DLTK 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề 4 Câu 1: Trong hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7-1936 Đảng ta lại đưa ra chủ trương đấu tranh mới? Phân tích chủ trương đó.

Trung ương Đảng lần thứ 7-1936 Đảng ta lại đưa ra chủ trương đấu tranh mới?

Hoàn cảnh:

- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản thêm gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao.

- Một số nước đi vào con đường phát xít hoá: dùng bạo lực để đàn áp phong trào đấu tranh trong nước và ráo riết chạy đua vũ trang phát động chiến tranh thế giới mới. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, Ý, Nhật, chúng liên kết với nhau lập ra phe “Trục”, tuyên bố chống Quốc tế Cộng sản và phát động chiến tranh chia lại thế giới. Nguy cơ phát xít và chiến tranh thế giới đe doạ nghiêm trọng nền hoà bình và an ninh quốc tế.

- Đại hội VII Quốc tế Cộng sản họp tại Matxcơva (7-1935) xác định:

+ Kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít.

+ Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chính quyền mà là chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hoà bình và cải thiện đời sống.

+ Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, vấn đề lập Mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt.

Tình hình trong nước:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương ra sức vơ vét, bóc lột và khủng bố phong trào đấu tranh của nhân dân làm cho bầu không khí chính trị trở nên ngột ngạt, yêu cầu có những cải cách dân chủ.

Ra đời của chủ chương

     Trước những biến chuyển của tình hình  trong nước và thế giới, đặc biệt dưới ánh sáng của chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản, trong những năm 1936 – 1939, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã họp hội nghị  lần thứ hai (7/1936), lần thứ 3 (3/1937), lần thứ 4 (9/1937) và lần thứ 5 (3/1938)… đề ra những chủ trương mới về chính trị, tổ chức và hình thức đấu tranh mới phù hợp với tình hình cách mạng nước ta.

Ban  chấp  hành Trung  ương  xác  định  cách mạng Đông Dương  vẫn  là  “cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa - lập chính quyền của công nông bằng hình thức xô viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Song. Xét rằng, cuộc vận động quần chúng hiện thời cả về chính trị và tổ chức chưa tới trình độ trực  tiếp đánh đổ đế quốc Pháp,  lập chính quyền công nông, giải quyết vấn đề điền địa. Trong khi đó, yêu cầu cấp bách trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đảng phải nắm lấy những yêu cầu này để phát động quần chúng đấu tranh, tạo tiền đề đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn sau này.

 Về kẻ thù của cách mạng: bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.

Về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động  thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. 

Để  thực  hiện  những  nhiệm  vụ  trên, Ban  chấp  hành Trung  ương  quyết  định thành lập mặt trận nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể  chính  trị,  xã  hội  và  tín  ngưỡng  tôn  giáo  khác  nhau,  với  nòng  cốt  là  liên minh công  nông. Để phù  hợp  với  yêu  cầu  tập  hợp  lực  lượng  cách mạng  trong  tình  hình mới, Mặt  trận  nhân  dân  phản  đế  đã  được  đổi  tên  thành  mặt  trận  dân  chủ  Đông Dương.

Về đoàn kết quốc tế: Để tập trung, cô lập và chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng ở Đông Dương, đòi các quyền tự do, dân chủ,  dân  sinh  thì  không  những  phải  đoàn  kết  chặt  chẽ  với  giai  cấp  công  nhân  và Đảng  cộng  sản Pháp  “ủng  hộ Mặt  trận  nhân  dân Pháp”, mà  còn  đề  ra  khẩu  hiệu “ủng hộ chính phủ mặt trận nhân dân Pháp” để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là bọn phát xít ở Pháp và bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương.

Về hình thức tổ chức và phản biện đấu tranh: Phải chuyển hình thức tổ chức bó mật không hợp pháp sang các hình  thức  tổ chức và đấu  tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm làm cho Đảng mở rộng sự quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đao quần chúng đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp. Trong khi tranh thủ mở rộng các hình thức tổ chức đấu tranh công khai hợp pháp thì tránh sa vào chủ nghĩa công khai, mà phải giữ vững nguyên tắc củng cố và tăng cường tổ chức và hoạt động bí mật của Đảng, giữ vững mối quan hệ giữa bí mật và công khai, hợp pháp và không hợp pháp và phải bảo đảm sự  lãnh đạo  của  tổ  chức  đảng  bí mật  đối  với  những  tổ  chức  và  hoạt  động  công  khai,  hợp pháp.

Tóm  lại,  trong  những  năm  1936  –  1939,  chủ  trương mới  của Đảng  đã  giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, các mối quan hệ giữa  liên minh công – nông và mặt  trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách mạng Đông Dương và phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế giới; đề ra  các hình thức tổ  chức  và  đấu  tranh  linh  hoạt,  thích  hợp  nhằm  hướng  dẫn  quần  chúng  đấu  tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh cao hơn vì độc lập và tự do.

Câu 2: Tại sao ở nước ta hiện nay CNH gắn với HDH và CNH, HDH lại gắn với phát triển kinh tế tri thức. Theo Anh (chị) cần làm gì để phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay.

Bối cảnh thế giới: Cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 vào thế kỉ 17,18 tại các nước tay Âu và Bắc Mĩ và hiện tại thế giới đang trong cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 cuộc cách mạng về khoa học kĩ thuật với sự phát triển của máy tính điện tử, công nghiệp xanh, vật liệu mới…

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: theo tinh thần của hội nghị TƯ VII khóa 7,CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinhdoanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sangsử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khao học-công nghệ,tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Hiện đại hóa là quá trình sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại phù hợp với côngnghệ của thế giới để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Nguyên nhân phải tiến hành công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa:

+ Đặc điểm của nước ta là nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển, lại bịchiến tranh phá hoại nặng nề, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trước đây dẫn đến nền kinh tế bị tụt hậu so với thế giới, điều đó đòi hỏi nước ta phải tiến hành công nghiệp hóa.

trong thời đại ngày nay, Đại hội X nhận định: “khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá  trình phát  triển  lực  lượng  sản  xuất”. Cuộc  cách mạng khoa  học –  công nghệ hiện đại tác động sâu rộng tới mọi  lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó,   60xu  thế hội nhập và tác động của quá trình  toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với đất nước. Trong bối cảnh đó, nước ta cần phải và có thể tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp công nghiệp hóa với hiện đại hóa.

Nước  ta  thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi  trên  thế giới kinh  tế  tri thức đã phát  triển. Chúng  ta có  thể và cần  thiết không  trải qua các bước  tuần  tự  từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức. Đó là lợi  thế của các nước đi sau, không phải nóng vội, duy ý chí. Vì vậy, Đại hội X chỉ rõ: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát  triển kinh  tế  tri  thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Y kien

Một là, sớm xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế tri thức, coi đây là khâu đột phá để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, coi việc tập trung nguồn lực cho phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là ở bậc đại học và dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, những nhà khoa học, công nghệ đầu đàn, những doanh nhân tầm cỡ và lao động lành nghề. Đồng thời, phải trí thức hóa giai cấp công nhân, nông dân lao động, nâng cao dân trí trong toàn xã hội. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị cho nghiên cứu khoa học phải được triển khai cùng với những chủ trương, chính sách khác để tập trung vào một số lĩnh vực có chọn lọc mà chúng ta thường nói là “đi tắt đón đầu”.

 Hai là, cần đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức toàn dân về thời cơ và thách thức đối với dân tộc ta khi nhân loại đang có một bước chuyển quan trọng, quyết định từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh trí tuệ - tương ứng với thời kỳ quá độ lên CNXH, để bắt nhịp với nền kinh tế tri thức đang hình thành trên thế giới, đây cũng là cơ hội để thực hiện đường lối mà Đảng ta đã vạch ra là "đi tắt, đón đầu" trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Ba là, cần coi trọng phát triển khoa học - công nghệ trên cơ sở dẫn dắt và hỗ trợ của doanh nghiệp, được khuyến khích bởi động lực cạnh tranh thị trường bình đẳng và lành mạnh. Chú trọng phát triển thị trường công nghệ coi đây là môi trường kích thích quang trọng của nền khoa học công nghệ quốc gia. Điều quan trọng để tạo lợi thế cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức là phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, cùng với việc tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới hệ thống hành chính. Cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức thực sự là cuộc cạnh tranh gay gắt về giáo dục - đào tạo và khoa học – công nghệ. Vì thế, nhà nước cần tạo môi trường pháp lý để các pháp nhân hoạt động trên thị trường khoa học – công nghệ được cạnh tranh bình đẳng.

Bốn là, cần đầu tư cao vào những ngành mũi nhọn của quốc gia như: công nghệ thông tin, nhất là công nghệ phần mềm; công nghệ số hoá, công nghệ năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học...

5la phải đổi mới cơ chế và chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới, phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế chính sách phải thực sự khuyến khích và buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, và phải thúc đẩy sự ra đời nhanh chóng các doanh nghiệp mới, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mới, công nghệ mới. Phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro