điều khiển nghịch lưu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sau đây em xin trình bày về điều khiển nghịch lưu.
Đầu tiên là vấn đề công suất ra tải. Từ công thức tính công suất ra tải ta thấy được P tải phụ thuộc vào tần số, hỗ cảm, điện trở cuôn dây, điện trở tải và điện áp đầu ra nghịch lưu U ab. Vì vậy điều khiển uab có thể điều khiển được công suất ra tải. Trong đồ án này uab được điều khiển bằng phương pháp điều chế dịch pha.
Với phương pháp thông thường thì điện áp ra có dạng vuông như hình, việc điều khiển biên độ khá khó khăn, nhưng trong điều khiển dịch pha thì trong 1 chu kì có 2 thời điểm điện áp ra tải bằng 0. Bằng cách điều chỉnh 2 khoảng thời gian này sẽ điều khiển được biên độ điện áp ra u tải. Sau đây là phép logic điều khiển các van phương pháp điều chế dịch pha.
Ngoài điều khiển biên độ điện áp đầu ra thì còn 1 vấn đề khác cần phải để tâm là vấn đề chuyển mạch van.
Có 2 loại chuyể mạch van là chuyển mạch cứng và chuyển mạch mềm.
Về chuyển mạch cứng: xét quá trình chuyển mạch trên van mosfet. Đối với van lý tưởng thì thời gian đóng mở van coi như bằng 0. Tuy nhiên trong thực tế thì vẫn tồn tại 2 khoảng thời gian ton và toff. Như vậy sẽ xuất hiện dòng điện khi điện áp chưa hoàn toàn về 0 và khoảng thời gian xuất hiện điện áp trong khi dòng điện chưa hoàn toàn về 0, dẫn đến xuất hiện tổn hao công suất như trên đồ thị.
Có 2 kỹ thuật chuyển mạch mềm là zcs và zvs
Zcs: mosfet được chọn sao cho tần số đóng cắt của van nhỏ hơn tần số cộng huỏng. Xét trong nửa chu kì Q2 làm việc, dòng qua Q2 về 0 trước khi đến nửa chu kì tiếp theo nên không gây tổn hao chuyển mạch. Tuy nhiên trong quá trình mở van có dong từ D1 sang Q2, dòng này có giá trị đỉnh rất lớn gây tổn hao khi chuyển mạch. Zcs chuyển mạch mềm khi khoa van nhưng chuyển mạch nặng lại gây tổn hao cho mạch nên không mang nhiều ý nghĩa cho giảm tổn hao công suất ra tải, thực tế cũng ít sử dụng loại mạch này.
Zvs: vẫn xét sơ đồ mạch điện như trên. Chọn van mosfet sao cho tần số đóng cắt van lớn hơn tần số cộng hưởng. Tại thời điểm t1 có tín hiệu điều khiển Q2 dẫn dòng, nhưng do dòng âm nên chỉ đi qua D2. Tại thời điểm t2 dòng điện đổi chiều, Q2 tự động dẫn, không có tổn hao chuyển mạch. Dến cuối chu kì dòng từ Q2 sang D1, chuyển mạch nặng trên D1. Tuy nhiên thời gian mở của diot và khóa của mosfet rất ngắn, không ảnh hưởng đến hiệu suất cỉa toàn bộ biến đổi. Chính vì vậy nên ZVS được sử dụng trong vấn đề chuyển mạch của đồ án này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro