dien linua day

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 1: Trộn ba dd H2SO4 0,1M ; HNO3 0,2M ; HCl 0,3M với thể tích bằng nhau thu được ddA. Lấy 300ml ddA cho tác dụng với ddB gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M. Tính thể tích ddB để dd thu được có pH = 12.

CÂU 2: Một dd chứa 0,2 mol Fe3+ ; 0,1 mol Al3+ ; x mol SO42– ; y mol NO3– . Cô cạn dd thu được 61,3g muối. Tính x, y.

CÂU 3: Hòa tan 26g CaCO3 bằng dd HCl dư. Cho khí sinh ra hấp thụ vào 400ml dd NaOH a% (D = 1,18 g/ml) thu được ddX. Thêm lượng dư dd BaCl2  vào dd X, sau phản ứng thu được 18,715g kết tủa. Tính a.

CÂU 4a) Dung dịch CH3COOH 0,1M có a = 1%. Tính pKa của CH3COOH và pH dung dịch.

 b) A là dd HCl 0,2M. B là dd H2SO4 0,1M. Trộn  A và B theo thể tích bằng nhau, tính pH dung dịch thu được.

CÂU 5: Cho 1,92g đồng vào 100ml dd đồng thời chứa KNO3 0,16M và H2SO4 0,4M thấy sinh ra một chất khí có tỉ khối hơi so với hidro là 15 và ddA. Tính thể tích khí ở đktc, thể tích dd NaOH 1M tối thiểu để kết tủa toàn  bộ Cu2+ trong ddA.

CÂU 6: a) Thêm từ từ 100g dd H2SO4  98% vào nước thu được 1 lit ddA. Tính pH  ddA.

              b) Thêm bao nhiêu lit dd NaOH 1,8M vào 1 lit ddA để thu được dd có pH 1 và pH 13.

CÂU 7: Cho dd pH 4. Phải thêm một thể tích nước gấp bao nhiêu lần thể tích dd ban đầu để thu được dd  pH  5.

CÂU 8: Trộn 1 lit dd H2SO4 0,005M với 4 lit dd NaOH 0,005M. Tính pH.

CÂU 9: Cho phản ứng :       A +  a B  →  ABa  . Viết biểu thức tính tốc độ phản ứng. Xác định a  biết nếu tăng nồng độ  A,B lên hai lần thì tốc độ phản ứng tăng 16 lần.

CÂU 10: Dung dịch chứa Cu2+, Na+, Cl-, SO42–.Hỏi dd này được tạo thành khi hòa tan muối nào vào nước? Khi cô cạn dung dịch này có thể thu được muối nào?

CÂU 11: Tính thể tích dd KOH 14% (D = 1,12g/ml) chứa số mol OH- bằng số mol OH-có trong 200ml dd có pH = 12.

CÂU 12: Hòa tan 12,5 g CuSO4.5H2O vào nước thu được 300ml dd. Tính thể tích dd KOH 2M để kết tủa hết Cu2+ trong 100ml dd trên.

CÂU 13: Tính nồng độ mol/l của dd HNO3 và dd KOH biết :20ml dd HNO3 trung hòa hết bởi 60 ml dd KOH, 20ml dd HNO3 sau khi tác dụng  với 2 g CuO thì trung hòa hết bởi 10ml dd KOH.

CÂU 14: Có bốn dd NH3 , FeSO4 , BaCl2 , HNO3 . Viết các phương trình phản ứng (dạng phân tử và ion) xảy ra khi trộn lần lượt các dd với nhau.

CÂU 15: Có hai dd A , B. Mỗi dd chứa hai loại cation và hai loại anion trong số các ion sau : K+ : 0,15 mol ; Mg2+ : 0,1mol ;    : 0,25 mol;  H+ : 0,2 mol ;  Cl- : 0,1 mol;

 SO42– : 0,075 mol ; NO3 – : 0,25 mol ; CO32–  : 0,15mol. Xác định A,B.

CÂU 16: Dung dịch A chứa NaHCO3 và Na2CO3. Trung hòa 300 ml dd A cần 100ml dd NaOH 1M thu được dd B. Cho dd CaCl2 dư vào ddB thu được 30g kết  tủa. Xác định nồng độ mol/l các chất trong ddA.

CÂU 17: Có dd D chứa Zn2+, Fe2+ và Cl-. Thêm từ từ dd NaOH 1,5M vào 50ml ml dd D khi lượng kết tủa cực đại thì thấy tốn 40ml. Mặt khác nếu thêm dd KOH 2M vào 500ml dd D đến khi lượng kết tủa không thay đổi thì cần dùng 500ml. Xác định nồng độ mol/l của mỗi muối trong ddD.

CÂU 18: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi :

a)      Cho NH3 dư vào dd CuSO4 .                         b) Trộn dd FeCl3 với dd Na2CO3.

c)      Cho từ từ  dd KOH vào dd AlCl3 .                d) Cho khí CO2 lội từ  từ qua dd Ba(OH)2.

CÂU 19: Nhận biết các lọ mất nhãn sau:

a)      NaCl, KBr, Na2CO3, NH4Cl, H2SO4, HCl, Na3PO4.

b)      CaCO3, BaCl2, Mg(OH)2, (NH4)2CO3, NH4NO3, Ba(NO3)2.

CÂU 20: Các chất và ion sau là axit, baz hay trung tính : Na+, Zn(OH)2 , Cr(OH)3, Fe3+, CH3COO -, HS- , NH4+ , CO32–,  HPO42– .

CÂU 21: Tính [H+] của dd H2SO4 80% (D = 1,4 g/ml). Tính thể tích dd KOH có pH = 10 cần dùng để trung hòa 100 ml dd trên.

CÂU 22: Dung dịch A chứa AlCl3. Tính nồng độ mol/l của muối và ion có trong dd A trong các trường hợp sau :

a)      Cho sud vào 100ml dd A, lượng kết tủa cực đại thu được là 7,8g.

b)      Cho dd KOH 2M vào 200 ml ddA đến khi kết tủa vùa tan hết thì tốn 400ml.

CÂU 23: Hòa tan kẽm trong 240ml dd axit nitric vừa đủ thu được 2,24 lit khí hơi nhẹ hơn không khí ở đktc.

a)      Tính khối lượng kẽm bị hòa tan.

b)      Thêm 500ml dd KOH a M vào dd thu được thấy xuất hiện 39,6g kết tủa. Tính a.

CÂU 24: Một ddX chứa : Ba2+ , Cl- , NH4+ , NO3– . Lấy 100ml dd X tác dụng với NaOH nóng, dư  thu được 5600 cm3 khí ở 00C, 760 mmHg. Nếu cho axit sunfuric dư vào 400 ml ddX thì thu được 93,2 g kết tủa. Tính nồng  độ mol/l của các ion trong dd biết tỉ lệ mol giữa Cl- và NO3– là 1:2.

CÂU 25: Trộn 2,24 lit nitơ và 78,4 lit hidro (đktc). Đun nóng, phản ứng xảy ra với hiệu suất là 25%. Dẫn hh sản phẩm qua 5 lit nước. Tính  thể tích khí không bị hấp thụ. Tính pH dd thu được biết độ điện li của NH4OH là 20% và chỉ có 10% amoniac tan trong nước tác dụng với nước.

CÂU 26: Cặp chất nào sau đây không tồn tại trong cùng một dung dịch, viết phương trình dạng phân tử và ion rút gọn : KNO3 và BaCl2 ;   Fe(NO3)3 và NaOH ; (NH4)3PO4 và Ba(OH)2 ;   FeCl2 và Na2CO3;  AlCl3 và ddNH3 ;    ZnCl2  và Ba(OH)2.

CÂU 27: Hòa tan 6,4g S trong 147g dd HNO3 60% ( đặc), nóng. Pha loãng dd thu được bằng nước đến 600ml. Tính pH. Tính C% của các chất trong dd trước khi pha loãng.

CÂU 28 : Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp electron. Viết dưới dạng phân tử và ion rút gọn :

a)      FeSO4 + H2SO4 + KMnO4  →K2SO4 + MnSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O.

b)      FexOy + HNO3  → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O .

c)      Na + H+ +  NO3–   → Na+ +   NH4+    + H2O.     

d)     Cu + H+ +  SO42–   →  Cu2+ + SO2 + H2O.

CÂU 29 : Nguyên tử của nguyên tố A có phân lớp ngoài cùng là 2p. Số  electron trên phân lớp này bằng 0,75 lần tổng số electron còn lại. Từ đơn chất A hãy điều chế axit trong đó A có số oxi hóa cao nhất.

CÂU 30 : Tính nồng độ mol/l của muối và ion trong dd thu được khi :

a)      Cho 3,36 lit  NH3 (đktc) vào 100ml dd H2SO4 1M.

b)      Cho 8,96 lit CO2 (đktc) vào 500ml dd NaOH 1M.

c)      Cho 16,8 lit CO2 (đktc) vào 400ml dd Ba(OH)2 2M.

d)     Trộn 100ml dd NaOH 2M với 400ml dd H3PO4 0,4M.

e)      Cho V lit CO2 vào 200ml dd Ba(OH)2 a M thu được 29,55g kết tủa,  lọc bỏ kết tủa, thêm 500ml KOH 3M vào phần nước lọc lại thu được 9,85g kết tủa nữa. Tính V, a.

CÂU 31: Dung dịch A gồm HCl 2M và H2SO4 1M. Dung dịch B gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 1,5M. trộn A và B theo tỉ lệ nào về thể tích để thu được dung dịch có pH là 0; 7; 14.

CÂU 32: Cho 5g hỗn hợp gồm Zn và Al vào 220ml dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng xong thấy có 2,013g kim loại chưa tan, thu được 0,896lit (ở đktc ) hỗn hợp  NO và N2O có tỉ khối so với hidro là 16,75. Tính khối lượng muối và CM dung dịch HNO3 ban đầu.

CÂU 33: Trộn NH3 với Cl2, phản ứng xảy ra hoàn toàn, làm nguội hỗn hợp sản phẩm chỉ thu được 24,075g chất rắn. Cũng lấy lượng NH3 như trên điều chế HNO3 thì thu được 65,625ml dung dịch 40% (D=1,2g/ml). Tính hiệu suất quá trình điều chế axit nitric.

CÂU 34:

a)      Tính lượng quặng pyrit 2% tạp chất cần dùng để điều chế 800ml dung dịch H2SO4 có pH=2.

b)      Tính lượng NH3 cần thiết để điều chế 600ml dung dịch HNO3 có pH=1.

c)      Trộn ½ dung dịch ở câu a với dung dịch ở câu b thì thu được dung dịch có pH là bao nhiêu?

CÂU 35: Hòa tan 42,9g Na2CO3.10H2O vào nước thành 700ml ddA .

a)      Dung dịch A có môi trường gì? viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho AlCl3vào ddA.

b)      Thêm 150ml dung dịch MgCl2 1M vào ½ ddA. Xác định nồng độ ion trong dung dịch mới.

 

Filed under: Chương 1: Sự điện li

« Bài tập phương trình ion Bài tập sự điện li-tt »

Like

Be the first to like this post.

3 phản hồi

thang, on 05/10/2010 at 8:23 chiều said:

may pai nay hok coa dap an ha pan??? neu koa thi update cho minh zoi

Trả lời

linh, on 27/08/2010 at 6:38 chiều said:

thế giải những bài này thế nào ak?????các bạn có thể giải hoặc hướng dẫn đựơc ko ak

Trả lời

thieu, on 26/09/2010 at 7:32 chiều said:

my cai bai nay cung thuong thoi

bai 1: thay sau dd co ph=12 biet chac bazo du

0.49v-0.21=10^-2(v + 0.3)

=> V= 0.44375

bai 2: Ad dlbt dt thay nion+=nion-

lap he pt 2x + y = 0.9

96x + 62y = 61.3-0.2×56-0.1×27

=> x=0.3

y=0.3

bai 3: addlbt nt thay nCaCo3=nCo2=26/100=0.26

nCo3^-2=nBaCo3=0.095

nOH^-1= 0.26+ 0.095= 0.355

=>a=0.8875

bai 4: [H+]= 0.1×1/100=1×10^-3 => Ph=3

Ka= [H+]^2/[CH3COOH]=1×10^-5

ma my bai nay de ma

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro