dieu dong cap cau

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phương pháp cập cầu nói chung:

Gồm 3 quá trình:

1. Chuẩn bị: Từ khi ta có ý định cập cầu cho đến khi mọi người ra boong để chuẩn bị cập cầu:

_ Thông tin cập cầu ( được lấy từ đại lý, phòng thông tin quản lý khai thác tàu)

_ Tài liệu trên tàu bao gồm Pilot book, Guide To Port Entry

_ Hải đồ .

_ Liên lạc VHF với cảng cập kênh bao nhiêu.

_ Kiểm tra neo, dây, tời, radar, sai số la bàn, thiết bị vô tuyến liên lạc, đặc biệt là TỐC ĐỘ KẾ.

2. Quá tình thực hiện:

- Tại buồng lái: gồm thuyền trưởng, thủy thủ lái, phó ba ( phó ba truyền tin từ thuyền trưởng cho thủy thủ)

- Phiá Mũi : gồm bosun, 1 đền 2 thủy thủ, đại phó.

- Phía Lái : thủy thủ và phó 2.

Chú ý tàu cập cầu có cần hoa tiêu hay không?

Vd: tàu nước ngoài trên 500 GT có hoa tiêu / Tàu Nhật trên 10.000 Dw cần hoa tiêu

- Giảm tốc độ cuả tàu.

- Đưa mũi tàu về phía tàu mình cập. Điều kiện cho phép thì ta lựa điều kiện thủy văn tốt gió,dòng.

- Ngoài ra nếu cập ngược dòng phải trong giới hạn cho phép.

Vd: - Gió 4,5 hải lý/ giờ ; dòng chảy từu 1 đền 2 knot. / - Nếu không có gió dòng thì tốc độ tàu 2 đến 3 knots thi ăn lái

- Xử lý trớn : tùy thuộc vào mỗi con tàu có tính tốc độ ăn lái khác nhau

Tàu cách cầu 10- 20m ( vi trí 3) Phía mũi đưa dây ném lên bờ rồi nhanh chóng đưa dây buộc tàu lên.

- Nếu không có sử dụng tàu lai ta đưa dây chéo lên trước tiếp theo mũi thu. Nếu dây chéo căng ta tới máy .Dưới tác dụng lực dây chéo, lái sẽ vào nhanh hơn sau đó ta đưa dây ném lên rồi stop máy. (chú ý dây mũi có căng hay không để xử lý kịp thời). Tiếp theo thu dây lái và mũi cho cân bằng, rồi đưa dây dọc lên nhằm đưa tàu sát vào cầu. Cuối cùng chỉnh tàu tới hoặc lùi theo đúng vị trí cảng yêu cầu.

Vd: tàu nhỏ: 2 dọc 1 chéo; ngoài ra 3 dọc 1 chéo hay 4 dọc 2 chéo

- Nếu có tàu lai. ở vị trí 2 xử lý trớn dùng tàu lai đẩy ( tàu lai phải luôn trong tầm kiểm soát cuả tàu bị lai đẩy)

- Khi tàu lai đẩy tàu đến vị trí song song bờ, dùng dây ném đưa lên. Nếu 2 tàu lai thì vẫn đưa dây chéo mũi lái lên trước rồi cô chặt, tiếp đến đưa các dây còn lại lên.

3. Kết thúc:

- Phó 3 đưa Pilot rời tàu.

- Buồng lái thông báo với buồng máy nghỉ.

- Tháo dây tàu lai ra khỏi tàu.

- Cử người trực ca ( chú ý tàu hở ra khỏi bờ thu dây dọc phía lái, dây phía mũi và lái luôn phải căng đều.)

- Sĩ quan chú ý khi làm hàng dây có thể bị lên xuống.

Sẽ có một số sự cải biến đổi với góc chủ yếu khi đến gần và cặp mạn phải hoặc mạn trái vào cầu, nó phụ thuộc vào:

- Gió mạnh và hướng gió liên quan.

- Hướng và tốc ộ của dòng chảy.

- Mớn nước và mạn khô của tàu.

- Công suất của máy và các đặc tính điều khiển tàu.

- Bề mặt đứng của cầu bến là dạng hở (pier) hay dạng kín hoàn toàn (solid).

- Hình dáng vật lý của cầu.

- Điều kiện trợ giúp sẵn có thích hợp của tàu lai.

- Sự có mặt của các tàu khác trong cầu hay trong âu tàu.

CẬP CẦU KHI CÓ TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY

Trong trường hợp này chúng ta giả định các điều kiện sau đây :

- không cần tàu lai hỗ trợ

- tàu có 1 chân vịt và là chân vịt chiều phải

- dòng chảy nhẹ

- cập cầu mạn trái

Quá trình thực hiện như sau :

1. Khi cập cầu ngược nước :

- Hướng mũi tàu vào đầu cầu phía trên nước . Góc độ tiếp cận khoảng 20° - 30&deg.

- Tốc độ chậm sao cho đủ thắng sức cản của nước để đưa tàu tiếp cận đến gần đầu cầu trên nước thì dừng tàu ngược nước nên việc duy trì hướng cho tàu khá dễ dàng . Nếu tàu vào sát cầu mà trớn vẫn còn lớn thì cho máy lùi để phá trớn . Chú ý xu hướng ngả mũi do dòng vẫn mạnh hơn .

- Bắt dây dọc mũi , chéo mũi , chéo lái .

- Trường hợp khi vào cầu với góc độ lớn , lái tàu cách xa cầu trong khi mũi đã bắt được dây , thì chỉ cần giữ dây mũi và bẻ lái ra phía ngoài khi đó lái sẽ bị dòng đẩy vào gần cầu .

- Bắt đủ các dây còn lại kéo cho căng đều và củng cố vị trí tàu ổn định .

- Khi dòng tác dụng mạnh thì nên có sự trợ giúp của tàu lai .

- Khi cập cầu mạn phải trong trường hợp ngược nước thì cũng thực hiện các bước tương tự nhưng góc vào cầu nhỏ hơn ( khoảng 10° - 15° )

2. Khi cập xuôi nước :

Đây là trường hợp bất đắc dĩ , nhất là khi không có tàu lai hỗ trợ . Nếu có điều kiện , phương pháp này thực hiện khi ảnh hưởng của dòng không mạnh , diện tích mặt nước khu vực cầu cảng phải có đủ không gian cho tàu quay trở . Thực hiện như sau :

- Dẫn tàu đi xuôi nước , càng gần song song với cầu cảng càng tốt .

- Tốc độ chậm để đảm bảo ăn lái và ổn định hướng .

- Khi mũi tàu quá đầu cầu phía dưới nước , trớn còn yếu .Sử dụng máy lùi kết hợp với việc bẻ lái . Mũi tàu ngã sang phải , thả neo .

- Tàu sẽ quay trở trên neo , khi hướng tàu xuôi theo nước , song song với cầu thì kéo neo .

- Tiếp tục điều động tàu cập cầu như phương pháp cập ngược nước .

- Để đảm bảo an toàn cần thiết phải có tàu lai hỗ trợ .

CẬP CẦU TRONG ĐIỀU KIỆN BÌNH THƯỜNG

Giả định: Điều kiện khi cập cầu là bình thường (không có ảnh hưởng đáng kể của các yếu tố bên ngoài), tàu có một chân vịt chiều phải, không có chân vịt mũi, cập cầu mạn trái.

- Trước hết cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị để vào cầu.

- Sau khi đưa tàu gần đến khu vực cầu, chúng ta tiến hành cập cầu như sau:

• Cho tàu chạy với tốc độ chậm, tiếp cận với cầu theo hướng tạo với cầu một góc khoảng 20° – 30° .

• Xác định vị trí dừng máy sao cho khi tàu vào gần cầu thì chỉ cần lùi nhẹ máy là mũi tàu có thể ngả ra phía ngoài, lái vào sát cầu và tàu dừng lại sát gần cầu với khoảng cách mà ta có thể dễ dàng đưa dây buộc tàu lên trên bờ. Thông thường khi mũi tàu đi quá đầu cầu phía dưới, bánh lái được bẻ ra phía ngoài để cho tàu vừa chạy tới vừa di chuyển theo hướng gần song song với cầu.

• Nhanh chóng đưa các dây ở lái và mũi lên trên cầu, ưu tiên các dây chịu lực trước như dây chéo mũi để hãm trớn và để đưa lái tàu vào gần cầu khi cần thiết. Chú ý giữ cho độ căng hay chùng của dây một cách vừa phải. Việc buộc dây phải tiến hành hết sức khẩn trương, vì dây buộc tàu đôi khi quan trọng hơn tàu lai rất nhiều.

• Trường hợp nếu lái tàu còn xa cầu khi đã bắt được dây chéo mũi, thì dây chéo mũi có thể hỗ trợ làm cho lái vào gần cầu bằng cách giữ chắc dây chéo mũi, bánh lái bẻ ra phía ngoài, máy tới nhẹ cho đến khi xuất hiện lái tàu bắt đầu ngả vào cầu.

- Cập cầu mạn phải, các bước thực hiện tương tự như cập cầu mạn trái, tuy nhiên cần lưu ý:

• Góc vào cầu nhỏ hơn (từ 10° – 20°): Vì khi chạy lùi, mũi có xu hướng ngả phải, lái sẽ bị đẩy ra ngoài.

Do đó tốc độ khi vào cầu cũng cần duy trì chậm hơn, để khi vào gần cầu có thể ngừng tàu với công suất tối thiểu. Cần thiết có thể cho mũi ngả trái trước khi cho máy lùi.

Vào cầu bên mạn trái - Chân vịt chiều phải , bước cố định - thời tiết yên lặng

1. Tiếp cận cầu tàu tại góc khoảng 25° , cho máy tới chậm .

2. Dừng máy , tàu còn trớn tới tiến xát vào cầu tàu và điều chỉnh mũi tàu sang phải .

3. Máy lùi , tạo lực ngang đẩy lái tàu sang trái lúc này tàu sẽ song song với cầu tàu .

4. Dừng máy , quăng dây dọc mũi và lái sau đó cô chặt .

Nếu góc tiếp cận lớn hơn so với đề xuất thì cần thiết cho bánh lái sang phải khoảng nhỏ ( xấp xỉ 3° ) nhằm tạo lực ngang đẩy lái sang trái . Góc bẻ lái lớn sẽ làm lái tàu quay nhanh khó điều chỉnh sao cho tàu song song với cầu tàu .

Cập cầu mạn phải - chân vịt chiều phải , bước cố định - điều kiện yên lặng

1. Tiếp cận cầu ở góc vào nhỏ , khoảng 15° , cho máy tới thật chậm . Dừng máy sử dụng trớn tới của tàu .

2. Tiếp cận gần với cảng , để bánh lái sang trái sẽ tạo lực đẩy phần lái vào cầu cảng . Máy lùi để giảm trớn tàu và tạo lực đẩy ngang đưa phần lái vào gần cầu tàu .

3. Dừng máy . Đưa dây dọc mũi và lái , sau đó cô chặt .

Trong điều kiện ở cảng bị giới hạn chiều dài cầu tàu so với chiều dài tàu (ở đây hiểu là phần cầu tàu không có cọc bích giữ dây tính từ mũi tàu về phía trước )thì có thể đưa các dây ngang mũi lên trước .

Vào cầu trong trường hợp gió bờ thổi mạnh - Điều kiện không có dòng chảy

1. Tiếp cận bến cảng ở một góc lớn để giảm thiểu ảnh hưởng do gió thổi tới tàu .

2. Chuẩn bị dây dọc lái để đưa lên bờ khi tàu ở vị trí tiến tới ( giả sử không có thuyền hỗ trợ làm dây tại hiện trường ) . Tiếp cận bến ở một tốc độ tới thật chậm .

3. Dừng máy , còn trớn , sau đó cho máy chạy lùi để dừng cho mũi không đâm vào cầu cảng . Đưa dây dọc mũi lên và dùng tời cô dây tạo lực kéo mũi tàu dần đi vào cầu tàu , dây này phải là dây chịu lực , chịu được sức đẩy của gió .

4. Đưa tiếp dây dọc lái và lại dùng tời để kéo lái vào . Xông nhẹ dây dọc mũi và kéo mạnh dây dọc lái để đưa tàu song song với cầu cảng.

Ý kiến : Một thuyền móc dây được sử dụng để đưa dây dọc lái lên bờ thì cần thiết để việc làm dây lái thuận tiện hơn .

Một bên mạn , dùng dây đôi cả ở mũi và lái để giảm khả năng tàu bị thổi do gió bờ làm căng dây dẫn tới đứt nếu không xông kịp thời và tàu ra xa cầu tàu .

Vào cầu mạn trái khi có gió biển thổi vào mạnh

1. Dòng chảy sau lái như ở vị trí '1' , đánh hết lái phải và cho máy tới chậm .

2. Khi tàu đã tới vị trí dự kiến để vào cầu và song song với cầu tàu thì cho thả cho thả các quả đệm bên mạn trái của tàu ( có thể dùng neo bên phải để đạt được tốc độ cũng như vị trí tiếp cận cầu như mong muốn , với cùng hướng gió thổi )

3. Mạn khô cao của tàu sẽ hứng chịu tác động của gió thổi ngang và cho phép tàu tiến sát cầu tàu như tại vị trí '3' . Dùng dây dọc mũi và dọc lái trước và sau .

4. Khi này tàu một bên mạn với âu cảng , ta phải xông và cô dây chéo mũi và lái để điều chỉnh vị trí tàu sao cho cân bằng lực với dây dọc mũi và lái . Đảm bảo an toàn , nếu neo phải được dùng , phải thả cáp lỉn sao cho dây lỉn thẳng từ lỗ hống neo cho tới bề mặt nước.

Tàu thực tế điều động này : Tàu container , tàu Ro-Ro , phà chuyên tuyến chở khách .

Lưu ý : Việc sử dụng neo ở ngoài cầu tàu có thể kiểm soát dễ dàng sự biến thiên của mũi khi tiếp cận , nhưng với sử dụng máy và bánh lái tác động trực tiếp tới hướng góc của cáp neo có thể cần thiết để giữ cho lái tàu song song với âu cảng và dễ dàng di chuyển .

Việc xông lỉn để cho lỉn neo thẳng góc từ lỗ nống neo tới mặt biển thì để tránh dây cáp gây cản trở cho các phương tiện chuyển động khác ở trong kênh (giao thông luồng) trong cùng thời gian có thể sử dụng làm lực ra cầu chống lại tác động của gió biển .

Giả định trong trường hợp này là không có hỗ trợ của tàu lai, chân vịt đơn, chiều phải. Không có ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Tiến hành như sau:

-          Sau khi làm tốt công tác chuẩn bị, cởi dây trên cầu trừ lại dây chéo muĩ (1).

-          Bẻ lái về phía trong cầu, máy tới nhẹ đủ để tạo lực đẩy đưa lái tàu tách ra khỏi cầu. Góc độ ở vị trí này (2) khoảng từ 30 – 40o.

-          Cho tàu luì. Khi có trớn lùi thì phải nhanh chóng cới dây chéo muĩ và thu về trên tàu. Trong quá trình luì, muĩ tàu phải đảm bảo ngả ra ngoài.

-          Sau khi tàu lùi đến vĩ trí có khoảng cách và tư thế thích hợp, cho máy chạy tới. Tuỳ hướng tàu lúc đó như thế nào mà chúng ta điều chỉnh thêm góc bẻ lái để sao cho đưa tàu ra khỏi cầu một cách an toàn.

-          Khi rời cầu mà tàu đang cập vào cầu mạn phải, thì góc ra cầu phải để nhỏ hơn so với tàu đang cập cầu mạn trái. Vì chân vịt chiều phaỉ khi luì có thể làm cho muĩ tàu ngả nhanh sang phải. Nếu để góc lớn hơn, mà hướng hành trình lại theo hướng muĩ tàu khi đang nằm cầu, thì nếu chúng ta xử lý trớn luì không tốt sẽ gây khó khăn cho việc tìm cách xoay trở hướng tàu theo ý muốn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro