Điều Kiện Và Phương Hướng Để Phát Triển Kinh Tế Hàng Hóa ở Nước Ta ?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 21: Điều Kiện Và Phương Hướng Để Phát Triển Kinh Tế Hàng Hóa ở Nước Ta ?

Điều kiện để phát triển kinh tế hàng hoá :

Để chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, đất nước ta cần phải có các điều kiện chủ yếu sau :

Nhà nước cần phải sớm tạo sự ổn định về chính trị. kinh tế xã hội. Có ổn định chính trị mới có sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội.

Xây dựng hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội để khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh.

Xây dựng hệ thống pháp luật nghiêm minh đủ sức duy trì cơ cấu kinh tế, thích ứng với nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế.

Tạo ra được những tâm lý, tập quán có tính xã hội phù hợp và có lợi cho sự phát triển kinh tế hàng hoá.

Đào tạo các nhà quản lý và nhà kinh doanh giỏi thích nghi với cơ chế thị trường.

Phương hướng và biện pháp mấu chốt để phát triển kinh tế hàng hoá

ở nước ta :

+ Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Sắp xếp lại các khu vực kinh tế quốc doanh theo hướng : nắm ngành, khâu, mặt hàng then chốt, chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh, tự chủ về mọi mặt: đủ sức đứng vững trong cạnh tranh, kinh doanh có hiệu quả.

+ Sử dụng rộng rãi các hình thức kinh tế Tư nản nhà nước, nhằm lợi dụng sức mạnh sức mạnh hỗn hợp giữa tư bản trong nước, ngoài nước và của nhà nước về mặt vốn, công nghệ và tài năng quản lý để phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta.

+ Đẩy mạnh phân công lao động và hợp tác lao động theo hướng : chuyên môn hoá với đa dạng hoá sản xuất kinh doanh.

+ Đẩy mạnh sự nghiệp nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, nhằm mục đích tạo điều kiện đẩy nhanh kinh tế hàng hoá ở nước ta phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu.

+ Xây dựng và phát triển thị trường hướng ngoại trên cơ sở dựa vào thị trường trong nước, tạo những mặt hàng mũi nhọn và là thế mạnh của ta để có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

+ Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho sự phát triển kinh tế hàng hoá bằng cách mở rộng quan hệ theo hướng đa dạng hoá về hình thức, đa dạng hoá về nguồn. Trên cơ sở nguyên tắc hai bên cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau, không phân biệt chế độ chính trị xã hội.

Việc xây dựng và phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta là quá trình vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài, quá trình này có những khó khăn và thuận lợi nhất định. Song chúng ta cần phải cương quyết đổi mới theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế hàng hoá.

Câu 22: Phân Tích Lợi Ích Kinh Tế, Hệ Thống Lợi Ích Kinh Tế ?

Bản chất và tính đa dạng của hệ thống lợi ích kinh tế :

Lợi ích kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan , là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất, nó phản ánh trong ý thức con người thành động cơ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu vật chất của chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong thời kỳ quá độ, lợi ích kinh tế là một hệ thống lợi ích phức tạp đa dạng bao gồm nhiều phân hệ lợi ích kinh tế khác nhau có liên quan với nhau cấu thành.

Từ góc độ 4 khâu của quá trình sản xuất, có hệ thống lợi ích giữa các khâu : sản xuất - phân phối - lưu thông - tiêu dùng.

Hệ thống lợi ích giữa xã hội, tập thể và người lao động.Ba lợi ích này có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó lợi ích của người lao động là động lực trực tiếp.

Vai trò của lợi ích kinh tế :

Lợi ích kinh tế giữ vai trò "động lực kinh tế" thúc đẩy con người và các chủ thể kinh tế vì lợi ích kinh tế mà quan tâm đến ết quả sản xuất.

Vai trò của động lực lợi ích kinh tế thể hiện qua bốn mắc xích trung gian giữa bản chất của các quan hệ kinh tế và lợi ích kinh tế :

+ Các quy luật kinh tế với tư cách là bản chất của quan hệ sản xuất.

+ Nhu cầu kinh tế lại bị quyết định bởi phương thức sản xuất mà trực tiếp là quan hệ sản xuất.

+ Lợi ích kinh tế bắt nguồn trực tiếp từ nhu cầu kinh tế.

+ Hoạt động của con người được kích thích bởi lợi ích kinh tế.

Trong các hệ thống lợi ích kinh tế, nhất là lợi ích kinh tế giữa các thành phần kinh tế, có sự mâu thuẫn chứ không phải chỉ hoàn toàn thống nhất, do vậy lợi ích kinh tế chỉ trở thành động lực kinh tế khi các lợi ích được kết hợp một cách hài hoà, hay được nhất trí. Nước ta với nền kinh tế nhiều thành phần và với cơ cấu kinh tế mở cửa, nên trong chính sách đối nội và đối ngoại phải rất coi trọng việc kết hợp hài hoà các lợi ích giữa các thành phần kinh tế, giữa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế với nhau.

Câu 23: Những Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Nền Kinh Tế Thị Trường

1.khái niệm về kinh tế thị trường

Là mô hình tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó cung cầu và giá cả là lực lượng chủ yếu điều tiết tất cả quan hệ kinh tế. Hay nói khác là loại hình tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó tất cả các hoạt động kinh tế đều phải được giải quyết thông qua thị trường (tiêu dùng, lưu thông)

2.ưu điểm

Khuyến kích lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng

Qui luật giá trị tác động

Qui luật cạnh tranh tác động

Nền kinh tế thị trường luôn khuyến khích chuyên môn hóa lao động ( do kinh tế thị trường giúp khuyến khích bắt buộc đòi hỏi người lao động thường xuyên quan tâm nâng cao năng lực lao động của chính mình đồng thời rèn luyện người lao động có ý thức lao động cá nhân)

Khuyến khích sự sáng tạo và đề cao vai trò cá nhân trong nền kinh tế thị trường

Cho phép thỏa mãn 1 cách tối ưu trong nền kinh tế thị trường

Thỏa mãn nhu cầu có khả năng thanh toán

Các yếu tố đầu vào và đầu ra đều có giá cả nên được lựa chọn tiêu dùng

trong sản xuất

Các nhân tố sản xuất được mua bán san nhượng thừa kế một cách tự do nên có cơ hội di chuyển đến tay người sử dụng một cách có hiệu quả

Tạo ra môi trường thuận lợi để thỏa mãn nhu cầu công chúng 1 cách rất cơ động

3.nhược điểm

. Sự phân hóa giàu nghèo

. Qui luật giá trị

. Qui luật cạnh tranh

. Tình trạng giữ bí mật do tác động của qui luật cạnh tranh

. Khuyến khích cạnh tranh không lành mạnh (do chạy theo lợi nhuận nên có nhiều kiểu cách cạnh tranh làm băng hoại các quan hệ nhân văn tốt đẹp)

. Nền kinh tế thị trường tạo ra 1 sự lãng phí

. Khủng hoảng kinh tế định kỳ

. Khai thác tài nguyên có chọn lọc

. Tình trạng ô nhiễm môi trường do không được xử lý tại từng doanh nghiệp (do chạy theo lợi nhuận nên khu vực kinh tế tư nhân ít quan tâm đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng hóa công cộng vì lĩnh vực này có nhiều rủi ro cao, do đó ít nhiều gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế)

. Kinh tế thị trường đi liền với thất nghiệp

Phân tích:

Hàng hóa và dịch vụ sản xuất chỉ được xã hội công nhận khi thông quan thị trường. Thị trường là nơi công nhận giá trị xã hội của hàng hóa, tức là nơi thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa

Mặt khác khi sản phẩm tiêu thụđược, nghĩa là công dụng của nó được xã hội thừa nhận và chi phí sản xuất ra hàng hóa cũng được thừa nhận, cùng lúc đó giá trị hàng hóa được thực hiện. Ngược lãi, nếu hàng hóa không bán được có thể là do kém chất lượng, qui cách, mẫu mã không hợp lý, cung lớn hơn cầu hay chi phí sản xuất ra nó lớn hơn mức trung bình của xã hội-từ đó xã hội không thừa nhận

Từ đó đòi hỏi người sản xuất phải quan tâm đến nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, cải tiến chất lượng hình thức sản phẩm nhằm dành ưu thế trong cạnh tranh và tồn tại trong kinh tế thị trường

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro