Đổi mới CN tại VN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lời mở đầu

      Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá, các nước đang trong quá tŕnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đối với các nước đang phát triển đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Hiện nay khoảng các giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển đang ngày càng cách xa, sự cách biệt đó một phần do sự phát triển về khoa học công nghệ là khác nhau, tŕnh độ phát triển khoa học công nghệ ở các nước đang phát triển c̣n thấp và lạc hậu so với các nước phát triển.V́ thế các nước đang phát triển muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển th́ phải đầu tư phát triển nền khoa học công nghệ cho ḿnh. Có như vậy kinh tế của các nước này mới đứng vững được trong quá tŕnh hội nhập, giúp cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp của các nước có tŕnh độ công nghệ tiên tiến, đồng thời giúp phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xă hội trong nước. Tuy nhiên trong quá tŕnh hội nhập, các nước đang phát triển cũng có lợi thế của những nước đi sau, các nước này có thể phát triển nền khoa học công nghệ của ḿnh nhờ sự áp dụng và phát triển những công nghệ của các nước đi trước bằng chuyển giao công nghệ, song song với việc nghiên cứu và triển khai nền khoa học công nghệ trong nước.

      Nước ta cũng là nước đang phát triển, nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp là chủ yếu, t́nh trạng công nghệ c̣n lạc hậu. Hơn 15 năm thực hiện đổi mới, nước ta đă đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng nh́n chung t́nh h́nh công nghệ c̣n kém phát triển, trong hoạt động chuyển giao và đổi mới công nghệ ở nước ta nói chung và trong các doanh nghiệp sản xuất nói riêng vẫn c̣n nhiều hạn chế. V́ vậy với tính cần thiết phải xác định thực trạng hiện nay của công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp ở nước ta hiện nay, với đề tài này em mong muốn làm rơ một số vấn đề c̣n tồn tại và có một số giải pháp để khắc phục t́nh trạng đó. Em xin cảm ơn thầy (cô) đă giúp em hoàn thành đề tài này.

Nội dung

    I. Cơ sở lư luận

    1. Công nghệ và đổi mới công nghệ.

    1.1. Công nghệ:

      Hiện nay do yêu cầu của việc quản lư, đ̣i hỏi phải đưa ra được một định nghĩa khái quát được bản chất của công nghệ là cần thiết, bởi v́ không thể quản lư công nghệ thành công khi mà chưa xác định rơ thế nào là công nghệ. Tuy nhiên cho đến nay vẫn đang c̣n nhiều định nghĩa về công nghệ, có định nghĩa tương đối đầy đủ, có định nghĩa th́ không đầy đủ. Các tổ chức khoa học- công nghệ đă cố gắng trong việc đưa ra một định nghĩa công nghệ để có thể hoà đồng các quan điểm, tạo thuận lợi cho việc phát triển và hoà nhập của các quốc gia trong từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Mỗi lĩnh vực có một cách nh́n riêng về công nghệ để phục vụ cho mục đích của ḿnh. Nhưng nh́n chung một định nghĩa công nghệ cần khái quát đủ 4 đặc trưng sau:

      Thứ nhất: Công nghệ là một máy biến đổi, khía cạnh này nhấn mạnh khả năng làm ra đồ vật của công nghệ, đây cũng là sự khác biệt giữa khoa học ứng dụng với công nghệ. Các nhà khoa học ứng dụng chỉ chú trọng tới việc khám phá ra các ứng dụng của các lư thuyết, trong khi các nhà công nghệ không chỉ quan tâm đến việc làm ra các đồ vật mà c̣n quan tâm đến hiệu quả kinh tế, tới sự thích hợp với các mục đích sử dụng của công nghệ. Do đó khía cạnh máy biến đổi của công nghệ hàm ư vấn đề quản lư có vấn đề đặc biệt trong việc đạt được kết quả biến đổi mong muốn.

      Thứ hai: Công nghệ là một công cụ đề cập đến công nghệ thường được coi là một cái máy, một trang thiết bị, một thiết bị. Vai tṛ của máy móc, đặc biệt là sự tác động giữa con người và máy móc có vai tṛ quan trọng trong công nghệ.

      Thứ ba: Công nghệ là kiến thức. Đặc trưng này khẳng định vai tṛ cốt lơi của khoa học trong công nghệ. Nó phủ nhận cách nh́n công nghệ là những thứ phải nh́n thấy được sê mó được, coi công nghệ là những cái ai cũng có thể tạo ra nó nếu cần và ai có nó th́ cũng có thể sử dụng với một hiệu quả như nhau. Đó là do công nghệ có những bí quyết và cơ sở khoa học, để sử dụng có hiệu quả công nghệ cần phải được đào tạo và trau dồi các kỹ năng cho con người, đồng thời phải liên tục cập nhật các kiến thức có sẵn.

      Thứ tư: Công nghệ là hiện thân ở các vật thể. Căn cứ vào ba khía cạnh trên có thể coi công nghệ nằm trong các dạng hiện thân mà nó tồn tại như của cải, thông tin, sức lao động của con người và do đó thừa nhận công nghệ là 1 hàng hoá, một dịch vụ, nó có thể được mua và bán như bất cứ các thứ hàng hoá khác trên thị trường nội địa cũng như thị trường thế giới.

      Xuất phát từ các luận điểm trên, hiện nay có một số định nghĩa thông dông:

      + Định nghĩa của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO): Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lư nó một cách có hệ thống và có phương pháp.

      Với tư cách là một tổ chức phát triển công nghiệp, UNIDO nhấn mạnh tính khoa học của công nghệ và xem xét tới khía cạnh hiệu quả khi sử dụng công nghệ vào mục đích sản xuất công nghiệp.

      + Định nghĩa của Uỷ ban Kinh tế và Xă hội Châu á- Thái B́nh Dương (ESCAP): Công nghệ là hệ thống kiến thức về qui tŕnh và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và xử lư thông tin.

Sau đó ESCAP đă mở rộng định nghĩa của ḿnh: “ Công nghệ bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch vụ, quản lư và thông tin”.

      Định nghĩa này không chỉ gắn công nghệ với sản xuất chế tạo ra sản phẩm cụ thể mà c̣n mở rộng ra các lĩnh vực dịch vụ và quản lư. Những công nghệ mới dần h́nh thành như công nghệ du lịch, công nghệ ngân hàng, công nghệ văn pḥng, công nghệ đào tạo, công nghệ truyền thông,…

Hiện nay, ở Việt nam cũng có một số quan niệm về công nghệ, một trong số đó là: “Công nghệ là kiến thức, kết quả của khoa học ứng dụng nhằm biến đổi các nguồn lực thành các mục tiêu sinh lợi”.

      Cuối cùng có một định nghĩa được coi là khái quát nhất về công nghệ là: Công nghệ là tất cả những cái ǵ dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra.

      Xuất phát từ việc nêu ra được khái quát công nghệ, ta thấy rằng một công nghệ có các bộ phận cấu thành sau:

      + Phần vật tư kỹ thuật (T) bao gồm mọi phương tiện vật chất như các công cụ, trang bị máy móc, vật liệu, phương tiện vận chuyển… trong công nghệ chế tạo, các máy móc thiết bị hợp thành dây chuyền công nghệ (phần cứng).

      + Phần con người (H): Công nghệ hàm chứa trong con người làm việc trong công nghệ, bao gồm mọi năng lực của con người về công nghệ như kỹ năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, khả năng lănh đạo…

      + Phần thông tin của công nghệ (I): Công nghệ hàm chứa trong kiến thức có tổ chức được và tư liệu hoá như các khái niệm, các thông số, các công thức, các kư hiệu…

      + Phần tổ chức của công nghệ (O): Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế, tạo nên bộ khung tổ chức của công nghệ như thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ, sự phối hợp, liên kết…

      Các bộ phận này có quan hệ tương hỗ với nhau, bỗ sung cho nhau, trong bất kỳ công nghệ nào cũng không thể thiếu một trong các bộ phận đó.

      Phần vật tư kỹ thuật là cốt lơi của bất kỳ công nghệ nào, nó được triển khai, lắp đặt bởi con người. Con người làm cho công nghệ hoạt động máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật phát huy hết tính năng của chúng,con người không ngừng cải tiến, mở rộng, đổi mới các công nghệ đó, đồng thời nhờ đó mà con người ngày càng nâng cao được khả năng về trí tuệ và sức lực của ḿnh. Như vậy con người đóng vai tṛ chủ động trong công nghệ, song lại chịu sự chi phối của thông tin và tổ chức.

      Phần thông tin thể hiện tri thức tích luỹ trong công nghệ. Các thiết bị và phương tiện có các kiến thức khác nhau th́ khi sử dụng trong sản xuất sẽ tạo ra các sản phẩm khác nhau, đó là những bí quyết của công nghệ. Nhờ những tri thức này mà con người rút ngắn được thời gian học tập và tiếp xúc công nghệ, có thể nói thông tin của một công nghệ là sức mạnh của công nghệ.

      Phần tổ chức đóng vai tṛ điều hoà, phối hợp 3 yếu tố trên để thực hiện một cách có hiệu quả mọi hoạt động biến đổi. Phần tổ chức này giúp cho việc quản lư công nghệ được thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Phần này phụ thuộc vào độ phức tạp của vật tư kỹ thuật và thông tin, song nó lại quyết định sự cấu thành 3 bộ phận c̣n lại của công nghệ. Có thể nói phần tổ chức mang tính động lực của công nghệ và bản thân nó biến đổi theo thời gian.  

      1.2. Đổi mới công nghệ:

      Ngày nay do công nghệ luôn biến đổi trong chu kỳ sống của nó, trong mỗi giai đoạn nhất định một công nghệ có thể phù hợp với thị trường có nghĩa là sản phẩm do nó sản xuất có thể tồn tại trên thị trường, nhưng đến một giai đoạn nào đó, th́ công nghệ không c̣n phù hợp nữa. Do đó đổi mới công nghệ là một nhu cầu tất yếuvà phù hợp với qui luật phát triển.

      1.2.1. Thực chất đổi mới công nghệ:

      Đổi mới công nghệ là sự chủ động thay thế một phần đáng kể (cốt lơi, cơ bản) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác.

      Muốn đổi mới công nghệ tốt th́ phải xác định rơ mục tiêu và hoàn cảnh. Đổi mới công nghệ phải chú ư ba khía cạnh nhất của xă hội đó là: nhu cầu xă hội, các nguồn lực của xă hội và đặc thù t́nh cảm của xă hội.

      Trước hết phải xem xét nhu cầu của xă hội không chỉ về công nghệ mà c̣n về sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra. Bất kỳ một công nghệ nào được đổi mới đều phải có đủ nhu cầu để thực hiện, nhu cầu đó tạo ra lợi Ưch  sau này cho công nghệ, nó phải lớn hơn chi phí bỏ ra để chế tạo ra công nghệ đó.

      Các nguồn lực xă hội cũng có ư nghĩa đối với việc áp dụng công nghệ thành công. Một công nghệ cần có đủ các nguồn lực- vốn, vật tư và con người có tŕnh độ - để thực hiện. Điều này nói lên rằng xă hội có đủ nguồn vốn để có thể đưa sản phẩm công nghệ ra thị trường hay không, nó có thể được áp dụng từ  mét phạm vi nhỏ đến một phạm vi lớn hay không,tŕnh độ của con người có đủ để áp dụng công nghệ hay không, khi áp dụng với phạm vi rộng răi th́ việc đào tạo người sử dụng sẽ như thế nào, đồng thời có thể đưa các nguồn lực sẵn có trong xă hội để cho các công nghệ mới sử dụng hay không.

      Đặc thù t́nh cảm của xă hội muốn nói lên rằng xă hội đó có tiếp nhận các ư tưởng mới hay không, một môi trường mà các nhóm người sẵn sàng xem xét sự áp dụng một cách nghiêm túc, khách quan, lấy hiệu quả làm tiêu chuẩn hàng đầu. Nếu t́nh cảm xă hội có xu hướng tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đổi mới công nghệ thuận lợi hơn và ngược lại.

    1.2.2. Vai tṛ của đổi mới công nghệ:

      Với một công nghệ ở một thời điểm nhất định sẽ có một giới hạn về năng lực sản xuất sản phẩm với một lượng đầu vào đă cho. Đổi mới công nghệ là một tiến bộ về công nghệ. Tiến bộ đó nằm dưới dạng phương pháp mới về sản xuất hay kỹ thuật mới tổ chức, quản lư hay marketing mà nhờ đó sản phẩm sẽ được tạo ra với năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, chi phí sản xuất thấp hơn và do đó giá cả có thể giảm xuống. Chúng ta đang xét về mặt hiệu quả kinh tế của công nghệ, bên cạnh đó c̣n có hiệu quả về mặt xă hội, việc đổi mới công nghệ c̣n góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tạo thêm nhiều ngành nghề mới tạo thêm công việc làm cho người lao động, cơ cấu lại ngành kinh tế theo vùng lănh thổ,…

    1.2.3. Các giai đoạn đổi mới công nghệ:

      Đổi mới công nghệ có thể bằng nhiều cách, có thể phát triển từ nguồn công nghệ trong nước, cũng có thể từ nguồn công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhưng nh́n chung đổi mới công nghệ gồm một số giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1: Nhập công nghệ để thoả măn nhu cầu tối thiểu.

      + Giai đoạn 2: Tổ chức cơ sở hạ tầng kinh tế ở mức tối thiểu để tiếp thu công nghệ nhập.

      + Giai đoạn 3: Tạo nguồn công nghệ từ nước ngoài thông qua lắp ráp (SKD, CKD và IKD).

      + Giai đoạn 4: Phát triển công nghệ nhờ lixăng.

      + Giai đoạn 5: Đổi mới công nghệ nhờ nghiên cứu và triển khai, thích ứng công nghệ nhập, cải tiến cho phù hợp.

      + Giai đoạn 6: Xây dựng tiềm lực công nghệ để xuất khẩu công nghệ trên cơ sở nghiên cứu và triển khai.

      + Giai đoạn 7: Liên tục đổi mới công nghệ dùa trên đầu tư cao về nghiên cứu cơ bản.

Tuy nhiên dưới góc độ xem xét của đề tài, việc nghiên cứu đổi mới công nghệ chủ yếu tập trung xem xét hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

      1.2.4. Thời điểm đổi mới công nghệ:

Khi đưa một công nghệ mới vào thay thế một công nghệ cũ, cần tuân theo qui luật về tŕnh tự thời gian, diễn biến của giá thành và các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, thị trường, xă hội, môi trường…Sau đâ chúng ta xét quá tŕnh đổi mới công nghệ dùa trên qui luật về giá cả của đổi mới công nghệ.

2*

Đổi mới công nghệ - con đường ngắn nhất dẫn đến thành công của doanh nghiệp

Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường…

chu trình sống của sản phẩm. Tức là nó được sinh ra, phát triển và cuối cùng là suy vong. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động nhằm đổi mới công nghệ thì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bị đe doạ. Đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế vững vàng trên thị trường cạnh tranh. Hà Tĩnh như một công trường lớn. Hầu như ngày nào tỉnh nhà cũng được đầu tư, nâng cấp để từng bước khẳng định mình, vươn lên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp hiện đại và phát triển. Hàng nghìn dự án lớn, nhỏ đã được triển khai, ghi dấu là những dự án, công trình trọng điểm như: KTT Vũng Áng (Kỳ Anh); dự án Mỏ sắt Thạch Khê; KKT Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hương Sơn); dự án Ngàn Trươi- Cẩm Trang… Theo đó, các nhà sản xuất cũng không ngừng thay đổi chiến lược hoạt động, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, ưu tiên nhất là vấn đề về đổi mới công nghệ, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 2.000 doanh nghiệp lớn, nhỏ thuộc các lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, cái khó của các doanh nghiệp (cả nhà nước lẫn tư nhân) vẫn là chưa chủ động huy động được nguồn vốn từ các kênh khác nhau để đầu tư cho khoa học và công nghệ mà lệ thuộc quá nhiều vào ngân sách nhà nước. Nhìn chung doanh nghiệp, đặc biệt là DN vừa và nhỏ do yếu về năng lực tài chính nên sử dụng công nghệ lạc hậu; máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ cũ, mang tính chắp vá, không đồng bộ cộng với tay nghề công nhân; số doanh nghiệp tạo ra sản phẩm xuất khẩu trên địa bàn còn chiếm tỷ lệ thấp. Nhiều doanh nghiệp chưa thấy được vai trò của đổi mới và cải tiến công nghệ đối với sản xuất.Mặt khác, lực lượng lao động trong doanh nghiệp có trình độ công nghệ còn ở mức trung bình, đạt khoảng 32%, còn lại phần lớn là lao động phổ thông. Có những ông chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo có hệ thống về những kiến thức quản lý kinh tế, tin học; trình độ tay nghề của công nhân lao động còn ở mức thấp. Đó là nguyên nhân khiến hiệu suất lao động của rất nhiều doanh nghiệp tuy có tăng trưởng nhưng còn thấp. Như là một “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thời gian qua, UBND tỉnh đã có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ việc thực hiện đổi mới công nghệ. Cùng với việc ưu tiên bố trí ngân sách, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tạo điều kiện để các DN từng bước đổi mới, nâng cao trình độ; không ngừng du nhập những công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước áp dụng vào sản xuất. Nhờ thực hiện chính sách này, ngành KHCN đã hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới có hiệu quả một số công nghệ như: sản xuất hạt nhựa đa chủng loại, công nghệ sản xuất phôi thép đen, lưới B40 và dây thép gai, công nghệ composite sản xuất các vật liệu mới, công nghệ sản xuất gạch bằng lò đứng liên tục,....Bên cạnh đó, trong khuôn khổ chương trình hợp tác KH&CN, nhiều công nghệ mới được du nhập như: công nghệ sản xuất hoa phong lan, công nghệ chăn nuôi lợn siêu nạc, công nghệ nhân giống bò từ Thái Lan, công nghệ sản xuất ống betong, sản xuất gạch không nung. Gắn liền đó là việc tham gia các hội chợ công nghệ trong và ngoài nước, nhằm tạo điều kiện để các DN quảng bá sản phẩm của mình ra thị trường thế giới; hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá (đến tháng 9/2010 có 120 đối tượng SHTT được cấp bằng bảo hộ); xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000; xây dựng các chính sách nhằm phát triển xuất khẩu… Mặc dù số doanh nghiệp có khả năng đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ còn hạn chế nhưng có thể coi đây là những tín hiệu tích cực của các DN trong quá trình tìm đến những công nghệ mới, tiên tiến, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất. Và cũng là hướng đi cần thiết để các DN có thể vươn tới sự bền vững. theo baohatinh

3.*

Đổi mới công nghệ - vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Thứ ba, 04 Tháng 10 2011 15:25

Công ty cổ phần Xi măng Bắc Giang chuyển đổi công nghệ từ lò đứng sang lò quay nâng công suất từ 8,5 vạn tấn/năm lên gần 40 vạn tấn/năm. ĐAT

Đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) được xem là một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đây là mối quan tâm không riêng của DN mà còn của các cơ quan chuyên môn và nhà quản lý.

Hoạt động KHCN trong các DN được thể hiện qua việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, đầu tư đổi mới công nghệ, sản phẩm, ứng dụng quản lý chất lượng tiên tiến. Công ty cổ phần Thép Hương Thịnh, xã Hoàng Ninh (Việt Yên) là một trong những đơn vị đi đầu trong hoạt động này. Thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2003, Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng ống thép đen. Những năm gần đây, số lượng DN sản xuất thép trên thị trường ngày càng tăng, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn nên biện pháp mà DN hướng đến là ưu tiên nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi vậy, giai đoạn 2007-2010 đơn vị đầu tư hơn 100 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền sản xuất mới như máy cán nguội, tẩy rửa axít, mạ kẽm. Với công nghệ này, sản phẩm được sản xuất theo quy trình khép kín, tiết kiệm thời gian, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về kích cỡ, kiểu dáng. Bên cạnh đó, đơn vị còn đa dạng sản phẩm bằng việc đầu tư dây chuyền sản xuất băng, bỉm vệ sinh. Ông Nguyễn Bá Ngạn, Phó Giám đốc Công ty cho biết: "Thông thường chỉ cần đầu tư thiết bị trị giá hơn 1 tỷ đồng là có thể sản xuất được sản phẩm này nhưng công suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao. Xác định muốn có sản phẩm chất lượng thì phải có công nghệ cao nên công ty đầu tư hơn 50 tỷ mua công nghệ hiện đại của liên doanh Trung Quốc - Hàn Quốc, công suất đạt 180-250 sản phẩm/phút". Tương tự Công ty cổ phần Thép Hương Thịnh, tìm hiểu tại Công ty TNHH Đầu tư sản xuất và Thương mại Phú Thịnh (Khu công nghiệp Đình Trám) được biết, những năm qua, Công ty luôn có cơ chế khuyến khích đối với công nhân kỹ thuật có sáng tiến cải tiến mới, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhờ đó, đội ngũ công nhân đã cải tiến hệ thống giải nhiệt nước, tiết kiệm 50% lượng điện tiêu thụ so với trước.

Dây chuyền sản xuất ống gen công nghệ cao ở Công ty TNHH Đầu tư sản xuất và Thương mại Phú Thịnh.

 Việc nghiên cứu, ứng dụng KHCN là đòi hỏi bức thiết đối với DN hiện nay nhưng số DN làm được như vậy chưa nhiều. Kết quả khảo sát hoạt động KHCN trong DN của Sở Khoa học và Công nghệ mới đây cho thấy, nhìn chung ít DN có trình độ công nghệ ở mức cao. Đa phần DN đang sử dụng công nghệ lạc hậu, nhiều máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ cũ, mang tính chắp vá, không đồng bộ cộng với tay nghề công nhân thấp do đó sản phẩm có sức cạnh tranh yếu trên thị trường. Trình độ quản lý của các DN chưa được đổi mới và nâng cấp, chỉ một tỷ lệ nhỏ DN thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như: ISO, SA, HACCP... Theo thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ, giai đoạn 2006-2010, toàn tỉnh mới có 32 DN áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Nguyên nhân của tình trạng này là do phần lớn DN trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô sản xuất và năng lực tài chính còn yếu vì vậy rất khó đổi mới công nghệ. Ông Nguyễn Phi Long, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 559, thị trấn Vôi (Lạng Giang) cho biết: "Hoạt động KHCN trong DN gặp nhiều trở ngại. Muốn cải tiến, sáng kiến mới cũng cần có đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo bài bản trong khi DN nào hiện nay cũng thiếu lực lượng này. Hơn nữa, muốn đổi mới công nghệ cũng cần căn cứ vào khả năng tài chính của DN". Bên cạnh yếu tố trên, theo ông Nguyễn Văn Xuất, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ còn do một số chủ doanh nghiệp thiếu tầm nhìn, chưa mạnh dạn mở rộng hợp tác liên doanh, liên kết, chưa có chiến lược phát triển và xây dựng thương hiệu lâu dài cho DN. Vì vậy mà không ít DN "an phận thủ thường" chỉ cần sản xuất gia công, có chút lợi nhuận là được. Điều này cũng có nghĩa là đơn vị khó chủ động được kế hoạch sản xuất, khi trên thị trường có sản phẩm chất lượng cao hơn, sức cạnh tranh mạnh hơn thì dễ đưa DN đến "bờ vực" giải thể.

Trong bối cảnh hiện nay, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành vấn đề sống còn mà điều đó phụ thuộc rất lớn vào năng lực công nghệ của DN. Do đó, ông Xuất cho rằng ngoài giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thì việc đầu tư đổi mới công nghệ là yếu tố rất quan trọng. Để làm được việc này, trước hết DN cần xây dựng  lộ trình đổi mới công nghệ phù hợp với điều kiện của mình, chủ động liên doanh liên kết với các đơn vị khác, đồng thời áp dụng các mô hình quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm sản phẩm được kiểm soát tốt nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Được biết, nhằm đẩy mạnh hoạt động KHCN trong DN, Bộ Tài chính đã bàn hành Thông tư 15/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của DN. Mục đích là nhằm tạo nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KHCN của DN thông qua hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hợp lý hoá sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của DN. Theo đó, quỹ được hình thành từ các nguồn như: một phần từ thu nhập tính thuế thu nhập DN, một phần điều chuyển từ quỹ phát triển KHCN của tổng công ty mẹ hoặc ngược lại. UBND tỉnh cũng đã ban hành quy định mức hỗ trợ các tổ chức áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, đạt giải thưởng chất lượng, có sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp chuẩn với mức hỗ trợ cao nhất là 40 triệu đồng. Thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tham mưu với UBND tỉnh về việc hỗ trợ đầu tư, đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu cho hợp tác xã và DN trên địa bàn tỉnh. Đây là những điều kiện thuận lợi giúp các DN đẩy mạnh hoạt động KHCN, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, khẳng định vị thế trên thị trường, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội.

4*

Doanh nghiệp còn chậm đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến

Khảo sát mới đây của Sở Khoa học và Công nghệ cho thấy, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn chưa quan tâm đến đầu tư đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Kết quả kiểm tra bước đầu thấy rằng hầu hết dây chuyền công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất sắt, thép, ống đồng, linh kiện điện tử và một số mặt hàng tiêu dùng khác trên địa bàn tỉnh đều được sản xuất từ năm 2005 trở về trước; trình độ chỉ ở mức trung bình và khá, chưa có công nghệ nào đạt trình độ tiên tiến (kể cả ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

Nhiều doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, thẩm định công nghệ trước khi đầu tư với Sở Khoa học và Công nghệ thiếu thông tin về những chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước cũng như những quy định trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ. Do đó, trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp không ký hợp đồng chuyển giao công nghệ và thẩm định công nghệ. Hiện toàn tỉnh chỉ có 32 trong tổng số hơn 2.000 doanh nghiệp đang áp dụng ISO (hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến) trong sản xuất.

Nguyên nhân của tình trạng này là do phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn quy mô nhỏ và vừa, tiềm lực tài chính hạn chế, chủ yếu chỉ gia công, lắp ráp nên không nhiều điều kiện để đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến. Một số chủ doanh nghiệp còn có nhận thức rằng, do đơn vị chỉ thực hiện gia công, lắp ráp các mặt hàng, sản xuất kinh doanh vẫn ổn định và có lợi nhuận, nên chưa có nhu cầu đầu tư đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến hơn. Trong khi đó, theo đánh giá của ông Phùng Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh hiện nay có tới hơn 50% các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bắc Giang chỉ chuyên sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ nên họ cũng không có nhu cầu về đổi mới công nghệ. Hơn nữa, hiện nay các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như về lãi suất ngân hàng, thị trường tiêu thụ, lợi nhuận…, nên việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, không bị phá sản của doanh nghiệp đã là tốt đối với họ, nên họ càng ít quan tâm đến việc đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại.

Được biết, UBND tỉnh đã có Quyết định số 23 ngày 11-4-2005 ban hành Quy định chế độ khuyến khích các tổ chức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, các doanh nghiệp đoạt giải thưởng chất lượng, các doanh nghiệp được chứng nhận chất lượng hàng hoá hợp chuẩn. Hiện ngành khoa học và công nghệ tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi. Quyết định này theo hướng nâng mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất.

4*

Hội thảo hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ - Thực trạng và giải pháp

Theo ông Huỳnh Phước – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng, hiện doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đà Nẵng rất khó khăn về vốn và chuyển đổi công nghệ, nhất là tình hình hiện nay lãi suất ngân hàng lến đến 20-22% năm thì việc có chương trình hỗ trợ chuyển đổi công nghệ tăng sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập là việc hết sức cần thiết. Việc đề xuất quy định hỗ trợ doanh nghiệp về đổi mới công nghệ với các hoạt động như đào tạo huấn luyện, hoạt động nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ và một số vấn đề liên quan đến khoa học sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

 Chương trình  hỗ trợ  đổi mới công nghệ sẽ tập trung ưu tiên cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất như: điện, điện tử, tự động hóa; công nghệ thông tin; công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp nông thôn , y dược, vật liệu mới, vật liệu composit, vật liệu nhẹ, cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ...

Các doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ đổi mới công nghệ của thành phố bắt buộc phải đạt một số yêu cầu nhất định về nguồn lực cũng như tiềm năng phát triển để việc hỗ trợ đạt hiệu quả cao. Chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ của thành phố sẽ tập trung vào các nội dung như: Đào tạo huấn luyện, hỗ trợ trong hoạt động nghiên cứu, triển khai và chuyển giao công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ, thông tin; hỗ trợ hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ...

Kinh phí hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp được huy động từ nhiều nguồn của thành phố như kinh phí hoạt động khoa học công nghệ, Quỹ phát triển khoa học công nghệ và kinh phí từ các tổ chức, cá nhân khác. Theo đó, đối với các dự án nghiên cứu triển khai mức hỗ trợ khoảng 30 % dự án nhưng không quá 200 triệu đồng; Hỗ trợ 50 % kinh phí đánh giá công nghệ tại các doanh nghiệp, thẩm định và đánh giá công nghệ chuyển giao cho doanh nghiệp. Mặt khác thành phố cũng hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh phí cho các hoạt động liên quan, hỗ trợ cho việc phát triển doanh nghiệp như kinh phí xây dựng, đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO14.000, ISO 22000...

Các đại biểu tham gia Hội thảo đã đánh giá cao việc đề xuất thực hiện chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp của Sở Khoa học và Công nghệ, tuy nhiên có nhiều ý kiến đề nghị nên đơn giản thủ tục hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và cần có các chế tài cụ thể chặt chẽ trong việc giải ngân buộc doanh nghiệp cam kết đạt hiệu quả trong việc sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích; xác định các tiêu chí ưu tiên cụ thể khi doanh nghiệp tham gia chương trình, mở rộng loại hình doanh nghiệp được hỗ trợ...

Sở Khoa học và Công nghệ đã tiếp thu ý kiến, đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ để trình Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định triển khai trong năm 2012. Chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp sẽ là cầu nối giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các chuyên gia công nghệ, nhóm nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước và nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thêm tiềm lực mới trong công cuộc hội nhập quốc tế. .

5*

Đòn bẩy giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ

Ðổi mới công nghệ chỉ có thể thành công khi DN xác định đó là nhu cầu tự thân sống còn của mình để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đổi mới công nghệ còn chậm

Theo số liệu của Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) trong 20 năm qua, nhóm ngành công nghiệp có sử dụng công nghệ cao tăng bình quân 14,6%/năm, công nghệ trung bình tăng 12,2%, công nghệ thấp tăng 9,8%/năm. Sự tăng trưởng này phản ánh quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng mở rộng và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, tạo sản phẩm tiêu dùng có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã có khảo sát về tình hình sử dụng thiết bị - công nghệ và tư vấn công nghệ của các DN Việt Nam. Theo đó, 100 DN ở Hà Nội và TP.HCM đã được khảo sát và thực trạng yếu kém trong lĩnh vực trên của DN đã thể hiện rõ: Mức đầu tư cho đổi mới thiết bị - công nghệ của DN chỉ chiếm 3% doanh thu cả năm.

Cũng theo kết quả khảo sát, đa số sử dụng công nghệ của những năm 80 của thế kỷ trước, 69% DN phụ thuộc vào nguyên vật liệu, 52% phụ thuộc vào thiết bị, công nghệ nhập khẩu và 19% DN lệ thuộc vào bí quyết công nghệ. Số cán bộ, kỹ thuật có chuyên môn của DN cũng chỉ đạt 7%.

Theo UNDP, tỷ lệ nhập khẩu công nghệ, thiết bị mỗi năm của các nước đang phát triển thường gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng ở Việt Nam, tỷ lệ này rất thấp (dưới 10%). Còn kết quả khảo sát Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho thấy, trình độ công nghệ cũng như mức độ làm chủ công nghệ của các DN công nghiệp Việt Nam thuộc hàng thấp và chậm so với khu vực.Thực tế cho thấy, khoảng 30 năm trước, Thái Lan, Malaysia, thậm chí Hàn Quốc, chỉ có trình độ phát triển tương đương Việt Nam. Nhưng bây giờ, các nước này đã vượt qua Việt Nam rất xa. Như trong lĩnh vực dệt may chẳng hạn, công nghệ, thiết bị đã gần 15 tuổi, thuộc dạng phế thải của Hàn Quốc, nhưng nhiều DN dệt may Việt Nam cũng vẫn nhập để đưa vào sản xuất.

Nhìn vào địa phương có tốc độ phát triển kinh tế lớn như TP.HCMcũng thấy rõ mức độ “trì trệ” của phát triển công nghệ. Đề án đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất phục vụ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố này đã triển khai trên 2 năm, nhưng kết quả thu được còn hạn chế. Hiện Sở Khoa học Công nghệ mới đánh giá trình độ công nghệ được 429 DN, trong đó chỉ 1% DN có công nghệ tiên tiến.

Đề án cũng phát phiếu điều tra tới 1.000 DN về nhu cầu đổi mới công nghệ nhưng chỉ nhận lại được 50 phiếu. Còn Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ cũng chỉ mới cho vay được 4 DN, với khoảng 20 tỷ đồng.

Cú hích nào?

Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH, nhằm mục tiêu đến năm 2020, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu này sẽ khó đạt được nếu không có các giải pháp quyết liệt và mạnh mẽ để thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các ngành, lĩnh vực, nhất là ở khu vực DN, khu vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Trước thực tế đó, ngày 10/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 677/QÐ-TTg phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020. Chương trình thật sự được coi là đòn bẩy giúp DN đổi mới công nghệ thông qua các ưu đãi về cơ chế chính sách, tài chính, thuế...

Chương trình đã đề ra các giải pháp cụ thể: Tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ; phối hợp và triển khai đồng bộ các chương trình đề án, dự án có liên quan đổi mới công nghệ; tăng cường nguồn lực tài chính thực hiện chương trình; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khuyến khích sáng tạo công nghệ. Các giải pháp nói trên đã thể hiện rõ quan điểm: DN là trung tâm của hoạt động đổi mới công nghệ để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, có giá trị gia tăng cao phục vụ hiệu quả nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Kết quảđiều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho thấy tới 90% các DN được hỏi đánh giá áp lực cạnh tranh là động lực lớn nhất để DN quyết định đầu tưđổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm để có thể tồn tại và mở rộng thị trường trong nước, quốc tế. Điều đó có nghĩa là một khi DN còn được bảo hộ, được hưởng vị thếđộc quyền và chưa phải đối mặt với cạnh tranh thì họ sẽ còn chần chừ trong đầu tưđổi mới công nghệ. Thiếu vốn, thiếu thông tin về công nghệ và những hạn chế trong pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ chỉ là những cản trở tiếp theo.

Một số chuyên gia cũng phân tích: Ngoài những lý do nói trên, còn một số nguyên nhân khách quan nữa khiến việc đổi mới công nghệ, thiết bị của đại đa số DN dẫm chân tại chỗ như: DN đang thiếu thông tin về các công nghệ mới trên thị trường; chi phí đầu tư cho công nghệ lớn hơn rất nhiều chi phí đầu tư cho sản xuất thông thường nên chủ yếu là DN thiếu vốn để đầu tư đồng bộ một dây chuyền; đầu ra của sản phẩm công nghệ cao ở Việt Nam còn nhỏ hẹp; tiêu chuẩn công nghệ áp dụng ở Việt Nam lạc hậu hơn thế giới nên nhiều DN chần chừ... Đó là chưa kể đến việc cần có quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp DN yên tâm khi quyết định đầu tư.

Một chuyên gia của Bộ Khoa học Công nghệ đã phân tích 5 thất bại mà các DN Việt Nam thường gặp phải khi thực hiện chuyển giao công nghệ là: Không hình thành được một kế hoạch bài bản; thiếu phân tích tình hình; thiếu khả năng quản lý dự án; không tìm kiếm đúng công nghệ; thiếu khả năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Các chuyên gia nhận định, chậm đổi mới công nghệ, đặc biệt là những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, những thua thiệt về khả năng phát triển thị trường xuất khẩu sẽ không còn là nguy cơ nữa mà đang trở thành một thực tế khó tránh khỏi. Chỉ khi nào giải quyết được những vướng mắc trên, chừng đó, bài toán đổi mới công nghệ trong DN mới thực sự có lời giải./.

Theo Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, từ nay đến năm 2020, 100% DN sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia làm chủ và tạo ra được công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm; 80% kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa được đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới.

Một trong những nội dung của chương trình là hỗ trợ các DN nhỏ và vừa ứng dụng công nghệ. Theo đó, hỗ trợ DN ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực DN và quảng cáo sản phẩm; xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến và lực lượng chuyên gia công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN nhỏ và vừa khai thác, sử dụng phục vụ đổi mới công nghệ.

Hỗ trợ hình thành các cơ sở ươm tạo DN khoa học và công nghệ nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất sản phẩm mới.

Đồng thời, hỗ trợ ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch và chế biến sản phẩm nông nghiệp; cải tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và cạnh tranh được với giống nhập khẩu; kết hợp chặt chẽ công nghệ tạo giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng và kiểm soát dịch bệnh ở quy mô lớn.

Để tăng cường nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình này, theo quyết định của Thủ tướng, sẽ hình thành và đưa vào hoạt động quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để tập trung đầu tư hỗ trợ DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa tìm kiếm, hoàn thiện, đổi mới và chuyển giao công nghệ.

6*

Doanh nghiệp - Trung tâm của đổi mới công nghệ

Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Tiến sỹ Tạ Doãn Trịnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ giới thiệu nội dung Dự thảo Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong đó nhấn mạnh các nội dung liên quan đến doanh nghiệp, cả về quan điểm, mục tiêu và biện pháp thực hiện.

Dự thảo Chiến lược khẳng định quan điểm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển khoa học và công nghệ theo hướng: Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trở thành đầu tàu và trung tâm của đổi mới công nghệ; phát triển hệ thống doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư cho khoa học và công nghệ; huy động mạnh mẽ các nguồn đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn đầu tư khác, kể cả đầu tư nước ngoài; đồng thời xác định đây là biện pháp chủ yếu để tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ.

Dự thảo Chiến lược xác định rõ mục tiêu đưa doanh nghiệp khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất mới, tạo đươc đột phá về lực lượng sản xuất cho một nền kinh tế công nghiệp hóa về cơ bản vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, hoạt động khoa học và công nghệ thông qua yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp khoảng 35% tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 10-15% vào năm 2015 và trên 20% vào năm 2020. Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp sẽ tạo ra lực lượng sản xuất mới bao gồm khoảng 3.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ vào năm 2015 và khoảng 10.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ vào năm 2020…

Song song với các biện pháp phát triển ngành khoa học và công nghệ từ chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao; dự thảo Chiến lược xác định cần áp dụng các chính sách thú đẩy xã hội hóa đầu tư cho khoa học và công nghệ, đặc biệt là cho hoạt động nghiên cứu, đổi mới công nghệ. Ngoài ra, cần triển khai cơ chế chính sách tạo điều điện thuận lợi cho doanh nghiệp trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ; kiến nghị sửa đổi Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp để doanh nghiệp trích tối thiểu 10% thu nhập tính thuế hàng năm đầu tư cho nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ.

Việc dành một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, triển khai nhanh chóng và đồng bộ hệ thống các quỹ khoa học và công nghệ bào gồm quỹ quốc gia, bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, cũng là các biện pháp được dự thảo Chiến lược quan tâm nhấn mạnh.

Xã hội hóa hoạt động đầu tư

Các đại biểu Ngô Văn Toàn, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Nguyễn Hữu Tài, Tổng Công ty chè Việt Nam; TS Nghiêm Gia, Tổng Công ty thép Việt Nam; Đỗ Thành Hưng, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và nhiều đại biểu bày tỏ nhất trí với nội dung dự thảo Chiến lược với mục tiêu đến năm 2020, để nước ta có một nền khoa học và công nghệ phát triển cân đối, đồng bộ giữa các lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Việt Nam sẽ xây dựng được hệ thống tổ chức, nhân lực khoa học và công nghệ mạnh trong một số lĩnh vực trọng tâm đạt trình độ quốc tế. Các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất mới, tạo được đột phá về lực lượng sản xuất cho một nền kinh tế công nghiệp hóa về cơ bản vào năm 2020, hiện thực hóa vai trò nền tàng, động lực then chốt của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Các đại biểu đánh giá cao quan điểm tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trở thành đầu tầu và trung tâm của đổi mới công nghệ, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu với đào tạo và sản xuất kinh doanh. Các đại biểu cũng cho rằng, cần đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư cho khoa học và công nghệ, cần huy động mạnh mẽ nguồn đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn đầu tư khác, kể cả đầu tư nước ngoài và cần xác định đây là biện pháp chủ yếu để tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ…

Đại biểu Đỗ Thành Hưng đề nghị cần đảm bảo mức chi ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ từ 2 – 3%, chứ không chỉ thể hiện chung chung như “đảm bảo mức chi ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ không thấp hơn 2% tổng chi ngân sách hàng năm”, khẳng định Nhà nước dành mức ưu tiên cao nhất đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ…

Đại diện các doanh nghiệp cũng đã tập trung làm rõ và đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung nguồn đầu tư cho khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020; cơ cấu đầu tư 20% chi nhân sách nhà nước; các giải pháp đột phá nhằm phát triển khoa học công nghệ; mục tiêu tăng tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và tạo ra lực lượng sản xuất mới./.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trụ cột gánh vác đổi mới công nghệ

Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, trong bối cảnh biến động lớn của kinh tế thế giới cần hiện đại hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), xây dựng và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp từ viện, trường, doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm, doanh nghiệp KH&CN để tạo ra sự đổi mới sáng tạo, sự tăng trưởng.

Hiện đại hóa DNVVN tại Nhật Bản

Vào thập niên 1990, sức cạnh tranh quốc tế của kinh tế Nhật Bản suy giảm, số doanh nghiệp di dời cơ sở sản xuất sang Trung Quốc và các quốc gia khác tăng lên, suy thoái kinh tế làm số DNVVN trong 13 năm đã giảm 1/3, do đó nội dung tái thiết kinh tế bằng tăng cường nguyên lý thị trường cạnh tranh, vận dụng nhiều chính sách cạnh tranh đã được áp dụng.

Chính sách cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng chính sách cạnh tranh, phương châm là không đưa ra định hướng cơ cấu kinh tế cụ thể và hướng doanh nghiệp tới đó mà coi trọng hỗ trợ khởi nghiệp hay cải cách từng doanh nghiệp. Cụ thể là hướng tới hoạt động liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp lấy viện nghiên cứu, trường đại học là nguồn lực đổi mới kỹ thuật, công nghệ. Doanh nghiệp khởi nghiệp được xác định là trụ cột sáng tạo trong hoạt động kinh doanh mới, thực hiện đổi mới công nghệ thông qua hoạt động kinh doanh mới của doanh nghiệp mới khởi nghiệp từ công nghệ, kỹ thuật được phát triển tại trường đại học, viện nghiên cứu.

Với việc thực hiện hoạt động sáng tạo kinh doanh mới thông qua các Công ty mới khởi nghiệp từ những hạt giống kỹ thuật nảy nở tại các trường đại học theo mô hình của Mỹ tại Stanford hay Harvard đã mang đến những kết quả thuyết phục. Cụ thể, vào năm 2001 chỉ trong khuôn khổ một đề án mục tiêu đặt ra trong 3 năm thành lập 1.000 doanh nghiệp mới khởi nghiệp từ các trường đại học, viên nghiên cứu, nhưng tới cuối tháng 3 năm 2003, số doanh nghiệp mới khởi nghiệp từ trường đại học, viện nghiên cứu đã lên tới 1.099 doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp trong số đó đã thất bại và một số trong đó đã được tái sinh qua quá trình ươm tạo lại doanh nghiệp.

Việc chuyển hướng ban hành chính sách cơ cấu kinh tế định hướng phát triển doanh nghiệp mới khởi nghiệp từ viện, trường, loại doanh nghiệp KH&CN đã cho thấy trong bối cảnh này không còn có thể trông đợi vào doanh nghiệp lớn như trụ cột gánh vác đổi mới công nghệ, chính sách công nghiệp của Nhật Bản đã buộc phải mở sang lĩnh vực chính sách về DNNVV và đã đem đến sức sống mới cho nền kinh tế đất nước.

Việt Nam đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp KH&CN

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc học tập, áp dụng những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia có hệ thống các DNVVN, doanh nghiệp KH&CN phát triển như Nhật Bản là vô cùng cần thiết. Với các mục tiêu chính đã được đề ra đến năm 2015 xây dựng được 3.000 doanh nghiệp KH&CN, đến năm 2020 xây dựng được 5.000 doanh nghiệp KH&CN, đồng thời với việc đẩy mạnh các giao dịch công nghệ trên thị trường tăng trung bình 15-17%/năm theo Quyết định 418/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam là một nhiệm vụ không hề đơn giản và dễ dàng đạt được.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, hầu hết các địa phương chưa thực sự quan tâm nhiều đến cung cầu trong hoạt động của thị trường công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm, doanh nghiệp khởi nghiệp cho dù ngân sách dành cho hoạt động KH&CN các địa phương vẫn tăng đều trung bình10%/năm trong giai đoạn 2001-2010.

Kết quả đánh giá sơ bộ cũng cho thấy nhiều điểm trong chính sách mới được ban hành khi triển khai vào thực tế đã bộ lộ nhiều hạn chế, thiếu tính hấp dẫn. Cụ thể là, các doanh nghiệp KH&CN sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế sau khi được công nhận và sản xuất kinh doanh có lãi trên sản phẩm KH&CN. Thực tế cho thấy đối với doanh nghiệp khởi nghiệp từ viện, trường thì đây không phải là điều thực sự hấp dẫn và quan tâm nhất do yếu tố thuế thu nhập doanh nghiệp hầu như chưa phát sinh. Về vấn đề tiếp cận đất đai tương tự vì phải phụ thuộc vào các nhà đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Đối với việc sử dụng kinh phí nghiên cứu và phát triển công nghệ (địa phương, trung ương) của các doanh nghiệp KH&CN cũng còn nhiều khó khăn do thiếu các văn bản, cơ chế quản lý, chính chưa phù hợp đối với hoạt động của  DNVVN, doanh nghiệp KH&CN, nhất là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ khởi nghiệp.

Để đạt được các mục tiêu mong muốn cần xây dựng và ban hành các chính sách đổi mới cho DNVVN để hiện đại hóa và đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm nhất là một số vấn đề sau:

Một là, đổi mới hình thức, cách thức thực hiện và tăng cường phát triển liên kết giữa doanh nghiệp, viện, trường và các cơ quan công trong nghiên cứu và phát triển công nghệ có định hướng thị trường, sản phẩm.

Hai là, tạo sự thông thoáng, đơn giản, dễ thực hiện việc công nhận và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp KH&CN trong một số lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ phần mềm, nội dụng số, vật liệu mới, công nghệ sinh học,.. 

Ba là, nhanh chóng ban hành cơ chế tài chính mới cho DNVVN khi tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ như: áp dụng chính sách tín dụng, bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm bảo lãnh đối với các khoản đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ từ Quỹ Phát triển KH&CN, Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia và các Quỹ khác.

Cùng với đó là nghiên cứu áp dụng quy trình chẩn đoán doanh nghiệp áp dụng công nhận doanh nghiệp KH&CN qua đó làm tăng tính hấp dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp KH&CN tiếp cận được với nguồn vốn vay phát triển sản xuất từ ngân hàng phát triển Việt Nam, ngân hàng thương mại khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro