Những tiếng meoPhỏng theo Taisen Deshimaru

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

          Ngày xưa, có mt gã samurai đi câu bên bsui, câu mãi mi được mt con cá. Gã

sa son đem đi nướng ăn ngon lành, thì bng nhiên ttrong bi rm vt ra mt

con mèo, cum ly cá, chy đi. Gã ni xung, tut kiếm đui theo và cht con mèo ra

làm hai đon. Cơn gin tiêu tan, gã đâm ra ăn năn, hi hn. Bi vì gã vn là mt người

Pht t.

         Trên con đường v, gã nghe như gió thi trong cành lá tiếng "meo". Mi bước đi ca gã

dường như vang lên tiếng "meo". Nhng người qua li trên đường nói chuyn lao xao vi

nhng tiếng "meo". Bn bè cũng giu ct gã bng tiếng "meo". Ngay ctrong ánh mt

nhng đa con gã cũng phn chiếu tiếng "meo". Mi ln chp mt là gã mơ thy "meo".

Tnh dy, chung quanh gã tt clà "meo". Chính gã cũng trthành "meo"...

Cui cùng, mt ăn mt ng, gã samurai thân hình tiu ty chcòn là cái xác không

hn. Gã tìm đến mt ngôi chùa, gp mt vthin sư già, và xin ngài giúp đ:

– Bch sư ph, xin sư phcu vt con... Con không thnào chu đng được na...

          Nghe kli stình xong, vthin sư thdài, cau mày qutrách:

– Làm sao mt võ sĩ như ngươi có thhèn mt đến như vy được? Nếu không thng

được nhng tiếng "meo" kia, thì ngươi chcòn có mt cách là tsát. Không còn con đường

nào khác hơn, là tlàm hara–kiri, ngay bây givà ti đây! Nhưng vì lòng tbi, ta s

không đngươi đau đn, bng cách chém phăng đu ngay, sau khi ngươi bt đu tm

bng.

           Gã cúi đu ly t, tuy trong lòng vô cùng kinh scái chết.

Sau khi sa son nghi lxong, gã ngi xung, vch áo, hai tay cm chiếc dao hướng

vào bng mình. Vthin sư đng sau gã, giơ cao kiếm. "Bt đu đi!", ông ra lnh.

Gã samurai ttđt lưỡi dao vào bng mình, mhôi nhgit. Ngay lúc đó, vthin

sư lên tiếng:

– Còn nghe thy tiếng "meo" không?

– Chao ôi! Không... Tht lúc này con không nghe thy gì hết!

– Vy, nếu không còn tiếng "meo" thì không cn phi chết ...

          Lời bình của Nguyên Si

          Câu chuyện trên đây làm Nguyên Si tôi tưởng nhớ tới một câu chuyện đã đăng trong

báo Gió Ni cách đây khoảng vài ba chục năm...

          "Có một anh chàng bị bệnh tâm thần, cứ tưởng mình là một hạt thóc, nhìn thấy con gà

nào cũng cuống quít lên chạy trốn. Anh đi chữa bệnh bằng phân tâm học, và sau một thời

gian điều trị, tình trạng đã có vẻ khả quan. Khi chia tay bác sĩ, anh nói với một giọng quả

quyết: 'Bác sĩ cứ yên tâm, tôi khỏi bệnh rồi. Tôi là một con người, không phải là một hạt

thóc'. Nhưng chỉ vài phút sau, anh hối hả chạy trở về phòng mạch, mặt cắt không còn hột

máu. 'Con gà... con gà nó đuổi tôi', anh lắp bắp. 'Sao vậy?' Người bác sĩ ngạc nhiên. 'Anh

khỏi rồi mà. Anh đâu phải là hạt thóc'. 'Vâng', anh chàng buồn bã trả lời. 'Vẫn biết tôi

không phải là hạt thóc, nhưng khốn nỗi con gà nó vẫn tưởng tôi là hạt thóc...'"

Dĩ nhiên, đây không phải là một câu chuyện Thiền, mà là một trường hợp bệnh tâm

thần có thể xếp loại vào bệnh hoang tưởng suy diễn (délire d'interprétation), là một loại

bệnh khá thông thường. Ngoài những trường hợp nặng như trên, thì còn biết bao nhiêu là

trường hợp nhẹ, và phải công nhận rằng giữa người bệnh và không bệnh, ranh giới đôi khi

cũng không có gì là rõ rệt...

           Nói như vậy thì trong một chừng mực nào đó, chúng ta đều là những kẻ bị ám. Chúng ta

đều vừa là nạn nhân của trí tưởng tượng của mình, vừa là tác giả của những vọng tưởng đó.

Trong suốt cuộc đời, con người tự tạo nên cho mình bao nhiêu là vọng tưởng, và chính

những vọng tưởng đó là nguồn gốc của tâm bệnh, của khổ đau.

           Nhưng, bạn sẽ bẻ lại, nếu không có tưởng tượng, thì làm gì còn câu chuyện để nói? Làm

gì còn con người, làm gì còn khổ đau, làm gì còn cuộc sống? Bởi vì, nếu "nắng mưa là bệnh

của trời", thì có lẽ "tưởng tượng (chứ không hẳn là tương tư) là bệnh của tôi với người"...

Phải lắm. Ðặc tính của con người là ở đó, ở cái khả năng tạo dựng nên trong tâm thức

của mình những gì không có thực, những gì hoàn toàn giả tạo. Thế rồi mình cứ khư khư ôm

lấy – hay bị ám ảnh bởi – những điều tưởng tượng đó, và yên trí chúng là sự thực, sống với

chúng như là sự thực.

          Những "sự thực" tưởng tượng đó không phải chỉ là "tiếng mèo kêu" hay là "người – hạt

thóc" trong câu chuyện. Chúng còn mang muôn hình vạn trạng: một hình ảnh chợt hiện

trong đầu, một câu nói, một điệu nhạc xưa, một ý nghĩ "phải chi... giá mà... đáng lẽ... biết

đâu... tiếc rằng... ngộ nhỡ... hay là... ", một lời phê phán, một dự án... Tất cả những gì gây

nên dao động thần trí, bằng cách tạo dựng một tấm màn hỏa mù che đậy thực tại, lôi cuốn

con người trong mê sảng, mộng mị, huyễn hoặc, mơ hồ, nhớ thương, tiếc nuối, lo sợ, nghi

vấn, v. v...

          Muốn thoát ra khỏi sự thống trị gần như thường trực của vọng tưởng, thì chỉ còn có một

cách: Sống với thực tại, để nhận chân thực tại, và như vậy hủy bỏ được khổ đau. Ðó chính là

mục đích của đạo Phật: diệt khổ bằng con đường giác ngộ.

           Xét cho cùng, đạo Phật có tám vạn bốn nghìn pháp môn tựu trung cũng hướng về một

điểm, đó là cái huệ bằng cách định cái tâm của mình. Muốn định được cái tâm, thì phải gạt

bỏ mọi dấy động phát xuất từ bên trong mình, những vọng tưởng, tạp niệm, thành kiến, suy

luận, tính toán, giả thuyết, chấp trước, tất cả những gì làm vẩn đục nhận thức và che dấu

thực tại. Mục đích là nhận chân được sự thực "như vậy" (tel quel, ainsité), cái Chân Như

không thể nghĩ bàn, mà chỉ nhận chân được bằng trực giác, một khi đã đạt được trí huệ

tịnh tịch.

           Từ xưa tới nay, các vị thiền sư cũng chỉ dậy một điều cho các thiền sinh: Trở về với thực

tại, sống trong giây phút hiện tại. Khi véo mũi, bợp tai, đánh đập, la hét học trò như trong

phái Thiền Lâm Tế, người thầy cũng chỉ tìm cách lôi kéo học trò đang mơ màng vọng tưởng

trở về với thực tại, và giáng lên một đòn tâm lý làm bừng lên giác ngộ.

Ngày nay, các vị thiền sư cũng chỉ nhắc lại, bằng những từ ngữ mới mẻ hơn ("Thở vào,

ta ý thức ta có mặt; thở ra, ta mỉm cười với sự sống trong ta và quanh ta"), những lời dạy

của Đức Phật Thích Ca trong Kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana) và Niệm Hơi Thở

(Anapanasati) ("Với tâm hân hoan, tôi thở vào; với tâm hân hoan, tôi thở ra"). Ðó là tập

chánh niệm, tập chú tâm vào mỗi việc làm của mình.

           Cũng như khi xưa thiền sư Huệ Hải dậy cái dụng công của mình: "Khi đói thì ăn. Khi

mệt thì ngủ". Nhưng khi ăn chỉ nghĩ tới ăn, khi ngủ chỉ nghĩ tới ngủ, khác với người thường,

"khi ăn chẳng chịu ăn, đòi trăm thứ cần dùng, khi ngủ chẳng chịu ngủ, tính toán cả ngàn

chuyện".

           Người ta cứ quen tự mình gây nên bao nhiêu điều phức tạp. Ngay cả sự thật cũng tìm nó

ở đâu đâu, như chạy theo "lông rùa, sừng thỏ". Trong khi đó, sự thật giản dị vô cùng, nó là

như vậy và chỉ là như vậy. Nhưng chính vì giản dị, cho nên mới khó liễu đạt được. Làm sao

cho mây tan, thì trăng mới hiện.

          Trong câu chuyện trên, gã samurai ngày đêm bị ám ảnh bởi tiếng kêu của con mèo

mình lỡ giết, cho tới khi lưỡi dao đè vào bụng, cái chết gần kề, mới thực sự định được cái

tâm của mình. Lúc đó, gã mới chú tâm vào thực tại, mới đạt được chánh kiến, và lúc bấy giờ

dĩ nhiên không còn vọng tưởng, tức là không còn nghe thấy tiếng mèo kêu! Thói thường,

khi người ta vừa thoát khỏi cái chết mới hiểu được giá trị của cuộc sống...

          Này bạn, còn nghe thấy tiếng meo không?

          "Meo"!

(Ô hay... Không biết con mèo đã sống dậy, hay mình còn vọng tưởng?)__

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro