ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG MỘT SỐ CÔNG VIỆC THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC CÓ CĂN CỨ KHOA HỌC.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Để tiến hành định mức cho các công việc cần tiến hành theo 6 bước sau:

·         Chọn mẫu công việc, nhận xét các điều kiện làm việc.

·         Quan sát quá trình lao động.

·         Tính tóan, phân tích và tổng hợp kết quả quan sát

·         Xác định cơ cấu thời gian làm việc hợp lý

·         Xác định mức lao động hợp lý

·         Kiểm tra mức lao động, dự kiến đưa vào sản xuất và áp dụng chính thức các mức dự kiến vào thực tế.

5.1. Định mức lao động cho các công việc làm bằng máy di động.

Bước 1: Chọn mẫu công việc, nhận xét các điều kiện làm việc. Phương pháp tính tốc độ làm việc và bề rộng của máy di động.

* Các yếu tố ảnh hưởng: Đất đai, tình trạng kỹ thụât của liên hợp máy.

* Đối tượng quan sát:

+ Người lao động: Chọn người có tinh thần trách nhiệm, ý thức kỹ luật tốt, bậc thợ phải phù hợp với bậc công việc. Công nhân phải có tay nghề vững để đảm bảo mức trung bình tiên tiến.

+ Liên hợp máy: Đảm bảo tình trạng kỹ thuật bình thường.

+ Lô thửa: Cần chọn những lô có các yếu tố tự nhiên ở điều kiện bình thường . Loại đất và thành phần cơ giới của đất đặc trưng cho từng vùng ở từng địa phương.

* Cách tính tốc độ làm việc của liên hợp máy.

- Trường hợp lô thửa có hình sáng là hình chữ nhật.

V: Tốc độ làm vịêc thực tế trung bình của liên hợp máy (km/giờ)

L: Chiều dài trung bình của một đường làm việc (m)

n: Số đường làm việc.

T: Thời gian làm việc thuần túy trong ca (giờ)

- Trường hợp lô thửa có hình dáng phức tạp

F: Diện tích làm được của liên hợp máy trong ca (ha)

B: Bề rộng làm việc thực tế trung bình của liên hợp máy (m)

10: Hệ số quy đổi ra Km.

* Cách tính bề rộng làm việc của liên hợp máy.

Có thể sử dụng 2 phương pháp:

- Dùng công thức:

B = C/n

B: Bề rộng làm việc thực tế trung bình của liên hợp máy (m)

N: Chiều rộng của thửa ruộng (Cạnh vuông góc với hướng chuyển động của liên hợp máy)

a: tổng số đường làm việc

- Dùng cách đo trực tiếp

a1: L0 - L1

a2: L1 - L2                                       a = [a1 + a2 + ... + an]: n

Bước 2: Quan sát quá trình lao động, lập bảng quan sát làm việc

Thời gian thuần túy trong ca phụ thuộc vào chiều dai lô thửa, vào kết cấu thời gian làm việc trng ca máy, vào điều kiện tổ chức lao động hợp lý... Cơ sở để nghiên cứu xác định kết cấu thời gian làm việc hợp lý trong ca là dựa trên kết quả số liệu quan sát, chụp ảnh làm việc của liên hợp máy. Vì vậy, để quan sát một quá trình lao động người ta sử dụng phiếu quan sát.

Ngòai những thủ tục ban đầu của một bảng quan sát: họ tên, đặc điểm người lao động, tình trạng máy móc thiết bị. Kết cấu bảng quan sát như sau:

Bước 3: Tổng hợp và phân tích kết quả quan sát

Nội dung phân tích:

- Phân tích cơ cấu chung của thời gian làm việc: Đây là nội dung chủ yếu nhằm xác định mức tiêu hao thời gian cần thiết cho từng yếu tố công việc. Xây dựng được kết cấu thời gian làm việc hợp lý, loại trừ những thời gian không hợp lý ra khỏi kết cấu thời gian lao động trong ngày làm việc.

- Phân tích sử dụng thời gian làm việc sẽ tìm được nguyên nhân làm giảm thời gian làm việc và tăng hiện tượng đứng không.

- Phân tích hiện tượng đứng không.

- Phân tích các thao tác

- Phân tích các chỉ tiêu sử dụng máy

- Phân tích điều kiện làm việc

Bước 4: Xác định cơ cấu thời gian làm việc hợp lý

Căn cứ vào kết quả phân tích ở trên, đồng thời căn cứ vào khả năng tiềm tàng đã phát hiện để lập kế hoạch lợi dụng thời gian triệt để nhất.

Bước 5: Xác định mức lao động mới

M = 0,1 x Tc x V x BM: Mức lao động mới

0,1: Hệ số tính đổi ra ha

Sau khi tính được mức lao động theo kết quả trên, phải kiểm nghiệm kết quả bằng cách đem so sánh khối lượng công việc thực tế làm được với mức dự kiến để thấy được mức độ chính xác của việc tính tóan. Nếu chênh lệch quá nhiều thì phải điều chỉnh.

Bước 6: Tổ chức thực hiện mức lao động mới

Để thực hiện mức lao động mới cần:

- Chuyển hình thức tổ chức lao động cũ sang hình thức tổ chức lao động mới tiến bộ hơn.

- Giáo dục cho mọi người thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện mức lao động mới.

5.2. Định mức lao động cho các công việc làm bằng thủ công ngành trồng trọt.

a. Những đặc điểm của ngành trồng trọt có ảnh hưởng đến định mức lao động.

- Trong ngành trồng trọt người ta sử dụng mức sản lượng là phổ biến

- Trong ngành trồng trọt quá trình lao động gồm nhiều bước công việc khác nhau, mỗi bước công việc lại được thực hiện trong những điều kiện nhất định nên có nhiều loại mức.

- Sản xuất trồng trọt diễn ra trên không gian rộng lớn, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi điều kiện tự nhiên. Vì vậy, khi xây dựng mức người ta không thể tính hết được những điều kiện sản xuất và điều kiện tổ chức kỹ thuật khác nhau.

- Các công việc ngành trồng trọt thường gắn chặt với các yếu tố sản xuất, đặc biệt là công cụ, đất đai và sức kéo gia súc. Vì vậy khi xây dựng mức phải xác định các yếu tố về điều kiện sản xuất.

- Quá trình lao động ngành trồng trọt đòi hỏi phải hiệp tác thì mới hoàn thành được. Vì vậy khi xây dựng định mức phải căn cứ vào các hình thức hiệp tác để xác định.

b. Phương pháp quan sát tiêu hao thời gian lao động.

- Dùng phương pháp chụp ảnh suốt ngày làm việc. Không dùng phương pháp bấm giờ vì năng suất lao động càng về cuối càng thấp.

- Đối với các công việc có tính thời vụ, phải chọn ngày quan sát vào lúc thời vụ bắt đầu một số ngày để người lao động đạt nhịp độ và tốc độ cần thiết.

c. Công thức xác định mức lao động mới

Trong đó:

Ng: Năng suất giờ tác nghiệp tính theo đơn vị đo lường của mức sản lượng.

T: Thời gian của một ngày làm việc. (phút)

5.3. Định mức lao động cho các công việc của ngành chăn nuôi.

a. Đặc điểm ảnh hưởng

- Định mức trong ngành chăn nuôi chủ yếu là định mức phục vụ đàn gia súc, gia cầm cho từng người hay nhóm người lao động.

- Định mức phải dựa vào quy trình kỹ thuật đối với từng loại gia súc.

- Các giai đoạn khác nhau của gia súc cũng ảnh hưởng đến việc định mức. Vì vậy, khi định mức lao động cho từng loại gia súc người ta phải tiến hành phân đàn gia súc.

b. Phương pháp quan sát tiêu hao thời gian lao động

Đối với các công việc có tính chu kỳ không chặt chẽ thì dùng phương pháp chụp ảnh ngày lao động.

Đối với các công việc có tính chu kỳ chặt chẽ, lặp đi lặp lại nhiều lần thì sử dụng phương pháp bấm giờ để xây dựng tiêu chuẩn định mức cho từng yếu tố.

Nhìn chung, các công việc trong ngành chăn nuôi đều sử dụng phương pháp chụp ảnh bấm giờ kết hợp.

c. Công thức xác định mức lao động

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro