Tâm là gì?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                 Nói tới cái tâm, người Phật tử nào cũng mắt sáng lên, lắng tai nghe.

              Ôi, cái tâm huyền bí, mầu nhiệm, mông lung, sâu thẳm! Tâm linh, tâm hồn, tâm

Phật, tâm ấn, tâm kinh... Rồi còn bao nhiêu câu nổi tiếng nữa như "Phật tại tâm",

"tức tâm tức Phật", "tâm, Phật, chúng sinh, tam vô sai biệt", "dĩ tâm truyền tâm", v.v..

Nhưng cái tâm là gì mới được chứ? Nó nằm ở đâu? Ở trái tim trong cơ thể con người ư?

Đó là quan niệm cổ xưa, khi người ta còn cho trái tim là nơi tụ họp của tất cả các cảm

xúc, tình cảm. Trái tim đứng một vị trí trung tâm trong cơ thể, hơn nữa tim đồng nghĩa với

sự sống, tim còn đập thì con người còn sống, tim ngừng đập thì con người đã chết. Người

xưa quan niệm giản dị như vậy, nên mới dùng chữ tâm để dịch chữ Phạn citta trong kinh

điển Phật giáo.

              Phải đợi đến thế kỷ thứ XVII, nhờ các nghiên cứu của nhà sinh lý học W. Harvey, người

ta mới biết rằng trái tim chỉ là một chiếc cơ, một bắp thịt với chức năng duy nhất là bơm

máu chảy trong các mạch máu. Một máy bơm tự động, làm việc ngày đêm không bao giờ

ngưng nghỉ, không bao giờ... đình công, đập hơn 2 tỉ lần trong một đời sống 60 năm. Một

bộ phận có vẻ giản dị, nhưng thật ra là một kỳ công của tạo hóa.

                 Điều đáng chú ý là người Trung Quốc cổ xưa đã biết nhận xét rất tinh tế khi viết chữ

tâm in hệt một trái tim (心), với hai tâm nhĩ và tâm thất. Trong khi tại Tây phương, người

ta thường tượng trưng tình yêu bằng hình trái tim, trông giống một lá khoai hơn là một

trái tim, đôi khi bị bắn xuyên qua bởi một mũi tên... Dù sao, chỉ còn một thiểu số người

vẫn tin rằng trái tim là nơi phát xuất và tụ họp của cảm xúc và tình cảm, hoặc ý nghĩ sâu kín

của mình, như trong các từ ni tâm, tâm đa, tâm khm, dng tâm hay thành ngữ đánh

trúng tim đen, khu Pht tâm xà...

                Lý thì là như vậy, nhưng người ta vẫn hàng ngày dùng những từ hay thành ngữ có chữ

tim, như trái tim vàng, ho tâm, lương tâm, nhn tâm, yên tâm, un grand coeur, le coeur

gros, avoir du coeur, coeur vaillant, tenir à coeur... Tất cả những thói quen đó làm cho

nhiều người trong tiềm thức vẫn hướng về trái tim khi nói đến cái tâm.

Nhưng tim không phải là bộ phận duy nhất được gán vào chức năng cảm xúc, tình cảm.

Ngày xưa, người ta cũng cho rằng lòng dlà nơi chứa đựng những tình cảm mạnh mẽ nhất.

Bằng chứng là các từ như đau lòng, mi lòng, đng lòng, chnh lòng, nlòng, phi lòng,

hài lòng, mích lòng, có lòng dnào, đt rut hay đon trường (bạn còn nhớ chăng câu

chuyện người thợ săn bắn chết một con vượn con, vượn mẹ ôm con vào lòng khóc than

thảm thiết rồi lăn ra chết, mổ bụng ra thì thấy ruột của nó đã đứt ra từng khúc...; dĩ nhiên,

đó chỉ là một câu chuyện tưởng tượng đầy thi vị!). Hoặc những câu ca dao như: "Chiều

chiều li nhchiều chiều, trông vquê mchín chiều ruột đau". Đối với người Tây phương

cũng vậy, chỉ có lòng dmới là nơi bung ra những cảm xúc sâu kín, mãnh liệt nhất của tâm

hồn (s'exprimer avec ses tripes)...

                Vậy, chúng ta có thể tự hỏi tại sao người ta lại cho rằng cảm xúc, tình cảm phát xuất từ

trái tim hay lòng d?

                Lý do cũng giản dị. Mỗi khi chúng ta bị cảm xúc tràn ngập, thì những hiện tượng đầu

tiên được cảm nhận là: tim đập dồn dập, ruột quặn đau... Nhà tâm lý học W. James đã nhấn

mạnh vào điều đó: những biểu hiện trong cơ thể xảy ra trước khi con người ý thức được

cảm xúc của mình. Ví dụ như vừa thoáng nhìn thấy một bóng người, trống ngực tôi đã đập

thình thịch, bụng tôi thốn lại, sau đó tôi mới nhận ra là người tôi đã thầm yêu trộm nhớ từ

lâu...

               Thật ra, những biểu hiện tim mạch hay tiêu hóa đó là do hệ thn kinh thực vật, tự trị

(système neuro–végétatif, autonome) điều khiển, chứ không phải là phát xuất từ những bộ

phận như tim mạch hay lòng dạ.

               Cắt rời khỏi hệ thần kinh, tim, dạ dày và ruột chỉ có những chức năng hạn hẹp của

chúng: một máy bơm phân phối máu tới các mô; một chiếc bao chứa đựng, nhào trộn thức

ăn và bài tiết axit và pepxin; một cái ống bài tiết enzim và hấp thu thức ăn, nước và muối

khoáng... Tim tự nó không biết đập toán loạn, dạ dày tự nó không biết đói hay no, ruột tự

nó không biết quặn đau hay tiêu chảy.

               Và dĩ nhiên, miệng tự nó không biết la hét, chửi rủa hay nói những lời êm dịu, yêu

thương, không biết ca hát hay tụng kinh, hay mím lại, vì "uổng khẩu vô ngôn"... Những bắp

thịt điều động miệng đều được điều khiển bằng hệ thần kinh, bằng não bộ. Rõ ràng, tuy

miệng quan trọng để biểu lộ, nhưng tâm không phải ở miệng! Mà cũng không ở tim, không

ở ruột...

              Vậy thì tâm ở đâu? Các nhà khoa học từ thế kỷ thứ XIX đều biết rằng tâm là ở trong

não, đúng hơn tâm là sự vận hành của não. Nhưng vẫn còn một số người không nhỏ không

chấp nhận sự kiện đó. Đối với họ não não, và tâm tâm, một bên là thể chất, một bên là

tinh thần (cũng như thân tâm), không thể nào lẫn lộn với nhau. Điều khó chấp nhận

nhất là giản lược tâm con người vào một mớ nơ rôn, dù số lượng những nơ rôn đó cao đến

đâu chăng nữa (khoảng một trăm tỉ), và những phản ứng hóa học trong não phức tạp đến

đâu chăng nữa.

                Thật ra, thái độ chối từ đó phát xuất từ một sự phân biệt và đánh giá thấp/cao giữa tinh

thần và vật chất. Đa số chúng ta thường có thành kiến, đánh giá tinh thần cao hơn vật chất,

ca tụng tinh thần và khinh rẻ vật chất. Chúng ta cũng chấp tướng, khi nhìn thấy bộ não con

người chỉ như một miếng đậu hủ lớn chưa đầy 1 kí rưỡi, và hình dung cái tâm bao la, tinh

tế, chứa đựng bao nhiêu hiểu biết, kí ức và tình cảm, vô cùng phong phú và phức tạp...

Cái tâm phân biệt và đánh giá đó làm chúng ta không chấp nhận được tâm não.

Nhưng thật ra, chúng ta có lý do gì để khinh rẻ não so với tâm, nơ rôn so với tư tưởng,

cũng như ghê tởm cục phân và ái mộ đóa hoa? Các bạn Thiền chắc hẳn còn nhớ ngày xưa

mình thường nói đùa (hay nói thật) với nhau: "Đóa hoa là phân bò đã thành, và phân bò là

đóa hoa sẽ thành..."

                    Tại sao người ta có thể chấp nhận được từ trí não, nhưng tâm não lại không? Lý do có

thể là người ta vẫn tách rời lý trí và tình cảm, và chấp nhận được lý trí nằm ở trong não,

nhưng tình cảm thì không!

                  Một điều quan trọng làm cho người ta không chấp nhận tâm não, chính là tính chất

vô thường của não, trong khi người ta vẫn hi vọng rằng tâm mãi thường còn, từ kiếp này

qua kiếp khác. Khi cơ thể con người chết đi, thì não cũng vĩnh viễn bị hủy diệt (ngày nay,

định nghĩa theo luật của sự chết là sự ngừng hoạt động của não, mặc dù tim, phổi vẫn hoạt

động). Như vậy nếu tâm não, thì cái gì còn lại để tái sinh? Còn gì là thức tái sinh?

Câu hỏi thật là hóc búa, khó lòng trả lời được một cách khách quan, một cách khoa học,

không dựa vào đức tin, giáo điều, vào những gì đã được đọc hay nghe kể lại. Đáng lẽ theo

tinh thần Kalama, người Phật tử tới đây phải ngừng mọi phê phán, đợi cho đến khi tự mình

kiểm chứng... nếu một ngày kia kiểm chứng được!

                   Trở về giáo lý nguyên thủy của Đức Phật Thích Ca, cái ngã tạm thời của chúng ta là do

sự tụ họp của ngũ un (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Tất cả các uẩn đó vô thường, và sự tụ

họp đó cũng vô thường. Đến khi cái thân tứ đại này tịch diệt, thì các uẩn rời nhau ra, cũng

như thịt, xương, da, tóc, lục phủ, ngũ tạng... Cái ngã, ngay từ khi còn sống, cũng là tạm bợ,

là giả danh rồi, huống chi là lúc chết, khi các uẩn tách rời nhau mà biến đổi... Nếu chúng ta

tin ở một cái ngã, một linh hồn vĩnh cửu, một thọ giả (pudgala), và còn chấp vào đó, thì

chúng ta không nghe lời Phật dạy trong Kinh Kim Cương: "Nếu Btát mà còn có ngã

tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thgitướng (pudgala–lakshana), thì không phi

là Btát".

               Từ lâu, tôi vẫn cho rằng tin hay không tin vào luân hồi/tái sinh thì cũng không thay đổi

gì về cách tu học đạo Phật. Ai cũng biết rằng khái niệm luân hồi/tái sinh (samsara) có

trước đạo Phật, và không phải là điều chính yếu trong đạo Phật. Điều chính yếu trong đạo

Phật là tự giải thoát khỏi khổ đau – hay tự giác khỏi vô minh – nơi này và ti đây.

Đối với tâm não cũng vậy. Theo tôi, tâm não là một, và không có lý do gì phân biệt tâm

não, cũng như tách rời tâm thân. Tâm não là hai khía cạnh của một thực tại, hai

mặt của một bàn tay. Cũng như ánh sáng có thể nhìn dưới khía cạnh sóng (onde) hay khía

cạnh hạt (corpuscule), điều đó không thay đổi gì về đặc tính của ánh sáng.

Điều tiện lợi không nhỏ là nhờ những khám phá mới mẻ của các môn thn kinh học

(neurosciences), người ta có thể cải tiến và gia tăng sự hiểu biết về tâm lý học, đồng thời

soi sáng một số điểm cho những người tu học Phật. Mặt khác, những kinh nghiệm ngàn

năm của đạo Phật có thể tỏ ra rất quí báu đối với các nhà thn kinh học, và ảnh hưởng lên

chiều hướng nghiên cứu khoa học bằng tính chất nhân bản và thực tiễn của chúng.

Một trong những người đầu tiên ý thức được điều đó là đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14,

Tenzin Gyatso. Từ 1987 và gần như mỗi năm, ngài đã tích cực tham gia vào những khóa hội

thảo "Tâm và sự sống" (Mind and Life) tổ chức cùng với một số nhà chuyên môn về thn

kinh học, và như vậy đã tỏ ra là một người tiên phong đóng góp vào công việc bắc một chiếc

cầu giữa khoa học và đời sống tâm linh.

                  Nói chung, phương pháp của khoa học là thí nghiệm và phương pháp của đạo Phật là

thực nghiệm. Khoa học lấy lý trí làm căn bản, trong khi đạo Phật dựa lên trực giác nhiều

hơn. Cả hai đều nhằm mục đích hiểu biết, và hướng đến sự thật. Đối với Đức Phật, có sự

thật tương đối (samvriti–satya) và sự thật tuyệt đối (paramartha–satya), trong khi đối

với khoa học, sự thật chỉ tương đối và có giá trị trong một hệ dọc (paradigme) nào đó thôi.

Vậy thì không có một lý do nào cho phép người ta đối chọi khoa học với đạo Phật.

Không có lý do gì khoa học và đời sống tâm linh chống lại nhau, không có lý do gì cả hai –

đều nhằm mang lại hạnh phúc cho con người – không cộng tác được với nhau, không bổ

túc cho nhau, vì lợi ích chung của nhân loại...

Người ta thường nhìn khoa học với một con mắt ngờ vực, ngán sợ, vì khoa học, kỹ thuật

có khả năng tàn phá khủng khiếp, và để lại trong lịch sử bao nhiêu đau thương tang tóc.

Hình ảnh hai trái bom nguyên tử nổ trên Hiroshima, Nagasaki và hai chiếc phi cơ lao

mình vào phá hủy WTC ngày 11 tháng 9 còn in sâu trong mọi ký ức, đó là chưa kể tất cả

những tệ hại khác gây nên bởi khoa học và kỹ thuật cho con người và trái đất...

Nhưng chúng ta cũng không thể nào phủ nhận những thành quả tích cực của khoa học:

Ngoài những đột phá y học từ thế kỷ thứ XIX, như vacxin, thuốc kháng sinh, và sự cải tiến

về vệ sinh, đã cứu sống bao nhiêu nhân mạng, thì những bước tiến về trồng trọt, chăn nuôi,

kỹ nghệ và bao nhiêu hiểu biết và kỹ thuật mới đã thay đổi cục diện của đời sống con người.

Điều đáng tiếc là chỉ có một phần của nhân loại được hưởng thụ những thành quả đó, do sự

phân phối còn quá bất công!

               Ngày hôm nay, trong một xã hội, không thể nào không có khoa học. Khoa học đã trở

thành thiết yếu, và không có gì ngăn cản được bước tiến của nó. Của chúng đúng hơn, vì

khoa học ngày nay đã tách ra làm rất nhiều ngành, càng ngày càng chuyên sâu, càng thêm

phức tạp. Sự tranh chấp giữa các quốc gia trên thế giới trong thế kỷ XXI sẽ chủ yếu là một

sự tranh chấp về kinh tế, điều đó đã rõ, nhưng theo các nhà tương lai học, đằng sau đó sẽ có

một sự tranh đua kịch liệt về khoa học kỹ thuật, về "chất xám". Các cường quốc hiện nay

cũng là những nước đứng hàng đầu về đầu tư trên nghiên cứu khoa học...

Thật ra khoa học không có chủ đích gì, ngoài sự hiểu biết. Áp dụng khoa học theo chiều

hướng này hay chiều hướng khác là do ý mun con người, cũng như một con dao có thể

dùng để làm bếp hay dùng để đâm giết. Trách nhiệm không nằm ở con dao, cũng không ở

người thợ chế tạo con dao, mà ở người cầm dao.

                Rốt cục cũng trở lại cái tâm. Và cũng vì lý do đó, cho nên khoa học và tâm linh phải

phát triển song song với nhau, bổ túc cho nhau, cộng tác với nhau.

Hơn nữa, nhìn dưới một góc độ nào đó, thì đạo Phật chính là một khoa học. Một khoa

học ứng dụng, một khoa học tâm thn, một tâm lý trị liệu. Vậy thì tại sao lại so sánh đạo

Phật với khoa học?

                 Cuối cùng, có một điều gây nên lo ngại lớn cho những người nghi ngờ ở khoa học: Đó là

viễn tưởng của một sự chế ngự, và có thể nô lệ hóa tâm lý con người bằng khoa học, kỹ

thuật. Nhỡ một ngày kia, các nhà khoa học tìm ra, qua các thuốc men hay kỹ thuật kích

thích thần kinh (bằng điện cực hay microchip đặt trong một vùng não), cách thay đổi tâm

thc con người theo một chiều hướng nào đó?... Kịch bản tương lai vô cùng đen tối và kinh

hoàng đó đã được nhà văn Aldous Huxley phác họa từ năm 1931 trong cuốn Thế gii hoàn

ho (Le meilleur des mondes).

                  Ba phần tư thế kỷ đã qua, kịch bản thảm họa đó rõ ràng đã không trở thành sự thật:

         1. Có nhiều cháu bé đã được thụ thai trong ống nghiệm, nhưng đã mang lại hạnh phúc cho

bao nhiêu gia đình;

         2. Có những kẻ vẫn dùng các chất ma túy để tìm những cảm giác khoái lạc nhất thời rồi lệ

thuộc chúng, nhưng đó không phải là chất "soma" do những nhà khoa học chế ra;

         3. Các dược liệu dùng để điều trị các bệnh loạn thn kinh (névroses) và tâm thn

(psychoses), tuy chỉ có tác dụng tạm thời, nhưng không làm thay đổi phẩm chất con

người;

          4. Người ta đã dùng những phẫu thuật thn kinh để điều trị, một cách hữu hiệu và mỗi

ngày một chính xác hơn, các bệnh như khối u, động kinh, Parkinson, v.v., nhưng tuyệt

đối không bao giờ để đem lại những trạng thái thay đổi tâm thc (états modifiés de la

conscience)...

              Nếu chúng ta tin tưởng ở con người (như Đức Phật đã tin tưởng khi ngài quyết định

chuyển Pháp luân), thì dĩ nhiên chúng ta phải tin tưởng ở khoa học. Bởi vì khoa học không

phải từ trên trời rơi xuống, mà do con người tạo ra, bằng tâm não của mình, với những hiểu

biết trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

               Để minh họa những điều vừa nói, tôi xin vắn tắt kể lại kinh nghiệm sống của bác sĩ Jill

Bolte Taylor, thuật lại trong cuốn sách bà mới ra, Voyage au–delà de mon cerveau (My

stroke of insight – A brain scientist's personal journey, 2006). Bà là một giáo sư chuyên

môn về giải phẫu học thần kinh (neuro-anatomie) tại Hoa Kỳ, tốt nghiệp trường Đại Học Y

Harvard, vừa mới 37 tuổi, bỗng nhiên bị một cơn xuất huyết não nặng do một dị dạng mạch

máu bị vỡ, phá hủy một phần lớn của bán cầu não trái. Nhờ một ý chí mạnh mẽ phi thường,

bà đã kiên trì tập luyện cho đến khi hoàn toàn phục hồi chức năng và trở lại một cuộc sống

bình thường.

                Nhưng điều đã thúc đẩy bà thuật lại và giải thích kinh nghiệm của mình 10 năm sau, là

cảm giác tràn đầy hạnh phúc, lâng lâng như trên một đám mây, hòa đồng trong vũ trụ, mà

bà đã nhận thấy trong thời gian não trái bà đang ngừng hoạt động. Đó chính là dấu hiệu

của sự trội lên của não phải, bởi vì theo sự giải thích của bà, não phải chủ về sự cảm thông,

sự hòa đồng với thế giới, về sự an tĩnh, bình thản, không kể gì đến thời gian, đến quan hệ

mình/người. Trong khi đó, não trái chủ về suy nghĩ, tính toán, đắn đo thời giờ, quá

khứ/tương lai, quan hệ mình/người. Tình trạng tâm lý con người là kết quả của sự thăng

bằng giữa não trái và não phải.

                     Bà kể chuyện trước khi bà bị tai biến máu não, thì bà là một người có não trái làm việc

tích cực và liên tục, hết bài giảng này tới báo cáo nghiên cứu khác, rồi lại thêm hoạt động

cho một hội đoàn xin bệnh nhân hiến não cho y học sau khi chết ... Khi bà bị tai biến máu

não, thì não trái bỗng nhiên lặng im, để cho não phải một mình hoạt động, mang lại một

cảm giác hạnh phúc như chưa từng có, tràn đầy tình thương, hòa đồng với vũ trụ bao la,

như đạt Niết Bàn... Và đến khi não trái dần dần phục hồi, thì tiếng nói của nó thì thầm trở

lại, hay văng vẳng bên tai: "Này coi chừng, cái này đúng cái này sai... cái này đẹp, cái kia

xấu... lỡ người ta nói này, lỡ người ta nói nọ... tiếc quá, giá mà mình... không biết mai kia sẽ

ra sao..." Bà biết vậy, cho nên khi phục hồi trở lại, bà lựa chọn kỹ lưỡng, không để cho

những tư tưởng rối rắm, tiêu cực, những thành kiến vớ vẩn xâm nhập đầu óc bà. Bà chủ

trương làm sao cho não phải hoạt động tích cực hơn, và mỗi khi cần thiết, "bịt miệng" tiếng

nói huyên thuyên, ồn ào của não trái: "Im đi một chút có được không, não trái của tôi

ơi?"...

                Bà cũng ý thức rằng những phương pháp tập luyện tâm theo truyền thống Á châu, như

Thiền, Thái Cực Quyền, Khí Công, v.v. có thể mang lại được một sự thăng bằng giữa hai

não, và rất có lợi ích trong đời sống Tây phương, chủ yếu dựa lên não trái, với những hậu

quả như dễ bị lo lắng và trầm cảm...

Vô hình chung, bà đã khám phá ra, qua kinh nghiệm bản thân, những điều quan trọng

đưa tâm não học ứng dụng đến sát gần đạo Phật: Tập luyện làm sao cho não trái, là nơi

phát xuất tâm chấp ngã, chấp thường, tâm phân biệt, tâm đắn đo suy tính, tâm phê phán,

tạm ngưng hoạt động, để cho não phải, là nơi phát xuất tâm từ bi, tâm mở rộng, tâm không

phân biệt không gian và thời gian, tâm hòa đồng với vũ trụ, có dịp phát triển.

Phải chăng đó chính là phương pháp các vị Thiền sư đã dậy bảo: "biết vọng không theo",

"khám phá ông chủ của mình", hay "để lắng đọng thì nước trong", "khi mây tan thì trăng

sáng"?...

            Được biết kinh nghiệm sống của BS Taylor không làm thay đổi gì cái nhìn của tôi về đạo

Phật.

Hơn bao giờ hết, tôi cảm nhận rõ ràng rằng đạo Phật chính là một trong những phương

pháp tu luyện tâm thn (hay tâm não, hay tâm linh) – cứ gọi một cách vắn tắt là tu tâm

hữu hiệu nhất, nhằm giải phóng con người và mang lại hạnh phúc.

Con người quả là loài duy nhất trong chúng sinh có khả năng tuệ giác và tự giải thoát:

Đó là khả năng dùng tâm não của chính mình để chuyển đổi tâm não của mình, cho đến

khi không còn mình nữa.

              Theo tôi hiểu, đó cũng là ý nghĩa của "Mười bức tranh chăn trâu".

                      Olivet, 25 tháng 12 năm 2008__

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro