Ấu thơ thẩn thẩn thơ 11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cũng chả có gì đâu, cuộc đời ai mà chả khổ. Nhưng đâu phải ai cũng than khổ. Họ chịu khổ, kìm nén và bằng cách nào đó vẫn chưa chiu bùng nổ. Đúng vậy, đời mà, ai biết được người khác đau khổ như nào, ai biết được rằng chính người ngồi cạnh mình trên chuyến xe thường ngày lại mang trên cơ thể những nỗi đau vì bị bạo hành? Đâu ai biết rằng cái bác bán bánh mì sáng hôm nay cho mình có thể vừa mới mất đi đứa con trai mà bác ý yêu quý hết mực? Chắc Gen Z cũng đã từng thấy qua một lần tấm ảnh trên chuyến tàu hay chuyến xe bus nào đó, mỗi người đang che giấu đi nỗi đau của họ. Thật tâm đắc! Bức ảnh ấy như soi rọi vào lòng tôi vậy. Chúng ta có thể dễ dàng diễn đạt niềm vui nhưng không phải nỗi buồn...

Triết lí thế đủ rồi. Nói nhiều các bạn bỏ truyện của tôi mất thôi...

Vào ngày mùng 4 của 1 cái tháng mát mẻ giữa lòng thủ đô thân yêu, tôi được sinh ra. Khi đọc truyện Conan và một số bài báo lá cải hay ho, tôi được biết rằng số 4 này chẳng hề may mắn gì. Số 4 là đại diện cho cái chết hay gì đó đen đủi lắm. Nhưng tôi vẫn lớn lên với một niềm hi vọng rằng: ái chà, khi mọi người chết đi bởi con số này, tôi lại được sinh ra, giống như chú chim phượng hoàng hồi sinh từ đống tro vậy. Bởi thế tôi dặn mình phải thật mạnh mẽ, thật gan dạ để xứng đáng với con số ấy (hoặc là xứng đáng với những diễn viên nữ trên phim ảnh có thể đánh đấm vài thằng đàn ông). 

Hãy cứ gọi tôi là Mỹ. Chắc chắn rằng đây không phải tên thật của tôi rồi. Không phải tôi chối bỏ cái tên hết sức đàn ông mà bà nội đã đặt cho, mà là tôi muốn trở thành các bạn, trở thành câu chuyện của mọi người chứ không phải chỉ là bản thân tôi. 

Mỹ - tôi cực thích tiền, ham giàu, đam mê tiêu tiền. Tôi thích tiền đến vậy bởi vì có lẽ nó đã từng mua cho tôi được thật nhiều hạnh phúc. Nhưng đời mà, tôi sinh ra trong một gia đình chẳng mấy khá giả. Không hẳn là nghèo nhưng bố mẹ tôi vẫn ngày ngày kiếm sống cực khổ. Từ bé tôi đã nhận thức được sự nghèo khó này rồi. Trong khi bạn bè được đưa tiền ăn sáng, mua những cục tẩy sắc màu cùng những thứ đồ ăn vặt sắc màu thì tôi chỉ dám đứng nhìn. Mẹ tôi và bố tôi cùng bà tôi đâu nhiều tiền đến thế. Chắc các bạn học lớp 12 đều đã phải đọc qua tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của tác giả Nguyễn Minh Châu rồi. Chắc các bạn chẳng cảm thấy nó hay hay đặc sắc gì đâu vì các bạn có lẽ chỉ đọc để đạt được 9 10 điểm Văn khi đi thi đại học thôi. Nhưng khi đọc, tôi đã khóc, khóc thật nhiều nhưng không dám khóc to. Tại sao ư? Đó chính xác là chuyện thơ ấu của tôi đấy bạn ạ.

Hãy để tôi tóm tắt câu truyện của tác giả Nguyễn Minh Châu nhé. (Bạn nào đọc rồi thì bỏ qua đoạn này cũng được). Nhân vật chính của truyện là anh nghệ sĩ Phùng - nhiếp ảnh gia đang đi tìm bức ảnh đẹp cho bộ lịch năm mới. Khi anh đang cố bắt trọn cảnh hoàng hôn trên bãi biển thì đã vô tình chứng kiến cảnh bạo hành của một gia đình hàng chài. Người phụ nữ xấu xí bị người đàn ông đánh tới tấp nhưng chẳng kêu la. Chị chịu đựng vì con cái và vì chị đâu phải người đàn ông.

Tôi chẳng biết là bố mẹ tôi đánh nhau từ bao giờ. Không như một vài người có khả năng ghi nhớ từ lúc họ mở mắt chào đời, não bộ tôi tự điều tiết đi những cái không đáng nhớ. Tôi chỉ biết rằng qua câu chuyện mà bà tôi hay kể lúc bâng quơ, bố tôi đã từng tát mẹ tôi lúc hai người còn hẹn hò. Tại sao nhỉ? Nếu tôi yêu một người thật nhiều nhưng họ sử dụng vỗ lực lên tôi thì chắc chắn tôi sẽ say bye ngay tức khắc. Nhưng mẹ tôi không thế và thế là tôi ra đời. Trận chiến đầu tiên của bố mẹ tôi mà tôi còn nhớ được chính là hôm tôi hạnh phúc nhất. Bạn có biết cái cảm giác khi nhìn bạn bè bạn có những thứ thật thú vị và bạn ngóng đợi một ngày bạn sẽ có nó không? Đừng nghĩ cao xa quá, thứ tôi muốn lúc ấy chỉ là một gói bim bim. Hôm ấy tôi cũng chẳng nhớ trời xanh hay nắng vàng ra sao, tôi chỉ nhớ rằng mẹ tôi dắt tay tôi đi đến cái cửa hàng tạp hóa cách đó vài căn nhà và mua cho tôi một gói bim bim. Tôi chẳng nhớ tên hãng bim bim đâu nhưng mà nó ngon lắm. Tôi - tâm hồn một đứa trẻ con ăn gói bim bim ấy thật hạnh phúc. Tôi thích và yêu bim bim đến mức tôi cảm giác có thể ăn nó hàng ngày thay cơm ấy. Nhưng hạnh phúc ấy, nụ cười ấy tắt ngóm khi tôi về đến nhà. Bố tôi đứng bên trong, nhìn tôi cầm gói bim bim mà mặt bừng bừng lửa giận. Tôi không biết giá trị của thứ quà vặt ấy vào hồi những năm 2000 có đắt không nữa. Sao bố tại giận đến vậy? Và mọi thứ diễn ra nhanh, quá nhanh và có vẻ não tôi lại làm công việc hàng ngày của nó là đào thải nhưng nó lại ko làm hết trách nhiệm ấy. Nó để lại trong trí óc tôi một hình ảnh mà có lẽ đến chết tôi vẫn ghi nhớ: mẹ tôi ngồi trong góc, tựa lưng vào cái tủ gỗ to, mắt đổ lệ, máu chảy ra giữa khóe môi, nhìn tôi và ôm lấy tôi vào lòng. Tôi chẳng nhớ lúc ấy tôi có khóc không. Tôi không thể nhớ nổi nhưng tôi biết rằng gói bim bim đã biến mất khỏi tay tôi lúc nào. Câu chuyện ấy tôi chưa dám kể cho ai, từ bạn bè, hay kể lại cho chính bố me, bà tôi hay em trai tôi vì tôi sợ. Tôi sợ đối diện với quá khứ này...

Đã là đầu tiên thì chắc chắn sẽ vẫn còn. Và các trận đánh cứ thế tiếp diễn khiến tôi - đứa trẻ lúc ấy chẳng còn nhớ a, b, c hay số 1, 2, 3. Bố mẹ tôi đánh nhau vì gì ư? Tôi không biết. Họ chỉ đơn giản cãi nhau, từ một chuyện nhỏ lắm. Rồi mẹ tôi bắt đầu chửi và rồi bố tôi cầm chiếc ghế nhựa xanh đánh vào người mẹ tôi. Những lúc như thế, tôi sẽ bị đẩy ra khỏi nhà. Bố chốt cửa và tôi khóc ầm ĩ ngoài hành lang để cho hàng xóm kéo sang can ngăn trận đánh ấy. Nhưng sao can được? Họ chỉ đứng ngoài thôi mà. Và người tôi hi vọng có thể can được là bà tôi. Nhiều lúc bà đang nấu ăn, giặt giũ, đọc báo, xem tivi, xem sách và rồi phải đứng lên, dùng hết sức lực của người phụ nữ 50 - 60 tuổi để can ngăn những trận chiến ấy. Có hôm bà đang tắm bỗng nghe tôi òa khóc. Bà tóm vội cái khăn rồi phi ra chỉ để can một đôi vợ chồng hành hạ nhau vì không hạnh phúc. Nhưng cuối cùng, sự can ngăn của bà kết thúc bằng việc bà đứng cạnh tôi ngoài hành lang, ôm lấy tôi đang khóc lả đi, và lời van xin xót xa: "Con ơi, mẹ xin con, đừng đánh nữa, hàng xóm kéo sang rồi đây này, đừng đánh nữa con, mẹ xin con, xin con..."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro