Độ nhân là giảng Pháp, không làm biểu diễn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chuyển Pháp Luân, quyển II

Độ nhân [là] giảng Pháp, không làm biểu diễn

Giảng cho hoà thượng là người thường tu hành, nhất là bàn Chân Pháp với hoà thượng chưa khai ngộ thì vô dụng; họ không biết gì cả. Mà loại hoà thượng đã khai ngộ là không có ở thế gian; họ đều tự vào núi sâu rừng già rồi. Họ đều biết tôi, chỉ có người thường không biết. Rất nhiều cao nhân đều biết tôi. Thỉnh thoảng họ bí mật đến, nhìn tôi một chút rồi đi. Cũng có người tới nói với tôi vài câu. Chư vị chớ thấy họ ở núi sâu rừng già tu luyện cả mấy trăm năm, trên nghìn năm; họ tu vậy mà không hề cao. Vì con đường họ theo là rất gian khổ, họ không phải tu luyện trong Đại Đạo, mà là tu luyện trong tiểu Đạo, do vậy, họ tu qua thời gian rất lâu cũng không đắc chính quả. Nhưng họ không nhập thế gian, công năng không bị khoá, họ là thần thông đại hiển. [Còn] tu luyện tại thế gian, thông thường rất nhiều đại công năng đều bị khoá. [Nếu] không khoá, hễ động niệm, thì cả toà nhà lớn hoán chuyển vị trí; vậy không được. Phá hoại trạng thái của người thường là tuyệt đối không được phép. Do đó, người ta cho rằng họ luyện đến cao rồi. Người thường chính là thấy ai có thể dùng được bản sự thì người đó cao. Những khí công sư kia biểu diễn ra đều là những tiểu năng tiểu thuật, nhỏ đến mức đáng thương, không là gì cả. Người thường lại cho đó là cao lắm rồi.

Tôi truyền Pháp không làm bất kể biểu diễn gì là có ý: Mục đích tôi bước ra là giảng thật rõ ràng ra. Nếu vừa biểu diễn, vừa truyền Pháp, thì đó chính là truyền tà pháp. Như thế, người ta đến học không phải vì Pháp, mà là đến để học kỹ thuật của chư vị. Phật Thích Ca Mâu Ni đương thời cũng không làm thế. Trị bệnh thì khả dĩ, dù sao đi nữa chư vị không thấy được, chỉ họ cảm thấy khỏi thôi. Còn trị thế nào, tin hay không, là do chư vị. Bệnh nhân khỏi rồi, thì tin hay không, còn đau nhức [ở đâu] không, thì người thứ ba không biết. Ở đây vẫn có tồn tại ngộ tính; trị bệnh là khả dĩ. Đương thời, Jesus, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng làm thế. Chỉ Lão Tử không có làm; Lão Tử biết nhân gian quá hiểm ác. [Nên] vội vội vàng vàng viết cuốn «Ngũ Thiên Ngôn», rồi xuất quan [ải] và về tây rồi.

Xã hội nhân loại là phức tạp phi thường; [thử] nhìn người trên mặt đất này, không chắc là họ từ không gian nào đến nữa. Thần ở không gian đó còn muốn quản họ nữa. Chính là họ ngộ hay không, họ ngộ thì có thể quay trở về. Nhưng Thần cũng biết cá nhân đó không đạt nữa rồi, Thần cũng chịu không quản được; nhưng vị Thần ấy lại không nguyện ý dứt bỏ họ. Đương thời khi Jesus bước ra độ nhân, họ cho rằng ấy là can nhiễu đến việc của họ. 'Người này là của tôi, người này nên được độ đưa về chỗ tôi, Ông sao lại đến quản tới chỗ chúng tôi?' Họ không chịu. Chính vì cái tâm ấy, trên thực tế mà giảng vậy là không đúng. Nhưng Jesus không quan tâm chư vị là của Ông hay của ai, độ nhân là mục đích mà Ông đến đây, Ông thấy chúng sinh khổ, nên Ông cứu độ, muốn đưa người ta lên. Nhưng Jesus chính là ảnh hưởng đến chư Thần của rất nhiều các không gian. Cuối cùng mâu thuẫn dồn tích thành rất lớn rồi, đều phản ánh ra xã hội người thường, giống như mâu thuẫn trong xã hội người thường, đều dồn tích vào Jesus. Tự thân Jesus không giải thoát được, chỉ có thể chịu chết, đóng đinh trên giá thập tự, giải hết oán giữa họ. Vứt bỏ nhục thân của người thường rồi, chính là không thể lại có thể tìm Ông để kết oán nữa, vô số rắc rồi ấy là giải xong. Do đó nói rằng Jesus vì chúng sinh mà chịu nạn, là có ý đó.

Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp thì truyền được cũng rất vất vả, Ông luôn đấu tranh với bảy loại tôn giáo ở Ấn Độ. Đương thời, Bà La Môn Giáo nguyên ban đầu rất mạnh. Cuối cùng Phật Thích Ca Mâ Ni cũng chưa đạt được mục đích mà Ông thật sự muốn đạt, mà đã rời đi.

Lão Tử viết xong cuốn «Ngũ Thiên Ngôn» rồi rời đi; để người sau làm. Nhưng đó cũng là nên làm như thế, đó cũng là Thiên Ý. Vì Đạo gia không cho phép thành lập tôn giáo; Đạo gia thành lập tôn giáo là một sai lầm. Vì Đạo sỹ giảng tu đơn độc, tu Chân, thanh tu; thế nên, đồ đệ của họ đều là đơn truyền. Là vì họ muốn tuyển đồ đệ tuyển người tốt để truyền. Họ không thể phổ độ chúng sinh, họ không có nguyện vọng đó, họ là tu Chân. Chư vị thấy trong Đạo quán có nhiều người thế, mà chỉ có một người là họ chọn thôi, họ mới truyền; [những người] còn lại đều là bài trí thế thôi. Do đó, Đạo gia không nên có tôn giáo. Quá khứ vẫn luôn ở trong núi mà tu đơn độc.

Khổng Tử giảng là đạo lý làm người, chứ không giảng về tu luyện. Nhưng những điều của Ông cũng có ích cho người Trung Quốc. Tư tưởng Trung Dung có thể đặt người ta vào chỗ bất bại. Vì vật cực tất phản, khi đạt đến đỉnh cao thì có thể phải bị rơi xuống. Nên mới cầu "Trung", vĩnh viễn đặt ở trạng thái trung gian. 'Tôi không lên, mà so với dưới thì vẫn còn chỗ dư', vĩnh viễn ở chỗ bất bại. Việc gì mà làm quá tuyệt đối, thì sẽ sang phản diện. Đó là nói về người thường.

Núi sâu rừng già có rất nhiều người tu luyện; đều thấy được từng sự việc từng sự việc đã xuất hiện trong lịch sử cũng như sẽ xuất hiện trong tương lai; nhưng không ai quản; trong họ không ai có nguyện ý quản cả. Nguyên nhân không quản là vì họ biết rằng là do Thiên tượng biến hoá tạo thành. Chính là nên như thế.

Ai làm trái Thiên Ý đều phải chịu báo ứng; không ai dám làm thế cả. Người ta đều nói Nhạc Phi giỏi nhưng Nhạc Phi sao lại không thể giữ triều đại Nam Tống khỏi suy kiệt? Nhà họ Nhạc lợi hại đến thế kia mà? Chính vì đó là Thiên Ý. Một sức Nhạc Phi mà muốn giữ nhà Tống khỏi suy vong, thì ông làm không nổi; thực chất là làm trái ý Trời. Chính là nên để nhà Tống diệt vong; nhưng ông lại không để nó diệt vong, vì thế ông làm trái với Thiên Ý. Chính là để nói cái ý này. Người tính không bằng Trời tính. Đây không phải là nói Nhạc Phi không tốt, mà là nói về Đạo Lý này.

Con người ở góc độ con người mà cho là việc đúng ấy, không nhất định là đúng. Tần Thuỷ Hoàng, Hán Vũ Đế, hay dù là hoàng đế nào làm ra việc gì đi nữa, người đời sau đều có bình phẩm về hoàng đế đó. Người thường đứng ở góc độ bản thân, ở quan niệm cố hữu của mình mà nhận thức, thì nhận thức tốt-xấu ấy không nhất định là tốt và xấu chân chính. Lại nói, tiêu chuẩn đo lường tốt-xấu của người ta là lấy bản thân làm trung tâm; 'họ đối với tôi tốt, thì tôi nói họ là tốt; có lợi cho tôi, thì tôi bảo là tốt'. Thế nên, họ cũng không nhất định là tốt chân chính. Tiêu chuẩn đo lường tốt xấu chỉ có chiểu theo đặc tính vũ trụ, chiểu theo Pháp mà đo lường. Đó là vĩnh viễn bất động, là Lý của vũ trụ, là tiêu chuẩn duy nhất đo lường tốt-xấu. Tần Thuỷ Hoàn giết bao nhiêu người [và] thống nhất Trung Quốc; rất nhiều vua các nước nhỏ cũng bị giết cả; ai cũng lăng mạ ông. Vua các nước, người dân các nước đều bị ông thống trị cả; nên ai cũng hận ông, ai cũng lăng mạ ông. Nhưng đó là đứng ở góc độ bản thân mà đo lường tốt xấu. Ông thống nhất Trung Quốc là [việc] tất nhiên, đó đều là Thiên tượng biến hoá tạo thành vậy. Nếu như không phải thuận Thiên Ý mà làm, thì Ông có làm cũng không thành, thống nhất không thành. Vậy nên, những việc nơi người thường chỉ bất quá là như vậy thôi. Người tu luyện chúng ta xưa này không bình luận [gì họ]. Một người tu luyện là không có hứng thú gì với chính trị, nếu không thì là chính khách chứ không phải tu luyện.

Nhân loại là đã đến một thời kỳ nhất định, nghiệp lực rất lớn, đã là 'thập ác bất xá' rồi. Nghiệp lực lớn đến mức bản thân đã không thể hoàn trả sạch được; hết đời này đời khác đã tích rất nhiều nghiệp ấy là không thể hoàn trả nổi, nên những người đó phải bị tiêu huỷ rồi. Tiêu huỷ là tiêu huỷ thế nào? Nhân loại xuất hiện tiểu kiếp nạn tiêu huỷ người. Chiến tranh là thuận tiện nhất, lịch sử chính là việc như thế.

Mỗi đời hoàng đế khai quốc đều là có một số 'võ linh' xuất thế để đảm bảo cho ông chiến đấu. Nhưng bản thân võ linh ấy là chuyên làm việc đó; do vậy, họ là vất vả mà không công, cũng là không [bị] mang nghiệp lực; chính là làm việc đó. Trải hàng vạn đời nay, có được mấy ai không mê.

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo).

Dịch ngày 17-2-2008.

▪ chính khách: người làm chính trị.

▪ khai quốc hoàng đế: vua mở nước, vua bắt đầu một triều đại mới.

▪ Ngũ Thiên Ngôn: năm nghìn lời, cuốn "Đạo Đức Kinh" của Lão Tử.

▪ Thiên Ý: ý trời; thuận Thiên Ý nhi hành, nghịch Thiên Ý nhi hành → hành xử, làm thuận theo ý Trời, làm trái ý Trời.

▪ thập ác bất xá: mười tội không thể tha (diễn trên chữ nghĩa).

▪ võ linh, vũ linh: linh-thể|anh-linh|thần-linh võ thuật (diễn trên chữ nghĩa).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dwad