DLTK 8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề 8:

Câu1: Phân tích nội dung Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Đảng ngày 25.11.1945. Tại sao trong chỉ thị đó, Đảng ta lại xác định " Xây dựng và bảo vệ chính quyền" là nhiệm vụ quan trọng nhất.

a.  Hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám:

Sau  ngày Cách mạng  tháng Tám  thành  công,  nước Việt Nam Dân  chủ  cộng hòa ra đời, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng  trước bối cảnh vừa có thuận lợi cơ bản vừa gặp phải nhiều khó khăn to lớn, hiểm nghèo.

Thuận lợi cơ bản:

-  Trên  thế giới: hệ  thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu được hình  thành.  Phong  trào  cách mạng  giải  phóng  dân  tộc  có  điều  kiện phát  triển,  trở  thành  1 dòng  thác  cách mạng. Phong  trào dân  chủ  và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ. 

-  Ở  trong nước: chính quyền dân  chủ  nhân dân được  thành  lập,  có hệ thống  từ  trung ương  đến  cơ  sở. Nhân  dân  lao  động  đã  làm  chủ  vận mệnh  của đất  nước. Lực  lượng  vũ  trang  nhân dân được  tăng  cường. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Khó khăn nghiêm trọng:

-  Hậu quả do chế độ cũ để  lại rất nặng nề như: nạn đói, nạn dốt, ngân quỹ quốc  gia  trống  rỗng. Kinh  nghiệm quản  lý đất  nước  của  cán bộ các cấp non yếu.

-  Nền độc  lập  của  nước  ta  chưa được quốc gia  nào  trên  thế  giới  công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.

-  Với danh nghĩa quân Đồng minh đến tước khí giới của phát xít Nhật, quân đội các nước đế quốc ồ ạt vào chiếm đóng Việt Nam và khuyến khích bọn Việt gian chống phá chính quyền cách mạng nhằm xóa bỏ nền độc lập và chia cắt nước ta. Nghiêm trọng nhất là quân Anh, Pháp đã đồng  lõa với nhau nổ súng đánh chiếm Sài Gòn nhằm  tách Nan Bộ ra khỏi Việt Nam.

-  “Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” là những hiểm họa đối với chế độ mới, vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc’.

b.  Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Đảng:

Trước tình hình mới, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt phân  tích  tình  thế, dự đoán chiều hướng phát  triển của các  trào  lưu cách mạng  trên thế giới và sức mạnh mới của dân tộc để vạch ra chủ trương và giải pháp đấu tranh   36nhằm  giữ  vững  chủ  quyền,  bảo  vệ  nền  độc  lập  tự  do  vừa  giành  đươc,  Ngày 25/11/1945, Ban  chấp  hành  Trung  ương Đảng  ra Chỉ  thị Kháng  chiến  kiến  quốc, vạch  con đường đi  lên  cho  cách mạng Việt Nam  trong  giai đoạn mới. Chủ  trương kháng chiến kiến quốc của Đảng là:

-  Về  chỉ  đạo  chiến  lược:  Đảng  xác  định  mục  tiêu  phải  nêu  cao  của  cách mạng Việt Nam  lúc này  vẫn  là dân  tộc giải phóng. Khẩu  hiệu  lúc  này  là “Dân tộc trên hết. Tổ quốc trên hết” nhưng không phải giành độc lập mà là giữ vững độc lập.

-  Về xác định kẻ thù: Đảng phân tích âm mưu của các nước đế quốc đối với Đông Dương và chỉ rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”. Vì vậy, phải “lập mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”; mở rộng mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất mặt trận Việt – Miên – Lào .v.v…

-  Về  phương  hướng,  nhiệm  vụ: Đảng  nêu  lên  4  nhiệm  vụ  chủ  yếu  và  cấp bách cần khẩn trương thực hiện  là: “củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”. Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “Hoa - Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp.

   Chỉ  thị về kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan  trọng. Chỉ  thị xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam  là thực dân Pháp xâm  lược. Đảng chỉ ra kịp thời những vấn đề cơ bản về chiến  lược và sách  lược cách mạng, nhất là nêu rõ 2 nhiệm vụ chiến  lược mới của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám là xây dựng đất nước đi đôi với bảovệ đất nước. Đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

   Những nội dung của chủ  trương kháng chiến kiến quốc được Đảng  tập  trung chỉ đạo thực hiện trên thực tế với tinh thần kiên quyết, khẩn trương,  linh hoạt, sáng tạo, trước hết là trong giai đoạn từ tháng 9/1945 đến cuối năm 1946.

Câu2: Nói " Phát triển kinh tế thị trường ở VN là tất yếu khách quan" , vì sao? Theo anh, chị thì đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế thị trưởng đinh hướng XHCN ở ViệtNam là gì?

Một là, kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.

    Lịch sử phát triển sản xuất xã hội cho thấy sự sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường. Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các yếu tố thị trường như cung, cầu, giá cả có tác động điều tiết quá trình sản xuất hàng hóa, phân bổ các nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiên nhiên như vốn,  tư  liệu  sản  xuất,  sức  lao động… phục vụ  cho  sản  xuất và  lưu  thông. Thị trường giữ vai trò là một công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế. Trong một nền kinh tế khi các nguồn  lực kinh  tế được phân bổ bằng nguyên  tắc  thị  trường  thì người  ta gọi đó là kinh tế thị trường.

   Kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong chủ nghĩa  tư bản. Kinh  tế thị trường và kinh tế hàng hóa đều dựa  trên cơ sở phân công  lao động xã hội và các hình  thức sở hữu khác nhau về  tư  liệu  sản xuất  làm  cho  những người  sản  xuất vừa độc  lập vừa phụ thuộc vào  nhau. Trao đổi mua bán  hàng  hóa  là phương  thức giải quyết mâu  thuẫn trên. Tuy nhiên, kinh  tế hàng hóa và kinh  tế thị trường có sự khác nhau về trình độ phát  triển. Kinh  tế hàng hóa ra đời  từ kinh  tế  tự nhiên, đối  lập với kinh  tế  tự nhiên nhưng còn ở trình độ thấp, chủ yếu là sản xuất hàng hóa tư nhân, quy mô nhỏ bé, kỹ thuật thủ công, năng suất thấp. Còn kinh tế thị trường  là kinh tế hàng hóa phát triển cao. Kinh tế thị trường  lấy khoa học, công nghệ hiện đại  làm cơ sở và nền sản xuất xã hội hóa cao.

   Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài nhưng cho đến nay nó mới biểu hiện  rõ  rệt  nhất  trong  chủ  nghĩa  tư  bản. Nếu  trước  chủ  nghĩa  tư    bản,  kinh  tế  thị trường còn ở thời kỳ manh nha, trình độ thấp thì trong chủ nghĩa tư bản nó đạt đến trình  độ  cao  đến mức chi  phối  toàn  bộ  cuộc  sống  của  con  người  trong  xã  hội  đó. Điều đó khiến người ta nghĩ rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản không sản sinh ra kinh tế hàng hóa, do đó kinh tế thị trường với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà  là thành tựu phát triển chung của nhân  loại. Chỉ có thể chế kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hay cách thức sử dụng kinh tế thị trường theo lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bản mới là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.

  Hai là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

Kinh tế thị trường xét dưới góc độ “một kiểu tổ chức kinh tế” là phương thức tổ chức, vận hành nền kinh tế,  là phương diện điều tiết mối quan hệ giữa người với người. Kinh  tế  thị  trường chỉ đối  lập với kinh  tế  tự nhiên,  tự cấp,  tự  túc chứ không đối  lập  với  các  chế độ xã hội khác. Bản  thân kinh  tế  thị  trường không phải  là đặc trưng bản chất cho chế độ kinh  tế cơ bản  của xã hội. Kinh  tế  thị  trường  tồn  tại và phát  triển ở nhiều phương  thức  sản  xuất khác  nhau. Kinh  tế  thị  trường  vừa  có  thể liên  hệ với  chế độ  tư hữu  vừa  có  thể  liên  hệ  với  chế độ  công  hữu  và phục  vụ  cho  chúng. Vì  vậy,  kinh  tế  thị  trường  không  đối  lập  với  chủ  nghĩa  xã  hội,  nó  tồn  tại khách quan trong  thời kỳ quá độ  lên chủ nghĩa xã hội và cả trong chủ nghĩa xã hội. Xây dựng và phát triển kinh  tế thị trường không phải  là phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc đi  theo con đường  tư bản chủ nghĩa và  tất nhiên, xây dựng kinh  tế xã hội chủ nghĩa cũng không dẫn đến phủ định kinh tế thị trường.

    Đại hội VII của Đảng (6/1991)  trong khi khẳng định chủ  trương  tiếp  tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh  tế  vừa  cạnh  tranh  vừa  hợp  tác, bổ  sung  cho  nhau  trong  nền kinh  tế quốc dân thống nhất, đã đưa ra kết luận quan trọng rằng sản xuất hàng hóa không đối  lập với chủ  nghĩa  xã  hội,  nó  tồn  tại  khách  quan  và  cần  thiết  cho  kinh  tế  hàng  hóa  nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta  là “cơ chế thị trường có sự quản  lý  của nhà  nước” bằng pháp  luật, kế hoạch,  chính  sách và  các  công  cụ khác. Trong  cơ  chế kinh  tế đó,  các đơn vị kinh  tế  có quyền  tự  chủ  sản xuất kinh doanh, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện, thị trường có  vai  trò  trực  tiếp  hướng  dẫn  các  đơn  vị  kinh  tế  lựa  chọn  lĩnh  vực  hoạt  động  và phương án  tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nhà nước quản  lý nền kinh  tế

để định  hướng dẫn dắt các thành phần kinh tế, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.

   Tiếp tục đường lối trên, Đại hội VIII (6/1996) đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  Ba là, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta:

  Kinh  tế  thị  trường không đối  lập với chủ nghĩa xã hội, nó còn  tồn  tại khách quan trong thời kỳ quá độ  lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 

   Kinh  tế  thị  trường  là  thành  tựu của văn minh nhân  loại, bản  thân kinh  tế  thị trường không có thuộc tính xã hội, vì vậy, kinh tế thị trường có thể được sử dụng ở các chế độ xã hội khác nhau. Ở bất kỳ xã hội nào, khi lấy thị trường làm phương tiện có tính cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế thì kinh tế thị trường cũng có những đặc điểm chủ yếu sau:

-  Các  chủ  thể  kinh  tế  có  tính  độc  lập,  có  quyền  tự  chủ  trong  sản  xuất, kinh doanh, lỗ - lãi tự chịu.

-  Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo.

-  Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành  theo quy  luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.

-  Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Với những đặc điểm  trên, kinh  tế  thị  trường có vai  trò rất  to  lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội.   73

  Trước đổi mới, do chưa  thừa nhận  trong  thời kỳ quá độ  lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường nên chúng ta đã xem kế hoạch là đặc  trưng quan  trọng nhất của kinh  tế xã hội chủ nghĩa, đã  thực hiện phân bổ mọi nguồn  lực theo kế hoạch  là chủ yếu còn thị trường chỉ được coi  là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch do đó không cần  thiết sử dụng kinh  tế  thị  trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

  Vào thời kỳ đổi mới, chúng ta ngày càng nhận rõ kinh tế thị trường, nếu biết vận dụng đúng  thì  có  vai  trò  rất  lớn đối  với  sự phát  triển kinh  tế  -  xã  hội. Có  thể dùng cơ chế thị trường làm cơ sở phân bổ các nguồn lực kinh tế, dùng tín hiệu giá cả để điều tiết chủng loại và số lượng hàng hóa, điều hòa quan hệ cung cầu, điều tiết tỷ lệ sản xuất  thông qua cơ chế cạnh  tranh,  thúc đẩy cái  tiến bộ, đào  thải cải  lạc hậu, yếu kém.

  Thực tế cho thấy, chủ nghĩa tư bản không sinh ra kinh tế thị trường nhưng đã biết kế thừa và khai thác có hiệu quả các lợi thế của kinh tế thị trường để phát triển. Thực  tiễn đổi mới ở nước  ta cũng đã minh chứng sự cần  thiết và hiệu quả của việc sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro