CHƯƠNG 13,14,15

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Chương 13


Giang Thanh cũng lưu lại ở Quảng Châu và tôi thường làm việc với bà.

Sau khi chúng tôi đến được hai ngày, vệ sỹ riêng của Mao là Lý ẩm Kiều đề nghị tôi:

- Đồng chí nên báo cáo tình hình sức khỏe của Chủ tịch cho Giang Thanh biết.

Tôi hỏi:

- Sao vậy? Hôm đầu chúng tôi đến có thấy mặt bà ta đâu.

Lý hạ giọng:

- Nếu đồng chí không làm, thì bà ta sẽ cho rằng đồng chí coi thường bà ta.

Tôi đã làm theo lời khuyên của ông ta. Một buổi sáng, tôi được dẫn đến phòng làm việc của bà ở nhà số 2. Giang Thanh mặc bộ y phục màu xanh sẫm và đi giày da trắng, dế bằng, tóc búi tó. Bà đang ngồi trên ghế và đọc tờ Bản tin được lưu hành nội bộ, hàng ngày được chuyển cho những nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước. Trong đó có nhiều tin quan trọng ở trong và ngoài nước, không bình luận và phần lớn đều lấy từ báo chí nước ngoài

Giang Thanh cũng bắt chước thói quen của Mao, khi tiếp khách tay thường cầm sách. Tuy nhiên, ở bà việc này không gây được nhiều ấn tượng lắm. Bà chỉ vờ đọc và thường khi được thông báo khách đã có mặt, thì bà mới cầm sách lên.

Nhớ lại lời nhắc nhở nhiều lần của Lý ẩm Kiều và của chị y tá là phải đặc biệt lễ phép đối với phu nhân của Chủ tịch, tôi đã ngoan ngoãn chào Giang Thanh. Bà ra hiệu cho tôi ngồi. Tôi nói:

- Thưa, Chủ tịch vẫn khỏe ạ. Mặc dù Chủ tịch sinh hoạt không theo giờ giấc, không có lợi cho sức khỏe, nhưng Chủ tịch vẫn rất thọ. Nếu ngay bây giờ chúng ta buộc Chủ tịch thay đổi, thì có thể sẽ có hại nhiều hơn là có lợi ạ.

Bà xẵng giọng hỏi lại:

- Đồng chí cho rằng việc Chủ tịch sinh hoạt điều độ là không quan trọng sao?

Tôi trả lời:

- Thưa, không ạ. Chứng mất ngủ của Chủ tịch còn tăng thêm nữa là đằng khác.

Bà xuống giọng châm biếm:

- Đó là lời khuyên của thày thuốc của đồng chí phải không?

Bà ngước đôi mất màu nâu chăm chăm nhìn tôi:

- Đồng chí cũng nói điều này cho Chủ tịch biết rồi chứ?

- Thưa, vâng

Giang Thanh ngạc nhiên. Bà nóng nảy gõ ngón tay lên bàn.

- Thế Chủ tịch trả lời thế nào?

- Chủ tịch đồng ý với tôi. Chủ tịch nói, đồng chí ấy ngày càng già đi và không dễ thể thay đổi thói quen của đồng chí ấy.

Bà cúi đầu, nhìn tôi một lần nữa và vuốt nhẹ tóc. Tôi biết, những thói quen của Mao đã làm phiền bà, nhưng bà không thể tự cho mình có quan điểm khác với chồng bà. Giang Thanh hoàn toàn lệ thuộc vào Mao, không có cộng sự gần gũi nào của ông lại cư xử một cách hạ mình và xu phụ như bà. Không có Mao thì bà cũng chẳng là gì.

Bà nói dối:

- Tôi cũng nghĩ thế. Nhiều người muốn làm Chủ tịch thay đổi thói quen, nhưng tôi thì ngược lại.

Bà cười, rồi hỏi:

- Thế thuốc ngủ có tác dụng gì không?

- Thưa, Chủ tịch đã mắc chứng mất ngủ từ nhiều năm nay. Chỉ có thuốc ngủ mới làm cho Chủ tịch chợp mắt được.

- Rõ ràng đồng chí không muốn thay đổi gì.

- Dạ, đúng thế ạ, từ lâu Chủ tịch đã không dùng thêm liều thuốc nào.

Bà diễu cợt:

- Chẳng có thày thuốc nào có lời khuyên hay đến nỗi người ta phải dùng thuốc ngủ. Thế đồng chí dùng thuốc gì?

- Thưa, không ạ.

- Nhưng đồng chí biết rõ là thuốc ngủ có hại cho sức khỏe chứ?

Tôi trả lời:

- Thưa, tốt hơn là không nên dùng thuốc ngủ ạ. Nhưng từ nhiều năm nay Chủ tịch đã quen dùng...

Bà thô lỗ ngất lời tôi:

- Đồng chí đã nói gì đó với Chủ tịch, để ông tiếp tục dùng thuốc ngủ chứ!

- Thưa vâng. Tôi đã từng hiểu cặn kẽ thói quen ngủ nghê của Chủ tịch. Hàng ngày ông ngủ muộn hơn hai hoặc ba tiếng so với ngày hôm trước. Thỉnh thoảng ông thức liền 24 tiếng hoặc 36 tiếng. Nhưng sau đó ông ngủ liền từ 10 đên l2 tiếng. Tính trung bình mỗi ngày ông ngủ từ 5 đến 6 tiếng. Thoạt nhìn, thì điều này có vẻ không theo quy luật, nhưng thực ra lối ngủ nghê này có sự đều đặn riêng.

Giang Thanh lại hỏi:

- Tại sao đồng chí không thông báo sớm tất cả điều này cho tôi biết?

Tôi mất dần kiên nhẫn:

-Thưa, tôi chưa có điều kiện. Chủ tịch chỉ mới vừa nói điều này với tôi.

Giang Thanh lạnh lùng nói:

- Thôi được, chúng ta tạm thế đã. Lần sau đồng chí hãy nói cho tôi biết trước khi đồng chí đến chỗ Chủ tịch.

Tôi không có ý định phải thưa bẩm với Giang Thanh trước, vì bà ta không thể trực tiếp kiểm soát được chồng bà. Bà tính qua tôi để tác động đến Mao. Tôi lễ độ từ biệt bà, nhưng tôi phớt lờ chỉ thị của bà.

Sau khi tôi đi khỏi, Giang Thanh nói với một cô y tá của bà: Bác sỹ Lý thật ương ngạnh và kiêu căng, cứ khăng khăng giữ ý kiến của hắn. Chúng ta phải dạy cho hắn một bài học.

Tôi kể cho Mao cuộc nói chuyện của tôi với Giang Thanh và ông có ý định làm người trung gian giữa tôi và vợ ông. Ông nói:

- Giang Thanh đã công khai đối đầu với đồng chí. Đồng chí nên nói cái gì đó nịnh đầm bà ấy một chút, để làm bà ấy hài lòng.

Uông Đông Hưng cũng vậy. Ông ta muốn tôi kính trọng Giang Thanh hơn nữa và lo ngại hậu quả sẽ xảy ra khi tôi không làm theo lời ông. Có lẽ ông ta cũng đã từng xung đột với Giang Thanh.

Lời khuyên của cả hai người làm tôi ngạc nhiên. Tôi rút ra bài học, không nên đưa chuyện nữa.

Mặc dù tôi không muốn nịnh Giang Thanh và tôi thấy khó mà gây được thiện cảm đối với bà, nhưng tôi vẫn tìm cách để hiểu bà.

Bà sống một cuộc sống xa hoa, nhưng vô nghĩa. Mao không quan tâm đến bà và bà cũng chẳng có vai trò gì trong cuộc đời ông. Ông già hơn vợ tới 20 tuổi và họ có những thiên hướng rất khác nhau. Giang Thanh coi trọng giờ giấc và sự đều đặn, ngược lại Mao chối bỏ tất cả mọi sự điều độ. Mao thích đọc, còn trong việc này Giang Thanh lại thiếu kiên nhẫn. Mao tự hào về sức khỏe và tầm vóc của ông, còn Giang Thanh luôn cảm thấy đau yếu. Chưa bao giờ họ cùng ăn với nhau. Trong khi Mao ưa thích những món ăn cay của vùng Hồ Nam, thì Giang Thanh lại mê hoặc là món cá nấu với rau nhạt nhẽo, hoặc là làm ra vẻ sành các món ăn phương Tây mà bà đã từng nếm thử ở Liên-xô và còn đòi hỏi cả món thịt hâm nhừ và trứng cá muối.

Người ta đã từng hết sức cố gắng tìm cho bà một công việc thích hợp. Năm 1949 bà được bổ nhiệm làm phó phòng Kiểm duyệt phim thuộc bộ Văn hóa, nhưng bà tỏ ra ương ngạnh đến nỗi chẳng ai có thể chịu nổi bà. Sau đó bà đổi sang làm phó phòng Thư ký chính trị của Tổng văn phòng của Dương Thượng Côn ở Trung Nam Hải. Nhưng bà lại đe mọi người rằng, Mao sẽ cách chức họ.

Mao đành phái cử bà làm thư ký riêng của ông. Với chức vụ này, bà phải tổng hợp tin tức từ bản tin phần lớn các nhà lãnh đạo đảng đều giao cho vợ làm công việc tương tự như vậy.

Mặc dù Giang Thanh thường có tập Bản tin đó nhưng ít khi bà đọc chúng. Khi làm, bà lại không thể phân biệt được tin nào là quan trọng, tin nào không, đến nỗi công việc của bà chẳng giúp gì được cho Mao. Vì vậy, Lâm Khắc phải đảm nhiệm công việc của Giang Thanh là thu thập tin tức.

Giang Thanh là người mà người Trung quốc gọi là tiểu công minh (kẻ khôn vặt). Bà xét nét, nhưng không được giáo dục và không có khả năng phân tích. Bà chỉ biết một chút về lịch sử Trung hoa, còn về thế giới bên ngoài biên giới thì bà lại càng biết ít hơn. Bà thường không hiểu ngay cái mà bà vừa đọc. Có lần bà nói với tôi, nước Anh không phong kiến như Trung quốc, vì nó thường có nữ hoàng trị vì. Theo bà, vì chế độ gia trưởng của Trung quốc mang tính chất phong kiến, cho nên sự lãnh đạo của phụ nữ chính là biểu hiện của thời đại mới. Bà nghe được giọng Bác Kinh, thế mà hiểu biết của bà về ngôn ngữ Trung quốc lại hạn chế. Nhưng bà biết cách giấu dốt khi bà thường hỏi thêm những từ đó được phát âm như thế nào trong tiếng địa phương ở Bắc Kinh. Việc tra từ điển đối với bà thật khó khăn.

Mặc dù kiến thức của bà kém cỏi như thế, nhưng bà lại hay diễu cợt người khác. Một lần Mao nói đùa với tôi là tôi thu lượm được kiến thức về lịch sử Trung quốc ở trong nhà hát kinh kịch Bắc Kinh. Thật là một sự lăng nhục đối với tôi khi tôi nghiên cứu lịch sử Trung quốc một cách có hệ thống. Nhưng Giang Thanh vẫn tiếp tục lấy lời nhận xét của Mao để châm chọc tôi, tuy câu chuyện tiếu lâm đó đã nhạt từ lâu.

Mao không yên tâm về sự thờ ơ của vợ ông đối với những sự kiện lịch sử và thời sự. Bởi vậy, ông thường gửi cho bà sách vở, tài liệu và những tập sưu tầm tin tức mới nhất để bà nắm được những thông tin như ông. Nhưng Giang Thanh luôn luôn thoái thác. Thay vì đọc, tối ngày bà xem những cuốn phim nhập từ Hồng Công. Bà nói là bà ốm. Giang Thanh luôn đau ốm, nhưng những bộ phim, có lẽ, chữa được bệnh suy nhược thần kinh của bà.

Năm 1953, bộ y tế và Văn phòng chính của lực lượng an ninh đã ra tay với những bệnh tật mơ hồ của bà. Họ cử bác sĩ Hứa Đạo đến làm bác sĩ riêng cho bà. Ông nguyên là bác sỹ riêng của Mao trước đây, nhưng vì Giang Thanh luôn đau ốm, nên là Mao để cho bác sỹ Hứa Đạo chăm sóc vợ ông.

Giang Thanh đã đẩy cuộc đời của bác sỹ Hứa xuống địa ngục. Trong chiến dịch chống bọn phản cách mạng năm 1954, bà đã công kích ông, và về sau bà vẫn tiếp tục cái trò đê tiện đó của bà. Tại Quảng Châu, ông đã trở thành nạn nhân của những lời vu khống cay độc. Lần này ông bị phê phán là đã giở trò bỉ ổi với một cô y tá của Giang Thanh.

Cô y tá vốn mắc chứng thiếu máu, luôn cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt. Vì vậy, ngay sau khi đến Quảng Châu ít lâu, cô đã yêu cầu bác sỹ Hứa khám cho cô. Bác sỹ Hứa khám cho cô trong tiền sảnh của nhà khách, nơi cô ở. Bỗng nhiên, một vệ sỹ - một gã nông dân vô học, rất nghi ngờ về mặt đạo đức - xộc vào phòng. Gã vốn mù tịt về y tế, thế là gã đã vu cho bác sỹ Hứa tội quấy rối tình dục.

Là chỉ huy toán vệ sỹ, Uông Đông Hưng phải lưu tâm đến vụ này. Ông chứng minh được là Hứa Đạo vô tội, vì một người là bác sỹ ông đã biết từ lâu, và người kia là gã vệ sĩ ông cũng không lạ gì về sự thất học và tư cách thô lỗ của hắn.

Tôi cũng rất bất bình về sự chỉ trích này. Đơn giản là không đời nào bác sỹ Hứa lại hành động như vậy. Ông là người rất thận trọng, có thể hơi bướng bỉnh một chút, nhưng ông có nguyên tắc về đạo đức. Ngoài ra, người ta đã gán cho ông có liên hệ với nhóm chống đảng, và chắc chắn ông không đến nỗi khờ khạo quên mất tương lai của mình. Trong khi điều tra, tôi đã biện hộ cho bác sỹ Hứa bằng cách đưa ra bằng chứng rằng sự liêm khiết và sự thành công trong nghề của ông là một tấm gương mẫu mực. Chúng ta không có quyền buộc tội ông với lời tố cáo hoàn toàn vô lý.

Cuối cùng, cả Mao cũng can thiệp bảo vệ danh dự cho bác sỹ. Bác sỹ Hứa được giải tỏa khỏi những nghi ngờ và gã vệ sỹ kia bị sa thải. Có lẽ, đây là lần đầu tiên người ta đã cư xử ngay thật đối với một thày thuốc trong một vụ xung đột với lực lượng an ninh.

Nhưng Giang Thanh vẫn tiếp tục gây sự với vị bác sỹ của bà. Bác sỹ Hứa phải làm người chiếu phim cho bà và chỉ được phép chọn những cuốn phim làm cho bà sảng khoái và đến đêm không làm bà mất ngủ. Nếu ông chọn không đúng phim bà thích - điều này thường xảy ra - thì lập tức bà nhiếc mắng ông thậm tệ. Hứa đề nghị không phải làm việc này, nhưng Giang Thanh không chịu. Xem phim là điều trị chứng suy nhược thần kinh cho bà: vì vậy trách nhiệm của ông là phải chiếu phim cho bà xem. Tuy vậy, hầu hết các cuốn phim đều không làm cho bà vừa lòng, nên bà thường chì chiết ông. Khi xem bộ phim Cuốn theo chiều gió, bà quả quyết, đây là phim tuyên truyền cho chế độ nông nô ở miền Nam và bà chửi rủa những người thích bộ phim đó là bọn phản cách mạng đốn mạt. Giữa những năm 1950 mà câu nói đó của bà cũng chẳng có mấy trọng lượng. Thế nhưng vài năm sau, trong khi diên ra cuộc Cách mạng văn hóa, với lòng thù hận, bà đã hủy hoại sự nghiệp và cuộc đời của biết bao con người.

Nếu bác sỹ Hứa có chọn đúng cuốn phim bà thích thì bà cũng chẳng hài lòng. Thỉnh thoảng cảnh phim trên màn ảnh quá sáng, khiến bà khăng khăng là mắt bà bị đau. Nếu có điều chỉnh tối đi, thì có thể bà lại không nhìn thấy hình ảnh nữa. Và một khi nếu ánh sáng đã được bà chấp nhận, thì nhiệt độ trong phòng lại không được ổn, hoặc quá nóng, hoặc quá lạnh, hoặc là quá ngột ngạt, hoặc gió lùa quá mạnh. Người ta chẳng bao giờ có thể chiều nổi bà, vì thế họ luôn luôn là người có lỗi và phải chịu những lời đay nghiến tưởng như không bao giờ dứt của bà.

Mãi khá lâu sau này tôi mới biết rằng, vô số nhưng câu chuyện dính dáng đến phụ nữ của Mao chính là nguyên nhân thực sự đối với vấn đề của Giang Thanh. Vì các cô y tá của bà - hầu hết đều là những thiếu nữ trẻ, quyến rũ - là những chiến lợi phẩm nho nhỏ dành cho Mao - lại ở dưới sự giám sát của tôi, nên thỉnh thoảng bà đề nghị tôi hãy lưu tâm, đừng để các cô y tá đó tiếp xúc với chồng bà. Một lần, tình cờ tôi bắt gặp Giang Thanh ngồi khóc trên một clúếc ghế dài trong công viên ở Trung Nam Hải, trước dinh thự của Mao. Bà khần khoản yêu cầu tôi đừng tiết lộ sự việc này, cứ như ai đó có thể đoạt phần thắng trong đòn chính trị chống lại chồng bà. Stalin đã chả từng giam một người đàn bà trong kho đã cưỡng lại tình yêu của ông đó sao. Chồng bà càng công khai săn đuổi các cô gái bao nhiêu, thì nỗi lo sợ của bà sẽ bị ông bỏ rơi ngày càng lớn bấy nhiêu.

Bà thật cô đơn, tẻ nhạt và chán chường.

Bà cảm thấy từng nỗi thất vọng của bà. Tôi không biết, liệu bà có phải cố gắng lắm không, nhưng bà phải nói hết với Mao và nếu ông không cho phép, thì bà chẳng dám làm gì.

Vì bà không thể chế ngự được Mao nên bà cố tận dụng cương vị là vợ ông để chỉ huy người khác và sự chông chênh đó của bà làm cho bà trở nên tâm thường và nanh nọc. Đặc biệt, bà thường nổi giận với đám vệ sỹ, vì bà biết họ đã giúp Mao trong những vụ bê bối của ông. Nhưng bởi vì những người vệ sỹ lại trực tiếp làm việc cho Mao và ở dưới quyền Uông Đông Hưng, nên bà khó có cơ hội sinh sự với họ. Do đó, bà chỉ còn biết trút cơn thình nộ lên những người phục vụ riêng của bà, trước tiên là lên vị bác sỹ.

Giang Thanh liên tiếp chỉ trích những người khác đã làm khổ bà, song thực ra bà lại đày đọa tinh thần của những nhân viên của bà. Bà công khai cho rằng, nếu bà gặp chuyện không hay, thì mọi người khác cũng phải chịu đau khổ. Chỉ có một số ít người ở lâu được với bà, còn hầu hết đều xin thuyên chuyển đi nơi khác để khỏi bị hành hạ.

Mùa thu năm 1956 bác sỹ Hứa Đạo cũng xin từ chức. Sau chiến dịch chống bọn phản cách mạng và vụ vu khống quấy rối tình dục, ông đã sang dạy ở trường Đại học y khoa. Ông muốn trở về làm việc ở bệnh viện, để ông có thể sử dụng và đào sâu kiến thức của mình. Cuối cùng, ông đã chuyển về bệnh viện đa khoa Bắc Kinh, một trong những bệnh viện tốt nhất và quan trọng nhất của Trung quốc. Lúc đó, tôi đã tị với Hứa Đạo về việc ông từ chức.  

Chương 14


Trong khi Giang Thanh là một thành viên thụ động nhất trong chuỗi cộng tác viên gần gũi nhất của Mao, thì Diệp Tử Long lại là một kẻ đắc lực nhất.

Người nào xung quanh Mao cũng đều có một chức năng nhất định.

Thông thường thì Diệp chính thức là người phụ trách Văn phòng thư ký riêng và đặc biệt, ông còn là Trưởng ban thư ký riêng của Mao. Ông lo thu xếp các cuộc họp, hoàn thành các biên bản và với tư cách là người trợ lý cao nhất của Mao, ông thường xuyên quan tâm đến những việc sinh hoạt cá nhân của Mao, như ăn, mặc và tiền nong.

Sau này tôi được biết từ Uông Đông Hưng và từ chính Diệp Tử Long rằng, ông cũng đã kiếm gái cho Mao. Ông không những lấy gái từ Văn phòng thư ký riêng do ông phụ trách, từ Văn phòng bảo mật hoặc là từ các đội văn hóa thuộc Cục bảo vệ trung ương. Mà ông còn hay để mắt đến những cô gái trẻ, thơ ngây, không có ý thức chính trị và tuyệt đối trung thành với Mao.

Việc ông Diệp ở ngay trong tư dinh của Mao là để ông thực hiện nhiệm vụ cần vụ cho Mao dễ dàng hơn. Nhưng ông lại dùng nhà ở của ông để giấu các cô gái, trước khi ông đưa họ đến gặp Chủ tịch. Khi Giang Thanh vừa chìm vào giấc ngủ và Mao đã sẵn sàng tiếp các nữ tú, thì Diệp Tử Long dẫn các cô gái rón rén đi qua phòng ăn, rồi lẻn vào phòng ngủ của Mao. Đến gần sáng, ông mới quay trở ra và đưa các cô theo.

Ông Diệp còn là người trông nom một tài khoản đáng kể mà Mao dành để chi cho những công việc đặc biệt trong văn phòng.

Vào năm 1966, trước khi có cuộc Cách mạng văn hóa ít lâu và ngay trước khi hàng trăm triệu quyển sách nhỏ bìa đỏ trích những câu nói của Mao được bán ra, thì chỉ riêng Tuyển tập của mình, Mao đã kiếm được ba triệu nhân dân tệ. Trong những năm 1950, ông là một trong những người giàu nhất Trung quốc và ông cũng là người rộng rãi trong chuyện tiền nong. Ông đã giúp đỡ những giáo viên, bạn bè và những đồng chí cũ của ông, để họ có thể có một cuộc sống dễ chịu hơn trong tương lai sau khi họ bị chính quyền cộng sản mới tước mất quyền sở hữu và khả năng hành nghề của họ. Ngoài ra, ông còn dùng tiền để trả ơn những phụ nữ đã ngủ với ông. Việc này do Diệp Tử Long thu xếp một cách kín đáo. Tổng số tiền đó dao động từ một vài trăm đến một vài nghìn nhân dân tệ. Diệp Tử Long là một người bẳn tính, ít học và hầu như mù chữ. Ông là một trong những nông dân theo đảng từ khi còn trẻ và đã tham gia cuộc Vạn lý trường chinh. Sau cuộc Vạn lý trường chinh ít lâu, ông bắt đầu làm cần vụ cho Mao. Trước khi đến Bắc Kinh vào năm 1949, ông chưa hề đặt chân đến một thành phố lớn nào. Việc đảng nắm quyền tại Bắc Kinh chính là sự giải phóng thực sự đối với ông và Diệp đánh giá cao Mao ở chỗ, Mao đã đưa ông từ bóng đêm nghèo đôi ở nông thôn tới nơi thiên đường thịnh vượng. Nhưng Diệp không thuộc loại nông dân ngờ nghệch, dễ bị lóa mắt trước ánh đèn rực rỡ ở thành phố. Tôi chắc rằng, trước khi đến Bắc Kinh, từ lâu ông đã thiếu những cá tính mạnh. Có điều trước đây ông chưa có điều kiện để tham nhũng.

Tôi làm quen với Diệp Tử Long ở bệnh viện trong khu Trung Nam Hải, trước khi tôi trở thành bác sỹ riêng của Mao ít lâu. Lúc đầu tôi không có cảm tình đối với ông. Tôi vẫn còn nhớ, năm 1951 ông đã xin tôi năm lọ kháng sinh penicillin để cho người bà con của ông chữa bệnh giang mai. Khi đó, Trung quốc vẫn chưa sản xuất được penicillin và chúng tôi phải bảo quản những lọ penicillin nhặp ngoại này ở bệnh viện, nên thứ thuốc này rất quý. Ông Diệp khá ngạc nhiên, vì tôi đã từ chối lời đề nghị của ông. Cô y tá trưởng của bệnh viện cũng ngạc nhiên. Lúc đó, người ta đều biết, ông Diệp rất gần gũi và có ảnh hưởng lớn đối với Chủ tịch. Hầu hết mọi người đã phải đáp ứng yêu cầu của ông để lấy lòng ông, nên cô y tá nghĩ, tôi đã xúc phạm ông.

Tôi không hề nghĩ ràng, đường đi của chúng tôi lại một lần gặp nhau và hầu như ngày nào chúng tôi cũng gặp nhau. Như tất cả chúng tôi, vào đầu những năm năm mươi, Diệp Tử Long cũng được hưởng chế độ bao cấp. Ông thèm khát một cuộc sống xa hoa, vậy mà ông không có tiền.

Nhưng là thư ký riêng của Mao, ông có thể có được tất cả những gì mà ông muốn. Ai muốn Mao ban cho ân huệ, thì chỉ cần nịnh thư ký riêng của Mao. Trong khi ông kêu gọi phải sống thanh bạch và tiết kiệm thì ông Diệp lại sống xa hoa và phung phí.

Sau khi một câu lạc bộ khá lịch sự được xây dựng dành cho các quan chức cao cấp, Diệp Tử Long đã kết bạn với nhiều người quản lý và thường xuyên tham dự những bữa tiệc lớn mà chẳng phâi trả một xu nào.

Những nhân viên an ninh không cho thường dân Trung quốc bén mảng đến những nơi mà ông Diệp thường lui tới, như câu lạc bộ dành riêng cho các quan chức cao cấp hoặc khách sạn Bắc Kinh, lại không hề hỏi giấy tờ ông. Ai cũng cho rằng, ông là một nhân vật quan trọng, một cán bộ cao cấp của đảng. ít ra ông cũng có vẻ thanh lịch. Da ông sáng và bóng. Trong khi ở Bắc Kinh mọi người mặc quần áo bằng vải bông bạc màu, vá víu, thì ông Diệp lại ưa diện bộ đồ kiểu Mao được cắt may. Khi Mao nhận được một bộ quần áo mới vừa vặn, thì ông Diệp có mặt ở đó và người thợ may của Mao cũng xúc động dành cho ông một bộ quần áo, mà ông không phải trả tiền, để tạ ơn ông.

Là người cần vụ cao nhất của Mao, ông có trách nhiệm lớn đối với kho riêng của Mao. Trong kho cất giữ nhiều quà biếu Mao nhận được từ khắp nơi. Diệp Tử Long mau chóng thuộc hết tên các hãng sản xuất đồ điện nổi tiếng của nước ngoài, ngay cả khi ông không thể đọc nổi tên nước sản xuất trên bản đồ hay tên của các vị nguyên thủ quốc gia.

Ông Diệp là người rất hợp với câu ngạn ngữ cổ: lầm nghề gì ăn nghề đó. Ông liên hệ được thực phẩm không mất tiền từ trại cải tạo Duyên Hà. Sau khi đảng cộng sản nắm quyền, chính phủ mới đã dựng lên trên khắp cả nước nhiều trại cải tạo, dành cho tù hình sự và tù chính trị.

Điều kiện sống trong trại rất hà khắc. Phần lớn tù chính trị là những người thuộc tầng lớp thấp như lính bộ binh hoặc các công chức nhỏ đã từng phục vụ cho Quốc đân đảng, Những quan chức cao cấp, hoặc là đã chạy trốn, hoặc là như cha tôi, đã theo cộng sản. Trại Duyên Hà do Sở công an Bắc Kinh quản lý và là trại cải tạo lớn nhất ở thủ đô. Những người bị giam trong trại đã phải tự lo nhiều loại lương thực, thực phẩm như thịt, cá, rau và gạo và chính họ cũng phải may những chiếc áo pull và các loại quần áo khác.

Diệp đã lợi dụng quan hệ bạn bè với trưởng trại Duyên Hà để lấy một khối lượng lớn thực phẩm cao cấp mà không phải trả liền, thậm chí ngay trong thời kỳ có nạn đói lớn năm 1960-1962, đã làm hàng triệu người chết đói.

Mặc dù Diệp Tử Long đã có vợ, nhưng trong một cuộc khiêu vũ của Mao, ông đã làm quen với một cô gái của Phòng bảo mật và mang lòng yêu cô. Khi cấp trên của cô gái trẻ biết chuyện, ông đã đưa cô xuống tàu, bí mật rời Bắc Kinh. Không ai muốn hỏi ông, bạn gái của ông đã biến đi đâu.

Vào năm 1958, khi ông Diệp ở Vũ Hán cùng với Mao, tình cờ ông gặp lại cô gái đó trong một buổi khiêu vũ khác và hai người đã nối lại quan hệ. Ông đã cố rời khỏi người tình của ông và để cô chuyển đến thành phố công nghiệp Thiên Tân, cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 100 km về phía Đông. Vì thời đó chưa có đường cao tốc và đường xá luôn tắc nghẽn, nên đi từ Bắc Kinh đến đó phải mất tới 6 giờ đồng hồ. Ông Diệp đã tìm cho cô bạn gái của ông chỗ làm việc và một ngôi nhà để ông bí mật lui tới. Ông thường ở lại đó nhiều ngày. Khi Giang Thanh vừa rời Bắc Kinh, thì ông liền lấy xe của bà để đến Thiên Tân. Trong khi có nạn đói lớn, ông đã lo chu cấp thực phẩm cho người tình. Đến khi người ta bắt đầu tiến hành xét hỏi ông trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, ông mới cắt đứt quan hệ vừa được nối lại giữa hai người. Mãi đến năm 1980, khi Diệp Từ Long được phục hồi và được bầu làm phó thị trưởng thành phố Bác Kinh, thì hai người mới quay lại với nhau. Lúc đó ông đã là một ông già hói đầu, còn cô bạn gái của ông đã là một bà già tóc hoa râm. Việc tôi được nhận vào nhóm Một đã làm cho Diệp Tử Long phật ý. Ông không thể quên việc tôi đã từ chối không cho người bà con của ông thuốc kháng sinh penicillin. Đối với ông, một cán bộ từng trải một nông dân và một người từng tham gia Vạn lý trường chinh, thì tôi chỉ là một trí thức tiểu tư sản, vẫn còn mang những khuyết tật của xã hội cũ. Và việc đối thủ của ông là Uông Đông Hưng chọn tôi càng làm cho ông thêm ác cảm đối với tôi.

Sau khi Phó Liêm Chương và ông biết tôi được bổ nhiệm làm bác sỹ riêng của Mao ít lâu, họ đã lập kế hoạch để loại tôi một cách nhanh nhất. Giang Thanh đã cho tôi hay, họ đã nói với Mao rằng, cần phải lưu ý đến lý lịch của tôi, rằng tôi không chắc chắn về mặt chính trị. Nhưng Mao đã không đồng ý với họ.

Là thành viên của nhóm Một, tôi buộc phải làm việc cùng với Diệp Tử Long, khiến mối ác cảm của tôi đối vớl ông ngày càng tăng. Ngay cả những vệ sỹ của Mao cũng chăng có thiện cảm với Diệp. Văn phòng của họ nằm ngay cạnh phòng của các nhân viên cần vụ, nên khó thấy được sự khác nhau giữa hai nhóm. Các cô y tá thường tập trung vào công việc và chỉ trao đồi về công việc của họ. Hứa Đạo là người rất kín tiếng, vì ông là người không ưa gì đảng và chỉ khi gần đây ông bị buộc tội hủ hóa, ông mới biết rằng, lời hứa nhỏ nhất lại có thể gây cho ông những khó khăn lớn. Ngược lại, đám vệ sỹ thì lại lắm lời. Họ thường oang oang và trơ trẽn kháo nhau về những chuyện mà các cô nhân viên phục vụ xấu hổ không dám hé lời. Chuyện tình dục là đề tài mà họ ưa thích. Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy Mao thản nhiên nói chuyện tình dục. Chẳng hạn, ông thường quan tâm đến cuộc sống tình dục của Cao Cương, trước đây là thủ lĩnh vùng Mãn Châu Lý và đã tự vẫn vào nãm 1954 sau khi ông ta bị quy tội âm mưu chống đảng. Cao Cương là một người có nhiều ảnh hưởng, như người bạn tốt của ông là Stalin thường gọi ông là ông vua của Mãn Châu Lý. Qua Uông Đông Hưng, tôi biết Cao và một người khác, hình như là người đồng mưu là Giao Xương Trí, đã trở thành nạn nhân của cuộc thanh trừng vì họ muốn ủng hộ Lưu Thiếu Kỳ.

ít khi Mao nói với tôi về sai lầm chính trị của Cao Cương. Thay vì việc dó, ông có ý quả quyết rằng, Cao đã ngủ với trên một trăm phụ nữ và ông băn khoăn, làm sao Cao lại giỏi gạ các nữ đồng chí chung chăn chung gối đến thế. Mao lưu ý với tôi rằng, vợ Cao đã thú nhận, vào cái đêm Cao tự vẫn, đồng chí ấy đã hai lần ngủ với bà. Đồng chí có thể tưởng tượng nổi sự khoái lạc như vậy không? ông kể tiếp: Thói phiêu lưu tình yêu của Cao nói chung là tục tĩu. Có lẽ đồng chí ấy đã không phạm phải những sai lầm chính trị nghiêm trọng như vậy, một khi đối với chúng ta những sai lầm dó nói chung không thuộc về quyền lợi. Mặc dù phạm sai lầm chính trị, nhưng đồng chí ấy vẫn có ích đối với chúng ta, khi đồng chí ấy chịu trách nhiệm trước những sai ìầm của đồng chí ấy.

Giang Thanh cũng công khai đề cập đến tình dục. Sau khi tôi trở thành bác sỹ riêng của Mao ít lâu, tôi ngạc nhiên nghe thấy rằng, nhiều lần bà đã tự hào khoe đêm hôm trước bà đã ngủ với Mao. Bà ca ngợi hết lời khả năng tình dục của Chủ tịch. Trong bối cảnh như vậy, không lấy gì làm ngạc nhiên khi tình dục là đề tài tán chuyện ưa thích nhất đối với đám vệ sỹ của Mao. Một đề tài khác cũng không kém phần thú vị đối với nhân viên an ninh là Giang Thanh. Cứ khi bà không thể nghe thấy họ nói, là câu chuyện lại xoay quanh bà và họ chẳng nể nang gì mà không chế nhạo bà. Trước hết, có một vệ sỹ trẻ tên là Tiểu Chương có thể bắt chước cực giống điệu bộ của vợ Chủ tịch. Tiểu Chương là một người thông minh, có tướng phụ nữ và là một người sắm vai rất giỏi. Vì áo quần của Giang Thanh (cả áo quần lót bằng lụa) để trong phòng của nhân viên an ninh, nơi đám vệ sỹ tắm rửa, giặt giũ và là quần áo, nên Tiểu Chương đã khoác áo mưa, đội mũ rơm của bà, vênh váo lắc hông ở trong phòng, làm mọi người phá lên cười. Ngay cả Mao, một lần tình cờ được chứng kiến cảnh đó, cũng chỉ mỉm cười mà không nói gì. Tôi cảm thấy không thích thú gì những trò đó và cố lánh xa bộ phận an ninh. Trước mặt họ, tôi thường nín thinh và người ta nghĩ rằng tôi không chấp nhận tư cách của họ. Bởi vậy, Diệp Tử Long đã chỉ trích tôi là kiêu ngạo và có thái độ quý tộc.

Sau lưng tôi, ông đã đến chỗ Mao và nói với Mao rằng tôi là kẻ ngạo mạn, vì là bác sỹ, nên tôi coi thường những cán bộ xuất thân từ những gia đình công nhân và nông dân thuần túy - một bằng chứng chứng tỏ sự mập mờ về chính trị của tôi. Mao khoái những lời tố cáo như vậy. Ông cố tình tạo ra sự hiềm khích giữa những người cộng sự của ông. Ông thường thu thập những tin tức làm cho chúng tôi chống đối nhau và để ngăn cản chúng tôi liên kết chống lại ông. Ông thường làm cho nội bộ nhóm Một ở trong bầu không khí căng thẳng. Chẳng hạn, Giang Thanh thường xuyên va chạm với Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều. Trước đây, Giang Thanh và Diệp vốn thân nhau, nhưng khi bà phát hiện ra Diệp đóng một vai trò quan trọng đối với chồng bà, thì mối quan hệ giữa họ trở nên nguội lạnh trông thấy. Bà cũng không chịu thông cảm với Lý ẩm Kiều vì Lý đã một lần xúc phạm bà và trong một cuộc phát động chính trị, bà đã chuyển đến Hàng Châu để thoát ra khỏi sự giám sát.

Uông Đông Hưng và Diệp Tử Long là hai kẻ cừu địch với nhau. Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều cũng không hòa hợp với nhau, vì cả hai đều ganh ghét nhau trước những ân huệ của Mao. Mao lợi dụng những bất hòa đó nhưng khi nào có nguy cơ xô xát, ông lại đứng ra hòa giải và sự hòa hợp cũng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Một hôm ở Hàng Châu, Mao nói với tôi:

- Người làm nghề y luôn cư xử nhã nhặn. Tôi không thích thế.

Tôi đáp:

- Đối với những người khác, có lẽ bác sỹ thường cư xử nhã nhặn, nhưng đối với đồng chí thì không thế.

Mao phản bác:

- Tôi không tin điều đó. Đồng chí chưa bao giờ tự cao tự đại chứ?

Lúc đó tôi mới biết Diệp Tử Long đã tố cáo tôi.

Lường được bối cảnh xung quanh Mao, thực ra tôi đã rất nhã nhặn. Cả địa vị xã hội của gia đình tôi lẫn quá trình học hành của tôi đã dạy cho tôi rằng, nghề nghiệp của tôi có giá trị cao và nhà y được mọi người kính trọng. Theo quan điểm cách mạng của Mao, hiện nay công nông là tầng lớp được ưu tiên. Nhưng tôi khó thay đổi quan điểm của tôi. Tôi luôn tự hào về công việc của tôi và tôi cảm thấy bị xúc phạm với những tiếng xì xèo thô thiển trong đám nhân viên của Mao.

Diệp khuyên tôi nên từ chức, nhưng Mao đóng vai người trung gian. Ông lệnh cho Diệp không được gây khó dễ đối với tôi và chỉ thị cho tôi hãy xích lại gần Giang Thanh hơn. Bà khuyên tôi nên kính trọng Diệp Tử Long và niềm nở với ông ta một chút. Cuối cùng bà nói, Diệp Tử Long phục vụ Chủ tịch lâu hơn tôi và thậm chí ngay cả bà cũng phải chiều Dìệp.

Nhưng tôi chỉ muốn lấy lòng Diệp Tử Long như Giang Thanh thôi. Tôi nói thẳng với Mao, tôi nghĩ gì về Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, rồi kết luận rằng những người khác đều không có cảm tình đối với cả hai người. Mao đáp:

- Họ có ích đối với tôi. Đồng chí hãy cố hòa hợp với họ.

Lúc đó, tôi vẫn chưa hiểu tại sao cả hai lại hữu dụng đối với Mao. Chỉ những năm sau này tôi mới biết được sự bí mật về quyền lực của họ.

Lúc nào tôi cũng cảm thấy mình ở trong tình trạng ngột ngạt - không phải vì Mao, người mà tôi luôn tôn kính, cũng không phải vì Giang Thanh, mà là vì những cộng sự của nhóm Một. Những kẻ nịnh bợ này làm cho tôi khó chịu và tôi chán ngấy những lời nhắc nhở tôi nên bợ đỡ ai hoặc tôi phải sốt sắng với ai. Mặc dù tôi là người cộng sự gần gũi nhất của Mao, nhưng những thành viên của nhóm Một lại coi tôi chẳng ra gì. Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều - nói chung, cả đám thư ký và vệ sỹ - có thể ví như các hoạn quan trong hoàng cung, suốt ngày tranh nhau lấy lòng vua, chuyển lệnh của vua và lợi dụng ảnh hưởng của họ để dọa nạt và làm nhục người khác. Người ta trông chờ tôi cất lòng tự trọng của mình đi và thành kẻ xu nịnh. Mặc dù là bác sỹ riêng của Mao, nhưng tôi vẫn bị Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều đối xử thô lỗ.

Tôi đã cố gấng để tình hình của tôi sáng sủa hơn. Mao vẫn còn khỏe và không cần bác sỹ túc trực hàng giờ bên ông. Nếu tôi ở lại thì có lẽ tôi không bao giờ trở thành một thầy thuốc giỏi, nhưng tôi lại luôn luôn muốn chứng tỏ rằng, mình là một bác sỹ.

Bởi vậy, tôi đă quyết định từ chức.

Trước hết tôi nói với Uông Đông Hưng. Ông ta ngạc nhién nhìn tôi, cố động viên tôi:

- Đồng chí đă làm được nhiều việc cho Chủ tịch đấy chứ. Đồng chí đã giải quyết được vấn đề bạch cầu và kê toa thuốc ngủ mới cho Chủ tịch. Đồng chí không được xem xét mọi việc một cách khe khắt như thế, mà đồng chí phải nghĩ đến đảng. Người ta không dễ có được một chức vụ như đồng chí. Ngoài ra, nếu đồng chí không cân nhắc kỹ càng một lần nữa và xin thôi việc mà không có lý do rõ ràng, thì sau này có thể đồng chí sẽ không tìm được việc làm đâu.

Câu nói cuối cùng cùa Uông đã có tác dụng. Những người rời khỏi nhóm Một mà không có lý do cụ thể, trong số đó có một người là bác sỹ của Mao trước đây, đã phải cố gắng lắm mới tìm nổi việc làm. Nếu ai đó được nhận vào làm, thì họ phải không có lý do chính trị. Tại sao người ta lại muốn rời khỏi khu vực Trung Nam Hải danh giá nhỉ? Không ai dám liều lĩnh trở thành một người có vấn đề về chính trị.

Mặc dù vậy, tôi vẫn luôn luôn nghĩ tới quyết định từ chức, càng sớm càng tốt. Rồi tôi đến gặp Giang Thanh. Tôi nói:

- Tôi đã suy nghĩ về tình hình của tôi ở đây. Tôi thấy, tôi không hợp với những đòi hỏi về chính trị được đặt ra đối với bác sỹ riêng của Chủ tịch. Chúng ta cần phải tìm ai đó thay tôi và người dó xuất thân từ tầng lớp nghiêm chỉnh của xã hội và có lý lịch trong sạch về chính trị.

Giang Thanh thăm dò, liệu tôi đã nói chuyện này với Mao hay chưa. Tôi nói chưa. Bà ta trầm ngâm suy nghĩ một lát và khuyên tôi đừng đến gặp Chủ tịch. Bà muốn bà đích thân nói chuyện với ông.

Hôm sau, Giang Thanh cho gọi tôi tới. Bà đã nói chuyện với Mao và họ đi đến một quyết định rằng, những khó khăn về chính trị của tôi và gia đình tôi đều thuộc về quá khứ. Ngoài ra, Uông Đông Hưng, La Thụy Khanh và Dương Thượng Côn đã kiểm tra tư cách của tôi và xếp tôi vào loại không có vấn đề. Chu Ân Lai cũng biết việc này. Họ nói: Như vậy đồng chí có thể hoàn toàn yên tâm và trở lại công việc của đồng chí. Đồng chí hãy quên những vấn đề chính trị của đồng chí đi.

Uông Đông Hưng khá vui. Ông tự hào nói:

- ít ra, bây giờ chúng ta đã biết Chủ tịch nghĩ gì về đồng chí. Bây giờ đồng chí phải cố gắng làm việc để đồng chí không còn gặp khó khăn nữa!.

Thế là tôi không còn cựa vào đâu được nữa.

Sau sự việc này, Giang Thanh tỏ ra thân mật với tôi hơn trước nhiều. Bà thường mời tôi đến để chuyện trò và pha trà mời tôi.

Bà bắt chước cách nói chuyện của Mao, thoải mái và không nặng nề. Bà động viên tôi nói thẳng và cố tìm hiểu nhưng suy nghĩ của tôi, mà không đánh giá một suy nghĩ nào. Giang Thanh có thể bắt chước giống hệt chồng bà, vì bà đã từng là diễn viên, nhưng thực ra lại không phải là tác phong của ông. Vì bà đại diện cho quan điểm của Mao, nên khi nói chuyện tôi cần phải thận trọng. Tôi không hề nghĩ rằng, một lời nhận xét vô tư nhất về một cuốn tiểu thuyết hay một bài thơ, mười năm sau lại có thể trở thành nguy cơ đe dọa cuộc sống. Nhưng lúc đó tôi đã có linh cảm như vậy và trước mặt Giang Thanh tôi luôn luôn đề phòng.

Đầu mùa hè năm 1956, chúng tôi vẫn còn ở Quảng Châu. Người y tá của Giang Thanh cho tôi hay, vợ của Chủ tịch muốn gặp tôi. Cô ta nói: Đồng chí ấy có tin mừng cho đồng chí.

Khi tôi bước vào phòng, thì Giang Thanh đang ngắm nghía những tấm ảnh. Bà là người chụp ảnh nghiệp dư rất cừ. Bà đặt những tấm ảnh sang một bên và lên tiếng:

- Bác sỹ này, tôi nghe thấy đồng chí ra mồ hôi khá nhiều.

Tôi lúng túng. Tôi thiếu quần áo hợp với khí hậu nhiệt đới ở Quảng Châu. Mặc dù khi làm việc tôi đã phải cởi áo ra, nhưng vì ở đây không có máy điều hòa nhiệt độ và quần của tôi may bằng vải dày, nên suốt ngày tôi vã mồ hôi.

Tôi đáp:

- Tôi không mang theo quần áo mùa hè.

Giang Thanh chỉ vào những xấp vải trên một cái bàn:

- Đồng chí hãy lấy một tấm vải để thợ may cho một bộ quần áo khác. Quần áo của đồng chí dày quá.

Tôi đang chần chừ thì cô y tá giật tay áo tôi, ra hiệu tôi nên nhận món quà của Giang Thanh. Nhưng tôi lại chối từ, vì tôi không muốn mang tiếng là đã nhận quà của vợ Chủ tịch đảng. Nhưng Giang Thanh vẫn không chịu. Bà cho người đưa tôi đến thợ may. Món quà của Giang Thanh đã đặt tôi vào một tình thế khó xử. Mặc dù bà có tiếng là keo kiệt, nhưng bà lần này bà lại tỏ ra hào phóng đối với tôi. Nếu tôi từ chối quà của bà, có nghĩa là tôi dám xúc phạm bà và có thể cũng dám xúc phạm cả Mao nữa.

Tôi đã kể cho Uông Đông Hưng về sự khó xử của tôi. Uông nói

- Nếu đồng chí không nhận tấm vải, đồng chí ấy sẽ quả quyết đồng chí coi thường đồng chí ấy. Nếu đồng chí nhặn, thì những người khác sẽ ghen tị với đồng chí. Tôi sẽ nói cho đồng chí ấy về vấn đề này. Có thể tôi sẽ thuyết phục được đồng chí ấy.

Nhưng ông đã không làm được điều đó.

Uông Đông Hưng thuật lại với tôi:

- Giang Thanh nói Đồng chí ấy hỏi, tại sao một người đồng chí lại không thể giúp đỡ một người đồng chí khác? Đồng chí ấy đâu muốn mua chuộc đồng chí. Nếu có ai xì xào sau lưng đồng chí, tôi sẽ giải thích cho họ biết.

Tôi buộc phải nhận món quà của Giang Thanh. Nhưng tôi vẫn ngại rằng những lời đàm tiếu sẽ tệ hơn. Lý ẩm Kiều nói:

Giang Thanh lúc nào mà chả keo kiệt. Cử chỉ thân thiện của bà đối với bác sỹ Lý chắc chỉ là một lần duy nhất. Rồi Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều đã phao tin là Giang Thanh và tôi rất hảo với nhau, tức là chúng tôi là những người bạn tốt, để bóng gió rằng, giữa chúng tôi có mối quan hệ nào đó. Tin đồn đến tai Mao và có lẽ ông cũng tin.


 Chương 15


Bấy giờ đã là tháng 6. Tiết trời ở Quảng Châu nóng kinh khủng. Mao dọn đến ngôi nhà số ba và ở trong một phòng khách rộng. Hàng ngày những người phục vụ mang đến năm thùng đựng đầy nước đá để làm cho Chủ tịch mát mẻ, dễ chịu. Còn chúng tôi thì dùng quạt máy để xua tan khí nóng. Buổi tối, chúng tôi ngủ không có màn. Muỗi đã tấn công chúng tôi, thêm vào đó là bầu không khí hầm hập, ngột ngạt. Mao cũng không tránh khỏi những phiền phức. Ông ta đã khiền trách đám vệ sỹ của ông là không gắng hết mình diệt muỗi. Đám vệ sỹ đùn trách nhiệm cho tôi. Họ nói muỗi là kẻ truyền bệnh sốt rét, nên việc chống muỗi là của bác sỹ.

Nạn muỗi là một vấn đề nan giải. Chúng tôi ở trên một hòn đảo có nước bao bọc xung quanh và đó chính là sào huyệt của muỗi. Ngoài ra, lại còn các xó xỉnh trong các ngôi nhà mà trần nhà chỉ cao khoảng ba, bốn mét, với những tấm rèm cửa kín mít. Ban ngày bọn muỗi đậu trên trần nhà hoặc chui vào giữa các tấm rèm. Khi mặt trời lặn, chúng mới bay ra hàng đàn. Tất cả nhưng nỗ lực để giải tỏa sự hành hạ con người đều thất bại. Chỉ đến khi chúng tôi đề nghị phải có thuốc DDT mua từ Hổng Công, thì vấn nạn muỗi mới được giải quyết.

Khí hậu oi bức cũng làm cho những cộng sự của Mao nổi cáu. Họ đề nghị tôi thuyết phục Mao vào thời gian này nên trở về Bắc Kinh. Nhưng Mao nói: Cái nóng không hành hạ tôi. Hơn nữa, tôi còn phải hoàn tất một vài công việc ở đây, nên chúng ta phải hoãn ngày về một chút. Có lẽ đó là những quyết định chính trị quan trọng. Trong khi Mao đi vắng, trong những bài xã luận đăng trên báo Nhân dân, ban lãnh đạo trung ương ở Bắc Kinh đã công khai tố cáo những chính sách phiêu lưu và tuyên bố, sản xuất công nông nghiệp phải được tăng lên từng bước. Lúc đó, dư luận Trung quốc và tôi hiểu rõ rằng, ban lãnh đạo đảng đã chỉ trích những chính sách của Mao, vì ông chủ trương tập thể hoá và mở rộng sản xuất công nghiệp một cách ồ ạt.

Sau việc tôi thử thuyết phục Mao trở về ít lâu, La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng hỏi tôi, liệu nước sông Ngọc Trai có sạch không. Tôi ngạc nhiên, vì Chủ tịch vừa mới tuyên bố, ông muốn bơi ở ba con sông: sông Ngọc Trai ở Quảng Châu, sông Tương ở Trường Sa tỉnh Hồ Nam và sông Dương Tử ở Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc. La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng cũng như ban lãnh dạo của các tỉnh trên đều cho rằng, dự định của ông rất nguy hiểm. Đào Chu nói, sông Ngọc Trai ở Quảng Châu bị nhiễm bẩn nặng và Vương Nhiệm Trọng thì nghĩ sông Dương Tử ở Vũ Hán quá rộng. Nhưng Mao không nghe họ, nên bây giờ La và Uông chờ lời phán quyết chính thức của tôi là nước sông Ngọc Trai có bị nhiễm bẩn nặng không.

Có lẽ nước sông không sạch vì các nhà máy công nghiệp của tỉnh Quảng Châu đều làm ở phía thượng lưu của sông. Nhưng vì không xét nghiệm, nên tôi không thể nói được mức độ nhiễm bần như thế nào. Uông và La đề nghị tôi kiểm tra vi khuẩn và chất thải trong nước, rồi nói lại kết quả cho họ biết, càng sớm càng tốt.

Sáng hôm sau, trước khi tôi xét nghiệm xong, một vệ sỹ của Mao đến đón tôi. Anh ta nói: Chủ tịch có vẻ muốn bơi. La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng đã hứa gặp Mao và muốn tôi cùng đi.

Khi tôi vào tư dinh của Mao, hai nhân viên an ninh đã ở đớ. Mặt họ đỏ bừng và nhễ nhại mồ hôi vì xúc động. Uông lúng túng cười với tôi. Kết quả xét nghiệm chẳng có tác dụng gì. Chủ tịch vừa thay quần áo để bơi.

Mao từ phòng ngủ bước ra. Ông khoác chiếc áo tắm màu trắng, mặc chiếc quần tắm cũng màu trắng và đi dép da. Ông đi thẳng đến cầu tàu và bước lên một chiếc thuyền đã chờ sẵn. Đào Chu, Vương Nhiệm Trọng và Dương Thượng Côn đi theo ông. Còn tôi thì rảo chân theo họ. Mao muốn chứng minh với mọi người rằng, không ai có thể ngăn cản được dự định của ông.

Thuở thiếu thời, ông đã học bơi trong cái ao của bố ông và ông bơi rất khá. Tất cả nhưng ai chịu trách nhiệm về an toàn của ông đều cố khuyên can ông đừng bơi. Nhưng đám vệ sỹ của ông càng ra sức bảo vệ cho ông, thì ông lại càng ngang ngạnh.

Chiếc du thuyền chạy đến một đoạn sông, vừa tắt máy thì lập tức có bốn chiếc thuyền khác vây quanh. Mao bước xuống dưới theo chiếc thang bên mạn thuyền rồi lặn xuống dưới nước. Theo sau ông có khoảng 20 đến 30 vệ sỹ và các vị lãnh tụ của đảng. Tôi nhảy xuống nước cuối cùng và nhập vào vòng bảo vệ vây xung quanh Mao.

Mao quyết định đi bơi nhanh đến nỗi chỉ có ông là người duy nhất mặc quần bơi.

Còn chúng tôi thì mặc quần lót để bơi. Dòng sông rộng trên 90 mét, nước lững lờ trôi. Nước sông bẩn đúng như tôi lo ngại. Thỉnh thoảng những đám rác rưởl lềnh bềnh trôi qua. Nhưng Mao chẳng nề hà. Ông nằm ngửa, để cái bụng phệ nổi lên trên mặt nước như quả bóng, hai chân duỗi thẳng như nằm trên ghế xa-lông. Nước đẩy ông trôi theo dòng và ít khi ông sử dụng chân hoặc tay để bơi.

Tôi là người bơi kém, nên tôi phải dùng hết sức để giữ cho người nổi trên mặt nước. Mao đế ý thấy tôi bơi khá vất vả ông nói với sang: Đồng chí hãy chùng người, đừng cử động chăn tay nhiều, thì đồng chí mới giữ người nổi trên nước lâu mà không mệt. Đồng chí thử đi.

Tôi đã thử, nhưng tiếc là không có kết quả. Tôi lại phải khua chân khua tay, không thì chìm nghỉm. Dương Thượng Côn và Vương Nhiệm Trọng đã học nhanh hơn. Họ đã nắm được bài dạy bơi của Mao và cùng trôi nổi với ông. Sau này, khi tôi biết nhiều hơn thì năm tháng đã trôi qua.

Chúng tôi bơi gần hai giờ đồng hồ xuôi theo dòng Ngọc Trai, độ 10 hay 11 km. Sau đó chúng tôi tắm và ăn trưa trên boong thuyền được trang bị rất tốt. Giang Thanh từ trên mái thuyền nhìn chúng tôi rồi nhập bọn với chúng tôi. Mao cảm thấy rất sảng khoái, hệt như ông vừa thắng trận. Mao hỏi xoáy La Thụy Khanh: Bác sỹ Lý không nói nước sông quá bẩn à?

Tôi chống chế: Tôi thấy cả phân trôi qua mà.

Mao cười to: Nếu lúc nào chúng tôi cũng nghe lời thầy thuốc, thì có thể chúng tôi không còn tồn tại nữa. Tất cả sinh vật không cần không khí, nước và đất hay sao? Đồng chí nói cho tôi biết, cái gì là sạch sẽ? Tôi không tin có không khí sạch, nước sạch và đất sạch. Đồng chí thử thả một con cá vào nước cất xem, đồng chí nghĩ con cá sẽ sống được bao lâu?

Tôi im lặng. Dẫu sao Mao cũng không chấp nhận ý kiến về vệ sinh của tôi. Buổi tối, khi chúng tôi gặp lại nhau, tôi mới biết giữa ông và nhân viên bảo vệ của ông đã nổ ra một cuộc xung đột mới. Ông nói: Tôi muốn bơi ở cả ba con sông. Theo ý kiến của La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng, thì tôi chẳng nên bơi ở con sông nào. Sông Dương Tử là con sông có sóng to và nhiều xoáy nước nguy hiểm. Nếu không may tôi bị dòng nước cuốn đi, thì không ai có thể cứu tôi được. Còn Đào Chu lại không muốn tôi bơi ở sông Ngọc Trai, nhưng đồng chí ấy không phản đối tôi bơi ở sông Tương. Vương Nhiệm Trọng không muốn tôi bơi ở sông Dương Tử, nhưng đồng chí ấy lại không phản đối tôi bơi ở sông Ngọc Trai và sông Tương.

ở đây còn có vấn đề nhiệm vụ của mỗi người. La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho Mao ở khắp nơi. Vì vậy họ không hề muốn Mao bơi ở bất cứ con sông nào. Là bí thư thứ nhất tỉnh Quảng Đông, Đào Chu lại phản đối việc Mao bơi ở sông Ngọc Trai và cho rằng tính mạng Mao sẽ gặp nguy hiểm. Nếu Mao bơi ở sông Dương Tử, thì Vương Nhiệm Trọng phải chú ý đến vấn đề an toàn cho ông.

Mao nói:

- Tôi không cần các đồng chí bảo vệ tôi. Song, các đồng chí vẫn chưa biết nước sông như thế nào, nên tôi đã cử Yến Thanh Ngọc và Tôn Vĩnh đến bơi thử ở sông Dương Tử và kể lại cảm tưởng của họ cho tôi biết.

Cả hai nhân viên an ninh này đều là những người bơi giỏi và là những người luôn bơi cạnh Mao.

Điều không thể ngờ là Mao có thể bơi ở sông Dương Tử. Đay là con sông lớn, nước chảy xiết, hung dữ và nguy hiềm nhất ở Trung quốc. Ngay việc điều khiển tàu bè trong dòng nước xiết có nhiều xoáy nước cũng là việc không dễ. Chưa có ai trong số cư dân hai bên bờ sông bơi được một quãng sông dài. Mặc dù vậy, Mao vẫn liều. Sau khi trở về, Yến Thanh Ngọc và Tôn Vình đều đồng thanh báo cáo lại rằng, sông Dương Tử nguy hiểm hơn nhiều so với sông Ngọc Trai. Ai đã bị cuốn vào những xoáy nước là có thể mất mạng như chơi. Ngoài ra, trong nước còn có vô số ốc sên mang theo bệnh tật.

La Thụy Khanh đề nghị Vương Nhiệm Trọng nên thông báo kết quả đó cho Mao, nhưng Vương lại cử ngay hai người đã đến chỗ Mao, vì Vương biết Mao không nghe ông.

La Thụy Khanh dặn đi dặn lại hai viên vệ sỹ là phải nói thật cho Mao rõ và họ đã đồng ý. Tất cả chúng tôi cùng đến chỗ Mao. Khi đứng trước mặt lãnh tụ, Yến Thanh Ngọc vì quá xúc động, nên lắp bắp nói không nên lời. Không có cách nào khác, Mao đành ngắt lời anh ta. Ông nói:

- Thôi được, đồng chí đừng nói nữa. Bây giờ tôi sẽ hỏi đồng chí và đồng chí hãy trả lời lần lượt từng câu một.

Yến vẫn chưa hết run. Mao bắt đầu hỏi:

- Sông rộng lắm không?

Yến gật đầu:

- Thưa, rất rộng ạ.

- Có nhiều xoáy nước không?

- Thưa, có nhiều xoáy nước ạ.

- Người ta có thể tự thoát ra được nếu rơi vào một xoáy nước không?

Yến lắc mạnh đầu:

- Thưa không, không thể ạ.

- Như vậy, không thể bơi được ở sông đó phải không?

- Thưa, không ạ.

Đột nhiên, Mao đấm xuống bàn và gầm lên giận dữ:

- Tôi cuộc rằng, bản thân đồng chí chưa hề xuống nước. Từ đâu mà đồng chí biết được những điều đó? Làm thế nào mà đồng chí lại có thể là chỉ huy cảnh vệ của chúng tôi được?

Mao quát:

- Cút mẹ mày đi!

Một lối phát ngôn chắc chắn là nhân dân Trung quốc không thể ngờ ở những chính trị gia cao cấp nhất.

Yến tái dại và kinh hãi đứng như trời trồng.

- Cút mẹ mày đi! - Mao lại quát.

Yến rời khỏi căn phòng. Những người khác không hề nhúc nhích. Mao quay sang Tôn Vĩnh.

- Bây giờ đồng chí hãy nói cho tôi biết, sông Dương Tử như thế nào?.

Tôn biết rõ điều anh sẽ phải trả lời. Anh nói không do dự:

- Thưa Chủ tịch, Chủ tịch có thể bơi ở sông Dương Tử được ạ.

Mao cười. Tôn muốn nói thêm, nhưng Mao đã biết trước:

- Đủ rồi. Đồng chí đừng nói nữa. Đồng chí hãy chuẩn bị đi bơi đi.

Uông Đông Hưng bực tức với Tôn Vinh. Ông vặn:

- Tại sao đồng chí lại nói dối? Đồng chí đã hứa nói thật với Chủ tịch cơ mà!

Tôn đỏ mặt:

- Thưa thứ trưởng Uông, đồng chí không thấy điều gì đã xảy ra với đồng chí Yến sao? Nếu tôi cũng nói với Chủ tịch như vậy, thì đồng chí ấy cũng lại tống cổ tôi ra ngoài. Tôi không thể chịu được điều này.

Yến cũng tức giận và trách đồng nghiệp của anh đã phản bội anh.

Uông Đông Hưng cố gắng trấn an Yến và hứa sẽ bảo vệ anh ta trước cơn giận của Mao. Nhưng ông không làm được điều đó.

Sau khi chúng tôi trở về Bắc Kinh, Yến bị khai trừ khỏi nhóm Một. Còn Tôn Vĩnh, kẻ nói dối và phản bội đồng nghiệp của anh ta, thì vẫn tiếp tục làm vệ sỹ cho Mao, thậm chí anh ta còn được đề nghị thăng cấp.

Rốt cuộc, cuối tháng 6 năm 1956 Mao đã lên đường. Cái đích của chuyến du hành sắp tới là Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, quê của ông. Tại đó, ông muốn bơi ở con sông Tương như thuở thiếu thời. Chúng tôi đáp một chuyến tàu dặc biệt.

Tiết trời ở Trường Sa nóng khủng khiếp, nhiệt độ tới 40 độ C. Sau hôm chúng tôi tới nơi, Mao đã bơi lần đầu.

Sông Tương đang mùa lũ, có nơi sông rộng tới 180 mét. Nhóm của Mao, cả thảy có khoảng 50 chục người, bơi gần đến dãy phố chạy song song với nó. Bỗng nhiên ở đâu nhóm có tiếng kêu thất thanh. Một vài người nói: Đưa đồng chí ấy vào bệnh viện. Lý Tương, trưởng phòng an công an Hồ Nam bị rắn nước cắn.

Mao vẫn bình thản như không cố chuyện gì xảy ra, nhưng vòng người khoảng từ 25 đến 30 nhân viên an ninh bơi quanh ông khép lại La Thụy Khanh hoảng hết hỏi tôi: Đồng chí có thuốc chống rắn cắn không? Tôi trấn an ông để ông khỏi lo ngại cho Lý Tương và đừng trông chờ tôi giúp đỡ những quan chức bị thương. Tôi còn phải lo cho sức khỏe của Mao.

Mặc dù nước sông Tương chảy mạnh hơn sông Ngọc Trai, nhưng Mao vẫn để cho người trôi xuôi dòng như ở Quảng Châu. Ông trôi đến một hòn đảo nhỏ nằm giữa sông mà hồi còn trẻ ông thường đến thăm. Đảo đó gọi là đảo Cam. Ngay khi ông vừa đặt chăn lên đảo, thì một chiếc tuần tiễu cũng đã thả neo xong. Những người cần vụ mang đến cho Mao một chiếc áo tắm, một dôi dép và một hộp thuốc lá. Còn chúng tôi đi chân đất và chỉ mặc độc có chiếc quần bơi. Có một vài gia đình sống trên đảo. Những ngôi nhà của họ đã đổ sập tới một nửa. Những cây cam mà người ta lấy tên loài cây này đặt cho hòn đảo, thì chưa từng thấy ở bất cứ đâu. Mao châm một điếu thuốc và đi lại phía một bà già ăn mặc rách rưới.

Mao hỏi: Cuộc sống ở đây ra sao? Rõ ràng là bà không hề biết trước mặt bà là vị Chủ tịch đảng cộng sản Trung quốc. Bà vẫn lúi húi làm việc và không trả lời. Mao nhắc lại câu hỏi.

- Thế cả thôi mà - bà hững hờ trả lời và không thèm ngước lên.

Ngay lúc đó, một toán cư dân trên đảo tập trung xung quanh Mao và Mao kể thời còn trẻ ông thường bơi đến hòn đảo này. Khi đó hòn đảo vẫn còn hoang vắng.

Nhiều năm sau, vào tháng 6 năm 1959 khi chúng tôi trở lại hòn đảo, bà già đã không cón sống ở đó nữa. Việc Mao ở lại trên đảo là ngoài kế hoạch, nên lực lượng an ninh được một phen hú vía. Ngay sau đó, nhân viên phòng an ninh tỉnh và một đơn vị quân đội đóng ở gần đảo đã phải lùng tìm những phần tử tình nghi và đuổi tất cả dân trên đảo đi. Người ta đã biến hòn đảo thành một công viên lộng lẫy trồng cam. Vào mùa thu, hoa cam nở rộ, trông rất đẹp. Tôi hỏi Lý Tương, trưởng phòng an ninh tỉnh Hồ Nam, cái gì đã xảy ra với bà già, nhưng Lý không nói gì. Vào ngày thứ ba chúng tôi lưu lại Hổ Nam, Mao lại đi bơi. Lần này tất cả chúng tôi đều bắt chước ông, thử để cho người nổi trôi theo dòng nước. Bỗng nhiên, Yến Thanh Ngọc, người đã khuyên Mao không nên bơi ở sông Dương Tử, không may sa vào hố phân. Bình thường thì hố phân nằm trên bờ sông, nhưng hố phân này lại ngập nước do nước đã dâng lên. Khắp người Yến toàn phân là phân. Trông anh ta tbật đáng thương khiến tôi cũng phải bật cười theo những người khác.

Nhưng là bác sỹ riêng của Mao, phải quan tâm đến sức khỏe của Mao, nên buổi tối tôi đã nói đến việc này. Mao cười và cho rằng, thực phẩm mà chúng ta dùng đều nhờ phân bón. Ông nói tiếp:

- Sông Tương quá nhỏ. Tôi muốn bơi ở sông Dương Tử. Nào hãy đến sông Dương Tử!

Chúng tôi mất mấy tiếng đi tàu đến Vũ Hán. Vương Nhiệm Trọng đã chuẩn bị tất cả mọi thứ. Chúng tôi lại ở nhà khách Đông Hồ. Vương tìm được một chiếc tàu thủy tên là Đệ nhất Đông phương hồng, có khoảng từ hai đến ba trăm chỗ và trong khoang tàu có nhiều buồng ngủ nhỏ, một phòng tắm đầy đủ tiện nghi được lắp đặt và có nhiều nhà vệ sinh. Mao, các vị lãnh đạo đảng cũng như ban tham mưu cồng kềnh của đám vệ sỹ lên tàu ở gần một nhà máy đã định sẵn và được lực lượng an ninh canh gác. Tám chiếc tàu khác chở nhân viên an ninh đi theo bảo vệ chiếc tàu thủy của Mao vă thêm bốn tàu tuần tiễu nữa canh chừng ở khu vực xung quanh. Khi chiếc tàu thủy của Mao xuôi theo dòng đến chiếc một chiếc cầu lớn đang xay, thì Mao tụt thang xuống nước và các vị lãnh đạo khác làm theo ông. Lập tức, khoảng 40 nhân viên an ninh bơi thành một vòng quây quanh Chủ tịch. Tôi thử bắt chước bơi theo kiểu của Mao.

Tôi để cho người nổi, trôi theo nước và cử động tay chân càng ít càng tốt. Sông Dương Tử dang mùa lũ và từ giữa sông khó có thề nhìn thấy được bờ sông. Đây là con sông đẹp, dáng để thưởng ngoạn. Bỗng tôi nghe thấy tiếng kêu và nhìn thấy những con tàu nhỏ hướng vào chiếc tàu thủy lao đến. Mấy người thủy thủ nhảy xuống nước. Khi lên trên tàu tôi mới hay, tướng ba sao Trần Tái Đạo, tư lệnh tỉnh Vũ Hán, đã xuống nước một mình sau chúng tôi không bao lâu. Dòng nước chảy rất xiết đã làm cho ông phát hoảng. Ông cố bơi trở lại tàu, nhưng đòng nước đã cuốn phăng ông đi và ông được một phen uống no nước. Các thủy thủ đã kịp vớt ông trước khi ông chìm nghỉm. Chúng tôi đã để cho người trôi được khoảng hai giờ đồng hồ và tới gần một nơi trên sông vốn có nhiều con vật mang một căn bệnh nguy hiểm.

Tôi nhắc Mao nên chú ý, nhưng ông nói:

- Chuyện vặt. Đồng chí muốn tôi trở lại tàu chứ gì!

Tôi đáp:

- Chúng ta bơi hai giờ đồng hồ là đủ rồi. Trước khi bơi, nhiều người chưa ăn uống gì cả. Bây giờ chắc họ đói lắm.

- Thôi được. Ta trở lên tàu ăn cái gì đã.

Một thủy thủ cùng bơi với chúng tôi ước đoán chúng tôi đã bơi được chừng 25 km. Nhưng tôi chắc quãng đường còn xa hơn nữa. Nước sông chảy xiết, nên chúng tôi không cần phải tốn sức lắm. Dương Thượng Côn cũng đồng ý: Đây không phải là bơi, mà là để cho trôi theo dòng nước.

Đến khi Mao trở lên tàu, những người chịu trách nhiệm an toàn cho ông mới thở phào nhẹ nhõm. Uông Đông Hưng giả sử nếu Mao ở vào trường hợp như Trần Tái Đạo, thì chắc ông cũng chìm. Tôn Vình người đã can Mao nên bơi ở sông Dương Tử cũng như trút được gánh nặng Vì anh ta biết, đời anh ta sẽ chấm hết, nếu Mao có mệnh hệ gì. Mao mời chúng tôi dùng bữa trưa. Ông rất hoan hỉ về kết quả mà ông đã đạt được. Và những kẻ xu nịnh đã không bỏ lỡ thô cơ. Vương Nhiệm Trọng biếu Mao một ly rượn vang. Ông nói:

- Thưa Chủ tịch, xin Chủ tịch dùng một ly rượu để tránh bị cảm lạnh ạ.

Mao cười:

- Ai lại cảm lạnh giữa trời nóng nực như thế này? Nhưng đồng chí hãy cho chúng tôi uống cái gì đi đã. Tất cả cụng ly với tôi nào!

Ông nhấp ly rượu và nói với tướng Trần khi đó vẫn chưa hoàn hồn:

- Đồng chí Trần Tái Đạo này, tôi nghĩ đồng chí nên bồi bổ khỏe thêm nữa đi. Bình thường mọi người đều bơi được cả, tại sao đồng chí lại không?

Trần im lặng.

Vương bắt đầu nịnh rất thô:

- Thưa Chủ tịch, chúng tôi biết Chủ tịch từ nhiều năm nay, nhưng đến giờ, chúng tôi mới biết Chủ tịch là một người bơi rất giỏi và Chủ tịch có nghị lực rất cao. Khi còn trẻ, Chủ tịch đã từng nói: Chiến đấu chống lại trời, chống lại đất, chống lại con người - hạnh phúc là vô tận. Điều này đã được thể hiện trong hành động. Hôm nay chúng tôi được bơi cùng Chủ tịch, đó là điều may mắn cho chúng tôi. Chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều ở Chủ tịch. Tôi hy vọng rằng, trong tương lai Chủ tịch sẽ còn dìu dắt, chỉ bảo và giáo dục chúng tôi nhiều hơn nữa.

La Thụy Khanh, người đã cứng cổ ngăn cản ý định của Mao bơi ở cả ba con sông, cũng hùa theo ca ngợi:

- Từ lâu chúng tôi là những người trung thành với Chủ tịch, nhưng chúng tôi vẫn chưa thấu hiểu được tất cả những gì đã học được ở Chủ tịch. Tôi không phải là người lỳ lợm, cứng đầu. Tôi có thể sửa đổi được mình.

Dương Thượng Côn không tỏ ra chống lại các dự định của Mao, nhưng tôi biết, ông cũng không thích gì thành tích mà Mao đã đạt được. Mặc dù vậy, ông cũng bắt đầu hòa giọng. Ông vừa cười, vừa nói:

- Không ai mạnh bằng Chủ tịch. Không có vị lãnh tụ nào trên trái đất này cồ thể coi thường núi cao, sông dữ như Chủ tịch. Không có một nhân vật lịch sử nào có thể sánh được với Người.

Ngay cả Uông Đông Hưng, dù đã cố gắng làm tất cả mọi việc để can Mao đừng bơi, cũng quên hết mọi sự. Uông nói:

- Thưa Chủ tịch, chúng tôi cần rút ra bài học kinh nghiệm này. Chúng tôi không nên chỉ nhìn vào vấn đề an ninh mà cần phải noi gương Chủ tịch, làm theo những hành động vì đất nước của Chủ tịch. Nhân dân ta phải noi theo gương Chủ tịch...

Mao chìm đắm trong những lời ca tụng.

- Thôi đừng nịnh tôi nữa. Không có việc gì là không thể làm được, nếu người ta thực sự muốn làm việc dó. Các đồng chí nght xem, nếu các đồng chí gặp điều gì đó bất thường nhưng không chế ngự được ngay và nếu các đồng chí buộc phải làm điều gì đó thì đừng có đo dự, mà phải nghiêm túc chuẩn bị mà làm - như Vương Nhiệm Trọng vậy.

Giang Thanh lại tụng ca Mao khi mọi người đã tạm ngưng. Bà đã từng là người phản đối Mao bơi ở sông Dương Tử, nhưng thái độ kiên quyết của Mao đã làm cho bà đổi ý Với giọng khinh khỉnh, bà hỏi:

- Có gì nguy hiểm ở đây nhỉ?

Rồi bà hợm hĩnh nhìn mọi người xung quanh:

- Khi ở Quảng Châu, các đồng chí đã phản đối việc Chủ tịch bơi. Các đồng chí đã hoảng hốt ra mặt. Nhưng tôi lại nghĩ khác.

Mao thường quả quyết: Chỉ có Giang Thanh là luôn luôn ủng hộ tôi. Ông có lý. Giang Thanh đã ủng hộ tất cả các việc làm của Mao vì bà không có sự lựa chọn nào khác.

Tất cả mọi người ở đây đều là những người lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản, và tôi đã liên tưởng tới những lời Mao nói về các đồng chí của ông: Họ thường ghen tị nhau về những ân huệ tôi ban cho họ. Tôi đã lợi dụng họ. Nhưng điều chủ yếu họ là những kẻ nịnh bợ. Vậy thì họ có ích như thế nào đối với Mao?

Cuộc nói chuyện trong bữa ăn và những lời tán tụng của mọi người thật là nhàm chán và vô nghĩa. Câu chuyện chỉ xoay quanh việc bơi lội. Nhưng những lời bốc thơm Mao cũng có tác dụng về chính trị. Kế hoạch cải tổ Trung quốc của Mao thật đồ sộ, nguy hiểm và đầy mạo hiểm. Ông có tham vọng mau chóng đẩy Trung quốc trở thành một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ông phản dối sự dè đặt của ban lãnh đạo trung ương đảng, phê phán tết cả những ai cưỡng lại những dị biệt mà thiếu cân nhắc, kể cả những nhân vật bảo thủ ở Bắc Kinh. Theo quan điểm của Mao, những vấn đề xuất hiện trong quá trình tập thể hóa nông nghiệp và trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa là do thiếu chuẩn bị đầy đủ, chứ không phải do chính sách, chủ trương. Nếu bản thân Mao đã có thể bơi ở những con sông nguy hiểm mà không mệnh hệ gì, thì đất nước Trung quốc cũng có thể dám cải tổ toàn bộ nền kinh tế và cơ cấu xã hội để tiến tới thời kỳ hoàng kim và được thế giới vì nể. Nếu các nhà lãnh đạo cao cấp Trung quốc không ủng hộ kế hoạch của ông, thì ít ra cũng có giới lãnh đạo ở các tỉnh như Đào Chu và Vương Nhiệm Trọng đứng về phía ông. Mao chỉ có thể thực hiện được kêế hoạch của ông nếu các quan chức cao cấp của các tỉnh và địa phương hợp tác với ông.

Do đó, ông thường đi vi hành các nơi. Chính ở các tỉnh, ông đã tìm kiếm sự ủng hộ mà ở Bắc Kinh ông không có và chuyến đi điền đã vào mùa hè năm 1956 của ông đã thu được kết quả to lớn. Mao lãnh đạo Trung quốc tương tự như ông đi bơi. Ông theo đuổi những chính sách mà chẳng ai hiểu nổi và thực hiện những ý tưởng chính trị kỳ quặc như đại nhảy vọt, Công xã nhân dân và Cách mạng văn hóa. Vào tháng 6 năm 1956, những dự định chính trị mạo hiểm nhất như đại nhảy vọt và Cách mạng văn hóa vẫn chưa được nói đến. Và mười công trình lớn dưới thời cai trị của ông được dự định dựng lên nhân kỷ niệm thập kỷ giải phóng đầu tiên do đảng cộng sản tiến hành, trong đó có Đại lễ đường nhân dân và Viện bảo tàng cách mạng, phải được phác thảo trên bản vẽ từ bấy giờ. sau lần bơi đầu tiên ở sông Dương Tử, tỉnh Vũ Hán, dần dần tôi hình dung thấy Mao có những suy nghĩ rất đặc biệt. Khi chúng tôi ở Vũ Hán, tôi đã đi cùng Mao đến gặp trưởng phòng kế hoạch của khu vực thung lũng sông Dương Tử - ông Lâm Nghị Sơn. Lúc đó tôi mới biết Mao có dự định cho xây một đập nước khổng lồ chắn ngang sông Dương Tử. Khi được nghe ông Lâm trình bày và được xem kế hoạch xây đập, điều làm cho tôi lo ngại là Lam Nghị Sơn chỉ là một nhà cách mạng lão thành, chứ không phải là một nhà khoa học hay một kỹ sư, trong khi đề án lại đề cập đến một công trình kỹ thuật là thay đổi toàn bộ khu vực thung lũng sông Dương Tử. Các ngành đều đòi hỏi những kiến thức khoa học chuyên sâu, nhưng kết quả thì vẫn chưa ai mường tượng thấy. Tuy thế, Mao rất phấn chấn. Ông nói với tôi:

- Ba thung lũng sẽ biến mất và ở đó sẽ là một hồ chứa nước lớn.

Ông muốn nói tới đoạn sông Dương Tử nổi tiếng nhất với những tảng dá dựng đứng, nước chảy rất xiết, tạo nên một quang cảnh đày thu hút vốn đã được ngợi ca trong những bức tranh, trong những bài thơ từ hàng thế kỷ nay. Buổi tối sau khi chúng tôi đến gặp Lâm, Mao đã sáng tác một bài thơ để ca ngợi cuộc đi bơi, ca ngợi những con sông và sự can đảm của những người đã quyết định thay đổi cả thế giớì.

Mấy khi uống nước Trường Sa

Mấy khi cá ngọt Vũ Xương la đà,

Mấy khi ngang dọc sông dài

Mấy khi nước Thục trời cao ngắm nhìn

Gió to sóng ca chẳng sờn

Chứ đâu vô dụng loanh quanh xó nhà

Đất trời lồng lộng chơi xa

Giữa dòng vang tiếng cao nhân phán truyền:

Cứ như thế, hãy tiếp đi!

Gió cuốn, cột buồm bay

Rùa, rắn quay trong nước

Dự định hơn mơ ước

Một cây cầu trong chuyến bay cũng làm nên hồi hộp,

Vắt ngang lưng chừng trời, khai thông từ Bắc xuống Nam,

Sừng sững những con cá voi bằng đá,

Cắt ngang núi mây mưa đang xuôi dòng về phía tây

Biển phẳng lặng nhô lên bao mũi đá.

Dẫu hồn ma bóng quỉ thiên biến vạn hóa,

Cũng giật mình: Thế giới đã đổi thay.

Mao hoàn toàn không thể ngăn cản được cơn bão tố phản đối ông ở Bắc Kinh, dù chỉ là một lần. Nhưng ông là Tần Thủy Hoàng của thế kỷ 20. Dầu Thủy Hoàng đã xây Vạn Lý Trường thành. Mao cũng muốn xây một công trình kỷ niệm vĩ đại lưu lại hàng trăm năm cho hậu thế. Đập nước ngăn con sông lớn nhất và quan trọng nhất ở Trung quốc chỉ là một trong những công trình tương tự.

Sau đó, các nhà khoa học và các kỹ sư cũng đã cùng làm việc với nhau trên công trình của sông Dương Tử này. Chắc chắn việc họ biết Mao mơ ước có con đập đó đã tác động đến công việc của họ. Có lẽ các kỹ thuật viên có lương tâm không dễ đồng ý với ông. Mặc dù sau này các nhà khoa học và các kỹ sư chân thật đã bày tỏ sự nghi ngờ trước Hội đồng nhà nước và trong Hội nghị tư vấn chính trị những trăn trở của họ, thì mãi hơn 15 năm sau khi Mao chết, công trình này mới được chuẩn y vào tháng 4 năm 1992.

Cả hai ngày tiếp theo, Mao cũng bơi ở sông Dương Tử và cứ mỗi lần lên khỏi mặt nước, ông đều tỏ ra khoái trá. Sau lần bơi thứ ba, bỗng nhiên ông nói: ông muốn trở về Bắc Kinh ngay lập tức. Bây giờ đã là tháng 7 rồi. Vì tôi dồn tất cả tinh thần vào việc chãm lo sức khỏe cho Chủ tịch và sự tranh cãi giữa những người cộng sự gần gũi của ông, nên tôi không hề biết đến những cuộc tranh chấp chính trị mà chính Mao đã dàn xếp được khi ông vắng mặt ở Bắc Kinh. Nếu tôi muốn sống, bằng mọi giá tôi không được để lộ quan điểm chính trị của mình. Chỉ qua Mao, tôi mới biết được những thay đổi lớn lao của đất nước, từ những tài liệu trong nội bộ đảng mà tôi đã nhận được tận tay và từ những báo cáo mà người bạn của tôi là Điền Gia Anh, thư ký riêng về chính trị của Mao, đã cho tôi hay. Sau khi chúng tôi trở về Bắc Kinh, việc tôi giữ khoảng cách với lĩnh vực chính trị không còn là điều đơn giản nữa.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro