ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP TRONG UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP

TRONG UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI

Mục tiêu học tập

1. Mô tả được một số triệu chứng, hội chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

2. Giải thích được nguyên nhân và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp.

I. ĐẠI CƢƠNG

Chăm  sóc  bệnh  nhân  ung  thư  giai  đoạn  cuối  dành  cho  người  bệnh  trước  khi  từ  trần

khoảng 3 tháng, khi mà bệnh tiến triển có tiên lượng xấu, mà sự điều trị tích cực không mang lại

hiệu quả gì. Trong giai đoạn này bệnh nhân bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng do di căn của

ung thư làm cho bệnh nhân đau đớn khó chịu.

Mục đích của điều trị là làm giảm bớt các triệu chứng, đem lại sự thoải mái, dễ chịu cho

người bệnh.

II. NÔN VÀ BUỒN NÔN

Nôn và buồn nôn kéo dài là những triệu chứng gây khó chịu và thường gặp nhất trong ung

thư giai đoạn cuối. Có thể có nhiều nguyên nhân gây buồn nôn. Các nguyên nhân thường gặp :

- Do sử dụng một số thuốc chống ung thư, morphin để điều trị giảm đau.

- Dạ dày chướng hơi, bị chèn ép bởi khối u hoặc bị kích thích.

- Tắt ruột, bệnh lý ở gan.

- Kích thích tâm lý gây nôn.

Để điều trị nôn không nên chỉ dùng một loại thuốc quen thuộc mà phải tìm nguyên nhân

gây nôn và lựa chọn thuốc điều trị cho phù hợp.

Sự chọn lựa thuốc tùy theo nguyên nhân

Nguyên nhân

Điều trị

Thuốc  NSAID

Bắt đầu sử dụng thuốc chống nôn kèm theo thuốc Opioid 

1-5-5 mg haloperidol 2-3 lần/ngày

5-10 mg prochlorperazine (stemetil) 2-3 lần/ngày

Thuốc Opioids (60%)

Thiethyperazine  (torecan)  10  mg  viên,  tọa  dược  hay  tiêm  2

lần/ngày 

Hóa trị liệu và xạ trị liệu

Ondansetron 4 mg- 2 lần/ngày

Domperidone (motilium) 10 mg - 3 lần/ngày

10 mg metoclopramide lên đến 3 lần/ngày

Cyclixine 25 - 10 mg - 3 lần/ngày

Tăng áp lực nội sọ 

Dexamethasone 4-8 mg  2-3 lần/ngày

Prochlorperazine 5 - 25 mg   3 lần/ngày

Trướng bụng đầy hơi (do tác dụng

phụ  của  thuốc  hoặc  do  suy  giảm

chức năng gan)

Metoclopramide 10 mg   3 lần/ngày - Steroids

Domperidone (motilium) 10 mg  3 lần/ngày

Cisapride (prepulsid) 5-10 mg  3 lần/ngày

Bón và tạo thành cục phân

Thuốc nhuận trường - nhiều loại.

Tắc ruột

Nếu tắc ruột thấp, ăn chế độ ít chất bả (xơ) tốt và tiêu hóa được.

Nếu  tắc ruột  hơi cao,  nhịn  ăn,  ngậm  đá  nhỏ  và  uống  Haloperidol

1,5-5 mg hay hyoscine butylbromide 20 mg      3 lần/ngày

Dexamethazone 8 mg truyền tĩnh mạch

Mở dạ dày qua da bằng nội soi

Rối loạn tiền đình

Prochlorperazine 5-25 mg   3 lần/ngày

Hyoscine 1,5 mg trong 3 ngày liên tiếp

Lo lắng

Động viên, thư giản

Diazepam 5-10 mg   2 lần/ngày

Truyền dịch midazolam 5-50 mg/24 giờ 

Haloperidol 1,5-5 mg  -   3 lần/ngày

Tăng Ca+ máu

Truyền nước

Truyền dung dịch muối

Biphosphonate

Tăng Urê máu

Chlorpromazine 25-50 mg    3 lần/ngày

III. TÁO BÓN 

Táo bón thường gặp trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư do ít hoạt động, uống ít nước

và ngay cả môi trường chung quanh không quen thuộc.  Suy  yếu các cơ bụng và sàn chậu làm

giảm khả năng bài tiết qua trực tràng. Hơn nữa, hầu hết các thuốc giảm đau mạnh, thuốc phiện,

thuốc chống trầm  cảm, thuốc kháng cholin  gây liệt nhẹ đám rối thần kinh của ruột và  gây táo

bón, nên cho thuốc nhuận trường (nếu cần).

Hỏi kỹ và ghi hồ sơ đều đặn về chức năng đường ruột rất cần thiết, thăm khám trực tràng

là phần quan trọng của việc đánh giá người bệnh ở giai đoạn cuối. Khi táo bón không giảm và

bệnh nhân không nhận biết có thể gây đau bụng, làm đau tăng khắp nơi, tiểu dầm hay tiêu chảy

giả, tắc ruột, vật vả và đưa đến trầm cảm. Để giúp nhu động ruột chúng ta có :

1. Thuốc làm tăng khối lượng phân

Các loại thuốc này làm tăng sự kích thích đường ruột với lượng dịch cho vào được duy trì

đều đặn và đủ. Nhưng đối với người bệnh giai đoạn cuối uống vào ít và các cơ yếu, hiếm khi họ

thích nghi và có thể làm tăng táo bón.

2. Các thuốc làm mềm phân

2.1. Lactulose

Là loại thuốc có tính thẩm thấu, nó kéo nước vào trong đường ruột. Sử dụng 10-30 ml 3

lần/ngày, nhiều người bệnh không thích vị ngọt của thuốc. Loại rẻ tiền hơn là dung dịch Sorbitol-

Sorbilax. Một số người bệnh thích mùi của muối Magne hơn ví dụ : MgO hay MgSO4 có cùng

tác dụng

2.2. Docusate

Là loại thuốc làm phân mềm mà nó tác động như chất hoạt diện, kích thích các chất bài

tiết  và  giúp  chúng  xâm  nhập  vào  phân.  Viên  Coloxyl  50  mg  bất  kỳ  ngày  nào  mà  đường  ruột

không thông hay cho 2 lần/ngày; 3 lần/ngày; nếu bón kéo dài.

2.3. Bisacodyl 

Là loại thuốc nhuận trường tiếp xúc, kích thích các chất từ niêm mạc ruột. Dorolax 5 mg

2 lần/ngày hay tối.

2.4. Phenolphthalein

Là loại thuốc kích thích nhẹ, làm tăng các chất tiết của thành ruột.

3. Loại thuốc dầu

Chất dầu Paraffin 10-20 ml (tối) giúp tống phân dễ dàng ở người già hay bệnh nhân nặng.

4. Loại thuốc làm tăng hoạt động cơ trơn 

Senna làm tăng sự hoạt động của thành ruột bằng tác dụng trực tiếp lên cơ trơn. Coloxyl

với Senna (8 mg) vào buổi tối.

Cốm Senokot (15 mg cho 5 ml) và dạng viên (5-7 mg) viên tọa dược như Glycerine hay

Bisacodyl (Durolax) giúp kích thích sự bài tiết; thụt tháo nhỏ giọt (thí dụ Microlax) có thể được

dùng ở gia đình; thụt tháo với nước ấm, Glycerine, dầu hay Phosphates có thể được điều dưỡng

thực hiện tại nhà theo y lệnh bác sĩ : cho 1 ngón tay có mang găng tay sạch lấy phân qua trực

tràng, nên cho thuốc giảm đau và an thần (nếu cần). Chích Pethidine 25-100 mg tiêm tĩnh mạch

(tùy  thuộc  vào  khả  năng  hấp  thu  thuốc  của  bệnh  nhân)  và  cho  thêm  diazepam  5  mg  hay

midazolam 5 mg giúp lấy phân dễ hơn và không làm bệnh nhân khó chịu.

IV. CÁC TRIỆU CHỨNG KHÁC

1. Cổ chướng 

Trước hết cần tìm nguyên nhân gây bụng chướng : khối u, gan to, chướng hơi, tắc ruột,

táo bón. Cổ chướng do nguyên nhân ác tính có thể tích tụ 10 lít dịch hay hơn nữa gây căng tức

thành bụng, hạn chế hoạt động cơ hoành làm bệnh nhân rất khó chịu.

Có  thể  dùng  các  thuốc  lợi  tiểu  để  làm  giảm  cổ  chướng  như  :  Spironolactone  50  mg  4

lần/ngày ; Furosemide 40-120 mg/ngày có thể làm giảm viêm chung quanh khối u và giảm sự

xâm nhập huyết thanh vào khoang bụng. Chọc hút bớt dịch màng bụng chỉ nên thực hiện khi sự

căng chướng gây tức bụng, khó chịu, bởi vì chọc hút dịch màng bụng sẽ lấy đi một số lượng lớn

chất đạm có thể làm người bệnh yếu sức và suy nhược nhanh hơn.

Đặt ống nối màng bụng - tĩnh mạch chủ : Thỉnh thoảng được làm trong các tình huống

đặc biệt, ví dụ : Cổ chướng nhũ trấp do dò từ ống ngực

2. Khó thở 

Khó  thở  thường  chiếm  70%  các  trường  hợp  bệnh  nhân  ung  thư  giai  đoạn  cuối.  Các

nguyên nhân thường gặp là các bệnh ác tính ở phổi có thể gây : chèn ép đường hô hấp, xẹp thùy

phổi hay nhiễm trùng, tắt nghẽn phế quản. Các nguyên nhân phụ khác như : tràn dịch màng phổi,

xơ phổi, di căn phổi rộng, cổ chướng, viêm phổi do xạ trị, nghẽn mạch phổi, chèn ép màng ngoài

tim cấp.

Cần xác định nguyên nhân để điều trị cho phù hợp, thí dụ : Suy tâm thất trái cho lợi tiểu,

viêm phổi cho kháng sinh, co thắt phế quản cho Salbutamol hay thuốc kháng viêm dạng khí dung

.v.v...

3. Các triệu chứng ăn kém, khô miệng

Ngoài  những  triệu  chứng  thường  gặp  ở  giai  đoạn  cuối,  những  biểu  hiện  khác  như  suy

nhược, khô miệng và ăn kém là 3 triệu chứng dễ đưa đến suy sụp cho bệnh nhân.

- Ăn kém :

+ Phần lớn bệnh nhân ung thư ít nhiều ăn uống kém, đưa đến suy nhược. Cần loại

trừ các nguyên nhân có thể chữa trị như tưa miệng gây đau miệng, tăng Ca+ máu, táo bón, nôn do

thuốc.   Ban   đầu   cho   thuốc   chống   nôn   như   Metochlopramide   10   mg   3   lần/ngày   hay

Dexamethazone 2-4 mg/ngày sẽ giúp nhiều bệnh nhân ăn ngon và cải thiện sức khỏe trong một

thời gian. Megastrol Acetate (400 mg-800 mg/ngày) giúp tăng sự thèm ăn nhưng đắt tiền.

+ Truyền tĩnh mạch với dung dịch có nhiều năng lựơng và đạm thường được dùng

ở Nam Triều Tiên, Việt Nam, Nhật và Trung Quốc. Nhưng trái lại ở Bắc Mỹ, Châu Âu hay Úc họ

không dùng vì ít có bằng chứng để chứng minh rằng sự chuyền năng lượng và đạm có thể kéo dài

thêm cuộc sống cho bệnh nhân.

+ Trong thực tế rất có thể khi khối u được nuôi dưỡng tốt nó càng phát triển nhanh

hơn.

- Khô miệng : Là triệu chứng thường gặp làm bệnh nhân khó chịu, gây ra bởi :

+  Các yếu tố liên quan đến suy nhược : mất nước, thở bằng miệng, tưa miệng.

+ Các yếu tố liên quan đến điều trị : xạ trị vùng mặt, thuốc an thần, thuốc chống

trầm cảm, Phenothiazines, thuốc chống co thắt.

Nhằm giảm nhanh các triệu chứng này, cho súc miệng thường xuyên 2 giờ/1 lần với dung

dịch súc miệng nước Soda hay Bicarbonate, điều trị nấm Candida, chà rữa lưỡi dơ một cách nhẹ

nhàng với một bàn chải mềm và oxy già hòa loãng. Cung cấp nước qua các dạng như miếng dứa

tươi,  nhai  kẹo  cao  su,  ngậm  miếng  nước  đá  nhỏ,  uống  nước  bằng  ống  nhỏ  giọt.  Tốt  nhất  cho

ngậm viên sinh tố C sẽ kích thích tiết nước bọt nhiều hơn. Cho kem Vaselin hay dầu thực vật

thoa  môi  thường  xuyên.  Nếu  miệng  đỏ  và  bẩn  cho  súc  miệng  với  Lidocaine  hòa  tan  với

Chlorhexidine.

CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

1. Mô tả một số triệu chứng, hội chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ?

2. Cơ chế của táo bón ở bệnh nhân giai đoạn cuối, biện pháp khắc phục ?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đại học Y Hà Nội, 2001 Bài giảng ung thư học, trang 93-94 

2. UICC, 1999.  Cẩm nang ung bướu học lâm sàng, nhà xuất bản Y học.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Palliative Care in Terminal Illness-second edition 1994

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro