DLTK 7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề 7

Câu 1:Phân tích chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" của ban Thường vụ TW Đảng (12-3-1945).Ý nghĩa của chỉ thị trên đối với CM tháng 8.

Vào cuối năm 1944 đầu năm 1945, chiến  tranh  thế giới  thứ  II bước vào giai đoạn kết thúc, Hồng quân Liên Xô quét sạch phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ của mình và tiến như vũ bão về phía Berlin. Phát xít Nhật lâm vào tình trạng nguy khốn. Mâu thuẫn Nhật – Pháp ngày càng gay gắt. Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương. Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng quân Nhật.

   Ngay đêm ngày 9/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

   Chỉ  thị nhận định: Cuộc đảo chính của Nhật  lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi. Tuy vậy, hiện đang có những cơ hội tốt làm cho những điều kiện tổng khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi.

   Chỉ thị xác định: Sau cuộc đảo chính, phát xít Nhật là kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể  trước  mắt  duy  nhất  của  nhân  dân  Đông  Dương.  Vì  vậy  phải  thay  khẩu  hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.

  Chỉ  thị chủ  trương: Phát động một cao  trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và  đấu  tranh  lúc  này  phải  thay  đổi  cho  thích  hợp  với  thời  kỳ  tiền  khởi  nghĩa  như tuyên  truyền xung phong, biểu tình tuần hành, bãi công chính trị, biểu tình phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói, đẩy mạnh xây dựng các đội tự vệ cứu quốc…

    Chỉ  thị  nêu  rõ  phương  châm  đấu  tranh  lúc  này  là  phát  động  chiến  tranh  du kích, giải phóng vùng, mở rộng căn cứ địa.

   Chỉ  thị dự kiến  những điều kiện  thuận  lợi để  thực hiện  tổng khởi nghĩa như khi  quân Đồng minh kéo  vào Đông Dương đánh Nhật, quân Nhật kéo  ra mặt  trận ngăn cản quân Đồng minh để phía sau sơ hở. Cũng có  thể  là cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật được thành  lập, hoặc Nhật bị mất nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh Nhật mất tinh thần.

Ý nghĩa với CmT8: + Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã kịp thời chỉ đạo CMVN trước những diễn biến của tình hình mới, chỉ thị có tác dụng thúc đẩy phong trào kháng Nhật cứu nước, tương ứng với thời kì tiền khởi nghĩa.

+ Sau khi chỉ thị ra đời, phong trào đấu tranh đã dâng lên mạnh mẽ trên phạm vi khắp cả nước với nhiều hình thức đấu tranh khác nhau từ mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi thị, ... đặc biệt là phong trào phá kho thóc của Nhật. Phong trào này đáp ứng nguyện vọng bức thiết của nhân dân ta, đồng thời cũng là dịp để biểu dương lực lượng và phát động tinh thần đấu tranh.

- Bản chỉ thị ngày 12/3/1945 có giá trị như 1 chương trình hành động, 1 lời hiệu triệu, 1 ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta tiến hành cao trào kháng Nhật cứu nước, tạo điều kiện cho sự sáng tạo của các địa phương trên cơ sở đường lối chung của Đảng.

Câu 2:Phân tích nội dung chủ trương xây dựng hệ thống Chính Trị thời kì trước đổi mới (1975-1989) của Đảng.Theo anh chị thành công lớn nhất của quá trình thực hiện chủ trương đó là gì? Tại sao?

Trong giai đoạn này việc xây dựng hệ thống chính  trị được quan niệm  là xây dựng chế độ  làm chủ  tập  thể xã hội chủ nghĩa. Tức  là xây dựng một hệ  thống hoàn chỉnh  các quan hệ  xã hội  thể  hiện  ngày  càng đầy đủ  sự  làm  chủ  của nhân dân  lao động trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên,  làm chủ bản  thân. Do đó, chủ  trương xây dựng hệ  thống chính  trị gồm

những nội dung sau đây:

-  Xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng dựa trên nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, được thực hiện  chủ  yếu  bằng  kế  hoạch Nhà  nước  đồng  thời  thực  hiện  bằng  hoạt động của các đoàn thể quần chúng.

-  Xác  định Nhà  nước  trong  chế  độ  làm  chủ  tập  thể  là Nhà  nước  chuyên chính vô sản, một  tổ chức  thực hiện quyền  làm chủ  tập  thể của giai cấp công  nhân và  nhân dân  lao động. Một  tổ chức  thông qua đó Đảng  thực hiện sự  lãnh đạo của mình đối với tiến trình phát triển của xã hội. Muốn thế nhà nước phải đủ năng  lực  tiến hành 3 cuộc cách mạng: cách mạng xây  dựng  chế  độ mới,  nền  kinh  tế mới,  nền  văn  hóa mới  và  con  người mới.

-  Xác  định Đảng  là  người  lãnh  đạo  toàn  bộ  hoạt  động  xã  hội  trong  điều kiện chuyên chính vô sản. Sự lãnh đạo của Đảng là bảo đảm cao nhất cho chế  độ  làm  chủ  tập  thể  của  nhân  dân  lao  động,  cho  sự  tồn  tại  và  hoạt động của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

-  Xác định nhiệm vụ chung của các đoàn  thể  là bảo đảm cho quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của Nhà nước, đồng thời là trường học về chủ  nghĩa xã  hội. Vai  trò và  sức mạnh  của  các đoàn  thể  chính  là ở khả năng tập hợp quần chúng, hiểu rõ tâm tư và nguyện vọng của quần chúng, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho quần chúng. Muốn vậy, các đoàn thể phải đổi mới. Hoạt động của các đoàn  thể phải năng động, nhạy bén   87với  những  vấn  đề mới  nảy  sinh  trong  cuộc  sống,  khắc  phục  bệnh  quan liêu, giản đơn và khô cứng trong tổ chức và trong sinh hoạt. Mở rộng các hình  thức  tổ chức  theo nghề nghiệp,  theo nhu cầu đời sống và sinh hoạt văn hóa để thu hút đông đảo quần chúng vào các hoạt động xã hội, chính trị.

-  Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý.

Y nghia: Hệ  thống chính  trị giai đoạn 1975 – 1986 được xây dựng  theo đường  lối của các Đại  hội  IV  và V đã mang  lại  những  thành  tựu  nhưng  cũng đầy khó  khăn,  thử thách. Trong giai đoạn này, Đảng đã coi làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa là bản chất của hệ thống chính trị, đã xây dựng mối quan hệ Đảng  lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong hoạt động của hệ thống chính trị ở tất cả

các cấp, các địa phương

  Đã khắc phục được khá nhiều cách hiểu,  cách  làm chuyên chính cực  tả, cực đoan đã từng diễn ra trong những năm trước đây.

Nhược điểm: Mối quan hệ giữa Đảng, nhà nước và nhân dân từng cấp, từng đơn vị chưa dược xác định thật rõ, mỗi bộ phận, tổ chức trong hệ thống chuyên chính vô sản chưa làm tôt chức năng của mình. Chế độ trách nhiệm ko nghiêm, pháp chế xã hội chủ nghĩa còn nhiều thiếu sót

Bộ máy nhà nước cồng kềnh kém hiệu quả mà cơ chê quản lí còn quan lieu bao cấp là nguyên nhân. Không ít cơ quan không tôn trọng ý kiến của người dân, không làm công tác vận động quần chúng, chỉ quen dung biện phâp mệnh lệnh hành chính

Đảng chưa phát huy tốt vai trò và chức năg của các đoàn thẻ trong việc vận động nhân dân tham gia quản lý kinh tế xã hội

Hệ thống chuyên chính vô sản còn có biểu hiện bào thủ,trì trệ chậm đổi mới so với đột phá trong cơ chế kinh tế. Do đó cản trở quá trình đổi mới kinh tế

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro