DLTK 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề 3

Câu 1:Nêu cơ sở và phân tích chủ trương đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của ĐCSVN. Sinh viên hiện nay cần phải làm gì để phát huy tốt chủ trương đó

Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, thực hành đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị  với các quốc gia, dân tộc trên thế giới đã được Chủ  tịch Hồ Chí Minh nêu ra từ khi thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối mở cửa kinh tế, chuyển nền kinh tế sang kinh tếthị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói, tích cực và chủ động hội nhập kinh tếquốc tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước. Thực hiện chủ trương này, sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế  nước ta đã hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới

Trong các văn kiện của Đảng  liên quan đến đối ngoại, đặc biệt  là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá X (2-2007) đã đề ra một số chủ trương, chính sách lớn như:

- Đưa các quan hệ quốc  tế đã được  thiết  lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững: Hội nhập sâu sắc và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các  thành viên khác khi  tham gia vào việc hoạch định chính sách  thương mại toàn cầu, thiết lập một trât tự kinh tế mới công bằng hơn; có điều kiện thuận lợi để  đấu  tranh  bảo  vệ  quyền  lợi  dianh  nghiệp Việt Nam  tranh  các  cuộc  tranh  chấp thương mại với các nước khác, hạn chế được những thiệt hại trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chủ động và  tích cực hội nhập kinh  tế quốc  tế  theo  lộ  trình phù hợp: Chủ động và tichá cực xác định  lộ hội nhập hợp lý, trong đó cần tận dụng những ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển; chủ động và tích cực nhưng phải hội nhập từng bước, dần dând mở cửa thị trường theo một lộ trình hợp lý.

- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên  tắc, quy định của WTO: bảo đảm  tính đồng bộ của hệ  thông spháp  luật; đa dnạg hoá các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần; thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường; xây dựng các sắc thuế công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện cho mọi chủ thể kinh doanh.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước: Kiên  quyết  loại  bỏ  nhanh  các  thủ  tục  hành  chính  không  còn  phù  hợp;  đẩy mạnh  phân  cấp  gắn  với  tăng  cường  trách  nhiệm  và  kiểm  tra,  giám  sát;  thực  hiện công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý.

- Nâng cao năng  lực cạnh  tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm  trong hội nhập kinh tế quốc tế: Nâng cao năng  lực điều hành của Chính phủ; tích cực thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; các doanh nghiệp điều chỉnh quy mô và cơ cấu sản xuất  trên cơ sở xác định đúng dắn chiến  lược sảnphẩm và thị trường; điều chỉnh quy hoạch phát triển, nhanh chóng có biện pháp nângcao sức cạnh tranh của một số sản phẩm.

- Giải quyết tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trường trong quá trình hộinhập: Bảo vệ và phát huy các giá  trị văn hoá dân  tộc  trong quá  trình hội nhập; xâydựng cơ chế kiểm soát và chế  tài xử  lý sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụvăn hoá không  lành mạnh, gây phương hại đến đến sự phát  triển đất nước, văn hoávà con người Việt Nam; kết hợp hài hoà giữa giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoátruyền thống với tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá tiên tiến trong quá trình giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài.

Câu 2:Phân tích chủ trương xây dựng Mặt trận dân tộc à các tổ chức chính trị-xã hội trong thời kỳ hiện nay của Đảng. Anh(chị) hãy nêu ra các giải pháp cụ thể để tăng cừơng vai trò của Mặt trận dân tộc cũng như các tổ chức chính trị-xã hội

Mặt  trận Tổ  quốc Việt Nam  và  các  tổ  chức  chính  trị  -  xã  hội  có  vai  trò  rất quan  trọng  trong việc  tập hợp, vận động, đoàn kết  rộng  rãi các  tầng  lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đề xuất các chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.

Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Thanh niên, Luật Công đoàn…, quy chế dân chủ ở mọi cấp để mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị.

Đổi mới hoạt động của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, khắc phục tình trạng  hành  chính  hóa,  nhà  nước  hóa,  phô  trương,  hình  thức. Nâng  cao  chất  lượng hoạt động. Làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.

Thực tiễn: Mặt trận chưa thực sự được tạo điều kiện để các hoạt động giám sát diễn ra có hiệu quả. Nhiều khi cán bộ đứng đầu cơ quan Mặt trận các cấp ở địa phương là người nhiều tuổi từ cấp ủy, chính quyền chuyển sang. Số đồng chí này thường có hạn chế một số mặt nên giải quyết công việc nội bộ rất trì trệ, khó thực thi được những hoạt động giám sát cho đến nơi đến chốn. Trong khi đó, cán bộ trẻ, năng động thấy công tác mặt trận khó khăn nên tìm cách chuyển đi cơ quan khác. Mặt khác, cơ sở vật chất rất thiếu, chỉ đủ để duy trì một số hoạt động mang tính sự vụ. Cơ quan Mặt trận được cung cấp thông tin chậm và thiếu tính toàn diện. Nhiều trường hợp Mặt trận được xin ý kiến nhưng cũng chỉ là hình thức.

Để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong phản biện xã hội và giám sát xây dựng Đảng, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp:

Các cấp ủy đảng cần bố trí cán bộ trẻ, có năng lực về làm công tác Mặt trận. Cán bộ Mặt trận cần được luân chuyển sang công tác đảng, chính quyền theo nhiệm kỳ. Mặt trận ở cả 4 cấp đều có cán bộ biên chế và kiêm nhiệm. Số cán bộ này được đào tạo, tập huấn định kỳ, bồi dưỡng chuyên đề và được đãi ngộ thỏa đáng.

Các cấp ủy đảng phải nắm vững Luật Mặt trận Tổ quốc và phát huy dân chủ mạnh mẽ; có cơ chế phối hợp công tác cụ thể, thường xuyên.

Cần tăng cường cơ sở vật chất cho Mặt trận. Nguồn tài chính để thực hiện phản biện xã hội do ngân sách cấp và từ tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước.

Mặt trận Tổ quốc phải coi việc giám sát, xây dựng Đảng là hoạt động trọng tâm, thường xuyên. Để hoạt động giám sát diễn ra sâu, rộng, cần có những hình thức tiếp nhận sự phản ánh dư luận (như đặt hòm thư) và sử dụng hiệu quả hệ thống truyền thông.

Trong giám sát tránh làm cản trở nhân tố năng động, sáng tạo; chọn điểm để thử nghiệm các hoạt động giám sát và thường xuyên rút kinh nghiệm. Thông qua ban thanh tra nhân dân ở ba cấp địa phương để Mặt trận chỉ đạo hoạt động giám sát vừa chuyên và vừa mở rộng, vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn và xã hội. Ngoài các chuyên gia là thành viên 8 Hội đồng tư vấn trên các lĩnh vực: Dân chủ - pháp luật, kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học và giáo dục, đối ngoại nhân dân và kiều bào, tôn giáo và dân tộc, hoạt động giám sát, phản biện xã hội cần khai thác trí tuệ của lực lượng cộng tác viên và đoàn viên, hội viên. ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên thường xuyên tổng hợp ý kiến, đề nghị, kiến nghị của cử tri, các tầng lớp nhân dân để làm tốt vai trò phản biện xã hội và giám sát, xây dựng Đảng. Quá trình tổ chức phản biện xã hội phải bảo đảm tính đảng, tính nhân dân; tính trung thực; tính khoa học, khách quan và thiết thực. Mặt khác, các kiến nghị phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp thu và giải trình đầy đủ trước khi đề án được ban hành. Có như vậy, hoạt động phản biện của Mặt trận mới thật sự góp phần làm cho chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước sát hợp với thực tiễn của đời sống xã hội, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro