Dinh tu huong 9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện "Vợ nhặt"

I. Mở bài 

Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê , lam lũ hồn hậu , chất phác mà giàu tình yêu thương . Vợ nhặt là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông . Tác phẩm đã khắc hoạ tình cảnh thê thảm của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945 đồng thời khẳng định , ca ngợi tình yêu thương , đùm bọc , khát khao hạnh phúc , hướng đến tương lai của những người dân lao động . Trong đó nhân vật bà cụ Tứ được nhà văn khắc hoạ rất sinh động , tinh tế , là một người mẹ nghèo khổ , trải đời , giàu tình yêu thương và có nội tâm phong phú , phức tạp . 

II . Thân bài .

Kim Lân rất am hiểu nông thôn và đời sống của nhân dân nên ông có những trang viết sâu sắc, cảm động. Truyện Vợ nhặt rút từ tập Con chó xấu xí) được coi là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân. Thiên truyện có một quá trình sáng tác khá dài. Nó vốn được rút ra từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư (cuốn tiểu thuyết viết dang dở ở thời kì trước Cách mạng). Hoà bình lập lại, Kim Lân viết lại. Vợ nhặt mang dấu ấn của cả một quá trình nghiền ngẫm lâu dài về nội dung và chiêm nghiệm kĩ lưỡng về nghệ thuật. 

Tác phẩm dã tái hiện lại bối cảnh ngày đói vô cùng thê thảm ở nông thôn Việt Nam do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra năm 1945 . Ông đặc tả chân dung người năm đói “khuôn mặt hốc hác u tối”, “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma”, và “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. Trong không gian của thế giới ngổn ngang người sống kẻ chết ấy, tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết” cùng với “mùi gây của xác người” . Nhưng quan trọng hơn, bên cạnh mảng tối của bức tranh hiện thực buồn đau là mảng sáng của tình người , của một chủ nghĩa nhân văn tha thiết, cảm động. 

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân bộc lộ một quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai. 

Thể hiện sâu sắc cho tư tưởng ấy là chân dung tính cách , tâm lý của bà cụ Tứ trước tình huống bất ngờ : con trai mình đột ngột có vợ . 

Tâm lí ở cụ Tứ có phần phức tạp , với những nỗi niềm trắc ẩn trong chiều sâu riêng của người già từng trải và nhân hậu. 

Khởi đầu tâm lí ở bà cụ Tứ là ngỡ ngàng trước một sự việc dường như không hiểu được. Cô gái xuất hiện trong nhà bà phút đầu là một hiện tượng lạ. Trạng thái ngỡ ngàng của bà cụ Tứ được khơi sâu bởi hàng loạt những câu hỏi nghi vấn: “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà ấy nhỉ ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?” Rồi lại:”Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”. Sự ngạc nhiên này thể hiện nỗi đau của người viết: chính là sự cùng quẩn của hoàn cảnh đánh mất ở người mẹ sự nhạy cảm trước việc con trai yêu quý của mình có vợ . 

Sau khi hiểu ra mọi chuyện, bà lão”cúi đầu nín lặng”. Sự nín lặng đầy nội tâm. Đó là nỗi niềm xót xa, lo, thương trộn lẫn . Tình thương của bà mẹ nhân hậu mới bao dung làm sao: “… chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Trong chữ “chúng nó” người mẹ đã đi từ lòng thương con trai sang con dâu. Trong chữ cúi đầu, bà mẹ tiếp nhận hạnh phúc của con bằng kinh nghiệm sống, bằng sự trả giá của một chuỗi đời nặng nhọc, bằng ý thức sâu sắc trước hoàn cảnh. 

Rồi tình thương lại chìm vào nỗi lo, tạo thành một trạng thái tâm lí triền miên day dứt. Bà mẹ: nghĩ đến bổn phận làm mẹ chưa tròn, nghĩ đến ông lão, đến con gái út, nghĩ đến nỗi khổ đời của mình, nghĩ đến tương lai của con…, để cuối cùng dồn tụ bao lo lắng, yêu thương trong một câu nói giản dị:”chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…” Trên ngổn ngang những nỗi buồn lo, niềm vui của mẹ vẫn cố ánh lên. Cảm động thay, Kim Lân lại để cái ánh sáng kỳ diệu đó tỏa ra từ… nồi cháo cám. Hãy nghe người mẹ nói: “chè đây – Bà lão múc ra một bát – chè khoán đây, ngon đáo để cơ”. Chữ “ngon”này cần phải cảm thụ một cách đặc biệt. Đó không phải là xúc cảm về vật chất, (xúc cảm về cháo cám) mà là xúc cảm về tinh thần: ở người mẹ, niềm tin về hạnh phúc của con biến đắng chát thành ngọt ngào. Chọn hình ảnh nồi cháo cám, Kim Lân muốn chính mình cho cái chất người: trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tình nghĩa và hi vọng không thể bị tiêu diệt, con người muốn sống cho ra sống, và cái chất người thể hiện ở cách sống tình nghĩa và hi vọng. Nhưng Kim Lân không phải là nhà văn lãng mạn. Niềm vui của cụ Tứ vẫn cứ là niềm vui tội nghiệp, bởi thực tại vẫn nghiệt ngã với miếng cháo cám “đắng chát và nghẹn bứ”. 

III . Kết bài . 

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân , là tác phẩm giàu giá trị hiện thực , nhân đạo ; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ , ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người . Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ , một người mẹ nghèo khổ mà ấm áp tình thương , niềm hi vọng , lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.

Bài 2.

Trong nền văn học VN hiện đại, Kim Lân là một nhà văn có nhiều đóng góp tích cực về thể loại truyện ngắn và đề tài nông dân. Mặc dù trong hai giai đoạn sáng tác ông viết không nhiều tuy nhiên khi nhắc đến ông người đọc không thể không nhớ đến các truyện ngắn như: Làng, Đứa con người vợ lẽ, Vợ nhặt….

 Trong đó có thể nói “Vợ nhặt” là  truyện ngắn đặc sắc. Truyện không có những tình tiết li kì nhưng làm cho người đọc xúc động bởi hình ảnh, diễn biến tâm lí người mẹ giàu lòng vị tha, đức hi.

           Tác phẩm đã tố cáo tội ác của thực dân,phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay bên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đặc biệt là tác giả đã thể hiện được những cảm xúc phức tạp của người mẹ nghèo khổ đáng thương.

 Sau 1 ngày vất vả kiếm sống, trở về nhà khi bóng tối đã sụp xuống, bà cụ Tứ đã ngạc nhiên vô cùng khi nhìn thấy một người lạ trong nhà mình, mà lại là một người phụ nữ. Người phụ nữ ấy lại đứng ngay ở đầu giường con trai mình lại chào bà bằng “u”. Dù con trai bà đã nhắc “Nhà tôi nó chào u”, bà cụ Tứ vẫn không hiểu nổi, hoặc có hiểu nổi cũng không thể tin nổi.

   Khi đã hiểu ra cớ sự, lòng bà cụ Tứ đã vừa mừng, vừa thương, vừa tủi. Mừng rằng thế là chàng có vợ, cái việc bà rất mong ước, như một điều vô cùng khó khăn ấy bỗng không chờ mà đến một cách giản dị vô cùng. Nhưng chính cái điều mừng ấy cũng chính là điều tủi, cái tủi của người mẹ đã không tự mình lo liệu được chuyện vợ cho con, cái tủi đã để con lấy vợ theo cách thức như thế. Cái tủi ấy là cái tủi của một người nghèo, của một người mẹ. Càng tủi cho mình bà cụ Tứ càng thương vô cùng, thương con trai nghèo khổ, thương đứa con dâu “ đã phải gặp bước khó khăn, nghèo khổ này” mới lấy con bà. Trong niềm thương của bà, niềm thương lớn nhất là không biết đôi vợ chồng khốn khổ ấy có nương tựa vào nhau để qua khỏi được trận đói khủng khiếp này không.

   Trong đêm đầu tiên mà người con dâu mới đến ở trong nhà, mặc dù Kim Lân không nói ra, ta có thể đoán biết bà cụ Tứ đã trằn trọc, đã buồn, đã tủi, đã thương, đã hi vọng biết bao. Bao trùm lên tâm trạng của bà cụ Tứ là một nỗi cam chịu trước cuộc đời, không dám hi vọng, không dám ước ao một điều gì quá tốt đẹp ngoài chút mong ước mong manh may ra có thể sống qua, mong ước cho con bà, dâu bà tốt nhất, chỉ có thế thôi.

   Nhưng dù sao, như một điều kì diệu của cuộc sống, sự xuất hiện của người con dâu mới trong nhà, vào buổi sáng hôm sau, đã đem đến cho bà cụ Tứ một niềm vui. Trông thấy người con dâu quét sân, quét vườn, dọn dẹp, khiến cho nhà cửa trở nên gọn gang, sạch sẽ, nhìn thấy bong dáng đi lại của người con dâu “ rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực”, bà cụ Tứ tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”. Niềm vui ấy theo bà đến tận buổi ăn sáng, bữa ăn đói nhưng “ cả nhà đều ăn rất ngon lành”. Trong cái đà vui của mình, bà cụ Tứ đã nghĩ toàn nghĩ đến chuyện vui vẻ, lạc quan. Bà cụ nghĩ đến một đôi gà, một đàn gà trong sân nhà như một hình ảnh chân thực và cảm động của hạnh phúc. Những bát cháo đã hết nhưng bà cụ Tứ không muốn dứt cái niềm vui đang đến trong lòng mình, bà đã vui vẻ cố gắng tạo nên vui vẻ trong những lời nói khi bà bưng nồi cháo cám ra. Nhưng niềm vui nhỏ bé của bà đã sớm tắt bởi vị chát đắng của bát cháo cám và âm thanh của hồi trống thúc thuế dội vang lên từ đình làng. Trong âm thanh ấy có, có cả tiếng đàn quạ đang chợt bay vù lên. Đến lúc này, sự đổ vỡ đã xãy ra hoàn toàn trong tâm trạng bà cụ Tứ. Không còn nói được những lời vui vẻ nữa, bà thể nói: “Giời đất này không chắc còn sống được đâu các con ạ…”. Bà cụ Tứ đã hoàn toàn tuyệt vọng?. Không. Sau những lời nói của cô con dâu về một sự đổi đời, có lẽ trong lòng bà cụ Tứ đang nhen lên một tia hi vọng về tương lai và hnạh phúc của con mình.

   Với một nghệ thuật tinh tế, ngôn ngữ chọn lọc, chi tiết đặc sắc, Kim Lân đã diễn tả được tâm lí của bà cụ Tứ, một bà cụ nông thôn nghèo mà hiểu biết, yêu thương con và yêu thương cả những cảnh đời oái oăm, tội nghiệp bằng một tấm lòng nhân ái cảm động.

          Kim Lân kết thúc câu chuyện cua mình vào cái chỗ chưa xảy ra những ngày bão táp của cuộc khởi nghĩa tháng Tám. Nhưng dâu sao người đọc vẫn mong và tin rằng họ đã vượt qua để có mặt như hàng triệu con người nghèo khổ khác, làm nên cơn bão tháng Tám lịch sử không thể quên ấy.

Bài 3.

Bà cụ Tứ là nhân vật khá đặc biệt trong tác phẩm Vợ nhặt. Thành công của Kim Lân là xây dựng một nhân vật sống với tâm trạng là chính. Cần lưu ý: đề yêu cầu phân tích tâm trạng nhân vật chứ không phải phân tích nhân vật. Nếu phân tích nhân vật đơn thuần, người viết chú ý tới diện mạo, ngôn ngữ, hành động, tính cách… của nhân vật, thì phân tích tâm trạng nhân vật lại tập trung vào diễn biến đời sống bên trong của nhân vật.

Truyện ngắn Vợ nhặt được Kim Lân sáng tác sau Cách mạng tháng Tám, nhưng bối cảnh của tác phẩm là nạn đói khủng khiếp năm một chín bốn lăm.

Đặt câu chuyện trong bóng tối của thời sự đói khát và chết chóc ấy, nhà văn đã thể hiện cảm động tấm lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và niềm khao khát hạnh phúc của những người nghèo khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả phát hiện và tập trung xây dựng thành công ở nhân vật bà cụ Tứ, mẹ của anh Tràng, người đã "nhặt" vợ.

Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ thương con như muôn ngàn người mẹ Viện Nam khác. Nhưng người mẹ ấy được đặt trong một tình cảnh hết sức éo le. Đó là việc Tràng, con trai của bà, giữa lúc nạn đói hoành hành lại lấy vợ. Nhưng dường như chính nghịch cảnh này càng làm nổi rõ ánh sáng tâm hồn ở người mẹ đáng thương.

Trong tác phẩm, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện từ giữa truyện, lúc anh Tràng đưa vợ về, song từ đấy, dù rất ít nói, bà vẫn là người thu hutd nhiều nấht tâm trí của người đọc. Bởi trong lòng người mrj ấy, cảm trăm mối tơ vò, chuyện nay, chuyện xưa đan xen lẫn lộn, niềm vui, nỗi buồn, sự cay đắng tủi cực lẫn xót thương vây lấy.

1.Bà cụ Tứ về nhà

Như thường lệ, buổi chiều ấy trời sẩm tối, bà cụ Tứ về nhà. Chưa thất người, nhưng anh Tràng biết là mẹ, bởi ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho. Từ ngoài rặng tre, bà lọng khọng đo vào. Tính bà vẫn thế, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng. Nhưng hôm nay khác, thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ và gọi ới vào trong nhà: U đã về đấy! Anh con trai lật đật chạy ra đón mẹ từ ngoài cổng và trách sao bà về muộn. Ồ, hẳn có chuyện gì rồi, mọi bữa anh cu Tràng đâu có thế. Mà còn gọi ới vào trong nữa. Trong nhà nào có ai. Lâu nay, khi ông lão và đứa con gái út lần lượt ra đi, nhà chỉ còn mỗi hai mẹ con. Bà nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm hỏi: Có việc gì thế vậy? Anh cu Tràng chưa chịu nói, giục bà vào nhà.

Bà cụ Tứ phấp phỏng bước vào theo con vào nhà. Phấp phỏng vì ling tính cho bà biết trong nhà hẳn xảy ra chuyện gì. Mà quả đúng như vậy. Mới đến giữa sân, bà đứng sững lại và càng ngạc nhiên hơn. Trong nhà bà có người, lại là đàn bà. Người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Bà chưa gặp, bà không quen bao giờ. Người ấy lại đướng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u?.. Ai thế nhỉ? Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu bà lão. Hay bà già rồi, trông gà hoá cuốc. Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải.. Không phải bà trông gà hoá cuốc, không phải mắt bà nhoèn. Đúng là có người rồi. Bà lão nhìn kỹ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.

Cái anh cu Tràng hôm nay thật lạ. Tự dưnng khách sáo với mẹ, cứ buộc bà lão phải ngồi lên giường lên chiếc ghế chĩnh chệnh rồi mới nói. Bà lập cập bước vào. Cái người đàn bà lạ ấy tưởng mẹ Tràng già cả, điếc lác lên cất tiếng chào đến lần thứ hai. Hoá ra, bà không điếc, bà mải băn khoăn vì người đàn bà ấy chào bà bằng u. Bà vẫn chưa hiểu vì sao lại thế. Đến khi anh Tràng nói: Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi u ạ! Thì bà hiểu rất nhanh. Đột ngột quá! Bà cúi đầu nín lặng. Bà không chỉ hiểu chừng ấy. Trong lòng người mẹ nghèo ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp của đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn con mình thì… Chỉ nghĩ đó, bà đã thấy biết bao lo lắng, xót thương. Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?

2.Bà cụ Tứ với đôi vợ chồng son:

Vợ chồng anh cu Tràng nào biết nỗi lòng bà cụ Tứ. Trông cảnh của chúng, bà khẽ thở dài rồi nhìn đăm đăm vào người đàn bà mà từ giờ phút này đã là con dâu. Bà nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ... Nghĩ thế, bà càng cay đắng cho thân phận của mình. Bà là mẹ, bà đã chẳng lo được gì cho con... May ra mà qua được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà la cho hết được? Trong cái khổ, có cái may. Bà khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới": một khi các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, bà cũng mừng lòng.

Bà cụ Tứ còn dặn dò đôi vợ chồng trẻ: Nhà ta nghèom liệu mà bảo nhau làm ăn. Khi anh Tràng bước dài ra sân, bà động viên nàng dâu: Rồi may ra ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Rồi ra thì con cái chúng mày về sau.

Nói với con dâu là thế, nhưng lòng bà cụ Tứ thật ngổn ngang. Bà đăm đăm nhìn ra sông. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào két lẹt. Bà lão thở dài ra một hơi. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không? Những câu hỏi lại bám lấy trong đầu bà. Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy xót thương. Bà nói với con dâu, lẽ ra đám cưới phải làm được dăm ba mâm, nhưng nhà mình nghèo quá. Chắc cuũngchả ai người ta chấp nhặt, chỉ mong vợ chồng hoà thuận là bà mừng. Nhưng lúc đói to thế này mà chúng mày lấy nhau thì bà thương quá.

Ôi biết bao là buồn, vui, vay đắng, tủi cực cùng sự lo lắng, thương xót đang tràn ngập trong lòng người mẹ nghèo khổ. Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa. Bà không khóc mà nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Nhưng bà đâu muốn để cho đôi vợ chồng son biết bà đang buồn. Khi anh cụ Tràng đánh liềm đốt đèn, bà lão vội vàng lau nước mắt ngửng lên. Bà chủ động nói vui: Có đèn à? Ừ thắp lên một tí cho sáng sủa... Dầu bây giờ đắt gớm lên mà ạ. Nói thế, rồi bà lão đứng dậy uể oải sang giường bên kia nằm. Bà đem cả cái tâm trạng ngổn ngang sang chiếc giường cũ kỹ!

3.Bà cụ Tứ sau đêm tân hôn của con trai:

Đêm hôm ấy, dẫu những tiếng khóc hờ ngoài xóm có lọt vào cái nhà rúm ró, nhưng đôi vợ chồng son hẳn ngủ rất ngon. Anh cu Tràng thật "hư", khi, mặt trời lên bằng con sào, mới trở dậy, người êm ái lửng lơ như người từ trong mơ đi ra. Nàng dâu mới có vẻ "biết điều", dậy sớm hơn, quét lại sân. Chỉ có bà lão, chắc đêm qua không ngủ được. Đầu hôm, bà nghĩ tới việc kiếm lấy ít nứa về đan cái phên ngăn căn nhà ra. Chưa biết chừng nửa khuya bà đã dậy. Khi anh cu Tràng thức dậy, xung quanh đã thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn đều được quét sạch sẽ gọn gàng... Hai cái ang nước vẫn để khô ong ở dưới góc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoàn ngay lối đi đã hót sạch. Bà cụ Tứ đang lúi húi giẫy những bụi cỏ dại mọc nham nhở ngoài vườn.

Thấy con trai đã dậy, bà cụ Tứ vội giục nàng dâu đi dọn cơm ăn chẳng muộn. Sáng nay, lòng bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của và rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Bà và cả đôi vợ chồng Tràng, hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.

Bữa cơm sáng hôm nay cũng là bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Nhưng có điều lạ là hôm nay, bạ cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này. Bà bàn tính với nàng dâu khi nào có tiền mua lấy đôi gà, rồi ngoảnh đi ngoảng lại chẳng mấy chốc có một đàn gà cho mà xem. Vì thế chưa bao giờ trong nhà này mẹ conm lại đầm ấm, hoà hợp đến thế. Khi niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng nửa bát đã hết nhẵn, bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Đấy là nồi cám, mỗi khi đưa vào miệng, đắng chát và nghẹn bứ trong cổ, nhưng bà lão cho mọi người mà miệng tươi cười, đon đả nói, gọi là "chè khoán" và khen ngon đáo để. Bà không muốn bữa ăn đang vui bỗng ngừng lại. Thực ra, lòng đau lắm. Cả một nỗi tủi hờn đang len vào tâm trí bà.

Khi ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã khiến đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợt hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen, bà cụ Tú giải thích cho nàng dâu biết đấy là tiếng trống thúc giục thuế. Đói khát như thế này, vẫn phải đóng thuế, làm sao mà sống qua ngày được. Bà ngoảnh vội ra ngoài vì không dám để con dâu thấy bà khóc. Mà đó lại là những giọt nứoc mắt khóc bởi cái tương lai mờ mịt, xanh xám của các con bà!

Bà cụ Tứ xuất hiện trong Vợ nhặt của Kim Lân có một đêm và non buổi sáng hôm sau. Chừng ấy thời gian vừa đủ cho một người ngủ dậy muôn. Nhưng đối với người mẹ nghèo khổ kia, quả là rất dài. Chừng ấy thời gian, song ở bà, có biết bao buồn vui, mừng tủi, cay đắng, âu lo, lẫn hy vọng. Người mẹ ấy đã sống trọn tất cả đời sống bên trong của một người con. Và, vì thế, dù thời gian mải miết trôi đi, hình tượng bà lão đáng thương đó vẫn hết sức sống động bởi đây là nhân chứng của một thời hãi hùng, cũng là biểu trưng cho trái tim, phẩm giá của một người mẹ!

* * *

Bài 4.

Nhân vật Bà cụ Tứ:

Xuất hiện ở cuối truyện -> không phải là nhân vật chính nhưng sự có mặt của bà làm cho câu chuyện "nhặt vợ" lắng vào chiều sâu, giàu giá trị nhân bản và gắn kết thêm tình cảm của Tràng và người vợ.

a. Cảnh ngộ:

- Trong xóm ngụ cư khốn cùng, gia đình mẹ Tứ có lẽ là gia đình khổ nhất, vì nơi ở của họ là nơi heo hút nhất xóm ngụ cư.

- Chồng chết, con chết, cái đói khổ truyền kiếp bám theo dai dẳng suốt cuộc đời bà "mắt bà cứ nhòe ra vì khóc chồng và con".

- Bà cụ bước vào tác phẩm với dáng già nua rất đỗi quan thuộc của người mẹ VN. Bóng dáng già nua xuất hiện trong bóng hoàng hôn tê tái đã gợi ra niềm thương cảm -> Tuổi bà cũng đã về chiều.

b. Diễn biến tâm trạng:

- Xây dựng nhân vật bà cụ Tứ, ngòi bút nhà văn đầy xót xa thương cảm nhưng cũng vô cùng tinh tế, đi sâu vào thế giới tâm hồn người mẹ.

- Gọi bà cụ Tứ là bà lão, bà cụ, bà mẹ nghèo khó. Riêng đối với người mẹ, Kim Lân thể hiện tình cảm, thái độ tôn trọng cảm thông. Ông nhập thân vào nhân vật người mẹ để nhìn và kể lại sự việc theo con mắt và tâm trạng của bà.

- Thoạt đầu, bà ngạc nhiên đến sững sờ:

+ Không tin vào mắt mình, ngỡ mình "trông gà hóa cuốc".

+ Không tin vào tai mình "Quái, sao lại chào mình bằng u".

+ Dáng điệu lập cập "băn khoăn ngồi xuống giường".

+ Tự đặt ra một loạt câu hỏi dẫn sự ngạc nhiên đến cao độ. Vì con mình nghèo, xấu xí, thô kệch, lại là dân ngụ cư, khó lòng mà kiếm được vợ. Vì đang thời buổi đói khát, nhà nghèo, con bà lại dẫn không về được một người vợ.

- Khi hiểu ra mọi chuyện, bà vừa mừng vừa tủi, vừa thương vừa lo:

+ Mừng vì con trai bà lấy được vợ, cái việc mà bà mong muốn bấy lâu nay lại đến một cách giản dị vô cùng.

+ Tủi cái tủi của một người mẹ, đã không thể lo liệu chu tất cho con, để con mình lấy vợ theo cách thức như vậy, không cưới xin, không cả một mâm cơm để trình với ông bà tổ tiên. "Cúi đầu nín lặng" - bà im lặng và mạch truyện cũng lắng xuống trở nên thiết tha. "Lòng người mẹ nghèo khổ ấy..." không còn là câu văn trần thuật tâm lý nữa bới câu văn rưng rưng tấm lòng hòa cảm, ân tình của Kim Lân.

+ Đằng sau tiếng thở dài và giọt nước mắt tủi thân là tình thương bao la, là tấm lòng người mẹ mênh mông. tình thương chất phác của người mẹ thể hiện qua những lời nói xuất phát từ đáy lòng: "chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá". Từ "chúng mày" bao gồm cả con trai lẫn con dâu, từ tình thương đứa con trai, bà đã mở lòng mình thương cả đứa con dâu mới về, đó là lòng bao dung, nhân hậu của người mẹ VN. "Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng", thương con, bà nhắc đến hai chữ "duyên kiếp" thiêng liêng của đôi lứa. Lời nói ấy dường như đã trả lại danh dự cho người đàn bà là "vợ nhặt". Hai người đến với nhau là nhờ trời run rủi, sắp đặt chứ không phái vì bốn bát bánh đúc. "U cũng mừng lòng", biết bao ân tình trong hai chữ "mừng lòng", bà cụ vui mừng mà chấp nhận, hồ hởi mà đồng ý. Tình thương khiến mẹ già tin yêu, tôn trọng dâu con: bà không hề gợn chút thái độ coi thường người đàn bà theo không con trai mình. Bà không chỉ chấp nhận mà còn hàm ơn cô gái, đặt người "vợ nhặt" ấy lên trên con trai mình. Bà cụ "đăm đăm nhìn người đàn bà" như thể nhận mặt người đồng hành khốn khổ trong cuộc đời nghèo khó với biết bao thương cảm.

- Tấm lòng cao cả, vun vén hạnh phúc cho con của bà thể hiện từ ý nghĩ ngăn buồng cho kín đáo đến ước mơ mua một đôi gà, đến mong mỏi một ngày mai tươi sáng hơn ở lớp con cháu về sau. Tấm lòng người mẹ ăm ắp những ước mơ, những dự định. Một bà lão gần đất xa trờiâấy không ao ước cho mình điều gì, mà chỉ hy vọng cho lớp cháu con và tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình ở đấy. Qua đó, ta thấy niềm hy vọng không hề tàn lụi bới nghèo khó, đói khát và tuổi già.

- Từ nỗi vui mừng khi thấy con mình thắp đèn "có đèn đấy à? Ừ thắp lên một tí cho sáng sủa", đến hành động "xăm xắm thu dọn quét tước nhà cửa", những thứ vớ vẩn không đâu vào đâu của người già ấy lại là một chi tiết mang nhiều ý nghĩa. Câu nói lột tả đúng cái thần thái của tấm lòng vị tha đang ngượng ngập giấu dòng nước mắt xót thương con mình, hẳn đã lâu lắm rồi căn nhà lụp xụp rách rưới của mẹ con cụ Tứ không có ánh đèn. Nay nhà có người mới, con trai có vợ, mẹ có nàng dâu, niềm vui này phải được ánh đèn thắp cho thêm rạng rỡ. ngọn đèn hay ngọn lửa lòng, họ nhắc nhau thắp lửa cho cuộc đời thêm tươi mới, đêm tối sáng lên mộ tí, căn nhà có thêm hơi ấm, lòng người có thêm chút lửa để quyết sống mà vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đồng thời đó, Kim Lân cũng thắp lên trong lòng mình, thắp lên trong lòng độc giả một niềm vui, một niềm tin yêu trân trọng trước bản lĩnh sống của con người.

- Sáng hôm sau, lòng bà tràn ngập niềm vui:

+ Vui vì trông thấy nhà cửa gọn gàng, quang quẻ.

+ Vui vì trông thấy dáng vẻ của con dâu đúng mực là người đàn bà hiền hậu, đảm đang.

+ Bà tươi tỉnh khác hẳn thường ngày: cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng ngời hẳn lên.

+ Bá cố vui, gắng làm cho con trai và con dâu vui.

+ Bà xăn xắn lao vào công việc, đon đả cười nói để cố xua đi thực tại hãi hùng và nhen nhóm lên niềm tin cho các con.

+ Cuối cùng, để tỏ niềm vui cho các con, để thêm vào bữa ăn quá sơ sài, bà nấu thêm nồi cháo cám, nồi cháo cám đắng chát trong tay bà đã biến thành "cái này... chè khoán", một món ăn ngon ngọt. Chi tiết bà cụ lễ mễ bưng nồi cháo lên, hớn hở mời con dâu là chi tiết cực buồn mà cực tài tình của Kim Lân. Buồn vì thức ăn súc vật lại trở thành thức ăn cho người, tài tình vì nồi cháo "hèn hạ" đã đành nhưng tấm lòng tội nghiệp và tiếng cười của bà mẹ quê thật đáng thương, đáng quý. 

=> Với một nghệ thuật tinh tế, ngôn ngữ chọn lọc, chi tiết đặc sắc, Kim Lân miêu tả được tâm lý của bà cụ Tứ, một bà cụ nông dân nghèo mà hiểu biết, yêu thương con và yêu thương cả những cảnh đời oái oăn, tội nghiệp bằng một tấm lòng nhân hậu cảm động.

Bài 5.

Cái cò mà đi ăn đêm 

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...

(Ca dao Việt Nam)

Sẽ chẳng bao giờ ta quên cánh cò bay mải mê chấp chới...cách cò trắng gầy guộc suy tư lặng lẽ như cuộc đời người mẹ. Người mẹ việt nam hiền lành, nhẫn nhục thương con va giầu lòng nhân ái. Chẳng biết từ bao giờ hình ảnh người mẹ đã trở thành một đề tài khá quen thuộc trong thi đàn văn học Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ 1945-1975. Giữa những năm “đói mòn đói mỏi” ấy nếu như cái đói đã làm con người ta mất đi nhân tính vui với “một bữa no”, “một cái móng giò” thì đây vẫn còn những người mẹ giầu lòng nhân hậu săn sàng đánh đổi sự sống của mình để cưa mang kể khác. Có đọc Vợ nhặt của Kin Lân ta mới thấu hiểu thé nào là lòng mẹ. Vâng, “Lòng mẹ bao la như biển thái bình dat dào”.

Truyện được mở đầu bằng một tình huông khà độc đáo. Vào một buổi chiều “Tối sầm lại vì đói khát” giữa những năm tháng “người chết như ngả rạ” ấy. Chàng lại dắt về giới thiệu một “nàng dâu”. Cả cái xóm ngụ đang bị cái đói làm mờ cả măt ấy bỗng xôn xao hẳn lên: Người thở người thì “khẽ thì thầm” người “bỗng lại cười lên cùng cục” và họ cùng nín lặng. Cái khống khí ảm đạm ấy đi theo tràng và người đàn bà nọ đến tận nhà. 

Buổi lễ ra mắt hêt sức kỳ quặc và hết sức bất ngờ. Không bất ngờ làm sao được khi mọi chuyện lại xảy ra một cách chóng váng như thế, dẫu bà cụ Tứ có thương con đến mấy lòng cũng không khỏi ngạc nhiên. Tràng nhắc đi nhắc lại mấy lần: “Kìa nhà tôi nó chào u”. Nhưng bà cụ vẫn không hiểu. “Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”. Chỉ đến khi Tràng nhắc lại “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ.” thì bà lão mới vỡ lẽ. Ra là thế. Đọc đến đây tự dưng tôi lại nhớ đến bà mẹ trong Một đám cưới (Nam Cao), bà mẹ ấy trong đám cưới của con mình dù là một đám cưới nghèo đã hoạt bát và nhanh nhẹn biết bao. 

Giá trong hoàn cảnh khác có lẽ mẹ Tứ cũng vui mừng và hớn hở như ai, làm cha làm mẹ có ai lại không mong con cái yên bề gia thất có cháu để ẵm bồng, nhưng qua cái giọng ngập ngừng đứt quãng của Tràng hình như phần nào ta cũng nhận ra cái xót xa đến tội nghiệp. Tràng không ngờ. Bà lão càng không ngờ. Ai có thể ngờ rằng Tràng sẽ cưới vợ đúng hơn là nhặt vợ trong lúc này đâu. “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi.”. Trong cái khoảnh khắc lặng im ấy có đến hàng trăm hàng nghìn nỗi lo toan giữa lòng mẹ. “Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa tiếc thương cho số kiếp đứa con mình”. Chính giữa lúc này chấp nhận “nàng dâu” là mẹ Tứ đồng tình với cái khó cái khổ cái đói đang de doạ tính mạng của gia đình bà. Cuộc đời mà ai có thể biết được ngày mai sẽ còn ai sẽ mất ai trong những năm tháng đói khổ này. Chắc hẳn bà nghĩ lung lắm. Ta chợt nhớ đến bà lão trong Một bữa no, cái đói làm người ta mất hết nhân cách mất cả tính người. 

Ở đấy mẹ Tứ có thể từ chối thẳng thừng “nàng dâu” mà anh con trai đã nhặt được. Tình cảnh này, có ai trách bà đâu. Nhưng... làm sao bà cụ có thể hành động như thế một khi bà nghĩ đến cái được vợ của con và cái mất của người kia thì người ta theo không về ở với con mình. Bà mẹ quê hiền lành. Làm sao bà có thể chối từ khi người đàn bà đáng thương kia cũng đang đói khổ như bà. Tục ngữ có câu: “Thương người như thể thương thân”. Phải rồi, bà đã khổ và đã hiểu thế nào là đói khổ thì lẽ nào... Nhiều khi cái khổ, cái đói lại giúp người ta xích đến gần nhau hơn! Hình như sự đồng cảnh là một động lực thúc đẩy người ta hiểu và thông cảm nhau hơn.

Bà lão đã khóc, “trong đôi mắt kèm nhèm của bà rũ xuống hai dòng nước mắt”. Có thể nói đoạn anỳ Kim Lân đã trở thành một nàh quay phim tài ba. Từ từ trong cận cảnh hiện lên đôi mắt hằn dấu chân chim một thời vất vả của mẹ Tứ và trên khoé mắt nứt nẻ ấy rịn ra một giọt nước mắt khô héo. Nước mắt của người già. Nguyễn Khuyến đã viết:

Tuổi già hạt lệ như sương

Hơi đâu ép lấy hai dòng chứa chan.

Năm tháng qua đi, những nhọc nhằn, lo toan, vất vả đã vắt kiệt sức mẹ. Mẹ không khóc được nữa “nước mắt người già chảy ngược vào trong tim”. Vâng, mẹ già rồi nước mắt của mẹ chỉ đủ làm thành hai dòng lăn chậm trên khuôn mặt già nua nhân hậu ấy thôi. Bà khóc cho niềm vui và khcó cho cả nỗi buồn. Đấy là nước mắt của người mẹ! “May ra mà qua khỏi được cái tôi đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo hết được”. Bà lão nghĩ thế nên bà quyết định. “Ừ thôi tuỳ các con”. - Đọc đến đây ta như cùng Tràng “thở phào một cái ngực nhẹ hẳn đi”. Tất cả những gì của thực tại của đói rét ngoài kia vụt biến đi phút chốc, chỉ con đây cái khung cảnh ấm áp của gia đình. Bà lão vui, vui lắm chứ, bà nói với nàng dâu mới với cái giọng ngân nga như hát “ Nhà ta thì nghèo...ai khó ba đời”. Người già hay cả nghĩ, lắm lo xa, bà lão chợt : “Nghĩ đến ông lão, đến đứa con út”, “đến cuộc đời cực khổ dằng dặc của mình mà lo lắng” đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không? Người xưa nói đúng, bao giờ lòng mẹ cũng bao la, cũng “dạt dào” như “nước trong nguồn chảy ra”. 

Giữa lúc đói nghèo lại phải “đèo bòng” thêm một miệng ăn mẹ Tứ nghĩ về nàng dâu mới không phải ở cảm giác của một người biết ơn, mà tràn đầy tình yêu thương. Người mẹ nghèo nhân hậu ấy càng thấu hiểu cảnh ngộ xót xa của nàng dâu mới càng thương chị ta hơn. Tâm trạng bà cụ buồn vui lẫn lộn. 

Giữa cái “tao đoạn” này niêm vui càng trông càng tội nghiệp. Đọc đến đây tôi cứ hình dung cái cảnh con chim sơn ca đang bị giam hãm trong lồng. HÌnh như niềm vui của mẹ Tứ ở đây cũng trở nên héo hon, như không thể thoát ra khỏi nỗi ám ảnh của sự buồn tủi, xót thương của cái không khí thời đại lúc bấy giờ. 

Nhưng với tấm lòng của người mẹ, bà vẫn gượng làm vui “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão săm sắn thu dọn, quét tước nhà cửa”, “vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn”, “nói toàn chuyện vui, toàn hcuyện sung sướng ngày sau”. Tất cả như vẽ ra trước mắt chúng ta khung cảnh đầm ấm, hoà thuận của một gia đình, bình thường nhưng lại rất bất bình thường trong những tháng năm 1945. 

Tác giả đã khéo giấu đi cái không khí ảm đạm thê lương ngày thường chăng? Theo tôi thì không. Chính lòng mẹ đang vun vén cho hạnh phúc mới của con đấy. Dù chẳng trọn vẹn nhưng cũng phần nào gieo vào lòng đôi vợ chồng trẻ niềm tin vào ngày mai. Một ngày mai tươi sáng hơn đang chờ họ. Mẹ nghĩ thế và chắc chắn sẽ là như thế! Chính tình thương của mẹ đã mang đến hạnh phúc cho Tràng , đem lại lối thoát cho vợ Tràng và tất yếu tình thương ấy sẽ mãi mãi nâng đỡ họ.

Bài 6.

Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ.

- Bà cụ Tứ là người dân ngụ cư, nghèo khổ, góa bụa, ở vậy nuôi con, chịu nhiều đắng cay, cơ cực. Bà xuất hiện trong bóng chiều hôm chạng vạng tê tái với hình ảnh "lọng khọng từ ngoài ngõ vào vừa đi vừa lầm bầm tính toán gì trong miệng". Bà cũng như bao người mẹ Việt Nam khác rất mực yêu thương con cái.

      Vẻ đẹp nhân văn được thể hiện qua diễn biến tâm trạng

        * Lúc đầu bà ngạc nhiên

           - Thấy Tràng "reo lên như một đứa trẻ", vồn vã khác thường khi thấy mẹ, tâm trạng bà cụ Tứ cũng trở nên "phấp phỏng": Có cái gì đó bất thường đang chờ đợi bà. Đầu tiên là tâm trạng ngạc nhiên: Ngạc nhiên đến nỗi bà phải "đứng sững lại". Bởi căn nhà xưa nay chỉ có bà và Tr nay lại thấy xuất hiện một người đàn bà xa lạ. Vì thế hàng loạt những câu hỏi luẩn quẩn trong đầu bà: "Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?". Vì ngạc nhiên, phân vân nên bước chân của bà lão cũng "lập cập".  Khi đã vào trong nhà, Bà cụ Tứ lại càng ngạc nhiên hơn khi nghe thấy tiếng người đàn bà xa lạ chào mình bằng u.

       * Khi hiểu ra bà tủi phận.

 - Khi nghe Tràng phân trần, cắt nghĩa: "Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ", bà cụ mới hiểu. "Bà lão cúi đầu nín lặng". Một sự im lặng chất chứa biết bao suy nghĩ. "Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Một nỗi tủi hờn, xót thương trào lên trong lòng bà cụ Tứ "Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc ăn nên làm nổi những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này...Còn mình thì...". Đằng sau lời độc thoại bỏ lửng đó người đọc có thể thấy được nỗi cay đắng của bà đang dâng lên tột đỉnh và  người mẹ nghèo khổ ấy đã  khóc " Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt...".

* Bà lo lắng: Thương con nên lo lắng cho con: "Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không".  Suy nghĩ này của bà cụ Tứ chứng tỏ bà đang rất lo lắng cho tương lai của hai con. Cũng chứng tỏ sự ám ảnh về nạn đói ấy thật khủng khiếp.

*Từ tủi phận và lo lắng  bà lão chuyển sang tâm trạng vừa vui mừng vừa thương xót anh con trai và người vợ nhặt. Vui mừng vì con có hạnh phúc, xót thương vì sự thật quá phũ phàng. Bà thở dài nhìn người đàn bà đang vân vê tà áo đã rách bợt  nay đã là dâu con của bà. Càng nhìn bà  càng thương thị lại càng thương con mình "Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ. May ra mà qua được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó".

- Sau khi khẽ dặng hắng một tiếng, bà lão ôn tồn, "nhẹ nhàng" nói với nàng dâu:   "Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng..." . Ngôn ngữ của bà lão nhẹ nhàng, cái nhìn của bà với nàng dâu đầy cảm thông. Tất  cả xuất phát từ tình yêu thương con người của bà lão. Lời nói ấy làm anh Tràng nhẹ nhõm và cũng đã trả lại danh dự cho người đàn bà là  mang tiếng "theo trai".

Bà lão chợt nhớ ra cái bổn phận mẹ chồng. Thế là bà lão bắt đầu nói với 2 vợ chồng, bà dặn dò các con"Nhà ta thì nghèo con ạ! Vợ chồng chúng mày liệu bảo nhau mà làm ăn". Bà ấp ủ và hướng hai con vào niềm tin tưởng ở tương lai phía trước với triết lí dân gian gần gũi "Rồi may ra ông giời cho khá...Biết thế nào hở con, ai giầu ba họ, ai khó ba đời". Điều này chứng tỏ bà là một bà mẹ chu toàn. Đây chính là  niềm lạc quan hy vọng đổi đời.

* Vì thương con bà lại ám ảnh chuyện cũ:  "Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão , nghĩ đến đứa con gái út, nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?".

* Song nổi bật hơn cả vẫn là tấm lòng thương yêu của bà cụ Tứ: Bà lão, nhìn người đàn bà, lòng đầy xót thương. Và cũng như biết bao bà mẹ nhân từ khác, bà cụ Tứ những mong con dâu mình hoà thuận. Bà an ủi đôi vợ chống son "Kể có được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo cũng chẳng ai người ta chấp nhặt chi lúc này. Cốt làm sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy, chúng mày lấy nhau lúc này  u thương quá". Bà cụ Tứ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ cháy xuống ròng ròng. Những giọt nước mắt xót xa, tủi nhục ấy, người vô tâm như Tràng làm sao có thể hiểu nổi.

* Sáng hôm sau: Bà cụ Tứ thật khác với ngày hôm qua. Người đọc  thấy bà "nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên". Cùng với nàng đâu, bà cụ xăm xắn thu dọn; quét tước nhà cửa. Người mẹ từng trải và nhân hậu ấy đã bằng mọi cách nhen nhóm một niềm vui, niềm hi vọng cho dâu con của mình. Bà cụ nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này. Bà dặn Tràng nuôi gà để "Chẳng mấy chốc có ngay đàn gà cho mà xem".

Bà cố gắng tạo niềm vui bằng nồi chè cám, nồi chè bà đã dành dụm chắt chiu để hôm nay mới có dịp đãi con. Tuy không ai nuốt nổi  nhưng chắc chắn rằng không ít người đọc đã chảy nước mắt trước tấm lòng cao thượng ấy của người mẹ nông dân nghèo khổ.

         Nghệ thuật:

KL :Bà cụ Tứ là hình ảnh điển hình về một người mẹ nghèo khổ nông dân Việt Nam với phẩm chất cao đẹp: thương con và giầu đức hy sinh, hiểu biết , lạc quan. Nhân vật mẹ Tứ thấm đượm tình cảm nhân đạo sâu xa vốn có trong truyền thống dân tộc. Và là một sáng tạo xuất sắc của KL. Khắc họa hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, KL đã sử dụng một ngòi bút  trong sáng, chọn lọc  để miêu tả tỷ mỉ, chân thực tấm lòng vừa trắc ẩn, vừa bao dung của một người mẹ nông thôn VN.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro