DL-5.DoiMoiTuDuy.CNH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5: Nêu và phân tích sự đổi mới tư duy của Đảng trong quá trình CNH đất nước.

Trả lời:

Quá trình CNH ở VN từ 1960 – nay được chia làm 2 giai đoạn là trước đổi mới và sau đổimới.

-Thời kỳ trước đổi mới: Quan điểm CNH của Đảng ta được thể hiện chủ yếu trong ĐH Đảng toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) như sau:

+ CNH là tất yếu để cải biến tình trạng kỹ thuật kỹ thuật lạc hậu của đất nước.

+ CNH là nhiệm vụ hàng đầu nhằm xây dựng một nền kinh tế cân đối vào tạo dựng một cơ sở vật chất cho CNXH ở VN

+ Chủ trương ưu tiên phát triển CN nặng, kết hợp chặt chẽ công nghiệp và nông nghiệp nhưng vẫn lấy Công nghiệp làm nền tảng, ra sức phát triển CN nhẹ, phát triển công nghiệp trung ương.

- Đại hội Đảng toàn quốc lần IV (12/1976) vẫn nhấn mạnh tiếp tục chiến lược ưu tiên phát triển CN nặng được đề ra tại ĐH Đảng toàn quốc lần III và bổ sung thêm một số nội dung mới sau:;

+ CNH nhằm mục tiêu đưa kinh tế VN từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn XHCN.

+ Kết hợp giữa phát triển kinh tế với quốc phòng.

Tuy nhiên, sau 1975 nước ta vừa ra khỏi chiến tranh, đất nước nghèo nàn lạc hậu, kinh tế bị tàn phá, dân số thì gia tăng đột biến, LT-TP thì thiếu thốn.Chủ trương CNH của Đảng là ưu tiên phát triển CN nặng, cùng với việc duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã đẩy nước ta vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Do đó đến 1986, Đảng đã có sự đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế nói chung và CNH nói riêng như sau:

-Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (12/1986) khẳng định: Nội dung chính của CNH XHCN trong những năm đầu sau đổi mới là phải thực hiện sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy, hoàn thành 3 chương trình kinh tế: LT-TP, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

-Hội nghị TƯ VII (1/1994), Đảng khẳng định: CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi thăng bằng và toàn diện các hoạt động sản xuất và kinh doanh, dịch vụ. quản lý kinh tế XH từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng sức lao động với máy móc công nghệ hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động cao.

-Đại hộ TƯ Đảng VIII (6/1996) nhận định: VN đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội cho phép chúng ta bước sang thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

-Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001) nhấn mạnh một số điểm mới về CNH như sau:

+ Quá trình CNH-HĐH ở nước ta cần phải và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. có thể rút ngắn thời gian vì chúng ta có thể tranh thủ khoa học kỹ thuật hiện đại của các nước đi trước.

+ CNH-HĐH ở nước ta phải thực hiện theo hướng phát triển nhanh và có hiệu quả các ngành, các lĩnh vực có lợi thế như: CN nhẹ, giày da, may mặc… tận dụng được nguồn lao động dồi dào nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

+ CNH-HĐH đất nước phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế mở, hướng ngoại nhưng phải giữ vững nền độc lập, tự chủ.

+ Cần phải đẩy nhanh CNH- HĐH nông thôn.

+ Đẩy mạnh CNH-HĐH phải gắn liền với phát triển bền vững

àĐánh giá: Quá trình CNH-HĐH ở nước ta trong thời kỳ trước và sau đổi mới thì có những đổi mới về tư duy. Nếu như trước đổi mới ưu tiên phát triển CN nặng thì sau đổi mới lại ưu tiên phát triển CN nhẹ và nông nghiệp; nếu trước đổi mới CNH tiến hành trong điều kiện nền kinh tế bị khép kín do bị bao vây, cấm vận thì sau đổi mới nền kinh tế được tiến hành theo hướng mở,hướng ngoại, hội nhập; nếu trước đổi mới nền kinh tế được tiến hành dưới sự chỉ đạo của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thì sau đổi mới nó được tiến hành theo cơ chế thị trường, có cạnh tranh hội nhập; nếu trước đổi mới nhiệm vụ phát triển kinh tế chủ yếu là của Nhà nước và DN nhà nước thì sau đổi mới nó là nhiệm vụ của toàn dân.

Nhờ có sự đổi mới về tư duy của Đảng trong quá trình CNH-HĐHđất nước mà chúng ta đã tiến hành xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro