Đồ Vịt Xấu Xí

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phân tích câu nói: Lương y như từ mẫu (thầy thuốc như mẹ hiền). anh xin phép em được bắt đầu

Khi đất nước vừa giành độc lập được ba năm, trong thư gửi Hội nghị quân dân y, Bác viết: “Người ta có câu “Lương y như từ mẫu”, có nghĩa người thầy thuốc đồng thời phải là mẹ hiền”. Ngày 27/2/1955, trong bức thư gửi Hội nghị cán bộ chủ chốt ngành y tế, Bác tiếp tục nhấn mạnh đến trách nhiệm của những người thầy thuốc: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. 

Và ngày 27/02 ấy đã đươc nhà nước chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam, vô cùng ý ngĩa và đầy tính lịch sử. Nó luôn là lời nhắc mỗi cá nhân trong tập thể thầy thuốc Việt Nam phải sống theo đúng đạo làm người, đúng như những gì Người ( viết hoa nhé ) đã gửi gắm đồng thời là hy vọng của toàn bộ bệnh nhân nói riêng, và của toàn xã hội nói chung.

Nghề y là một nghề đặc biệt. Hai người không hề quen biết nhau, chỉ mới gặp nhau, nói với nhau vài câu mà một người (bệnh nhân) đã sẵn sàng tiết lộ mọi bí mật riêng tư của mình, sẵn sàng trút bỏ y phục cho người kia (thầy thuốc) thăm khám cơ thể  không chút đắn đo e ngại. Nếu không có cái lòng tin tưởng tuyệt đối là sẽ đựơc giữa bí mật, sẽ đựơc chữa lành những nỗi khổ đau thì ai dám? Vì họ được ví như mẹ hiền ! có người mẹ hiền nào lại không mong được đem những điều tốt đẹp nhất đến cho con, mong con lớn lên khỏe mạnh không mang một tì vết. và những người thầy thuốc đang cố gắng làm điều ấy, họ đang cố gắng mang lại nụ cười cho trẻ hở môi, mang lại một trái tim khỏe cho tre bị suy tim bẩm sinh, mang lại cả mạng sống cho những người tưởng chừng không thể sống, bởi họ có niềm tin, có tình yêu và lòng nhân ái của một người mẹ hết lòng vì con. Đó là lương y như từ mẫu

Không chỉ có vậy Lương y là người thầy thuốc giỏi, ngoài cái giỏi về chuyên môn kỹ thuật hẳn còn phải giỏi về tâm lý tiếp xúc, chẩn đoán không chỉ bệnh tật mà còn hiểu được những “đáp ứng con người” như câu châm ngôn “không có bệnh, chỉ có người bệnh” Nghĩa là cùng một thứ bệnh mà mỗi người sẽ “bệnh” một cách khác nhau, do cơ địa cũng như do môi trường sống của họ, cho nên bệnh của họ sẽ “thị hiện” khác nhau, diễn biến khác nhau và phương thức trị liệu do đó cũng sẽ phải khác nhau. Chữa bệnh theo một “phác đồ điều trị” máy móc thì không cần sự hiện diện của người thầy thuốc.nhưng “Lương y” không chỉ thấy cái bệnh mà còn thấy cái hoạn, không chỉ thấy cái đau mà còn thấy cái khổ của bệnh nhân. Như người mẹ hiền chung sống và hiểu rõ tính tình của người con, từ đó mà biết cách chăm sóc con hoàn thiên hơn.

Lương y như từ mẫu còn là nhân phẩm của những người làm ngành y. họ phải có một trái tim nhân nghĩa, một tâm hồn hướng về ánh sáng, hy vọng ánh sáng ấy chính là tương lai của bệnh nhân. Cũng  chính vì vậy mà các nguyên tắc hay giá trị đạo đức y khoa (Y đức) được dạy rất kỹ, xuyên suốt trong quá trình rèn luyện học tập, để hình thành một thái độ, một nếp sống như máu thịt của người thầy thuốc. Đó là sự tôn trọng tuyệt đối tính mạng và nhân phẩm của thân chủ (bệnh nhân)  bởi họ đã “phó thác tính mạng” vào tay một người mà họ tin tưởng. như phó thác cuộc đời của một đứa trẻ không có quyền quyêt định vào tay của mootjj người mẹ hiền. mẹ phải chăm lo và cố gắng hết sức để đảm bảo hạnh phúc của con

Người thầy thuốc khi đứng trước lương tâm mình. Có thể mọi người không ai hay biết nhưng với lương tâm, họ biết rõ rằng họ phải chịu trách nhiem cá nhân. Họ cần phải có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, có lòng yêu thương và quyết tâm cứu sống người bệnh, như thế mới làm tròn sứ mệnh mà xã hội đã giao phó. Hơn thế nữa thầy thuốc giỏi như mẹ hiền, là một người mẹ hiền hết lòng vì những đứa con đang chờ bàn tay ấm áp chia sẻ và lấy bớt nỗi đau, là người mẹ đang tìm kiếm cho mình một niềm hạnh phúc khi chứng kiến những tâm hồn dần hồi sinh lấy lại sự sống, đưa họ về thế giới của những ước mơ, của những chân trời xa rộng.

Người sinh viên y khoa ngày nay có nhiều điều kiện tốt để học tập. Kỹ thuật y khoa ngày càng tiến bộ. Công nghệ thông tin phát triển. Sinh viên y khoa muốn trở thành một “lương y” không khó.  Vấn đề là ngoài chuyên môn của mình họ sẽ phải tự rèn luyện thêm về linh vực xã hội và nhân văn để cân bằng trong cụôc sống, và để “lương y” trở thành “từ mẫu”.

                                                                                                                                Đồ Vịt lười. đến khổ vì cô

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#quyển