DL 53 114 115 41 42

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 53: Tại sao dung NaHCO3 trog đtrị ngộ độc phenobarbital

Vì: - Phenobarbital là 1 acid yếu có pKa = 7,2

nước tiểu bình thg có pH ≈ 7,2  Phenobarbital bị oxy hoá 50%

- Truyền tĩnh mạch dung dịch NaHCO3 1,4% -> thay đổi pH huyết tg (tăng pH huyết tg  base hoá huyết tg)  nhằm nâng pH máu lên lớn hơn pH dịch não tuỷ (7,3)

 nồng độ dạng ion hoá trong huyết tg của phenobarbital tăng cao còn nồng độ dạng ko ion hoá giảm

(Vì: Acid: pKa = pH + lg [dạng phân tử]/ [dạng ion hoá]

pH tăng, pKa = const  lg [dạng ptử]/ [dạng ion] giảm

hàm đồng biến  [dạng ptử] giảm và [dạng ion hoá] tăng)

 kéo dạng ko ion hoá của thuốc từ dịch não tuỷ vào máu

 giảm tác dụng độc của phenobarbital trên TKTW

 Base hoá huyết tg  base hoá nc tiểu

 làm lg phenobarbital bị ion hoá nhiều hơn mà chỉ có những phần ko bị ion hoá mới đc hấp thu rồi phát huy tác dụng dược lý còn phần ion hoá sẽ bị thải trừ  tăng thải trừ phenobarbital

Câu 113: tbày các n.tắc chung trong đtrị ngộ độc thuốc cấp tính

1/ loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể

- Càng sớm càng tốt: thời gian nhiễm độc càng lâu, các chất độc càng ngấm lại nhiều ở mô, tổ chức  tình trạng ngộ độc và rối loạn càng nặng. càng khó loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể

VD: với các thuốc hấp thu nhanh như aspirin, cloroquin, meprobamat, barbituric, colchicin, thuốc chống rung tim thì việc rửa dạ dày và gây nôn chỉ có tác dụng trong 6h đầu, khi chất độc còn ở dạ dày.

- Có nhiều con đg loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể: qua đg tiêu hoá, qua đg hô hấp, qua đg tiết niệu. tăng hiệu quả thải độc

2/ trung hoà chất độc: thg dung các chất tg kỵ để ngăn cản hấp thu chất độc, làm mất hoạt tính hoặc đối kháng với các tác dụng của chất độc

VD: Để ngăn cản hấp thụ chất độc, thg dùng rửa dạ dày bằng các dung dịch:

+ Tanin 1-2%

+ Sữa, lòng trắng trứng

+ Than hoạt (nhũ dịch 2%), bột gaọ rang cháy, kaolin

3/ điều trị triệu chứng

Chỉ có rất ít thuốc có tdụng đối kháng dược lý đặc hiệu, cho nên phần lớn phải đtrị theo triệu chứng

Vd: dùng naloxon tiêm TM khi bị ngộ độc morphin và cá opiate khác.

Dùng vit K liều cao khi ngộ độc dicumarol

truyền TM dd glucose khi bị ngộ độc insulin

4/ Hồi sức cho bệnh nhân và chăm sóc ng bệnh

- đảm bảo các chức năng về hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nhằm cứu sống bệnh nhân và hạn chế những tổn thg do ngộ độc

- kết hợp và làm tốt công tác chăm sọc ng bệnh: chế độ dinh dưỡng, công tác hộ lý, đề phòng nhiễm khuẩn

Câu 114: Nêu các biện pháp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng đg tiêu hoá và áp dụng lâm sang

1/ gây nôn bằng Ipeca dùng dưới dạng siro 15-20 ml, pha loãng trong 250 ml nc. Sau 15' ko nôn có thể dừng lại.

Trường hợp ko có thuốc, nạn nhân còn tỉnh, có thể ngoáy họng hoặc dùng mùn thớt cho uống

2/ Rửa dạ dày bằng nc ấm hoặc thuốc tím (KMnO4) dd 1/1000 cho đến khi nc rửa trở thành trong

- với các thuốc hấp thu nhanh như aspirin, cloroquin, meprobamat, barbituric, colchicin, thuốc chống rung tim thì việc rửa dạ dày và gây nôn chỉ có tdụng trong 6h đầu, khi chất độc còn ở dạ dày

- đối với loại benzodiazepine, thuốc chống rung tim hoặc nhiễm độc hỗn hợp, hoặc những chất ko rõ, có thể rửa trong vòng 24h

- dùng thận trọng khi nạn nhân đã bị hôn mê vì dễ đưa nhầm ống cao su vào khí quản, hoặc chất nôn quay ngc đg về phổi

- Tuyệt đối tránh rửa dạ dày cho ng bị trúng độc các chất ăn mòn như acid mạnh, base mạnh vì ống cao su có thể làm rách thực quản

- Sauk hi rửa dạ dày, cho than hoạt vì hoàn toàn ko độc do có tác dụng hấp phụ nên ngăn đc chu kỳ gan - ruột đối với các thuốc thỉa theo đg mật, do đó tăng thải theo phân

Vd: liều 100g than hoạt có thể hấp phụ đc 4g thuốc chống trầm cảm loại tricyclic

Câu 115: Nêu các biện pháp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng đg tiết niệu và ADLS:

a) thg dùng các thuốc lợi niệu thẩm thấu:

- Manitol (10%, 25%), glucose ưu trg (10%, 30%); dd Ringer.

- không dùng cho ng bệnh suy tim, suy thận, phù phổi cấp, HA cao, truỵ tim mạch nặng.

- Làm tăng thải Kháng sinh nên phải nâng liều cao hơn.

b) Base hoá nước tiểu.

- Áp dụng: Ngộ độc các acid nhẹ (barbituric, salicylat, dẫn xuất pyrazolol)

- Dùng:

+ Dung dịch NaHCO3 1,4% truyền nhỏ giọt tĩnh mạch 2-3l/ngày. Nhược điểm là đưa thêm Na+ vào cơ thể, vì vậy dễ gây tai biến phù não khi chức phận thận không tốt.

+ T.H.A.M ( Trihydroxymetilaminmetan) truyền tĩnh mạch 200-300ml. Thuốc không mang Na+ và dễ thấm được vào trong Tế bào.

c) Acid hoá nước tiểu:

- Tăng thải các base hữu cơ như Cloroquine, dẫn xuất Quinolein, Imipramin, Mecamylamin, dẫn xuất Acridin, Nicotin, Procain, Quinin, Phenothiazin.

- Thuốc làm acid hoá nước tiểu thường dùng:

+ Amoni clorid: Uống 3-6g.

+ Acid phosphoric 15-100 giọt/ngày.

- Khó thực hiện hơn base hoá nước tiểu và cơ thể chịu đựng tình trạng nhiễm acid kém hơn nhiễm base  Dễ gây nguy hiểm.

Câu 41: trình bày tác dụng dược lý của clopromazin

*/trên hệ thần kinh trung ương

-Clopromazin gây trạng thái dặc biệt thờ ơ về tâm thần vận động. thuốc ko có tác dụng gây ngủ, trừ liều gần độc. nhưng nó làm giảm các hoạt động vận động và các sự bận tâm ưu tư mà vẫn giữ được tương đối các hoạt động trí tuệ và sự cảnh giác. liều rất cao cũng ko gây hôn mê

- người ko biểu lộ xúc cảm nhưng phản xạ tuỷ và phản xạ tuỷ và phản xạ ko điều kiện với kích thích đau vẫn giữ được

-thuốc làm giảm ảo giác , thao cuồng , vật vã

=> thuốc có tác dụng với bệnh tâm thần phân liệt

-Clopromazin gây hội chứng ngoại tháp, gần giống bệnh Parkinson, biểu hiện bằng tác động cứng đơ, tăng trương lực

- hạ thân nhiệt do ức chế trung tâm điều nhiệt

- chống nôn do ức chế trung tâm nôn ở sàn buồng não IV

- ức chế trung tâm trương lực giao cảm điều hoà vận mạch

- trên vận động, liều cao gây trạng thái giữ nguyên thế

*/ trên hệ thống TKTV

- vừa có tác dụng huỷ phó giao cảm vừa có tác dụng phong toả receptor α1 adrenergic ngoại biên

-tác dụng huỷ phó giao cảm thể hiện bằng nhìn mờ (đồng tử giãn) táo bón, giảm tiết dịch vị, giảm tiết nước bọt, mồ hôi. Tác dụng này rất ít sảy ra với các dẫn xuất có nhân piperazin

-tác dụng huỷ α1-adrenergic tương đối có ý nghĩa, có thể phong toả tác dụng tăng của noradrenalin. Vì loại piperazin có tác dụng an tâm thần với liều thấp nên tác dụng huỷ giao cảm rất yếu

Câu 42: trình bày tác dụng ko mong muốn và tương tác của Clopromazin

A/tương tác thuốc

-làm tăng tác dụng của thuốc ngủ, thuốc tê thuốc mê thuốc giảm đau loại morphin thuốc hạ huyết áp, rượu

- đối kháng tác dụng với các thuốc kích thích thần kinh tâm thần, đặc biệt với amphetamin và các chất gây ảo giác

-giữa các thuốc an thần kinh, ko có tác dụng hiệp đồng tăng mức, nhưng về mặt điều trị các triệu chứng của bệnh tâm thần có thể dùng phối hợp trong thời gian ngắn

B/tác dụng ko mong muốn lien quan tới dược lý của thuốc

- rối loạn tâm lý: chóng mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, trạng thái trầm cảm, lú lẫn nhất là người có tuổi

- tụt huyết áp khi đừng và nhịp tim nhanh, nhất là khi tiêm

-khô miệng, khó nuốt, bí đái, rối loạn điều tiết thị lực, cơn tăng nhãn áp cấp, táo bón... là những dấu hiệu huỷ phó giao cảm

- rối loạn điều tiết và sinh dục : ức chế phóng noãn vô kinh, chảy sữa, giảm tình dục tăng cân

-hội chứng ngoài bó tháp: thay đổi tuỳ thuộc vào thời gian điều trị và liều lượng và phối hợp thuốc vào tuổi giới ... thường gặp với loại an thần đa năng có thể phân làm các loại sau:

+ hội chứng cấp tính tăng vận động tăng trương lực

+ hội chứng tăng vận động

+ họi chưng mất vận động tăng trương lực

+ hội chứng ác tính thuốc an thần kinh

+ hội chứng rung rật quanh miệng có thể là 1 dạng của parkinson

+ hội chứng khó vận động muộn thường xuyên hoặc kéo dài có động tác ngoài ý muốn loạn múa vờn giật môi, mặt tăng tiết nước bọt

C/ loại ko phụ thuộc vào dược lý của thuốc

- giảm bach cầu

- vàng da tăng mật, xuất hiện từ tuần thứ 2- thứ 4, giảm dần khi dung thuốc

- pư ngoài da: dị ứng mẫn cảm với ánh sang, đọng sắc tố mỡ trong tiền phòng của mắt

- loạn nhịp tim: nhịp nhanh xoang, nhĩ thất phân ly

- hội chứng sốt cao ác tính: sốt cao, da tái nhợt, mồ hôi nhễ nhại, trạng thái sốc, phải làm hồi sức cấp cứu: giữ thăng bằng nước điện giải

- đột tử : thường xuất hiện sau tiêm, có thể lien quan đến huyết khối viêm tắc mạch

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#114#115