ĐỊNH CHUẨN HOÁ DỊ TÍNH TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ ĐỒNG GIỚI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài viết từ Gaysthetix

Định chuẩn hoá dị tính (heteronormativity) củng cố một số niềm tin nhất định về tính dục trong các chính sách và tổ chức xã hội, bao gồm ý niệm rằng quan hệ tình dục chỉ là hành động giao cấu của dương vật trong âm đạo còn hôn nhân chỉ phục vụ mục đích sinh sản và chính trị. Vì vậy, nó chỉ có thể khả thi giữa những người khác giới. Do đó, cộng đồng LGBTQ thường được công nhận hơn khi lối sống của họ không khác biệt với lối sống "bình thường" đã trở thành tiêu chuẩn của người dị tính (lấy ví dụ như khi người dị tính có vẻ ngoài "ăn khớp" với giới tính của họ, và họ có những mối quan hệ lãng mạn, chung thuỷ, bền lâu.)

Vượt ra ngoài mục đích xác định vị trí tình dục của một người (là người thâm nhập hay người bị thâm nhập), để thỏa mãn sự tò mò và khiếu hài hước cũng như mục đích xác định vị trí của những người tham gia vào một mối quan hệ đồng giới, các thuật ngữ như "công-thụ", "top-bottom" được ra đời. Đối chiếu với định chuẩn hoá dị tính, những người được gắn mác là "công" trong một mối quan hệ đồng tính phải là người mạnh mẽ, nam tính còn "thụ" phải yếu đuối, mong manh, dễ vỡ và thường phụ thuộc vào "công" theo nhiều phương diện.

Erin Tatum trong bài báo của mình "Who's the Man" đã nói rằng nếu quan hệ đồng giới là một thứ kì lạ không khớp với khuôn mẫu của xã hội dị tính, thì việc áp đặt nhãn mác vợ-chồng cũng đồng nghĩa với việc nhồi nhét tư tưởng dị tính lên những người không phải dị tính một cách ép buộc và vô lí. Tệ hơn, ở những cặp đôi nữ-nữ, việc hai người phụ nữ vẫn có thể sống với nhau mà không cần dương vật vẫn luôn khiến nhiều người giật mình và thắc mắc. Cho nên việc xác định xem ai là trụ cột trong những mối quan hệ nữ-nữ, đối với một xã hội có xu hướng quan trọng hóa vị trí của dương vật cũng như tính đực trong một mối quan hệ, vẫn luôn là mối quan tâm đầu tiên của những người dị tính khi các mối quan hệ nữ-nữ được nhắc đến.

Erin Tatum kết thúc bài viết của mình bằng lời khẳng định rằng những cặp đôi đồng tính không cần phải sống và thực hiện đúng theo những chuẩn mực dị tính vì dù thế nào đi nữa họ không phải người dị tính và ép mình theo khuôn khổ định chuẩn hoá dị tính sẽ giới hạn khả năng bộc lộ những hành vi tính dục của họ.


Nguồn:

Clarke, Victoria. Lesbian, Gay, Bisexual, Trans and Queer Psychology: An Introduction. Cambridge: Cambridge UP, 2010. Print.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro