Định giá tài sản phần cuối

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguồn tài liệu tham khảo trên các trang mạng.

5.1. Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

1)

 Khái quát:


Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu (dòng tiền còn lại sau khi đã trừ toàn bộ chi phí, thuế, lãi vay và thanh toán lãi gốc) theo chi phí sử dụng vốn (hay tỷ suất lợi nhuận mong đợi của các cổ đông trong doanh nghiệp).

Trong đó:

Dòng tiền vốn chủ sở hữut = Dòng tiền vốn chủ sở hữu dự kiến vào thời điểm t

          ke                                          = Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu / vốn cổ phần

PV                        = Giá trị hiện tại

2) 

Tính dòng tiền vốn chủ sở hữu (FCFE):

FCFE là dòng tiền còn lại sau khi chi trả các khoản vay và lãi vay, trang trải các khoản chi vốn và đầu tư các tài sản mới cho sự tăng trưởng trong tương lai. FCFE được tính như sau:

FCFE = Lợi nhuận ròng + Khấu hao – Các khoản chi vốn – Tăng (giảm) vốn lưu động – Các khoản trả nợ gốc + Các khoản nợ mới

3) 

Các mô hình chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu:

a)

 Mô hình FCFE tăng trưởng ổn định:

-   Khái niệm

Mô hình tăng trưởng không đổi FCFE là mô hình ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của các công ty có tỷ lệ tăng trưởng ổn định.

-   Công thức tính:

Theo mô hình tăng trưởng không đổi, giá trị vốn chủ sở hữu của công ty là một hàm số của FCFE dự kiến trong giai đoạn tới với tỷ lệ tăng trưởng ổn định và tỷ suất lợi nhuận mong đợi.

V0 =

                  

Trong đó:

      Vo            = Giá trị vốn chủ sở hữu công ty thời điểm hiện tại

      FCFE1     = Dòng tiền vốn chủ sở hữu dự kiến trong năm tới

      r ( ke )                = Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty

    g              = Tỷ lệ tăng trưởng FCFE mãi mãi

Ví dụ

: FCFE của công ty X dự kiến trong năm tới là 1,3 tỷ đồng, chi phí vốn chủ sở hữu của công ty 10%, tỷ lệ tăng trưởng ổn định 5%/năm

        

 tỷ đồng 

-   Điều kiện áp dụng

Giống  mô hình tăng trưởng Gordon, mô hình này phù hợp nhất đối với các công ty có tỷ lệ tăng trưởng bằng hay thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế danh nghĩa.

b)

Mô hình FCFE nhiều giai đoạn:

-   Khái niệm

Mô hình FCFE nhiều giai đoạn là mô hình ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của công ty được dự kiến tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu và đạt mức tăng trưởng ổn định ở giai đoạn kế tiếp (2 giai đoạn); hoặc giảm dần xuống mức tăng trưởng ổn định (3 giai đoạn).

-    Công thức tính:

V0 =

Với:     Vn =

         

Trong đó:

Vo      = Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty thời điểm hiện tại

FCFEt         = Dòng tiền vốn chủ sở hữu dự kiến năm t

r ( ke) = Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty

Vn      = Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm  n

gn       = Tỷ lệ tăng trưởng (mãi mãi) sau năm n

          Ví dụ:

FCFE của Công ty X dư ̣kiến trong năm thứ 1 là 1,3 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng năm thứ 2 va ̀thứ 3 là g1 = 5% , năm thứ 4 và năm thứ 5 là g2 = 3%, năm thứ 6 trở đi ổn định là g3 = 2%, chi phí vốn chủ sở hữu là 10%

FCFE1 = 1,3 tỷ đ

FCFE2 = 1,3 tỷ đ x (1,05) = 1,365 tỷ đ

FCFE3 = 1,365 tỷ đ x (1,05) = 1,433tỷ đ

FCFE4 = 1,433 tỷ đ x (1,03) = 1,476 tỷ đ

FCFE5 = 1,476 tỷ đ x (1,03) = 1,520tỷ đ

FCFE6 = 1,520 tỷ đ x (1,02) = 1,551 tỷ đ

          

 tỷ đ

     = 1,182 tỷđ + 1,128 tỷđ + 1,076 tỷđ + 1,008 tỷđ + 12,976 tỷđ = 17,37 tỷ đồng

-    Điều kiện áp dụng:

Mô hình này có cùng các giả thiết về sự tăng trưởng như mô hình chiết khấu cổ tức nhiều giai đoạn nên cũng được áp dụng đối với các công ty có lãi trong vài năm tới và dự kiến có mức tăng trưởng đặc biệt trong suốt thời gian đó và sau đó công ty dự kiến sẽ quay về mức tăng trưởng ổn định.

-   Ưu điểm:

 Kết quả thu được từ mô hình này tốt hơn nhiều so với mô hình chiết khấu cổ tức khi ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của các công ty trả cổ tức thấp hơn FCFE.

-   Hạn chế:

Tỷ lệ tăng trưởng ổn định ở giai đoạn tiếp theo không được vượt quá tỷ lệ tăng trưởng kinh tế danh nghĩa.

5.2. Ước tính giá trị toàn bộ doanh nghiệp

1) 

Khái quát:


Giá trị doanh nghiệp được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền dự kiến của doanh nghiệp (dòng tiền còn lại sau khi trừ thuế và chi phí hoạt động nhưng trước khi thanh toán nợ vay) theo chi phí sử dụng vốn bình quân (chi phí sử dụng các nguồn tài trợ của doanh nghiệp được tính bình quân gia quyền theo tỷ trọng giá trị thị trường của từng yếu tố).

Trong đó:

Dòng tiền của công tyt = Dòng tiền kỳ vọng của công ty tại thời điểm t

                         WACC = chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền

2) 

Dòng tiền thuần của công ty:

Dòng tiền thuần của công ty là tổng dòng tiền của tất cả những người có quyền đối với tài sản của công ty, bao gồm các cổ đông, các trái chủ, và các cổ đông cổ phiếu ưu đãi. Có hai cách tính dòng tiền thuần của công ty (FCFF):

- Cách 1: Cộng các dòng tiền của những người có quyền đối với tài sản của công ty:

FCFF = FCFE + Chi phí lãi vay (1-Thuế suất) + Các khoản trả nợ gốc

- Các chứng khoán nợ mới + Cổ tức cổ phiếu ưu đãi

- Cách 2: Sử dụng thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) làm cơ sở tính toán:

FCFF = EBIT(1-Thuế suất) + Chi phí khấu hao

- Chi vốn - Tăng giảm vốn lưu động.

Hai cách trên sẽ cho ra các giá trị ước lượng dòng tiền như nhau.

3)

Điều kiện áp dụng

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp

các tài sản của doanh nghiệp là tài sản hữu dụng,

vì phương pháp này phản ánh giá trị của doanh nghiệp trên cơ sở chiết khấu các dòng lợi ích trong tương lai, nghĩa là giá trị của doanh nghiệp chỉ là giá trị của những tài sản hữu dụng; các tài sản không hữu dụng (hoặc kể cả các tài sản dưới mức hữu dụng) phải được xem xét, đánh giá riêng theo các phương pháp thẩm định giá.

4)

 Hạn chế

Phương pháp này bị giới hạn trong các trường hợp sau:

- Doanh nghiệp đang trong quá trình tái cơ cấu:

- Đó là việc bán tài sản, mua thêm tài sản hoặc thay đổi cơ cấu vốn cổ đông và chính sách cổ tức, thay đổi cơ cấu sở hữu (chẳng hạn từ doanh nghiệp sở hữu công sang sở hữu tư nhân) hoặc chính sách quản lý chi phí. Mỗi thay đổi trên dẫn đến việc ước tính các dòng tiền dự kiến sẽ khó khăn hơn và tác động đến yếu tố rủi ro của doanh nghiệp. Do đó, sử dụng số liệu trong quá khứ có thể sẽ phản ánh không đúng giá trị của các doanh nghiệp này.

- Để có thể ước tính được giá trị doanh nghiệp trong trường hợp này thì dòng tiền dự kiến phải phản ảnh được tác động của các thay đổi trên trong thời gian sắp tới và tỷ suất chiết khấu phải được điều chỉnh để phản ánh được hoạt động kinh doanh mới và mức rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

- Đối với các doanh nghiệp nhỏ:

Phương pháp này đòi hỏi phải đo lường được mức rủi ro của doanh nghiệp, để từ đó tính tỷ suất chiết khấu; nhưng do các doanh nghiệp nhỏ không có chứng khoán giao dịch trên thị trường nên không thể tính được các thông số rủi ro của các doanh nghiệp này.

Vì vậy, giải pháp trong trường hợp này là nên xem xét mức rủi ro của các doanh nghiệp có thể so sánh có chứng khoán giao dịch trên thị trường, hoặc tham khảo các số liệu kế toán có sẵn ở các doanh nghiệp này.

5) 

Các mô hình ước tính giá trị công ty bằng FCFF:

Giá trị công ty được tính bằng cách chiết khấu FCFF theo WACC. Giống như các mô hình chiết khấu cổ tức hay mô hình FCFE trong việc ước tính giá vốn chủ sỡ hữu, thì việc sử dụng mô hình FCFF để ước tính giá trị công ty cũng phụ thuộc vào những giả định về sự tăng trưởng trong tương lai.

a)

 Công ty tăng trưởng ổn định:

-   Khái niệm

Mô hình FCFF tăng trưởng ổn định là mô hình ước tính giá trị công ty với tỷ lệ tăng trưởng ổn định.

-    Công thức tính:

Một công ty có FCFF đang tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng ổn định có thể được ước tính giá trị bằng cách sử dụng mô hình sau:

V0 =

Trong đó:

          V0: giá trị công ty.

            FCFF1 = FCFF dự kiến năm tới

            WACC = chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền

                         g        = tỷ lệ tăng trưởng FCFF (mãi mãi)

Ví dụ:

Dự kiến FCFF Công ty X trong năm tới là 1,76 tỷ đồng, lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm  10%, lợi nhuận trên danh mục các loại chứng khoán 15%, hệ số rủi ro liên quan đến chứng khoán vốn 1,2 , lãi suất các khoản nợ của Công ty 10%, giá trị thị trường vốn cổ phần của Công ty 15 tỷ đồng, giá trị các khoản nợ 5 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng FCFF ổn định 5%/năm.

 Chi phí vốn cổ phần ke = 10% + 1,2 (15% - 10%) =16%

   

   

  

 Giá trị của Công ty

  tỷ đồng

- Điều kiện áp dụng:

Tỷ lệ tăng trưởng được sử dụng trong mô hình phải hợp lý so với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế danh nghĩa.

- Hạn chế:

          Giống như tất cả mô hình tăng trưởng ổn định, mô hình này khá nhạy cảm với những giả thiết về tỷ lệ tăng trưởng dự kiến.

b)

Dạng mô hình FCFF tổng quát:

- Công thức tính:

+ Trong đa số các trường hợp, giá trị của công ty có thể được tính bằng hiện giá FCFF dự kiến:

    

Giá trị công ty =

Trong đó:

FCFFt = dòng tiền thuần của công ty năm t

Giá trị công ty được tính bằng cách chiết khấu FCFF theo WACC.

+  Nếu công ty đạt trạng thái ổn định sau n năm và bắt đầu tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng ổn định gn sau đó, giá trị công ty có thể tính như sau:

Giá trị công ty =

    

-   Phạm vi áp dụng:

Sử dụng mô hình FCFF để định giá các công ty có đòn bẩy tài chính cao hay đang thay đổi đòn bẩy tài chính là tốt nhất. Việc tính FCFF khó khăn hơn nhiều trong các trường hợp này vì sự biến động của các khoản nợ phải thanh toán, và giá trị vốn chủ sở hữu là một phần nhỏ trong toàn bộ giá trị của công ty, nhạy cảm hơn với các giả thiết về sự tăng trưởng và rủi ro. Vì vậy, mô hình này sẽ cho ra một giá trị ước lượng chính xác nhất khi thực hiện thâu tóm bằng vay nợ, trong đó đòn bẩy tài chính của công ty ban đầu khá cao nhưng dự kiến có nhiều thay đổi trong vài năm tới.

Ví dụ

: FCFF năm thứ 1 của Công ty X là 1.76 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng FCFF năm thứ 2 và thứ  3 là g1 = 5% , năm thứ 4 và thứ 5 là g2 = 3% và từ năm thứ 6 tăng trưởng ổn định là g3 = 2%/ năm, WACC 13,8% .

FCFF1 = 1,76tỷđ

FCFF2 = 1,76 tỷđ     (1,05)   = 1,848  tỷđ

FCFF3 = 1,848 tỷđ   (1,05)  = 1,904   tỷđ

FCFF4 = 1,904 tỷđ   (1,03)  = 1,9986 tỷđ

FCFF5 = 1,9986 tỷđ (1,03)  = 2,0585 tỷđ

FCFF6 = 2,0585 tỷđ (1,02)  = 2,0996 tỷđ

V5 =

 tỷ đồng

V0 = 

      

      

=

 15,586 tỷ đồng

6.0. PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH THỊ TRƯỜNG

1)  Khái niệm

Phương pháp so sánh thị trường là cách ước tính giá trị của một doanh nghiệp, các lợi ích về quyền sở hữu, hay chứng khoán bằng cách sử dụng một hay nhiều phương pháp, trong đó so sánh giá trị của đối tượng cần thẩm định với các doanh nghiệp, các lợi ích về quyền sở hữu, hay chứng khoán tương tự đã được bán trên thị trường.

Theo phương pháp này, giá trị của doanh nghiệp được ước tính bằng cách ước tính giá trị của các tài sản so sánh. Các tài sản so sánh này được chuẩn hoá theo một biến số chung như: thu nhập, dòng tiền, giá trị sổ sách, doanh thu.

2)  Điều kiện áp dụng

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp so sánh được giao dịch trên thị trường tài chính và thị trường đã đánh giá các doanh nghiệp này tương đối chính xác.

3)  Các phương pháp ước tính giá trị doanh nghiệp dựa vào thị trường

- Sử dụng tỷ số P/E trung bình ngành để ước tính giá trị doanh nghiệp, với điều kiện là các doanh nghiệp khác trong ngành có thể so sánh được với doanh nghiệp đang thẩm định và thị trường ước tính giá trị các doanh nghiệp này tương đối chính xác.

- Tỷ số giá / doanh thu cũng được sử dụng để ước tính giá trị doanh nghiệp, với tỷ số giá / doanh thu bình quân của các công ty có những đặc điểm tương tự được sử dụng cho mục đích so sánh.

Ngoài 2 tỷ số trên được ứng dụng khá phổ biến thì một số tỷ số khác cũng được dùng để thẩm định giá doanh nghiệp như: thị giá / thư giá, thị giá so với dòng tiền, thị giá so với cổ tức, thị giá so với giá trị thay thế.

*) 

Phương pháp tỷ số giá bán / Thu nhập (P/E:The Price-Earning Ratio):

a)

 

Công thức tính:

Giá trị doanh nghiệp được tính theo công thức sau:

V = Lợi nhuận ròng dự kiến * P/E

Trong đó:

Với:   PS: giá mua bán cổ phần trên thị trường

                   EPS: thu nhập dự kiến của mỗi cổ phần được tính như sau:

EPS = Lợi nhuận ròng dự kiến / N

           N: số lượng cổ phần đã phát hành

Tỷ số P/E của các công ty lớn tại các quốc gia phát triển được công bố hàng ngày trên các tờ báo chuyên ngành và trên mạng INTERNET.

b)

  Ví dụ:

Giả sử công ty X có lợi nhuận ròng dự kiến: 1.250.000.000 đ vào thời điểm thẩm định giá. Mức lợi nhuận này đã được đối chiếu với các số liệu tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, cũng như xem xét so sánh với các doanh nghiệp trong ngành, cho thấy đây là số liệu hợp lý;

           Qua khảo sát và thu thập thông tin trên thị trường, tìm được chỉ số P/E của 5 doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh và quy mô tương tự công ty X, cụ thể như sau:

          Công ty A 28 ; Công ty B 31; Công ty C 32; Công ty D 33; Công ty E 35

            Trong đó các Công ty B, C, D có nhiều yều tố gần giống Công ty X nhất.

            Do vậy có thể chọn chỉ số P/E  trung bình của các doanh nghiệp này ( [31 + 32 + 33] / 3 = 32 ) để ước tính giá trị của Công ty X

          Giá trị thị trường của Công ty X

= 1.250.000.000đ  x  32 =  40 tỷ đồng

c)

 

Điều kiện áp dụng:

Sử dụng tỷ số P/E trung bình ngành để ước tính giá trị doanh nghiệp, với điều kiện là các doanh nghiệp khác trong ngành có thể so sánh được với doanh nghiệp thẩm định và thị trường của các doanh nghiệp này tương đối chính xác. Thông thường nên chọn tỷ số P/E bình quân của từ 3 đến 5 doanh nghiệp trong ngành có quy mô tương tự có thể so sánh được với doanh ngiệp cần thẩm định giá.

d)

 

Ý nghĩa của tỷ số P/E:

- Tỷ số P/E sẽ càng cao khi triển vọng gia tăng lợi nhuận hàng năm của công ty càng cao và mức độ rủi ro đối với lợi nhuận càng thấp.

- Khi tỷ số P/E của công ty này có giá trị cao hơn so với công ty khác, thì chứng tỏ công ty đó được thị trường đánh giá là có triển vọng gia tăng lợi nhuận cao hơn.

4)  Ưu nhược điểm

·

       

Ưu điểm: Các tỷ số khá đơn giản và dễ dàng tiếp cận.

·

       

Nhược điểm:

- Các tỷ số này cũng rất dễ bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích, đặc biệt trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp so sánh tương tự với doanh nghiệp thẩm định giá.

-

Các tỷ số về các doanh nghiệp so sánh có thể không chính xác trong trường hợp thị trường đánh giá không đúng, chẳng hạn như đánh giá quá cao hoặc quá thấp.

-  

Phương pháp này bị giới hạn trong trường hợp các doanh nghiệp không có chứng khoán giao dịch trên thị trường, chẳng hạn như các doanh nghiệp nhỏ; khi đó sẽ khó tìm được các doanh nghiệp có thể so sánh với doanh nghiệp cần thẩm định giá trên thị trường.

7.0. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG LỢI THẾ THƯƠNG MẠI

1) Khái niệm

          Đây là phương pháp xác định  giá trị doanh nghiệp có tính đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp. Theo phương pháp này giá trị doanh nghiệp được tính bằng giá trị của các tài sản thuần đánh giá lại theo phương pháp tài sản cộng với giá trị lợi thế thương mại. Giá trị lợi thế thương mại của doanh nghiệp được tính bằng hiện giá của các khoản siêu lợi nhuận do lợi thế thương mại (tài sản vô hình không phân định cụ thể được) của doanh nghiệp tạo ra.

2) Công thức tính

            V0  =  A   +  VGW

     Trong đó:

            V0    : Giá trị doanh nghiệp

             A    : Giá trị tài sản  của doanh nghiệp

            VGW : Giá trị lợi thế thương mại và được xác định như sau

            VGW    =   

        Với:

                 Rt :  lợi nhuận năm t

                 At : giá trị tài sản năm t

                 r   : tỷ suất lợi nhuận “bình thường” (bình quân phổ biến của ngành)

                 Rt  - r.At  : siêu lợi nhuận năm t

                 i  : tỷ suất chiết khấu

3) Các mô hình lựa chọn Rt , r , At

           Có nhiều cách (mô hình) lựa chọn Rt , r , At để xác định giá trị lợi thế thương mại, cụ thể được tổng hợp theo bảng sau đây:

Mô hình

R

Rt

At

1. UEC (Hiệp hội các nhà kế toán châu Âu)

Chi phí sử dụng vốn trung bình các nguồn vốn trung và dài hạn

  (WACC)

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

(EBIT)

Tổng tài sản hữu dụng

2. Anglo – Saxons

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

       ( ke )

Lợi nhuận thuần

Giá trị tài sản thuần (vốn chủ sở hữu) được đánh giá lại

3. CPNE (vốn thường xuyên cần thiết cho kinh doanh)

Chi phí sử dụng vốn trung bình các nguồn vốn trung và dài hạn

 (WACC)

Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay trung và dài hạn

Vốn thường xuyên được tài trợ bằng các nguồn ổn định: vốn chủ sở hữu, vốn vay trung và dài hạn

4) Ưu điểm và hạn chế của phương pháp

4.1. Ưu điểm

          - Giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp này phản ánh sát hơn giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp tài sản do có tính đến giá trị tài sản vô hình

           - Phương pháp này có thể bù trừ các sai sót có thể xảy ra trong quá trình xác định giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp theo phương pháp tài sản; nếu giá trị tài sản ( At ) được đánh giá cao lên sẽ làm giảm giá trị lợi thế thương mại, va ngược lại.

4.2 Hạn chế của phương pháp

            - Trong cơ chế thị trường, khó có một doanh nghiệp nào có thể duy trì được lợi thế so sánh một cách lâu dài. Do đó rất khó có thể dự đoán chính xác thời hạn tồn tại của lợi nhuận siêu ngạch của doanh nghiệp.

          - Phương pháp này là sự kết hợp giữa hai phương pháp giá trị tài sản thuần và vốn hoá thu nhập nên nó cũng mang tính hạn chế của các phương pháp này.

          - Giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào các tham số r, At , Rt . Vì vậy nếu thiếu cân nhắc kỹ lưỡng trong chọn lựa cũng như xác định không chính xác các tham số này sẽ dẩn đến kết luận sai lầm hoặc chủ quan về giá trị doanh nghiệp

CHƯƠNG 4

THẨM ĐỊNH GIÁ PHỤC VỤ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

          Ở Việt Nam, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đang được thực hiện để chuyển đổi mô hình các doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Vấn đề đặt ra hiện nay là việc xác định giá trị doanh nghiệp, phục vụ cho mục đích cổ phần hoá phải phù hợp với thị trường nhằm tránh thất thoát nguồn vốn ngân sách nhà nước.

          Thời gian qua, việc xác định giá trị doanh nghiệp cho cổ phần hoá đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong phương pháp hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp cho cổ phần hoá theo nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện nay, việc xác định giá trị doanh nghiệp cho cổ phần hóa thực hiện theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp 100 % vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

1.0. Thực trạng về xác định giá trị doanh nghiệp cho cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

1.1. Thực trạng hoạt động của DNNN

Hiệu quả hoạt động của DNNN chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển; chưa giảm được nhiều tình trạng xóa nợ, giãn nợ, bù lỗ,… Cụ thể là:

          - Năm 2005, mặc dù số doanh nghiệp có lãi chiếm tới 79,4% nhưng số có mức lãi bằng hoặc cao hơn lãi suất huy động vốn của ngân hàng thương mại chỉ khoảng 40%. Nếu tính đủ chi phí phát sinh trong kỳ như khấu hao tài sản cố định, các khoản trích dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá tồn kho, xử lý nợ khó đòi thì lãi thực tế sẽ thấp hơn rất nhiều. Tuy tổng số nộp ngân sách của khu vực DNNN khá lớn nhưng chủ yếu là thuế gián thu.

          - Nợ xấu của các DNNN tuy đã có xu hướng giảm so với những năm trước nhưng vẫn còn lớn, trong khi khả năng thanh toán nợ rất hạn chế. Không ít DNNN kinh doanh rất kém hiệu quả, không có khả năng thanh toán nợ, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cả khu vực DNNN nói chung, và các ngân hàng thương mại nhà nước.

          - Năng lực cạnh tranh của khu vực DNNN so với DN nước ngoài còn ở mức độ yếu, chi phí sản xuất, giá thành cao, nhất là các chi phí về quản lý, tiêu hao nguyên vật liệu, chi phí khấu hao, gây lãng phí, thất thoát lớn. Phần lớn các DNNN có trình độ trang thiết bị, công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới, công suất huy động thấp dẫn đến chi phí khấu hao trên đơn vị sản phẩm cao; nhiều DN chỉ đạt hiệu suất sử dụng tài sản cố định 50-60%. Tỷ lệ lao động dôi dư khoảng 20% và lao động gián tiếp lớn, thiếu lao động tay nghề cao, năng suất lao động thấp.

          - Tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ 2001-2005 của khu vực DNNN thấp hơn nhiều so với khu vực khác, mặc dù có những thuận lợi hơn so với các thành phần kinh tế khác và chưa tương xứng với các nguồn lực nhà nước đã đầu tư.

1.2. Những khó khăn trong quá trình cải cách, chuyển đổi

Đổi mới các DNNN là công việc khó khăn, vì đây là khu vực được bao cấp lớn nhất ở nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp. Các xí nghiệp quốc doanh sở hữu hầu hết cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của nền kinh tế. Do được sự bao cấp của Nhà nước, trình độ quản lý yếu kém và sức ỳ rất lớn nên việc đổi mới diễn ra chậm chạp.

Những khó khăn chủ yếu trong quá trình cải cách, chuyển đổi liên quan đến vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp cho cổ phần hóa:

- Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ

- Các

tổ chức định giá yếu về chuyên môn nghiệp vụ thẩm định giá, chưa được đào tạo sâu về chuyên môn thẩm định giá doanh nghiệp.

- Mối quan hệ giữa cổ phần hóa và thị trường chứng khoán  chưa chặt chẽ.

- Trình độ và kiến thức của cán bộ, nhân viên doanh nghiệp nhà nước  về công ty cổ phần, thị trường tài chính và thị trường chứng khoán còn hạn chế.

1.3. Những khó khăn này ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá (rủi ro nghề nghiệp)

Trong quá trình thực hiện nghị định 187/2004/NĐ-CP đã gặp phải những vấn đề khó khăn về hành lang pháp lý nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ; trình độ chuyên môn nghề nghiệp về thẩm định giá của thẩm định viên chưa cao, chủ yếu sử dụng phương pháp tài sản, chưa áp dụng các phương pháp thẩm định giá khác khi tiến hành tính giá trị doanh nghiệp, lúng túng khi định giá các tài sản chuyên dụng như nhà cửa, vật kiến trúc,… nên kết quả định giá doanh nghiệp cho ổ phần hóa chưa sát giá thị trường. Mặt khác, trình độ hiểu biết của các doanh nghiệp đa làm thủ tục cổ phần hóa về thị trường tài chính, thị trường chứng khoán còn hạn chế nên phần nào cũng làm chậm công việc thẩm định giá, ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hóa.

Cụ thể là:

- Hệ thống văn bản làm hành lang pháp lý cho hoạt động thẩm định giá chưa đầy đủ, đồng bộ, đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thẩm định giá khi thực hiện dịch vụ.

- Các

tổ chức định giá trong nước yếu về chuyên môn nghiệp vụ thẩm định giá nên chất

lượng dịch vụ thẩm định giá do các tổ chức định giá thực hiện chưa cao.

Tư vấn, định giá doanh nghiệp thông qua tổ chức định giá là nghiệp vụ mang tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp của các tổ chức định giá còn hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tế. Nhiều tổ chức định giá yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chưa thể hiện tính độc lập nên trong quá trình định giá còn phụ thuộc vào ý kiến của doanh nghiệp cổ phần hóa

- Mối quan hệ giữa cổ phần hóa và thị trường chứng khoán chưa chặt chẽ

Việc xác định giá trị doanh nghiệp chưa gắn kết với tư vấn xây dựng phương án cổ phần hóa, bán đấu giá cổ phần và niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán; sau khi cổ phần hóa , các công ty cổ phần không thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán, do đó số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa tăng, nhưng hàng hóa trên thị trường chứng khoán vẫn không tăng hoặc tăng chậm.

- Trình độ và kiến thức của doanh nghiệp thực hiện cổ phẩn hóa về công ty cổ phần, thị trường tài chính và thị trường chứng khoán còn hạn chế.

Khả năng hiểu biết của lãnh đạo các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa về công ty cổ phần, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán còn rất hạn chế nên hầu hết các doanh nghiệp chưa thể tự tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp hoặc nếu tự xác định giá trị doanh nghiệp thì kết quả cũng không phản ánh được thị trường.

Với những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá là chất lượng của các dịch vụ thẩm định giá thấp, cung cấp những hóa kém chất lượng cho thị trường chứng khoán. Chính điều này làm cho rủi ro nghề nghiệp đối với thẩm định viên rất cao. Do đó, để phòng ngừa rủi ro cho thẩm định viên và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng thì việc mua bảo hiểm nghề nghiệp cho thẩm định viên là quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp thẩm định giá.

Bảo hiểm nghề nghiệp cho thẩm định viên sẽ là công cụ giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của thẩm định viên khi thực hiện dịch vụ của mình và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong trường hợp kết quả thẩm định giá sai lệch, gây thiệt hại cho khách hàng.

1.4. Thị trường chứng khoán đang bùng nổ có thể là một hướng tháo gỡ cho khó khăn trong thẩm định giá doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa

Thị trường chứng khoán là nơi trưng bày hàng hóa là các cổ phiếu của các công ty cổ phần một cách công khai, với đầy đủ các thông tin về các cổ phiếu công ty giúp các nhà đầu tư dễ dàng trong việc lựa chọn danh mục đầu tư hiệu quả, có thể chọn mua hàng hóa có chất lượng hơn trên cơ sở so sánh, phân tích và loại bỏ những hàng hóa khác. Từ đó, các nhà đầu tư có cơ hội tham gia vào việc quản lý công ty, các công ty cổ phần có điều kiện thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi từ nhiều nhà đầu tư tiềm năng, phát triển nguồn vốn ngày càng đa dạng hơn; gắn liền việc quản lý sản xuất kinh doanh với nguồn vốn huy động.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã và đang tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và bước đầu đã gắn với thực hiện bán cổ phần, niêm yết, đăng ký giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán. Xác định giá trị doanh nghiệp cho cổ phần hóa thông qua các tổ chức định giá trung gian và cơ chế đấu giá công khai theo nghị định 187/2004/ NĐ-CP đã thực sự đưa vào thị trường chứng khoán những hàng hóa có chất lượng. Thị trường chứng khoán ngày càng có nhiều hàng hóa có chất lượng được niêm yết và giao dịch, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đầu tư vốn vào các công ty cổ phần, gắn nguồn vốn của các nhà đầu tư với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Thị trường chứng khoán đang bùng nổ hiện nay ở Việt Nam có thể là một hướng tháo gỡ cho khó khăn trong việc xác định giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước theo nghị định 187/2004/NĐ-CP chưa sát với giá thị trường;

nghĩa là giá trị doanh nghiệp được xác định theo nghị định 187/2004/NĐ-CP chỉ là căn cứ để xây dựng phương án cổ phần hóa và giá trị thực của cổ phiếu sẽ do thị trường quyết định, thông qua việc đấu giá công khai. Vì vậy, nếu việc xác định giá trị doanh nghiệp chưa thực sự chính xác thì việc đấu giá cổ phần sẽ khắc phục được nhược điểm này và giá trị thực của nó sẽ là giá thị trường mà người mua chấp nhận.

Nội dung gắn việc xác định giá trị doanh nghiệp với đấu giá cổ phần công khai lần đầu đối với các doanh nghiệp nhà nước khi chuyển sang công ty cổ phần theo nghị định 187/NĐ-CP thực sự đã đem lại hiệu quả rất lớn cho nhà nước trong việc thu lại nguồn vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước. Đây là một trong những thành công của nghị định 187/2004/NĐ-CP trong việc hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

1.5. Thuận lợi và khó khăn

a) Những thuận lợi

-

Đã hình thành hệ thống văn bản về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:     Nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẩn của Bộ Tài chính, trong đó có quy định và hướng dẩn về xác định giá trị doanh nghiệp.

-

Các văn bản này đã được chỉnh sửa qua thực tiển cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, ngày càng tiếp cận với thông lệ thẩm định giá quốc tế.

b) Một số hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi trên, còn tồn tại một số hạn chế sau:

§

 

Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ.

§

 

Việc định giá tài sản vô hình chưa sát: Giá trị lợi thế kinh doanh tính được chưa phản ánh đúng giá trị vô hình của doanh nghiệp, làm cho giá trị doanh nghiệp thường thấp hơn thực tế.

§

 

Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường phục vụ cho hoạt động thẩm định giá chưa được thiết lập.

2.0. Các phương pháp thẩm định giá

Theo quy định hiện nay, các công ty nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá được áp dụng một trong các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp: phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu, các phương pháp khác.

2.1. Phương pháp tài sản

1)  Nội dung phương pháp tài sản

Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Phương pháp này có thể áp dụng đối với đa số các loại hình doanh nghiệp.

§

 

Đối tượng áp dụng: là các doanh nghiệp cổ phần hóa, trừ những doanh nghiệp thuộc đối tượng phải áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu.

§

 

Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp: là thời điểm khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính để xác định giá trị doanh nghiệp:

Đối với trường hợp áp dụng phương pháp tài sản là thời điểm kết thúc quý gần nhất với thời điểm có quyết định cổ phần hóa nhưng không quá 6 tháng so với thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp.

§

 

Căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp: 

+   Số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp;

+   Số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê phân loại thực tế;

+   Tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá thị trường;

+  Giá trị quyền sử dụng đất, khả năng sinh lời của doanh nghiệp (vị trí địa lý, uy tín của doanh nghiệp, mẫu mã, thương hiệu,...).

   * Đối với tài sản là hiện vật

   a- Chỉ đánh giá lại những tài sản mà công ty cổ phần tiếp tục sử dụng.

   b- Giá trị thực tế của tài sản = Nguyên giá tính theo giá thị trường nhân (x) Chất lượng còn lại của tài sản thời điểm định giá.

Trong đó:

        Giá thị trường là:

            - Giá tài sản mới đang mua, bán trên thị trường bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt (nếu có). Nếu là tài sản đặc thù không có trên thị trường thì tính theo giá mua mới của tài sản cùng loại, có cùng công suất hoặc tính năng tương đương. Trường hợp không có tài sản tương đương thì tính theo giá tài sản ghi trên sổ kế toán.

            - Đơn giá xây dựng cơ bản, suất đầu tư do cơ quan có thẩm quyền quy định đối với tài sản là sản phẩm xây dựng cơ bản. Trường hợp chưa có quy định thì tính theo giá trị quyết toán công trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

            Chất lượng của tài sản được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới hoặc đầu tư xây dựng mới,   phù hợp với các quy định của Nhà nước về điều kiện an toàn trong sử dụng, vận hành tài sản; chất lượng sản phẩm sản xuất; vệ sinh môi trường theo hướng dẩn của các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật. Nếu chưa có quy định  của Nhà nước thì chất lượng tài sản được đánh giá không thấp hơn 20%.

*  Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi, và các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu,…) của doanh nghiệp được xác định như sau:

    a. Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ.

 b. Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân  hàng.

c. Các giấy tờ có giá thì xác định theo giá giao dịch trên thị trường. Nếu không có giao dịch thì xác định theo mệnh giá của giấy tờ.

* Các khoản nợ phải thu tính vào giá trị doanh nghiệp được xác định theo   số dư thực tế trên sổ kế toán sau khi xử lý như quy định tại điểm 1.2 phần  B Mục II Thông tư 126/2004/TT-BTC.

* Các khoản phí dở dang: đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh, sự   nghiệp được xác định theo thực tế phát sinh hạch toán trên sổ kế toán.

 * Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn được xác định theo số  dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận.

* Giá trị tài sản vô hình (nếu có) đuợc xác định theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán.

§

 

Công thức tính:

Giá trị thực tế của doanh nghiệp

=

Giá trị thị trường của tài sản (Tài sản cố định bao gồm nhà xưởng, văn phòng, máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế,...) + Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu,...) + Các khoản nợ phải thu + Các khoản chi phí dở dang (đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh, sự nghiệp) + Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn + Giá trị tài sản vô hình (nếu có) + Giá trị lợi thế kinh doanh + Giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp khác + Giá trị quyền sử dụng đất.

Trong đó:

*   Giá trị lợi thế kinh doanh tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được xác địnhtheo công thức sau:

Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp

= Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá x (Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp - Lãi suất trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp)

Với:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp = (Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kềtrước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp / Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp) x 100%

* Giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp (Thông tư  95/2006/TT-BTC ngày 12/10/2006):

- Trường hợp doanh nghiệp thực hiện hình thức thuê đất:

+ Nếu đang thuê thì không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp; công ty cổ phần quản lý sử dụng đúng mục đích, không được nhượng bán.

+ Nếu diện tích đất đã được nhận giao, đã nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước, mua quyền sử dụng đất của các cá nhân, pháp nhân khác nay chuyển sang thuê đất thì chỉ tính vào giá trị doanh nghiệp các khoản chi phí làm tăng giá trị sử dụng đất và giá trị tài sản trên đất như chi phí đền bù, giải toả, san lấp mặt bằng.

- Trường hợp doanh nghiệp thực hiện hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính giá trị doanh nghiệp được tính như sau:

+

Đối với diện tích đất doanh nghiệp đang thuê chuyển sang hình thức giao đất: Sau khi có quyết định cổ phần hoá, đồng thời với việc tiến hành kiểm kê, phân loại, đánh giá lại tài sản, doanh nghiệp phải căn cứ vào quy định tại Điều 6

Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 của Chính phủ xác định giá trị quyền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước tại thời điểm thực hiện định giá và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có diện tích đất nhận giao xem xét, quyết định.

Giá trị quyền sử dụng đất xác định theo nguyên tắc trên được tính vào giá trị doanh nghiệp nhưng không tính tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà hạch toán là khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

+ Trường hợp doanh nghiệp được giao đất xây dựng nhà, hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê và đã nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách Nhà nước:

#) Phải xác định lại giá trị quyền sử dụng đất theo giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm thực hiện định giá nhưng không thấp hơn chi phí thực tế về quyền sử dụng đất đang hạch toán trên sổ kế toán. Nếu giá trị quyền sử dụng đất xác định lại cao hơn chi phí thực tế về quyền sử dụng đất đang hạch toán trên sổ kế toán thì khoản chênhlệch tăng tính vào giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

#) Nếu giá trị vốn nhà nước (bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất) quá lớn, vượt quá quy mô vốn điều lệ của doanh nghiệp cổ phần hoá theo phương án được duyệt thì phần chênh lệch được coi như một khoản thu từ cổ phần hoá và được xử lý theo quy định tại điểm 1.3  mục VI Thông tư số 126/2004/TT-BTC.

+  Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá được giao đất xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê có sử dụng một phần diện tích đất làm các công trình phúc lợi công cộng, bàn giao cho địa phương quản lý sử dụng thì giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá được xác định như sau:

#)  Nếu bàn giao theo phương thức có thanh toán thì chỉ xác định lại giá trị quyền sử dụng đất đối với những diện tích đất doanh nghiệp được giao để kinh doanh nhà và hạ tầng để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.

#) Nếu bàn giao theo phương thức không thanh toán thì tính vào giá trị doanh nghiệp toàn bộ giá trị quyền sử dụng diện tích đất được giao sau khi trừ đi chi phí để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng đã bàn giao.

Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá được giao đất xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê và đã thực hiện sự điều tiết quỹ nhà, đất theo cơ chế do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định thì giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp được xác định trên cơ sở giá trị quyền sử dụng đất xác định lại trừ khoản thu nhập bị điều tiết.

+  Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá được giao đất xây dựng nhà, hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê có thực hiện chuyển giao một phần diện tích nhà cao tầng cho cơ quan khác làm trụ sở hoặc kinh doanh thì phải tiến hành phân bổ giá trị quyền sử dụng đất được xác định lại cho diện tích nhà bàn giao theo hệ số các tầng hoặc giá bán nhà của từng tầng. Hệ số do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước.

+  Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá được giao đất xây dựng nhà ở để bán đã tiến hành bán nhà thì được loại trừ không đánh giá lại đối với diện tích nhà đã bán tương ứng với số tiền thu bán nhà đã hạch toán vào thu nhập, xác định kết quả kinh doanh hàng năm và nộp thuế theo đúng quy định của nhà nước.

Giá trị phần vốn thực tế của Nhà nước tại doanh nghiệp

= Giá trị thực tế của doanh nghiệp - Các khoản nợ phải trả, số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).

§

 

Ưu, nhược điểm

+Ưu: Đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi những kỹ năng tính toán phức  tạp.

+ Nhược: Phát sinh một số chi phí do phải thuê chuyên gia đánh giá tài sản; Không thể loại bỏ hoàn toàn tính chủ quan khi tính giá trị doanh nghiệp; Việc định giá doanh nghiệp dựa vào giá trị trên sổ sách kế toán, chưa tính được giá trị tiềm năng như thương hiệu, sự phát triển tương lai của doanh nghiệp.

2)  Ví dụ:

Hãy tính giá trị thực tế vốn nhà nước của Công ty A để cổ phần hóa theo phương pháp tài sản với các số liệu sau:

§

 

Số liệu tài chính của Công ty A đến 31/12/2004

1/ Tài sản lưu động và đấu tư ngắn hạn                    :10.500 triệu đồng

Trong đó:

-

        

Vật tư, hàng hoá tồn kho: 2.500 triệu đồng

-

        

Các khoản phải thu         : 4.000 triệu đồng 

2/ Tài sản cố định                                                       : 20.000 triệu đồng

Trong đó:

-    Nhà xưởng                      :   8.000   triệu đồng

-    Máy và thiết bị                : 10.000 triệu đồng

-    Phương tiện vận tải         :   2.000   triệu đồng

3/ Nợ                                                                            :   8.000   triệu đồng

4/ Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi                            :       500 triệu đồng

         5/ Kết quả sản xuất kinh doanh:                                                                                  

                                                                                      ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2002

2003

2004

Lợi nhuận sau thuế

2.800

3.276

3.388

Vốn Nhà nước (không bao gổm Quỹ khen thưởng, phúc lợi)

20.000

21.000

22.000

§

 

Giá trị tài sản đánh giá lại theo giá thị trường:

-   Vật tư, hàng hóa tồn kho                : 2.200 triệu đồng

-   Nhà xưởng                                      : 9.500 triệu đồng

-   Máy và thiết bị                                : 9.800 triệu đồng

-   Phương tiện vận tải                         : 1.600 triệu đồng

§

 

Nợ không có khả năng thu hồi     : 200 triệu đồng

§

 

Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Chính phủ 8,4%/năm

Giải

Vốn Nhà nước tại Công ty A tính theo phương pháp tài sản:

1/  Chênh lệch giá trị tài sản

                                                                                           ĐVT: Triệu đồng

Tài sản

Giá thị trường

Giá sổ sách

Chênh lệch

I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

-Vật tư, hàng hóa tồn kho

- Các khoản phải thu

                              Cộng

II. Tài sản cố định

- Nhà xưởng

- Máy và thiết bị

- Phương tiện vận tải

                             Cộng

Tổng cộng 

2.200

                

                 9.500

9.800

1.600

   

2.500

4.000

8.000

10.000

2.000

- 300

- 200

- 500

+1.500

- 200

- 400

+ 900

+ 400                

2/  Giá trị lợi thế kinh doanh của Công ty:

a/ Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so vốn Nhà nước bình quân 3 năm liền kề:

  

R2002 = 2.800/20.000 = 14%

   R2003 = 3.276/21.000 = 15,6%

   R2004 = 3.388/22.000 = 15,4%

                        R = 15%

b/ Giá tri lợi thế kinh doanh của Công ty:

         22.000 triệu đồng x (15% - 8,4%) = 1.452 triệu đồng  

3/ Giá trị thực tế vốn Nhà nước tại Công ty A vào thời điểm 31/12/2004 để cổ phần hóa:

                                                                                             

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Giá trị sổ sách

Đánh giá lại

Chênh lệch

I.  Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

II. Tài sản cố định

III.Giá trị lợi thế kinh doanh

IV.Giá trị thực tế của Công ty

V. Các khoản giảm trừ:

- Nợ phải trả

- Số dư Quỹ khen thưởng, phúc lợi

VI. Giá trị vốn Nhà nước

10.500

20.000

    0

30.500

8.000

    500

22.000

10.000

20.900

  1.452

32.352

8.000   

    500

23.852

- 500

+ 900

+ 1.452

+ 1.852

      

0

       0

+ 1852

è

Giá trị thực tế vốn Nhà nước tại Công ty A vào thời điểm 31/12/2004 để cổ phần hóa là:

23.852

triệu đồng

2.2.  Phương pháp dòng tiền chiết khấu

1)

  Nội dung phương pháp dòng tiền chiết khấu

Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai.

§

 

Đối tượng áp dụng

Là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ; có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hóa cao hơn lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. 

§

 

Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp: là thời điểm khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính để xác định giá trị doanh nghiệp.

Đối với trường hợp áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu là thời điểm kết thúc năm gần nhất với thời điểm có quyết định cổ phần hóa nhưng không quá 9 tháng so với thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp.

§

 

Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp

+ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.

+ Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa từ 3 năm đến 5 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần.

+ Lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp.

+ Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao.

§

 

Công thức tính

+  Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được xác định như sau:

Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước

=

+

±

Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao

           Trong đó:   

           Di

    

       (1+ k)i

: Giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i

           Pn

      

       (1+ k)n

: Giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ n

i : Thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp (i:1n).

Di : Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i.

n :  Số năm tương lai được chọn (3 - 5 năm).

Pn : Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức:

D n+1

Pn

=

-------

k – g

                   D n+1: Cổ tức dự kiến năm thứ n+1

k      : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần và được xác định theo công thức:

k  =  Rf  + Rp

Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro, được tính bằng lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Rp:  Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam, được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giá hoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp nhưng không vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro (Rf).

g:   Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức và được tính như sau:

                                         g  =  b  x  R

Với:   b:  Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn.

R: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai.

+ Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá theo phương pháp DCF được xác định như sau:

Giá trị

thực tế

doanh nghiêp

=

Giá trị thực tế phần vốn nhà nước

+

Nợ thực tế phải trả

+

Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi

+

Nguồn kinh phí sự nghiệp

Với: Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán - Giá trị các  khoản nợ không phải thanh toán + Giá trị quyền sử dụng đất  của diện tích đất mới được giao. 

+Chênh lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ kế toán được hạch toán như một khoản lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp, được xác định là tài sản cố định vô hình, khấu hao theo quy định của pháp luật hiện hành.

b)  Ví dụ

Số liệu tài chính của công ty X như sau:

                                                                                            

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

1996

1997

1998

1999

2000

Lợi nhuận sau thuế

2.927

2.703

3.842

5.638

5.040

Vốn nhà nước (không bao gồm số dư Quỹ khen thưởng, phúc lợi)

22.666

25.980

28.474

28.479

28.300

1/  Dự đoán lợi nhuận sau thuế 5 năm tương lai (2001 – 2005)

          Tỷ lệ tăng trưởng bình quân lợi nhuận  sau thuế thời kỳ (1996 – 2000):

         

5.040  =  2.927 (1+ t)4 

ð

  t = 14,55%

           Lợi nhuận sau thuế năm 2001 = Lợi nhuận sau thuế năm 2000 x 114,55%

           

Lợi nhuận sau thuế năm 2001 =  5.040 x 1,1455 =    5.773

                                           2002                              =    6.613

                                           2003                              =    7.575

                                           2004                              =    8.677

                                           2005                              =    9.339

2/  Ước tính khoản lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức:

               Dự kiến việc phân phối lợi nhuận sau thuế trong các năm tương lai: 50% để chia   cổ tức, 30% tăng vốn, 20% trích Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ khen thưởng, phúc lợi.

    D1 (2001)  =  Lợi nhuận sau thuế 2001 x 50%  =   2.886

          D2 (2002)                                                          =   3.306

D3 (2003)                                                          =   3.787

D4 (2004)                                                          =   4.338

D5 (2005)                                                          =   4.669

D6 (2006)  =     4.669   x   1,1455                     =    5.348

3/  Dự  kiến vốn Nhà nước thời kỳ (2001 – 2005)

    E2001 =   Vốn Nhà nước năm 2000 + 30% Lợi nhuận sau thuế năm 2001

            =                  28.300                 + (5.773  x  0,3)                   =  30.020

    E2002 =                  30.020                 + (6.613  x  0,3)                   =  32.004

    E2003 =                  32.004                 + (7.575  x  0,3)                   =  34.276

    E2004 =                  34.276                 + (8.677  x  0,3)                   =  36.879

    E2005 =                  36.879                 + (9.339  x  0,3)                   =  39.680

4/  Xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước bình quân thời kỳ (2001 – 2005):

                

R  =  (R1  +  R2  +  R3  +  R4  +  R5 ) / 5

          R1 =         5.773 / 30.020          =  19,23 %

R2 =         6.613 / 32.004          =   20,66%

R3 =         7.575 / 34.276          =   22,10%

R4 =         8.677 / 36.879          =   23,52%

R5 =         9.399 / 39.680           =   23,68%

è

      R    =  21,83%

5/   Xác định chỉ số g (tỷ lệ tăng trưởng hàng năm)

                g  =   b   x    R

       b : tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để bổ sung vốn (30%)

                g  =   30%  x   21,83%  =  6,55 %

         

6/  Dự kiến tỷ lệ chiết khấu:

       K  =  Rf    +    Rp

       Rf  :  Lãi suất trả trước trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm (10%)

       Rp  :  Phụ phí rủi ro giả định xác định theo chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán trên thế giới tại niên giám định giá năm 1999 (Ibbotson Associates, Inc)  =  9,61%

           K  =  10%  +   9,61%  = 19,61% 

7/  Ước tính vốn Nhà nước năm 2005:

    P2005 =  D2006 / (K – g)  =  5.348 / (19,61% - 6,55%) =  40.949

8/ Giá trị thực tế vốn Nhà nước (tính đến 31/12/2000):

V =

      

=  2.413 + 2.311 + 1.988 + 2.119 + 18.633

        =

27.464

triệu đồng

Giá trị thực tế doanh nghiệp = Giá trị thực tế vốn Nhà nước + Nợ phải trả + Quỹ khen thưởng, phúc lợi + Nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có)

2.3. Phương pháp khác

Ngoài hai phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nêu trên, cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp và tổ chức định giá được áp dụng các phương pháp định giá khác sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro