DLTK 10

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề 10 :

Câu1: Phân tích phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính ? Ý nghĩa của phương châm

Ngày  19/10/1946,  Thường  vụ  Trung  ương  Đảng  mở  hội  nghị  quân  sự  toàn quốc  lần  thứ  nhất  do  Tổng  bí  thư  Trường  Chinh  chủ  trì.  Xuất  phát  từ  nhận  định “không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”, hội nghị đề ra chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ chức để quân dân cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Trong chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ (5/11/1946), Hồ Chủ tịch đã nêu lên những việc có tầm chiến lược, toàn cục khi bước vào cuộc kháng chiến và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.

Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được hoàn chỉnh và thể hiện tập trung trong 3  văn kiện lớn được soạn thảo và công bố sát trước  và sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đó là văn kiện Toàn quốc kháng chiến của Trung ương  Đảng  (12/12/1946),  Lời  kêu  gọi  toàn  quốc  kháng  chiến  của  Hồ  Chí  Minh (19/12/1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.

Nội dung đường lối:

-         Mục  đích  kháng  chiến: Kế  tục  và  phát  triển sự nghiệp  Cách  mạng tháng Tám, “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.

-         Tính  chất  kháng  chiến:  “Cuộc  kháng  chiến  của  dân  tộc  ta  là  một  cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện, lâu dài”. “Là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hòa bình”. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.

-         Chính  sách  kháng  chiến: “Liên hiệp  với dân tộc  Pháp,  chống phản động thực dân Pháp. Đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình. Đoàn kết chặt chẽ toàn dân. Thực hiện toàn dân kháng chiến… Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”.

-         Chương  trình  và  nhiệm  vụ  kháng  chiến:  “Đoàn  kết  toàn  dân,  thực  hiện quân, chính, dân nhất trí… Động viên nhân lực, vật lực, tài lực, thực hiện toàn  dân  kháng  chiến,  toàn  diện  kháng  chiến,  trường  kỳ  kháng  chiến. Giành  quyền  độc  lập,  bảo  tòan  lãnh  thổ,  thống  nhất  Trung,  Nam,  Bắc. Củng cố chế độ cộng hòa dân chủ… Tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc…”.

-         Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực  hiện kháng chiến  toàn dân,  toàn diện,  lâu dài,  dựa  vào  sức  mình  là chính.

-         Kháng chiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người V.n phải đứng lên đánh thực dân  Pháp”, thực  hiện mỗi người dân là  một chiến sĩ,  mỗi làng xóm là một pháo đài.

 -        Kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế,

văn hóa, ngoại giao. Trong đó:

o Về  chính  trị:  thực  hiện  đoàn  kết  toàn  dân,  tăng  cường  xây  dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.

o Về  quân  sự:  Thực  hiện  vũ  trang  toàn  dân,  xây  dựng  lực  lượng  vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài… Vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ.

o Về kinh tế: Tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cung tự túc, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công  nghiệp quốc phòng.

o Về  văn  hóa: Xóa  bỏ  văn  hóa  thực  dân,  phong  kiến,  xây dựng  nền văn  hóa  dân chủ  mới theo  3  nguyên tắc:  dân tộc,  khoa  học  và  đại chúng.

o Về  ngoại  giao: Thực  hiện  thêm bạn bớt  thù,  biểu  dương  thực  lực. “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập.

o Kháng chiến lâu dài: là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”  của  ta,  chuyển  hóa  tương  quan  lực  lượng  từ  chỗ  ta  yếu  hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.

o Dựa vào sức mình là chính: “Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt” vì ta bị bao vây 4 phía, chưa được nước nào  giúp  đỡ nên phải tự lực cánh sinh. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước song lúc đó cũng không được ỷ lại.

o Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài,  gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi.

Đường lối kháng chiến của Đảng với những nội dung cơ bản như trên là đúng đắn và sáng tạo, vừa kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, vừa phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ. Đường lối kháng chiến của Đảng được công bố sớm có tác dụng đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng đi vào ổn định và phát triển đúng hướng, từng bước đi tới thắng lợi vẻ vang.

Câu2: Phân tích cơ sở hình thành hệ thống chính trị ở Việt Nam. Liên hệ ở VN

          Cơ sở hình thành chủ trương:

Một là, lý luận Mác – Lênin về thời kỳ quá độ và về chuyên chính vô sản. Các Mác đã chỉ ra rằng: giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ đến xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. V.I.Lênin nhấn mạnh: muốn chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội thì phải chịu đựng lâu dài nỗi đau đớn của thời kỳ sinh đẻ, phải có một thời kỳ chuyên chính vô sản lâu dài. Bản chất của chuyên chính vô sản là sự tiếp tục đấu tranh giai cấp dưới hình thức mới. Chuyên chính vô sản là một tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa xã hội. Nhưng việc vận dụng tư tưởng này cần xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia.

          Việc vận dụng chuyên chính vô sản vào tình hình cụ thể nước ta đã được thể hiện trong việc ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và hệ thống chính trị dân chủ nhân dân sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Hai là, đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Trong Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) về đường  lối chung  của  cách  mạng  xã  hội chủ  nghĩa  trong  giai đoạn  mới ở  nước  ta,viết: nắm vững chuyên chính vô sản, pháy huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học – kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt.

Ngày 18/12/1980, Quốc hội khóa VI thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội  chủ  nghĩa  Việt  Nam,  trong  đó  khẳng  định:  “Nhà  nước  Cộng  hòa  xã  hội  chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản”. Đại  hội đại biểu  toàn quốc  lần thứ V  (1982) tiếp  tục  khẳng định  đường  lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa do Đại hội IV đề ra.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) khi đánh giá về thực hiện chuyên chính vô sản, Đảng đã phê phán: Tình trạng buông lỏng chuyên chính vô sản thể hiện ở nhiều mặt trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, quản lý kinh tế, xã hội, đấu tranh tư tưởng, văn hóa  và trong việc  chống lại những âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù.

Như vậy, về thực chất, kể từ Đại hội III của Đảng (9/1960) cho đến khi Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước, hệ thống chính trị nước ta được tổ chức và hoạt động theo các yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ của chuyên chính vô sản và do vậy, tên gọi chính thức của hệ thống này được xác định là hệ thống chuyên chính vô sản.

          Ba là, cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta được hình thành từ năm 1930 và bắt rễ vững chắc trong lòng dân tộc và xã hội. Cơ sở chính trị đó là sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng. Mặc dù ở miền  Bắc,  Đảng cộng sản không phải  là  đảng chính trị độc  nhất  mà  còn có  Đảng Dân chủ, Đảng xã hội nhưng những Đảng chính trị này thừa nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam và là thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Bốn  là,  cơ  sở  kinh  tế  của  hệ  thống  chuyên  chính  vô  sản  là  nền  kinh  tế  kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Đó là một nền kinh tế hướng tới mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu đối với tư liệu sản xuất với ý nghĩa là nguồn gốc và cơ sở của chế độ người bóc lột người, thiết lập chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất dưới 2 hình thức: sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể; loại bỏ triệt để cơ chế thị trường, thiết lập mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Nhà nước trở thành một tổ chức kinh tế bao trùm. Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chuyên chính vô sản đều được quy định bởi tính chất và cơ chế vận hành của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.

 Năm là, cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản là liên minh giai cấp của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp “ai thắng ai” trong lĩnh vực chính trị và kinh tế và kết quả cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, đã tạo nên một kết cấu xã hội bao gồm chủ yếu là 2 giai cấp và 1 tầng lớp: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

Sáu  là,  cơ  sở  lịch  sử  cho  sự  ra  đời  của hệ  thống  chuyên  chính  vô  sản  giai đoạn 1975 – 1986. Ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản. Bước ngoặt lịch sử   này diễn ra trên miền Bắc cách đây hơn 50 năm và từ sau ngày 30/04/1975 diễn ra trong phạm vi cả nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro