đlqs-nguyên anh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thời kì mới, Giai đoạn mới, Tình hình mới

CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HCM VỀ CHIẾN TRANH, QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

I.                   QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HCM VỀ CHIẾN TRANH VÀ QUÂN ĐỘI:

1.      Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM về chiến tranh:

a.      Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chiến tranh:

·         Chiến tranh là hiện tượng chính trị-xã hội:

Chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử, đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước (hoặc liên minh giữa các nước) nhằm đạt mục đích chính trị nhất định.

·         Nguồn gốc nảy sinh chiến tranh:

-          Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tự liệu sản xuất là nguồn gốc sâu xa (nguồn gốc kinh tế)

-          Sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp là nguồn gốc trực tiếp (nguồn gốc xã hội)

-          Đặc trưng của chế độ này là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hết sức thấp kém, tổ chức xã hội còn sơ khai

-          Động lực cơ bản của sự phát triển xã hội công xã nguyên thủy là cuộc đấu tranh giữa con người với tự nhiên

-          Thời kì chiến tranh xuất hiện là từ khi xã hội CXNT tan rã và sự hình thành hình thái KT-XH CHNL

-          Các giai cấp cầm quyền đã dùng chiến tranh như một phương tiện, công cụ

-          Trong thời đại ĐQCN, chiến tranh bắt nguồn từ chính bản chất của CNTB. CNĐQ

-          Chiến tranh là bạn đường của CNĐQ, còn CNĐQ thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh

-          Chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Muốn xóa bỏ chiến tranh phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra

·         Bản chất chiến tranh:

-          Bản chất chiến tranh là sự kế tục chính trị của một giai cấp, một nhà nước nhất định bằng thủ đoạn bạo lực

-          Chính trị là biểu hiện lợi ích giai cấp

-          Chính trị là sự thống nhất giữa đường lối đối nội và đường lối đối ngoại, trong đó đường lối đối ngoại phụ thuộc đường lối đối nội. Đó là 2 mặt cấu thành chính trị của 1 giai cấp, 1 nhà nước nhất định

-          Chính trị chi phối toàn bộ tiến trình và kết cục chiến tranh

-          Chiến tranh có thể đẩy nhanh sự chín muồi của cách mạng hoặc làm mất đi tính thế cách mạng. Chiến tranh kiểm tra sức sống của toàn bộ chế độ CT-XH

b.      Tư tưởng HCM về chiến tranh:

Tư tưởng HCM về chiến tranh là sự kế thừa và phát triển những tinh hoa văn hóa quân sự của lịch sử nhân loại cùng với truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc

Biểu hiện:

-          Trên cơ sở lập trường duy vật biện chứng, HCM đã sớm đánh giá đúng đắn bản chất, quy luật chiến tranh, tác động của chiến tranh đến đời sống xã hội

-          HCM đã phân biệt rõ sự đối lập giữa Mục đích chính trị của chiến tranh xâm lược là cướp nước, thống trị các dân tộc thuộc địa; Mục đích chính trị của chiến tranh chống xâm lược là bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia

-          HCM xác định tính chất XH của chiến tranh được chia làm 2 loại (chính nghĩa và phi nghĩa)

-          Người chỉ rõ: phải dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và giữ chính quyền

-          Người khẳng định: “chế độ thực dân, bản thân nó đã là 1 hành động bạo lực”, phải dùng “bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”

-          Những yếu tố tạo thành sức mạnh bạo lực cách mạng: sức mạnh toàn dân, trong đó sức mạnh của LLVT gồm 3 thứ quân làm nòng cốt; tiến công địch bằng lực lượng chính trị kết hợp với LLVT; đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang

-          HCM khẳng định: Ngày nay chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta là chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

-          HCM luôn coi con người là nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh. “Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, vũ trang toàn dân” . Người chủ trương phải dựa vào dân, coi dân là gốc, là cuội nguồn của sức mạnh để “xây dựng lầu thắng lợi”

-          Chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là cuộc chiến tranh toàn dân, phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

-          Kháng chiến toàn dân phải đi đôi với kháng chiến toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh địch trên tất cả mặt trận

-          Đánh giặc toàn diện, biết sử dụng mọi phương tiện để tiến công kẻ thù

HCM luôn lấy tư tưởng chiến lược tiến công

2.      Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM về quân đội:

a.      Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về quân đội:

-          Theo Ăng-ghen, “quân đội là 1 tập đoàn người có vũ trang, có tổ chức do nhà nước xây dựng để dùng vào cuộc chiến tranh tiến công hoặc chiến tranh phòng ngự” -> Quân đội là 1 tổ chức của 1 giai cấp và nhà nước nhất định, là lực lượng nòng cốt để nhà nước, giai cấp tiến hành chiến tranh và đấu tranh vũ trang

-          Lênin nhấn mạnh: Chức năng cơ bản của quân đội là phương tiện quân sự chủ yếu để đạt mục đích chính trị đối ngoại là tiến hành chiến tranh xâm lược và duy trì quyền thống trị của bọn bóc lột đối với nhân dân lao động trong nước

+ Nguồn gốc ra đời của quân đội:

-          Quân đội là 1 hiện tượng lịch sử, ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự đối kháng giai cấp trong xã hội

-          Quân đội là công cụ bạo lực chủ yếu để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và của nhà nước, trở thành mục đích chủ yếu của nhà nước

-          Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự phân chia xã hội thành giai cấp đối kháng là nguồn gốc ra đời của quân đội

+ Bản chất giai cấp của quân đội:

-          Quân đội do giai cấp, nhà nước tổ chức, nuôi dưỡng và xây dựng theo đường lối quan điểm chính trị, quân sự của giai cấp mình

-          Bản chất giai cấp của quân đội ko phải tự phát hình thành mà phải trải qua quá trình xây dựng lâu dài và đc củng cố liên tục

-          Bản chất giai ấp quân đội là bản chất của giai cấp, của nhà nước đã tổ chức, nuôi dưỡng và sử dụng quân đội đó.

+ Sức mạnh chiến đấu của quân đội:

-          Theo Mác, Ăng-ghen: Sức mạnh chiến đấu của quân đội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chính trị, tinh thần, kỹ luật, vũ khí, trang bị, huấn luyện, tổ chức biên ché, khoa học nghệ thuật quân sự… Sức mạnh đó còn phụ thuộc và tình độ phát triển kinh tế, chính trị, đặc biệt là chế độ kinh tế. “Không có gì lại phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế tiên quyết hơn chính là hạm đội, quân dội”

-          Theo Lênin: Yếu tố chính trị tinh thần giữ vai trò quyết định đến sức mạnh chiến đấu của quân đội. “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào trạng thái tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”

+ Nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của Lênin:

-          Đảng cộng sản lãnh đạo Hồng quân, tăng cường bản chất giai cấp công nhân; Đoàn kết thống nhất quân đội với nhân dân; Trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản; Xây dựng chính quy; Không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức; Phát triển hài hòa các quân chủng, binh chủng; Sắn sàng chiến đấu…Trong đó sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc quan trọng nhất

-          Đó là cơ sở lý luận khoa học cho các Đảng cộng sản xác định phương hướng tổ chức xây dựng quân đội của mình

b.      Tư tưởng HCM về quân đội:

+ Khẳng định sự ra đời của quân đội  là một tất yếu, là vấn đề có tính quy luật trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở VN

-          Chủ tịch HCM xác định phải “tổ chức quân đội công nông”

+ Quân đội nhân dân VN mang bản chất giai cấp công nhân

-          HCM thương xuyên coi trọng bản chất giai cấp công nhân cho quân đội

-          HCM hết sức quan tâm đến giáo dục, nuôi dưỡng các phẩm chất cách mạng, bản lĩnh chính trị

+ Khẳng định, quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu

-          Bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân của quân đội ta là 1 thể thống nhất, xem đó như là biểu hiện tính quy luật của quá trình hình thành, phát triển quân đội kiểu mới

-          Người viết: “Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của nhân dân”

+ Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội là 1 nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới, quân đội của giai cấp vô sản

-          Đảng CS VN - Người tổ chức lãnh đạo giáo dục và rèn luyện quân đội – là nhân tố quyết định sự hình thành và phát triển bản chất giai cấp công nhân của quân đội ta

+ Nhiệm vụ và chức năng cơ bản của quân đội (2 nhiệm vụ, 3 chức năng)

-          Nhiệm vụ: 1. Xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh và sẵn sàng chiến đấu; 2. Thiết thực tham gia lao động sản xuất góp phần xây dựng chỉ nghĩa xã hội

-          Chức năng: 1. Là quân đội chiến đấu, 2. Là quân đội công tác, 3. Là quân đội sản xuất -> 3 chức năng đó phản ảnh cả mặt đối nội, đối ngoại của quân đội

II.                QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HCM VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA:

1.      Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bảo vệ Tổ quốc XHCN: (4 nội dung)

-          Bảo vệ Tổ quốc XHCN là 1 tất yếu, khách quan

-          Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN là nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn dân tộc, toàn thể giai cấp công nhân, nông dân và nhân dân lao động

-          Bảo về Tổ quốc XHCN phải thường xuyên tăng cường tiềm lực quốc phòng dắn với phát triển KT-XH

-          Đảng CS lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN (Sự lãnh đạo của Đảng CS là nguyên tắc cao nhất, là nguồn gốc sức mạnh vững chắc bảo vệ Tổ quốc XHCN)

2.      Tư tưởng HCM về bảo vệ Tổ quốc XHCN:

Tư tưởng HCM về bảo vệ Tổ quốc XHCN là sự vận dụng sáng tạo học thuyết bảo vệ Tổ quốc XHCN của Lênin vào tình hình thực tiễn của cách mạng VN, đc thể hiện ở các vấn đề:

-          Bảo vệ Tổ quốc VN XHCN là tất yếu, khách quan (Ý chí giữ nước của Người rất sâu sắc, kiên quyết)

-          Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là độc lập dân tộc và CNXH, là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân

-          Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nước, kết hợp với sức mạnh thời đại (Trong sức mạnh tổng hợp đó, HCM đặc biệt coi trọng sức mạnh nhân dân, sức mạnh lòng dân; Để bảo vệ Tổ quốc XHCN, HCM rất coi trọng xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng quân đội nhân dân coi đó là lực lượng chủ chốt trực tiếp để bảo vệ Tổ quốc)

-          Đảng CS VN lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc VN XHCN

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN

I.                   VỊ TRÍ, ĐẶC TRƯNG NỀN QPTD, ANND:

1.      Vị trí:

a.      Một số khái niệm:

-          Quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng mang tính chất vì dân, do dân, của dân, phát triển theo hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và, ngày càng hiện đại, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, do nhân dân làm chủ, nhằm giữ vững hòa bình, ổn định của đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc, phản động; bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN

-          Nền QPTD là sức mạnh quốc phòng của đất nước đc xây dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường

-          3 thành phần: QĐND, CAND, DQTV

-          3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương, DQTV

CHƯƠNG III: CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VN XHCN

I.                   NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CTND BẢO VỆ TỔ QUỐC:

-          Chiến tranh nhân dân VN là cuộc chiến tranh do nhân dân VN tiến hành 1 cách toàn diện nhằm giải phóng dân nhằm giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng CS VN

1.      Mục đích, đối tượng của CTND VN:

a.      Mục đích của chiến tranh nhân dân:

-          6 mục đích: 1.Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; 2.Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; 3.Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; 4.Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; 5.Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; 6.Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển theo định hướng XHCN

b.      Đối tượng tác chiến của CTND bảo vệ Tổ quốc:

-          CNĐQ và các thế lực phản động có hành động phá hoại, xâm lược lật đổ cách mạng, hiện nay chúng thực hiện chiến lược “DBHB” BLLĐ để xóa bỏ CNXH ở nước ta và sẵn sàng sử dụng LLVT hành động quân sự can thiệp khi có thời cơ

-          ĐỐI TÁC: Những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi vs với VN

-          ĐỐI TƯỢNG: Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc

c.       Âm mưu thủ đoạn và đánh giá về mạnh, yếu của kẻ thù:

+ Âm mưu: (2 âm mưu)

-          1.CNĐQ và các thế lực thù địch luôn coi VN là 1 trọng điểm chống phá quyết liệt

-          2.Hiện nay chúng triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, núp dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền’, “nhân đạo” để tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của ta

+ Thủ đoạn: (2 thủ đoạn)

-          1.Thực hiện đánh nhanh thắng nhanh, kết hợp tiến công quân sự từ bên ngoài vào với hành động bạo loạt lật đổ từ bên trong. Đồng thời kết hợp với các biện pháp phi vũ trang để lừa bịp dư luận

-          2.Đánh nhanh thắng nhanh là 1 phương châm chiến lược thường dùng của các thế lực đi xâm lược, tạo đc bất ngờ làm đối phương khó chống đỡ

+ Mặt mạnh của địch: (3 mặt mạnh)

-          1.Có ưu thế tuyệt đối vè sức mạnh quân sự

+ Mặt yếu của địch: (3 mặt yếu)

-          3.Địa hình thời tiết nước ta phức tạp, khó khăn cho quân địch khi triển khai sử dụng lực lượng, phương tiện cũng như thực hiện cách đánh hiện đại và việc tổ chức bảo đảm hậu cần kỹ thuật, nhất là khi chiến tranh kéo dài, xa lầy

2.      Tính chất, đặc điểm CTND bảo vệ Tổ quốc:

a.      Tính chất: (3 tính chất)

-          1. Là cuộc CTND toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang với 3 thứ quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN

-          2. Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng, nhằm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ đọc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ nhân dân và mọi thành quả của cách mạng

-          3. Là cuộc chiến tranh mang tính hiện đại (Hiện đại về vũ khí, trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự

b.      Đặc điểm: (4 đặc điểm)

-          1. Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta tiến hành CTND bảo vệ Tổ quốc, nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

-          2. Trong cuộc chiến tranh, nhân dân ta phải bảo vệ được độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và chế độ XHCN

-          3. Chiến tranh diễn ra khẩn trương, quyết liệt phức tạpngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh

-          4. Hình thái đất nước được chuẩn bị sẵn sàng, thế trận quốc phòng, ANND, ngày càng đc củng cố vững chắc, có điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp chủ động đánh địch ngay từ đầu và lâu dài

II.                NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CTND BẢO VỆ TỔ QUỐC: (6 quan điểm)

1.      Tiến hành CTND, thực hiện toàn dân đánh giặc, lấy LLVT làm nòng cốt, kết hợp tác chiến của LLVT địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực

-          Đây là quan điểm cơ bản xuyên suốt, thể hiện tính nhân dân sâu sắc trong chiến tranh

-          Là điều kiện để phát huy cao nhất sức mạn tổng hợp trong cuộc chiến tranh

-          Là phương châm thể hiện tập trung nhất quan điểm “lấy dân làm gốc” và đlqs độc đáo của Đảng ta trong chiến tranh cách mạng, phản ánh nghệ thuật quân sự truyền thống toàn dân đánh giặc của dân tộc ta từ xưa đến nay

-          Mục đích chính trị của CTND càng triệt để, sự lãnh đạo càng đúng đắn thì lực lượng càng đông đảo, mạnh mẽ

-          Thực hiện quan điểm toàn dân đánh giặc, phải: tổ chức động viên mọi lực lượng tham gia chiến tranh, thực hiện mỗi người dân là 1 chiến sĩ, đánh địch ngay từ đầu

-          Toàn dân đánh giặc phải có lực lượng nòng cốt là LLVTND gồm 3 thứ quân: DQTV làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc ở cơ sở; Bộ đội địa phương và DQTV làm nòng cốt cho phong trào CTND ở địa phương; Bộ đội chủ lực cùng LLVT địa phương làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc trên chiến trường cả nước

-          Vì vậy, phải tăng cường giáo dục quốc phòng cho mọi tâng lớp nhân dân, nhất là  thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. Không ngừng chăm lo xây dựng cho các LLVT vững mạnh toàn diện, đặc biệt là chất lượng chính trị. Xây dựng tỉnh (thành phố) thành khu vực phòng thủ vững chắc

2.      Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa và tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong chiến tranh

-          Mặt trận chính trị: là hình thức đấu tranh cơ bản và xuyên suốt vì mặt trận chính trị là chỗ mạnh cơ bản của ta và cũng là mặt yếu cơ bản của kẻ thù

-          Mặt trận ngoại giao: có vai trò rất quan trọng, là mặt trận có ý nghĩa chiến lược

-          Mặt trận kinh tế: là vấn đề cơ bản, chiến lược; nhằm bảo vệ kinh tế, duy trì sức sống của nền kinh tế bảo đảm cho chiến tranh

-          Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đấu tranh quân sự, thắng lợi trên chiến trường vẫn là yếu tố quyết định

-          Tiến công địch bằng tất cả các phương tiện vũ khí hiện có

3.      Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức đánh được lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian của chiến tranh, giành thắng lợi càng sớm càng tốt

4.      Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa xây dựng, ra sức sản xuất thực hành tiết kiệm, giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh

-          Phân thành 2 giai đoạn:

-          Trước khi chiến tranh xảy ra: phải chuẩn bị tốt các kế hoạch như kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, kịp thời chuyển đất nước sang thời chiến; kế hoạch động viên thời chiến (LLDBDV, nền KTQD…); tổ chức phòng thủ dân sự

-          Khi chiến tranh xảy ra: bảo vệ sản xuất; thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt, đáp ứng nhu cầu vật chất cho chiến tranh và đời sống nhân dân, đồng thời tận thu của địch để đánh địch; giữ gìn bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh

5.      Kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trấn áp kịp thời mọi âm mưu và hành động phá hoại, gây bạo loạn

6.      Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, sự đồng tình ủng hộc của nhân dân tiến bộ thế giới

-          Đây là truyền thống và bài học kinh nghiệm trong đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta từ trước đến nay

III.             MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CTND BẢO VỆ TỔ QUỐC: (3 nội dung)

1.      Tổ chức thế trận CTND:

-          Thế trận chiến tranh là sự tổ chức, bố trí lực lượng để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến

-          Thế trận CTND VN tổ chức rộng khắp trên phạm vi cả nước nhưng có trọng tâm, trọng điểm

-          Thực hiện cả nước là một chiến trường, ở đâu cũng có người đánh giặc bằng mọi loại vũ khí

-          Để có thế trận CTND, hiện nay chúng ta cần tập trung xây dựng khu vực phòng thủ Tình (thành phố) vững mạnh về mọi mặt

-          Khu vực phòng thủ có khả năng độc lập tác chiến, phối hợp với lực lượng chủ lực, với đơn vị bạn đánh địch liên tục, dài ngày

-          Nhằm đổi mới khả năng phòng thủ đất nước, đáp ứng xây dựng tổ chức thế trận CTND vững chắc

-          Điểm nổi bật trong tổ chức thế trận CTND hiện nay là thực hiện xây dựng “thế trận làng nước”

2.      Tổ chức lực lượng CTND:

-          Lực lượng CTND, là toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện, lấy LLVTND gồm 3 thứ quân làm nòng cốt

-          Tổ chức lực lượng CTND, lực lượng toàn dân đánh giặc, đc tổ chức chặt chẽ thành 2 lực lượng, lực lượng quần chúng rộng rãi và lực lượng quân sự

3.      Phối hợp chặt chẽ giữa chống quân địch tiến công từ bề ngoài vào với bạo loạn lật đổ từ bên trong

CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM

I.                   ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM NGUYÊN TẮC CƠ BẢN XÂY DỰNG LLVTND VN:

1.      Khái niệm về LLVTND VN:

-          LLVTND VN là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân VN, do Đảng CSVN lãnh đạo, Nhà nước CHXHCN VN quản lý

-          3 nhiệm vụ:1. Chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; 2. Bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ XHCN, thành quả cách mạng; 3. Cùng toàn dân xây dựng đất nước

-          Vai trò: Là lực lượng xung kích trong khởi nghĩa toàn dân giành chính quyền, là lực lượng nòng cốt của quốc phòng toàn dân và CTND

2.      Đặc điểm liên quan đến xây dựng LLVTND: (4 đặc điểm)

a.      Cả nước đang thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. CNĐQ và các thế lực thù địch chống phá ta quyết liệt

b.      Xây dựng LLVTND trong điều kiện quốc tế đã thay đổi, có nhiều diễn biến phức tạp

c.       Sự nghiệp đổi mới của nước ta đã đạt đc những thành tựu to lớn, đất nước ta đang bước sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới toàn diện hơn

-          Thách thức lớn: Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới

d.      Thực trạng của LLVTND ta

3.      Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng LLVTND trong thời kì mới: (4 quan điểm)

a.      Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng CSVN đối với LLVT

-          Đây là quan điểm, nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng LLVTND

-          Đảng CSVN độc tôn duy nhất nắm quyền lãnh đạo LLVT theo nguyên tắc “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt”

-          Đảng lãnh đạo trực tiếp LLVT ko thông qua 1 khâu trung gian nào

-          Trong QĐND VN, Đảng lãnh đạo theo hệ thống dọc từ Đảng ủy quân sự trung ương đến các đơn vị cơ sở trong toàn quân

-          Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với LLVT, phải xây dựng các tổ chức Đảng trong LLVT luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức

b.      Tự lực, tự cường xây dựng LLVT:

-          Quan điểm tự lực. tự cường xây dựng LLVT xuất phát từ truyền thống, kinh nghiệm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta

-          Độc lập tự chủ tự cường là truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc VN trong quá trình dựng nước và giữ nước

-          Đồng thời là quan điểm cơ bản chỉ đạo cách mạng của đảng và chủ tịch HCM

-          Hiện nay độc lập tự chủ, tự lực, tự cường còn là nền tảng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới

-          Cần tập trung: nâng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, xây dựng đơn vị vững mạnh, toàn diện. Triệt để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi về khoa học công nghệ để xây dựng và phát triển LLVTND. Tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế thực hành tiết kiệm

-          Ý nghĩa: thiết thực trước mắt và cơ bản lâu dài xây dựng LLVT trong giai đoạn mới

c.       Xây dựng LLVTND lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở

-          Xuất phát từ truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc VN. Đồng thời đây cũng là tư tưởng cơ bản trong nghệ thuật quân sự VN

-          Từ thực tiễn xây dựng LLVTND, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng chất lượng, lấy chất lượng chính trị làm cơ sở (vì xây dựng về chính trị là xây dựng các tổ chức luôn trong sạch vững mạnh), sức mạnh chiến đấu trực tiếp trên lĩnh vực lý luận, chính trị, tư tưởng, văn hóa, tâm lý, lối sống…

-          Yêu cầu: lấy nâng cao chất lượng là chính, có số lượng phù hợp với tình hình nhiệm vụ và khả năng kinh tế đất nước, có cơ cấu hợp lý giữa các thứ quân, giữa lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên

-          Xây dựng LLVTND có chất lượng toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức

-          Về chính trị: giáo dục cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong LLVTND tin tưởng vào đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước; Tự giác chấp hành nghiêm mọi đường lối, chủ trương chính sách pháp luật; Luôn cảnh giác cách mạng cao, nhạy bén về chính trị, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, phản động

-          Về tổ chức: luôn chăm lo xây dựng củng cố các tổ chức chính trị trong LLVTND vững mạnh; Chăm lo xây dựng cơ quan chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ chính trị, đảng viên có phẩm chất năng lực tốt; Chấp hành nghiêm túc nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với LLVT

d.      Bảo đảm LLVTND luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi:

-          Vị trí: Đây là quan điểm, nguyên tắc phản ánh chức năng, nhiệm vụ chủ yếu cơ bản thường xuyên của LLVTND

-          Yêu cầu: LLVTND phải luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đánh địch kịp thời, bảo vệ đc mình; Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống, ko để bất ngờ về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật; Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng; Nắm vững tình hình địch (nhận rõ âm mưu thủ đoạn, hành động của chúng

-          KL: quan điểm, nguyên tắc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là quan trọng nhất

II.                PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG LLVTND TRONG GIAI ĐOẠN MỚI: (3 vấn đề)

1.      Phương hướng:

a.      Xây dựng QĐND theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại:

+ Xây dựng quân đội cách mạng: (6)

-          1. Đây là vấn đề cơ bản hàng đầu trong nhiệm vụ xây dựng quân đội của Đảng trong mọi giai đoạn cách mạng

-          2. Xây dựng bản chất giai cấp công nhân cho quân đội

-          3. Chấp hành mọi đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước

-          4. Kiên định với mục tiêu lí tưởng XHCN, vững vàng trước mọi khó khăn thử thách, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đc giao

-          5. Trước diễn biến tình hình phải phân biệt đúng sai

-          6. Có tinh thần đoàn kết quân dân, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế tốt

+ Xây dựng quân đội chính quy: (2)

-          1. Nhằm thống nhất ý chí hành động về chính trị, tư tưởng, tổ chức của mọi quân nhân

-          2. Xây dựng chính quy đc thể hiện thống nhất về bản chất cách mạng mục tiêu chiến đấu

+ Xây dựng quân đội tinh nhuệ:

-          Tinh nhuệ về chính trị: Đứng trước diến biến của tình hình có khả năng phân tích và kết luận chính xác đúng sai từ đó có thái độ đúng đắnvới việc đó; Thật sự tinh nhuệ về chính trị đủ sức đập tan mọi luận điệu tuyên truyền, phản động của kẻ thù nhằm “phi chính trị hóa” quân đội; Tăng cường bản chất giai cấp công nhân, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc

-          Tinh nhuệ về tô chức: Xây dựng tổ chức gọn nhẹ vẫn đáp ứng đc yêu cầu đc giao

+ Xây dựng quân đội từng bước hiện đại:

Nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội ta

-          Nội dung: Từng bước đổi mới vũ khí, trang bị kĩ thuật cho quân đội; Xây dựng và rèn luyện quân nhân có bản lĩnh trí tuệvà năng lực hành động đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại; Quá trình hiện đại hóa quân đội phải gắn với quá trình công nghiệp-hiện đại hóa đất nước

-          Yêu cầu: (6)1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ văn hóa, kiến thức ngày càng cao, tất cả vì nhân dân phục vụ; 2. Trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; 3. Có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, giản dị; 4. Kế thừa phát huy truyền thống vẻ vang; 5. Có trình độ chỉ huy, chuyên môn và sẵn sàng chiến đấu tốt, xử lý thắng lợi mọi tình huống xâm lược của kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc và chế độ XHCN; 6. Ngăn chặn, đẩy lùi các tội phạm nguy hiểm, các tệ nạn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội

b.      Xây dựng lực lượng Dự bị động viên:

-          Xây dựng LLDBĐV có ý nghĩa chiến lược, ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng và sức mạnh chiến đấu cùa QĐND khi có chiến tranh

c.       Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ:

-          DQTV là LLVT quần chúng ko thoát ly sản xuất, công tác

-          Vai trò, vị trí: DQTV là lực lượng chiến lược trong CTND, QPTD. Là công cụ bạo lực chủ yếu bảo vệ Đảng, chính quyền nhân dân địa phương cơ sở

-          Yêu cầu: Coi trọng địa bàn trọng điểm, khu vực xung yếu; Huấn luyện phải thiết thực, hiệu quả

2.      Biện pháp chủ yếu xây dựng LLVTND: (5 biện pháp)

a.      Chấn chỉnh tổ chức biên chế LLVTND

-          Bộ đội chủ lực: Tổ chức các đơn vị phải gọn, mạnh, cơ động, có sức chiến đấu cao. Bố trí các binh đoàn chủ lực phải gắn với thế trận QP-AN nhân dân trên cả nước cũng như từng vùng chiến lược

-          Bộ đội địa phương

-          Bộ đội biên phòng

-          Dân quân tự vệ

b.      Nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục, xây dựng và phát triển khoa học quân sự VN

-          Vì giáo dục-huấn luyện là 2 nội dung cơ bản, đảm bảo cho LLVT có giác ngộ chính trị, bản lĩnh chiến đấu cao, có trình độ chiến thuật, kỹ thuật giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh

-          Yêu cầu: Có sự chuyển hướng về nội dung huấn luyện “Phòng tránh, đánh trả trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao”; Thực hiện đúng phương châm huấn luyện “cơ bản thiết thực, toàn diện, vững chắc”

c.       Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí, trang bị kỹ thuật của LLVTND

d.      Xây dựng đội ngũ cán bộ LLVTND có phẩm chất, năng lực tốt

-          Chủ tịch HCM rất quan tâm đến vấn đề giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự, đặc biệt cho cán bộ quân đội trong LLVT

-          Sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng LLVTND đã và đang đặt ra những nhiệm vụ và yêu cầu mới cao hơn

e.       Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với LLVTND

CHƯƠNG V: KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KT-XH VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QP-AN

I.                   CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP:

-          Hoạt động kinh tế là hoạt động cơ bản, thường xuyên, gắn liền với sự tồn tại của XH loài người. Đó là toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất và tái sản xuất ra của cái vật chất cho XH, phục vụ cho nhu cầu đời sống con người

1.      Cơ sở lí luận của sự kết hợp:

-          KT là yếu tố suy cho cho đến cùng quyết định đến QP-AN

+ Mối quan hệ giữa KT và QP-AN:

-          Lợi ích KT, suy cho đến cùng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn và xung đột XH

-          Bản chất của chế độ KT-XH quyết định đến bản chất của QP-AN. Thực hiện chiến tranh xâm lược là do bản chất của chế độ KT-XH TBCN quyết định

-          “Ko có gì phụ thuộc vào KT tiên quyết hơn là chính quân đội và hạm đội”; “Thắng lợi hay thất bại của chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện KT”. Để xây dựng QP-AN vững mạnh phải xây dựng, phát triển KT

-          KL: Tổ chức biên chế của LLVT vào trang bị vũ khí kĩ thuật hiện có là căn cứ đặc biệt quan trọng

+ Mối quan hệ giữa QP-AN và KT:

-          QP-AN  ko chỉ phụ thuộc vào Kt mà còn tác động trở lại với KT-XH trên cả góc độ tích cực và tiêu cực

-          QP-AN vững mạnh sẽ tạo môi trường hòa bình, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH

-          Quá trình thực hiện nhiệm vụ QP-AN trong thời bình ở mức độ nhất định cũng có tác dụng kích thích KT phát triển

-          Hoạt động QP-AN còn ảnh hưởng đến đường lối phát triển KT, cơ cấu KT

-          Việc kết hợp phải đc thực hiện 1 cách khoa học, hợp lí, cân đối và hài hòa

-          KL: Đây là vấn đề có tính quy luật chung cho mọi XH có giai cấp và đấu tranh giai cấp, còn mưu đồ thôn tính của dân tộc này đối với dân tộc khác

2.      Cơ sở thực tiễn của sự kết hợp:

-          Ở VN, sự kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường cingr cố QP-AN đã có lịch sử lâu dài

-          Vùng KT-QP phát triển đầy đủ từ thời hậu Lê với tên gọi là Đồn Điền

-          Tích trữ lương thực, trang bị; tận dụng sức lao động, tạo ra khả năng phòng thủ (nhất là ở những vùng trọng yếu); tạo ra sự phát triển KT-XH

-          Trên phương diện chính trị, quân sự, “Đồn điền” là hàng rào biên phòng chắc chắn, lúc hòa bình dân đồn điền là những nông dân sãn xuất, khi chiến tranh là những người lính đầu tiên xung trận

-          Sự kết hợp KT với QP đc tổ tiên ta khái quát cao “Dân giàu nước mạnh”, “nước mạnh quân hùng”

-          Đảng chủ trương: “Vừa khánh chiến, vừa kiến quốc”, “Vừa chiến đấu, vừa tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”

-          Ở miền Bắc, Đại hội lần III của Đảng: “Trong xây dựng KT, phải thấu suốt nhiệm vụ phục vụ

QP, cũng như trong củng cố QP phải khéo léo sắp xếp cho ăn khớp với công cuộc xây dựng KT

-          Ở miền Nam, Đảng chỉ đạo quân và dân ta kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch với củng cố mở rộng hậu phương

èLà nội dung quan trọng trong đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN

II.                NỘI DUNG KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KT-XH VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QP-AN, ĐỐI NGOẠI NƯỚC TA HIỆN NAY: (5 nội dung)

1.      Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển KT-XH:

-          Để đến năm 2020 nước ta cơ bản trờ thành “nước công nghiệp theo hướng hiện đại”

-          3 vấn đề lớn: 1. Tăng trưởng KT gắn liền với tiến bộ XH; 2. Tăng cường QP-AN; 3. Mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm giải quyết hài hòa 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN

2.      Kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường củng cố QP-

AN trong phát triển các vùng lãnh thổ:

-          Vùng lãnh thổ là sự gắn kết chặt chẽ phát triển vùng KT chiến lược, với xây dựng vùng chiến lược QP-AN, nhằm tạo ra thế bố trí chiến lược mới cả về KT lấn QP-AN

-          Mỗi vùng đều có vị trí chiến lược về phát triển KT và chiến lược phòng thủ bảo vệ Tổ quốc

-          Việc kết hợp phát triển KT-XH với QP-AN ở các vùng lãnh thổ, cũng như ở địa bàn mỗi tỉnh, thành phố phải đc thể nhiện ở 5 nội dung: 4. Kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT với xây dựng các công trình quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự, thiết bị chiến trường…Bảo đảm tính “lưỡng dụng” trong mỗi công trình đc xây dựng

·         Đối với các vùng KT trọng điểm:

-          Hiện nay, nước ta xác định 3 vùng KT trọng điểm: phía Bắc (HN, HP, QN), phía Nam (TP HCM, ĐNai, BR-VT), miền Trung (Đà Nẵng, TT Huế, Dung Quất Qngãi)

-          Về KT, các vùng KT trọng điểm là nơi có mật độ dân cư và tính chất đô thị hóa cao, gắn liền với các khu công nghiệp lớn

-          Nội dung kết hợp: (4 nội dung): 2. Phải kết hợp chặt chẽ trong xây dựng kết cấu hạ tầng KT của nền QPTD. Gắn xây dựng kết cấu hạ tầng KT với xây dựng các công trình phòng thủ, các thiết bị chiến trường, các công trình PTDS; 3. Trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp tập trung, đặc khu KT phải có sự gắn kết với quy hoạch xây dựng lực lượng QP-AN, các tổ chức chính trị, đoàn thể ngay trong các tổ chức KT đó

+ Đối với vùng núi biên giới:

-          ND kết hợp: (6 ND): 4. Thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình 135 về phát triển KT-XH đối với các xã nghèo; 5. Vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, cần kết hợp mọi nguồn lực, mọi lực lượng của cả Trung ương và địa phương để cùng lo, cùng làm

+ Đối với vùng biển đảo:

-          Việc quan tâm thực hiện sự kết hợp phát triển KT XH với tăng cường QP-AN trên vùng biển, đảo là đòi hỏi bức bách và rất quan trọng

-          ND kết hợp: (7 ND)

3.      Kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường, củng cố QP-AN trong các ngành, các lĩnh vực KT chủ yếu: (3 ND)

a.      Kết hợp trong CN:

-          ND kết hợp: (8 ND):6. Thực hiện chuyển giao công nghệ 2 chiều, từ công nghiệp QP vào công nghiệp dân dụng và ngược lại

b.      Kết hợp trong NLN nghiệp:

-          (4 ND):4. Phải đẩy mạnh phát triển trồng rừng gắn với công tác định canh định cư, xây dựng các cơ sở chính trị vững chắc ở các vùng rừng núi biên giới

c.       Trong Giao thông, bưu điện, y tế, KH-CN, giáo dục và xây dựng cơ bản:

-          GTVT: (8): 1. Phát triển hệ thống GTVT đồng bộcả đường bộ, sắt, không, sông, thủy, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa trong nước và mở rộng giao lưu với bên ngoài

-          Bưu chính viễn thông: (5):1. Phải kết hợp chặt chẽ giữa ngành bưu điện quốc gia với ngành thông tin quân đội, công an để phát triển hệ thống thông tin quốc gia hiện đại; 2. Có phương án thiết kế xây dựng và bảo vệ hệ thống thông tin liên lạc 1 cách vững chắc trong mọi tình huống

-          Xây dựng cơ bản: (5):1. Khi xây dựng bất cứ công trình nào, ở đâu, quy mô nào cũng phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và có thể chuyển hàng hóa phục vụ đc cho cả QP, AN, cho phòng thủ tác chiến và phòng thủ dân sự

-          KH-CN và giáo dục: (3):Đây là lĩnh vực đóng vai trò là nền tảng, động lực, là quốc sách hàng đầu đối với sự phát triển của quốc gia

-          Y tế: (4):1. Phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế dân sự với y tế quân sự trong nghiên cứu, ứng dụng, trong đào tạo nguồn nhân lực, trong khám chữa bệnh cho nhân dân, bộ đội

4.      Kết hợp trong Thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ tổ quốc:

-          Xuất phát từ mục tiêu, lực lượng và phương thức bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc gia trong tình hình mới

-          ND kết hợp: (4):1. Tổ chức biên chế và bố trí LLVT phải phù hợp với điều kiện KT và nhu cầu phòng thủ đất nước; 2. Sử dụng tiết kiệm, hiểu quả nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật trong huấn luyện, chiến đấu và SSCĐ của LLVT

5.      Kết hợp trong Hoạt động đối ngoại:

-          Mục tiêu chung của mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế là giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và BVTQ

-          Là 1 trong những ND cơ bản của chủ trương đối ngoại trong thời kì mới

-          ND kết hợp: (5)

III.             MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KT-XH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QP-AN Ở VN HIỆN NAY: (5 giải pháp)

1.      Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lí nhà nước của chính quyền các cấp trong thực hiện kết hợp…: (2 vấn đề)

-          Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc kết hợp đc thể hiện ở chỗ: (3)

-          Để nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước của chính quyền các cấp trong kết hợp…, phải: (5)

2.      Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm kết hợp…:

-          Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu và đang là đòi hỏi cấp thiết đối với cán bộ và nhân dân cả nước hiện nay

3.      Xây dựng chiến lược tổng thể kết hợp…

4.      Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan đến thực hiện kết hợp…

-          Phải có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần đối với các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư (cả trong và ngoài nước)

5.      Củng cố kiện toàn và phát huy vai trò tham mưu của cơ quan chuyên trách QP-AN các cấp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro