Thay băng, cắt chỉ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

THAY BĂNG – CẮT CHỈ

1.    Mục đích của thay băng, cắt chỉ

2.    Phân loại, đánh giá vết thương

3.    Các yếu tố ảnh hưởng đến liền sẹo VT:

3.1.     Tuổi bệnh nhân:

3.2.     Tình trạng tưới máu VT:

3.3.     Tình trạng sức khỏe bệnh nhân:

3.4.     Tình trạng VT:

3.5.     Kỹ thuật băng:

4.    Những quy tắc chung:

4.1.     Bệnh nhân phải được chuẩn bị chu đáo:

4.2.     Chuẩn bị dụng cụ, thuốc đầy đủ

4.3.     Tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn, tránh nhiễm trung chéo:

4.4.     Thứ tự ưu tiên:

4.5.     Các VT nhiễm trùng có mủ phải đc lấy mủ để nuôi cấy vi trùng và làm kháng sinh đồ

4.6.     Buồng thay băng phải thoáng, sạch:

4.7.     Sau khi băng, phải ghi chép hồ sơ về tình trạng VT, pp xử lý, tg băng,…

4.8.     Tôn trọng quá trình sinh lý của liền sẹo VT

5.    Quy trình thực hành

5.1.     Rửa tay nội khoa

5.2.     Chuẩn bị bệnh nhân

5.3.     Chuẩn bị dụng cụ

5.4.     Tháo băng cũ

5.5.     Quan sát, đánh giá tình trạng VT

5.6.     Sát trùng tay hoặc thay găng

5.7.     Lau rửa bằng nước muối sinh lý rồi thấm khô

5.8.     Sát khuẩn bằng betadin

5.9.     Cắt chỉ

5.10.      Sát khuẩn lại

5.11.      Đắp gạc, băng kín VT

5.12.      Giúp bệnh nhân trở lại tư thế thoải mái

5.13.      Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ

 

 

1.         Mục đích của thay băng, cắt chỉ

-          Nhận định đánh giá tình trạng vết thương

-          Phòng ngùa nhiễm khuẩn vết thương

-          Chăm sóc các vết thương nhiễm khuẩn

-          Cắt chỉ vết thương

2.         Phân loại, đánh giá vết thương

Các loại

Nguyên nhân

Mô tả

Phân loại chung

Vết thương do chủ ý

Kế hoạch điều trị như vết rạch ngoại khoa, do kim chọc trong điều trị hay tia xạ

Vết thương thường do phẫu thuật vô khuẩn, dụng cụ vô khuẩn, da đc sát khuẩn, bờ vết thương sạch, ko cháy máu, vết thương lành nhanh

Vết thương do vô ý

Do chấn thương ko mong muốn như tai nạn, bị đâm, đạn bắn hay bỏng

VT bị bội nhiễm, bờ VT cháy máu, tổn thương đa dạng, nguy cơ nhiễm khuẩn cao, tg lành thường kéo dài

Phân loại theo sự toàn vẹn của da

VT kín

Thường do một lực tác động hoặc bị vặn xoắn như bị ngã, bị hành hung, bị đổ xe

Da ko bị rách nhưng tổ chức phần mềm tổn thương và có thể có tình trạng tổn thương và cháy máu các tạng bên trong

VT mở

Tổn thương do cố ý hoặc vô ý

Da bị rách, tại chổ có cháy máu, tổ chức phần mềm bị tổn thương và có nguy cơ nhiễm trùng cao

Theo cơ chế gây thương tích

Vết thương bầm dập

Do vật tù gây tổn thương

VT kín, tổ chức phần mềm bị tổn thương, mạch máu bị rách do đó tại chỗ tổn thương sưng đau, nếu các tạng bên trong bị đụng đập thì ảnh hưởng sẽ rất nghiêm trọng

Vết thương mở do rạch da

Do vật sắc nhọn gây nên

Xem phần VT mở do chủ ý

VT chầy xước

Do tai nạn hay bị ngã mà da bị cọ sát

VT mở nhưng chỉ ở phần da, tại chỗ thường rất đau

VT xé rách

Tai nạn do các VT như mảnh thủy tinh hay dây thép gai gây ra,…

Các tổ chức bị rách, bờ VT nham nhở ko đều. độ sâu các VT khác nhau. Vật gây VT bẩn nên có nguy cơ nhiễm trùng cao

VT xuyên thủng

Do các vật sắc, nhọn hay bị đạn bắn

VT do chủ ý hoặc vô ý

Phân loại theo khả năng hoặc mức độ nhiễm khuẩn

VT sạch

Đó là vết rạch ngoại khoa hay VT kín

VT ko có vi khuẩn gây bệnh. VT ko liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp, sinh dục-tiết niệu

VT sạch – bội nhiễm

Thường do phẫu thuật chuyên biệt

VT di phẫu thuật hệ thống hô hấp, tiêu hóa, sinh dục-tiết niệu

VT ô nhiễm

VT mở do tai nạn, do phẫu thuật hữu trùng, bị bội nhiễm từ hệ thống ruột, dạ dày

Mô bị viêm, có mức độ nhiễm trùng cao

VT nhiễm trùng

VT có các tác nhân gây bệnh, do để lâu ko đc xử lý, hay các vết rạch ở vùng bị nhiễm trùng

Có biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm, VT có thể toác rộng, lòng VT có mủ, hoại tử tổ chức, có mùi hôi

3.         Các yếu tố ảnh hưởng đến liền sẹo VT: 3.1.       Tuổi bệnh nhân:

Bệnh nhân càng già, các mô đàn hồi càng kém. Việc thay băng cần hết sức nhẹ nhàng

3.2.       Tình trạng tưới máu VT:

Rất nhiều yếu tố sinh lý ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo. những ng mắc bệnh béo phì có mô mỡ dày, có nguy cơ nhiễm trùng cao, tg liền sẹo kéo dài. Tuân  hoàn máu thường giảm ở những ng lớn tuổi, những ng mắc các bệnh máu ngoại vi hoặc bệnh tiệu đường. oxy tổ chức thường giảm ở những ng thiếu máu, hút thuốc lá

3.3.       Tình trạng sức khỏe bệnh nhân:

Những bệnh nhân suy dinh dưỡng, bệnh nhân dùng thuốc steroid hay bệnh nhân sau mổ phải điều trị tia xạ có nguy cơ cao bị biến chứng và lâu liền sẹo vết thương. Ngoài ra nếu bệnh nhân có các bệnh mãn tính hay ở tỏng tinh trạng bị ức chế tinh thần cũng ảnh hưởng ko tốt đến quá trình liền sẹo của vết thương

3.4.       Tình trạng VT:

-          VT bị nhiễm trùng: vi khuẩn có thể xâm nhập ngay khi bị thương, trong khi mổ và sau khi mổ. nhiễm trùng có thể xảy ra 2 đến 7 ngày sau khi mổ, vì vậy trong một số TH nhiễm trùng xảy khi ra viện

-          VT bị chảy máu: máu có thể chảy ra ngoài qua VT hoặc qua dẫn lưu. Nếu máu tụ lại tại vết thương tạo ra những khoảng chết cũng như các TB chết, và là MT thích hợp cho VK phát triển. vì vậy phải theo dõi VT thường xuyên, ít nhất là trong 48h đầu sau mổ để phát hiện chảy máu

-          VT bị toạc rộng liền chậm hơn

3.5.       Kỹ thuật băng:

-          Nếu băng phủ VT quá nhỏ so với VT sẽ tạo đk cho VK thâm nhập vào VT

-          Nếu băng quá chặt sẽ làm cản trở sự tuần hoàn tại VT

-          Các biện pháp để mép VT ép lại vào nhau như dán băng, băng cuộn, băng nẹp có tác dụng thúc đẩy VT mau lành

4.         Những quy tắc chung: 4.1.       Bệnh nhân phải được chuẩn bị chu đáo:

Bệnh nhân đc giải thích về thủ thuật sắp làm, đc động viên hợp tác trong khi băng. Trẻ em phải có ng giữ khi băng. Nếu VT bẩn phải có vải nilon lót ở dưới VT để tránh làm bẩn ra ga giường

4.2.       Chuẩn bị dụng cụ, thuốc đầy đủ 4.3.       Tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn, tránh nhiễm trung chéo:

Các dụng cụ, bông gạc khi thay băng phải đảm bảo vô khuẩn, tốt nhất là mỗi bệnh nhân một bộ dụng cụ, bông gạc. ko dùng một bộ dụng cụ để thay băng cho nhiều người khi chưa đc tiệt trùng lại. nếu chỉ có 1 bộ dụng cụ, bông gạc dùng cho nhiều bệnh nhân thì phải có 1 cái kẹp dài để chuyễn gắp dụng cụ

4.4.       Thứ tự ưu tiên:

Tiến hành từ VT sạch trước, VT bẩn nhiễm trùng sau. Trên cùng một bệnh nhân cũng vậy. ưu tiên các VT từ đầu, mặt, cổ, ngực cho đến các VT bụng, tay, chân

4.5.       Các VT nhiễm trùng có mủ phải đc lấy mủ để nuôi cấy vi trùng và làm kháng sinh đồ 4.6.       Buồng thay băng phải thoáng, sạch:

Đảm bảo vô khuẩn, xa nơi nhiều ng qua lại và khu vệ sinh. Nếu VT có mầm bệnh truyền nhiễm, khi thay bằng xong phải tẩy rửa buồng bệnh ngay. Nếu thay băng tại giường bệnh nhân phải đảm bảo kín đáo, ko để nhiều ng qua lại khi thay băng

4.7.       Sau khi băng, phải ghi chép hồ sơ về tình trạng VT, pp xử lý, tg băng,… 4.8.       Tôn trọng quá trình sinh lý của liền sẹo VT 5.         Quy trình thực hành 5.1.       Rửa tay nội khoa 5.2.       Chuẩn bị bệnh nhân 5.3.       Chuẩn bị dụng cụ 5.4.       Tháo băng cũ 5.5.       Quan sát, đánh giá tình trạng VT 5.6.       Sát trùng tay hoặc thay găng 5.7.       Lau rửa bằng nước muối sinh lý rồi thấm khô 5.8.       Sát khuẩn bằng betadin 5.9.       Cắt chỉ 5.10.   Sát khuẩn lại 5.11.   Đắp gạc, băng kín VT 5.12.   Giúp bệnh nhân trở lại tư thế thoải mái 5.13.   Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro