dieu nhiet va chuyen hoa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG VII. SINH LÝ QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VÀ ĐIỀU NHIỆT

1.     Trình bày vai trò, nhu cầu và điều kiện chuyển hóa glucid, lipid, protid

-        Vai trò, nhu cầu và cơ chế chuyển hóa glucid trong cơ thể

-        Vai trò, nhu cầu và cơ chế chuyển hóa lipid trong cơ thể

-        Vai trò, nhu cầu và cơ chế chuyển hóa protid trong cơ thể

2.     Trình bày được các dạng năng lượng của cơ thể và các nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng cơ thể.

-        Trình bày các dạng năng lượng của cơ thể và các nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng cơ thể.

-        Trình bày định nghĩa chuyển hóa cơ sở, đv đc và các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển hóa cơ sở

-        Trình bày điều hòa chuyển hóa bằng cơ chế thể dịch

3.     Trình bày được thân nhiệt và các yếu tố ảnh hưởng lên than nhiệt

-        Trình bày được thân nhiệt và các yếu tố ảnh hưởng lên than nhiệt

-        Trình bày các hiện tượng tỏa nhiệt của cơ thể

4.     Trình bày cung phản xạ điều nhiệt, cơ chế chống nóng chống lạnh của cơ thể

-        Trình bày cung phản xạ điều nhiệt

-        Trình bày cơ chế chống nóng, chống lạnh của cơ thể và các biện pháp điều nhiệt riêng của loài người

I.       Trình bày được vai trò, nhu cầu và điều kiện chuyển hóa glucid, lipid và protid

1.     Vai trò, nhu cầu và cơ chế chuyển hóa glucid cơ thể

Chuyển hóa là toàn bộ các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể sống gồm :  + phản ứng tổng hợp

           + phản ứng thoái hóa

ðQuá trình tổng hợp và quá trình thoái hóa luôn cân bằng nhau

ðTrạng thái cân bằng động

Bao gồm chuyển hóa glu, protid, lipid, chất khoáng, vitamin, H2O

a.     Các dạng glucid trong cơ thể

            Sản phẩm cuối cùng của glucid trong ống tiêu hóa. Trong đó 80% là glucose được hấp thụ ở tĩnh mạch cửa => gan

              + tham gia vào quá trình vận chuyển của máu trong hệ tuần hoàn

              + 1 phần được chuyển thành glycogen là dạng lưu trữ đường

-        Dạng vận chuyển trong máu : monosaccarid : glucose ( 90 – 95%), fructose, galactose

-        Dạng kết hợp với lipid hoặc protid tham gia cấu tạo tế bào ở các mô

-        Dạng dự trữ : glycogen, khi thiếu glucose trong cơ thể, các tế bào gan lại phân giải glycogen => glucose. Được dự trữ ở gan ( chủ yếu), cơ, tế bào

b.     Vai trò của glucid

-        Nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho cơ thể, 80% nguyên liệu trong khẩu phần ăn

Glycogen là kho dự trữ nguyên liệu, glucose cung cấp nguyện liệu trực tiếp

-         Có vai trò tạo hình cho cơ thể, tham gia vào thành phần cấu tạo nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể: sụn, da, thành động mạch, van tim, giác mạc, vỏ myelin của sợi thần kinh, tham gia vào thành phần của tinh dịch, dịch ngoại bào: huyết tương, dịch kẽ, dịch ở khớp, dịch kính…

-        Tham gia vào hoạt động của cơ thể. Thông qua vai trò tạo hình của cơ thể, glucid tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể: bảo vệ, miễn dịch, sinh sản, dinh dưỡng, chuyển hóa, tạo hồng cầu, hoạt động thần kinh, lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể thông qua hoạt động của RNA, DNA

·       Vai trò trung tâm của glucose trong chuyển hóa glucid

-        Các đường đơn => cở thể =>gan => glucose => sản phẩm cuối cùng của đường đơn, đường đôi được vận chuyển trong máu.

                           glycogen

                               ↓↑

Acid amin  ó  glucose ó acid béo

                                ↓

                           38 ATP

[ glucose ] = 80 – 120 mg%

c.     Nhu cầu glucid của cơ thể

Không được quyết định trực tiếp mà dựa vào nhu cầu năng lượng và tỉ lệ năng lượng để tính ra

Trong tổng hợp  năng lượng được cung cấp qua glucid  là chủ yếu

Thức ăn là nguồn cung cấp glucid chính : gạo, ngô…

d.     Chuyển hóa glucose trong  tế bào

Glucose trong máu vận chuyển tích cực qua màng => bào tương => ty thể chịu ảnh hưởng của insulin tụy => tăng tính thấm

Tại ty lạp thể glucose + dự trữ dạng glycogen

                                    + phân giải thành ATP : chuyển hóa năng lượng

-        Quá trình tổng hợp glycogen

Glucose vào tế bào → glucose – PO4 → glycogen

+ glycogen trong các tế bào đặc biệt là trong các cơ, chúng đóng vai trò đệm để giữ vững mức glucose-PO4 trong tế bào

+ ngoài gan, các tế bào khác không có khả năng phân giải glycogen → glucose ( vì tế bào gan có E.hexokinase để chuyển glucose-6-PO4 thành glucose)

-        Quá trình chuyển hóa sinh năng lượng

   + khi tế bào cần năng lượng, glycogen sẽ chuyển hóa theo 2 giai đoạn

                    + từ glycogen → acid pyruvic giải phóng 30000cal/phân tử

                    + từ acid pyruvic là giai đoạn oxyhoa trong chu trình Krebs, giải phóng 360000cal/ phân tử

-        Nguyên liệu tiềm tang trong phân tử glycogen được chuyển sang các dây nối photphat giàu năng lượng của ATP

Tất cả các hoạt động sinh lí đều lấy năng lượng tử ATP. Trong đó các dây nối của 2 nhóm PO4 cuối cùng chứa đựng nhiều năng lượng.

Quá trình đường phân yếm khí từ glucose-6-phosphat → acid pyruvic, mỗi phân tử glucose có thể cho 33000 cal cho dây nối phosphate

Acid lactic là dạng khử của acid pyruvic và chuyển biến thuận nghịch (khi acid pyruvic tăng thì acid lactic cũng tăng)

Khuếch tán qua màng tế bào làm cho nồng độ của nó trong dịch ngoại bào tăng trong quá trình đường phân yếm khí.

Khi có oxy    acid lactic chuyển hóa thành glycogen và chuyển hóa thành acid pyruvic rơi vào vòng Krebs

Mỗi phân tử glucose chuyển hóa trong giai đoạn đường phân yếm khí cho 2 phân tử acid pyruvic rồi tiếp tục oxihoa trong vòng Krebs tạo thành 390000cal

1.     Điều kiện chuyển hóa glucid

·       Cơ chế thần kinh

[ glucose ] trong máu giảm xuống làm vùng dưới đồi kích thích thần kinh giao cảm tăng bài tiết adrenalin và noradrenalin gây tăng đường huyết

·       Cơ chế thể dịch thông qua các hormone

Tăng đường huyết: GH của tuyến yên, T3 –T4 của tuyến giáp, cortisol của vỏ thượng thận, adrenalin tủy thượng thận, glucogon của tuyến tụy nội tiết

Giảm đường huyết: insulin của tuyến tụy nội tiết

·       Vai trò của thận

[glucose trong máu] tăng: qua mức điều hòa của các yếu tố thần kinh và thể dịch trên thận tham gia điều hòa đường huyết = giảm tái hấp thụ glucose, thải glucose theo nước tiểu => đái tháo đường

g. rối loạn chuyển hóa glucid

hạ đường huyết     + mức đường huyết giảm còn 50mg%

                              + do đói, rối loạn hấp thụ hoặc do ưu năng tuyến →                           bài tiết quá nhiều insulin

                              + biểu hiện : cảm giác đói, tiết mồ hôi, tim đập nhanh,     không cấp cứu gây hôn mê

Tăng đường huyết    + mức đường huyết tăng 6,7 mmol/lit

                                  + nguyên nhân: bệnh lí của hệ nội tiết nhược năng tuyến tụy, ưu năng tuyến yên, tuyến thượng thận

                                  + gây đái tháo đường (phụ thuộc insulin, thường gặp ở người trẻ: ăn nhiều, đái nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, thể không phụ thuộc insulin âm thầm, thường gặp ở người già và kháng lại insulin ngoại sinh)

Đái tháo đường ở giai đoạn cuối của cả 2 thể ( gd nặng) gây triệu chứng : ăn nhiều, đái nhiều, uống nhiều, gầy nhiều. đường huyết tăng cao, xuất hiện đường trong nước tiểu( đường niệu) Na+ trong máu giảm do thể atinoc bài tiết theo Na+, hơi thở có mùi aceton

Định lượng đường huyết và đường niệu là các xét nghiệm để xác định [ đường trong máu] binh thường hay rối loạn, đặc biệt là giai đoạn sớm. khi nặng, người xét nghiệm đường huyết còn có các triệu chứng hơi thở aceton, nước tiểu có kiến bâu.

2.   Chuyển hóa lipid

a.     Các dạng chuyển hóa lipid

Lipid là sản phẩm ngưng tụ của acid béo và alcol

-        Lipid dự trữ : triglicerid, tồn tại trong các tổ chức dưới da, hố đệm, màng ruột. khi đó cơ thể sử dụng mỡ dự trữ

-        Lipid cấu trúc  : phospholipid và cholesterol, tham gia cấu tạo màng tế bào : bào tương và màng bào quan

-        Lipid lưu hành: phospholipid, cholesterol tự do, triglyceride, ester hóa, acid béo tự do. Chúng lưu hành trong máu. Do đặc tính của lipid không tan trong nước → lipid không lưu hành dưới dạng protid→lipoprotid

-        Albumin,fibrinogen và 80% globulin. Tổng hợp tại gan

20% globulin: tạo ra bởi các mô bạch huyết

-        [protid] trong máu luôn ổn định và có vai trò quan trọng

-        Nếu [pr] máu trong máu thấp vượt quá khả năng thích nghi của cơ thể sẽ dẫn → bệnh lí

·       Protein cấu trúc

-        Pr tạo hình cơ thể

-        Có trong cơ nhân tế bào

-        Quá trình về hình thể của con người và sự khác nhau giưa các cá thể

·       Protid dự trữ

-        Pr không có dạng dự trữ riêng giống như glucid và lipid

-        Pr chưa được dự trữ trong tất cả các tế bào → khi thiếu hụt aa trong huyết tương → pr trong tế bào phân giải ra các aa, vận chuyển ra ngoài để ổn định nồng độ 

→ kho dự trữ aa trong tế bào dạng pr dự trữ

-        Aa là thành phần cấu tạo cơ bản của tất cả pr

-        Khi cơ thể suy nhược vì 1 lí do nào đấy, pr của huyết tương được đưa vào mô nhờ cơ chế ẩm bào của các đại thực bào, rồi phân giải aa, đưa trở lại máu→ tế bào đẻ sử dụng → pr huyết tương cũng là 1 dạng dự trữ

b.     Vai trò, nhu cầu

-        Vai trò

+ cung cấp năng lượng – không phải vai trò chính

                                       + gián tiếp thông qua quá trình phân giải aa → cetoacid, acetyl Co-A→ chu trình krebs

+ tham gia cấu trúc, tạo hình cơ thể: vai trò chính

                                    + tham gia vào thành phần cấu tạo của tất cả các tế bào, tế bào cơ, cấu tạo các acid nhân tế bào (AND)

                                     + thành phần chính của kháng thể và các enzyme trong cơ thể

                                     + quyết định sự khác nhau về hình thể các cá thể

+ tham gia vào các hoạt động của cơ thể

           + vai trò quyết định trong di truyền, gen thuộc AND có vai trò quyết định đặc tính di truyền

            +albumin tạo áp suất keo của máu

            + globulin: thành phần chủ yếu của kháng thể, bảo vệ cơ thể

            + fibrinogen : vai trò trong đông máu

            + tham gia vào thành phần cấu tạo của enzyme

c.     Chuyển hóa protid trong cơ thể

aa→ máu → gan→ vận chuyển qua màng vào trong tế bào, các aa kết hợp → protid

[aa] trong tế bào thấp, [aa] chuyển ra ngoài tế bào: ổn định nồng đọ huyết tương

d.     Nhu cầu protid trong cơ thể

-        Nhu cầu cung cấp năng lượng của pr thấp, nhưng nhu cầu sử dụng pr cho việc đổi mới tế bào và đổi mới các chất tring quá trình chuyển hóa cơ thể, rất quan trọng

-        Sự bắt buộc của protid : dù không ăn pr, ăn dư dật lipid và glu thì vẫn có lượng pro → aa, sau đó khử amin và oxihoa

→ để đảm bảo an toàn nhu cầu pr môi ngày, 1 người nên ăn 50-60 g

-        Pr trong thức ăn có tỉ lẹ khác nhau và khác với protid của người → cần ăn nhiều loại pr trong các loại thức ăn khác nhau

-        Các pr của cơ thể cấu tạo từ 20 loại aa khác nhau nhưng có 10 loại aa con người không thể tự tổng hợp hoặc tổng hợp được ít → phải đưa từ ngoài vào

-        Pr được cung cấp cho cơ thể

+ sữa , rau, gạo có ít pr

+ động vật nhiều pr hơn

e.     Điều hòa chuyển hóa protid

-        Cơ chế thần kinh

Là tác động tới vùng dưới đồi hoặc các tuyến nội tiết bởi các các nóng lạnh

-        Cơ chế thể dịch: thông qua hormone

+ insulin,GH, hormone sinh dục, T3-T4 : tăng quá trình vận chuyển các aa từ huyết tương đến tế bào để tổng hợp protid

+ cortisol,T3-T4 ( thời kì trưởng thành) tăng quá trình thoái hóa pr ở các mô

f.      Rối loạn chuyển hóa pr

II.    Trình bày các dạng năng lượng của cơ thể và nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng của cơ thể

1.       Trình bày các dạng năng lượng của cơ thể và nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng của cơ thể

Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi bên trong cơ thể, liên tục với mọi hoạt động của cơ thể và liên quan chặt chẽ với chuyển hóa chất.

-        Tuân theo định luật bảo toàn năng lượng: glucid, pro, lipid phân giải tạo CO2, H2O, và năng lượng

-        Năng lượng ATP dung để sinh công ở tế bào hoặc chuyển thành năng lượng khác

-        ATP được tổng hợp liên tục, được dử dụng liên tục [ATP] trong máu ổn định      

a.     Nguồn năng lượng

+ chủ yếu là hóa năng, được cung cấp từ thức ăn

+ chỉ 3 chất glucid, pr, lipid cung cấp năng lượng cho cơ thể: chất sinh năng lượng

+ giá trị của mọi thức ăn phụ thuộc vào hàm lượng của 3 chất dinh dưỡng sinh năng lượng

+ trong ống tiêu hóa, thức ăn bị phân giải thành các chất hấp thụ => năng lượng vào cơ thể dưới dạng hóa năng của các chất hấp thụ => cơ thể chuyển hóa thành năng lượng đáp ứng với từng loại hoạt động của cơ thể

b.     Các dạng năng lượng của cơ thể

·       Hóa năng

+ là năng lượng tồn tại trong các chất hóa học: bẻ gãy liên kết hóa học hoặc thay đổi chúng để giải phóng năng lượng

ðSinh công hóa học diễn ra ở khắp nơi trong cơ thể

+ tồn tại dưới nhiều dạng + hóa năng của các chất tạo hình

                                          + hóa năng của các chất dự trữ

                                          + hóa năng của các chất đảm cảo các hoạt động của cơ thể

                                          + hóa năng của các chất giàu năng lượng

                                           + chất bài tiết

·       Động năng

-        Là năng lượng di rời vận chuyển các chất từ vị trí này tới vị trí khác,

-        Khi cắt kết nối phosphate giàu năng lượng giải phóng năng lượng để thực hiện công cơ học: sự co cơ, vận chuyển dòng máu, vận chuyển vật chất qua màng

-        ở nơi có sự chuyển động, đang có sự chuyển động ở mọi nơi

-        không có động năng, cơ thể cũng không tồn tại và hoạt động được

+ sự chuyển động của cơ thể

+máu chuyển động trong hệ tuần hoàn

+ khí chuyển động trong ống dân khí

+ thức ăn chuyển động trong ống tiêu hóa

+ vận chuyển chất qua màng

ðhóa năng => động năng

ðATP => các chuyển động của vật chất trong cơ thể

·       Điện năng

-        Sinh ra trong vận chuyển thành dòng của các ion qua màng tế bào ( điện thế nghỉ, điện thế hoạt động)

-        Nhờ có điện năng và sự chênh lệch điện thế màng

ðLại các dòng điện sinh học, điện tim, điện não, điện cỏ

·       Nhiệt năng

-        Tồn tại trong toàn bộ cơ thể

+ nhiệt năng đảm bảo cho cơ thể một nhiệt độ bên trong cần thiết cho phản ứng sinh lí, sinh hóa xảy ra

+ nhiệt năng luôn được tạo ra => thân nhiệt luôn có xu hướng tăng

-        Trong quá trình phân giải các chất, năng lượng giả phóng 1 phần tọ ATP và nhiệt năng để duy trì than nhiệt

ðNhu cầu về nhiệt năng của cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bên đó có sinh nhiệt độ và tỏa nhiệt quá trình chuyển hóa các chất, chuyển hóa năng lượng của cơ thể

ðNhu cầu năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể rất lớn và càn thiết. nếu thiếu cơ thể sẽ không tồn tại được

2.       Trình bày dịnh nghĩa chuyển hóa cơ sở, đơn vị đo, và các yếu tố ảnh hưởng => chuyển hóa cơ sở

a.     Chuyển hóa cơ sở

-        Là mức chuyển năng lượng của cơ thể trong điều kiện cơ sở với 3 đặc điểm chính: không vận cơ, không tiêu hóa, không điều nhiệt

-        Chuyển hóa cơ sở không thay đổi theo trọng lượng cơ thể, nghề ghiệp => tiện cho chuyển hóa bệnh

-        Nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng nhiều nhất.  ngày, 1 người tiêu 2200 kcal => chuyển hóa cơ sở 1400kcal

b.     Yếu tố ảnh hưởng tới chyển hóa cơ sở

·       Tuổi : + tuổi càng cao chuyển hó cơ sở càng giảm

           + riêng tuổi dậy thì chuyển hóa cơ sở giảm xuống ít hơn

·       Giới : + 1 độ tuổi : nữ < nam

          + liên quan tới tỷ lệ mỡ trong cơ thể hoặc với hormone sinh dục

·       Các yếu tố sinh lí khác

+ thay đổi theo nhịp ngày đêm ( cao nhất 13-16h, thấp nhất 1-4h)

+ khi ngủ chuyển hóa cơ sở giảm do giãn cơ, giảm trương lực thần kinh giao cảm

+ nhịp này dần dần thy đổi khi chuyển múi giờ

+ chuyển hóa cơ sở ở người có thai và ở nữa sau chu kỳ kinh nguyệt cao hơn so với nữa trước của chu kì kinh nguyệt

·       Các yếu tố sinh lí:

+ chuyển hóa cơ sở thay đổi rõ rệt trong những bệnh của tuyến giáp( giảm xuống trong nhược năng và tăng lên trong uwu năng tuyến giáp)

+ do tính chất của phép đo này nên chuyển hóa cơ sở vân được coi là 4 xét nghiệm chính để chuẩn đoán bệnh của tuyến giáp

+ chuyển hóa cơ sở tăng khi sốt

+ chuyển hóa cơ sở giảm trong suy dinh dưỡng

3.       Điều hòa chuyển hóa năng lượng

·       Cơ chế thể dịch

-        ở mức độ cơ thể:

+ tuyến giáp: hormone T3-T4 thúc đẩy oxihoa ở ty thể làm tăng quá trình chuyển hóa năng lượng

+ tuyến tủy thượng thận: adrenalin của tuyến tủy thượng thận thúc đẩy sự phân giải glycogen => glucose => thúc đẩy sử dụng năng lượng dự trữ glycogen ở gan

+ tuyến vỏ thượng thận: hormone tuyến này thúc đẩy sự biến đổi  sự biến đổi aa => glucid, chuyển hóa năng aa

ðhóa năng của glucid => nguồn năng lượng duy nhất của tế bào thần kinh

                + tuyến tụy: glucagon của tuyến tụy thúc đẩy sự phân giải glycogen => glucose, insulin thúc đẩy sự thiêu đốt glucose trong tế bào

                + tuyến yên: GH tuyến yên, giảm thiêu đốt glucose, huy động năng lượng dự trũ dưới dạng lipid của các mô mỡ

                + tuyến sinh dục + hormone sinh dục nam : tăng đồng hóa pr

                                             + estrogen: tăng đồng hóa nhưng không mạnh

                                             + progesterol : tăng chuyển hóa năng lượng

-        ở mức độ tế bào

+ cơ chế điều hòa ngược : yếu tố ADP

        + [ADP] tăng lamg tăng phản ứng sinh năng lượng

        + [ADP] giảm làm giảm phản ứng sinh năng lượng

+ diều kiện té bào bình thường, hàm lượng ATP trong mỗi tế bào được duy trì ở mức độ nhất định => đảm bảo hoạt động được mức độ bình thường và đáp ứng nhu cầu năng lượng

-        ý nghĩa: biết lượng ăn vào luôn luôn bằng năng lượng tiêu hao cho tất cả các hoạt động: duy trì, phát triển và sinh sản

-        mối quan hệ ăn vào và tiêu hao thể hiện = khr năng bị lan năng lượng

bilan nhiệt = nhiệt sinh ra – nhiệt bay hơi +/- nhiệt bức xạ +/- nhiệt bay hơi+/- nhiệt truyền bilan

(bilan +) :năng lượng dự trữ làm khối lượng cơ thể tăng. Sau đó tiêu hao năng lượng cho vận cơ tăng lên,

(bilan -) năng lượng ăn vào < năng lượng tiêu hao hoặc do năng lượng ăn vào giảm hoặc tiêu hao tăng

+ cơ thể huy động năng lượng dự trữ, người gầy đi

+ tiêu hao năng lượng giảm nhưng không đều ( giảm năng lượng vận cơ, người mệt mỏi ; năng lượng cơ sở được duy trì: sinh dưỡng giảm nếu kéo dài)

Ưu năng tuyến giáp : tăng chuyển hóa

Nhược năng tuyến giáp : giảm chuyển hóa

Ưu năng  tuyến yên : them ăn, hội chứng simmond hoặc phi sinh dục

Nhược năng tuyến yên : đái tháo đường, tăng tiêu hao năng lượng dưới dạng gluose bài tiết

Thiêu B1, B2, PP làm rối loạn chuyển hóa chất, người gầy đi

III.     Trình bày được thân nhiệt và các yếu tố ảnh hưởng lên thân nhiệt

1.       Thân nhiệt, các yếu tố ảnh hưởng

-        than nhiệt là nhiệt độ cơ thể

-        khác nhau phụ thuộc vào từng vùng của cơ thể

+ TNTT + nhiệt độ những vùng sâu trong cơ thể, trực tiếp, ảnh hưởng tới tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể

               + ít thay đổi theo nhiệt độ môi trường

               + nhiệt độ 3 nơi ( trực tràng : 36,3 ̊C - 37̊, miệng thấp hơn 0,2 – 0,5 ̊, nách thấp hơn trực tràng 0,5 -1̊)

+ TN ngoại vi : là nhiệt ddojd ở da, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ của môi trường

2.          Các yếu tố ảnh hưởng

-        tuổi : càng cao, than nhiệt càng giảm

-         nhịp ngày đêm  : thấp lúc 1h – 4h , cao lúc 14 – 17h

-        Chu kì kinh nguyệt: nữa sau của chu kì kinh nguyệt và thời kì có thai cao hơn

-        Tăng trong vận động cơ và tăng trong 1 số bệnh nhiễm trùng, ưu năng tuyến giáp

3.          Các hình thức tỏa nhiệt của cơ thể

·       Truyền nhiệt

-        Truyền nhiệt trực tiếp

+ khi vật nóng tiếp xúc vật lạnh

+ lượng nhiệt truyền tỷ lệ với diện tích tiếp xúc, mức chênh lệch nhiệt, thời gian tiếp xúc

+kết thúc khi nhiệt độ 2 vật bằng nhau

+ tăng khi hạ nhiệt độ vật lạnh

-        Truyền nhiệt đối lưu

+ vật nóng tiếp xúc vật lạnh luôn chuyển động

+ nơi tiếp xúc luôn duy trì sự chênh lệch nhiệt độ

+lượng nhiệt được truyền tỷ lệ thuận với căn bậc 2 của vật lạnh

-        Truyền nhiệt bằng bức xạ

+ vật nóng không tiếp xúc vật lạnh

+ bức xạ phụ thuộc da và nhiệt độ xung quanh nhà, không phụ thuộc vật tiếp xúc da như không khí

+ màu sắc của vật nhận nhiệt độ ảnh hưởng tới lượng nhiệt tiếp nhận

·       Tỏa nhiệt bằng bay hơi nước

-        Bay hơi nước qua da theo đường mồ hôi và thấm nước qua da

Đường mồ hôi:

+ hiện tượng tỏa nhiệt chủ yếu của cơ thể: 1 lit mồ hôi cùng 580kcal

+ các hiện tượng truyền nhiệt không đủ để thải nhiệt khi nhiệt độ lớn hơn 36̊C

+ mồ hôi bay hơi phụ thuộc vào vận tốc gió và độ ẩm không khí

+ sử dụng nhiệt độ hiệu dụng thể hiện tác động thích hợp của không khí, độ ẩm, gió

Qua da

+nước thấm qua da 0,5l / 24h

+ không thay đổi theo nhiệt độ không khí

ðKhông quan trọng trong phản ứng chống nóng

-        Bay hơi nước qua hô hấp

+ do các tuyến niêm mạc đường hô hấp tiết ra làm ẩm không khí trước khi vào phế nang

+lượng nhiệt tỏa ra phụ thuộc vào thể tích không khí của phổi

ðKhông quan trọng trong phản ứng chống nóng

IV.     Trình bày cung phản xạ điều nhiệt, cơ chế chống nóng, chống lạnh của cơ thể

1.      Cung phản xạ điều nhiệt

-        Bộ phận nhận cảm: receptor nhận cảm nhiệt độ nằm trong da, các nội tạng, trong thành mạch

-        Bộ phận truyền vào: là đường dẫn truyền cảm giác từ bộ phận nhận cảm vào tủy sống bắt chéo => phía đối diện, lên đồi => vỏ não => vùng dưới đồi

-        T.t của cung phản xạ điều nhiệt

+ vùng dưới đồi

+các xung thần kinh được pt tổng hợp=> các tín hiệu điều hòa => biến đổi đáp ứng ( nưa trước chống nóng, nữa sau chống lạnh)

-        Đường truyền ra: dẫn các tín hiệu điều hòa từ TTĐH tới cơ quan đáp ứng

+ đường thần kinh : nối vùng dưới đồi với trung tâm giao cảm ở sừng bên tủy sống gây co dan mạch, thay đổi cường độ chuyển hóa trong tế bào, biến đổi trương lực cơ gây run, thay đổi không khí phổi

+ đường thể dịch ( làm nối vùng dưới đồi với thùy trước tuyến yên, thay đổi mức bài tiết các hormone của tuyến vỏ thượng thận => tham gia điều hòa chuyển hóa tế bào

-        Cơ quan đáp ứng: tất cả các tế bào của cơ thể, tế bào cơ, mạch máu tuyến mồ hôi

2.      Cơ chế chống nóng, chống lạnh

ở môi trường nóng hoặc lạnh, cơ thể tự điều chỉnh theo cơ chế chống nóng, chống lạnh nhờ hoạt động phản xạ điều nhiệt

·       Cơ chế chống nóng

Thông qua phản xạ điều nhiệt, cơ thể sẽ giảm quá trình sinh nhiệt + tăng tỏa nhiệt => dy trì than nhiệt ( giảm sinh nhiệt bằng các hoạt động chuyển hóa, tăng tỏa nhiệt bằng cách giãn mạch dưới da, tăng thông khí

·       Cơ chế chông lạnh

Thông qua phản xạ điều nhiệt cơ thể sẽ

+ tăng quá trình sinh năng lượng : tăng hoạt động chuyển hóa

+ giảm quá trình tỏa nhiệt : co mạch dưới da

-        Ngoài ra còn 1 số biện pháp giữ than nhiệt cân bằng

+ cải tạo khí hậu: xây dựng nhà, khu làm việc phù hợp với khí hậu, đội mũ, dung quạt, điều hòa, trồng cây

+ chọn quần áo thích hợp: mùa hè mặc quần áo màu trắng để phản chiếu các tia bức xạ, rộng, mỏng, thấm mồ hôi… mùa đông mặc quần áo dày, màu sâm

+ chế độ ăn thích hợp ( hè ăn ít, uống nhiều nước, đông ăn nhiều)

+ rèn luyện để quen chịu nóng, chịu lạnh là 1 biện pháp chủ động có hiệu quả lớn

·       Rối loạn than nhiệt

Sốt là trạng thái cơ thể chủ động tăng than nhiệt do trung tâm điều hòa nhiệt độ bị tác động bởi tác nhân gây sốt

Thường gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn, hoại tử mô, hủy hoại hoặc do rối loạn hoạt động của bản thân não => tăng sinh nhiệt, giảm thải nhiệt

Sản phẩm của vi khuẩn ( nội độc tố, ngoại độc tố) virus, nấm…các chất do cơ thể sinh ra từ bạch cầu, chủ yếu là các đại thực bào thông qua prostaglandin E­2 => trung tâm điều hòa nhiệt gây ra

Phản ứng toàn than có tác dụng bảo vệ cơ thể nhưng khi sốt cao kéo dài => rối loạn chuyển hóa, giảm chất dự trữ => cơ thể suy kiệt, nhiêm độc thần kinh và co giật ở trẻ nhỏ => khi lớn ơn 38̊ cần phải dung thuốc hoặc các biện pháp giảm than nhiệt

Thuốc hạ nhiệt tác động vùng dưới đồi làm hạ nhiệt độ

Say nắng

+ khi nhiệt độ tăng, độ ẩm tăng=> cơ thể không thể thải nhiệt được

+ than nhiệt tăng 41,5 tới 42 thì bị say nắng

+ tác động điều nhiệt của vùng dưới đồi giảm làm cho than nhiệt bị rối loạn

ðBệnh nhân thấy hoa mắt chóng mặt, choáng váng, da nóng, mê sảng và bất tỉnh. Nặng hơn bệnh nhân có thể bị sốc tuần hoàn do mất H2O và điện giải

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro