Điều kiện ra đời của xã hội học ( Điều kiện kinh tế xã hội)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

+Điều kiện kinh tế xã hội Xã hội học xuất hiện ở Châu Âu ở thế kỷ 19 với tư cách là một tất yếu của lịch sử xã hội, Tính tất yếu đó thể hiện ở nhu cầu về sự phát triển chín muồi các điều kiện tiền đề biến đổi và nhận thức xã hội đời sống xã hội. Từ nửa cuối thế kỷ XVIII trở đi, do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc sống CM kỹ thuật và công nghệ của nhiều quốc gia ở châu âu nó đã làm lay chuyển tận gốc trật tự kinh tế cũ tồn tại và phát triển hàng trăm năm trước đó. Hình thái kinh tế xã hội phong kiến bị sụp đổ từng mảng lớn trứoc sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp và thương mại đặc biệt là tự do hóa sản xuất tự do hóa thương mại tự do hóa lao động, hệ thống tổ chức quản lý theo kiểu truyền thống đã bị thay thế bằng cách tổ chức xã hội hiện đại. kết quả là nó đã làm thay đổi mạnh mẽ mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Lao động công nghiệp, cơ khí hóa trong công xưởng xí nghiệp đã thay thế lao động thủ công, làm thay đổi nền sản xuất cổ truyền, lối sống đô thị theo phong cách công nghiệp, đã đẩy lùi ảnh hưởng của lối sống điền dã, tản mạn manh mún kiểu nông nghiệp nông thôn, các tác phong khuôn mẫu xã hội cổ truyền có tính chất ổn định, quen thuộc, được xem là truyền thống bị tấn công, phá vỡ từng mảng, và bị thay thế dần.. Biến đổi kinh tế đã kéo theo những biến đổi xâu sắc trong đời sống xã hội. Nông dân bị tách ra khỏi ruộng đất trở thành người làm thuê, bán sức lao động. Của cải đất đai không còn tập trung trong tay tầng lớp quý tộc, phong kiến, tăng lữ mà rơi vào tay giai cấp tư sản. Nền công nghiệp quy mô lớn đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa cùng với sự tích tụ dân cư, phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ và khoa học phát triển nhanh chóng... Kết quả là, cách thức tổ chức xã hội phong kiến bị lung lay, xáo trộn và biến đổi mạnh mẽ, hệ thống giá trị văn hóa truyền thống cũng bị thay đổi, các cá nhân bị lôi kéo cuốn hút và lao vào hoạt động kinh tế và lối sống cạnh tranh vu lợi. Luật pháp ngày càng quan tâm tới việc điều tiết các quá trình kinh tế và quan hệ xã hội mới mẻ. Ngay cả thiết chế và tổ chức hành chính xã hội kiểu phong kiến quân chủ độc đoán chuyên quyền cũng phải dần thay đổi theo hướng thị dân hóa và công dân hóa.

Tóm lại sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trât tự xã hội phong kiến gây ra những xáo trộn và biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội của các tầng lớp, giai cấp và các nhóm xã hội. Đồng thời sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm đảo lộn các quan hệ xã hội kiểu cũ bằng các quan hệ xã hội kiểu mới hiện tượng xã hội mới. Do vậy nhu cầu nghiên cứu kỹ càng nghiêm túc để nhận thức và giải quyết những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ cuộc sống đang biến động đó. Trong những bối cảnh kinh tế xã hội như vậy xã hội học ra đời để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và nhu cầu nhận thức các biến đổi xã hội nhằm hướng tới giải quyết những vấn đề cụ thể đang được đặt ra trong đời sống xã hội

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#anh