và những ụ súng.

Thêm vào đó là xác một chiến máy bay, chiến Curtiss Commando, còn nằm chênh ềnh trên đường băng, đã trở thành một _ cộng sự nổi giúp cho đối phương đặt liên thanh quét gục những tên lính lê dương hăng hái nhất định xông lẽn. Cuộc hành bỉnh tiếp tế cho Huy ghét 6 đã mang lại cho Lănggơle tổn thất về lực lượng ứng chiến lớn hơn cả những đợt phản kích giành lại đồi C1 ! Hết ngày thứ ba, Đờ Cát ra lệnh cho viên quan ba Bia (Bizard), chỉ huy tại Huy ghét 6, rút quân khỏi đây vào đêm 18. Bigia (Bigeard), phó chỉ huy khu trung tâm vơ vét được một lực lượng gồm phần lớn là lính dù và lê dương, cùng với hai chiến xa mở đường, đi đón bọn ở Huy ghét 6 rút lui. Nhưng cả cánh quân này đã mất sức chiến đấu trước trận địa chiến hào của ta sau không đầy nửa giờ đọ súng. Bigia đành ra lệnh cho viên chỉ huy Huy ghét 6 "có thể bỏ lại tất cả thương binh, mở một đường tháo chạy về Mường Thanh, hoặc đầu bàng".

Lúc này, chiến hào của 165 từ bốn phía đã luồn vào bên trong hàng rào dây thép gai của cứ điểm 105. 15 ụ súng ở tiền duyên bị ĐKZ ta bân sập. Nhiều đám rào bị cắt trụi. Binh lính địch không có cơm ăn, nước uống, ló đầu ra ngoài công sự là trúng đạn bắn tỉa. Đêm 18, trung đoàn ra lệnh tiến công. Chỉ có một số quân địch chạy thoát về Mường Thanh. Cứ điểm cuối cùng ở đầu bắc sân bay không còn tồn tại.

Nằm sâu bên trong, Huy ghét 1 cũng bị trung đoàn 36 bao vây bằng trận địa chiến hào từ ba ngày nay. Sau khí Huy ghét 7 và Huy ghét 6 bị tiêu diệt, Huy ghét 1 trở thành vị trí đột xuất ở phía hắc khu trung tâm. Bảo vệ vị trí là đại ớ.ôi 4 của bán lữ đoàn lê dương 13. Những tên lính lê dương ở đây chống cự khá quyết liệt. Các chiến s Bắn Bắel đã có kinh nghiệm tiêu diệt vị trí lo ki.ên trì chiến thuật vây lấn, quyết tâm giành thắng lợi với tổn thất ít nhất về người và vũ khí.

Suốt thời gian chuẩn bị, cán bộ, chiến sĩ luôn luôn cung nhau bàn bạc cách khấc phục mọi khó khăn. Họ đã dùng những con cúi làm lá chắn, đưa chiến hào từ xa tiếp cận cứ điểm. Những khối rơm bện dài 2 mét, đường kính 1,50 mét đã hút hết đạn thẳng, bảo đảm an toàn cho những người đào trận địa phía sau nó. sáng ngày 19 tháng 4, ba mũi hào của 36 đã đâm vào sát hàng rào của địch. ĐKZ bắn sập dần những ụ súng ở tiền duyên.

Trong đêm, thỉnh thoảng lại một loạt súng cối nã vào vl trí. Quân địch luôn luôn thấp thỏm tưởng là trận đánh đã bắt đầu. Máy bay phải thả dù tiếp tế trực tiếp xuống cứ điểm. Nhưng những tên lính không dám rời hầm ra lấy dù vì sợ đạn bắn tỉa. Huy ghét 1 kêu cứu với Mường Thanh. Không thể để mất tiếp vị trí này, vì mất nó là mất sân bay, Đờ Cát buộc phải điều hai trung đội bộ binh và hai xe tăng, cùng với một trung đội lê dương tử khu trung tâm tiến ra, dưới sự yểm hộ của pháo binh, lấp các chiến hào. Trung đội bảo vệ chiến hào của ta buộc phải lùi ra xa, dùng súng bắn tỉa quân địch. Chiến sĩ ĐKZ Trần Đình Hùng, máy ngắm bị hỏng, đã bình tĩnh ngắm mục tiêu qua nòng súng, lắp đạn bắn cháy một chiến xe tăng. Chiến công của anh đã kết thúc công viện lấp đường hào, buộc quân địch phải rút lui.

Các chiến sĩ 36 cũng bắt đấu gặp một khó khăn mới. Chiến hào vào gần cứ điểm thì "con cúi" giảm tác dụng, nó không ngăn được hỏa lực lướt sườn cũng như lựu đạn từ trong đồn ném ra, và còn làm lộ vị trí của bộ đội. Một số chiến sĩ bị thương. Tốc độ đào chiến hào chậm hẳn lại Mấy chiến sĩ tân binh, vốn là du kích ở địch hậu, đề nghị cho đào dũi, khoét Pgầm dưới mặt đất vào tới lô cốt địch, . vừa giảm thương vong vừa giữ được bí mật. Lúc đầu, cán bộ ngại làm theo cách này sẽ kéo dài thời gian chuẩn bị. Nhưng khi cho một tổ đào thử, thấy không chậm hơn đào chiến hào lộ thiên, vì co thể đào cả ban ngày. Phương án đào dũi được chấp nhận, tuy có vất vả, nhưng tránh được thương vong.

* 22 giờ đêm 22 tháng 4, trung đoàn cho lệnh dùng những phân đội nhỏ đánh vào cứ điểm chiến một số lô cốt đầu cầu Số đạn lựu pháo dành yểm trợ cho họ cũng giống như mọi đêm, 20 quả. Nhưng khi lựu pháo mới bắn tới phát thứ mười ba, thì xung kích đã yêu cấu ngừng ngay. Ba mũi tiến công cùng lúc từ lòng đất nhô lên, đặt bộc phá giật đổ ba lô cốt đầu cầu. Binh lính bán lữ đoàn 13 kinh hoàng khi thấy những người lính đội mũ lá, cầm súng có lưỡi lê đã xuất hiện giữa đồn, chỉ còn cách giơ tay đầu hàng. Không bỏ lỡ cơ hội quý giá, cả ba mũi đánh thốc vào khu sở chỉ huy. 15 phút sau, trung đoản mới kịp đưa tiếp vào đồ.ri thêm 2 trung đội. Trong vòng không đầy một giờ, bộ đội ta đã làm chủ hoàn toàn Huy ghét 1. Phần lớn số 177 lính lê dương bảo vệ vị trí bị bắt sống. Bộ đội ta đã tiêu diệt được một vị trí quan trọng do một đơn vị lê dương sừng sỏ bảo vệ, với tổn thất không đáng kể. Nghe tù binh báo cáo viên chỉ huy cứ điểm tử trận và điện đài bị hỏng ngay tử loạt đạn pháo đầu tiên, trung đoàn trưởng 36 chỉ thị cho bô đội sử dụng những khẩu đại liên trong đồn địch, thỉnh thoảng lại bắn từng loạt ra ngoài như mọi đêm.

Mường Thanh yên tâm tưởng chưa có chuyện gì xảy ra với Huy ghét 1, trong lúc bộ đội ta thu dọn chiến lợi phẩm. Trận 206 đã hoàn thiện và thực sự khẳng định thành công của chiến thuật được gọi là "đánh lấn", khởi đầu từ khi ta tiêu diệt các cứ điểm 106 và 105, đều thuộc trung tâm đề kháng Huy ghét bảo vệ sân bay, nằm trên cánh đồng. Một lần nữa, chúng ta càng thấy rỏ tác đụng to lớn của cánh đánh nhỏ truyền thống, thể hiện sự thông minh, sáng tạo, chủ động của những người chiến sĩ sinh ra từ đồng ruộng, bám đất bám làng chiến đấu trong suốt cuộc chiến tranh. Chiến công ở 206 chính là một biểu hiện tập trung của cách đánh đó. Cái chết không kịp cất tiếng kêu của Huy ghét 1 đã làm cho quân địch Ơ Điện Biên Phủ bàng hoàng. Từ giờ phút đó trở đi, mỗi khi đường hào của ta tới gần, quân địch ở trong cứ điểm không còn chỉ thấy đây là mối đe dọa, mà chính là cái chết đã tới, một cái chết không báo trước xuất hiện từ lòng đất.

* 7 Giờ 30 sáng .23 tháng 4, vài tên lính lê dương của bán lữ đoàn 13 chạy thoát về tới Mường Thanh, báo tin Huy ghét 1 đã thất thủ từ nửa đêm. Sau giây phút sững sờ, Đờ Cát dưa ra ý kiến cần phản kích giành lại vị trí đã mất. Lănggơle và Bigia đều không tán thành, cho rằng làm như vậy sẽ hy sinh nốt những lực lượng ứng biến cuối cùng của tập đoàn cứ điểm, kể cả trong trường hợp phản kích thành công thì cũng không còn lực lượng để duy trì Huy ghét 1 trước những cuộc tiến công mới sẽ còn tiếp tục. Đờ Cát vẫn giữ quyết định của mình. Lănggơle trao cho Bigia nhiệm vụ tổ chức cuộc phản kích.

Bigia điều các lực lượng dự bị còn lại thuộc tiểu đoàn 2 trung đoàn dù tiêm kích số 1, tiểu đoàn dù 6, tiểu đoàn 1 trung đoàn lê dương số 2 lên khu trung tâm đề kháng êlian, rút toàn bộ tiểu đoàn lê dương dù số 2 đang đóng ở đây về Mường Thanh. Tiểu đoàn dù này mới được tăng cường từ ngày 10 tháng 4, tuy đã bị tổn thất, chl còn gần 400 người, nhưng vẫn là đơn vị mạnh nhất có thể tiến hành tốt cuộc phản kích. Bi gia yêu cầu không quân dùng mười hai máy bay tiêm kích - ném bom và bốn máy bay ném bom B.26 đánh phá hệ thống chiến hào trước cứ điểm Huy ghét 1 và một số mục tiêu sẽ được chỉ định từ 13 giờ 45. Pháo binh của tập đoàn cứ điểm được lệnh sẽ bắn 1.200 phát đại bác và súng cối vào Huy ghét 1 sau khi máy bay o.anh tạc.

Buổi trưa, trời nắng to trên cánh đồng Mường Thanh, không gian hoàn toàn yên tĩnh. Các chiến si đại đội 213 của trung đoàn 88 phòng ngự trên sân bay, sau bữa cháo nóng ăn với đường phên ngon lành, trừ những người làm nhiệm vụ cảnh giới, đều ngả lưng trong hầm ếeh cho giãn gân cốt. Chợt có lệnh từ sở chỉ huy mặt trận:

,Chuẩn bị đánh địch ! Tản rộng đội hình. địch sắp oanh tạc , Đại đội trưởng Mai viết Thiềng ra lệnh đánh thức bộ đội, chuẩn bị sân sàng chiến đấu. Chỉ mươi phút sau, đã nghe tiếng động cơ. Máy bay địch xuất hiện rất nhanh.

Những chiến B.26 bay thành từng tốp theo đội hình mũi tên. Các chiến sĩ cao xạ lập tức nổ súng. Những đám khói trắng bao bọc lấy máy bay. Chúng chuyển sang đội hình hàng dọc, nối đuôi nhau lượn vòng và bắt đầu thả bom. Tiếng nổ nhức óc. Những tấm ghi lát đường băng tung lên: Rồi tai ủ đi, chỉ thấy những cột đất và bụi đỏ bùng lên. Mặt đất rung chuyển.

Không gian trở lại yên tĩnh. Địch đã thả hàng trăm trái bom nhưng chỉ có một số rơi trúng trận địa và sân bay. Tuy vậy, cũng đã có hơn một chục hố bom trên đường băng. Trên mạng lưới điện thoại của các đơn vị vang lên lời kêu gọi của Bộ chỉ huy Mặt trận: "Các đồng chí bộ binh, pháo binh 1 địch bắt đầu phản kích Các đồng chí hãy bình tĩnh, anh dũng, quyết tâm hiệp lực bẻ gãy trận phản kích này".

Bầu trời lại rung lên tiếng động cơ máy bay. Lần này là những chiếc Heneát nối nhau bổ nhào ném bom xuống 206, nơi chúng nghi bộ đội ta đã chêm lĩnh. Đây chính là cơ hội cho những khẩu đội trọng hên phòng không của ta. Một chiếc Hen cát trúng đạn lao xuống cắm đầu trên cánh đồng, đùn lên một cột khói đen kịt. Đây là trận oanh tạc dữ dội nhất từ ngày đấu chiến dịch. Dứt đợt oanh tạc của không quân, pháo binh địch trút đạn vào 206. Những trận địa cối từ các cứ điểm Huy ghét 3 4, từ trung tâm Mường Thanh cùng với ba xe tăng đồng loạt nổ súng yểm hộ cho cuộc tiến công.

Tiểu đoàn lê dương dù 2 chia làm hai cánh tiến ra sân bay, cánh chính có xe tăng mở đường tiến về trận địa của 88, cánh phụ tiến về trận địa của 141. Từ sau đợt tiến công khu đông, ta đự kiện thể nảo địch cũng phản ứng quyết liệt mỗi khi mất một vị trí, cần phải có một hỏa lực đủ mạnh để đập tan những đợt phản kích. Năm đại đội lựu pháo và toàn bộ hỏa lực súng cối của hai đại đoàn 308, 312 đâ được tổ chức thành lực lượng hỏa lực thống nhất dưới một sự chỉ huy chung. Bộ chl hly hỏa lực gồm các đồng chí Vương Thừa Vũ (308), Đàm Quang Trung (312), Nguyễn Thước (351) đặt tại sở chỉ huy của đại đoàn 308 Các đại đội pháo đã tính toán sản phần tử bắn ở các ngã ba, cầu, đường, khu vực tắp kết của địch, và cùng bộ binh xây dựng kế hoạch tác chiến.

Chờ địch vừa triển khai đội hình xong, tiểu đoàn trưởng Quốc Trị, chỉ huy tiểu đoàn 23 phòng ngự trên sân bay, ra lệnh: mục tiêu cột đèn số 3, trước 208 (Huguettc 2), lựu pháo, bắn".

Pháo binh ta lức này mới lên tiếng. Sau những tiếng rít như xé vải, những cột khói đen trùm lên đám đông quân địch. Chúng đã nhận được đòn phủ đầu ngay từ vị trí xuất phát. Nhưng bọn lính dù không chịu lui. Chờ pháo ta ngừng bân, chúng tiếp tục xông về phía trận địa ta. Một số lợi dụng đường rãnh thoát nước dọc sân bay.

Một số lợi dụng những hố bom vừa xuất hiện trên đường băng.

Các chiến sĩ 213 nín lặng chờ quân địch tới thật gần, mới đồng thời nổ súng. Hàng loạt quân địch đổ gục trước chiến hào. Chúng chạy lùi, tụt xuống những hố bom, rồi gọi pháo từ Mường Thanh và cứ điểm 208 ở gần đó, bân đại bác và súng cối vào trận địa ta.

Bất thần, quân ớ.ịch xuất hiện bên sườn trái đại đội 213. Bọn lính dù này khôn ngoan lợi đụng rảnh thoát nước sân bay, tiến lên bắt gặp một hố bom cắt đứt đường hào của trận địa ta, tạo điều kiện cho chúng chọc vào sườn đơn vị. Bỗng chốc thế trận của ta trở nên hỗn loạn. Địch và ta dùng tiểu liên, lựu đạn, lưỡi lê giành giật nhau từng đoạn chiến hào. .

Tiểu đoàn trưởng Quốc Trị quyết định cho bộ đội rút về tuyến chiến đấu phía sau. Anh ra lệnh cho bộ đội siết lại đội ngũ chuẩn bị xung phong và gọi lựu pháo bắn vào chiến hào tiền duyên, ít phút trước đây còn là của ta Cán bộ chỉ huy lựu pháo phân vân, vì khoảng cách giữa ta và địch quá gần. Nhưng bộ binh khẩn thiết yêu cầu, với lý do họ đã co công sự vững chắc, không lo trường hợp đạn pháo rơi tản mác. Tại trận địa hỏa lực súng cối, tham mưu trưởng Vũ Yên của 308, đã nhận thấy quân địch khi tiến, lui, thường lợi dụng những hố bom trên đường băng, ra lệnh cho các khẩu đội chuẩn bị "cả cải" xuống đây khi quân địch rút lui.

Cánh đồng Mường Thanh rung lên dưới hỏa lực của lựu pháo ta. Quân dù bị thương vong nhiều trên trận địa chiến hào chúng vừa chiếm. Cũng lúc này, không được lệnh của Bigia rút lui. Bigia đã nhận thấy không thể để cho tiểu đoàn dù hy sinh một cánh vô ích. Chờ pháo ta ngừng bắn, những tên lính dù sống sót bỏ chiến hào tháo chạy về Mường Thanh. Tiểu đoàn trưởng 23 hạ lệnh cho bộ đội chiếm lại chiến hào 1. Pháo ta bắn đuổi theo quân địch rút chạy. Theo kinh nghiệm cũ, chúng lại lao xuống những hố bom. Những chiến sĩ súng cối chỉ còn chờ lúc này để "cả cái" !

Lănggơle và Bigia đều nhận xét: tiểu đoàn lê dương dù 2 trên đường rút về còn thiệt hại nhiều hơn khi tiến công.

Sau trận phản kích ở sân bay Mường Thanh ngày 23 tháng 4, viên chỉ huy tiểu đoàn dù 2 Lixăngphen (Liesenfelt) bị mất chức. Các tiểu đoàn lê dương dù số 1 và số 2 lừng danh đã bị xóa sổ. Những binh linh còn lại của hai tiểu đoàn này được sáp nhập với nhau dưới một cái tên mới: "Tiểu đoàn bộ binh lê dương dừ (bataillon de marche du B.E.P.).

Trong một số sách của ta viết về Điện Biên Phủ, khoảng thời gian từ sau cuộc tiến công khu đông tới hết tháng Tư, thường được coi là bước chuẩn bị cho đợt tiến công cuối cùng. Thực ra, đây là một đợt chiến đấu tiếp nối rất quan trọng, với nhiều sáng tạo, nhằm hoàn tất những nhiệm vụ dã đề ra cho đợt tiến công thứ hai, có tính quyết định đối với vận mệnh của quân địch ở Điện Biên Phủ. Theo một số nhà sử học phương Tây, "cuộc chiến. Huy ghét" (la bataille des Huguette) đã cướp đi nhưng lực lượng ứng biến cuối cùng của táp đoàn cứ điểm.

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Chương 12

TẤT CẢ ĐỂ̀ CHIẾN THẮNG

TRONG Chiến dịch này công tác chính trị đã có nhiều tiến bộ nhằm đáp ứng kêu cầu đánh lớn. Khó khăn về tiếp tế buộc phải tính toán chặt chẽ số người ở tiền tuyến. lhưng một lực lượng đông đảo các văn nghệ sĩ, các đoàn văn công đã có mặt hợp thành một binh chửng đặc biệt trong đội hình chiến dich. Tổng cục Chính trị đưa theo cả một bộ phận nhà in.

Báo Quân đội nhân dần ấn hành đều kỳ ngay tại mặt trận, truyền đạt mọi chủ trương của lãnh đạo, phản ánh các trận đánh kịp thời, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với cán bộ, chiến sĩ. Chúng ta đã có những bài hát, bài thơ được sáng tác ngay tại mặt trận, nhữnl thước phim tư liệu quý giá dành cho lịch sử. Văn công biểu diễn tại chiến hào, trong hầm pháo, hát cho bộ đội ở vị trí tiền tiêu nghe qua máy điện thoại. Truyền đơn vận động binh lính địch được tán phát vào tận trong khu trung tâm. Cuối tháng Tư, ta đã xây dựng xong một hệ thống loa truyền thanh chung quanh tập đoàn cứ điểm, thường xuyên tác động vào tư tưởng binh lính đang sống trong "địa ngục trần gian". Anh em còn có sáng kiến làm những bè chở biểu ngữ địch vận, tranh cổ động, thả trôi theo dòng sông Nậm Rộm để những hình ảnh này đập vào mắt quân địch. Bộ phận văn công vừa đi dự Đại hội liên hoan Thanh niên và sinh viên thế giới ở Bucarét về, biểu diễn hay hằn lên. Tôi hỏi đội trưởng Lương Ngọc Trác vì sao diễn viên múa của ta co những tiến bộ khác hẳn. Anh cho biết khi qua Liên Xô, một nghệ sĩ nhân dân của bạn dự buổi đoàn ôn tập, đã cảm ơn vì được xem những điệu múa dân tộc Việt Nam độc đáo chỉ tiếc là cán nghệ sĩ của ta còn thiếu giao lưa tình cảm, nếu có, những điệu múa này sẽ hay hun rất nhiều.

Nhờ vậy, trong chiến dịch này, bộ đội được thưởng thức những điệu múa đẹp với những ánh mắt, nụ cười !

Sự sâu sát đặc biệt của cán bộ tham mưu, chính trị đối với các đơn vị tham chiến là kết quả của đợt chỉnh huấn mùa hè. Các phái viên đã cùng cán bộ cơ sở giải quyết những khó khăn tại chỗ, cũng như kịp thời báo cáo mọi mặt tình hình với Đảng ủy và Bộ chỉ .huy Mặt trận. Những đồng chí lãnh đạo ngành hậu cần luôn luôn ở trên mặt đườn g.

Thời tiết đột ngột thay đổi với những trận mưa như trút nước. Chúng tôi rất lo cho bộ đội phía tây sống tại trận địa chiến hào giữa cánh đồng. Một hôm, sau một trận mưa lớn kéo dài, tôi gọi điện thoại cho 308 hỏi tình hình. Đầu dây, tiếng anh Vũ ồm ồm nhưng rành rọt:

- Báo cáo anh, nước đến ngang bụng bộ đội rồi !

Sau mỗi trận mưa, nắng lại dữ dội hơn. Không khí chiến trường oi ả, ngột ngạt, đe dọa bệnh tật kéo tới.

Cơ quan phải mời cán bộ địa phương lên hỏi về tình hình mưa nắng, lụt lội và những bệnh tật thường co trong mùa hè. Nhiều phái viên được cử đi nghiên cứu và giúp đỡ đơn vị cải thiện điều kiện sinh hoạt của bộ đội trong mùa mưa.

Anh Vũ Văn Cẩn, cục trưởng Cục Quân y, cũng như những phái viên đã phản ánh với tôi về cuộc sống căng thẳng của bộ đội tại trận địa. Khi từ trên núi chuyển xuống cánh đồng, chưa ai nghĩ trận đánh sẽ kéo dài nên tổ chức đời sống còn mang tính tạm bợ. Những hầm ếch khoét bên bờ chiến hào không đủ chiều dài duỗi nhân.

Bữa ăn thường là cơm vắt nguội lạnh, không co rau. Khói thuốc sủng và xác quân địch ở những nơi giáp ranh giữa ta và địch không được thu dọn thường xuyên tạo nén sự Ô nhiễm...

Trong một cuộc họp cán bộ, tôi nêu vấn đề cần bảo đảm sinh hoạt bình thường của bộ đội tại trận địa. Có ý kiến cho la chiến đấu vốn đã không bình thường, lần này chiến đấu tại chiến hào lại càng không bình thường, cho nên không thể có sinh hoạt bình thường ở trận địa.

Tôi noí "Bộ đội chiến đấu liên tục năm thảng liền, chuyện không bình thường đã trở thành bình thường.

Quân địch ở Mường Thanh bị bao vây chặt không thể rời khỏi hầm thì khó bình thường hóa sinh hoạt. Nhưng trận địa của ta thoáng rộng, hến kề với hậu phương. Ta vẫn co thể bình thường hóa sinh hoạt của bộ đội, như tổ chức cho anh em luân phiên về phía sau tắm giặt, cố tìm rau xanh, bảo đảm cho anh em ăn cơm nóng, uống nước nóng. Những điều này bộ đội đã làm được ngay trên đường hành quân. Việc tổ chức hầm ngủ cho sạch sẽ, nằm đủ duỗi chân, co cỗ bài tulơkhơ, sách báo cho anh em giải trí... đều là những việc hoàn toàn có thể làm được Không bảo đảm sinh hoạt bình thường cho bộ đội để giữ gìn sức khỏe, sẽ không bảo đảm phương châm "đánh chắc tiến chắc" đi tới thắng lợi". Cuối cùng mọi người đều nhất trì. Thương binh nặng tại mặt trận không thể chịu đựng được cuộc hành trình dài để trở về hậu phương trên những con đường máy bay đánh phá ác liệt. Họ cần được điều trị tại chỗ. Nhưng có những trường hợp hiểm nghèo, như vết thương sọ não, vượt quá khả năng của quân y. Sau đợt đầu chiến dịch, tôi đã đề nghị Trung ương đưa một số thầy thuốc giỏi nhất ra mặt trận: Điện về đúng lúc Bác cử một phái đoàn thay mặt Chính phủ lên thăm bộ đội, trong đoàn có bác sĩ Vũ Đình Tụng, bộ trưởng Y tế, bác sĩ Tôn Thất Tùng, thứ trương Y tế.

Anh Tôn Thất Tùng là bác sĩ phẫu thuật được coi là có đôi bàn tay vàng. Anh Tụng và anh Tùng sau đó đã ở lại.

Các bác sĩ Triệu, Huấn, hiệu trưởng và hiệu phó trường quân y cũng đưa một số học sinh lên chi viện. Trong chiến dịch này, đội ngũ bác sĩ, y sĩ, hộ lý đã làm một công việc vượt rất xa sức mình. Quân y báo cáo mặc dù tình hình thuốc men rất khó khăn, nhưng khoảng 5.000 thương, bệnh binh có thể được trả về đơn vị trong chiến dịch.

Địch hy vọng kéo dài cuộc chiến bằng cáeh đánh mạnh vào các tuyến đường tiếp tế. Chúng biết rõ sau mỗi đợt tiến công, bộ đội ta lại phải chờ đạn, gạo từ hậu phương chuyển lên. Những quãng đường nằm bên sườn đèo cao, những đoạn dễ bị úng nưởe, những thiếc cầu trên đường đột đạo, trở thành túi bom. ở tuyến hậu phương, đèo Giàng trên đường từ Cao Bằng xuống. đèo Cà từ Lạng Sơn về, đèo Khế nối liền Thái Nguyên với Tuyến Quang đèo Lũng LÔ nối liền Yên Bái với Sơn La, là mục tiêu của những cuộc oanh kích. Trên tuyến chiến dịch, bom địch vẫn không ngừng trút xuống đèo Pha đạn, các đầu mối giao thông CÒ Nòi, Tuần Giáo. Nhưng còn một tai họa khác là: mưa. Mưa biết khai thác nhược điểm của con đường hơn cả những tên giặc lái. Tất cả đường của ta đều hẹp và xấu, lại bị phá hoại trước đây, mới được khôi phục nhanh bằng cấp phối, ngay khi trời khô rảo xe cơ giới qua lại đã khó khăn. Mưa tạo thành những bãi lầy dài cả chục kilộmét. Mưa dồn đất từ thành vại xuống phủ kí l mạt đường. Có khi nó cuốn cả từng mảng đường bên sườn đèo xuống vực sâu. Quân địch đã biết rõ sức phá hoại của mưa đối với những tuyến đường tiếp tế. Ngay từ đầu chiến dịch, chúng đã đề ra làm mưa nhân tạo, nhưng chưa thành công. Mùa mưa tới sớm đã tiếp tay cho chúng.

Phán đói đạn trầm trọng. Có ngày mỗi khẩu pháo của ta chỉ còn hai, ba viên đạn. Trước đó, một số đơn vị cũng đã sử dụng đạn quá lãng phí. Một trung đoàn qua năn ngày kiềm chế pháo binh địch, bắn hết 2.000 viên đạn súng cối. Một tiểu đoàn phòng không 12 ly 7 trong một ngày, bắn tới 12.000 viên đạn. Bộ chỉ huy Mặt trận buộc phải quy định lại việc sử dụng đạn dược: Bắn quá ba viên 105 phải xin phép Tham mưu trưởng, quá mười viên phải xin phép Tổng tư lệnh. Một lần tôi qua phòng tác chiến, nghe đơn vị đề nghị bắn năm phát lựu pháo vào sân bay. Anh Thái hỏi lại: "Bắn để làm gì ?". Khi biết đơn vị cần bân tia quân địch, anh Thái trả lời:

,Một viên l !

Mọi chiến dịch, tôi thường nghe báo cáo tình hình cung cấp từng thời kỳ. Nhưng lần này, công tác hậu cần đã trở nên một vấn đề đặc biệt quan trọng góp phần quyết định thành bại của chiến dịch. Cán bộ tham mưu đã làm một cuốn sổ theo dõi tình hình vận chuyển đạn dược hàng ngày; riêng về gạo, dựng thành một biểu đồ.

Mỗi sáng, đã trở thành thói quen, khi mới ngủ dậy, tôi nhìn ngay vào bảng biểu đồ hậu cấn treo trên vách liếp bẽn cạnh bản đồ chiến sự. Cán bộ tham mưu đả ghi số gạo nhập kho đêm trước bằng một gạch đỏ.

Một buổi sớm, tôi bỗng nhìn thấy một đường gạch đỏ d(âc gần như thẳng đứng. Đêm hôm trước, gạo nhập kho không đầy một tấn !

Đồng chí phụ trách kế hoạch hậu cần được gọi tới. Anh giải thích:

- Báo cáo anh, đêm qua trời mưa to.

- Mặc dù mưa to, bộ đội vẫn phải co ăn để đánh giặc.

Tôi dành liền mấy ngày ngồi họp cùng cán anh Đặng m Giang, Nguyễn Thanh Bình, Đinh Đức Thiện, Nguyễn Văn Nam bàn cách giải quyết khâu yếu này.

Trong chiến dịch, các đồng chí phụ trách công tác hậu cần đã gặp những trường hợp bất khả kháng. Nhiều đồng chí thức ròng rã suốt tháng, lấy mặt đường làm nơi gặp gỡ cán bộ, bàn bạc giải quyết những khó khăn.

Nhưng nhiễm chiến đấu yêu cầu chúng ta còn phải cố gắng hơn nữa. Sau cuộc họp, một số lớn cán bộ mặt trận được chỉ định đi xuống các tuyến cung cấp đẩy mạnh hoạt động.

Mỗi sáng, đúng 6 giờ, tôi đứng bên máy điện thoại trực tiếp nhận báo cáo số lượng gạo, đạn vận chuyển trong đêm.

Trên cánh đồng phía tây, bộ đội ta khơi rãnh chung quanh công sự và đào những đường thoát nước tại trận địa. Cơ quan tham mưu mặt trận tập trung nghiên cứu cánh làm chiến hào nổi để đối.phó với nước lũ.

Mỗi khi thấy một đám mây đen hiện trên đầu núi, một ánh chớp lóc trong đêm, tôi lại bồn chồn. Chúng ta đã chuẩn bị mọi mặt để chiến đấu qua mùa mưa. Nhưng tốt nhất vẫn là kết thúc số phận quân địch trước khi mùa mưa tới. .

NHỮNG ngày đầu tháng Tư, Ban Bí thư cử anh Hoàng Tùng ra mặt trận thông báo công việc ở nhà, và nắm tình hình. Nghe tin tôi bị mệt, Trung ương gửi ra một ít thuốc bổ. Khi anh Tùng trở về, tôi biên thư báo cáo với Bộ Chính trị về tình hình Điện Biên Phủ sau hai đợt tiến công, về chủ trương tác chiến sắp tới, và nêu sự cần thiết phải khắc phục t tưởng mỏi mệt, ngại chiến đấu ác liệt và kéo dài. Ít ngày sau, nhận được nghị quyết cuộc họp ngày 19 tháng 4 năm 1954 của Bộ Chính trị: "Toàn dân toàn Đảng và Chính phủ nhất đinh đem toàn lực chi viện cho chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất đinh làm mọi việc cần thiết để giành toàn tháng cho chiến dịch". Cả nưởc đang dồn sức cho Điện Biên Phủ, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng.

Anh Trường Chinh gửi kèm cho tôi một bức thư. Qua thư anh, tôi biết công việc của Trung ương ở nhà hết sức bận rộn vì chiến dịch. Anh Nguyễn Chí Thanh đi Liên khu 4 để cùng anh Hoàng Anh đẩy mạnh công tác chi viện tiền tuyến. Anh Văn Tiến Dũng đi Liên khu 3 chỉ đạo những hoạt động ở đồng bằng Bắc Bộ phối hợp với chiến trường chính Điện Biên Phủ. Anh Lê Văn Lương ở nhà lo công việc hàng ngày.

Từ đầu chiến dịch, Trung ương và Chính phủ đã tập trung lãnh đạo quân đội và nhân dân thực hiện kế hoạch tiến công Đông Xuân. Trung ương chưa hề bỏ qua bất cứ một yêu cầu nào dù là hết sức khó khăn của tiền tuyến.

Sự chăm lo đặc biệt của Trung ương, của toàn Đảng, toàn dân đối với Điện Biên Phủ khiến cho chúng tôi càng nghĩ đến trách nhiệm của mình.

Các chiến dịch trước đó, từng đơn vị chỉ đánh vài trận, những trận đánh thường diễn ra không quá một đêm. Sau mỗi trận, bộ đội ta rút ngay về vị trí an toàn phía sau, nghỉ ngơi, củng cố chuẩn bị cho trận khác. Đến chiến dịch này, cuộc chiến đấu đã kéo dài nhiều tháng ròng. Những trận truy kích đường dài, công đồn, phòng ngự, đánh phản kích quyết liệt diễn ra liên tiếp. Ngay sau đó lại bất ay luôn vào xây dựng trận địa, bản thân công việc này cũng là chiến đấu. Bộ đội ta ăn, ngữ ngay tại công sự trên trận địa đối mặt với quân địch.

Cường độ chiến đấu đã vượt lên sức chịu đựng của con người.

Cơ quan chính trị đi nắm tình hình tư tưởng các đơn vị nhận xét: Qua đợt chiến đấu vừa rồi nổi lên những gương chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, nhưng trong cán bộ cũng nảy sinh một số biểu hiện tiêu cực, như ngại hy sinh, gian khổ, chấp hành mệnh lệnh không nghiêm, cá biệt có cán bộ đã bỏ nhiệm vụ giữa trận đảnh. Trong chiến dịch này, đây là những hiện tượng mới.

Trên bàn làm việc của tôi, có một bản đồ trận địa tiến công và bao vây. Hàng ngày, cán bộ tham mưu ghi lên đó những đoạn chiến hào các đơn vị đào đêm trước.

Thời gian đầu, chúng phát triển khá nhanh. Nhưng tới gần đồn địch, thì ở một số nơi, đường hào hầu như không tiến triển. Một hôm, tôi hỏi đơn vị chuẩn bị đánh đồi A1, chiêll hào ta còn cách địch bao xa. Đơn vị báo cáo: 30 mét. Để đơn vị đào tiếp thêm một đêm, hỏi lại, đơn vị báo cáo: 35 mét i Qua một đêm nữa, lại hỏi, khoảng cách. này vẫn không thay đổi.

Sau đợt tiến công khu dông, công tác giáo dục chính trị đã tập trung làm cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ nhận rõ tình hình khó khăn của địch và .những điều kiện tất thằng của ta, nâng cao tinh thần trách nhiệm, và quyết tâm làm tròn nhiệm vụ. Từ cán bộ tới chiến si đều đã tiến hành kiểm điểm.

Đảng ủy Mặt trận thấy không thể bỏ qua những hiện tượng mới này, quyết định triệu tập hội nghị các bí thư đại đoàn ủy, các đồng chí phụ trách tổng cục, những người có trách nhiệm nặng nhất trong chiến dịch, để tiến hành kiểm điểm tư tưởng hữu khuynh tiêu cực trước khi bướt vào đợt chiến đấu quyết định.

Chúng tôi ngồi lại dưới ngôi nhà mái nứa dành riêng cho các cuộc họp. Hầu hết những đồng chí có mặt đã hoạt động từ ngày cách mạng còn phải đi kiếm từng khẩu súng kíp, . từng quả lựu đạn. Con đường cách mạng tuy đầy chông gai, thử thách, nhưng nó không ngừng tiến lên phía trước, và đem lại cho ta cái đẹp, cái vô cùng quý giá là tình đồng chí, tình bạn trong chiến đấu.

Những khi co dịp quây quần bên nhau là để cùng vui trước thắng lợi, hoặc cùng bàn cách vượt qua khó khăn, giành thêm những thắng lợi mới.

Tôi giới thiệu với hội nghị nghị quyết mới của Bộ Chính trị, và trình bày bản báo cáo: "Kiên quyết đấu tranh chông tư tưởng hữu khuynh tiêu cực, xây dựng tinh thần tích cực cách mạng, tinh thần triệt để chấp hành mệnh lệnh bảo đảm toàn thắng cho chiến dịch" của Đảng ủy Mặt trận. Hội nghị thảo luận, nhất trí về tình hình sau khi phân tích kỹ những khó khăn, thuận lợi của ta và địch. Mọi người đều nghiêm khắc kiểm điểm những thiếu sót. Hội nghị Giơnevơ sắp họp.

Ai nấy đều thấy mình đang đứng trước một đòi hỏi to lớn, là không phải chỉ giành thắng lợi trong chặng đua nước rút cuối cùng, mà còn phải về tới đính đúng thời gian. Và không được phép sao lãng trách nhiệm giành thắng lợi với tổn thất ít nhất về xương máu. Đây cũng là điều co thể thực hiện, đã được thực tế chiến đấu những ngày qua chứng minh. Cuối cùng, hội nghị nhận thấy cần làm sao cho quyết tâm của Trung ương thấm nhuần tới mỗi cán bộ, chiến sĩ, mọi người cấn vượt lên mỏi mệt, biếll quyết tâm thành hành động trên chiến trường.

Sau cuộc họp, tôi gặp riêng từng đồng chí bí thư đảng ủy, trao đổi về kế hoạch tác chiến sắp tới, về những khó khăn của đơn vị. Đã thảy một không khí khái hẳn. Ai nấy đều tỏ ra lạc quan và tin tưởng. Những cuộc trao đổi kéo dài tới 2 giờ khuya.

Đồng chí Hiếu, chánh văn phòng, chong đèn ngồi ghi lại bản báo cáo kết luận. Viết được từng phần, anh lại đánh thức tôi dậy thông qua trước khi đem đi đánh máy.

Ngày mai, các đun vị đã cần có bản kết luận này, vì nó chính là một tài liệu học tập. Thời giờ rất gấp, đợt chiến đấu cuối cùng sắp bắt đầu.

Ngay hôm sau, phần lớn cán bộ cơ quan chính trị chia nhau xuống giúp đỡ các đơn vị triển khai một đợt giáo dục cấp tốc cho toàn thể bộ đội, từ cấp ủy đến đảng viên, từ cán bộ đến chiến sĩ, để mọi người nhận thức rõ tình hình, nâng cao quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Một khí thế mới dâng lên khắp nơi sau đợt học tập. Đây là một thành công rất lớn của công tác chính trị trên mặt trận Điện Biên Phủ, một trong những thành công lớn của công tác chính trị trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta.

TẠI Ninh Bình, trước yêu cầu của mặt trận Điện Biên 1 phủ, chỉ trong 24 giờ, nhân dân đã tập trung được 600 tấn gạo đưa ra tiền tuyến.

Nhân dân Thanh Hóa đế đóng góp cho chiến dịch gần 11 000 tấn lương thực, thực phẩm đến mức gần như cạn kiệt nguồn dự trữ. Sau chiến thắng, Nhà nước đã phải có nhiều biện pháp cứu đói và nhanh chóng phục hồi sản xuất ở Thanh Hóa. Trong Đông Xuân 1953-1954, hậu phương đã đóng góp trên 300.000 dân công, gồm 10 triệu ngày công, hơn 26.000 tấn lương thực, thực phẩm phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, khối lượng lớn gấp nhiều lần so với các nm trước. Nhân dân Tây Bắc, chủ yếu lả bốn huyện Tuần Giảo, Điện Biên Phủ, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, đã đóng góp 32.000 dân công, 7.310 tấn gạo, 389 tấn thịt hiếm hơn 10% tổng số dân công, gần 30% số lương thực thực phẩm phục vụ chiến dịch. Đồng bào Tây Bắc san sẻ nốt những hạt gạo cuối cùng cho bộ đội. Riêng huyện Tuấn Giáo giáp Điện Biên Phủ, người thưa ruộng hiếm, đã góp cho mặt trận 1.200 tấn gạo, vượt rất xa mức dự kiến cơ quan cung cấp đề ra lúc đầu. Nhiều nơi đồng bào đóng góp cả thóc giống. Sau chiến dịch, hậu phương phải chuyển ngay chóc giống và nông cụ lên Tây Bậc để giúp nhân dân kịp thời tiếp tục sản xuất.

Trên cát tuyến chiến dịch, mọi người, mọi phương tiện lại phải dồn sức vào một cuộc thi đua nước rút với thời tiết, với kẻ thù.

Những đoàn dân công lên đường phục vụ chiến dịch tử mùa đông, nay đã sang hè. Những chiếc xe thồ tốt nhất cũng trở thành ọp ẹp, chắp vá. Xe Ô tô vận tải chạy liên tục, không có thời gian bảo dưỡng, mỗi ngày một xộc xệch.

Đói chân không mỏi của hàng chục vạn đồng bào tiếp tục băng đèo, lội suối, vượt qua bom nổ chậm, chân cứng đá mềm. Những chiến xe vận tải, máy cũng theo người không chịu bỏ cuộc giữa đường, tiếp tục vượt những sườn đèo sạt lở bất chấp máy bay địch đánh phá. Khó khăn lớn nhất đối với lái xe không chỉ co bom đạn, mà còn phải dai dẳng chống lại sự buồn ngủ sau nhiều đêm ròng ngồi bên tay lái. Mỗi người đem theo một hộp dầu cao khi quá buồn ngủ thì bôi lên mật. Trong một cuộc họp của bộ chỉ huy mặt trận đã phải dành thời gian bàn về khẩu phần ăn cho các lái xe.

Từ ngày 15 tháng 3 năm 1954, trước yêu cầu cấp thiết về đạn đại bác 105 của mặt trận, xe vận tải chuyển sang chạy cả ban ngày. Đây là một việc làm táo bạo.

Trên đèo Pha đạn, dài 20 kilômét, cao trên một ngàn mét, địa hình phần lớn trống trải, xe ta thường bị máy bay địch phát hiện. Gặp trường hợp này, phụ xe đứng bên ngoài, nhìn thấy máy bay địch lao xuống bắn thì hét lái xe ngừng lại cho máy bay địch lỡ đà tuôn đạn về phía trước. Xe tiếp tục chạy tới khi kịp tìm được nơi trú ẩn hoặc máy bay địch vì sợ hết nhiên liệu phải bỏ cuộc. Có khi cả đoàn xe bị săn đuổi, một chiếc phóng lên trước làm lộ mục tiêu thu hút địch, những chiếc khác giạt vào bên đường như những lùm cây. Nhiều lần xe trúng đạn nằm lại. Anh em lái xe không ngại nguy hiểm, xông lên dỡ đạn xuống giấu vào rừng. Có lần trung đội phó lái xe Nguyễn Văn Ba bị máy bay đuổi đánh trên đèo Pha đạn, biết không thể chạy thoát, anh quyết định cho xe lăn xuống vực sâu để cứu lấy đạn. Điều lạ lùng là ca bin vững chắc của chiếc Môlôtôva đã giúp anh thoát chết, toàn bộ số đạn được thu lượm lại để đưa tiếp ra mặt trận.

Số đạn 105 chiến lợi phẩm mới thu ở Trung Lào cũng được chuyển lên phía bắc. 440 viên đạn đã kịp tới mặt trận Điện Biên Phủ.

Nhân đây cũng nói thêm, một số nhà nghiên cứu phương Tây đã quá cường điệu số đạn pháo của ta tại Điện Biên PHỦCó người tính ta đã bắn khoảng 350.000 viên 1 Cũng theo họ, phía Pháp đã sử dụng trong chiến dịch 132.000 viên, không kể hỏa lực của chiến xa và đặc biệt là không quân. Trong thực tế, về đạn 105, ta chỉ có tổng số khoảng 20.000 viên, gồm 11.000 viên chiến lợi phẩm của chiến dịch Biên Giới, 3.600 viên do Trung Quốc viện trợ kèm theo pháo, 440 viên chiến lợi phẩm ở mặt trận Trung Lào, và khoảng 5.000 viên thu được của địch thả dù tiếp tế. Sau chiến tranh Triều Tiên, đạn pháo 105 ở Trưng Quốc cũng rất khan hiếm. Trước nhu cầu cấp thiết của chiến dịch, bạn đã vét đạn 105 từ các kho chuyển cho ta, nhưng 7.400 viên tháng 5 năm 1954 mới tới khi trận đánh đã kết thúc.

Cán bộ, nhân viên trong những trạm quân y làm việc không kể ngày đêm, dùng từ những thứ thuốc quý do bộ đội ta đoạt được của địch, đến những rễ cây, lá thuốc trên rừng theo kinh nghiệm chữa bệnh của đồng bào địa phương, tìm mọi cách săn sóc cho thương bệnh binh mau hồi phục để trở về đơn vị. Đường chỉ đỏ về vận chuyển gạo trên biểu đồ nhích dần lên cao.

Gạo, đạn và thuốc chữa bệnh là những nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc chiến đấu. Nhưng muốn cải thiện đời sống của bộ đội ở chiến hào còn phải giải quyết nhu cầu về thực phẩm và nhu yếu phẩm. Những vấn đề này không thể chỉ trông nhờ vào Hội đồng Cung cấp mặt trận và Hậu cần chiến lược, chiến dịch vốn đã "quá tải".

Các đun vị cũng chủ động tích cực tự giải quyết. Hậu cần đại đoàn tổ chức chuyên chở bằng xe đạp thồ từ hậu cứ của đơn vị ở trung du, đồng bằng, lên mặt trận thịt muối, rau muối, đường sữa, thuốc lào, thuốc lá...

Hậu cấn trung đoàn tổ chức các đội tiếp tế đi sâu vào các bản trên rẻo cao khai thác rau, nhất là rau cải của đồng bào Mèo thường trồng xen kẽ với cây anh túc. Bộ đội vào rừng đào củ mài, tìm kiếm rau rừng ở ven suối.

Cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn được phép ký giấy biên nhận mua trâu của đồng bào, bộ đội sẽ thanh toán sau chiến dịch.

Một cuộc vận động "Ba tốt" (ăn tốt, ngủ tốt, đánh tốt) được triển khai trên toàn mặt trận. Cán bộ chính trị, quân y tới những nơi sinh hoạt bộ đội gặp khó khăn nhất, nghiên cứu tạo mọi điều kiện ăn, ở, giải trí sao cho bộ đội giữ gìn được sức khỏe, sinh hoạt thoải mái bảo đảm chiến đấu lâu dài. Hầm hào đã được mở rộng, củng cố hạn chế sự đe dọa của bom đạn. những "đường phố"

sạch xuất hiện tại trận địa. Mỗi "căn nhà" hầm của tổ ba người có hai "giường" bằng đất, căng vải dù, nằm ngồi thoải mái. Bếp Hoàng Cầm, ra đời từ chiến dịch Hòa Bình, được phát triển thành "bếp hầm Hoàng Cầm" có nơi đun nấu, kho thực phẩm, chỗ nằm cua anh nuôi và cả một giếng nước trong vắt, đã phát huy tác dụng rất cao. Trên đồi A1, C1, trên sân bay, ta và địch chi cách nhau một tầm lựu đạn, bộ đội vẫn được ăn một bữa cơm nóng, uống nước nóng, đọc truyện "Thượng Cam Lĩnh", "Ngày và đêm ở Xtalingrát"..., xem báo Quân đội nhân dân, chơi bài tulơkhơ: Bộ đội ở hỏa tuyến luân phiên về phía sau tắm giặt. Đặc biệt ở những đơn vị pháo binh, hầm của bộ đội đều khá rộng và chắc chan.

Anh em dùng gỗ hòm đạn lát trần, lát vách hầm, ghép giường nằm và đóng cả bàn ghế. Anh em còn dùng vỏ đạn chế tạo thành đèn dầu và .những chiếc lọ xinh xinh câm những bông hoa rừng. Tại các đội điều trị, dù chiến lợi phẩm được đưa tới làm chăn đắp cho thương binh.

Khi vào hầm mổ, có .cảm giác như vào một bệnh viện hiện đại. Tường rất phẳng, góc rất vuông căng vải trâng tinh. Sàn hầm lát bằng những thân cây sậy phủ một lớp vải dù. Không khí dịu mát, phảng phất mùi êtc thơm thơm. Những bác sĩ phẫu thuật áo choàng trắng toát, làm việc dưới ánh sáng "đèn điện" mâ máy phát là một bình điện xe đạp quay bằng tay.

Tất cả các biện pháp trên đã làm cho bữa ăn cũng như sinh hoạt của bộ đội được cải thiện một phần.

. Quân dân đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục đánh phá mãnh liệt các tuyến đường giao thông thủy bộ quan trọng, đặc biệt là đường số 5 Hà Nội - Hải Phòng, và đường số 1, đoạn Hà Nội - Nam Định. Bộ đội ta tiêu diệt vị trí công sự mới Nghĩa Lộ, tập kích Lai Xá (Hải Dương), đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 3 lê dương (3/5 REI), phục kích ở Đông Biên, Lạc Quần (Nam Định), tiêu diệt 1 tiểu đoàn khinh quân ngụy, phục kích ở Văn Lâm - Như Quỳnh gần Hà Nội, tiêu diệt tiểu đoàn 2 lê dương (213 REI đồng thời bao vây nhặt nhiều đồn bốt, buộc chân các lực lượng cơ động địch.

Tại Trung Bộ, bộ đội ta đánh vị trí An Hòa ở Thừa Thiên, diệt 200 quân địch, san phẳng cứ điểm đèo Thượng An diệt sáu đại đội, phục kích ở chân èo Măng Giang tiêu diệt gọn một đoàn xe quân sự địch, tập kích ở Lây Rinh gây thiệt hại nặng cho binh đoàn cơ động địch ở Triều Tiên về, đánh nhiều trận vận động phục kích lớn diệt từng đoàn tàu, từng đoàn xe vận tải.

Tại Nam Bộ, trước tinh thần chiến đấu sa sút của binh lính và lực lượng thiếu hụt nghiêm trọng, ngày 12 tháng 4 năm 1954, thủ tướng ngụy quyền Sài Gờn ra quyết định bật thanh mền từ 21 đến 25 tuổi đều phải nhập ngũ, và lập tòa án binh khẩn cấp xét xử những ngươi đào ngũ. Những hoạt động của các lực lượng vũ trang trên toàn miền đều được đẩy mạnh để phối hợp với Điện Biên Phủ, loại từng trung đội, đại đội, và tiểu đoàn địch khỏi vòng chiến đấu. Các tiểu đoàn chủ lực tiến sâu vào vùng tạm chiếm tiêu diệt nhiều đồn bốt, tiến công bốt An Nhơn (Hóc Món) nằm sát nách Sài Gòn, giữa ban ngày. Tưởng Bông đi, tư lệnh Nam Bộ, hốt hoảng kêu lên: "Nguy cơ có thể mất Sài Gòn".

Tại Trung Lào, các trung đoàn 66 và 18 tiếp tục hoạt động giam chân quân cơ động địch ở Xên, cùng với quân giải phóng ítxala Lào đánh Chămpátsắc tiêu diệt và làm tan rã quân địch ở đây, bắt sống Phó vương Bun ùm ở đôntalạt. Tại Campuchia, trung đoàn 101 tiến sâu vào Đông Bắt Campuehia, vượt sông Mê Công... Cuối tháng Tư, một vùng rộng lớn đông - nam tỉnh Prétvihia và đông - bắc tỉnh Công Phông Thom giải phóng. Một bộ phận của trung đoàn 101 thọc sâu vào tỉnh Kratiê bắt liên lạc với Nam Bộ. Hướng về Điện Biên Phủ, tất cả các chiến trường trên toàn Đông Dương không ngừng hoạt động suốt Đông Xuân 1953-1954 để tạo điều kiện cho chiến trường chính giành thắng lợi cuối cùng.

TỔNG thống Aixenhao đã mắc nợ với cử tri Mỹ lời 1 hứa khi tranh cử là sẽ tạo một không khí hòa dịu trong tình hình quốc tế đang bị đầu độc vì chiến tranh lạnh giữa Tây và Đông. Nhưng ông ta không thể giữ thái độ thờ ơ trước lời kêu cứu của nhà cầm quyền Pháp.

Các quan chức Mỹ trao đổi nhiều lần, tìm cánh giải nguy cho Điện Biên Phủ. Có ý kiến đề xuất đưa 8 sư đoàn chiến đấu, 35 tiểu đoàn công binh... và các phương tiện bảo đảm pháo binh, hậu cần, đổ bộ vào châu thổ sông Hồng. Nhưng kế hoạch này bị gạt vì lục quân Mỹ chưa sẵn sàng, và Mỹ đã co kinh nghiệm đưa bộ binh vào Bắt Triều Tiên. Rát pho nghiêng về ý kiến dùng không quân chiến lược Mỹ ném bom, phù hợp với chiến lược ,,trả đũa Ồ ạt". .

Trong hồi ký không có thêm những Việt Nam mới"

(No morc Vietnams), Níchxơn viết: "Đô đốc Rát pho, phủ tịch Hội đồng Tham mưu trương liên quân, đề nghị chúng ta dùng 60 máy bay ném bom B.29 ở Philíppin mở các cuộc đột kích vào ban đêm để tiêu diệt các vị trí của Việt Minh. Và đặt ra kế hoạch mang tên "Cuộc hành binh Chim kền kền" (Opération Vautour) nhằm đạt cùng mục tiêu với ba quả bom nguyên tử chiến thuật nhỏ".

Một số tài liệu khác còn cho thấy kế hoạch Rát pho đượm Hội đồng An ninh quốc gia phê chuẩn, và "trong thực tế, Mỹ đã co quyết định tạm thời về việc tham chiến ở Đông Dương vào ngày 25 tháng 3 năm 1954"I, và l trên văn bản của Hội đồng An ninh quốc gia có ba chữ D.D.C (Dwight D.Eisenhower) phế chuẩn"2.

Ngày 29 tháng 3 năm 1954, sau khi Êly từ Mỹ về, Thủ tướng Pháp Lanien triệu tập cuộc họp hẹp Hội đồng chiến tranh, gồm các tham mưu trưởng và những thành vín trọng yếu, bàn về dự kiến một cuộc ném bom của không quân Mỹ ở Điện Biên Phủ. Không phải không co sự phân vân. Liệu một cuộc hay vài cuộc ném bom có đủ để tiêu diệt lực lượng Việt Minh đang bao vây hay không? Biết đâu nó lại dẫn tới sự can thiệp Ồ ạt của Trung Quốc vào Đông Dương như ở Triều Tiên? Nó có làm tiêu tan hy vọng về một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Đông Dương tại Hội nghị Giơnevơ sẽ mở vào ngày 26 tháng 4 hay không? Lanien và Hội đồng chiến tranh quyết định cử đại tá Brôhông (Brohon), người đã tháp tùng Êly sang Mỹ, đi gặp tổng chỉ huy Nava để hỏi về tác dụng của một cuộc ném bom của không quân chiến lược Mỹ xuống Điện Biên Phủ.

Những phần tử "diều hâu ở Oasinhtơn cũng xúc tiến kế hoạch. Ngày 3 tháng 4 năm 1954, bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Đalét và đô đốc Rát pho họp với tám nghị sĩ có thế lực trong Quốc hội, thuộc hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, phổ biến ý định của Tổng thống muốn có một nghị quyết cho phép sử dụng lực lượng không quân và hải quân Mỹ ở Đông Dương. Đalét nhấn mạnh Đông Dương sụp đổ có thể dẫn tới mất toàn bộ Đông Nam á, Hoa Kỳ cuối cùng sẽ bị đẩy v quần đảo Haoai. Nếu Mỹ không giúp Pháp thì hậu quả sẽ là Pháp phải từ bỏ chiến tranh Đông Dương.

Rát pho trình bày tiếp một kế hoạch ném bom Ồ ạt xuống Điện Biên Phủ, được gọi là cuộc hành binh Chim kền kền. Cuộc hành binh sẽ do hai tàu sân bay cssex, Boxer và những máy bay của không quân Mỹ ở Nhật Bản và Philíppin thực hiện. Người Pháp thấy cần huy động 60 máy bay ném bom hạng nặng B.29, mang ít nhất 450 tấn bom. Nhưng theo những quan chức Mỹ, nhiệm vụ chính phải được hoàn tất với ba sư đoàn không quân ném bom, hai ở Okinaoa, một ở Clác Phin (Clark Field), tổng cộng là 98 siêu pháo đài bay B.29, mỗi chiếc mang 14 tấn bom. Để đề phòng máy bay Míc ở những sân bay của Trung Cộng gần biên giới Việt - Trung, phải có thêm 450 máy bay tiêm kích phản lực bảo vệ cho máy bay ném bom.

Cử tọa đặt một số câu hỏi về hậu quả của hành động này. Rát pho trả lời không giấu giếm nó có thể dẫn Hoa Kỳ vào chiến tranh, và nếu cuộc ném bom thứ nhất không đủ để giải tỏa cho tập đoàn cứ điểm, sẽ phải tính đến những cuộc ném bom bổ sung. Nhiều người bắt đầu ngãng ra. Họ nói Mỹ đả phải chi phí tới 92% chiến phí trong chiến tranh Triều Tiên, . một hành động đơn phương của Mỹ trong thời gian này không thể được Quốc hội thấp thuận. Riêng . Rituê (Ridway), tham mưu trưởng Lục quân, nguyên tư lệnh quân đội Mỹ ở Triều Tiên, nói: "Dù kế hoạch "Chim kền kền" có được thực hiện chăng nữa thì những cuộc ném bom bừa bãi xuống vùng rừng núi bao la đó vẫn không thể nào giải tỏa cho quân lính của Đờ Cát vốn sống trong cảnh "thú săn bị sập bẫy", sau khi ném bom, phải cần thêm vài chục vạn quân Mỹ nữa mới có khả năng can thiệp thành công bằng quân sự được".

Cuộc họp đi tới kết luận: Cuộc hành binh Chim kền kền, hay những hành động tương tự, chỉ có thể được Quốc hội cho phép với ba điều kiện: - Hoa Kỳ thám gia như là một trong những nước tự do ở Đông Nam A cùng với Vương quốc Anh. - Người Pháp đồng ý xúc tiến chương trình trao độc lập cho các quốc gia liên kết. - Nước Pháp cam kết không rút khỏi cuộc chiến.

Ngày 4 tháng 4, Brôhông từ Đông Dương quay lại Pari cho biết Na va lo ngại cuộc hành binh Vautour sẽ dẫn tới những phản ứng của không quân Trung Quốc. Nhưng ngay tối hôm đó Êly lại nhận được bức điện khẩn của Nava: "Cuộc can thiệp mà đại tá Brôhông đã nói với tôi chỉ có thể có một hiệu quả quyết định nếu được thực hiện trước cuộc tiến công [cuối cùng] của Việt Minh". Theo Bécna Khôn thì chính đợt tiến công của bộ đội ta vào năm quả đồi phía đông đã làm cho Nava thay đổi thái độ. Plêven ập tức mời đại sứ Mỹ tới trình bày tình hình nghiêm trọng của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chỉ có sự can thiệp bằng máy bay hạng nặng của Mỹ mới co khả năng loại trừ pháo binh Việt Minh ở những quả đồi chung quanh để cứu nguy cho quân đồn trú. Êly cũng điện cho tướng Vanluy (Valluy), đang có mặt ở Lầu Năm góc, thông báo ngay cho Rát pho để có những biện pháp quân sự thật khẩn trương.

Cũng trong ngày 4 tháng 4, Aixenhao viết một bức thư khá dài gửi riêng cho Thủ tướng Sớcsin (Churchill), với tư cách là một người bạn chiến đấu chống phát xít trong thế chiến thứ hai: "... [Nếu Đông Dương rơi vào tay cộng sản, tác động chủ yếu đối với thế chiến lược toàn cầu của chúng tôi và các ngài cùng với sự thay đổi trong cán cân quyền lực do nó gây ra ở khớp châu A và Thái Bình Dương có lẽ sẽ thảm khốc... Điều đó dẫn chúng tôi đến kết luận không thể bác bỏ được là tình hình Đông Nam Á đòi hỏi chúng ta một cách khẩn cấp phải có những quyết định nghiêm chỉnh và có tầm xa...".

Một trong những quyết định đó chính là sự thành lập một liên minh gồm Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Niu Zilơn, Thái Lan, Philíppin và ba nước Đông Dương (ngụy quyền).

Aixenhao viết tiếp: "Điều quan trọng là liên minh đó phải mạnh mẽ và sấn sàng tham gia vào trận chiến nếu cần"

Vị thủ tướng 85 tuổi của nước Anh không vội vàng phúc đáp. Anh vẫn còn giữ một hòn đảo của Trung Quốc là Hồng Công, không muốn bỏ lỡ cơ hội cải thiện quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Hội nghị Giơnevơ sập họp nay mai.

Mười ngày sau, Nava lại điện cho Êly đề nghị Mỹ dùng từ 15 đến 20 máy bay B.29 ném bom xuống đường 41 quãng giữa sông Hồng và Tuần Giáo. Tình hình bế tấc ở Điện Biên Phủ buộc Nava phải nghĩ tới một hành động hạn chế của không quân chiến lược Mỹ. Êly trả lời:

- "Rát pho không chấp nhận giải pháp này. Hoặc tất cả hoặc không".

Trong khi chờ đợi Êly gợi ý Nava vế khả năng sử dụng 15 máy bay hạng nặng B.29 của Mỹ do phi công Pháp ở Đông Dương điều khiển. Đến lượt Nava trả lời khước từ, vì một lý do đơn giản: phi công Pháp không sử dụng được những májl bay lớn hơn máy bay B.26 mà người Mỹ đã cung cấp.

Những người cầm đầu nước Mỹ vẫn tin sớm muộn sẽ có sự đồng tình của Anh. Ngày 20 tháng 4, Đalét quyết định mời đại sứ các nước Anh, Cam bốt, Lào, Pháp, Philíppin, Tân Tây Lan, Thái Lan, Úc, và ngụy quyền Việt Nam tới họp. Chính quyền Anh đã chỉ thị cho Makin (Rogers Makins), đại sứ tại Oasinhtơn, không tham dự cuộc họp này. .

Trước những phản ứng không thuận lợi ở cả trong nước và ngoài nước, phái can thiệp Mỹ được Phó tổng thống Níchxơn (Nixon) ủng hộ, vẫn xúc tiến kế hoạch.

Giới quân sự Mỹ tiếp tục liên hệ với bộ tham mưu Pháp chuẩn bị cho cuộc hành binh Chim kền kền. Đầu tháng Tư, đại tướng Patơrít (Partridge), chỉ huy không lực Mỹ tại Viễn Đông, tới Sài G.òn bàn bạc với người đồng nhiệm Pháp, tướng Lôdanh (Lauzin), và Tổng chỉ huy Na va. Cùng đi với Patơrít có trung tướng Canđira (Caldera người sẽ trực tiếp điều khiển cuộc hành binh.

Canđira phát hiện một số trở ngại về mặt kỹ thuật. Tại Đông Dương không có loại ra đa dẫn đường tầm ngắn, rất cần để hướng dẫn cho những máy bay hạng nặng thả bom vào một kẻ địch đã bao vây rất gần, chỉ một sai sót nhỏ về điều khiển thì hàng trăm tấn bom có thể tiêu diệt toàn bộ quân đồn trú chứ không phải là Việt Minh !

Canđira nhiều lần dùng máy bay trực tiếp quan sát Điện Biên Phủ ban đêm, cố tìm giải pháp khấc phục nhược điểm này.

Trong cuốn "Những bí mật quốc gia (Secrets d etat), Raymông Tuốcnu (Raymond Tournoux) đưa ra một sự kiện theo tác giả đã được thu thập "từ những nguồn tin có thẩm quyền, và sau đó không ai cải chính" :

Ngày 14 tháng 4 năm 1954, tại Pari, ngoại trưởng Mỹ Đalét đã nói bằng tiếng Pháp với Biđôn:

- Nếu bây giờ chúng tôi cho ngài hai trái bom nguyên tử ?

Biđôn đã khẳng định điều này trong cuốn "Từ cuộc kháng chiến này đến cuộc khác" (D unc résistancc à lảu tre), bằng cách dẫn lại câu trả lời của mình với đa lét: "Nếu ném bom [A] xuống vùng Điện Biên Phủ, người phòng ngự cũng như người tiến công đều hứng chịu hậu quả như nhau. Nếu đánh vào tuyến giao thông bắt nguồn từ Trung Hoa, sẽ có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh toàn bộ. Trong cả hai trường hợp, quân đồn trú ở Điện Biên Phủ, còn xa mới được cứu nguy, mà sẽ lâm vào tình trạng nghiêm trọng hơn".

Ngày 24 tháng 4, đô đốc Rát pho gặp ngoại trưởng Anh Đơn (Den) tại Pari nhân cuộc họp Hội đồng khối Bắc Đại Tây Dương (O.Ĩ.A.N). Rát pho một lan nữa tìm cách thuyết phục Đơn chí ít nước Anh cũng cho Hoa Kỳ một lời tuyên bố ủng hộ có tính tượng trưng. Nhưng Đơn nói thẳng với những người đối thoại Hoa Kỳ là một chính sách dựa trên cơ sở một cuộc oanh tạc bằng máy bay chóng chầy sẽ đưa người Mỹ tới việc can thiệp bằng lực lượng trên bộ như kinh nghiệm tại Triều Tiên đã chứng tỏ, sự can thiệp đó sẽ dẫn người Mỹ tới việc thúc đẩy đồng minh thực hiện một "hành động liên minh", có nghĩa là đưa quân đội của họ vào cuộc chiến. Người Anh sẽ làm tất cả cho Hội nghị Giưnevơ thành công. Ngày 25, Đơn trở về Luân Đôn họp Hội đồng nội các để giải quyết đứt khoát vấn đề này.

Ngày 26 tháng 4, tướng Canđira trở lại Sài Gòn.

Canđira đề cập tới việc sẽ dùng 80 máy bay ném bom chung quanh thung lũng Điện Biên Phủ và khu vực hậu cần Tuần Giáo, nhưng với những phi hành đoàn Mỹ - Pháp kết hợp. Cuộc hành binh sẽ được thực hiện trong 62 giờ và một sĩ quan cao cấp đã từ Sài Gòn bay tới Clark Field để chuẩn bị. Về thực chất vẫn là kế hoạch Chim kền kền. Người Pháp lại hy vọng.

Ngày 27 tháng 4 năm 1954, Thủ tướng Sớcsin tuyên bố ở Hạ nghị viện Anh: "Chính phủ Hoàng gia Anh không chuẩn bị lời hứa nào về hành động quân sự ở Đông Dương khi mà chưa biết kết quả của Hội nghị Giơnevơ . Lời tuyên bố đã được Hạ nghị viện Anh hoan hô nhiệt liệt.

Cũng trong ngày 27, đại sứ Pháp Mátxigli (Ren Massiglo xin gặp Sớcsin, tiếp tục nài nỉ nước Anh hây nghĩ tới số phận của đoàn quân đồn trú ở Điện Biên Phủ. Sớcsin nói với đại sứ Pháp: "Tôi đã phải chịu đựng ở Sinhgapo, Hồng Công, Tôbrúc (Tobrouk)l. người Pháp sẽ có Điện Biên Phử . Người Anh không thể vì số phận một đoàn quân Pháp đã được định đoạt, bỏ lỡ cơ may giải quyết những vấn đề quan trọng của mình với những cường quốc cộng sản tại Giơnevơ.

Ngày 29 tháng 4, tại Oasinhtơn, Aixenhao họp với Rát pho, các tham mưu trưởng ba quân chủng và nhiều sĩ quan cao cấp khác xem xét lần cuối mọi mặt tình hình. Rát pho là người duy nhất ủng hộ một cuộc can thiệp của Mỹ dù là đơn phương để tránh sự thất trận ở Điện Biên Phủ. Các tham mưu trưởng Hải quân, Không quân tỏ vẻ không mặn mà. Riêng tham mưu trưởng Lục quân Rituê phản đối quyết liệt. Rituê viện dẫn sự thất bại thảm hại từ cuộc hành binh "Bóp nghẹt" (Strangle) của Mỹ ở Triều Tiên, nhàm tiêu diệt con đường tiếp tế, để chứng minh sự hạn chế của những hành động bằng không quân trong loại chiến tranh này. Cũng như Đơn, Rituê cho rằng những cuộc ném bom sẽ dẫn Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh mới bằng bộ binh tốn kém với lối thoát không rõ ràng ở lục địa châu á. Ý kiến của Rituê được nhiều người tán đồng. Phái chủ chiến hạ vũ khí. .

Aixenhao không phải không biết nghe lời nói đúng. ông ta quyết định ngừng xúc tiến kế hoạch Chim kền kền. Nhưng mười năm sau, cũng tại Việt Nam, nhà cầm 1 quyền Mỹ đã quên những kinh nghiệm này.

Chinh quyền Pháp thời đó cho rằng tất cả mọi biện pháp cứu nguy cho Điện Biên Phủ đều đã được bàn bạc rất kỹ lưỡng. Một số người Pháp coi nước Anh là ích kỷ. hiều người chê trách Mỹ, nói Mỹ đã khôn khéo gạt trách nhiệm cho đồng minh, trong khi quyết định không can thiệp bằng không quân chiến lược vào Điện Biên Phủ đã được đề ra ở cấp cao nhất trong chính quyền Mỹ. Người Anh tự hào mình đã có thái độ đúng trong thời điểm lịch sử này. Thực ra ở nước Mỹ, những người thuộc phái diều hâu không phải cứ muốn điều gì đều có thể làm.

Quân Pháp sống trong những điều kiện cực kỳ khủng khiếp. Trên diện tích 1 kilômét vuông, một khoảng rộng bên bờ sông phải dành cho bệnh viện và cái "hố chung". Nếu tập đoàn cứ điểm không ngừng thu hẹp thì khu vực dành cho người bị thương và người chết cũng không ngừng phát triển. Công binh Pháp ra sức đào thêm những nhánh hào mới để mở rộng bệnh viện nhưng vẫn không đủ chỗ cho thương binh. Nhiều thương binh phải nằm ngay tại cứ điểm. Chiếc máy xúc duy nhất còn lại chỉ thuyên vào việc đào hố chôn người chết. Danh mục đồ tiếp tế cho Điện Biên Phủ có thêm một yêu cầu khẩn cấp, đó là thuốc khử trùng DDT. Ruồi nhặng kéo tới đẻ trứng trên những vết thương. Thương binh nặng nằm trên những chiếc giường ba tầng, sáu người trong một căn hầm nhỏ. Nhiều người bị thương sọ não và mắc chứng hoại thư. Máu mủ của những người nằm bên trên nhảy xuống những người nằm bên dưới. Những cẳng tay, cẳng chân, những ống tiêm chôn ngay trong đường hầm, khi trời mưa, nước bên ngoài chảy vào, tất cả lại lềnh bềnh nổi lên. Phần lớn những bộ phận lọc nước đã bị hỏng. Những viên chỉ huy ra lệnh cho binh lính đào giếng. Nhưng chỉ thấy một thứ nước váng dầu đục ngầu. Sân bay đã bị bỏ. Binh lính lấy những tám ghi về lát trên đường hào, phủ đất để tránh mảnh đạn. Những tấm ghi này biến họ thành những con chuột ngày cũng như đêm, sống thui lủi trong bóng tối. Rời công sự đi lượm dù hoặc lấy nước là làm mồi cho cát loại súng bân tỉa khó trở về an toàn. Điện Biên Phủ khẩn thiết yêu cầu Cạnh gửi thật nhiều ống nhòm ngầm (kính tiềm vọng) vì nhô đầu lên khỏi chiến hào để quan sát đã trở thành mạo hiểm.

Vòng vây thu hẹp, tiếp tế và tiếp viện trở nên cực kỳ khó khăn. Những phi công Mỹ làm công viện này đã được đánh giá là dũng cảm, nhưng cũng không đáp ứng được yêu cầu đề ra, khi phải bay thấp thả dù trong một không phận nhỏ hẹp co súng cao xạ và súng phòng không chờ sắn. Riêng trong ngày 26 tháng 4, 50 máy bay trúng đạn trên bầu trời Điện Biên Phủ và ba chiếc bị bắn hạ, trong đó có một máy bay B.26 và hai chiếc Hen cát của hạm đội 11, do phi công Mỹ lái. Đêm hôm đó Hà Nội hứa tăng viện 80 người, nhưng chỉ thả dù được 36, hứa thả 150 tấn hàng tiếp tế, nhưng chỉ thả được 91 tấn với 34% rơi vào phía bên kia.

Ngày 29 tháng Tư, Đờ Cát điện cho Conhi báo tin bùn trong những chiến hào ở Điện Biên Phủ đã sâu tới 1 mét, trong ngày Điện Biên Phủ chỉ nhận được 30 tấn hàng tiếp tế và không có một tên lính tiếp viện nào.

Tính riêng trong tháng 4, số quân địch bị loại khỏi vòng chiến tại Điện Biên Phủ là 3.071 người. Lực lượng nhảy dù tăng viện trong tháng có hai tiểu đoàn (21 RCP, 2c BẸP) và 650 lính tình nguyện, nhiều người chưa qua huấn luyện nhảy dù. Số tăng viện này còn xa mới bù đập được những tổn thất. Về vũ khí, trong số 10 chiến xa, chỉ còn 1 chiếc hoạt động, 4 khẩu pháo 155 chỉ còn 1 khẩu bắn được. 24 khẩu pháo 105, chỉ còn lại 14 khẩu, và 15 khẩu cối 1202. .

Cuộc hành binh Chim kền kền ngày càng xa vời. Bộ chỉ huy quân viễn chinh phải tính cách tự cứu. Có ý kiến: mở một cuộc hành binh đánh vào hậu phương chiến dịch của Việt Minh ở khu vực Yên Bái - Tuyên Quang. Nhưng cuộc hành binh này cần tới những lực lượng và phương tiện lớn, chí có thể lấy từ đồng bằng Bắc Bộ, như vậy sẽ làm cho đồng bằng Bác Bộ nhanh chóng sụp đổ. Một ý kiến khác, cho Đờ Cát tự đánh giải vây Na va quay lại với ý định từ ngày đầu chấp nhận chiến đấu ở Điện Biên Phủ: một hành động bắt đầu từ sông Nậm Hu. Nhưng, theo Yvơ Gra, nó không còn là một cuộc hành binh giải tỏa như kế hoạch Xênôphôn , vì người Pháp không co đủ máy bay vận tải và máy bay chiến đấu, mà chỉ còn là một hành động nghi binh để nâng đỡ Điện Biên Phủ. Cuộc hành binh này cũng mang tên Chim kền kền (Condor nhưng là loại chim ở Nam Mỹ. Nó chỉ gồm bảy tiểu đoàn, trong đó có ba tiểu đoàn được thả dù. Tuy vậy, vẫn phải huy động toàn bộ những chiến đakôta còn lại trong vòng 24 giờ, và sau đó những máy bay này còn phải đảm nhiệm thả dù hàng ngày 45 tấn lương thực. Theo dự kiến từ ngày 14 đến ngày 29 tháng 4, cuộc hành binh sẽ được khởi đầu từ Mường Khoa tiến đến Tây Trang, rồi tràn vào Điện Biên Phủ đón binh đoàn đồn trú Tây Bắc phá vây rút chạy. Nhưng đúng thời gian này thì lực lượng máy bay vận tải bị hoàn toàn hút vào mặt trận Điện Biên Phủ. Do đó việc thả dù ba tiểu đoàn đã không thực hiện được. Chỉ còn ba tiểu đoàn ngụy Lào và một tiểu đoàn lê dương (212 REI) thực hiện cuộc hành binh với sự yểm trợ của không quân, dưới luyền chỉ huy của trung tá Gốtđa (Goddard).

Ngày 27 tháng 4 năm 1954, cuộc hành binh Công đo bật đầu. Được tin có cánh quân địch từ phía Lào sang giải vây cho Điện Biên Phủ, Bộ chỉ huy Mặt trận quyết định sử dụng trung đoàn 148 và đại đội trinh sát ở nam Hồng Cúm tiến về phía Mường Khoa ngăn chặn địch. Ta phục kích gần Mường Khoa (tây-nam Điện Biên Phủ 30 kilômét) tiêu diệt bốn đại đội quân ngụy Lào. Địch rút chạy. Bộ đội truy kích địch về tận giáp Mường Sài và Luông Phabăng. Cuộc hành binh Công đo đã hoàn toàn thất bại.

Ngày 26 tháng 4 năm 1954, các đoàn đại biểu đã có mặt tại Giơnevơ. Hội nghị sẽ bàn về chiến tranh ở Triều Tiên và Đông Dương. Trên bán đảo Triều Tiên đã có ngừng bắn, nhưng vẫn thưa đạt được một hiệp định hòa bình. Vấn đề này sẽ không dễ giải quyết. Sự chú ý của các cường quốc tập trung vào tình hình chiến tranh nóng bỏng tại Đông Dương. Anh Phạm Văn Đồng, Trưởng đoàn đàm phán của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở Phôngtenơblô (Fontainebleau) chín năm trước đây, với tư cách Phó thủ tướng Chính phủ hiện nay, chuẩn bị lên đường sang Giơnevơ.

Cuối tháng Tư, tại căn nhà nhỏ giữa núi rừng Việt Bắc, Bác tiếp chuyện nhà báo Úc Bớcsét (Burchett).

Bớcsét hỏi thăm về Điện Biên Phủ. Bác lật ngửa chiếc mũ đặt trên bàn tre, đưa mấy ngón tay vòng quanh vành mũ, nói: "Đây là rừng núi, nơi có lực lượng của chúng tôi" Rồi Người nắm tay lại, đấm vào lòng mũ và nói tiếp: Còn đây là quân Pháp. Họ không thể thoát khỏi chỗ này!".

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Chương 13

ĐỢT TIẾN CÔNG CUỐI CÙNG

VỀ phía ta, mọi công tác chuẩn bị cho đợt tiến công thứ ba đã tiến hành rất chu đáo. Các chiến hào được củng cố tới mức bộ đội có thể di chuyển ban ngày ngay gần quân địch, cho phép các đơn vị mỗi khi tiến đánh một vị trí, nhanh chóng bỏ qua giai đoạn đột phá tiền duyên. Cán bộ, chiến sĩ thuộc địa hình cứ điểm mục tiêu như những đồn đã diễn tập nhiều lần.

Chiến sĩ vừa điều trị khỏi vết thương, chiến sĩ mới, nô nức về đơn vị để được có mặt trong đợt tiến công cuối cùng.

Đợt học tập chính trị đã mang lại cho mọi người niềm tin vững chắc ở thắng lợi. Chưa lúc nào kho của mặt trận đầy đủ, sung túc thóc gạo bằng thời kỳ này. Vào cuối tháng Tư, hậu cần đã có dự trữ cho tháng Năm. Về đạn cho lựu pháo, ngoài 5.000 viên lấy được của địch, hơn 400 viên đạn chiến lợi phẩm thu được ở Trung Lào đã được ngành hậu cần chuyển rạ tới nơi. Bạn cũng chuyển cho ta hai dàn hỏa tiễn sáu nòng. Vì số lượng đạn không có nhiều, nên đây sẽ là một bất ngờ dành cho quân địch vào những ngày tiến cóng cuối cùng. Sau đợt 2 chiến dịch, chỉ trong mười ngày ta đã xây dựng xong một tiểu đoàn ĐKZ 75 và một tiểu đoàn H6 (hỏa tiễn) do trung đoàn 676 phụ trách, kịp thời bổ sung cho mặt trận.

Trung đoàn 9 của 304, lên Tây Bắc từ trung tuần tháng Ba làm xong công tác tiễu phỉ, đã nhanh chóng tới Điện Biên Phủ. 304 (thiếu một trung đoàn) với các đồng chí Lê Chưởng, chính ủy, Nam Long, tham mưu trưởng, là đại đoàn cuối cùng có mặt trong đội hình chiến dịch.

Mở đầu kế hoạch đợt 3 là tiếp tục hoàn thành nốt những nhiệm vụ đã đề ra cho đựt 2: tiêu diệt hoàn toàn hai cao điểm A1 và C1, đồng thời đánh chiếm thêm một số cứ điểm ở phía tây và phía đông thu hẹp thêm nữa phạm vi chiếm đóng của quân địch, chuẩn bị cho tổng công kích. Nhiệm vụ được trao cho các đơn vị như sau:

- Đại đoàn 316, được phối thuộc trung đoàn 9 của 304 (thiếu 1 tiểu đoàn), tiêu diệt A1, C1 và C2.

- Đại đoàn 312 tiêu diệt các cứ điểm: 505, 505A, 506, 507, 508 ở phía đông, tiến sát bờ sông Nậm Rốm.

- Đại đoàn 308 tiêu diệt các cứ điểm 311A, 311B ở phía tây.

- Đại đoàn 304: trung đoàn 57 được phối thuộc 1 tiểu đoàn của trung đoàn 9, cử 1 tiểu đoàn chốt chặn trên đường đi Tây Trang không cho quân địch rút chạy sang Lào, siết chặt vòng vây chung quanh Hồng Cúm, tập kích trận địa pháo binh, tiêu diệt khu C Hồng Cúm.

- Đại đoàn 351 phối hợp với bộ binh trong các trận đánh điểm và đánh phản kích.

Thời gian chiến đấu bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 5 năm 1954. Nhiệm vụ trọng tâm cửa đợt này là tiêu diệt cho được A1. Từ sau đợt tiến công khu đông, A1 trở thành nhức nhối đối với các đơn vị tham gia chiến dịch.

Tôi đã nhiều lần trao đổi trong cơ quan tham mưu về cao điểm A1. Chúng ta tìm được một người dân địa phương ngày trước đã tham gia xây dựng ngôi nhâ trên đồi này. Theo bác thì đó là một ngôi nhà tuy kiên cố, nhưng không có gì là đặc biệt, khi mới xây, không có hầm ngầm. Nghc bộ đội tả lại căn hầm, bác cho rằng có thể quân Nhật trong thời gian đóng ở Điện Biên Phủ đã xây dựng căn hầm này đề phòng máy bay Mỹ ném bom, hoặc có thể quân Pháp đã cải tạo hầm đựng rượu cũ thành hầm ngầm. Về sau mới biết, trong hai tháng xây dựng công sự, quân Pháp đã dùng những gạch, đá từ ngôi nhà trên đồi, biến hầm rượu thành một căn hầm trú ẩn tương đối kiên cố với rất nhiều đất đổ bên trên... Nhưng nó vẫn không thể nào sánh với những boongke của Đờ Lát_ mà bộ đội ta đã từng tiêu diệt ở đồng bằng.

Anh Thái đã cử cán bộ cơ quan tham mưu cùng đi trinh sát với cán bộ 174, phát hiện một giao thông hào chạy từ A1 xuống A3 ở phía bờ sông, địch có thể dễ dàng đưa quân ứng chiến lên phản kích bất cứ lúc nào.

Anh em đề nghị đào một đường hào men theo đường 41, táeh rời A1 với A3, cũng là cắt đứt đường tăng viện của quân địch. 174 đề nghị đào thêm một đường hầm từ trận địa của ta tại A1 tới dưới hầm ngầm, đưa bộc phá với số lượng lớn vào đặt rồi cho nổ. Đây quả là một kỳ công.

Công binh của đơn vị tính toán sẽ hoàn thành công trình này trong vòng 14 ngày, và bảo đảm đào đúng hướng. Tôi nói với anh Thái những người trực tiếp đánh A1 đã đề nghị thì nên chấp nhận, cử cán bộ kỹ thuật xuống cùng đơn vị giải quyết những khó khăn về chuyên môn, còn cơ quan theo dõi thật kỹ việc cât rời A1 với A3, chl khi nào hoàn thành đường hào này mới cho 174 tiến công.

Nửa tháng qua quân địch không còn tính tới chuyện đẩy ta ra khỏi A1 và C1, chúng chỉ ra sức củng cố hầm hào chờ đợi đợt tiến công cuốt cùng.

Đường hầm ở A1 đào chậm hơn dự kiến. Một đội đặc biệt gồm 25 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Nguyễn Phú Xuyên Khung, cán bộ cóng binh của Bộ, trực tiếp chỉ huy, đã tiến hành công việc ngay trước mũi súng quân địch, trong tầm kiểm soát của lựu đạn. Đất đồi A1 cực kỳ rắn. Tiểu đội trưởng công binh Lưu Viết Thoảng lựa chọn một tổ khỏc nhất mở cửa hầm. Cả đêm đầu chỉ khoét được vào vách núi mỗi chiều 90 xăngtimét. Địeh không ngừng bắn súng và ném lựu đạn. Ba đồng chí bị thương. Bản thân Thoảng cũng bị ngất vì sức ép của lựu đạn. Ba đêm mới đào xong cửa hầm. Khi đào sâu vào lòng núi được mười mét, bât đầu phải khảc phục thêm khó khăn: thiếu không khí, đèn, đuốc mang vào hầm đều bị tắt, số đất moi từ lòng núi ra ngày càng nhiều không được để cho quân địch phát hiện. Các chiến sĩ phòng ngự tại A1 đã có kế hoạch chiến đấu không cho quân địch tiến xuống cửa hầm, dù phải hy sinh tới người cuối cùng, để bảo vệ bí mật tuyệt đối ý đồ đánh địch của ta.

Trong khi đó, các đơn vị khác đều chuẩn bị xong, nhiều mũi hào đã luồn sâu dưới hàng rào dây thép gai của địch. Bộ chl huy chiến dịch quyết định đúng ngày N các đơn vị cứ nổ súng, triệt để áp dụng chiến thuật đánh lấn để giảm nhẹ thương vong, riêng A1 sẽ đánh khi đường hầm ở A1 hoàn thành.

Những ngày cuối tháng Tư tương đối yên tĩnh. Mỗi ngày địch huy động hưn một trăm máy bay đổ lương thực, đạn dược xuống Mường Thanh. Nhưng Đờ Cát chỉ nhận được khoảng một nửa. Máy bay địch phải bay cao thả dù để tránh cao xạ tầm trung của ta, khu vực thả dù lại quá hẹp, nên một phần ba đồ tiếp tế rơi xuống trận địa ta, một số không ít rơi xuống bãi mìn và những khu vực bị hỏa lực ta kiểm soát chặt nên địch không thể thu lượm.

Ngày 1 tháng 5 năm 1954, máy bay địch bắt đầu sử dụng một loại bom mới của Mỹ (Hail Leaflet) chứa hàng ngàn mũi tên rất nhỏ sâc bén, nhằm sát thương những đám đông. Loại bom này không gây nguy hiểm cho những người ở trong công sự hoặc dưới chiến hào, và khó sử dụng trong những trận đánh khi quân ta và quân địch gần như trộn lẫn vào nhau. Lănggơle và Bigia đã điều chỉnh, củng cố lại tổ chức phòng ngự ở khu trung tâm.

Những đơn vị khá nhất, và những chỉ huy được tin cậy nhất còn lại của tập đoàn cứ điểm, được tăng cường cho trung tâm đề kháng Êlian. Tiểu đoàn trưởng dù Brêxinhắc đã nắm quyền chỉ huy tại khu đông, thay thế Bigia trở về sở chl huy Mường Thanh. Tại đây có tiểu đoàn 2 trung đoàn dù thuộc địa số 1, tiểu đoàn dù xung kích 6, tiểu đoàn dù ngụy số 5, tiểu đoàn 1 bán lữ đoàn lê dương 13, cùng với hai đại đội độc lập, đơn vị công binh, và một số lính Angiêri, lính Thái. Tuy nhiên, những đơn vị này đều bị tổn thất nhiều, đội hình chắp vá 17 giờ chiều ngày 1 tháng 5 năm 1954, bất thần tất cả các cỡ pháo của ta nhả đạn vào nhiều khu vực của tập đoàn cứ điểm. Lần này cụm pháo địch ở Hồng Cúm bị kiềm chế, tê liệt. Một kho đạn với 3.000 viên đạn dự trữ của địch nổ tung. Kho lương thực thực phẩm bốc cháy. Đợt pháo kích kéo dài gần một giờ đồng hồ. Dứt tiếng pháo, các đơn vị đồng loạt tiến đánh nhiều vị trí.

Tại phía đông, 98 tiến công cứ điểm C1 lần thứ hai. Brêxinhắc, vẫn đặt sở chỉ huy trên Êlian 4, đã linh cảm trận đánh Êlian 1 sắp nổ ra trên đầu mình. Ngày 1 tháng 5, Brêxinhắc quyết định đưa đại đội 3 của iểu đoàn dù tiêm kích số 2 lên thay thế cho đại đội Clêđíeh (Clédic) đã bị tiêu hao, đồng thời ra lệnh cho đại đội 1 sẫn sàng tbam gia phản kích.

Đại đội 811 của ta đã có hai mươi ngày đêm phòng ngự tại C1, được lệnh rời khỏi trận địa 200 mét cho hỏa pháo chuẩn bị. Đại đội trưởng Lê Văn Dy thấy công sự đã được củng cố vững chắc đủ sức chịu đựng đạn pháo, và tin vào sự chính xác của pháo hinh ta, quyết đình chỉ cho bộ phận dự bị lui về phía sau, toàn đơn vị vẫn bám trận địa để không lỡ thời cơ xung phong.

Những cao điểm ta chỉếm được ở khu đông phát huy tác dụng. Sưn pháo đặt trên đồi Dl nhắm từng hỏa điểm trên C1 bắn rất chính xác. Dứt tiếng pháo, Dy lập tức ra lệnh mở những hàng rào cự mã ngăn cách giữa ta và địch, đưa bộ đội xông lên phía Cột Cờ. Thủ pháo và lựu đạn của ta trùm lên trận địa địch, tiểu liên nổ ran. Chiến sĩ Thắng cầm cờ lao lên cách mục tiêu mười mét thì trúng đạn hy sinh. Chiến sĩ Ân lấy chiếc chăn phủ lên người bạn, nhặt lá cờ thấm máu đồng đội, lỗ chỗ vết đạn, tiếp tục tiến lên mỏm đất cao nhất trên đỉnh đồi. Cả tiểu đội mũi nhọn bám sau anh. Chỉ sau năm phút, ta đã chiếm được Cột Cờ. Đại đội dù tiêm kích số 3 mới thay thế choáng váng trước đòn tiến công chớp nhoáng và quyết liệt. Quân dù bắn xối xả vào khu vực Cột Cờ. Đại đội 1480 của ta từ phía dưới tiến lên đã kịp thời có mặt, cùng với 811 hình thành hai mũi tiến công chia cắt quân địch để tiêu diệt.

Những trận đánh giáp lá cà diễn ra. Viên trung úy Lơghc (Leguère) chỉ huy đại đội 3 cố chống cự, chờ lực lượng tiếp viện. Brêxinhắc quyết định đưa đại đội 1 lên tăng viện. Nhưng đã quá muộn. Trung úy Pêriu (Périou) chỉ huy đại đội chết ngay khi mới đặt chân lên đồi. Lát sau, đến lượt trung úy Lơghc chỉ huy đại đội 3 bị trọng thương. Quân địch ở C1 mất dần sức chiến đấu. Có tên phủ bạt trên người nằm giả chết chờ tiếng súng yên sẽ đầu hàng. Nửa đêm, toàn bộ quân địch bị tiêu diệt. Dây thép gai và mìn lấy từ trận địa của địch lập tức được trải ra sườn đồi thành một bãi chướng ngại dày đặc, đề phòng quân địch phản kích.

Sau hơn ba chục ngày đêm liên tục chiến đấu, trận đánh tại C1 lúc này đã kết thúc. C2 nằm gọn dưới nòng pháo không giật của ta. Trời sáng, không thấy quân phản kích của địch. Chỉ có những cỗ trọng liên bốn nòng đặt tại Êpécviê lồng lộn tuôn đạn về phía trận địa ta trên đỉnh đồi như muốn ngăn chặn một đợt xung phong. .

ở phía đông sông Nậm Rốm, hai tiểu đoàn 166 và 154 của trung đoàn 209 tiến công các cứ điểm 505 và 505A (Dominiquc 3). Một đại đội của tiểu đoàn lê dương dù 6 và những đơn vị lính Angiêri, lính- Thái tại đây, do viên tiểu đoàn trưởng Sơnen (Chenel) chỉ huy, chống cự khá quyết liệt. Ta và địch giành giật nhau từng ụ súng, từng chiến hào. 2 giờ sáng ngày 2. tháng 5, trung đoàn 209 tiêu diệt hoà toàn hái cứ điểm này, chấm dứt sự tồn tại của trung .tâm đề kháng Đôminích.

Trên cánh đồng phía tây, trận đánh tiêu diệt cứ điểm 811A (Huguette 5) của trung đoàn 88 diễn ra rất nhanh chóng. Chiến thuật đánh lấn tiếp tục được phát huy. Với những đường hào đã đào xuyên qua hàng rào cứ điểm, bộ đội ta bất thần tổ chức xung phong. Toàn bộ đại đội Âu Phi vừa tới thay quân để tăng cường phòng thủ cử điểm này, bị diệt gọn trong vòng không đầy 80 phút.

Như vậy, ngay trong đêm đầu của đợt tiến cóng thứ ba, địch đã mất thêm bốn cứ điểm: C1, 505, 505A ở phía đông, và 311A ở phía tây. Tại Hồng Cúm, trận vây ép đánh lấn khu C của trung đoàn 57 đã tiêu hao nhiều Binh lực địch, nên sáng ngày 2 tháng 5, địch phải rut chạy khỏi đây.

Những đường hào thọc sâu của bộ đội ta trên cánh đồng phía tây, đều nhắm thẳng về phía sở chỉ huy Đờ Cát. Tập đoàn cứ điểm đã bị dồn lại trong cái "ô vuông cuối cùng! .

RẤT nhiều cuốn sách của phưưng Tây xuất bản trong những thập niên qua đã giúp chúng ta bổ sung vào bức tranh toàn cảnh về chiến cục Đông Xuân 1953-1954 cũng như những ngày giờ cuối cùng của con nhứn Điện Biên Phủ.

Ngày 2 tháng 5, Nava vội vã từ Sài Gòn bay ra Hà Nội. Nava triệu tập họp khẩn cấp bàn cách cứu vãn tình thế. Dự họp có Nava, Cônhi, Crevơcơ, tư lệnh lực lượng Lào, và những sĩ quan thuộc lực lượng lục quân ở chiến trường Bắc Việt Nam.

Cuộc chiến ở Điện Biên Phủ đã kéo dài năm mươi ngày đêm. Không biết lúc này Nava đã nhận ra sai lầm lớn nhất của mình là đã phân tán hầu hết lực lượng cơ động tập trung tại đồng bằng sông Hồng trước khi trận đánh bắt đầu! Ngoài những tiểu đoàn tinh nhuệ đưa lên Tây Bâc, ba binh đoàn cơ động của Bắc Bộ vẫn bị cầm chân ở Trung Lào. Suốt thời gian qua, những mưu toan cứu nguy cho Điện Biên Phủ đều không th thực hiện vì thiếu lực lượng, đặc biệt là lực lượng nhảy dù và không quân Nếu ném những tiểu đoàn dù ít ỏi vào những cuộc hành binh giải tỏa thì không còn lực lượng tăng viện để duy tn cuộc sống của tập đoàn cứ điểm. Nếu huy động không quân vào những cuộc hành binh Xênôphôn Côngđo thì không còn lực lượng yểm trợ, tiếp tế hàng ngày cho Điện Biên Phủ. Trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đi vào thời điểm quyết định khi Nava chỉ còn trong tay một tiểu đoàn dù !

Hội nghị Giơnevơ đã khai mạc, nhưng còn bàn về vấn đề Triều Tiên. Đại diện của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chưa có mặt. Hy vọng cuối cùng của Pháp lúc này là đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại Điện Biên Phủ.

Nhưng muốn được như vậy, ít nhất con nhím Điện Biên Phủ phải tồn tại thêm một thời gian. Chính phủ Pháp hoàn toàn không muốn thấy một cuộc đầu hàng ở Điện Biên Phủ. Những bức điện của Đờ Cát và Lănggơle mới gửi về đều mang những lời lẽ gay gắt và tuyệt vọng. Số phận của Điện Biên Phủ chỉ còn tính từng ngày. Có thể ngay ngày mai nếu không có quân tiếp viện. Cônhi một lần nữa lại đưa ra ý kiến mở một cuộc hành binh đánh vào sau lưng đối phương. Đây chỉ là sự suy nghĩ thiển cận.

Lấy đâu ra lực lượng để mở một cuộc hành binh như vậy lúc này! Tất cả các binh đoàn cơ động đang sa lầy ở đồng bằng Bắc Bộ, ở Trung Lào, ở miền Trung. Muốn điều động chúng cũng không còn thời gian. Và làm cách nào tiếp tế đạn dược, lương thực cho một cuộc hành binh mới trong lúc toàn bộ lực lượng không quân vận tải với cả những máy bay hạng nặng của Mỹ đã không thể bảo đảm những yêu cầu khẩn thiết của riêng Điện Biên Phủ.

Nava tuyên bố: "Không cần phải tiếp tục cuộc chiến ở Điện Biên Phử .

Nava quyết định tiến hành một cuộc hành binh phá vây Khác với những kế hoạch rút chạy lần trước, tuy còn là trên giấy, Xénophon huy động 15 tiểu đoàn, Condor, 7 tiểu đoàn, cuộc hành binh phá vây mang bí danh Albatros (Hải âu lớn) lần này chỉ dựa vào bản thân lực lượng đồn trú tại Điện Biên Phủ, với sự hỗ trợ tạo một hành lang của một lực lượng biệt kích địa phương nhỏ ở Lào. Nava cho rằng cuộc hành binh có thể thực hiện trong hai hoặc ba ngày bằng sức mạnh, hoặc bí mật, khôn khéo, vì Việt Minh không có phương tiện hậu cần ở Lào, phải 24 giờ sau mới có thể đối phó". Nava quyết định "bỏ lại thương binh và sĩ quan quân y", vì tin chắc là họ sẽ được Việt Minh trao trả. Do tính chất của cuộc hành binh như vậy nên nó được trao cho Đờ Cát tự mình vạch ra kế hoạch.

Nava đồng ý với Cônhi tăng viện thêm cho Điện Biên Phủ một tiểu đoàn dù. Đây là tiểu đoàn dù cuối cùng.

Tổng chỉ huy trực tiếp nâm các đơn vị dù và không quân. Từ trước tới nay Nava vẫn sử dụng lực lượng này rất dè dặt, theo nguyên tâc không hy sinh vô ích một tiểu đoàn nào. Nhưng lần này Nava nhận thấy muốn phá váy con nhứn Điện Biên Phủ phải được tăng thêm sức mạnh.

Ngày 4 tháng 5, Cônhi điện cho Đờ Cát một số chỉ thị về cuộc rút chạy theo quyết định của tổng chỉ huy:

"Chỉ huy trưởng GONO được trao quyền lựa chọn cách thức và thời gian tuỳ theo sáng kiến của mình sau khi nhận được lệnh". Cônhi chỉ thị cho Đờ Cát phải phá hủy các xe tăng, đại bác, tài liệu mật, mật mã và dụng cụ vô tuyến điện. Nbưng vẫn không quên nhấn mạnh "cho tới khi có lệnh mới, chỉ huy trưởng GONO phải duy trì nhiệm vụ chống cự tại chỗ không được có tư tưởng rút lui", phải hết sức giữ bí mật về kế hoạch và chuẩn bị thực hiện với sự thận trọng tối đa. Cônhi vốn cho rằng tháo chạy khỏi Điện Biên Phủ chỉ dẫn tới sự hy sinh vô ích.

Trong ngày, dưới trời mưa tầm tã, Đờ Cát họp các sĩ quan cao cấp của Mường Thanh phổ biến kế hoạeh Albatros. Có mặt Lănggơle, Lơmơniê (Lemeunier), Bigia, Vađô (Vadot) và Xêganh Pagít. Không mấy ai có ảo tưởng vào lối thoát này. Chiến hào của đối phương đã bao vây rất chặt, không còn kẽ hở. Lực lượng của Crevơcơ không có khả năng chống chọi với Việt Minh. Tuy nhiên, mọi người thống nhất phải chia làm ba cánh khi rút chạy. Cánll thứ nhất, gồm toàn bộ quân dù, do Lănggơle và Bigia chỉ huy. Cánh thứ hai, gồm toàn bộ quân lê dương và Bắc Phi, do Lơmơniê và Vađô chỉ huy. Cánh thứ ba, gồm toàn bộ quân ở Hồng Cúm do fLalăng chỉ huy. Có ba đường rút lui: đường thứ nhất qua bản Keo Lom, đường thứ hai, theo thưng lũng Nậm Nưa, đường thứ ba theo hướng Nậm Hợp. Con đường chạy về phía nam - đông nam dường như có vẻ ít nguy hiểm hơn 1 Mọi người phải rút thăm. Dự kiến kế hoạch rút chạy sẽ được thực hiện vào 20 giờ ngày 7 tháng 5 năm 1954. Theo Giuyn Roa: "ở Điện Biên Phủ, người ta gọi cuộc hành binh này là "mở con đừờng máư để chứng tỏ không có ảo tưởng về nó: mười người sẽ chỉ còn lại một người".

Đêm ngày 4 tháng 5, trên cánh đồng phía tây, sau khi tiêu diệt 311A, đại đoàn 308 tịếp tục đánh 311B (Huguette 4) ở phía trong. Trung đoàn 36 tiêu diệt 1 đại đội gồm lính lê dương và lính Marốc, đưa trận địa tới gần trung tâm đề kháng Lili (Lilie, từ Claudine mới tách ra), tấm bình phong cuối cùng che chở cho sở chỉ huy Đờ Cát ở hướng này. Buổi sáng, địch phản kích định chiếm lại, nhưng thất bại.

Ngày 5 tháng 5, cả Lănggơle và Bigia đều kéo tới Êlian. Họ đã biết rõ số phận của phân khu trung tâm sẽ được kết thúc trên hai cao điểm còn lại ở phía đông. Tại A1, tiểu đoàn 1 bán lữ đoàn lê dương 13 đã bị tổn thất nặng sau một thời gian dài phòng ngự. Lănggơle quyết định chuyển những lính lê dương xuống Êlian 3 dưới chân đồi làm lực lượng dự bị, và điều tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 (1er BPC) vừa được tăng viện lên thay thế.

Tiểu đoàn dù 1, do viên đại úy Badanh (Bazin) chỉ huy, nhận lệnh khẩn trương nhảy xuống Mường Thanh, nhưng sau ba đêm chỉ mới tới được hơn hai đại đội, và bộ phận chỉ huy tiểu đoàn. Badanh chưa kịp làm gì thì đã trúng một mảnh đạn pháo bị thương. Đại úy Pugiê (Jean Ponget), đại đội trưởng đại đội 3, được chỉ định nắm quyền chỉ huy tiểu đoàn. Cáeh đây không lâu, Pugiê còn là sĩ quan tùy tùng của Nava, thường xuất hiện phía sau tổng chỉ huy trong những bức ảnh. Pugiê đã mất gần sáu giờ đưa đơn vị vượt qua quãng đường 1.500 mét từ Êpécviê tới Êlian trong những chiến hào ngập bùn, luôn luôn bị đại bác ta bắn chặn. Sau khi nhận bàn giao của Cutăng (Coutant), chỉ huy tiểu đoàn lê dương 1, Pugiê đi quan sát vị trí ồi quvết định chia lực lượng bố trí thành ba nơi tại Êlian 2. Đại úy Étmơ (Edme), chỉ huy đại đội 2, phụ trách tuyến lô cốt và chiến hào phía đông và phía nam cứ điểm đối diện với lực lượng ta. Pugiê cùng với đại đội 3 giữ đỉnh đồi có hầm ngầm, và mặt tây nam tiếp giáp với A3, nơi có một mũi chiến hào của ta chạy men theo đường 41, đang trực tiếp đe dọa con đường nối A1 với Mường Thanh. Chỉ một ngày sau, Pugiê mới biết sự phân công này mang tính định mệnh.

Lực lượng địch ở Điện Biên Phủ còn 5.385 quân chiến đấu, và 1.282 thương binh. Nếu so với sau đợt tiến công thứ hai, thì quân địch đông hơn, do đã được tăng cường. Con nhím khổng lố của Nava đã thu lại bằng con nhứn của Xalăng ở Nà Sản năm trước. Diện tíeh phân khu trung tâm còn không đầy một kilômét vuông.

Cũng trong ngày 5 tháng 5, trung đoàn 174 báo cáo đường hầm ở A1 đã hoàn thành. Trong đêm, một tấn bộc phá chia thành những gói hai mươi kilôgam, được đưa vào đặt dưới hầm ngầm của địch.

Bộ chỉ huy Mặt trận quyết định đẩy nhanh nhịp độ phát triển của đợt tiến công thứ ba chuẩn bị mọi điều kiện sớm chuyển sang tổng công kích.

SÁNG ngày 6 tháng 5 năm 1954, tiểu đoàn 255 của 174 phòng ngự suốt ba mươi tư ngày đêm trên đồi A1 được lệnh rút qua Đồi Cháy làm lực lượng dự bị.

Tiếng nổ của khối bộc phá trên đồi A1 được chọn làm hiệu lệnh xung phong cho đợt tiến công tối nay.

Trời ngớt mưa. Cơ quan tham mưu báo cáo đêm qua địch đã thả dù thêm hàng trăm quân tăng viện. Máy bay địch hoạt động với mức độ chưa từng có kể từ đấu chiến dịch. Chúng ném bom, bắn rốekét vào những vị trí phòng ngự của ta, đặc biệt là đồi C1. Pháo cao xạ bắn rơi thêm một chiếc C.119.

Buổi trưa trời hửng nâng. Tôi trèo lên đỉnh núi Mường Phăng sau sở chỉ huy, quan sát trận địa. Gần một tháng qua, từ vị trí này, với một chiếc ống nhòm có bội số quang học lớn, tôi đã theo dõi sự tiến triển của chiến hào ta. Thời gian đầu, sự tách biệt giữa ta và địch rất rõ.

Tập đoàn cứ điểm địch là một khối đông đặc, như những tổ ong khổng lồ nằm sát nhau hai bên bờ sông Nậm Rốm. Trận địa ta là những đường hào rất nhiều nhánh từ chung quanh cánh đồng lan dấn vào. Nhưng từ cuối tháng Năm, rất khó phân biệt trận địa ta và trận địa địch. Vì hầu hết những mũi chiến hào của ta đã cắm sâu vào tập đoàn cứ điểm. Đôi lúc phải xác định trên bản đồ đâu là những cứ điểm địch còn giữ, đâu là nơi ta đã tiêu diệt.

Trận mưa dù đang tiếp tục trên bầu trời Điện Biên Phủ. Những chiếc máy bay vận tải bay cao ngoài tầm với của pháo cao xạ. Hàng ngàn chiếc dù màu sắc tươi rói chi chít trên cánh đồng, như nấm nở rộ sau một trận mưa. Có thể thấy rõ số khá lớn đồ tiếp tế của địch rơi vào trận địa ta. "Miếng da lừa" Điện Biên Phủ đã thu lại quá nhỏ. Sáng nay, tham mưu báo cáo, nó chỉ còn một chiều 1.000 mét, một chiều 800 mét. Tổng thống Aixenhao đã ví nó với một "sân bóng chày".Tôi dùng ống nhòm tìm vị trí 311B ở phía tây, đã bị tiêu diệt đêm 3 tháng 5, và vị trí 310 nằm bên. Cả hai vị trí này chỉ cách sở chỉ huy Mường Thanh hơn 300 mét. Từ đây vượt qua một cứ điểm nữa là tới hầm Đờ Cát Những mũi lê đã chĩa vào bên sườn Đờ Cát. Nhưng phản ứng của địch rất yếu ớt. Chúng đã không làm gì nhiều sau khi mất 311B. Và đêm nay sẽ đến lượt 311, được coi là "con mầt" của tập đoàn cứ điểm.

Tôi nhận thấy: tình hình địch đã thay đổi, không phải không có khả năng giải quyết con nhím Điện Biên Phủ trước khi Hội nghị Giơnevơ về Đóng Dương bảt đầu. 20 giờ, hỏa lực của ta tập trung bắn vào A1, C2, cứ điểm 506, bâc Mường Thanh, cứ điểm 310, tây Mường Thanh. Lần này có thêm sự phối hợp của 12 dàn hỏa tiễn sáu nòng. Mặc dù độ tản xạ còn cao, những đuôi lửa, tiếng rít và tiếng nổ dữ dội của loại vũ khí mớ này đã làm cho quân đồn trú sơng trong những công sự đắp đất đã bị. mưa làm suy yếu, hoảng sợ.

Đợt pháo hỏa kéo dài 45 phút. Địeh phản ứng yếu ớt. Nhưng chúng đã có chuẩn bị. Khi pháo ta vừa ngừng bắn, tất cả những khẩu pháo còn lại của tập đoàn cứ điểm tập trung trút đạn xuống những trận địa chiến hào của ta xung quanh A1 và C2.

Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An quay điện thoại liên lạc với công binh để kiểm tra lần cuối. Điện thoại lại bị đứt ! Tình hình lại diễn ra như lần trước. Nhưng cơ quan tham mưu chiến dịch đã rút kinh nghiệm, phổ biến giờ nổ súng cho các đơn vị. Trước giờ G năm phút, các chiến sĩ ở chiến hào xuất phát xung phong được lệnh quay lưng về A1, nhắm mắt, há mồm đề phòng sóng xung kích và ánh chớp của ngàn cân bộc phá. Đúng 20 giờ 30, một tiếng nổ trầm, không phải như chúng ta chờ đợi.

Quay đầu nhìn lại, trên đồi A1 có một đám khói lớn đang phụt lên. Một số người phân vân: có phải đây là bom nổ chậm địch thả lúc chiều! Nguyễn Hữu An lập tức ra lệnh cho pháo của trung đoàn nổ súng. Mấy ngày trước đó, chúng ta đã tiêu diệt một số hỏa điểm địch hướng vễ phía tiền duyên, nên lần này pháo của trung đoàn chỉ bắn chế áp mạnh trong vòng 15 phút, rồi bộ binh xung phong. Ở phía đông - nam, hướng tiến công chủ yếu, tiểu đoàn 249, do tiểu đoàn trưởng Vũ Đình Hòe chỉ huy, chia thành lai cánh tin lên đồi hình thành thế bao vây quân địch. Phía tây - nam, tiểu đoàn trưởng Dũng Chi đưa tiểu đoàn 251 tiến theo giao thông hào mới đào trên mặt ruộng ven đường 41, thọc một mũi dùi cắt rời A1 khỏi Mường Thanh.

Khối bộc phá nổ cách hầm ngầm vài chục mét thổi bay chiếc lô cốt bên trên, và cuốn theo phần lớn đại đội dù 2 của Étmơ đóng ở đây. Pugiê ngồi trong hầm ngầm bỗng thấy quả đồi rung rinh, một tiếng nổ trầm át mọi tiếng động khác kéo dài vài giây. Một lát sau y mới hiểu ra, và biết mình vừa thoát chết.

Khối bộc phá một ngàn cân đã tiêu diệt một phần tuyến ngang gây khó khăn cho các đơn vị đánh A1 trong đợt trước, tạo nên một cửa mở quan trọng giúp cho hai đại đội của tiểu đoàn 249 xung phong thuận lợi. Nhưng càng lên gần đỉnh đồi thì những đất đá tử hố sâu bốc lên đã làm trái đồi biến dạng và trở nên rất khó đi. Lợi dụng lúc đó, những -tên lính dù còn sống sót của đại đội 2 liên tiếp trút đạn liên thanh về phía ta. Đại đội 316 đánh vào trận địa súng cối. Đại đội 317 đánh vào khu thông tin gần hầm ngầm. Đại đội 3 của Pugiê đóng trên đỉnh đồi và từ phía hầm ngầm tiến ra phản kích. Cuộc chiến bằng tiểu liênl lựu đạn, lưỡi lê lại diễn ra trên từng thước chiến hào, từng ụ súng.

Phía tây - nam, các chiến sĩ bộc phá tiểu đoàn 251 nhiều lần tiến lên mở đường về phía lô cốt "Cây đa cụt" đều bị thương vong. Pugiê biết nếu để mất lô cốt này thì cứ điểm hoàn toàn cô lập, sớm muộn cũng bị tiêu diệt.

Tiểu đoàn quyết định đưa ĐKZ lên bắn sập chiếc lô cốt:

Khẩu đại liên bên trong đã hoàn toàn im lặng. Nhưng khi bộ đội lên phá tiếp hàng rào lại bị hỏa lực không biết từ đâu chặn lại. Tiểu đội trưởng Phấn cùng đại đội phó bí mật bò lên quan sát, phát hiện được một ụ súng ngầm được ngụy trang kỹ, ở ngay gần lô cốt. Phấn đề nghị cho mình được tiêu diệt ụ súng để trả thù cho các bạn đồng đội đã hy sinh, nếu cần sẽ ôm bộc phá lao vào ụ súng đê mở đường cho đơn vị. Đại đội tổ chức hỏa lực yểm hộ cho Phấn hoàn thành nhiệm vụ an toàn. Tiểu đoàn 251 đã cắt đứt con đường tiếp viện của địch từ Mường Thanh lên.

Trên đỉnh đồi, những tên lính dù dựa vào chiến hào và công sự đã được củng cố trong thời gian qua ra sức chống đỡ chờ quân viện.

Quá nửa đêm, trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An quyết định đưa đại đội dự bị của tiểu đoàn 249 vào giải quyt trận đánh. Bộ đội ta chia thành từng tổ nhỏ tiêu diệt dần dần từng ụ đề kháng của địch.

Tại Mường Thanh, trước tình hình nguy ngập của nhiều cứ điểm ở phía đông và cả phía tây, Lănggơle quyết định tập hợp tại Êpécviê những bộ phận còn lại của tiểu đoàn dù 6 mới được tăng viện chưa lâu, và tiểu đoàn dù 8. Lănggơle ra lệnh cho hai đại đội của tiểu đoàn dù 8, mỗi đại đội chỉ còn lại 40 người, lập tức lên Êlian 2. Nhưng con đường lên đồi A1 đã bị ta chốt chặt.

Lănggơle đành cho đại đội này chuyển sang Êlian 4, nơi Brêxinhắc cũng đang khẩn thiết đòi tăng viện.

Sau khi tiêu diệt được vị trí Cây đa cụt tiểu đoàn trưởng 251 Dũng Chi quyết định đưa một lực lượng xuống uy hiếp A3, đồng thời tổ chức một mũi đánh lên đỉnh đồi dồn quân địch ở A1 vào thế giữa hai gọng kìm.

4 giờ sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pugiê chỉ còn lại ba mươi tư lính dù. Pugiê gọi bộ - đàm một lần nữa cho Mường Thanh, yêu cầu phải tăng viện ngay một đại đội nếu không cứ điểm sẽ bị tràn ngập. Ở đầu dây là tham mưu trưởng Vađô:

Hãy biết điều một chút. ông muốn tôi tìm đâu ra một đại đội ! Tất cả đều không còn gì ! Nếu vậy thì cho tôi và những người còn lại mở đường chạy xuống Êlian 3.

- Ông phải ở tại chỗ, ông là lính dù, phải chiến đấu cho tới chết... Chí ít là tới khi trời sáng.

- Rõ rồi. Với tôi, thế là xong. Nếu ngài không còn điều gì nói thêm, tôi hủy điện đài.

- Với tôi cũng là xong - Vađô nói.

Quân dù đã sử dụng đến những viên đạn, quả lựu đạn cuối cùng. Viên chl huy Pugiê bị thương nặng và bị bắt.

Trước khi trời sáng trận đánh kết thúc. 174 đã trả được cái hận A1.

Trong đêm, cũng ở phía đông, trung đoàn 165 của 312 đã tiêu diệt 506 (Eliane 10), cứ điểm rất quan trọng nằm bên đường 41 chạy tới sở chỉ huy của Đờ Cát.

Lănggơle đã dồn vào đây tất cả những gì còn lại của tiểu đoàn dù 6. ở phía tây, trung đoàn 102 của 308 chiếm xong cứ điểm 311 (Huguette F) đưa trận địa tiến công của đại đoàn vào cách sở chỉ hưy Đờ Cát 300 mét.

Sáng ngày 7 tháng 5 năn- 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên cao điểm A1 báo hiệu giờ tàn của tập đoàn cứ điểm.

Nhưng trận đánh trên dãy đồi phía đông vẫn chưa kết thúc. Trong đêm, ở hướng chính, tiểu đoàn 215 của 98 đã mở nhiều đợt xung phong chiếm cứ điểm C2. Tiểu đoàn dù 5 dựa vào công sự kiên cố chống trả rất quyết liệt. Một bộ phận nhỏ của 215 lọt được vào bên trong cứ điểm. Tiểu đoàn dù 5 mất dần sức chiến đấu. Đúng lúc đó có lực lượng tử Mường Thanh lên tăng viện, địch chuyển sang phản kích định đánh bật ta ra khỏi đồn.

Cuộc chiến đấu kéo dài tới sáng. Các chiến sĩ của ta chỉ còn cố bám giữ lấy đầu cầu. Mũi vu hồi của tiểu đoàn 439 đánh vòng theo hướng tây bắc, nhằm chia cắ̉t C2 với Mường Thanh, gặp địa hình trống trải bị hỏa lực từ C2 và pháo ở Mường Thanh tiêu hao khi tiếp cận, đột phá không thành công.

Thấy trận đánh ở C2 kéo dài, tôi gọi điện cho anh Lê Quảng Ba, nhắc: "174 đã chiếm xong A1, tận dụng hỏa lực bắn thẳng của ta từ A1 chi viện cho 98 ở C2. Đưa ngay lực lượng dự bị trung đoàn 9 vào chiến đấu. Pháo chiến dịch sẽ kiềm chế pháo địch ở Mường Thanh, dành riêng cho C2, 200 quả pháo 105. Cần nhanh chóng tiêu diệt được C2 để làm chủ hoàn toàn các cao điểm phía đông :

* 7 giờ 30, pháo ta vừa ngừng chế áp, tiểu đoàn 215 và đại đội 138 của tiểu đoàn 375 chia làm ba mũi xung phong lên C2. Quân ta lần lượt đánh chiếm từng mục tiêu 9 giờ 30, bộ đội ta hoàn toàn làm chủ đồi C2. Bộ chỉ huy khu đông Brêxinhắe, Bôtenla và một số đông sĩ quan dù tập trung tại đây cùng với hàng trăm thương binh đều bị bât sống.

Cuộc chiến đấu trên những ngọn đồi phía đông đã kết thúc. Cả khu trung tâm nam gọn dưới hỏa lực bắn thẳng của ta.

Tại Mường Thanh, 12 giờ, Lănggơle triệu tập cuộc họp các chỉ huy tiểu đoàn. Lần này vâng mặt những người chỉ huy dù. Theo kế hoạch, cuộc phá vây sẽ phải thực hiện vào 20 giờ ngày hôm nay, mồng 7 tháng 5.

Như thường lệ, một chiếc Corsair F.4-U của không lực hải quân bay sát tập đoàn cứ điểm ném xuống một túi văn thư, trong đó là những bức ảnh máy bay vừa chụp được Lănggơle và Bigia chăm chú nhìn những tấm ảnh.

Con đường cách đây ba ngày còn để ngỏ phía nam Junon, đã bị ba đường hào cắt ngang. Bigia lẩm bẩm: Sẽ phải mở "một con đường máư . Chỉ huy các tiểu đoàn lần lượt báo cáo đơn vị mình không ở trong trạng thái thực hiện một cuộc phá vây mà họ tin là khó sống sót. Những người dự họp đều nhận thấy: dù có hy sinh phần lớn quân rút chạy, cũng khó giúp cho một nhóm người thoát khỏi thung lũng. Cuộc tiến công của những người lính kiệt sức nhắm vào những vị trí được đối phương bảo vệ vững chắc, sẽ là một hành động tự sát. Vấn đề thực hiện kế hoạeh Albatros không còn được đặt ra. Và mọi người cũng thấy không nên tiếp tục cầm cự thêm một đêm với cái giá phải trả từ 300 đến 500 người ! Những người ngồi đây chưa biết tình hình bên ngoài đang biến chuyển rất nhanh.

Suốt đêm, chúng tôi tập trung tại phòng tác chiến theo dõi cuộc chiến đấu. Mọi người đều cảm thấy nhẹ nhõm khi được tin 316 giải quyết xong A1 và C2. Mục tiêu đợt tiến công thứ hai đã hoàn tất. Các đồng chí hậu cấn định trở về lo đạn dược cho cuộc tổng công kích. Tôi thấy còn một số nơi chưa báo cáo đầy đủ tình hình, nên nói ngồi nán lại.

Số lượng quân địch ở Mường Thanh hãy còn đông. Nhưng chúng sẽ không chiến đấu tới người cuối cùng.

Chúng ta đã biết tại Mường Thanh có nhiều binh lính phản chiến, một số đơn vị đã chạy ra hàng. Và quân địch đã lâm vào tình thế rất nguy ngập. Cần phải rất khẩn trương chuẩn bị tổng công kích. Bộ phận quân báo và các đơn vị trinh sát được lệnh theo dõi chặt chẽ từng biến chuyển của địch. Chúng ta đã biết tin địch chuẩn bị đột phá vòng vây mở một đường máu rút chạy về phía tây. Khác với những ngay trước, mới 9 giờ sương mù đã tan Trời không một gợn mây. Máy bay địch trút bom dữ dội vào những trận địa của ta.

Các đài quan sát phía trước báo cáo: Nhiều chỗ trên sông Nậm Rốm nổi bọt trắng. Anh em phán đoán địch ném súng đạn và đồ dùng xuống sông. Phòng 2 cử người chạy tới sở chỉ huy báo cáo, bộ phận theo dõi điện đài địch nghe được Mường Thanh yêu cầu Hà Nội "chỉ thả thêm dù lương thực, không thả dù vũ khí".

Chúng tôi nhận thấy địch đã có biến động. Chúng có thể mở một đường máu rút chạy vễ phía Thượng Lào hoặc đầu hàng. Tôi gọi dây nói cho anh Vương Thừa Vũ, chỉ huy bộ đội phía tây:

- Tình hình địch có những triệu chứng rối loạn, có nhiều khả năng đầu hàng, cũng có khả năng đột phá vòng vây để tháo chạy. Đồng chí phải chỉ huy bộ đội bao vây thật chặt, không được để cho bất cứ một tên địch nào chạy thoát.

10 giờ, trung đoàn 209 đêm qua chưa hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt 507, một trong bốn cứ điểm còn lại trên đường 41 bên tả ngạn sông Nậm Rốm ngăn chặn bộ đội ta vượt qịla cấu Mường Thanh tiến vào khu trung tâm, đề nghị cho đánh tiếp ban ngày. Tiểu đoàn 130 đánh 507 đêm trước đã gây thiệt hại nặng cho quân địch nhưng lực lượng cũng bị tiêu hao. Đại đoàn 312 lệnh cho trung đoàn 141 cơ động từ phía sau lên sằn sàng tiếp sức cho 209, trung đoàn 165 đã chiếm được cứ điểm 506 sằn sàng chi viện cho đơn vị đánh 507.

Buổi trưa, trinh sát báo cáo máy bay vận tải hai thân chỉ lượn một vòng trên bầu trời Mường Thanh, không thả dù tiếp tế, quay trở về Hà Nội. Trên sông Nậm Rốm vẫn nổi những đám bọt trắng. Trong khu trung tâm của địch, thỉnh thoảng lại có một tiếng nổ khác thường. Bộ phận theo dõi điện đài nghe được những viên phi công và quân địch ở Mường Thanh trao đổi với nhau lời chào vĩnh biệt.

Bộ chỉ huy chiến dịch qụyết định cuộc tổng công kích sẽ diễn ra khl trời tối.

* 14 giờ, phào chiến dịch bắn mãnh liệt vào khu trung tâm tập đoàn cứ điểm, dọn đường cho cuộc tiến công cứ điểm 507 của 209.

Những cứ đlểm 505 và 505A đối diện với 507 lúc này do tiểu đoàn 154 của Nguyễn Năng và đại đội trợ chiến của tiểu đoàn 166 chốt giữ. Lực lượng ở đây gồm chủ yếu là đại đội 325, đơn vị đã phòng ngự từ ngày đầu, mới được tăng cường thêm những bộ phận của đại đội 520 và 530. Tiểu đoàn phó tiểu đoàn 154 Ngô Trọng Bảo có mặt ở tiền duyên nhận thấy quân địch chống cự yếu ớt quyết định cho bộ đội mở hàng rào ngay trong lúc pháo ta còn chế áp quân địch. Với sự chi viện của trợ chiến, chỉ sau bốn quả bộc phá, bộ đội ta đã lọt vào trong cứ điểm 507. Quân địch bàng hoàng, bắn vài loạt đạn rồi bỏ chạy sang cứ điểm 508 và qua sông Nậm Rốm, số còn lại đầu hàng. Trung đoàn 209 được tiểu đoàn trưởng Nguyễn Năng từ sở chỉ huy tiểu đoàn báo cáo đã chiếm được 507 lập tức điều tiểu đoàn 130 từ phía sau lên tiếp ứng. Trong khi đó, 154 thừa thắng đánh tiếp sang 508. Đại bác của ta đã gây nhiều đám cháy lớn trong khu trung tâm. Tuy nhiên những khấu trọng liên tự động bốn nòng của địch vẫn nhả đạn dữ dội về phía cầu Mường Thanh.

Tại sở chỉ huy, trinh sát báo cáo trong khu trung tám của địch xuất hiện những đốm cờ trắng. Tôi yêu cầu cán bộ tham mưu chỉ những điểm có cờ trắng trên bản đồ, nhận thấy có cả những đơn vị Âu Phi.

Chúng tôi nhận định: Địch đã đến lúc tan rã.

Đúng 3 giờ chiều, các đại đoàn được lệnh: "Không cần đợi trời tối, lập tức mở cuộc tổng công kích vào Mường Thanh. Đơn vị phía đông đánh thẳng vào khu vực trung tâm, đơn vị phía tây giáp công sang, cùng tiến vào sở chỉ huy của địch. Phải đánh thật mạnh, bao vây thật chặt, không để cho Đờ Cát hoặc bất cứ tên địch nào chạy thoát".

Tại trận địa, đại đội 360 của tiểu đoàn 130, có chính trị viên tiểu đoàn Trần Quải đi cùng, đã có mặt ở cứ điểm 508. Tiểu đoàn phó Ngô Trọng Bảo cho các lực lượng của 154 tiến sang cứ điểm 509, cứ điểm cuối cùng bảo vệ cầu Mường Thanh, rồi trao đổi với chính trị viên Trần Quải, lệnh cho đại đội 360 tiến vào khu trung tâm, nơi lửa khói của những đám cháy mỗi lúc càng bốc cao.

Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật lập tức dẫn đại đội 360 luồn dưới làn đạn của nhưng khẩu trọng liên bốn nòng, băng qua cầu Mường Thanh. Nhận thấy quân địch hầu như không chống cự, Tạ Quốc Luật cho bộ đội rời giao thông hào đầy âp quân địch, nhảy lên mặt đất, dùng một lmh ngụy dẫn theo đường tât tiến thật nhanh tới sở chỉ huy của Đờ Cát. Các đài quan sát báo cáo về : Quân ta từ ba phía đang đánh vào khu trung tâm, 312 từ phía đông tiến qua cầu Mường Thanh, 308 từ phía tây mở đưừng qua sân bay, và từ phía tây nam mở đường. vào Lili, hướng vễ sở chỉ huy của Đờ Cát. Quân địch chỉ chống cự lẻ tẻ.

Nhiều toán địch ra hàng. Những đốm cờ trắng xuất hiện ở Mường Thanh mỗi lúc một nhiễu. Anh Thái luôn luôn nhắc các đơn vị: "Bao vây chặt, không để một tên nào chạy thoát". .

5 giờ 30 chiều, 312 báo cáo lên: "Toàn bộ quân địch tại khu. trung tâm đã đầu hàng. Đã bắt được tướng Đờ Cát"

Cả khu rừng cơ quan chỉ huy mặt trận, từ xưa đến nay rất nghiêm mật, bỗng sôi lên trong những tiếng ầm ầm như biển động. Cán bộ, chiến sĩ hò reo, khua chân múa tay, ôm nhau nhảy nhót, biểu lộ sự vui mừng như những em nhỏ. Có nời chỉ hét. Có người mỗm há to. Có người mặt tái ngắt.

Sự vui mừng chưa đến với tôi. Có chắ̀c chắn là đã bắt được tướng giặc không! ở Hồ̃ng Cúm, vẫn còn một ngàn rưỡi quân địch. Từ Mường Thanh, các đơn vị báo cáo lên: Binh lính địch lũ lượt kéo ra hàng. Có tên vừa đi vừa hát. Các chiến sĩ ta cũng ra khỏi công sự, nhảy múa trên giao thông hào. Nhiều anh em bắn súng chỉ thiên và pháo hiệu xanh, đỏ để mừng thắng trận.

Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho các đơn vị: "Cuộc chiến đấu chưa chấm dứt. Tất cả phải ở vị trí chiến đấu.

Không được để một tên địch nào chạy thoát. Lập tức dùng hệ thống loa địch vận kêu gọi và hướng dẫn địch ra hàng. Khẩu hiệu như sau: "Hãy ra hàng! Các anh sẽ được đối đãi tử tế. Cầm cờ trắng, đi ra phải có trật tự.

Cấm không được phá hoại vũ khí, đạn dược. Ai còn mang súng, phải chúc đầu súng xuống đất".

Ngay sau đó, tôi hỏi anh Lê Trọng Tấn:

- Có đúng là đã bắt được De Castries không!

- Báo cáo anh, anh em báo cáo lên là đã bầt được.

- Căn cứ vào đâu mà biết nó là De Catries ?

Anh Tấn im lặng.

- Cần bắt cho được Đờ Cát. Không được để địch đánh tráo tên chỉ huy. Phải đối chiếu nhân dạng với căn cước, kiểm tra cấp hiệu, phù hiệu. Các đồng chí chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc này. Các đồng chí có ảnh của De Castries chưa!

Đơn vị trả lời không có. Một cán bộ của mặt trận dùng xe Jeep xuống đơn vị mang theo tấm ảnh của Đờ Cát. Anh Lê Chưởng và anh Nam Long báo cáo ở Hồng Cúm, địch có triệu chứng định đánh ra để tháo chạy sang Lào. Bộ chỉ huy chiến dịch lệnh cho 308 đưa một đơn vị nhanh chóng tăng cường cho Hồng Cúm, phối hợp cùng 304 truy kích tiêu diệt quân địch, không để một tên nào chạy thoát.

Chung quanh vẫn ầm ầm. Không sao hạn chế được sự ồn ào, niềm vui của mọi người. Các đồng chí vệ binh hạ những cánh cửa liếp xuống cho sở chỉ huy yên tĩnh hơn.

Lệnh cho 312 phải báo cáo nhanh về việc bắt Đờ Cát được nhắc lại. Mỗi phút chờ đợi lúc này rất dài.

Lát sau, anh Lê Trọng Tấn gọi dây nói báo cáo, đúng là đã bắt được Đờ Cát cùng toàn bộ bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Đờ Cát vẫn mang cấp hiệu, ta đã kiểm tra kỹ giấy tờ và chữ ký của y.

Tôi hỏi lại:

- Đồng chí đã thực mắt nhìn thấy Đờ Cát chưa!

Anh Tấn vui vẻ đáp:

- Báo cáo anh, De Castries cùng với cả bộ chỉ hu Pháp ở Điện Biên Phủ đang đứng trước mặt tôi. Hắn vẫn còn cả "can" và mũ đỏ.

Tôi viết ngay điện báo cáo với Trung ương và Chính phủ tin quân ta ở Điện Biên Phủ đã toàn thắng.

Bây giờ phải có ngay một bản thông cáo đặc biệt để đài Tiếng nói Việt Nam kịp truyền đi trong đêm nay.

Tin địch ở Mường Thanh đầu hàng được truyền cho các đơn vị bộ đội và dân công ở phía sau qua đường dây điện thoại.

Lại có ngay một chuyện mới: Giải quyết cái ăn cho một vạn tù binh, cứu chữa cho thương binh địch tại dây như thế nào! Anh Lê Liêm nhắc đi nhắc lại các đơn vị:

"Các đồng chí nhớ bảo đảm chính sách ! Phải tổ chức cho tù binh ăn cơm chiều nay". Nhưng người nhẹ nhàng nhất là anh Đặng Kim Giang và các đồng chí phụ trách hậu cần. Không còn phải lo chuẩn bị gạo, đạn cho bộ đội qua cả mùa mưa.

Với tôi trận đánh chưa kết thúc. Quân địch ở Hồng Cúm lúc này do Hà Nội trực tiếp chỉ huy. Nếu chúng chạy thoát một số sang Thượng Lào thì chiến thang của ta sẽ không trọn vẹn. Tôi gọi điện thoại trực tiếp cho Nam Long, ra lệnh quyết không để một tên địch nào chạy thoát. Tại đây chỉ có trung đoàn 57. Nam Long nói:

"Thưa anh, sẽ không có một tên nào chạy thoát. Chúng tôi đã chốt chặt đường sang Lào".

Tại Hồng Cúm từ 5 giờ chiều ta đã phát hiện địch ném vũ khí xuống sông Nám Rốm và có nhiều đám cháy trong cứ điểm. Chính ủy Lê Chưởng nói với tham mưa trưởng: "Ta lệnh cho chúng đầu llàng. Nếu ngoan cố sẽ bị tiêu diệt".

Lệnh được truyền xuống các đơn vị. Tiếng loa của ta vang vang: "Mường Thanh đã đầu hàng! Đờ Cát đã bị bắt ! Hồng Cúm hàng nhanh thì sẽ không bị tiêu diệt !".

Địch vẫn im lặng. Ta dùng vô tuyến điện gọi :

- Isabelle ! Lalande ! Các anh hãy đầu hàng ngay, nếu không sẽ bị tiêu diệt!

- Chúng tôi sằn sàng hạ vũ khí. Nhưng đề nghị các ông cho mượn đường sang Lào.

Chính ủy Lê Chưởng hạ lệnh cho pháo bắn. Hồng Cúm chìm trong khói lửa. Quân địch không chống cự. Bộ đội được lệnh tiến vào trong cứ điểm. Nhưng chỉ còn lại những tên bị thương. Có lẽ nào quân địch đã chạy thoát ! Vòng vây của ta vẫn siết chặt chung quanh.

Trung đoàn trưởng 57 hạ lệnh cho bộ đội đốt đuốc truy tìm quân địch. Đuốc sáng hồng cả một vùng trời. Du kích và đồng bào những bản xung quanh Hồng Cúm cũng chủ động phối hợp, dẫn đường cho bộ đội đuổi bắt Tây. Nhưng quân địch không ở đâu xa. Pháo ta bắn mạnh, các công sự trong các cứ điểm đều đổ sụp, Lalăng đã ra lệnh cho tất cả binh lính chạy ra chung quanh cứ điểm để tránh pháo.

* 24 giờ, anh Lê Chưởng gọi điện thoại báo cáo đã bắt được toàn bộ quân địch ở Hồng Cúm, trong đó có cả Lalăng, chỉ huy phó của tập đoàn cứ điểm, đặc trách phân khu Hồng Cúm.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu ác liệt, chiến dịch lịch sử đã thu được toàn thắng. Tôi ngả mình trên chiếc đệm cỏ tranh thao thức mãi không sao ngủ được. Giờ này, Bác và Trung ương đã được tin. Ngày mai, chắc bộ đội sẽ nhận được thư khen của Bác. Anh Phạm Văn Đồng đã có mặt ở Giơnevơ, sẽ có một tư thế mới để bước vào hội nghị. Các đồng chí của ta và các đồng chí Liên Xô, Trung Quốc đều mong đợi tin này hàng giờ... Lá cờ Tổ quốc được nhân dân ta nêu cao trên chiến trường lịeh sử: Quân đội ta lớn lên nhanh quá. Kế hoạeh Nava coi như đã thành mây khói.

Cục diện sẽ đổi mới. Điện Biên Phủ xong rồi, nay mai sẽ tiếp tục đánh ở đâu! Niềm vui làm tôi mất gần trọn giấc ngủ đêm hôm đó. .

Hôm sau, cơ quan hậu cần tổ chức một bữa ăn mừng chiến thắng, một bữa "tiệc" bánh cuốn. Đồng chí Vi Quốc Thanh, đồng chí Mai Gia Sinh cùng dự liên hoan với Bộ chl huy chiến dịch.

Bốn năm sau đó, đồng chí Vi Quốc Thanh từ Quảng Tây sang thăm Hà Nội. Đồng chí tặng tôi một bức mành trúc có con chim ưng và dòng chữ "Đông phong nghênh khải hoàn" (Gió đông đón khải hoàn). Đồng chí nói:

"Những năm ở Việt Nam là thời kỳ hoàng kim trong cuộc đời hoạt động cách mạng của tôi". Và đồng chí kể lại: ,,Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Bâc Kinh điện hỏi tôi: Trận Điện Biên Phủ là vận động chiến hay trận địa chiến!".

NGÀY hôm sau, 8 tháng 5 năm 1954, chúng tôi nhận được thư của Bác.

Bác viết:

- "Quân ta đã giải phóng Điền Biên Phủ, Bác và Chính phủ thân ái gửi lời ngợi khen cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào dia phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang.

Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt dầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để tranh độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình. Bất kỳ đấu tranh về quân sự hay ngoại giao cũng đều phải trường kỳ gian khổ mới đi đến thắng lợi hoàn toàn... "

Hai ngày sau khi cuộc chiến đấu kết thúc, tôi từ Mường Phăng tới thăm chiến trường Điện Biên Phủ. Trạm tù binh ở rải rác hai bên đường. Binh lính địch vóc dáng to lớn tắm giặt ở suối dưới sự canh gác của những chiến sĩ rất trẻ, bé nhỏ, vẻ mặt lành hiền. Từ một khu rừng vẳng ra tiếng phong cầm rộn ràng, hòa với tiếng hát của những tù binh Pháp. Các đồng chí công tác địch vận đã báo co, binh lính địch tỏ vẻ vui thích khi ra hàng: Họ đều muốn sớm chấm dứt cuộc chiến đấu tuyệt vọng, không mang lại lợi lộc gì cho mình, để thoát khỏi cái địa ngục trần gian do Nava đã tạo nên.

Dọc đường, tôi dừng xe, vào thăm một vị trí pháo. Điều kiện chiến đấu, ăn ở của các đồng chí pháo binh khá tươm tất. Bom đạn địch suốt thời gian qua không là suy suyển những căn hầm này. Địch đã phải điên đầ vì sự an toàn tuyệt đối của những trận dịa pháo ta.

Anh em bộ binh hay gọi đùa hầm của pháo binh là "Hầm chữ Thọ !". Ta đã báo cho địch biết, thương binh của tập đoàn cứ điểm tập trung ở Mường Thanh, nên mấy ngày nay máy bay địch không hoạt động tại khu vực này.

Xe dừng trước vị trí cửa ngõ: Him Lam. Nhiều hố đại bác lỗ chỗ trên khâp mặt ruộng chung quanh đồn. Xem trận địa xuất phát xung phong của bộ đội, tôi nhận thấy các chiến hào hầu hết đều nông không đạt tiêu chuẩn quy định. Cụm cứ điểm Him Lam với ba quả đồi đỏ lòm đứng chụm vào nhau ngay bên phải đường 41. Tôi trèo lên đồi, đi trên con đường nằm giữa rừng dây thép gai bát ngát, xem xét vị trí. Địch đã chọn được một địa thế rất lợi cho việc phòng ngự. Tiêu diệt được cứ điểm Him Lam, bộ đội ta đã trưởng thành rất nhiều.

Đồng chí cán bộ chỉ huy chiến đấu ở đây, đưa tôi vào xem một ụ súng, trong đó địch đã đặt một khẩu liên thanh có kính ngắm sử dụng tia hồng ngoại để phát hiện bộ đội ta ban đêm. Tôi nhìn qua lỗ châu mai, thấy hỏa điểm này khá nguy hiểm vì nó kiểm soát một khu vực rất rộng. Tôi hỏi đồng chí cán bộ:

- Các đồng chí có gặp khó khăn nhiều vì ụ súng này không!

Đồng chí đó tươi cười đáp:

- Báo cáo anh... ít thôi.

- Vì sao!

- Sau trận đánh, chúng tôi hỏi tên bắn súng máy ở đây, nó nói: khi bộ đội ta bắt đầu bắn, nó ngồi thụp ngay xuơng, nên không nhìn thấy bộ đội ta tiến vào đồn.

Đi khỏi Him Lam, trước mảt tôi, đột ngột hiện ra một cánh đồng. Mường Thanh đây rồi ! Cánh đồng rộng hơn nhiều so với khi tôi đứng ngâm nó từ đỉnh núi Mường Phăng. Nó chạy dài tít tắp đến chân dãy núi phía nam.

Cơn mưa thép đã tạnh. Cánh đồng phẳng lặng trang điểm những chiếc dù màu sắc rất tươi, như nở đầy hoa.

Xa xa, trên đỉnh núi ở biên giới Việt - Lào những đám mây trắng nhẹ êm đềm kéo nhau đi. Cảm giác đầu tiên của tôi, quang cảnh sao thật thanh bình !

Đi thêm một quãng, bỗng nghe tiếng mìn nổ. Cả chiến trường rộng lớn đã bày ra phía trước .

Tôi đã có mặt ở thị trấn Đông Khê, thị xã Cao Bằng, thị xã Lạng Sơn, thị xã Hòa Bình sau khi giải phóng, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy chiến trường với những nét khốc liệt và hùng vĩ như ở đây.

Bên trái là dãy đồi phía đông, thành lũy của tập đoàn cứ điểm, không còn ngọn cỏ, giống như những tổ mối khổng lồ, lỗ chỗ những ụ súng, hố bom, hố đại bác. Bên phải đường 41, từ chân những quả đồi ra đến bờ sông Nậm Rốm, nằm trên một cánh đồng hẹp, là những vị trí địch dày đặc. Chỗ nào cũng chỉ thấy chiến hào, ụ súng, và dây thép gai. Đất bị xới lộn khắp nơi, như bị nung đỏ, từng tấc đều như thấm máu quân thù và cả nỗi kinh hoàng của chúng. Rải rác còn những xác chết chưa kịp chôn đen đặc ruồi, những bãi rác bốc hơi kinh khủng.

Trước khi vào Đông Xuân 1953-1954 cả địch và ta đều chưa nghĩ tới một không gian và thời gian cho trận quyết chiến chiến lược. Đáy chmh là điểm hẹn lịeh sử, chung cục định mệnh của cuộc chiến tranh xâm lược sớm muộn rồi phải diễn ra ở một nơi nào đó trên đất nước ta. Điện Biên Phủ là sự nối tiếp của Bạch Đằng, Đống Đa trong thời đại mới. .

Ngay đầu đường tôi đi vào, hai bên đường 41, là đồi E và đồi D, nơi đồng chí Quang Trung đã nhận chỉ thị phải biến ngay hai cao điểm này thành trận địa kiên cố của ta, đưa sơn pháo lên đây uy hiếp quân địch ở Mường Thanh.

Tôi nhìn lên đỉnh đồi C1 đỏ trụi, thử tìm cái "Cột Cờ" nơi trung đoàn 98 của Vũ Lăng, đã giành giật suốt một tháng ròng với những đơn vị quân dù trong những trận đánh sinh tử, hầu như ngày nào củng được nhắc tới trong báo cáo chiến sự. Không còn thấ́y chút dấu vết nào.

Đã đến chiếc cầu sắt bầc ngang sông Nậm Rốm, nối liền khu đông với trung tâm Mường Thanh. Chiếc cầu mới xuất hiện sau ngày quân địch nhảy dù. Đây là một sản phẩm của Mỹ mà bộ đội ta sẽ gặp nhiều trong những năm chiến tranh sau này. Dưới chân cầu, dòng sông Nậm Rốm đục ngầu, cây cối đổ ngổn ngang, và phủ đầy dây thép gai. Đầu cầu, những chiếc lô cốt há miệng châu mai đen ngòm. Địch đã cố gắng bảo vệ cái cầu này cho tới buổi chiều, cáeh đây hai hôm, các chiến sĩ ta nhanh chóng băng qua, và sau đó, bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm cùng với quân lính từ khu trung tâm lũ lượt kéo ra, qua đây với những lá cờ trắng. Một anh dân công còn trẻ, đứng đợi bên kia cầu. Anh chìa tay ra và nói:

- Đề nghị anh, cho em bắt tay một cái !

Tôi vui vẻ siết tay anh, và biết anh quê ở Thanh Hóa, một tỉnh đã cung cấp nhiều nhất về người, cũng như lương thực phục vụ chiến dịch. Tôi rẽ vào nói chuyện với một số bà con dân công, có cả đồng bào miền xuôi và đồng bào ở địa phương, đang ngồi bên đường. Trước chiến thắng vẻ vang của dân tộc, mỗi người có góp phần của mình, đều cảm thấy tự hào. Riêng trong chiến dịch này, nếu thiếu tấm lòng thương yêu rộng lớn của nhân dân, chẳng quản gian lao, không sợ hiểm nghèo, chăm lo từng viên đạn, hạt gạo, thì bộ đội ở nơi tiền tuyến xa xôi này không thể nào chiến thắng quân giặc. Nhiều người chạy tới biến cuộc gặp thành một "mít tinh" nhỏ.

Đứng giữa Mường Thanh, trên là trời, dưới là hầm hố, dây thép gai và súng đạn, xe cộ ngổn ngang, một chiếc máy bay cắm đầu xuống đất không xa sở chỉ huy của Đờ Cát.

Chung quanh bát ngát một màu đất đỏ. Điện Biên Phủ không phải là một hiện tượng người ta thường gặp trong chiến tranh. Ký giả Rôbe Ghilanh đã viết: "Ngay cả trong đại chiến thứ hai vưa qua, quân đội Pháp cũng chưa bao giờ dựng lẽn một hệ thống phòng ngự dã chiến lớn mạnh như ở Điện Biên Phử .

Nhìn các vị trí địch, thấy rõ cái mạnh của con nhím Điện Biên Phủ, và thấy vì sao địch đã chống giữ được ở đây 55 ngày đêm. Nhưng cũng chính lúc này, càng thấy rõ một nhược điểm rất lớn của tập đoàn cứ điểm: trong khi kẻ địch tự vây kín từng đại đội bằng những bãi dây thép gai và mìn để vô hiệu hóa những cuộc tiến công của ta, thì chúng cũng tự giam giữ, tự cô lập mình trong những chiếc cũi sắt, làm mất đi sức mạnh của trên 16.000 quân cơ động tinh nhuệ. Trước đây Nava cũng như nhiều nhà quân sự phương Tây đã không nhận thấy điều đó. Những ngày đầu kháng chiến, với dăm ba ngàn quân, địch nghênh ngang lùng sục khắp đường ngang lối tắt của Việt Bắc, tìm cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta. Chỉ tám năm qua, ngày nay, 17 tiểu đoàn quân địch được trang bị mạnh dường kia, đã phải co cụm lại một chỗ, dựa vào nhau trong một thế chỉ nhằm đối phó với cuộc tiến công của ta. Rõ ràng là tình hình đã đổi thay nhiều.

Đồng chí Cao Văn Khánh, tư lệnh phó đại đoàn 308, người phụ trách tiếp quản Mường Thanh, đưa tôi vào xem sở chỉ huy của Đờ Cát. Nó khá rộng, nằm không sâu dưới mặt đất, được bảo vệ bên trên bằng một vòm những thanh sắt uốn cong và rất nhiều bao tải cát. Những đường hào phủ ghi sắt nối liền hầm chỉ huy với những hầm nhỏ hưn của các cơ quan ở chung quanh. Nó nằm khá lộ liễu giữa cánh đồng. Có thể khi thiết kế sở chỉ huy, quân địch chưa hề nghĩ nhiều đến hỏa lực của pháo binh ta. Căn hầm này sẽ không đủ sức chịu đựng lâu nếu ta đặt pháo trên những đói khu đông bắn xuống. Trong hầm, giấy tờ vẫn ngổn ngang. Có cả một bức thư của vợ Đờ Cát. Tôi nhắc anh Khánh cho thu giữ những giấy tờ của địch, chúng sẽ có giá trị lâu dài.

Anh Khánh cho biết khu vực thưưng binh của địch dưới lòng đất thật là kinh khủng. Hơn một ngàn binh lính và sĩ quan bị thương nặng ở đầu, ở bụng, què cụt bị lèn chặt ních trong những căn hầm đầy bùn nhão hôi thối, lúc nhúc ròi bọ. Thưưng binh địch rên xiết, kêu khóc, đòi cứu chữa, đòi ăn, đòi uống. Nhân viên y tế của Pháp tỏ ra hoàn toàn bất lực. Một bác sĩ trẻ tốt nghiệp trường đại học y khoa Pháp nói: "Tử khi đặt chân xuống Điện Biên Phủ, tôi chỉ rúc trong cái xó này, có làm được gì đâu và trong tình cảnh này, chúng tôi có thể làm gì !".

Hơn hai chục bác sĩ và mấy chục nhân viên quân y Pháp cũng bị đói, thân hình gày guộc, mệt mỏi, phờ phạc. Anh Khánh cho biết có người nữ hộ lý duy nhất, tên là Đờ Gala (Genevièvc de Galard), đã được những thương binh Pháp coi là "thiên thần". Tôi nói điều ngay tới một đội điều trị kết hợp với nhân viên y tế của Pháp cứu chữa thưưng binh, có thể cho phía Pháp xuống lấy thương binh nặng như ta đã làm ở Thất Khê trong chiến dịch Biên Giới. Phải tổ chức ngay việc tẩy uế chiến trường để tránh dịch bệnh, cho chuyển thương binh địch từ dưới hầm lên khỏi mặt đất. Và sớm cho cô hộ lý duy nhất tại đây trở về với gia đình.

Sau đó đội điều trị 3 đã được điều tới Điện Biên Phủ đảm nhiệm công việc vất vả này. Để có vôi bột tẩy uế chiến trường, quân y ta đã phải tìm một chiếc lò vôi hỏng ở cây số 15 (cách Điện Biên Phủ 60 kilômét), tìm trong dân công những người biết dùng đá nung vôi.

Những chị em dân công được chọn làm hộ lý, sôi sục căm thù quân địch đã cướp bóc, đốt phá làng mạc quê hương, cướp đi của họ những người thân ngay trên chiến trường này, khi được giải thích kỹ chính sách của Đảng đã cùng các chiến sĩ quân y của ta di chuyển thương binh địch lên mặt đất và cứu chữa cho chúng. ít ngày sau, .được phép của ta, máy bay Pháp hạ cánh xuống sân bay Mường Thanh để chở đi những thương binh nặng.

Từ chiến dịch Biên Giới, đây là lần thứ ba ta cho quân Pháp làm việc này. Một người lính da đen trước khi rời Mường Thanh đã ứa nước mắt nói với một bác sĩ ta:

- "Thưa ông, từ khi tôi có trí khôn, ngoài mẹ tôi ra, bây giờ tôi mới biết đến sự dịu dàng và lòng yêu thương".

Phải chở đợi hồi lâu mới có người dẫn lên xem A1, "chiếc chìa khóa" của Điện Biên Phủ. Anh em đã mất nhiễu công dọn một lối đi an toàn giữa những bãi mìn.

Tôi đứng nhìn đường hào sâu chạy từ chân đồi lên đỉnh. Đây chính là con đường tiếp viện kín đáo đã làm cho trung đoàn 102 của Hùng Sinh ôm hận. Đường chiến hào của 14 chạy men theo hàng rào của cứ điểm A3, đâm thẳng vào "Cây đa cụt", như vết chém của thanh kiếm khổng lồ cắt rời cao điểm này ra khỏi khu trung tâm nằm dưới cánh đồng. Trước ngày nổ súng đánh A1 lần cuối, Bộ chỉ huy chiến dịch đã theo dõi từng đêm bước tiến đầy gian khổ của đường hào này.

Trên đỉnh đồi, là chiếc xe tăng, nòng pháo đã gục xuống, lỗ chỗ vết đạn. Mỗi tấc đất đều mang dấu vết của cuộc chiến đấu quyết liệt. Dưới chân tôi toàn một thứ đất đỏ nát vụn như cám, trộn đầy những mảnh gang) những đầu đạn đồng lớn, nhỏ, những đoạn dây thép gai. Một đồng chí cán bộ chỉ cho tôi cái hầm ngầm nằm náu kín dưới ụ đất cao. Cách đó một quãng, khối thuốc nổ một tấn đã để lại trên mặt đồi một hố hình phễu khá sâu.

Tôi vào xem hầm ngầm. Nó không phải một công trình phòng ngự chiến đấu, chỉ là một khối gạch đá và xi măng kiên cố được bồi đất dày bên trên, nối với những hào sâu chạy về phía sau, khi ta tiến công thì địch rút vào đây, và dùng pháo bắn bên trên để ngăn chặn. Đường hầm của ta đưa thuốc nổ vào, dài 47 mét, nhưng vân còn cách hấm ngầm địch hơn 30 mét, nói lên trình độ nắm địa hình, xác định vị trí hầm ngầm của ta còn thiếu chính xác. Tuy nhiên, về sau ta biết khối bộc phá trên đồi A1 đã tiêu diệt gần hết một đại đội phòng ngự của địch và tạo ra một cửa mở ở phía đông nam nơi mũi chủ công của ta đánh vào tung thâm.

Từ đỉnh đồi A1, có thể nhìn rõ toàn bộ hình thái của tập đoàn cứ điểm và trận địa chiến hào của ta.

Một công trình lao động khổng lồ bày ra trước mắt. Cơ quan tham mưu ước tính bộ đội ta đã đào khoảng hai trăm kilômét giao thông hào. Đây chính là cải vòng lửa ghê gớm đã thiêu đốt con nhím Điện Bên Phủ. Tôi chợt nghĩ tới một nhiệm vụ của bộ đội, là phải trả lại cánh đồng không còn dây thép gai và mìn cho đồng bào làm mùa, trước khi tiếp tục đi đánh giặc trên những chiến trường khác.

Sau đó, đi thăm sân bay, thăm đồi Độc lập. Từ đồi Độc lập trở về, chúng tôi đi Hồng Cúm. Trên đường, ghé qua bản Long Nhai, nơi bom địch đã tàn sát một lúc mấy trăm đồng bào ta bị chính chúng tập trung ở đây. Xe không thể đi tiếp đến Hông Cúm vì đường hào trục vẫn còn cắt ngang.

Đêm hôm đó, tôi ở lại Điện Biên Phủ trong sở chỉ huy của Đờ Cát, nơi đã trở thành trụ sở của ban tiếp quản.

Niềm vui chiến thắng đã lắng lại. Bao nhịêu đồng chí đã vĩnh viễn nằm lại Him Lam, đồi Độc lập, đồi A1, những đồi C, đồi D... ! Những người hầu hết còn ở lứa tuổi đôi mươi. Sự hy sinh của các anh không uổng phí.

Các anh đã cho quân xâm lược một bài học nhớ đời ! Sau này đọc cuốn sách của một thầy thuốc ở Điện Biên Phủ, tác giả kể lại nhiều binh lính Pháp chết không hề có thương tích. Những gì ta mang lại cho quân địch đã vượt lên sức chịu đựng của những con người không biết mình đang chiến đấu cho ai, chiến đấu để làm gì.

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Chương 14

ĐIỆN BIÊN PHỦ - HÀ NỘI

GIỜ Việt Nam chênh với giờ Pháp 7 tiếng. Tin Điện Biên Phủ thất thủ đến Thủ đô Pháp vào trưa ngày 7 tháng 5 năm 1954, đúng lúc chuẩn bị kỷ niệm lần thứ chín Đồng minh chiến thắng phát xít Đức. 16 giờ 45, Thủ tướng Lanien xuất hiện trước Quốc hội Pháp với bộ đồ đen, giọng nói nghẹn ngào: "Chính phủ vừa được tin khu trung tâm Điện Biên Phủ đã thất thủ sau 20 giờ kịch chiến liên tục".

Trừ các nghị viên cộng sản và một số nghị sĩ cấp tiến, toàn bộ cử tọa đều đứng dậy, bàng hoàng. Hội trường lặng phâc bật lên tiếng nức nở của một nữ nghị sĩ Lanien nói tiếp: "Trước khi khai mạc hội nghị về Đông Dương, kẻ địch muốn giành được sự sụp đổ của Điện Biên Phủ. Họ tưởng có thể giáng một đòn quyết định vào tinh thần nước Pháp. Đối lại thiện chí, sự mong muốn hòa bình của Pháp, họ đã đáp lại bằng sự hy sinh hàng ngàn binh lính, dùng số đông đánh quy những người anh hùng của chúng ta từ năm mươi lăm ngày nay đã làm dấy lên sự ngưỡng mộ của thế giới". Một lần nữa, người cầm đầu chính phủ Pháp lại tự nhận là có "thiện chí hòa bình", và chúng ta thì bị gạt sang phía những kẻ chống lại !

Tổng giám mục Pari, Hồng y giáo chủ Phentanh (Feltin mở lễ mixa trọng thể cầu nguyện cho những người đã chết và bị bắt làm tù binh ở Điện Biên Phủ.

Nhà hát kịch Pari bãi bỏ chương trình biểu diễn balê đầu tiên sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, của Nhà hát Mạc Tư Khoa. VÔ tuyến trưyền hình thay thế toàn bộ các tiết mục buổi tối bằng những đĩa nhạc cổ điển, những khúc tưởng niệm. Một không khí tang tóc bao trùm Thủ đô nước Pháp.

Ngày 8 tháng 5 năm 1954, Hội nghị Giơnevơ chuyển sang bàn về chiến tranh Đông Dương. Có mặt về phía phương Tây: Anh, Mỹ, Pháp, ngụy quyền Việt Nam, Lào và Campuchia. Về phía. ta có Liên Xô, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Việt Nam dân chủ cộng hòa. Pathét Lào đã bi Phương Tây gạt ra khỏi hội nghị. Trước đó, đối với Hội nghị Giơnevơ, Pháp vẫn giữ thái độ lừng chừng, vì như nói ở trên, Tổng chỉ huy Nava đã khuyến cáo chính phủ không nên tiến hành bất cứ cuộc điều đình nào khi chưa giành được một thắng lợi về quân sự có tính quyết định tại Đông Dương. Thái độ các nước đồng minh vào thời điểm này không hoàn toàn có lợi cho Pháp. Sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên, người dân Mỹ không muốn có một cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Viễn Đông. Chmh quyền Aixenhao vẫn khước từ bất cứ hình thức nhân nhượng nào đối với thế giới cộng sản. Mỹ chưa có điều kiện trực tiếp đưa quân vào Đông Dương, nhưng không thể bài xích Hội nghị Giơnevơ, càng không thể ngăn cấm Pháp tìm một giải pháp chấm dứt cuộc chiến trong khi đang gặp bế tắc về quân sự Nhiều người cho rằng Mỹ có thể chấp nhận một cuộc ngừng bắn trong danh dự miễn là nó không đe dọa nền độc lập của những "quốc gia liên kết". Nhưng Mỹ coi đây chl là một cuộc đình chiến tạm thời để có thời gian tổ chức một hệ thống phòng ngự mới ở Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, Lào và hai vùng chấu thổ Nam, Bắc Việt Nam trước khi chuyển sang phản công.

Khác với Mỹ, Anh không muốn chiến tranh Đông Dương kéo dài. Nước Anh đang cần có sự hòa dịu với Trung Quốc để duy trì những quyền lợi tại Hồng Công. Trong tình hình đó, Pháp chỉ hy vọng tại hội nghị này sẽ tranh thủ được Trung Quốc hạn chế viện trợ về quân sự cho Việt Nam. Nhưng Pháp lại không có gì để mặc cả, vì những lá bài quan trọng, như một cuộc can thiệp lớn vào Đông Dương bằng quân sự, vấn đề Đài Loan, vấn đề Trung Quốc vào Liên hiệp quốc... đều nằm trong tay Mỹ. Đó là chưa kể tới sự chống đối của các "quốc gia liên kết", đang nhanh chóng ngả sang Mỹ, nếu Pháp tiến hành một cuộc điều đình với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chính phủ Pháp bị đặt trong tình thế bế tắc. Gần tới ngày hội nghị khai mạc, Nava điện yêu cầu phải có tức thời một cuộc ngừng bắn để cứu vãn tình hình cực kỳ nguy ngập ở Điện Biên Phủ nếu Mỹ không can thiệp trực tiếp bằng quân sự. Chính phủ Lanien buộc phải tính tới giải pháp ngừng bắn, bây giờ không còn là ở Điện Biên Phủ, mà ở Đông Dương nói chung.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là trái bom rơi xuống đầu Chính phủ Lanien ngay trước ngày khai mạc hội nghị.

Nó đẩy các nước phương Tây vào một tình thế hoàn toàn bất lợi. Ngoại trưởng Mỹ Đalét, trưởng phái đoàn Mỹ, lập tức dời Giơnevơ, để lại người thay thế là thứ trưởng ngoại giao Xmít (Bedell Smith). Biđôn đã tự nhận xét là mình tới hội nghi "hầu như trong tay chỉ có nhiều nhất là một con bài 2 tép và một con 3 rô" !

Đoàn đại diện Việt Nam dân chủ cộng hòa, do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu, bước vào Hội nghị Giơnevơ trong ánh hào quang của chiến thắng Điện Biên Phủ, trước cặp mắt chăm chú của mọi người. Đoàn ta đã trải qua một đêm không ngủ sau khi nhận được tin chiến thắng.

Cuộc họp tiến hành dưới sự chủ tọa của hai đồng chủ tịch: Iđơn, Ngoại trưởng Anh, Môlôtốp, Ngoại trưởng Liên Xô. Theo chương trình nghị sự, đoàn đại diện Pháp phát biểu trước.

Biđôn xuất hiện trên diễn đàn, một Biđôn hoàn toàn khác với tám năm trước ở Pari. Biđôn nói một cách chua chát: "Trước thềm hội nghị này, tôi buộc phải gợi lên khúc dạo đầu bi thảm của nó và trận đánh tàn khốc nhất của cuộc chiến kéo dài 7 năm qua (không phải là 7 năm!)... Không phải phía chúng tôi muốn điều đó, trong lúc người ta nói tới hòa bình, thì chiến tranh đã quyết liệt tới mức người ta khước từ cả sự di tản thương binh... Chung cục trận đánh Điện Biên Phủ đã được tổng chỉ huy (Nava) công bố hôm qua với những lời sau đây: "Quân đồn trú Điện Biên Phủ đã hoàn tất sứ mệnh được chỉ huy trao phó".

Phái đoàn Pháp không thể che giấu ở đây niềm xúc động sâu sắc và sự tự hào trước chủ nghĩa anh hùng của những chiến binh Pháp, Việt Nam, của tất cả khối Liên hiệp Pháp, đã kháng cự vượt lên sức con người... Chúng tôi đề nghị hội nghị công bố trước hết là sẽ chấp thuận nguyên tâc một cuộc tổng ngưng chiến tại Đông Dương, dựa trên những bảo đảm về an mnh cần thiết, những lời lẽ về nguyên tắc được công bố như vậy sẽ bền vững trong ý thức và trong quyết định của chúng ta".

Sau gần chín năm chiến tranh, lần đầu người Pháp bày tỏ một quyết tâm kết thúc nó. Nhưng các đề nghị cụ thể của Pháp không dễ chấp nhận. Biđôn gạt ra ngoài vấn đề cơ bản là chính trị, với lý do nó thuộc thẩm quyền các quốc gia liên kết. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ba nước Đông Dương bị táeh thành hai phần: một bên là Việt Nam, một bên là hai nước Lào và Campuchia, với những giải pháp riêng rẽ. Đề án của Biđôn tập trung vào việc thực hiện một cuộc ngừng bắn trên toàn bán đảo Đông Dương. Tại Việt Nam, các đơn vị chính quy của hai bên đối địch sẽ tập trung vào những vùng được phân định ranh giới rõ ràng, phù hợp với những vị trí hiện thời của mỗi bên, dưới sự kiểm soát quốc tế. Về Lào và Campuchia, Biđôn chỉ đưa ra một ý kiến đơn giản: "sự rút lui của những người xâm lược".

Chúng ta chủ trương có một thái độ thực tế trong hội nghị, vừa giữ vững những nguyên tắc cơ bản là: độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình, vừa có thái độ mềm dẻo phân hóa đối phương, bảo đảm thành công của hội nghị.

Anh Phạm Văn Đồng trình bày những đề nghị của Việt Nam trong một kế hoạch tổng thể của ba nước Đông Dương đã gắn bó chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc. Kế hoạch này bao gồm cả hai mặt chính trị và quân sự, có chú ý tới mối quan hệ đã có giữa Việt Nam và Pháp. Những đề nghị của ta là: Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược bằng một hành trình triệt thoái lực lượng viễn chinh. Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. Vấn đề thống nhất Việt Nam sẽ được giải quyết bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do. Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ xem xét trường hợp tham gia. khối Liên hiệp Pháp. Thực hiện một cuộc ngừng bắn với sự điều chỉnh những vùng do đôi bên kiểm soát.

Đề án của phái đoàn ta đã được Iđơn đánh giá là "xây đựng" Môlôtốp đề nghị cuộc đàm phán sẽ tiến hành trên cơ sở hai bản đề án ta và Pháp đã đưa ra. Nhưng đây không phải lần đầu chúng ta tiến hành đàm phán với Pháp. Chúng ta biết hội nghị sẽ không dễ dàng đi tới kết quả vì lúc này còn có thêm Mỹ và ngụy quyền Việt Nam đang được Pháp ráo riết trao quyền "độc lập".

Để tỏ rõ thiện chí của ta, trong phiên họp ngày 10 tháng 5, anh Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố cho phép nhà đương cục Pháp được tới Điện Biên Phủ đón nhận những thương binh.

TẠI Đ;ện Biên Phủ, chúng ta đã tiêu diệt và bắt làm tù binh trên 16.200 quân địch, trong đó có toàn bộ cơ quan chỉ huy của tập đoàn cứ điểm, 1 tướng, 16 viên quan năm, 1.749 sĩ quan và hạ sĩ quan. Lực lượng -địch bị tiêu diệt bao gồm 17 tiểu đoàn bộ binh tinh nhuệ (có 7 tiểu đoàn dù), 3 tiểu đoàn pháo binh, gần 1 tiểu đoàn công binh, tổng cộng là 21 tiểu đoàn.

Nhìn chung trên các chiến trường cả nước, trong Đông Xuân này, ta đã tiêu diệt 11 vạn 2 nghìn quân địch, tức là một phần tư lực lượng vũ trang của địch ở Đôn Dương, với 25 tiểu đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn.

Chưa bao giờ trong một thời gian tương đối ngắn, quân địch bị một tổn thất lớn như vậy. Tổn thất này lại càng nặng nề vì đại bộ phận lực lượng bị tiêu diệt bao gồm những sinh lực tinh nhuệ nhất của quân viễn chinh, tức là các tiểu đoàn dù, các tiểu đoàn Âu Phi, được coi là nòng cốt khối cơ động chiến lược của Nava.

Về không quân, thiệt hại của Pháp trong thời gian này hết sức nặng nề. Số máy bay oanh tạc, chiến đấu và vận tải, kể cả máy bay oanh tạc B.24 và máy bay vận tải hạng nặng C.119 của Mỹ, bị bắn rơi và phá hủy ở Điện Biên Phủ là 62 chiếc, nếu tính cả chiến trường toàn quốc là 177 chiếc. Theo Bécna Phôn, ngoài 62 máy bay bị tiêu diệt tại Điện Biên Phủ, còn có 167 chiếc bị bắn hư hại trên vùng trời thung lũng.

Chúng ta đã giải phóng thêm nhiều vùng đất rộng lớn có tính quan trọng về chiến lược. Trên toàn bộ khu Tây Bắc, lấn đầu không còn bóng quân xâm lược. Căn cứ địa của kháng chiến đã được mở rộng, bao gồm toàn bộ miền rừng núi Bắc Bộ, đi từ Việt Bắc đến Tây Bắc, Hòa Bình, nối liền với khu giải phóng của nước bạn ở Thượng Lào. Trên miền Bắc, quân địch lúc này chỉ còn đóng ở đồng bâng Bâc Bộ.

Ở Liên khu 5, vùng tự do của ta mà địch rắp tâm đánh chiếm nay lại được mở rộng hơn nhiều. Một địa bàn quan trọng ở miền bắc Tây Nguyên chiến lược đã được giải phóng. Thế uy hiếp của địch ở sau lưng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã bị phá tan.

Vùng tự do của ta đi từ bờ biển đến biên giới Việt - Lào, nối liền với khu giải phóng của nước bạn ở Hạ Lào, tạo nên một sự uy hiếp mới với quân địch ở miền Nam Đông Dương. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm giới cầm quyền Pháp choáng váng, nhưng lực lượng quân địch nhìn chung vẫn còn mạnh. Theo nhà sử học Pháp Yvơ Gra thì sau Điện Biên Phủ "So sánh lực lượng không thay đổi và ưu thế của quân viễn chinh về vật chất vẫn ở thế áp đảo như trước trận đánh". Vì nếu tính cả quân đội các quốc gia liên kết đang đối đầu với Việt Minh là 450.000 người, thì Pháp chỉ mới mất một phần tư lực lượng. Nước Pháp tuy lâm vào tình thế cực kỳ khó khăn, nhưng chưa phải đã hết khả năng tăng viện cho chiến trường Đông Dương. Và Mỹ chắc chắn sẽ không để Pháp phải một mình đối phó với tình thế.

Hội nghị Giơnevơ sẽ khó thành công nếu ta không tiếp tục tạo được một áp lực quân sự ngày càng mạnh trên các chiến trường. Theo kế hoạch cũ, sau khi chiến thắng ở Điện Biên Phủ, ta sẽ đưa một bộ phận lực lượng sang Thượng Lào. Quân địch ở Thượng Lào đang rất hoang mang. Nhưng lúc này đồng bằng Bắc Bộ đã chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Số quân Pháp còn lại ở Bắc Bộ tập trung hầu hết tại đồng bằng, lại phải rải ra trên một bình diện quá rộng. Ta có khả năng thu hẹp thêm phạm vi chiếm đóng của địch trên chiến trường chính, giải phóng những tỉnh ở đồng bằng tạo nên một biến chuyển mới trong cục diện chiến tranh. Bộ chỉ huy chiến dịch bỏ ý định khuếch trương thắng lợi ở Thượng Lào để đưa quân về giải phóng đồng bằng Bâc Bộ. Tại Mường Thanh, hơn một ngàn thương binh địch từ gần hai tháng nay nằm chồng chất trong những căn hầm bệnh viện âm u, ngột ngạt và đầy ròi bọ dưới lòng đất Hầl hết là những thương binh nặng. Đối với llọ lúc này được thở một chút khí trời trong lành còn cần hơn cả chữa bệnh. Chúng ta quyết định chuyển các thương binh lên mặt đất. Họ nằm dưới những mái lều bằng vải dù nhiều màu sắc, nhìn lại bầu trời xanh và tận hưởng làn gió mát trên cánh đồng.

Ngày 11, Nava cho máy bay thả dù xuống Mường Thanh một lá thư, hỏi cách nhận thương binh ở Điện Biên Phủ. Ta trả lời ngay trong ngày, phía Pháp có thể cử đại diện tới bằng trực thăng để trao đổi về các thể thức. Hai ngày sau, đại diện của Pháp đã có mặt ở Điện Biên Phủ. Vẫn là giáo sư Huya (Huard), người hơn bốn năm trước đã tới Thất Khê nhận thương binh sau chiến dịch Biên Giới.

Ngày 13 tháng 5 năm 1954, ta tổ chức lễ duyệt binh mừng chiến thắng Điện Biên Phủ tại khu đồi phía đông sở chỉ huy Mường Phăng. Đại diện các đơn vị tham chiến có mặt đầy đủ. Lá cờ chiến thắng được hai đại đội trưởng: Tạ Quốc Luật, người đã bắt Đờ Cát ở Điện Biên Phủ, Đàm Văn Thiên, thuộc đơn vị phòng không 818 bắn rơi nhiều máy bay nhất, kéo lên.

Tôi đọc bản nhật lệnh, thay mặt Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên dương công trạng các đơn vị trong toàn quân đã dũng cảm gan dạ, bền bỉ, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, góp phần giành đại thắng cho chiến dịch Điện Biên Phủ, cảm ơn anh chị em đân công, đồng bào Tây Bắc và đỗng bào hậu phương đã ra sức chi viện cho tiền tuyến. Tôi hoan nghênh tinh thần đoàn kết phối hợp chiến đấu của hai nước bạn Lào và Campuchia. Nhân danh Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, tôi hạ lệnh cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ trên khắp các chiến trường toàn quốc: " Phải tích cực chiến đấu để củng cố và khuếch trương thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, củng cố và khuếch trương kết quả của chiến thắng Đông Xuân, tiến tới những thắng lợi rực rỡ hưn nữa".

Cờ Quyết chiến Quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch được trao cho đại đoàn 312, đơn vị lập công đầu tiên trong trận Him Lam, bắt sống tướng Đờ Cát và bộ tham mưu địch. Đồng chí Đàm Quang Trung thay mặt đại đoàn 312 lên nhận cờ.

Tiếp đó, tôi đã nói về nhiệm vụ sắp tới phải tiến về giải phóng đồng bằng Bắc Bộ. Đó là nhiệm vụ tất yếu mà cục diện chiến trường năm 1954 đặt ra cho quân đội ta. Qua 9 năm kháng chiến, nhiệm vụ giải phóng đồng bằng Bắc Bộ lần đầu được nêu lên với lực lượng vũ trang ta. Mọi người có mặt đều hết sức phấn khởi.

Các đại đoàn tham dự chiến dịch được lệnh chuyển gấp về xuôi để phát tnển thắng lợi. Đại đoàn 308 về Thái Nguyên và Bắc Giang. Đại đoàn 312 về Vĩnh Yên và Phúc Yên. Đại đoàn 304 đưa trung đoàn 9 về Nam Định và Ninh Bình, trung đoàn 57 về Sơn Tây và Hà Đông. Riêng đại đoàn 316 nhận nhiệm vụ thu dọn chiến trường, đưa tù binh về trại giam, sau đó để lại Điện Biên Phủ một trung đoàn, toàn bộ lực lượng chuyển về Thanh Hóa. Ngày lá và ngày 15 tháng 5 năm 1954, Hội đồng Quốc phòng Pháp họp, quyết định cử Tổng tham mưu trưởng Êly cấm đầu một phái đoàn thanh tra đặc biệt sang Đông Dưưng nghiên cứu tình hình.

Mỹ tiếp tục can thiệp vào Đông Dướng. Ngày 15 tháng 5, Pháp chính thức chấp thuận cho Mỹ đưa cố vấn quân sự vào các đơn vị quân ngụy, và thay thế Pháp làm nhiệm vụ huấn luyện quân ngụy. Ngày 26, Rátpho, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đề nghị cho không quân hoạt động chi viện các nước đồng minh ở Đông Dương. Ngày 31, Mỹ đưa sang Đông Dương hàng không mẫu hạm CAT của tướng Sơnôn (Chenault) công khai hoạt động ở Việt Nam. Những máy bay vận tải hạng nặng C.119 và phi công Mỹ tập trung ở sân bay Gia Lâm. Mỹ ráo riết giúp quân ngụy, thành lập các sư đoàn nhẹ và các đơn vị binh chủng. Tmh đến cuối tháng 5 năm 1954, trong số 249.000 quân ngụy đã có tới 200.000 quân chính quy.

Ngày 3 tháng 6 năm 1954, Chính phủ Pháp chỉ định Êly làm Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy tại Đông Dương. Đây là lần thứ hai, hai nhiệm vụ này được tập trung vào tay một người. Khi đó, chúng ta chưa biết Êly đã báo cáo gì với chính phủ Pháp sau chuyến đi thanh tra tại Đông Dương cùng với Xalăng. Ngày 4 tháng 6, Chính phủ Pháp chính thức trao quyền độc lập cho ngụy quyền Bảo Đại. ít ngày sau đó, trước áp lực của Mỹ, Pháp buộc Bảo Đại gạt Bửu Lộc khỏi ghế thủ tướng và thay thế bằng Ngô Đình Diệm, một lá bài đã được CIA chuẩn bị từ năm 1950. Cũng vào thời gian này, phái đoàn quân sự Mỹ do Lênđên (Landale) cầm đầu tới Sài Gòn.

Đã có những dấu hiệu rõ rệt Pháp bắt đầu chuyển giao dần quyền lực ở Việt Nam cho Mỹ qua ngụy quyền Sài Gòn. .

Tạl Giơnevơ, trong suốt tháng Năm, cuộc điều đình gần như không tiến triển. Chúng ta đã biết Biđôn từ tám năm trước đây, khi còn là thủ tướng, trong cuộc đàm phán đầu tiên tại thủ đô Pháp. Thái độ của Biđôn vẫn không hề thay đổi. Biđôn luôn luôn dùng Mỹ đe dọa hòng buộc ta phải nhượng bộ. Cùng thời gian, Chính phủ Lanien xúc tiến cuộc trao đổi với Mỹ. Pháp muốn có một lời hứa hẹn của Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào Đông Dương trong trường hợp Hội nghị Giơnevơ thất bại.

Những cuộc tiếp xúc với Oasinhtơn không mang lại cho Pháp điều mong đợi. Aixenhao vẫn giữ thái độ như trước, vì Mỹ chưa thể tiến hành một cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Đông Dương.

Chiến tranh giải phóng của ta diễn ra dưới một hình thái đặc thù là lực lượng đôi bên đối địch ở trong tình trạng xen kẽ. Muốn thực hiện một cuộc tổng ngưng chiến buộc phải tập trung những lực lượng này vào những khu vực riêng rẽ có sự kiểm soát. Việc phân chia thành nhiều khu vực là không thực tế vì rất khó kiểm soảt, tất yếu dẫn tới những xung đột làm nhen lại rọn lửa chiến tranh. Chiến tranh Triều Tiên đã nêu lên một tiền đề: đôi bên đối địch có thể tập trung về hai vùng riêng rẽ với một ranh giới về địa lý rõ ràng. Ngay từ đấu hội nghị, cả đôi bên đều nghĩ tới điều này nhưng còn giữ kín ý định. Sau các chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, vùng giải phóng của ta đã mở rộng rất nhiều. Trên miền Bắc và miền Trung, quân địch đã bị dồn lại trong những thành phố ở vùng đồng bằng và ven biển. Riêng ở Liên khu 5, chúng ta có một vùng ba tỉnh hoàn toàn tự do. Đảng ta đã chỉ thị cho đoàn đàm phán: nếu không tránh khỏi trường hợp chia cắt tạm thời thì phải đấu tranh lấy vĩ tuyến 13 làm ranh giới. Để tháo gỡ bế tắc cho hội nghị, đoàn ta chấp thuận đặt vấn đề quân sự (ngừng chiến) lên hàng đầu để giải quyết trước khi chuyển sang những vấn đề khác, và tập trung vào việc phân định ranh giới tạm thời. rước tháỉ độ thiếu thiện chí của Pháp, ngày 8 tháng 6, Ngoại trưởng Liên Xô Môlôtốp đọc một diễn văn cực lực lên án người đại diện Pháp đã gây nên những trở ngại giả tạo cho cuộc đàm phán.

Từ trung tuần tháng Năm, lực lượng vũ trang ta đã đẩy mạnh sức ép chung quanh đồng bằng Bắc Bộ. Trung đoàn 95 thuộc đại đoàn 325 làm lực lượng dự bị của Bộ ở Nghệ An, được điều gấp ra Hà Nam. Trung đoàn 64 của 320 tiếp tực đứng chân ở Thái Bình. Hai trung đoàn khác của 320 là 48 và 52 vẫn hoạt động ở Nam Định và Hà Nam.

Ngày 11 tháng 5, trung đoàn 48 tập kích Thượng Tố (nam Phủ Lý 2 kilômét) tiêu diệt gần 400 quân địch.

Trung đoàn 95 tiêu hao nặng binh đoàn cơ động số 4 ở Phủ Lý. Ngày 18, trung đoàn 52 đánh vị trí Thức Hòa (Giao Thủy), bốn đại đội địch ra hàng. Huyện Giao Thủy được hoàn toàn giải phóng. Cùng ngày, bên tả ngạn sông Hồng, trung đoàn 64 phục kích trên đưởng 39 Thái Bình, diệt hai đại đội, đánh quân viện tới giải vây cho Triều Dương, tiêu diệt 700 tên. Ta giải phóng nam Hưng Yên.

Đầu tháng Sáu, phần lớn các đại đoàn của ta từ Điện Biên Phủ về, đã có mặt ở những vị trí quy định.

Tôi nêu ý kiến trong Quân ủy dùng ngay khoảng một trăm xe đưa một bộ phận pháo binh 351 và một đơn vị chủ lực mạnh về Tam Nông, Phú Thọ, phía tả ngạn sông Đà, uy hiếp phía tây bâc Hà Nội. Đồng chí Vi Quốc Thanh khuyên ta tránh sử dụng lực lượng lớn đề phòng vấp váp, để giữ trọn vẹn chiến thắng đã giành được Trung đoàn 102 và trung đoàn 36 của 308 tiến vào Bầc Ninh, Bảc Giang. Trung đoản 9, trung đoàn 57 của 304 xâm nhập địch hậu Nam Định, Ninh Bình, Sơn Tây và Hà Đông. Trung đoàn 66 của 304 phối thuộc với 325 vẫn tiếp tục hoạt động ở Trung Lào. Nổi lên những trận đánh: Ngày 3 tháng 6, ta phục kích ở Triều Dương (Nam Định) diệt và bắt sống 500 tên Cùng ngày, trung đoàn 48 và trung đoàn 52 phối hợp đánh Đông Biên (Nam Định) tiêu diệt tiểu đoàn khinh quân ngụy 702 và bốn đại đội địa phương quân, diệt 170 tên, bắt sống 621 tên, thu toàn bộ vũ khí. Trung đoàn 9 bức rút nhiều đồn bốt ở địch hậu Nam Định, Ninh Bình, và bức hàng hai vị trí Chùa Cao, Phúc Nhạc. Trung đoàn 36 đánh vị trí công sự mới Cầu Lồ ở Bắc Giang.

Ngày 12 tháng 6 năm 1954, Quốc hội Pháp họp. Trước đó đúng một tháng, sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, Chính phủ Lanien đã đứng trước một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Nó chỉ sống sót nhờ vào 2 phiếu quá bán.

Quốc hội còn muốn dành cho Lanien một thời gian để theo đuổi cuộc đàm phán ở Giơnevơ. Nhưng qua một tháng, mọi người bắt đâu hết kiên nhẫn. Măngđét Phrăng (Mandès France), một nghị viên nổi tiếng trong phái chủ hòa, mạnh mẽ chỉ trích Biđôn là người chịu trách nhiệm về tình hình bế tâc của Hội nghị Giơnevơ.

Vấn đễ tín nhiệm chính phủ một lần nữa lại được đặt ra. Chmh phủ Lanien đổ. Với đa số phiếu áp đảo, Quốc hội Pháp bầu Măngđét Phrăng làm thủ tướng. Tổng thống Pháp Côty (René Coty) chỉ định Măngđét Phrăng thành lập chính phủ mới. Măngđét Phrăng tuyên bố sẽ đạt được một hiệp định ngưng chiến ở Đông Dương trong vòng một tháng, tới ngày 20 tháng 7 năm 1954 mà chưa thực hiện được lời hứa này, ông ta sẽ xin từ chức.

Êly là tổng chỉ huy thứ tám được cử sang Đông Dương, với nhiệm vụ chủ yếu là phải bảo vệ đội quân viễn chinh. Tử khi nhậm chức đầu tháng Sáu, Êly, với Xalăng là phụ tá, vẫn rất c ngại một "Điện Biên Phử mới sẽ lại xuất hiện. Có hai nơi khiến Êly và Xalăng đặc biệt bận tâm. Tại miền Trung, từ đầu tháng 4 năm 1954, quân Pháp đã xây dựng một tập đoản cứ điểm ở An Khê, vị trí rất quan trọng nằm trên đường 19 nối liền cao nguyên với bờ biển. Đơn vị đồn trú tại đây là binh đoàn cơ động 100 (GM100), gồm một trung đoàn mới từ Triều Tiên về (2 tiểu đoàn) và 1 tiểu đoàn Bắc Phi. Đường 19 đã bị lực lượng vũ trang Liên khu 5 cầt đứt hoàn toàn, quân đồn trú chỉ còn trông đợi tiếp tế bằng đường không. Tuyến phòng thủ phía nam đồng bằng Bắc Bộ cũng là một nơi đáng lo ngại. Tuyến phòng thủ này vốn từ trước vẫn thường xuyên bị các đại đoàn 320 và 304 đe dọa. Ngày 12 tháng 6 năm 1954, Êly quyết định rút quân khỏi An Khê ở Tây Nguyẽn, và toàn bộ phòng tuyến ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ.

Ngày 19 tháng 6 năm 1954, viên quan năm Baru (Barrou), chỉ huy GMlOO, được lệnh của Xalăng rút khỏi An Khê. Cuộc hành binh được chuẩn bị khá chu đáo.

Một cánh quân tăng viện gom hai binh đoàn cơ động xuất phát từ Plây Cu xuống đón binh đoàn cơ động 100 hành quân cơ giới từ An Khê lên. Hợp điểm của hai cánh quân này là đèo Mang Giang, cách An Khê 22 kilômét. Ngày 24 tháng 6, khi GMlOO vừa rời khỏi An Khê 15 kilômét thì rơi vào trận địa phục kích của lực lượng vũ trang Liên khu 5. Hầu hết binh đoàn, khoảng 1.200 người, trong đó có viên quan năm và cơ quan chỉ huy, cùng với 250 xe cơ giới và toàn bộ lực lượng pháo binh bị tiêu diệt.

Tại Pari, Thủ tướng mới của Pháp, Măngđét Phrăng, trực tiếp bắt tay ngay vào việc tìm kiếm một thỏa hiệp ngừng bắn. Sau khi gặp Iđơn và người đại diện của Mỹ ở Pari, ngày 23 tháng 6 năm 1954, Măngđét Phrăng tới Giơnevơ gặp riêng đồng chí Chu Ân Lai. Trước đó, đồng chí Chu đã thường xuyên tiếp xúc với các đoàn đạì biểu Anh, Pháp nhằm làm cho những quan điểm của đôi bên trong cuộc đàm phán xích lại gần nhau. Trong cuộc họp, đồng chí Chu đã nói với Thủ tướng Pháp, phía Trưng Quốc đề nghị công nhận Lào và Campuehia và thực thi chính sách không can thiệp với điều kiện các quốc gia này sẽ không trở thành những căn cứ quân sự cứa Mỹ.

Đồng chí Chu ủng hộ giải pháp phân chia Việt Nam thành hai miền với một giới tuyến quân sự tạm thời để đạt được một hiệp định ngừng bắn trong ba tuần lễ.

Ngày 24 tháng 6 năm 1954, tin binh đoàn cơ động 100 bị tiêu diệt ở An Khê bay tới Giơnevơ.

Ngày 25, phía Pháp đề nghị với ta lấy vĩ tuyến 18 làm điểm phân chia tạm thời, ghép nối với việc trung lập hóa những địa hạt giám mục ở Bâc Bộ và giữ lại một thời gian dài thành phố cảng Hải Phòng.

Ngày 28, chúng ta công bố việc phân chia tạm thời phải được thực hiện ở vĩ tuyến 13.

Những cuộc trao đổi về quan điểm của đôi bên được tiến hành trong ban quân sự. Phía Pháp một mặt biểu lộ sự mong mỏi sớm tìm một giải pháp cho cuộc ngưng chiến, một mặt đe dọa chiến tranh sẽ leo thang nếu đôi bên không tìm được sự thỏa thuận ở Giơnevơ. Chúng ta biết Pháp đang gấp rút chuẩn bị ba sư đoàn để đưa sang Việt Nam trong trường hợp cuộc điều đình ở Giơnevơ thất bại. Đối với ta, lấy vĩ tuyến 18 làm giới tuyến tạm thời là không thể chấp nhận, việc phân chia giới tuyến tạm thời không thể tách với một cuộc tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước, Pháp không thể ở lâu dài tại Hải Phòng, cảng lớn duy nhất trên miền Bắc Việt Nam.

Phía Pháp vẫn giữ những đề nghị của mình. Cuộc đàm phán một lần nữa lại giẫm chân tại chỗ.

Cuối tháng 6 năm 1954, Bộ Tổng tham mưu phát hiện địch có triệu chứng rút bỏ Liên khu nam đồng bằng Bâc Bộ. Bộ chỉ thị cho các đơn vị chủ lực và liên khu hành động theo phương châm: "Tích cực mạnh bạo, cơ động linh hoạt nhưng phải bảo đảm thắng lợi, tránh đánh ẩu, không ham ăn to, không ham đánh điểm... Phải có kế hoạch phòng không, phòng pháo, đánh cơ giới, đánh ca nô, tàu chiến địch".

Bên Tả Ngạn sông Hồng, ngày 30 tháng 6, trung đoàn 64 hoạt động trên đường 10 (Thá ỉ Bình) phục kích tiêu diệt một tiểu đoàn quân ngụy, thu hai khẩu pháo 105. Địch ở Thái Bình hoang mang bỏ Cầu Bo rút chạy.

Ngày 1 tháng 7, trưng đoàn 64 tiếp quản thị xã Thái Bình.

Tại Hữu Ngạn, ngày 30 tháng 6, địch rút khỏi Phát Diệm và Ninh Bình. Trung đoàn 52 truy kích bât 700 tên, thu 5 khẩu pháo (có một khẩu l05). Cùng ngày, địch ở Bùi Chu rút chạy. Trung đoàn 52 truy kích tới Nam Định. Địch ở đây cũng vội vã rút chạy.

Bộ đội ta tiếp quản thành phố Nam Định ngày 1 tháng 7 năm 1954.

Ngày 3 tháng 7, địch rút khỏi thị xã Phủ Lý. Tại Sơn Tây, trung đoàn 57 đánh địch trên các đường 11 21A và 21B giải phóng đại bộ phận tỉnh Sơn Tây.

Ngày 7 tháng 7, trung đoàn 57 phục kích binh đoàn cơ động số 8 đi giải vây cho Trình Viễn (Hà Đông) diệt 400 tên.

Đại đoàn 320 dồn toàn bộ lực lượng sang Thái Bình, chủ trương bao vây thị xã Hưng Yên, tiêu diệt địch ở các thị trận Phụ Dực, Ninh Giang. Đại đoàn 308 cũng chuyển vào hoạt động trên đường 13.

Suốt tám năm kháng chiến, ta chưa có ý định giải phóng một thành phố, một thị xã ở đồng bằng. Chỉ trong vài ngày, ta đã giải phóng một thành phố, ba thị xã và một số thị trấn. Một năm trước, ta chỉ mong duy trì và mở rộng một số căn cứ ở vùng nông thôn hậu địch đồng bằng. Bây giờ cả một vùng đồng bằng rộng lớn đã về tay ta.

CÁCH mạng thành công trên lục địa Trung Hoa đã tạo ra thế cân bằng lực lượng giữa Đông và Tây.

Chiến tranh lớn bằng vũ khí thông thường không cho phép bên nào giành thắng lợi. Cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên là một minh chứng cho tình hình mới trên thế giới. Cuối cùng, buộc đôi bên phải đi tới ngừng bắn.

Hội nghị Giơnevơ lần này cũng không giải quyết được gì hơn. Mặc dù tiếng súng đã chấm dứt nhưng người ta vẫn không tìm ra giải pháp để kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Và cũng không ai nghĩ tình trạng này sẽ còn kéo dài suốt nhiều thập kỷ. Cho tới lúc này, chiến tranh Đông Dương vẫn chủ yếu diễn ra giữa các dân tộc Đông Dương và Pháp được sự giúp đỡ ngày càng nhiều của Mỹ. Nhưng chiều hướng phát triển của nó có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai. Mỹ đã quyết tâm thay thế Pháp ở Đông Dương. Nhưng tình thế chưa cho phép Mỹ trực tiếp nhảy ngay vảo cuộc chiến. Nếu sớm quốc tế hóa chiến tranh, không có gì bảo đảm sẽ thắng lợi, và cũng không dễ lôi kéo được đồng minh đã mệt mỏi ở Triều Tiên. Mỹ đã tính tới một phương án mới. Trong khi đó Liên Xô, Trung Quốc và Anh đều không muốn chiến tranh Đông Dương kéo dài, lo cái sảy nảy cái ung! Pháp rất cần một cuộc ngưng chiến để cứu đội quân viễn chinh, nhưng không đủ sức ép ta để giành những điều kiện có lợi. Cho đến gần hết tháng Sáu, Mỹ vẫn không tỏ thái độ rõ ràng, và Anh chỉ đóng vai trò một trong những người hòa giải. Măngđét Phrăng hiểu là muơn thực hiện được lời hứa trước quốc hội, cần phải tranh thủ được Mỹ và Anh cùng làm áp lực với ta, kể cả tranh thủ sự đồng tình của Liên Xô và Trung Quốc.

Ngày 29 tháng 6 xuất hiện bản ghi nhớ giữa Mỹ và Anh, bày tỏ sự đồng tình với những mục tiêu của Măngđét Phrăng đề ra tại Hội nghị Giơnevơ, tán thành việc phân chia tạm thời Việt Nam thành hai miền để thực thi một cuộc ngưng chiến. Riêng về giới tuyến tạm thời, hai cường quốc này chọn vĩ tuyến 17 thay vĩ tuyến 18 do Fháp đề nghị. Mỹ và Anh muốn Pháp phải nhân nhượng, nhưng đồng thời cũng hăm dọa ta trong trường hợp Pháp bị đặt "trước những đòi hỏi ngăn cản kết thúc một bản hiệp định có thể chấp nhận về Đông Dương, tình hình quốc tế sẽ rất trầm trọng" !

Đầu tháng 7 nám 1954, đồng chí Chu Ân Lai từ Giơnevơ trở Yề Trung Quốc, đề nghị gặp Bác ở Liễu Châu, thuộc tỉnh Quảng Tây, không xa biên giới nước ta. Bộ Chính trị cử tôi cùng đi với Bác.

Từ Nam Ninh đi xe lửa đến Liễu Châu, dọc đường còn thấy nhiều dấu vết chiến tranh. Cuộc họp diễn ra hai ngày trong một ngôi biệt thự mới được tu sửa lại.

Buổi làm việc đấu tiên, theo ý của Bác, tôi trình bày tình hình quân sự lúc này trên bản đồ. ở cả miền Bắc và miền Trung Việt Nam hầu như toàn màu đỏ, màu của vùng đất tự do và giải phóng. Quân Pháp chỉ còn giữ được hai khu vực: trên miền Bâc, Hà Nội và một số tỉnh chung quanh, vùng ven biển từ Hải Phòng tới Móng Cái; ở miền Trung, một số thành phố, thị xã ven biển từ nam Quảng Bình qua các thành phố Huế, Đà Nẵng tới Hội An. Tại Nam Bộ, những khu căn cứ của ta được củng cố và mở rộng.

Hai buổi tiếp theo, đồng chí Chu Ân Lai trình bày về tình hình diễn biến tại Hội nghị Giơnevơ, thái độ ngoan cố của Chính phủ Plêven và thái độ tiêu cực của Mỹ.

Đồng chí Chu nói tình hình quốc tế hiện nay yêu cầu có hòa bình, việc phân chia ranh giới tạm thời nên châm chước một chừng nào để tranh thủ những cơ sở pháp lý cho một cuộc tổng tuyển cử hòa bình thống nhất hai miền Nam, Bắc Việt Nam trong vòng hai năm.

Nếu ta có chính sách khôn khéo, tổng tuyển cử sẽ giành thắng lợi. Đồng chí Chu thấy có khả năng lập một mặt trận liên minh với Pháp để đẩy lùi sự can thiệp của Mỹ vào bán đảo Đưng Dương. Cuối cùng, đồng chí nói trước đây Plêven khăng khăng đòi lấy vĩ tuyến 18 làm ranh giới tạm thời, nhưng trước sự đấu tranh kiên quyết của ta, Măngđét Phrăng và Anh, Mỹ đã đồng ý rút xuống vĩ tuyến 17. Bác và chúng tôi đều ngỡ ngàng. Phải chăm chú tìm trên bản đồ mới thấy dòng sông nhỏ Bến Hải ở phía bắc tỉnh Quảng Trị.

Bác nói với so sánh lực lượng trên thực tế chiến trường hiện nay, ta đề ra vĩ tuyến 13 là hợp lý, vĩ tuyến 17 đối với ta là không thể chấp nhận, chí ít cũng phải giành được vĩ tuyến 16. Trước đây đã có tiền lệ khi Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật ở hai miền Nam, Bắc Đông Dương cũng lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới tạm thời.

Trước lúc đoàn ta ra về, đồng chí Chu nói với Bác:

- "Tôi sẽ bàn với đồng chí Môlôtốp hết sức cố gang thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ tịch. Vì ở xa không có điều kiện trao đổi, nếu việc đấu tranh xác định ranh giới tạm thời gặp khó khăn, vạn bất đắc dĩ phải chọn vĩ tuyến 17, mong Hồ Chủ tịch chú ý vấn đề quan trọng nhất hiện nay là tranh thủ cho được hòa bình và những điều kiện để hòa bình thống nhết Việt Nam".

Ngồi trên xe lửa, tôi nói với Bác: "Pháp còn gần năm mươi vạn quân, lại thêm Mỹ giúp thì rất ít có khả năng hòa bình thống nhất Việt Nam ! " .

Từ cuộc họp trở về, Bác rất suy nghĩ. Bác nói trong Bộ Chính trị nếu muốn chấm dứt chiến tranh, phải chấp nhận một giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch. Các bạn Liên Xô và Trung Quốc đều ngại chiến tranh Đông Dương kéo dài, muốn ta đạt được một thỏa thuận với Pháp. So sánh lực lượng giữa ta và địch lúc này, ta đang ở thế có lợi, nhưng về mặt quân sự, với ự giúp đỡ của Mỹ, địch vẫn có nhiều khả năng không những bù đắp những tổn thất mà còn tăng cường thêm lực lượng. Ta cũng cần có một thời gian hòa bình, một khu vực hoàn chỉnh, có thủ đô, cảng biển, sân bay... để củng cố những thành quả của cách mạng và kháng chiến, xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất hoàn toàn. Nhưng vĩ tuyến 17 đối với ta là khó chấp nhận. Mỹ nhất định không chịu bỏ Đông Nam á, đang chuẩn bị một chiến lược mới rất nguy hiểm. Trong trường hợp nào chúng ta cũng phải đòi đưa vào văn bản sự cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, không có căn cứ nước ngoài... để làm cơ sở cho cuộc đấu tranh lâu dài.

Toàn bộ quân đội viễn chinh Pháp đã dồn về tập trung dọc trục đường số 5 Hà Nội - Hải Phòng. Cônhi tổ chức lại lực lượng thành 4 sư đoàn chiến đấu, bao gồm 51 tiểu đoàn bộ binh (so với 28 tiểu đoàn ngày 7 tháng 5), cùng với các đơn vị thiết giáp và pháo binh, chuẩn bị đối phó với cuộc tiến công của các đại đoàn chủ lực.

Chúng chỉ còn một mục tiêu duy nhất là bảo vệ con đường dài 100 kilômét từ Hà Nội chạy ra cảng Hải Phòng, con đường Hiệp định mồng 6 tháng 3 năm 1946 đã đưa chúng vào miền Bâc. Những đơn vị ngụy binh đụng phải quân ta là tan vỡ. Nhiều lính ngụy tự động bỏ ngũ. Bộ chỉ huy Pháp phải dồn quân ngụy vào vòng trong. Những đơn vị quân viễn chinh rệu rã sau cuộc chiến đấu Đông Xuân vừa lo bảo vệ mình, vừa lo canh chừng những đơn vị ngụy binh tháo chạy.

Tại Tây Nguyên, quân địch ở Plây Cu rục rịch rút chạy. Quân địch ở Bình Trị Thiên rất hoang mang. Mũi thọc sâu từ Hạ Lào tới Vươn Sai, Stungtreng, Campuchia, đã bắt liên lạc được với Nam Bộ. Anh Phạm Hùng nhắn: lương thực đã sẵn sàng. Anh Trần Văn Trà báo cáo đã chuẩn bị xong khu vực tập kết cho bộ đội chủ lực Nam tiến. Tại Nam Bộ, quân địch bỏ nhiều đồn bốt lui về các thành thị. Tình hình này bay tới Giơnevơ. Chúng tôi nhận được điện của cả đồng chí Môlôtốp và đồng chí Chu Ân Lai, nói đang có triển vọng sớm đạt được một hiệp định hòa bình, không nên đẩy mạnh nhịp độ hoạt động quân sự ở cả hai miền Nam, Bâc Đông Dương.

Ngày 15 tháng 7, Trung ương họp Hội nghị lần thứ 6 dưới sự chủ tọa của Bác. Hội nghị nhận định: "tình hình trong nước phát tnển ngày càng có lợi cho ta; địch đang gặp những khó khăn lớn tuy chúng vẫn không ngừng giãy giụa", "Từ Đông Xuân vừa qua, thừa dịp thực dân Pháp thua nặng, đế quổc Mỹ can thiệp trắng trợn vào Đông Dương, kiên quyết thi hành kế hoạch kéo dài và mở rộng chiến tranh thì lực lượng so sánh giữa ta và địch có thể thay đổi không lợi cho ta", "Đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, và hiện đang trở thành kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân Đông Dương". Trên cơ sở những nhận định trên, hội nghị nhất trí với đường lối "dùng phương pháp thương lượng để lập lại hòa bình ở Đông Dương" và quyết định phưưng châm, sách lược đấu tranh của ta trong giai đoạn mới là: "Chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp, dựa trên cơ sở những thắng lợi đã đạt được mà. phấn đấu để thực hiện hòa bình ở Đông Dương, phá tan âm mưu của đế quốc Mỹ kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương, củng cố hòa bình và thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và thực hiện dán chủ trong toàn quốc".

Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi: "Toàn Đảng từ trên đến dưới hãy thống nhất tư tưởng và hành động, đoàn kết nhất trí hơn nữa chung quanh Hồ Chủ tịch và Trung ương, tuyệt đối tin tưởng vào Hồ Chủ tịch và Trung ương, kiên quyết vượt mọi khó khăn, ra sức phấn đấu để bất cứ hòa hay là đánh, ta cũng chủ động và thắng lợi".

Sau khi có bản ghi nhớ Mỹ - Anh, hàng ngũ đối phương đã siết chặt hơn trước. Trung tuần tháng Bảy, Măngđét Phrăng trở lại Giơnevơ với vị thế mới là người đại diện cho những ý kiến của phương Tây. Cuộc đấu tranh tập trung vào hai vấn đề gay cấn nhất là xác định đường ranh giới tạm thời và thời gian tiến hành tổng tuyển cử. Pháp chấp thuận vĩ tuyến 17 do Anh, Mỹ đặt ra, và muốn kéo dài thời hạn tổng tuyển cử tự do để thống nhất Việt Nam. Phía ta đề ra vĩ tuyến 16, và yêu cấu tiến hành tổng tuyển cử trong vòng 6 tháng. Cuộc đàm phán lại giẫm chân tại chỗ.

Măngđét Phrăng đã hứa với Quốc hội Pháp trong vòng một thảng nếu không đạt được một hiệp định ngừng bắn thì sẽ từ chức. Thời hạn đang tới gần. Buổi họp ngày 20 tháng 7 năm 1954 được coi như phiên họp chót. Nếu không đi tới kết quả, Hội nghị Giơnevơ sẽ tan vỡ Măngđét. Phrăng đã ở giới hạn cuối cùng. Phía ta chấp nhận vĩ tuyến 17. Phía Pháp chấp nhận thời hạn tiến hành tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam, Bắc Việt Nam là hai năm. Một năm sau ngày ký hiệp định, bắt đầu hiệp thương giữa hai miền về tổng tuyển cử. Thời gian tiến hành tổng tuyển cử là tháng 7 năm 1955. Cuộc đàm phán về thành phần giám sát quốc tế kết thúc nhanh chóng. Đôi bên nhất trí chọn Ấn Độ, Ba Lan, Canađa làm ủy ban giám sát quốc tế, với Ấn Độ là chủ tịch.

Ngày 21 tháng 7 năm 1954, hiệp định đình chiến ở Việt Nam và hiệp định đình chiến ở Lào được ký kết giữa thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu, đại diện Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đồng thời thay mặt Pathét Lào, với thiếu tướng Đentây (Delteil), đại diện Bộ Tổng chỉ huy quân đội liên hiệp Pháp ở Đông Dương. Sau đó, hiệp định đình chiến ở Campuchia được ký giữa đồng chí Tạ Quang Bửu với Nhích Tiêu Long, đại diện chính phủ Vương quốc Campuchia.

Hội nghị thông qua Tuên bố chung về việc lập lại hòa bình ở Đông Dươllg gồm 13 điều:

1 Xác nhận những văn bản hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, ở Lào, ở Campuchia và về tổ chức kiểm soát quốc tế.

2. Khẳng định sự hài lòng của các bên tham gia hội nghị về việc chấm dứt chiến sự ở các nước Đông Dương.

3. Xác nhận những lời tuyên bố của chính phủ Vương quốc Campuchia và của chính phủ Vương quốc Lào về tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức trong năm 1955 ở hai nước này.

4. Cấm việc đem quân đội và nhân viên quân sự nước ngoài vào các nước Đông Dương.

5. Cấm việc đặt căn cứ quân sự nước ngoài ở Đông Dương, và việc các nước Đông Dương tham gia các liên minh quân sự với nước ngoài.

6. Quy định lấy vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam.

7. Khẳng định các bên tham gia hội nghị thừa nhận vễ nguyên tắc sự độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, việc hiệp thương giữa hai miền bắt đầu từ ngày 20 tháng 7 năm 1955 và việc tổng tuyển cử tiến hành vào tháng 7 năm 1956.

8. Cam kết tôn trọng quyền tự do lựa chọn nơi sinh sống của nhân dân trong mỗi nước.

9. Cam kết không có hành động trả thù đối với những người thuộc phía đối phương thời kỳ chiến tranh.

10. Quy định việc quân đội Pháp rút khỏi các nước Đông Dương.

11. Pháp cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.

12. Quy định những nguyên tắc trong quan hệ giữa ba nước Việt Nam, Campuchia, Lào, tôn trọng chủ quyền, độc lập thống nhất, không can thiệp vào nội bộ của nhau.

13. Quy định những biện pháp cần thiết để bảo đảm việc tôn trọng hiệp nghị.

Đoàn Mỹ không ký vào hiệp định, chỉ ra một bản tuyên bố ghi nhận, và hứa sẽ khóng gây trở ngại cho việc thi hành hiệp định. Bộ trưởng ngoại giao của ngụy quyền Bảo Đại tuyên bố không thể công nhận sự hợp thức của hiệp định. Chúng ta đã thấy rõ Mỹ và ngụy quyền lúc này đã là một, sẽ là những kẻ phá hiệp định sau này.

Hiệp định Giơnevơ ra đời trong bối cảnh quốc tế và tương quan lực lượng của ta và địch trên chiến trường như vậy, đã không đạt được tất cả những điều mà ta mong muơn. Tuy nhiên, nó đã góp phần vào việc kết thúc sự thống tn của Pháp kéo dài một thế kỷ, buộc đội quân xâm lược phải ra đi, Pháp phải công nhận trên văn bản độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, không có căn cứ quân sự nước ngoài trên ba nước này, chấp nhận về nguyên tắc một cuộc tổng tuyển cử tự do là cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh lâu dài của ta, và chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài đã chín năm trên toàn bán đảo Đông Dương.

Ngày 22 tháng 7 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi gửi đồng bào, cán bộ và chiến sĩ cả nước nhân dịp Hiệp định Giơnevơ được ký kết: "Vì hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ của Tổ quốc mà 8, 9 năm nay, nhân dân, quân đội, cán bộ và Chính phủ ta đoàn kết chặt chẽ, trên dưới một lòng, chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn, kiên quyết kháng chiến và đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.(...) Ta đã thu được thắng lợi lớn: Chính phủ Pháp đã thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, thừa nhận quân đội Pháp sẽ rút khỏi đất nước ta, v.v. (...) rừ nay, chúng ta phải ra sức đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc".

Ngày 22 tháng năm 1954, Bộ Tổng tư lệnh, đại diện cho cả Pathét Lào, ra lệnh ngừng bắn. Ở Bằc Bộ, lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 27 tháng 7, ở Trung Bộ, từ ngày 1 tháng 8, ở Lào, từ ngày 6 tháng 8, ở Campuchia, từ ngày 7 tháng 8, và cuối cùng, ở Nam Bộ, từ ngày 11 tháng 8 năm 1954.

Lệnh ngừng bắn đã được thực hiện nghiêm chỉnh trên toàn bán đảo Đông Dương. Thi hành Hiệp định Giơnevơ, bộ đội ta ở nam vĩ tuyến 17, bộ đội tình nguyện của ta ở Campuchia và Lào lần lượt chuyển quân ra Bắc tập kết. Bộ đội Pathét Lào tập kết về hai tỉnh Sầm Nưa, Phông Xa Lỳ. Quân viễn chinh Pháp và lực lượng vũ trang của ngụy quyền cũng lần lượt tập kết về phía nam vĩ tuyến 17 với thời hạn cuối cùng là 300 ngày. Anh Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng, và anh Song Hào, chính ủy đại đoàn 308, được chỉ định làm trưởng đoàn và phó đoàn đại biểu Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Uy ban Liên hiệp đình chiến Trung ương .

TRONG lịch sử chiến tranh giữ nước của ta, cuộc chiến thường ít diễn ra ở kinh đô. Đời Trần, trước cuộc xâm lăng của Nguyên Mông, ông cha ta đã ba lần rời Thăng Long, nhưng sau đó lại chiến thắng quân địch trở về, nhanh là ba tháng, chậm là sáu tháng.

Người anh hùng dân tộc áo vải Nguyễn Huệ, với cuộc hành quân thần tốc từ Phú Xuân ra Thăng Long, đã tiêu diệt đội quân xâm lược Mãn Thanh chỉ trong mấy ngày tết.

Thời đại Hồ Chí Minh, cuộc chiến chống quân viễn chinh xâm lược Pháp đã diễn ra hai tháng ở Thủ đô.

Những chiến sĩ quyết tử đã bảo vệ từng góc phố, từng ngôi nhà, rồi ra đi kháng chiến trường kỳ với lời thề chiến thang trở về. Suốt những năm chiến. tranh, hình ảnh Hà Nội khắc sâu trong trái tim của mỗi chiến sĩ, Hà Nội luôn luôn là sự nhớ thương da dết nhất. Điều đó đã thể hiện trong biết bao bài thơ, câu ca. Nhiều người mong được nhìn lại Thủ đô dù chỉ một lần. Và không phải chỉ có những người ra đi nhớ về Hà Nội, người ở lại cũng trông đợi từng ngày người ra đi mau chóng trở về Chiến thắng Đông Xuân 1953-1954 và đại thắng ở Điện Biên Phủ đã mang lại cuộc trùng phùng lịch sử.

Nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô được trao cho đại đoàn 308, trong đó có trung đoàn Thủ đô. Anh Vương Thừa Vũ, đại đoàn trưởng 308, chỉ huy mặt trận Thủ đô tám năm trước, hôm nay là Chủ tịeh ủy ban Quân chính thành phố. Chủ tịch thành phố Hà Nội vẫn là anh Trần Duy Hưng năm đầu cách mạng.

Trên đường về tiếp quản Thủ đô, một số đại diện cán bộ của 308 được triệu tập tới gặp Bác ở Đền Hùng tại Lâm Thao, Phú Thọ. Bác căn dặn cán bộ, chiến sĩ đại đoàn phải triệt để chấp hành 8 chính sách của Chính phủ, 10 điều kỷ luật trong quân đội, "không được xâm phạm đến cái kim sợi chỉ của dân", tôn trọng dân và giúp đỡ dân, thực hiện thật tốt nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô. Cuối cùng Bác hỏi :"Các chú có biết đây là nơi nào không !" Anh Song Hào nói: "Thưa Bác, đây là đền thờ các Vua Hùng...". Bác nói tiếp: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nướe".

Ngày 9 tháng 10 năm 1954, một số đơn vị của 308 vào trước tiếp quản các công sở, nhà máy, từ tay quân Pháp. Thành phố đang bị đặt dưới lệnh giới nghiêm, không một bóng người, các ngôi nhà, cửa đều đóng kín.

Một đơn vị tới Cầu Giấy làm thủ tục bàn giao. Những chiếc xe bọc thép của quân Pháp chưa kịp quay đầu thì từ ngôi nhà tranh xiêu vẹo bên đường đã xuất hiện một lá cờ đỏ sao vàng, những tiếng hô không biết từ đâu nổi lên: "Hồ Chủ tich muôn năm !... Hoan nghênh các anh bộ đội trở về giải phóng Thủ đô!". Rồi những cánh cửa bật mở, bà con ùa ra, xúm xít chung quanh các chiến sĩ tủi tủi mừng mừng. Chỉ trong giây lát, cả dãy phố nghèo ở ngoại Ô đã đỏ rực màu cờ. Tại nhà máy đèn Hà Nội, anh chị em công nhân đứng xếp hàng trước cửa với những bó hoa trên tay. Họ đã trải chiếu nằm tại sở mấy ngày qua không cho quân địch tháo dỡ máy móc đem đi. Lời chào mừng của chị công nhân nghẹn đi vì nước mầt tuôn chảy. Bác thợ già ôm lấy anh chiến sĩ như gặp lại đứa con đi xa từ lâu. Ở các nhà máy, họ đều gặp những người thợ mang theo cơm nắm nằm chờ bộ đội tới từ mấy hôm nay. Một bác ở Nhà máy điện Yên Phụ nói:

"Biết các anh tử hồi còn chiến đấu ở Hà Nội kia mà!".

Tại nhà ga Hàng Cỏ, anh chị em vui vẻ cho biết vừa sửa xong một chiếc đầu tàu thật tốt, bảo đảm cho chuyến tàu đầu tiên xuất phát đúng giờ chào mừng bộ đội trở về.

Quân Pháp lui dần qua cầu Long Biên chấm dứt sự có mặt gần một trăm năm ở thành Hoàng Diệu.

Sáng ngày 10 tháng 10 năm 1954, những ngôi nhà cổ kính của Hà Nội đều sáng rực lên những lá cờ sao. Trời mưa, nhưng đường phố rất sạch. Cổng chào đã được dựng lên khắp nơi. Những cụ phụ lão khăn đóng áo dài trang nghiêm đứng chung quanh bàn thờ Tổ quốc. Tàu điện từ ngoại Ô vào chật níeh bà con ngoại thành. Sau nhiều năm tạm bị chiếm, Thủ đô đã sống lại không khí ngày đầu Tổng khởi nghĩa. Tất cả mọi người dồn ra hai bên đường chờ đón giờ phút lịch sử, đoàn quân chiến thắng trở về.

Đường quen phố cũ đây rồi

Thủ đô tươi dậy mặt người như hoa

Vườn hồng ngớt gió mưa qua

Cờ hoa đỏ nắng, mái nhà vàng sao....

Anh hùng Nguyễn Quốc Trị, trung đoàn trưởng trung đoàn Thủ đô, dẫn đầu đơn vị bộ binh tiến vào Hà Nội.

Người từ hai bên đường đổ xô ra đặt vào tay anh và các chiến sĩ những bó hoa tươi. Những chiếc lưỡi lê sáng ngời lấp lánh bên hoa. Tiếp sau là đoàn xe bộ binh cơ giới pháo binh. Người -Hà Nội không ngờ hầu hết cán bộ, chiến sĩ ta đều trẻ. Cái làm họ ngạc nhiên hơn là những người chiến sĩ nhỏ nhắn, hiền lành, giản dị này đã đánh thắng những tên lính Pháp cao lớn, dữ tợn, vũ trang đầy người, có cả máy bay, tàu chiến, xe tăng ! Hàng Bông, Hàng Đào rộn ràng tiếng trống múa sư từ, múa lân. Pháo nổ rền, xác pháo đỏ hồng rải trên đường phố như những cánh hoa đào. Bên hồ Hoàn Kiếm, sinh viên, học sinh tụ tập km vườn hoa Chí Linh như năm nào, hát những bài ca cách mạng.

15 giờ. Từ Nhà hát lớn thành phố nổi lên một hồi còi dài. Các loa phóng thanh vang lên tiếng đồng chí Chủ tịch Uy ban Quân chính đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô:

"Tám năm qua, Chínk phủ xa rời khỏi Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào.

Ngày nay do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, kháng chiến đã thđng lợi, Chính phủ lại trở về Thủ đô với dồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết kể...

Chính phủ và nhân dân ta phải cùng nhau cố gang nhiêu để khôi phục, củng cố và phát triển đời sông tinh thần và vật chất của Thủ đô ta... "

Với người dân Hà Nội, lòng Già Hồ vẫn như những ngày nào...

Bác và anh Trường Chinh còn ở lại Sơn Tây một thời gian. Tôi được Bộ Chính trị phân công cùng với các anh Lê Văn Lương, Xuân Thủy, Tố Hữu chỉ đạo việc tiếp quản Thủ đô.

Sáng ngày 11 tháng 10, chúng tôi về tới Hà Nội. Thủ đô vẫn giống như những ngày Cách mạng tháng Tám khi Bác và chúng tôi từ chiến khu trở về. Rợp trời cờ đỏ. Những đường phố vào Thu lác đác lá vàng. Những ngôi nhà kín đáo nấp dưới vòm cây. Hàng liễu rủ quanh Hồ Gươm nước vẫn xanh ngắt. Chỉ khác với hồi tháng 12 năm 1946, là không còn những chiếc xe nhà binh, những chiếc môtô Pháp gầm rú trên đường phố, không còn tiếng giày đinh của những tên lính mũ đỏ nện trên vỉa hè. Hà Nội rất ít thay đổi trong chiến tranh, vì người Pháp chưa lúc nào tin họ có thể tái định cư lâu dài như trước kia, mặt trận thường xuất hiện cách đây vài chục kilômét. Thành phố yên tĩnh, không khí trong lành. Nơi tôi tới thăm đầu tiên là Nhà máy điện Yên Phụ. Tôi siết chặt tay những người thợ quần áo đầy muội than đã phá máy làm tắt nguồn điện của Hà Nội, thay hiệu lệnh tiến công đêm 19 tháng 12 năm 1946, hôm nay lại đấu tranh kiên cường với địch bảo vệ máy giữ lại nguồn ánh sáng cho Thủ đô. Tất cả các công sở tôi tới đều trống trơn, không còn một chút tiện nghi làm việc.

Một lần, tôi ghé qua Ngã Tư Sở định tìm lại Lìễu Trang, ngôí nhà nhỏ xinh nơi Thường vụ vẫn họp trước khi rời Hà Nội, Bác và anh Trường Chinh đã có những lần tới đây. Nhưng hoàn toàn không còn thấy dấu vết.

Chín năm chiến tranh là một thời gian không ngân. Mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày đầy âp những sự kiện. Nó đã mang lại bao đổi thay trong đời sống dân tộc, trong mỗi con người. Nó có thể xóa đi nhiều kỷ niệm.

Chính phủ và Trung ương Đảng trở về Hà Nội. Bác Hồ gặp lại đồng bào ở quảng trường Ba Đình, nơi chín năm trước Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử.

Nụ cười của Bác Hồ trên lễ đài sẽ sáng mãi trang sử mới của Hà Nội nối tiếp Đông Đô, Thăng Long xưa. Chúng ta đã tổ chức cuộc duyệt binh lớn đầu tiên ở Hà Nội, một cuộc duyệt binh bộ đội, dân quán du kích chỉ mang theo toàn vũ khí của Pháp và Mỹ, từ vũ khí nhẹ, vũ khí nặng, đến các phương tiện thông tin đều là chiến lợi phẩm thu được trong chiến đấu. Ba chiếc xe tăng được đưa từ Điện Biên Phủ về, sửa chữa lại, mở đầu cuộc diễu hành. Ngôi nhà Phủ Toàn quyền cũ nay trở thành Phủ Chủ tịch. Ngay từ khi mới tới, Bác đã chọn chỗ làm việc, cũng là nơi ở của Người, tại căn nhà nhỏ của người làm vườn nằm sâu phía trong, dưới những vòm cây, bên cạnh một cái hồ.

Công việc của hòa bình dồn dập kéo tới. Hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng quân đội... Những công việc mới, những vấp váp mới. Hai năm qua rất nhanh. Quân Pháp từng bước rút về nước. Nhưng cuộc tổng tuyển cử cũng như nhiều điều khoản khác của Hiệp định Giơnevơ đã khóng được thực hiện. ở Nam . Việt Nam, những người kháng chiến cũ bị ruồng bố, lùng bắt, phải chạy ra bưng biền, chạy lên rừng núi. Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng thay thế Bảo Đại, lớn tiếng đòi "lấp sông Bến Hải", đòi "Bắc tiến". Nhân dân ta chuẩn bị lên đưừng đi tiếp chặng đường mới của cuộc trường chinh giành độc lập, thống nhất, so với chặng đường đã qua còn bội phần gian nan hơn.

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Chương 15

ĐỂ THAY KẾT LUẬN

Mỗi lần trở lại Điện Biên Phủ, tôi tới nghĩa trang liệt sĩ dưới chân đồi A1 thắp nén hương tưởng niệm những người đồng đội đã nằm lại đây. Đứng trước rất nhiều ngôi mộ không có tên, tôi hình dung ra anh chiến sĩ trẻ tới chiến trường giữa trận đánh, chiến đấu bên những người đồng đội chưa kịp biết tên mình, và mình cũng chưa kịp biết là đang ở đơn vị nào. Tiểu đoàn 23, đánh địch phản kích trên sân bay Mường Thanh, đã ghi công đầu cho người chiến sĩ cắm lá cờ làm chuẩn cho pháo bắn chi viện giữa lúc địch tiến công dữ dội nhất, nhưng không một ai biết tên anh, cũng như anh ở đâu, còn hay mất ! Chàng trai Phù Đổng từ thời xa xưa sau khi đánh thắng giặc Ân đã cưỡi ngựa về trời . . .

Anh bộ đội Cụ Hồ ra trận thời đó, tử bưng biền Nam Bộ, núi rừng Tây Nguyên, đèo mây Tây Bắc, đến những miền đất lạ Lào, Campuchia... chỉ có một ý nghĩ vô cùng trong sáng: phải góp phần cùng đồng đội, đồng bào, bạn bè có chung số phận giành lại độc lập, tự do.

Dân tộc ta đã phải trả giá hơn một thế hệ những người con ưu tú nhất để xóa đi một vết nhơ của loài người là chủ nghĩa thực dân.

Sau chiến thắng ở Điện Biên Phủ, tôi từ Tây Bắc trở lại Việt Bắc, đến chào Bác. Người bắt tay chúc mừng, rồi nói:

Nhân dân ta còn phải tiếp tục chống Mỹ !

Tôi nhớ tới những lời Bác viết trong thư khen ngợi quân và dân sau chiến thắng: "Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầư". Những lời này chỉ có được ở Chủ tịch Hồ Chí Minh !

Với thắng lợi của kháng chiến chống Pháp nước Việt Nam đã được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập, thống nhất, nhưng chúng ta chỉ mới giành lại nửa đất nước.

Chúng ta đã không thể tránh khỏi cuộc đụng đấu lịch sử còn tiếp tục. Cần phải chứng minh cho chủ nghĩa thực dân cũ và mới hiểu rằng: đã tới lúc không thể dùng sức mạnh sắt thép để nô dịch, chia cắt những dân tộc nhỏ yếu.

Thắng lợi của kháng chiến chống Pháp đã mang lại những điều kiện vô cùng quý báu cho dân tộc để tiép tục đánh thắng quân xâm lược Mỹ trên tiền tuyến lớn miền Nam, giành lại độc lập và thống nhất cho Tổ quốc.

Từ mùa Xuân Điện Biên Phủ, 45 năm đã trôi qua.

Chúng ta đã thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người là quyết tâm hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc với cuộc chiến tranh ba mươi năm, mở ra kỷ nguyên đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Chúng ta đang thực hiện nhiệm vụ "xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thông nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh" với những thành tựu rõ rệt trong công cuộc đổi mới.

Chúng ta đang bước vào năm 2000, năm giao thời sang thế kỷ XXI, thiên niên kỷ thứ ba.

Cục diện thế giới đang trải qua những biến động lớn, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển với nhịp độ siêu tốc, đặc biệt là ở các nước phát tnển, những nước đã đi vào nền "văn minh trí tuệ". Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, với mặt tích cực và mặt tiêu cực của nó đang lôi cuốn cả hành tinh. Đi đôi với nguyện vọng hòa bình để phát triển, các cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo đang nổ ra ở nhiều nơi; các cuộc chiến tranh xâm lược với vũ khí công nghệ cao do chủ nghĩa thực dân mới kiểu mới gây ra đang chà đạp lên chủ quyền và độc lập của các dân tộc.

Trong lúc đó, những mâu thuẫn cơ bản của thế giới vẫn tiếp tục tồn tại, với những hình thức và biểu hiện mới trong sự đan xen phức tạp. Đi sâu phân tích, chúng ta nhận thấy tính chất của thời đại vẫn không thay đổi, đúng như Đảng ta đã nhận định: Loài người vẫn ở trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội.

Vận hội mới đang đến với chúng ta, cùng những tháeh thức mới. Chúng ta càng phải tăng cường đoàn kết, tiến lên dưới ngọn cờ tất thắng của Đảng, biến những ước mơ, những hoài bão tưởng chừng như không thực hiện được, thành hiện thực. Đồng thời, phải luôn nắm vững quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, vừa xây dựng thành công đất nước giàu mạnh vừa bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Đường kách mệnh, con đường lên hạnh phúc còn dài, nhưng chúng ta đã có những tiền đề thắng lợi.

"Độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội", "lòng yêu dân, yêu nhân loại không bao giờ thay đổi", "mưu cầu hạnh phúc cho dân", "có dân là có tất cả", "đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết", đó là những điều nằm trong di sản Người để lại cho dân tộc: Tư tưởng Hồ Chí Minh.

1997-1999

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Phụ Lục

Cách đây năm mươi năm, ngày 20 tháng 7 tại Genève, các nhà đàm phán Pháp và Việt kí kết hiệp định đình chiến, được cộng đồng thế giới bảo đảm: Hoa Kì, Anh, Liên Xô, và nhất là Trung Hoa Nhân dân "ghi nhận". Trước đó vài tuần, ngày 7 tháng 5, 1954, những người phòng vệ cuối cùng trại Điện Biên Phủ, mỏi mòn, kiệt lực vì một trận chiến liên tục năm mươi lăm ngày, đã phải ngậm ngùi nhìn nhận sự ưu việt của địch thủ. Thế ra cái bọn «Việt» từng bị khinh khi bao nhiêu kia đã thắng được một trong những đạo quân chính yếu của phương Tây, được đồng minh hùng mạnh Mĩ yểm trợ.

Bây giờ người ta khó tưởng tượng được tiếng dội hồi đó của biến cố này trong thế giới thuộc địa: thực dân đã thua, một đạo quân chính quy bị đánh bại. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng hoà Algérie, Benyoucef Ben Khedda, hồi tưởng: "Ngày 7 tháng 5, 1954, quân đội của Hồ Chí Minh giáng cho đoàn quân viễn chinh Pháp tại Việt Nam thảm hoạ nhục nhã Điện Biên Phủ. Chiến bại này của nước Pháp đã tác động như một ngòi nổ dữ dội cho tất cả những ai nghĩ rằng sự lựa chọn nổi dậy trong ngắn hạn từ nay là phương thuốc độc nhất, là sách lược duy nhất khả hữu (...) Hành động trực tiếp vượt lên tất cả các suy xét khác và trở thành ưu tiên số một." [2] Hơn ba tháng sau ngày kí kết hiệp định Genève, cuộc nổi dậy Algérie bùng nổ, ngày 1 tháng 11, 1954.

Trước Điện Biên Phủ, vượt xa ngoài xứ Algérie, cuộc tranh đấu lãnh đạo bởi Việt Minh, tổ chức chính trị-quân sự do Hồ Chí Minh tạo lập, đã có ảnh hưởng rất lớn đến những người quốc gia các xứ thuộc địa, và cả một số phần tử trong dân chúng cùng khổ. Và ngay từ buổi đầu.

Ngày 6 tháng 3, 1946, các đại biểu Pháp (Jean Sainteny) và Việt Nam (Hồ Chí Minh) kí tại Hà Nội một hiệp định. Paris công nhận nước "Cộng hoà Việt Nam" là một "quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân lực, tài chính riêng, trong Liên hiệp Pháp". Ý niệm độc lập bị cẩn thận gạt ra. Tuy nhiên, ai cũng cho rằng Pháp sắp thành công trong việc lập được những quan hệ mới với các thuộc địa của mình.

Từ ngày 21 đến ngày 26 tháng 3, 1946, khi Quốc hội lập hiến [Pháp] phân tích tình hình hải ngoại, nhiều đại biểu nhắc đến tỉ dụ Đông Dương: Lamine Gueye (Tây Phi thuộc Pháp [3] ), Raymond Vergès (Réunion)... Đặc biệt, các đại biểu thuộc Phong trào dân chủ cách tân Madagascar [Mouvement démocratique de rénovation malgache] đệ trình lên văn phòng Quốc hội một dự luật lập lại nguyên văn các công thức của hiệp định 6 tháng 3: Pháp công nhận Madagascar là một "quốc gia tự do, có chính phủ riêng", vân vân... Đa số từ chối cứu xét yêu cầu này.

Nhưng sự lan truyền sẽ không dừng lại, và Việt Nam trở thành khuôn mẫu cho rất nhiều dân thuộc địa. Vì lẽ đàm phán tiếp diễn giữa Pháp và người quốc gia Việt Nam. Người ta mong mỏi một hiệp định dựa trên thiện chí của "nước Pháp mới". Cho nên Hồ Chí Minh tới Paris để thương lượng một quy chế dứt khoát cho nước mình. Ông sẽ phải trắng tay trở về.

Nhưng con người nhỏ thó lạ lùng ấy, rất ư dè dặt, rất ư khiêm nhường, lại đã gây được một uy tín vô cùng lớn lao trong mắt những người quốc gia các thuộc địa khác. Nếu như những hoạt động trong quá khứ của ông, khi ông còn mang tên Nguyễn Ái Quốc, trước kia không mấy ai biết tới, thì vào mùa hè năm 1946 này, mọi chuyện đã đảo ngược. Ai ai cũng rõ ông đã thành lập Liên hiệp các thuộc địa [Union intercoloniale], xuất bản tờ báo Người cùng khổ [Le Paria] trong những năm 1920, hoạt động cách mạng chuyên nghiệp trong Quốc tế cộng sản vào những năm 1930; và danh tiếng nhà ái quốc không ai mua chuộc được của ông đã vượt rất xa biên giới nước ông.

Tuy tương đối còn trẻ (56 tuổi), ông được rất nhiều dân các xứ thuộc địa xem như "anh cả". Jacques Rabemanajara, nhà lãnh đạo Phong trào dân chủ cách tân Madagascar, khi gặp ông, phải thán phục sự kết hợp giữa sự kiên quyết về mục đích tối hậu (độc lập) và tính linh động về hình thức - chấp nhận Liên hiệp Pháp [4] . Tuy nhiên, cuối tháng 11, 1946, chiến tranh khởi sự.

Cái tên Hồ Chí Minh vang dội tại trường đua Vel d'Hiv', Paris, ngày 5 tháng 6, 1947. Các "đại biểu hải ngoại" họp mít-tinh tại đây với đề tài "Liên hiệp Pháp lâm nguy". Bởi vì ngoài cuộc tranh chấp Pháp-Việt, bấy giờ lại thêm vụ đàn áp tại Madagascar. Lên tiếng trong cuộc mít-tinh này là những người sẽ có những số phận khác nhau: tổng thống tương lai xứ Côte-d'Ivoire Félix Houphouët-Boigny nhân danh Tập hợp Dân chủ Châu Phi [Rassemblement démocratique africain] (bấy giờ liên kết với nhóm cộng sản tại Quốc hội), nhà thơ Aimé Césaire nhân danh đảng Cộng sản Pháp, chủ tịch tương lai Quốc hội Sénégal Lamine Gueye nhân danh đảng Xã hội Pháp, một người Algérie được giới thiệu là "Ông Hoàng" [Chérif] đại diện cho Tuyên ngôn Algérie [Manifeste algérien] của Ferhat Abbas... [5]

Rất nhiều chứng từ xác nhận điều ấy: dân các xứ thuộc địa bấy giờ hướng về các chiến khu Việt Minh, đã dám thách thức cường quốc giám hộ. Việt Minh sẽ kháng cự nổi hay không trước sức mạnh vượt rất xa của đoàn quân viễn chinh Pháp? Đấy cũng là mối quan tâm của của các sinh viên gốc các xứ thuộc địa có mặt tại chính quốc.

Thời đó, người cộng sản có ảnh hưởng rất lớn trong các giới này. Tại các xứ thuộc địa, kiểm duyệt và đàn áp không cho phép người ta công khai biểu lộ tình đoàn kết. Một số văn bản của Tập hợp Dân chủ Châu Phi tại châu Phi da đen hay của đảng Cộng sản Pháp tại Algérie minh bạch nói đến cuộc tranh đấu của nhân dân Việt nam. [6]

Năm 1949, nhà văn Maurice Genevoix đi khắp châu Phi. "Bất cứ nơi nào tôi đến, ông viết, dù là Tunisie, Algérie, Maroc, Sénégal, Soudan, Guinée, Côte-d'Ivoire hay Niger, đâu đâu cũng rõ ràng người ta đều tin chắc rằng tầm quan trọng của các biến chuyển tại Đông Dương mang tính cách quyết định. Về điểm này, yên lặng lại còn hùng hồn hơn là nói ra lời." [7]

Tại Bắc Phi, tiếng dội cũng không kém. Đầu năm 1949, một bộ trưởng của Hồ Chí Minh, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, viết thư cho Abd El-Krim [8] , đang tị nạn tại Le Caire, yêu cầu ông tung ra lời kêu gọi các binh lính gốc Maghreb [9] có mặt tại Đông Dương. Nhà lãnh tụ cuộc chiến Rif [10] đáp ứng ngay: "Chiến thắng của thực dân, dẫu ở đầu kia thế giới, cũng là chiến bại cho chúng ta và là thất bại cho chính nghĩa của chúng ta. Tại bất cứ nơi nào trên thế giới, chiến thắng của tự do cũng (...) báo hiệu độc lập của chúng ta đã gần kề." [11]

Năm sau, đảng cộng sản Maroc, do Việt Minh bắt liên lạc qua đảng cộng sản Pháp, phái sang giúp Hồ Chí Minh một thành viên Trung ương đảng, Mohamed Ben Aomar Lahrach [12] . Ông này, người Maghreb gọi là "tướng Maarouf" và người Việt Nam kêu là "Anh Ma", sẽ đảm nhận thường xuyên một chức vụ quan trọng, không ngừng kêu gọi các đồng bào của mình trong đoàn quân viễn chinh đào ngũ hay thực hiện công tác giáo dục chủ nghĩa Marx cho các tù binh hay hàng binh gốc Bắc Phi [13] .

Các thất bại liên tiếp của quân đội Pháp tại Đông Dương càng tăng gia ý thức đoàn kết giữa các dân tộc thuộc địa. Tỉ như, chính công nhân bốc dỡ tại các hải cảng Algérie (Oran, Alger), chứ không phải tại chính quốc, đã là những người đầu tiên khước từ việc đưa lên tàu các chiến cụ gửi sang Đông Dương. Các nhà lãnh đạo Pháp phân tích cứ liệu này. Đáp lại sự đoàn kết của dân thuộc địa là sự đoàn kết của thực dân. Trong tác phẩm đã dẫn, Maurice Genevoix kết luận: "Khi sợi dây sâu chuỗi đứt, hết viên ngọc này đến viên ngọc kia đều rơi rụng: vấn đề của đế quốc chỉ là một."

Với những kẻ ủng hộ nỗ lực chiến tranh, thêm vào nguyên tắc chống cộng là ý chí củng cố Liên hiệp Pháp. Họ tin chắc chiến thắng sẽ lan truyền: biểu dương sức mạnh ở Đông Dương để khỏi phải dùng đến sức mạnh ở nơi khác... Cho nên Georges Bidault, người nhiều lần nắm chức bộ trưởng ngoại giao, không ngớt quả quyết rằng Liên hiệp Pháp là "một khối": hễ đầu hàng ở một vùng tất sẽ khiến sụp đổ toàn bộ cơ cấu [14] . Nhớ tiếc Đảng thuộc địa [15] ngày trước, những phần tử bảo thủ nhất rêu rao rằng duy "phương pháp mạnh" mới bịt miệng được cái đám "quốc gia-giả hình bản xứ".

Ngược lại, một phần giới chính trị Pháp nghĩ rằng Đông Dương coi như mất rồi và lo sợ tình thế lan truyền. Pierre Mendès-France ngay từ mùa thu năm 1950 quả quyết: Cuộc chiến hỏng rồi. Nước Pháp không còn đủ lực lượng cần thiết để đối đầu khắp nơi. François Mitterrand cũng đã viết: cuộc chiến tiến hành bên châu Á đe doạ nghiêm trọng "triển vọng bên châu Phi của ta, triển vọng giá trị duy nhất [16] ". Thà cắt bỏ bộ phận châu Á trước khi hoại thư ăn khắp cơ thể. Hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên khi cũng chính nhóm Mendès-Mitterrand giải quyết vụ Đông Dương rồi cứ bám lấy Algérie.

Thế nhưng những ý kiến này không được nghe theo: do đó mà có thảm hoạ Điện Biên Phủ. Tiếng dội của nó tại các thuộc địa khác của Pháp như thế nào? Tuy không có cuộc thăm dò dư luận đầy đủ nào, một số dấu hiệu cho phép ta nghĩ rằng, nhiều nơi người ta thoả mãn, từ Alger đến Tananarive qua Dakar. Ngày 11 tháng 5, 1954, bốn ngày sau chiến bại, Christian Fouchet, chính khách đệ tử của De Gaulle, tiết lộ rằng nhiều người Pháp tại Maroc nhận được thư nặc danh cảnh báo: "Casablanca sẽ là Điện Biên Phủ thứ hai của các ngươi [17] ." Và những người quốc gia Algérie quyết định đốc thúc việc chuẩn bị nổi dậy [18] .

Như thế Điện Biên Phủ không phải đã chỉ đi vào Lịch Sử hai nước - với Pháp, như là biểu tượng cho sự ngoan cố lỗi thời dẫn đến một tai hoạ, với Việt Nam, như là biểu tượng cho sự dành lại độc lập quốc gia. Khắp thế giới, trận Điện Biên Phủ đã được đón nhận như một sự đoạn tuyệt, báo hiệu nhiều cuộc tranh đấu khác. Mới vừa tan trong lòng chảo đất "Bắc Kì", khói súng đã thẩm thấu giải núi Aurès. Và không đầy một năm sau, tiếng dội ấy đã đưa đến cuộc hội nghị tại Bandung [19] của những "kẻ bị đoạ đày trên thế gian" [Les Damnés de la terre] [20] .

Năm 1962, nhà lãnh tụ quốc gia Algérie Ferhat Abbas viết: "Điện Biên Phủ không phải đã chỉ là một chiến thắng quân sự. Trận chiến này vẫn là một biểu tượng. Đó là trận Valmy của các dân tộc thuộc địa. Đó là sự khẳng định của con người châu Á và châu Phi đối diện với con người châu Âu. Đó là sự xác nhận nhân quyền trên quy mô thế giới. Tại Điện Biên Phủ, Pháp đã mất đi cách bào chữa duy nhất cho sự hiện diện của mình, tức là quyền của kẻ mạnh [21] ."

Mười hai năm sau, kỉ niệm hai mươi năm trận chiến, Jean Pouget, nguyên sĩ quan trong đoàn quân viễn chinh, cay đắng nhưng sáng suốt, sẽ viết: "Điện Biên Phủ thất thủ đánh dấu sự cáo chung của thời kì thực dân và mở ra kỉ nguyên độc lập của thế giới thứ ba. Ngày nay, tại châu Á, châu Phi hay châu Mĩ, không một cuộc nổi dậy, đối kháng hay khởi nghĩa nào mà không dựa theo chiến thắng của tướng Giáp. Điện Biên Phủ đã trở thành ngày 14 tháng 7 của công cuộc giải thực [22] "

--------------

[1](chú thích của người dịch) Trận Valmy, ngày 20/9/1792 các tướng Pháp Dumouriez và de Kellermann thắng quân Phổ, chặn đứng cuộc xâm lăng và gây lại lòng tin cho quân Pháp.

[2]<î>Les Origines du 1er novembre 1954 [Những căn nguyên của ngày 1/11/1954], Alger, 1989; trích dẫn bởi Benjamin Stora, «Un passé dépassé? 1954, de Dien Bien Phu aux Aurès» [Vượt qua quá khứ? 1954, từ Điện Biên Phủ tới Aurès], tư liệu đánh máy, hội thảo Hà Nội, tháng 4, 2004.

[3]Lập ra năm 1895, Tây Phi thuộc Pháp [Afrique occidentale française] là một liên bang gồm các lãnh thổ Sénégal, Mauritanie, Soudan, Haute-Volta (nay là Burkina-Faso), Guinée, Niger, Côte-d'Ivoire và Dahomey (nay là Bénin) với thủ đô là Dakar.

[4]Hiến pháp 1946 đặt danh xưng như thế cho tập hợp gồm nước Cộng hoà Pháp (Pháp chính quốc, các tỉnh và lãnh thổ hải ngoại) cùng các lãnh thổ và quốc gia liên kết. Xem Jacques Tronchon, L'Insurrection malgache de 1947 (Cuộc nổi dậy tại Madagascar năm 1947), Paris, 1974.

[5]Báo L'Humanité, ngày 6/6/1947.

[6]Xem Au service de l'Afrique noire. Le Rassemblement démocratique africain dans la lutte anti-impérialiste (Phụng sự châu Phi da đen. Tập hợp dân chủ châu Phi trong cuộc tranh đấu chống đế quốc), 1949.

[7]Afrique noire, Afrique blanche [Châu Phi da đen, Châu Phi da trắng], Paris, 1949.

[8]Lãnh tụ phong trào đòi độc lập cho Maroc; trong những năm 1920 cầm đầu cuộc tranh đấu chống Tây Ban Nha và Pháp, bị đày sang đảo Réunion; đến Le Caire trú ngụ năm 1947 và gây dựng tại đây một Ủy ban Giải phóng Maghreb.

[9](chú thích của người dịch) địa danh vùng Tây Bắc châu Phi gồm các xứ Algérie, Maroc, Tunisie.

[10](chú thích của người dịch) Diễn ra tại vùng rặng núi Rif, bắc Maroc, các năm 1925-1926, giữa quân của Abd El-Krim và quân Tây Ban Nha rồi quân Pháp.

[11]Xem Abdelkrim El Khattabi [dit Abd El-Krim] et son rôle dans le Comité de libération du Maghreb (Abd El-Krim và vai trò của ông trong Ủy ban Giải phóng Maghreb), trích dẫn trong Histoire d'Anh Ma (Lịch sử Anh Ma) của Abdallah Saaf, Paris, 1996.

[12]Xem Abdallah Saaf, sách đã dẫn.

[13]Xem Nelcya Delanoë, Poussìères d'Empire (Những hạt bụi đế quốc), Paris, 2002.

[14]Xem Jacques Dalloz, Georges Bidault, biographie politique (Georges Bidault, tiểu sử chính trị), Paris, 1993.

[15](chú thích của người dịch) "Đảng thuộc địa" (Parti colonial), cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, là một nhóm áp lực đúng hơn là một đảng, gồm khoảng 15.000 hội viên thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau, hoạt động trong nghị viện, trên báo chí, trong các giới kinh doanh..., nhằm lôi cuốn dư luận và thúc đẩy chính quyền xâm chiếm, lập và giữ các thuộc địa.

[16]Aux frontìères de l'Union franςaise. Indochine, Tunisie, Paris (Nơi biên thuỳ Liên hiệp Pháp. Đông Dương, Tunisie, Paris), Paris, 1953.

[17]Journal officiel (Công báo), Paris, 11/5/1954.

[18]Xem chứng từ của Mohamed Harbi, «L'écho sur les rives de la Méditerranée» (Tiếng dội bên bờ Địa trung hải), tạp chí Carnets du Vietnam, tháng 2, 2004.

[19]Hội nghị đầu tiên, tháng 4, 1955, của các nước phi liên kết: 29 nước tham dự, trong số đó có Indonésie của Sukarno, Trung Quốc của Mao Trạch Đông, Ấn Độ của Nehru, và Algérie, vừa khởi phát chiến tranh giải phóng.

[20](chú thích của người dịch) Lời trong bài «Quốc tế ca» và cũng là tựa đề tác phẩm của Frantz Fanon (1925-1961), lí thuyết gia về cách mạng trong thế giới thứ ba. Bản tiếng Việt thường đuợc biết đến của của Quốc Tế Ca là: «Vùng lên, hỡi các nô lệ của thế gian...»

[21]Paris, 1962.

[22](chú thích của người dịch) 14 tháng 7 là ngày quốc khánh của nước Pháp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro