Văn án

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tên truyện: Khác biệt giống loài làm sao yêu đương! (物种不同怎么谈恋爱!)

Tác giả: Thất Thốn Thang Bao (七寸汤包)

Dịch: Augusttt138

--------------------

Văn án

Trung học Sơn Hải số 1 - ngôi trường nổi tiếng lâu đời của yêu giới, thuở ban đầu thành lập, chia làm hai viện Tây Sơn và Nam Sơn.

Học viện Tây Sơn "trồng" một đống "hoa thơm cỏ lạ", học viện Nam Sơn "nuôi" một đám "động vật quý hiếm".

Hai viện chỉ cách nhau bởi một bức tường, nhưng lại phân biệt rõ ràng, nước sông không phạm nước giếng.

Học sinh gọi đùa: Khác biệt giống loài, làm sao yêu đương.

Mãi cho đến một ngày nào đó, bức tường bị hiệu trưởng đánh một quyền mở thông, sáp nhập hai viện.

-

Tuân thủ theo nguyên tắc "Cộng sinh hài hòa", Hề Trì - độc đinh của bộ tộc Nhược Mộc* vừa mới hoàn thành bài diễn văn thay mặt cho Học viện Tây Sơn ở lễ khai giảng xong, khoảnh khắc bước xuống bục, cơ thể cậu đột nhiên lung lay, vừa đau vừa lạnh, cậu vô thức tóm lấy tay áo của người trước mặt - chủ tịch hội học sinh Học viện Nam Sơn...... Giang Lê.

Giang Lê đang đi về phía trước, ngay sau đó, trong lồng ngực bỗng dưng nhiều thêm một người.

Giang Lê:......

Học sinh hai viện: ???

#Cậu bí thư trưởng ở viện Tây hình như xảy ra chuyện gì đó với Lê ca!#

#Truyền xuống dưới, Hề Trì và Lê ca có chuyện gì đó#

#Truyền xuống dưới, Hề Trì và Lê ca từng có một đoạn tình cảm#

-

Giang Lê bị bắt ôm người đến phòng y tế.

Phòng y tế cho ra kết quả chuẩn đoán chỉ trong vài giây -- hiện tượng hồi tổ[1], một vài tập tính nào đó sẽ gần giống với tổ tiên.

[1] Hay được gọi là "atavism"(tạm dịch là hiện tượng hồi tổ hay thuyết lại giống) xuất phát từ tiếng Latin "atavus" có nghĩa là tổ tiên. Trong sinh học, atavism là sự sửa đổi cấu trúc sinh học, theo đó một đặc điểm di truyền của tổ tiên xuất hiện trở lại sau khi đã bị mất đi do thay đổi tiến hóa ở các thế hệ trước.

Giáo viên: "Thời kì thượng cổ, linh khí dồi dào, Nhược Mộc hấp thụ tinh hoa nhật nguyệt củng cố thần nguyên, hiện nay linh khí thưa thớt, đương nhiên là không chịu nổi."

Hề Trì im lặng thật lâu: "... Không trị được ạ?"

"Có thể." Nói rồi, giáo viên chỉ vào Giang Lê, "Đó, thuốc của em."

Giang Lê, Kim Ô**, con trai của Đế Tuấn và Thường Hi, cũng chính là...... con trai của Thần Nhật Nguyệt.

Tinh hoa nhật nguyệt, sinh ra với thần hồn.

Hề Trì: "......"

-

Lại sau nữa, vào ngày kỷ niệm thành lập trường trung học số 1 nào đó, tề tụ học sinh tốt nghiệp xuất sắc, anh hai của Giang Lê bất ngờ có mặt ở trong hàng.

Lúc này Hề Trì mới nhớ tới một việc - nhà họ Giang đâu chỉ có một con Kim Ô, thuốc của cậu còn là...... một chuỗi thương hiệu cơ đấy.

Nhìn chằm chằm viên thuốc trên bục hồi lâu, Hề Trì: "Hỏi cậu chút chuyện."

Giang Lê không đáp.

Hề Trì: "Anh của cậu......"

Giang Lê nở nụ cười, khẽ nhéo mặt cậu, kéo ánh mắt của người nào đó quay trở về, giọng điệu nguy hiểm: "Nghĩ kỹ rồi hẵng hỏi."

Hề Trì: "......"

-

Tag nội dung: Linh dị thần quái, tình hữu độc chung, ông trời tác hợp, điềm văn, vườn trường, thoải mái.

Nhân vật chính: Hề Trì, Giang Lê.

Giới thiệu vắn tắt bằng một câu: Em có bệnh anh có thuốc.

Lập ý: Ý nghĩa của việc gặp gỡ nằm ở chỗ họ chiếu sáng lẫn nhau.

-

(*) Nhược mộc 若木: Ở Nam Hải, giữa sông Hắc Thủy và Thanh Thủy, có một loài cây gọi là Nhược Mộc, sông Nhược Thủy cũng bắt nguồn từ đây - trích Sơn Hải kinh.
Nhược Mộc là một trong tứ đại thần thụ được ghi chép trong Sơn Hải kinh, sinh trưởng ở phía Tây nơi mặt trời lặn.

(**) Kim Ô hay còn gọi là Tam Túc Ô 三足乌 (Quạ ba chân): thường được mô tả có hình dạng là một con quạ đen ba chân, nhưng thực chất nó thường có màu đỏ thay vì đen, toàn thân phát ra ánh sáng kim quang, giúp dẫn đường cho người bị lạc trong hang tối, rừng sâu, núi thẳm. Có đôi mắt đỏ, sáng rực như ánh sáng mặt trời, đôi mắt ấy có thể chiếu sáng khi trời chạng vạng tối, lại có thể nhìn thấu được lẽ đúng sai phải trái cát sự trước mắt, đôi mắt này còn được gọi là Thông tuệ nhãn, là biểu tượng của Nhật Thiên Tử Thái Dương đế quân.

Sự mô tả và thần thoại phổ biến nhất của một Tam Túc Ô là câu chuyện về một con quạ mặt trời có tên Dương Ô. Theo dân gian, ban đầu có mười con quạ mặt trời, kéo đi mười mặt trời riêng biệt. Chúng đậu trên một cành cây dâu tằm đỏ gọi là Phù Tang, ở phía Đông dưới chân thung lũng Mặt Trời. Theo Sơn hải kinh, quạ mặt trời thích ăn hai loại cỏ bất tử thần thoại, một gọi là Địa nhật, hay "mặt trời dưới đất", và loại kia là Xuân sinh, hay "sinh nở vào mùa xuân".

--------------------

Lại đào hố và không biết bao giờ mới lấp =))

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro