dlcmthom29

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 29: Phân tích quan điểm công nghiệp hóa hiện đại hóa phải gắn liền vs nền kinh tế tri thức. Cơ sở lý luận và thực tiễn của qđiểm này

a) Nội dung

- Đại hội X của Đảng chỉ rõ: Chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Nội dung cơ bản của quá trình này là:

+ Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vồn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại.

+ Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế - xã hội.

+ Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.

+ Giảm chi phí trung gain, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

b) Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự phát triển kinh tế tri thức

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: tính quy luật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tỷ trong của nông nghiệp giảm, còn nông nghiệp, dịch vụ thì tăng lên. Vì vậy, nước ta chủ trương phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

- Phát triển kinh tế vùng: cơ cấu kinh tế vùng là một trong những cơ cấu cơ bản của nền kinh tế quốc dân, xác định đúng đắn cơ cấu vùng có ý nghĩa quan trọng. Nó cho phép khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước.

- Phát triển kinh tế biển: xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, có trọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế; Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển, đảo. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển, đồng thời hình thành một số hành lang kinh tế ven biển.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ.

- Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro