doan ket dan toc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

* Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

- Tiếp thu truyền thống của dân tộc:

" Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng"

- Kế thừa tư tưởng của các bậc tiền nhân: Trần Hưng Đạo: " Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách"; Nguyễn Trãi, Phan Chu Trinh...

- Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại: Phật giáo, Nho giáo.

+ Tôn Dật Tiên với Chủ nghĩa Tam dân, tư tưởng đại đoànkết: " thân Nga, liên cộng, ủng hộ công - nông"

+ Tư tưởng tự do, bình dẳng, bác ái của cách mạng DCTS

- Chủ nghĩa Mác - Lênin: Sự nghiệp cách mạng là của quần chúng

+ Liên minh công - nông là điều kiện tất yếu của cách mạng vô sản...

+ GCCN phải tập hợp, lôi kéo được nông dân và các giai cấp, tầng lớp khác

1. Vị trí vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng

a) Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng

- Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài chứ không phải khẩu hiệu hay một thủ đoạn chính trị

(Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược: bao gồm mục tiêu, phương hướng, biện pháp, chủ trương chính sách cụ thể để tập hợp các lựưc lượng cách mạng)

- Đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được khẳng định là vấn đề sống còn: đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công, "đoàn kết...thành công"

b) Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

- Đại đoàn kết dân tộc phải được khẳng định là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng, của Đảng và cả dân tộc, phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực

" Trước cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc: một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập, chỉ đơn giản thế thôi. Bây giờ mục đích của tuyên truyền huấn luyện là: Một là đoàn kết. Hai là xây dựng CNXH. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà"

Đoàn kết là tư tưởng cơ bản của HCM. Bác đề cập nhiều

( 898/ 1921 bài nói và viết)

" Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi"

"Bây giờ còn một điểm rất quan trọng cũng là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt. Đó là đoàn kết"

"Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi"

" Cách mạng thắng lợi, kháng chiến thắng lợi vì có đoàn kết. Lực lượng đoàn kết là rất to lớn"

2. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

a) Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

- Khái niệm "Dân", "toàn dân" và đại đoàn kết dân tộc - đại đoàn kết toàn dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm toàn dân tộc, không phân biệt già, trẻ, trai, gái, không phân biệt tín ngưỡng dân tộc, tôn giáo...:

" Ta đoàn kết để đấu tranh cho độc lập và thống nhất của tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có lòng phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ "

+ Lấy quyền lợi của dân tộc làm mục đích chung tối cao để thực hiện đoàn kết : độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

" Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ ta cũng thật thà đoàn kết với họ"

" Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại doàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang" ( Thư gửi đồng bào Nam bộ - 1945)

- Nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc là liên minh công - nông ( lao động trí óc) vì công - nông là lực lượng đông đảo nhất, có tinh thần cách mạng, kiên quyết nhất, nhưng trí thức cũng rất yêu nước, họ có chung thân phận mất nước do đó dễ dàng đoàn kết

"Đại đoàn kết toàn dân tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết"

( Tránh tuyệt đối hoá vai trò vị trí của liên minh)

b) Đại đoàn kết toàn dân là tập hợp được mọi người dân vào cuộc đấu tranh chung, phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc đồng thời phải khoan dung, độ lượng , tin vào nhân dân, tin vào con người

+ "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta", nó trở thành giá trị bền vững thấm sâu trong tư tưởng, tình cảm của người Việt nam.

+ Phải tin tưởng nhân dân, con người vì dân là chỗ dựa vững chắc của đảng, là nền gốc của cách mạng:

" Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân"

" Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân"

Nguyên tắc tin vào dân dựa vào dân của Hồ Chí Minh được thể hiện:

+ Dân là gốc, là nền tảng của đại đoàn kết

+ dân là chủ thể của đại đoàn kết

+ là sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng

+ Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng cộng sản, của hệ thống chính trị

3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc

a) Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất.

Quần chúng nhân dân chỉ trở thành lực lượng cách mạng to lớn khi được tập hợp, tổ chức và giác ngộ về mục tiêu cách mạng. Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ moi tổ chức và các nhân trong và ngoài nước, để hình thành lực lượng cách mạng to lớn trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc

b) Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất

- Xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng :

+ "liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất" " công nông trí cần đoàn kết chặt chẽ"

+ Đảng lãnh đạo mặt trận trên cơ sở đường lối, chính sách mặt trận đúng đắn được quần chúng nhân dân thừa nhận

- Mặt trận phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân: độc lập dân tộc, xây dựng nền dân chủ mới thoả mãn nhu cầu lợi ích của nhân dân.

- Mặt trận phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ

+ Mọi vấn đề của mặt trận phải được các thành viên bàn bạc công khai, dân chủ, không áp đặt. Muốn vậy phải kết hợp hài hoà lợi ích chung của dân tộc với lợi ích của bộ phận của giai cấp

- Mặt trận là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ:

+ "Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết"

"Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro