Đối thoại truyền hình - Tiên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phạm Thu Hằng dành 4 năm để làm bộ phim tài liệu về đề tài hậu chiến "Mùa cát vọng" và chuẩn bị ra mắt khán giả. "Mùa cát vọng" là góc nhìn khá độc đáo và mới mẻ của chị về đề tài hậu chiến. Tuy nhiên, phim đến được với khán giả vẫn là con đường gian nan.
Bối cảnh câu chuyện diễn ra trong một ngôi làng nghèo thuộc khu phố An Hưng, huyện Cam Lộ, Quảng Trị, vùng đất chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Bao quanh bởi khung cảnh huyền ảo của những bãi bom ở Quảng Trị, trong một ngôi làng nằm ven con đường thông Lào, nơi từng là chiến địa ác liệt, bốn người đàn ông lặp lại những nhịp điệu nhàm tẻ của đời sống thường ngày bằng những buổi tụ họp trong một ngôi nhà không có cửa.
Họ đến, uống, hút, chơi đàn và hát những bài ca về tình yêu và cuộc chiến tranh đã qua. Sự hằn học, cay nghiệt đan xen với những giây phút thăng hoa của tâm hồn lấp lún trong sự chết của không gian và trôi nổi của thời gian. Tất cả bọn họ chờ đợi cho một điều không thể biết. Và một ngày, điều không thể biết đó bỗng dưng gõ cửa, có một người trong bốn con người đó đã dừng cuộc rong chơi mệt nhoài, bỏ những người còn lại miệt mài tồn tại trong khung cảnh huyền ảo của những hố bom chưa khi nào khô cạn.
Cái chết của chú Lộc, người đàn ông có tâm hồn nghệ sĩ khiến người xem ám ảnh đặt ra nhiều câu hỏi về sự tồn tại của con người. Họ, bốn gương mặt ấy đang tồn tại hàng ngày trong ngôi làng nhỏ. Họ không trực tiếp tham gia chiến tranh, chưa một ngày cầm súng. Nhưng người xem có thể cảm nhận được những hậu quả nặng nề của chiến tranh.
Ở đó, thời gian và không gian gần như không vận động. Bốn người đàn ông tồn tại qua ngày. Họ tồn tại chứ không phải đang sống. Hằng khiến người xem ám ảnh bởi từng khuôn hình, từng ánh mắt buồn bã, vô vọng của họ. Hậu quả của chiến tranh ở đây ta không nhìn thấy bằng mắt mà chỉ bằng cảm nhận bằng sự chết mòn của cuộc sống của những người dân nơi đây.
Nhưng điều đáng nói là trong cuộc sống mòn ấy, người xem vẫn cảm nhận được những tia sáng ấm áp. Đó là khi họ hát. Âm nhạc cứu rỗi tâm hồn họ. Âm nhạc như một chốn nương thân cho đời sống bế tắc của họ. Trong tâm hồn những con người tưởng như khô cằn ấy vẫn ẩn chứa một trái tim yêu đời, yêu cuộc sống. Đó chính là cách nhìn tươi sáng của đạo diễn Phạm Thu Hằng về đời sống.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#haha