Chương 28,29,30

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 28

Vào mùa hè năm 1958, toàn thể nhân dân Trung quốc được hiệu triệu bắt tay thực hiện các công tác thủy lợi và do đó nhiều người đã đảm nhận những việc nặng nhọc. Mao đã phát động phong trào này. Những dự án không chỉ có những mục đích dơn thuần về kinh tế, mặc dù các hồ dự trữ nước chủ yếu để nhằm cải thiện hệ thống thuỷ lợi của Trung quốc và như vậy sẽ tăng sản lượng nông nghiệp. Bằng cách này, Mao còn muốn nhấn mạnh đến lao động chân tay và đề cao giá trụ của nó. Những dự án xây dựng này cùng nhằm để tỏ mối ác cảm muốn dời của Mao đối với sự ngạo mạn của lớp trí thức ăn bám và nhằm ca ngợi giai cấp công nông hay lam, hay làm.

Theo cơ quan tuyên truyền của đảng, ở Bắc Kinh đã có hàng trăm nghìn người tự nguyện đi xây dựng một hồ chúa nước mới gần khu mộ đời nhà Minh nổi tiếng. Những tấm bia mộ đổ nát của 13 trong số 16 vua đời nhà Minh nằm trên một vùng đồi nhấp nhô, cách thành phố chừng 50 km. Bộ đội, nhân viên của đảng và của chính phủ, công nhân từ các trường học, xí nghiệp, doanh nghiệp, thận chí cả nhân viên sứ quán, tất cả đều tham gia vào dự án này.

Sau đó đến cả các nhà lãnh đạo đảng của Trung quốc cũng tham gia. Họ xắn đất trong khi máy ảnh nháy liên tục, ghi lại sự kiện này cho hậu thế.

Buổi chiều ngày 5 tháng 5 nam 1958, sáu chiếc xe buýt chờ đầy cán bộ cao cấp của đảng và chính phủ ở Trung Nam Hải lên dường. Mao ngồi ngay trước mặt tôi, ở hàng gần cuối trong chiếc xe đi đầu và tán chuyện phiếm với những người cùng đi. Ông nói:

- Thông thường, súc vật phục vụ chúng ta. Bây giờ đến lúc chính chúng ta thử bắt tay vào việc. Mọi người đều khẳng định lao động chân tay là tốt, nhưng đến khi họ thực sự làm, họ sẽ mau chóng thay đổi ý kiến. Những người đến đây xây đập với nhiều lý do khác nhau. Một số người thực sự muốn lao động, một số khác cho đây là nghĩa vụ, còn một số nữa coi lao động chân tay là một loại giá trị. Nhưng lúc nào cũng vậy, lao động chân tay bao giờ cũng tốt hơn là chẳng làm gì cả.

Người lúc nhúc như kiến trên công trường. Đa số là bộ đội, rồi đến những thợ xây làm công, nông dân từ các vùng lân cận và cả những người tình nguyện từ các thành phố. Việc Mao tới làm tất cả mọi người sửng sốt. Khi ông từ trên xe buýt bước xuống, cả đám người khổng lồ đồng loạt vỗ tay và rầm rộ hô những khẩu hiệu chào mừng trong khi tướng Dương Thành Vũ tư lệnh quân khu Bắc Kinh và tổng công trình sự đập chắn nước nhiệt liệt đón chào Mao.

Cả một đại đội lính đã được huy động đề mở một con đường xuyên qua đám đông cưồng nhiệt đến một chiếc lều là đại bản doanh của tướng Dương. Từ chỗ chiếc lều, chúng tôi có thể nhìn bao quát toàn bộ khu vực, tướng Dương báo cáo Mao tình hình công việc. Trong khi người ta xây con đập ở tít phía sau, thì ở phía trước, trong một cái hố khổng lồ, vô số người dùng cuc xẻng đào khóet những tảng đá lớn. Họ xúc đá và cát cho vào sọt, rồi gánh bằng đòn gánh tới chất lên những chiếc xe goòng chạy trên đoạn đường ray từ đập tới hố.

Ngược lại, hàng nghìn người đổ đá và cát từ các xe goòng vào những chiếc sọt to và khiêng đến một xưởng xay đẻ xay thành đá răm. Sau đó đá vụn lại được đổ vào sọt và được gánh thẳng đến con đập. Công việc thật nặng nhọc.

Mao cùng với tướng Dương, các cán bộ cao cấp của đảng và tôi trong đoàn hô tống đi đến chân đập. Ông xắn tay áo, nhặt một cái xẻng và bắt đầu xúc đá vụn. Chúng tôi làm theo Mao. Mao mặc áo sơ mi trắng, chiếc quần màu xám và đi đôi dày vải đen. Trời nóng như thiêu như đốt. Mặt Mao đỏ lên mau chóng và chẳng bao lâu, cả người ông đã sao phủ một lớp bụi màu vàng. Ông bắt đầu vã mồ hội và những dòng nước nhỏ ngang đọc chảy trên mặt ông. Gần đến giũa trưa, tức là sau hơn nửa tiếng làm việc, tướng Dương Thành Vũ ép Chủ tịch phải nghỉ tay một chút. Mao nói: Đã lâu tôi chưa làm việc như thế này. Mới có làm một lúc mà tôi đã toát mồ hôi! Mao chui vào lều của tướng Dương để nghỉ uống trà.

Trong khi ông đang ngồi nghỉ, Mao hỏi tôi:

- Tại sao những người ở nhóm Một như các đồng chí không đến đây lao động một tháng nhỉ? Các đồng chí phải biết lao động nặng nhọc của tôi đã lan đi khắp Trung Nam Hải. Các đồng chí phải biết lao động nặng nhọc có ý nghĩa như thế nào. Nhiều người ở Bắc Kinh đã đến đây. Những nhân viên nhóm Một không được phép vắng mặt.


Chiến dịch làm trong sạch đảng của Mao tiếp tục tiến triển và không chỉ liên quan đến những người đã phạm sai lầm, mà còn dính dáng đến cả những đảng viên thường như tôi. Chúng tôi phạm sai lầm vì chúng tôi đã xa rời quần chúng như cách nói hồi đó. Nhân viên nhóm Một sống sung sướng, quá sướng theo cách đánh giá của Mao. Chúng tôi được an ngon, mặc đẹp, luôn luôn được người khác phục vụ. Vậy thì chúng tôi phải làm quen với cuộc sống thiếu thốn, khó khăn của giai cấp công nhân và nông dân. Qua đó, lối sống của chúng tôi sẽ thay đổi và điều hòa. Mao tin rằng lao động nặng nhọc sẽ có tác dụng tích cực và muốn tất cả chúng tôi - nhất là tôi, thành viên của tầng lớp được hưởng đặc quyền đặc lợi, cuộc sống lúc nào cũng dễ dàng, phải trải qua một chút cay cực. Bây giờ thì tôi đã cảm nhận được tác dụng của việc cải tạo lao động ngay trên cơ thể mình.

Đề nghị của Mao không dành cho tôi một sự lựa chọn nào khác. Tôi chẳng hứng gì với cái việc vất vả này, nhưng tôi vẫn phải chấp nhận. Tôi đáp:

- Dạ được ạ, thưa Chủ tịch. Nhưng chúng ta phải trở về thành phố để lấy đồ đạc.

Mao đồng ý.

Ngày hôm sau, ảnh Mao được đăng trên trang nhất của tất cả các báo trong nước. Với chiếc xẻng trong tay, xung quanh là các cán bộ đảng tươi cười và thường dân, Chủ tịch tuyên bố rằng ông rất tôn trọng lao động chân tay, ông hòa mình với quần chúng và mặc dù với cương vị lãnh đạo, ông sản sàng lao động như bất kỳ một người nào. Bức ảnh này được in đi in lại nhiều trên các báo và tạp chí, dĩ nhiên là cả trong sách báo tuyên truyền về Mao. Đó là lần duy nhất mà Mao làm việc nặng trong suốt 22 năm tôi làm việc cho ông. Ông cầm xẻng chưa đầy một tiếng đồng hồ. Chưa bao giờ trong lịch sử, chỉ một hành động đơn gỉan như vậy lại làm cho dân chúng khoái lao động chân tay đến thế.

Buổi tối, sau việc làm tượng trưng của Mao, tôi đi gặp Mao ở bể bơi để lập kế hoạch cho việc tham gia của nhóm tôi vào dự án này. Mao mới bơi một lúc và muốn uống trà với Giang Thanh ở trên bờ.

- Đập chắn nước cạnh khu mộ đời nhà Minh là một công trình vĩ đại. Hàng trăm nghìn người đã tự nguyện cống hiến thời gian và sức lao động. Thậm chí cả những người nước ngoài cũng tham gia. Chúng ta không được phép làm cho họ thất vọng. Từ ngày mai nhân viên nhóm Một - đồng chí, các thư ký và vệ sĩ - sẽ đến đó để làm việc từ 10 đến 20 ngày. Nhiệm vụ của đồng chí rất đơn giản. Đồng chí sẽ xúc và vận chuyển đá vụn, bất kể trời mưa hay nắng. Đồng chí cứ làm việc cho tới khi kiệt sức. Khi nào đồng chí thực sự không chịu đựng được nữa, đồng chí hãy báo cho tôi biết. Sau đó tôi sẽ đón đồng chí về.

Mao không quay lại công trường nữa bởi vì hình như ông rất bận. Một thư ký và một vệ sĩ phải ở lại với ông. Tất cả những nhân viên khác của nhóm Một đều phải đi. Ông nói:

- Các đồng chí hãy làm thay tôi, hãy đại diện cho tôi.

Ông quay sang Giang Thanh:

- Sức khỏe bà không được tốt. Bà không cần phải đi. Nhưng bà đừng cản trở người khác. Bà hãy để cho các nhân viên của bà đi.

Vợ Mao trả lời:

- Tôi chỉ cần hai cô y tá, những người khác có thể đi.

Giảm bớt nhân sự đối với Giang Thanh là một sự hy sinh lớn.

Ngày hôm sau chúng tôi khởi hành. Diệp Tử Long và Vương Kính Tiên, mới thay Uông Đông Hưng điều hành Ban an ninh, đi đầu. Các cán bộ từ tất cả các cơ quan trung ương của đảng, chính phủ và ủy ban nhân dân thành phố Bắc Kinh có nghĩa vụ phải lao động 20 ngày ở công trường. nhóm Một đến muộn hơn một chút, vì phần lớn những cơ quan khác đã lao động trước đó 5 ngày rồi. Ngay ở đây, nhóm Một cũng là nhóm được ưu đãi. Những người khác phải ngủ trong những túp lều đan và không chịu nổi giông bão. Ngược lại, tướng Dương Thành Vũ đã thu xếp cho chúng tôi ở trong phòng học của một trường trung học ở khu Eangshan gần đó. Căn phòng không được trang bị đồ gỗ và chỉ rộng chừng 12 mét vuông. Chúng tôi ngủ dưới đất và dùng những chiếc áo khoác nông làm nệm - Chín người chúng tôi nằm ngủ kiểu xếp cả hộp. Nếu một người muốn giở mình, thì tất cả những người khác đều phải thay đổi tư thế theo. Những tiếng động triền miên vì nóng nực và ồn ào trong phòng, nên chẳng ai ngủ được. Tuy vậy chúng tôi vẫn biết ơn về điều kiện cư trú hạng nhất này dành cho chúng tôi.

Tướng Dương cũng ưu tiên cho chúng tôi làm việc theo ca thoải mái nhất. Đó là ca đêm từ nửa đêm đến 8 giờ sáng lại một dấu hiệu nữa về việc người ta ưu đãi chúng tôi. Lúc đó vào cuối tháng 5 ban ngày trời nóng kinh khủng. Ca đêm đlã giúp chúng tôi tránh được cái nóng dữ dội nhất. Chúng tôi ăn sáng lúc tan ca với một chiếc bánh mì thô được gọi là nắm đấm, với cháo và rau muối. Buổi sáng, chúng tôi dành thời gian học chính trị. Người ta muốn chứng minh cho chúng tôi là tất cả những tiến bộ về văn hóa của nhân loại chỉ có được thông qua lao động nặng nhoc. Bữa ăn trưa khá hơn bữa ăn sáng một chút. Có rau luộc, một ít cơm và một bát canh, nhưng gia vị rất tồi, đến nỗi tôi ăn chẳng thấy ngon chút nào. ăn xong chúng tôi đi ngủ đến khoảng 21 giờ thì dậy và sửa soạn đi làm.

Công trường cách trường học một tiếng đi đường. Chúng tôi khởi hành lúc gần 23 giờ. Mao đã có lý khi ông nói công việc rất đơn giản. Tôi đào đất, đá từ lòng sông và xúc từng xẻng đất đổ vào chiếc sọt lớn. Khi hai sọt đã đày, tôi treo chúng lên đòn gánh, đưa lên vai và gánh tới những toa goòng chuyển đá vụn đến nơi xây đập. Tôi vẫn còn trẻ, mới 38 tuổi và rất khỏe mạnh. Thời thanh niên tôi đã tập thể thao thể dục và bóng rổ. Nhưng đây là công việc khổ cực nhất, nặng nhọc nhất trong đời tôi. Cơ bắp mà tôi phải sử dụng ở đây hoàn toàn khác với khi tôi tập thể thao. Ban đêm trời lạnh, vậy mà sau một, hai tiếng, mồ hôi tôi vã ra như tắm và người tôi chỗ nào cũng đau ê ẩm. Đối với nhiều người khác ở nhóm Một, những người xuất thân từ nông tlôn, công việc cầm xẻng đối với họ hoàn toàn bình thường như tôi cầm dao dĩa vậy. Họ gánh liền 6 sọt mà chẳng có vẻ mệt nhọc gì và nhịp điệu các bước đi của họ uyển chuyển như nhảy múa.

Tôi cố gắng làm bằng các đồng chí xuất thân từ nông thôn, nhưng không được. Một đêm, tôi kiệt sức đến nỗi khi trút đá từ những chiếc sọt của mình xuống xe goòng, tôi đã mất thăng bằng và ngã vào đó, làm cho những người quanh tôi được một trận cười khoái chí. Họ đùa: Việc này hơi khác với việc dùng ống nghe và dao mổ phải không? Lần đầu tiên trong đời, một cảm giác thua kém thoáng hiện lên trong tôi. Nhưng tôi tự an ủi, những công nhân và nông dân kia cũng sẽ trông rất nực cười với ống nghe hoặc dao mổ trên tay. ở đây tôi cũng có thể hình dung được, cuộc sống cải tạo lao động của những người hữu khuynh nặng nhợc và khắc nghiệt đến mức nào. Bao nhiêu người trong số họ còn sống sót?

Những người khác tìm cách giúp tôi. Họ giải thích cho tôi phải phân chia lực như thế nào và gánh như thế nào để không cảm thấy nặng. Nhưng vô ích. Một đêm mưa rất to, Vương Kính Tiên nhìn thấy tôi ướt như chuột lột và run lên vì lạnh. Ông ta đề nghị tôi nghỉ và quay về trường học. Nhưng tất cả những người khác vẫn làm việc tiếp, nên tôi không được phép bỏ cuộc. Tôi vẫn cố sức và chẳng bao lâu, mặc dù trời mưa và lạnh mồ hôi tôi túa ra.

Đến ngày thứ 15 thì tôi gần như qụy. Tôi không ngủ được, không ăn được và tất cả những năng lượng dự trữ của tôi đã cạn kiệt. Đau đớn kéo dài. Tất cả cơ bắp đều đau, mỗi bước đi tôi đều thấy đau đớn. Thời gian 20 ngày lao động đối với các cán bộ đảng và chính phủ đã kết thúc, chi có nhóm Một đến sau 5 ngày và phải quyết định có tiếp tục ở lại hay không. Chẳng một ai muốn làm tiếp cả. Nhưng cũng chẳng ai muốn mạo hiểm để bị quy là phần tử chống đối, nếu người đó đề nghị không làm nữa. Chúng tôi quyết định làm thêm 5 ngày.

Sau đó tướng Dương Thành Vũ đã giúp chúng tôi. Ông chúc mừng thành tích lao động của chúng tôi. Ông nói: Các đồng chí làm 15 hay 20 ngày không quan trọng. Chủ tịch cần các đồng chí. Một giờ làm việc cho Chủ tịch đáng giá hơn ngày lao động ở đây. Với tư cách là tổng công trình sư ở đây, tôi ra lệnh cho các đồng chí phải rời khỏi công trường. Ông cười, chúng tôi cũng cười, quá vui mừng trước mệnh lệnh của ông chúng tôi cười phá lên.. Chúng tôi có lệnh phải trở về Trung Nam Hải.

Tuy vậy, cuộc họp vẫn chưa được giải tán, bởi vì chứng tôi phải chọn ra một người lao động gương mẫu trong nhóm. Tôi đã được đè cử. Một người nào đó nói: Bác sĩ Lý rất xứng đáng. Đồng chí ấy là trí thức, nhưng đồng chí ấy vẫn không nề hà. Đồng chí luôn theo sát chúng tôi và làm việc đến cùng. Đối với đồng chí ấy, điều đó không phải là đơn giản.

Đa số ủng hộ anh ta nhưng tôi không thể nhận danh hiệu này được. Trao tặng danh hiểu lao động gương mẫu cho tôi quả là vô lý. Tôi đến đây không phải là tự nguyện mà là Mao đã ra lệnh cho tôi. Ngoài ra, phần thưởng này đối với tôi không phải là một giá trị gì lớn. Tôi là một bác sĩ và những kiến thức về y học mới là niềm tự hào của tôi. Tôi cũng biết rõ nhóm Một. Nếu tôi được tuyên dương là lao động gương mẫu, thì những thành viên khác trong nhóm Một, như Diệp Tử Long chẳng hạn sẽ có lý do cho những mưu mô xảo quyệt của họ.

Tôi từ chối phần thưởng này, tôi giải thích: Là một trí thức, tôi phải hoàn thiện mình bằng lao động. Tôi không thể nhận danh hiệu lao động gương mẫu, nếu không tôi sẽ không còn ý thức phấn đấu nữa. Một vài thành viên của nhóm khuyên nhủ tôi, nhưng tôi cương quyết từ chối. Tuy nhiên, nhóm không thể nhất trí chọn một người khác làm lao động gương mẫu.

Tướng Dương Thành Vũ lại tìm ra một giải pháp. Ông nói: Tất cả các đồng chí đều làm việc cho Chủ tịch. Tất cả các đồng chí đã làm gương cho những người khác. Vậy thì mọi người trong các đồng chí đều là lao động gương mẫu. Chúng tôi sẽ gọi tất cả nhóm của các đồng chí là nhóm lao động gương mẫu.

Tất cả đều hài lòng với đề nghị này. Chúng tôi có thể trở về Bắc Kinh trong niềm vinh quang.

Khi chiễc xe tải cho chúng tôi xuống Trung Nam Hải tôi không dám về nhà ngay. Từ hơn hai tuần nay tôi chưa tắm và không muốn cho gia đình nhìn thấy tôi trong tình trạng này. Thay vì về nhà, tôi tới Hạnh Hoa Viên, vào một trong những nhà tắm kiểu cũ không được sang lắm khi đó vẫn còn lại. Với 5 nhân dân tệ giá trị tương đương với bốn kilôgam, lợn tôi được dẫn vào một phòng riêng có chỗ nằm thoải mái và có một bồn tắm. Một nhân viên xà nước ấm vào bồn tắm. Tôi ngâm mình trong bồn và lần đầu tiên trong hai tuần nay, tôi mới được thoải mái như thế.

Sau khi tắm xong sạch sẽ, tôi lên giường nằm và người nhân viên xoa bóp những bắp thịt đau nhức cho tôi. Trong khi đó, người ta để quần áo của tôi đã được giặt sạch sẽ tới, hong khô và là cẩn thận. Sau hai tiếng nghỉ ngơi ở nhà tắm, tôi đã hồi lại để có thể ra mắt gia đình. Tôi đến Liuli chang, chỗ mẹ tôi.

Diện mạo của tôi làm cho mẹ và vợ tôi bị sốc. Họ kêu lên. Gày đi nhiều quá! Lý Liên có thể hiểu được những đau đớn và cực nhọc của tôi. Cô đã lao động một ngày ở đập trở về bị cháy nắng và kiệt sức. Cả hai người đều muốn tôi ở nhà và nghỉ ngơi cho lại sức. Nhưng Mao đang chờ và tôi muốn sẽ là người đầu tiên kể cho ông nghe về sự rủi ro của mình. Tôi ăn ngấu nghiến món thịt viên ngon lành do mẹ tôi nấu, rồi tất tưởi lên đường gặp Chủ tịch.

Ông đang ngồi với Giang Thanh trên bờ bể bơi. Ông trêu tôi:

- Trông kìa, anh chàng giết gà không nổi! Đồng chí bị ngã vào xe goòng phải không? Cũng may là đồng chí nhanh chân ra được. Nếu không đồng chí đã bị đưa xuống đập cùng đá vụn rồi.

Tôi đã đến quá muộn. Một người nào đó đã báo cáo cho ông về công việc của tôi trong hai tuần qua. Y tá của Giang Thanh đã cho tôi biết là Giang Thanh rất khoái chí về chuyện của tôi. Bà hỏi tôi:

- Lúc ấy đồng chí thấy thế nào? Trong xe goòng có thích không? ở đâu tất cả các đồng chí cũng được ăn ngon, được ở những nơi tráng lệ và được tiếp đãi tử tế chỉ vì các đồng chí là nhân viên của Chủ tịch. Bây giờ các đồng chí cũng phải có lần chịu khổ một chút chú.

Mao đã biết chuyện, Suýt nữa thì đồng chí không chịu nói.

Tôi nói thêm: Tôi đã kiệt sức. Công việc cũng không mấy dễ chịu

- Trí thức các đồng chí chỉ được cái nói và viết lách là giỏi. Các đồng chí không hình dung được những công việc nặng nhọc. Khi tôi nói trí thức đôi khi cũng nên lao động chân tay, thì không phải là những lời trống rỗng. Bởi vì lao động chân tay giúp cho chúng ta có khả năng gần gũi quần chúng và biết đánh giá sức mạnh tập thể của toàn dân. Đồng chí nên lao động thường xuyên hơn. Điều đó sẽ tốt cho đồng chí.

Những lời của Mao làm tôi phát hoảng. Chẳng có gì tốt đẹp đối với tôi, khi tôi phải trở lại công trường. Câu chuyện về cuộc vận lộn hai tuần với lao động nặng nhọc của tôi đã lan đi khắp Trung Nam Hải. Mãi sau này, cái ngã vào xe goòng đáng xấu hổ của tôi vẫn được người ta lấy ra làm chuyện bông đùa.  

Chương 29

Năm 1956, sau khi từ Liên-xô trở về Giang Thanh mắc căn bệnh u uất. Bà nghĩ rằng, bệnh ung thu cổ tử cung của bà lại tái phát, rằng bà có khối u ở gan, ở dạ dày và trong não, rằng cơ thể bà như đang bị bệnh tật tàn phá. Ngoài ra bà còn cảm thấy trong tai bà như có tiếng chuông kêu. Bà không chịu được cả ánh sáng lẫn tiếng động, gió lùa cũng khiến bà kêu ca, bà ăn không ngon, ngủ không yên. Thế là trước khi uống thuốc chữa bệnh, bà dùng thuốc ngủ, lần khác bà uống thuốc chữa bệnh trước, rồi mới dùng thuốc ngủ. Sau bà cho rằng các loại thuốc công nhau, loại thuốc bà uống sau phản ứng với loại thuốc uống trước. Bà ghiền thuốc ngủ, nghiện thuốc Tây và nghiện cả các chứng bệnh của bà. Nhưng việc điều trị bằng cách chiếu tia đã làm cho bà hoàn toàn khỏi bệnh ung thư.

Khi bà cùng sống với Mao, tôi lại phải chịu trách nhiệm về sức khỏe của bà và buộc phải cẩn thận với những lời phàn nàn của bà.

Qua vài lần xét nghiệm máu sau khi bà từ Moskva trở về, tôi phát hiện ra một điều hơi khác thường trong mẫu máu của bà tôi chắc mẩm không có gì hệ trọng. Điều đó chỉ là những biểu hiện thích nghi của cơ thể sau khi được chiếu tia. Thế nhưng Giang Thanh đã phản ứng thật kỳ quặc. Tôi muốn trấn an bà bằng cách để một số bác sĩ nổi tiếng nhất ở trong nước khám bệnh cho bà. Ngay sau khi tôi lên đường đi vào thế giới công việc đầy khó khăn này thì Ban y tế trung ương, một bộ phận trực thuộc bộ y tế chuyên chăm sóc sức khỏe cho những chính trị gia cao cấp nhất, đã phái một số chuyên gia dưới sự chỉ đạo của tôi, tiến hành một cuộc khám bệnh kỹ lưỡng đối với tất cả các căn bệnh khả nghi của Giang Thanh. Công việc này kéo dài suốt hai tuần liền, vì trong thời gian đó Giang Thanh đã tỏ ra ngang ngược, thay đổi thời hạn theo ý bà, trịch thượng đối với các bác sĩ và sai khiến họ như những kẻ tôi tớ của bà. Sau khi việc chẩn đoán bệnh kết thúc, tôi đã tập họp các bác sĩ lại. Tất cả chúng tôi đều đi đến một kết luận: Giang Thanh không heef có bệnh. Bệnh ung thư của bà đã được chữa khỏi hoàn toàn, màu máu của bà gần như đã bình thường. Và thực tế là 20 năm sau, từ đầu năm 1957 đến khi bị bắt giam bà vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Chỉ có một vấn đề mà tất cả chúng tôi đều nhất trí, đó là bản tính tâm lý của bà. Tôi có thể hiểu được vấn đề này đã phát sinh như thế nào. Giang Thanh lo cho sức khỏe của bà, trong khi bà ít hiểu biết về cơ thể con người. Thêm vào đó, bà vốn đa nghi và thiếu tự chủ, bà chẳng tin một ai kể cả các bác sĩ của bà. Có tính đanh đá ích kỷ, bà xua đuổi tất cả những người mà đáng lẽ có thể là bạn của bà và người ta cũng không thể xem mối quan hệ của bà với Mao là bình thường. Cuộc sống cách biệt càng làm bà thêm sợ hãi. Chúng tôi chỉ có thể gọi căn bệnh tâm lý của bà là suy nhược thần kinh chung chung. Nhưng chúng tôi là những nhà y khoa, những chuyên gia về những trục trặc của cơ thể con người. Nên chúng tôi không thể giải quyết nói vấn đề tâm lý của Giang Thanh. Chúng tôi đã soạn một báo cáo rồi gửi cho cả Mao lẫn Giang Thanh. Chúng tôi đã trình bày rằng chúng tôi đã xem xét toàn bộ tình trạng sức khỏe của nữ đồng chí Giang Thanh, rằng việc điều trị bằng cách chiếu tia đã thành công và đồng chí Giang Thanh đã hồi phục. Chúng tôi khuyên bà nên tăng thêm lượng vitamin để nâng cao tính đề kháng cho cho cơ thể và khuyến khích bà hãy tham gia các hoạt động văn hóa văn chương và thể thao.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khuyên bà phải quan hệ xã hội nhiều hơn nữa và lao động cho khuây khỏa. Lời khuyên sau cùng hoàn toàn là một sự nhã nhặn, vì Giang Thanh chẳng có gì để mà làm. Đó cũng là một nguyên nhân gây nên căn bệnh tâm lý của bà. Giang Thanhh bác bỏ bàn báo cáo và văn khẳng định là bà dang mắc bệnh nặng. Theo bà các bác sĩ hoặc là những kẻ ngu dốt, hoặc là những tên lừa đảo. Bà ra lệnh cho chúng tôi phải viết lại bản báo cáo. Chúng tôi lại họp lần nữa, tuy nhiên lần này không phải để bàn về sức khỏe của bà. Chúng tôi phải viết một bán báo cáo mà một mặt nó có thể cho Giang Thanh biết được những nhận định của chúng tôi, mặt khác bà có thể chấp nhận được nó. Cuối cùng, chúng tôi quyết định một phương án điều trị dần từng bước căn bệnh suy nhược thần kinh của bà một cách thoải mái. Những triệu chứng khiến bà khó chịu là kết quả của việc gia tăng một cách tự nhiên căn bệnh suy nhược thần kinh. Nhưng Giang Thanh cũng chẳng thích gì bản báo cáo này. Bà yêu cầu: Các đồng chí có thể đảm bảo trong tương lại tôi cũng không mắc bệnh chứ. Thật phi lý, vì tất nhiên chẳng ai dám bảo đảm với bà điều đó. Bà còn cho báo cáo này quá trừu tượng. Chúng tôi phải lập tức biến những đề nghị bà tham gia các hoạt động văn chương và thể thao thành một thời gian biểu hàng tuần với những thời hạn quy định.

Chúng tôi khuyên bà đi xem phim, đi nghe nhạc, trau dồi nghệ thuật nhiếp ảnh của bà và tham gia các buổi khiêu vũ, hòa nhạc. Bà cũng nên tập Thái Cực quyền, một môn võ cổ truyền. Thái cực quyền đòi hỏi sự tập trung cao trong việc chế ngự hơi ởn và cử động. Chúng tôi nghĩ môn thể thao này sẽ giúp Giang Thanh trầm tĩnh hơn. Mao có vẻ hoài nghi, nhưng ông cũng đồng ý nên để bà thử xem sao. Ban y tế đã tìm được một sư phụ là ông Cố, người được ban thể thao Thượng Hải giới thiệu. Ông bắt đầu bằng những buổi luyện tập hàng ngày các kỹ thuật cơ bản. Mao và vợ đến nghỉ vài tuần tại một nhà nghỉ ở ngoại ô phía tây thành phố Bắc Kinh. Khu nhà này dành cho các các bộ cao cấp của đảng, được gọi là Lục tân lầu. ở đó tôi cũng giúp Cố trong các buổi tập hàng ngày. Giang Thanh đã thực sự tỏ ra cố gắng học Thái cực quyền nhưng bà một một học trò tồi. Cố là một người rất thận trọng và dè đặt. Tuy nhiên, ông coi trọng môn võ của ông, nên cả vợ của Chủ tịch. Ông cũng đề nghị phải tuân thủ nghiêm ngặt. Giang Thanh tỏ ra tức giận mỗi khi bị ông sửa tư thế hoặc cách thở. Tôi đã phải khuyên can ông đừng có thái độ quá cục cằn về sự chậm tiến của Giang Thanh.

Mùa hè đã đến. Tháng 7, tôi cùng với Mao và Giang Thanh trở về Bắc Đới Hà. Cố đi theo chúng tôi để tiếp tục chương trình luyện tập.

ở Bắc Đới Hà, căn bệnh tâm lý của Giang Thanh lại đột ngột gia tăng. Bà luôn luôn than vãn. Vì sợ ánh sáng mặt trời, bà ra lệnh cho các cô y tá phải kéo rèm lại. Sau đó bà lại muốn có không khí trong lành nên bà lại ra lệnh mớ cửa sổ, nhưng chỉ được để cho gió vào. Bà nhạy cảm vói tiếng động nhỏ nhặt, thậm chí cả tiếng quần áo sột soạt ở những nhân viên phục vụ của bà cũng làm bà khó chịu. Màu sắc cũng quấy rầy bà, đặc biệt là màu hồng và nàu nâu làm cho đôi mắt bà tổn thương. Tất cả đồ đạc trong nhà - các bức tường cũng như đồ gỗ đều phải sơn một màu xanh lá cây nhạt.

Các y tá của bà không thể chiều theo ý bà. Trong vòng một tháng, bà đã đổi y tá tới năm sáu lần. Có lần khi đuổi một cô y tá bà đã nói: Trung quốc có 600 triệu dân cơ mà, chúng ta tha hồ mà chọn. Tôi phụ trách những nhân viên chăm sóc Giang Thanh vâ tôi cũng chẳng biết tôi phải làm gì nữa. Tôi đã trình bày với Thạch Chu Hàn và Hoàng Thụ Trạch trưởng và phó Ban y tế trung ương về việc này. Tôi hy vọng, kinh nghiệm của họ có thể sẽ giúp được tôi. Nhưng đến họ cũng bất lực. Hoàng Thụ Trạch đưa tôi đến gặp Dương Thượng Côn. Sau khi nghe tôi trình bày, Dương Thượng Côn nói: Giang Thanh không nể tôi lắm. Vậy tôi có thể làm được gì?

Cuối cùng Thạch Chu Hàn, Hoàng Thụ Trạch và tôi đã quyết định trình bày vấn đề này với thủ tướng Chu Ân Lai. Tất cả chúng tôi đều rất kính trọng Chu. Thạch Chu Hàn cũng đã từng gặp phải một vấn đề tương tự với Lâm Bưu như tôi với Giang Thanh bây giờ. Hồi đó Lâm Bưu đang ở tình trạng chưa hoàn toàn nghỉ hưu. Lâm Bưu cũng mắc bệnh suy nhược thần kinh và không chịu theo theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chu ân Lại dă nói với ông rằng, Mao Chủ tịch và đảng hy vọng Lâm Bưu sẽ tuân theo chỉ dán của bác sĩ. ít ra, làm Bưu cũng dă nghe lời bác sĩ một thòi gian. Chúng tôi nghĩ Chu cũng sẽ tìm ra được một giải pháp tương tự đối với Giang Thanh.

Nhưng chúng tôi đã lầm.

Chúng tôi xin yết kiến thủ tướng và trình bày lý do của chúng tôi. Chu từ chối là ông rất bận. Thay vào đó ông đề nghị chúng tôi đến gặp vợ ông là bà Đặng Dĩnh Siêu, là cố vấn và là người tin cẩn nhất của ông. Bà cũng là một ủy viên trung ương đảng có uy tín. Cho đến lúc đó, tôi chưa hề tiếp xúc với vợ Chu. nhưng từ lâu tôi vẫn ngưỡng mộ bà. Chúng tôi thường gọi bà là chị cả Đặng. Tôi lấu làm vinh hạnh nếu được làm quen với bà. Nhiệm vụ của tôi là phải thuật lại vấn đề cho Đặng Dĩnh Siêu nghe. Tôi phải trình bày tường tận tình trạng của Giang Thanh và giải thích rằng, những khó khăn mà Giang Thanh dang gặp phải chỉ là bản tính của cơ thể và vì vậy không thể giải quyết được bằng các phương tiện y học Theo đánh giá của tôi, vấn đề tâm lý của Giang Thanh là hậu quả của sự cách biệt của bà với bên ngoài và bà chẳng tham gia vào một hoạt động nào. Có lẽ Giang Thanh sẽ thay đổi được cách sống và khắc phục được vấn đề tâm lý nếu bà được mọi người hợp với bà khuyên bảo. Chúng tôi phải nhờ đến Đặng Dĩnh Siêu, vì chính tôi đã bất lực.

Đặng Dĩnh Siêu chăm chú tôi trình bày. Sau đó bà nói: Chủ tịch dă cống hiến trọn đời cho cách mạng. Tám thành viên trong gia dình Chủ tịch đã hy sinh cho cách mạng. Chúng ta phải hiểu rằng hiện giờ Mao Chủ tịch chỉ còn có vợ là nữ đồng chí Giang Thanh thôi. Người vợ cả của Chủ tịch là Dương Khai Huệ đã hy sinh cho cách mạng, người vợ thứ hai là Hạ Tứ Trân thì mắc bệnh tâm thần. Bây giò cả Giang Thanh cũng lâm bệnh. Với tất cả khả năng của chúng ta, chúng ta phải giúp đỡ đồng chí Giang Thanh. Bởi vì như thế chúng ta mới chứng tỏ được lòng biết ơn của chúng ta đối với Chủ tịch. Dù nhiệm vụ có khó khăn đến đâu chúng ta cũng phải hết lòng chữa chạy cho Giang Thanh.

Bà nói tiếp: Đồng chí nói rằng ở đồng chí Giang Thanh có vấn đề về tâm lý. Điều đó làm chúng tôi rất buồn. Lẽ ra đồng chí không nên nói ra điều đó, làm như vậy là không công bằng đối với Chủ tịch. Đảng giao cho đồng chí nhiệm vụ điều trị cho nữ đồng chí Giang Thanh với những phương tiện y học tốt nhất chứ đồng chí không có quyền can thiệp vào những công việc khác.

Tôi như bị dội một gáo nước lạnh. Đặng Dĩnh Siêu đã làm đảo ngược sự việc. Rõ rằng, bà đã nói chuyện với Chu Ân Lai, vì bà sẽ không có thái độ như vậy nếu bà không được Chu đồng tình. Bỗng nhiên, tôi hiểu rằng, Chu Ân Lai là một kẻ nô lệ của Mao, chỉ nhất nhất tuân theo từng lời của Chủ tịch. Cả ông lẫn vợ chẳng ai dám có một ý nghĩ độc lập nhỏ nào. Đặng Dĩnh Siêu là ngưòi đàn bà khôn ngoan và tính toán. Tôi tìm đến bà với một vấn đề thực sự, nhưng bà lại muốn lợi dụng việc này để trở thành người tin cẩn của Mao bằng cách bà tố cáo chúng tôi đã không hoàn thành nhiệm vụ đối với Chủ tịch, không cố gắng làm việc. Bà và chồng bà đã đưa chuyện này ra ánh sáng. Nếu Mao biết cuộc đối thoại này, vợ chồng bà sẽ được lòng Mao. Còn mối quan hệ của tôi với Mao chắc chắn sẽ xấu đi. Tôi cảm thấy mình bị lừa dối. Bà ta dă thành công trong việc lợi dụng ý tốt của tôi để chống lại tôi và đẩy tôi vào thế thù. Bằng cách biến sự bất lực của tôi trong việc giải quyết vấn đề của Giang Thanh thành sự thử thách lòng trung thành của tôi đối với Mao. Đặng Dĩnh Siêu là một người đàn bà quỉ quyệt. Từ đó tôi không còn tin bà nữa. Tôi tức giận và rùng mình khi rời khỏi nhà bà.

Bây giờ tôi chẳng còn cách nào khác là đích thân nói thẳng với Mao. Cơ họi đã đến trong chuyến viếng thăm bí mật Trung quốc của Khơ-rút-sốp. Khơ-rút-sốp đến Bắc Kinh vào ngày 31.7. 1958. Mao đi tàu từ Bắc Đới Hà về Bắc Kinh để tiếp đón. Trên đường đi tôi đã nói chuyện với Mao về tình hình sức khỏe của Giang Thanh. Mao sửng sốt:

- Các đồng chí đã nộp báo cáo cho tôi rồi cơ mà? Lại xuất hiện vấn đề mới hay sao?

Tôi đáp:

- Tuy không có vấn đề mới nào cả, nhưng bản báo cáo không chứa đựng được tất cả những điều các bác sĩ muốn trình bày. Mao dụi điếu thuốc và đề nghị tôi nói tường tận sự việc với ông. Tôi bắt đầu: Các bác sĩ cho rằng đồng chí Giang Thanh không có vấn đề gì nghiêm trợng về thân thể. Vấn đề của đồng chí ấy là tâm lý. Tôi đưa cho Mao đọc một bản hội chẩn được các bác sĩ khám cho Giang Thanh ký tên. Tôi nói tiếp: Ngoài ra, các bác sĩ còn cho rằng, đồng chí Gimg Thanh thường lầm lần giữa cách đánh giá của riêng mình với thực tế. Và suy nghĩ của đồng chí ấy thường hay thay đổi. Tích cực hoạt động xã hội và tang cường quan hệ có thể sẽ giúp được đồng chí ấy.

Mao im lặng.

Tôi biết rằng, nguyên soái Lâm Bưu khi bị mắc bệnh đã cương quyết không nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Nhưng khi thủ tướng Chu Ân Lai yêu cầu đồng chí ấy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, thì đồng chí ấy đã làm theo. và đồng chí ấy dần dần bình phục. Vấn đề là ở chỗ đồng chí Giang Thanh chẳng nghe lời một ai trong chúng tôi cả. Chúng tôi không biết làm thế nào. Mao nhắm mắt lại, châm một diếu thuốc mới và rít một hơi dài. Ông chậm rãi nói: Giang Thanh chỉ nghe theo chỉ thị của đảng. Tôi biết ông ám chỉ chính ông khi ông nói tới đảng. Ông nói thêm, vợ ông thường nghĩ những chuyện quá tầm thường, ngược lại chúng tôi chỉ quan tâm đến vấn đề của bà mà chẳng để ý đến những chuyện khác. Điều thực sự làm cho bà ấy lo lắng là ý nghĩ: có lẽ một ngày nào đó tôi chán bà ấy. Tôi vẫn thường nói với bà ấy rằng bà ấy không phải lo lắng gì.

- Đồng chí hãy truyền đạt cho các y tá rằng tôi biết đánh giá những cố gắng của họ đối với Giang Thanh. Chắc chắn bà ấy chẳng dễ chịu chút nào đối với các y tá. Thỉnh thoảng họ cũng cần phải tờ chối những đòi hỏi của Giang Thanh.

Tôi nói:

- Điều đó thì họ chẳng dám đâu, thưa Chủ tịch. Làm sao họ có thể từ chối những yêu cầu của Giang Thanh được? Nếu vậy, họ sẽ bị tố cáo là phản cách mạng. Những các y tá cũng không thể làm cho đồng chí ấy hài lòng được, ngay cả khi họ đã cố hết sức.

Mao cười:

- Bà ấy ốm đau đã lâu rồi và bây giờ bà ấy cũng phải niềm nở hơn một chút chứ.

- Không phải các y tá mong muốn đồng chí ấy ân cần, niềm nở hơn, mà họ chỉ hy vọng rằng Giang Thanh đừng hay mắng mỏ họ và đưa ra những đòi hỏi vô lý.

Mao nói:

- Tôi nghĩ bà ta đã qua khỏi giai đoạn tồi tệ nhất của căn bệnh rồi. Đồng chí hãy nhân danh tôi cám ơn các bác sĩ và y tá.

Tiếp đó, tôi nói với Mao là các bác sĩ mong rằng ông sẽ không cho Giang Thanh biết bản hội chẩn.

Mao đóng ý:

- Không, tôi sẽ không kể chuyện này cho bà ấy đâu. Tôi nghĩ Giang Thanh sẽ nghe theo chỉ thị của đảng. Nếu đồng chí có vấn đề gì với bà ấy đồng chí hãy nói thẳng với bà ấy và cả với tôi nữa. Nhưng đồng chí đừng có nói với những người khác sau lưng chúng tôi. Như vậy là không tốt đâu.

Tôi trả lời: Tôi chưa bao giờ nói sau lưng Chủ tịch.

Tất nhiên là cuộc đối thoại giữa tôi và Đặng Dĩnh Siêu đã diễn ra sau lưng Mao, nhưng tôi không thể thú nhận. Hơn nữa, đã từ lâu tôi lấy làm ân hận về cuộc gặp gỡ với vợ thủ tướng. Mao lại cười:

- Tất cả chúng ta hãy làm những việc mà chúng ta phải làm.

Tôi lại gặp gỡ với Thạch Thụ Hán, Hoàng Thụ Trạch, là những người lãnh đạo bộ phận bảo vệ sức khoẻ, để báo cáo lại cuộc đối thoại giữa tôi và Mao. Họ có vẻ lo ngại nếu đến lúc nào đó Giang Thanh biết được chuyện này, thì các bác sĩ và Ban y tế trung ương sẽ phải gánh chịu hậu quả. Vì họ cho tôi một lời khuyên hữu ích: đừng bao giờ nói cho Mao về Giang Thanh.

Chắc Mao đã cảnh cáo vợ về thái độ của bà đối với các y tá. Giang Thanh đã cố gắng cư xử với họ tốt hơn. Nhưng mặc dù vậy, trong mùa hè năm đó ở Bắc Đới Hà, cũng có vài y tá bị sa thải. Tôi bắt đầu đoán được rằng, những xung khắc giữa Giang Thanh đối với các y tá không chỉ vì bà không hài lòng với công việc của họ, mà bà còn lo ngại về sức quyên rũ của các cô gái trẻ đối với Mao. Giang Thanh có thói quen bắt chuyện với các cô y tá mới từ bệnh viện Bắc Kinh được cử đến chỗ bà trong các buổi khiêu vũ. Theo bà khi đó không khí thoái mái hơn. Cả Mao cũng có mặt, còn các cô gái trẻ chìm ngập trong sự kính cẩn khi họ nhìn thấy Mao. Có lần bà vô cùng bực tức khi một cô y tá trẻ ngừng lấy thuốc cho bà để bắt tay Mao và chào đón ông rất nồng nhiệt. Tôi cố gắng giải thích cho bà rằng, thái độ quá lố đó của các cô y tá trẻ là điều hoàn toàn tự nhiên, vì họ đang đối diện với một người đáng kính.

Nhưng Giang Thanh lại nghĩ khác:

- Bác sĩ ạ, đồng chí không hiểu Chủ tịch đâu. Ông ấy phóng đãng lắm. Lối sống và lao động trí tuệ của ông ấy là hai thái cực hoàn toàn khác nhau. Lúc nào có những người đàn bà chỉ muốn chiếm lấy ông ấy. Đồng chí có hiểu không? Đồng chí phải báo các cô bé hãy tỏ ra có đạo đức một chút. Họ phải lễ độ đối với vị lãnh đạo của họ, nhưng cũng phải thận trọng khi tiếp xúc với ông ấy.

Sự nhắc nhở của Giang Thanh làm tôi bối rối. Hồi đó tôi vẫn chưa biết tí gì về sự vô độ trong tình dục của Mao và tôi chỉ nhớ rằng, trong cuộc nói chuyện giữa tôi và Mao, ông đã nói cho tôi biết nỗi lo sợ của vợ ông và ông cam đoan sẽ không bao giờ bỏ bà. Tôi vẫn chưa nhận thức được rằng trong một số điểm, Giang Thanh có thể tinh tường hơn tôi. Ham muốn tình dục của Mao thật vô cùng. Đối với ông, tình dục và tình yêu là hai vấn đề khác hẳn nhau.

Chương 30

Ngày 31-7-1958, Khơ-rút-sốp bí mật đến Bắc Kinh. Trong dịp này, Mao đã đáp lại lòng hiếu khách của Liên-xô ở Moskva với một thái độ khiêu khích. Mao đón tiếp Khơ-rút-sốp bên bờ bể bơi và chỉ mặc độc một chiếc quần bơi trên người. Mao đề nghị Khơ-rút-sốp mặc quần bơi và cùng xuống bơi. Khơ-rút-sốp đã nhận lời trước sự ngạc nhiên của tất cả chúng tôi và cùng Mao xuống nước. Khơ-rút-sốp không biết bơi nên phải mặc áo phao. Một số vệ sĩ, tôi và người thông dịch bơi cạnh ông. Khơ-rút-sốp không hề để lộ thái độ của ông trước sự lăng nhuc của Mao, nhưng cuộc đối thoại giữa hai người không đi đến kết quả nào. Trong hồi ký của mình, Khơ-rút-sốp tỏ ra khinh bỉ tính cách bất thường của Mao. Lúc đầu ông định lưu lại một tuần nhưng ba ngày sau ông đã cáo từ. Chủ tịch cố tình đóng vai một ông hoàng và cư xử với Khơ-rút-sốp như một kẻ mọi rợ đến cầu khẩn ông ban ơn. Trên đường trở về Bắc Đới Hà, Mao cho tôi biết, bằng thái độ này, ông muốn chọc tức Khơ-rút-sốp. Những phàn nàn của Mao về Liên-xô ngày càng tăng, nhưng chung quy lại chỉ là một mối lo ngại duy nhất. Mao nói:

- Thực ra mục đích của họ là khống chế chúng ta. Họ tìm cách trói chúng ta lại. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Thế mà những kẻ ngốc này lại thổ lộ ảo tưởng của chúng.

Liên-xô đã đề nghị thành lập một hạm đội chung và muốn xây dựng một đài rada có công suất lớn ở Trung quốc. Ngoài ra, Mao còn lên án Khơ-rút-sốp định dùng Trung quốc để cải thiện quan hệ với Mỹ. Khơ-rút-sốp đòi Trung quốc phải bảo đảm sẽ không tấn công Đài Loan. Khơ-rút-sốp cũng phê phán chương trình hợp nhất các hợp tác xã nong nghiệp thành những công xã nhân dân khổng lồ hiện nay ở Trung quốc. Mao nói:

- Tôi đã bảo ông ta rằng, chúng ta có thể xây dựng một đài rađa, nhưng ông ta phải cung cấp trang thiết bị và công nghệ cho chúng ta. Chúng ta cũng có thể thành lập một hạm đội chung với những chiến hạm của ông ta và thuyền trưởng của chúng ta. Và tôi cũng nhấn mạnh với ông ta rằng, chúng ta có tấn công Đài Loan hay không là việc riêng của chúng ta. Ông ta không nên sốt sắng can thiệp vào. Còn về chuyện công xã nhân dân, tại sao chúng ta không nên thử xem sao?

Dư luận thế giới và phương Tây xa xôi không biết xung đột giữa Trung quốc và Liên-xô đã bắt đầu. Trên đường đến Bắc Đới Hà, Mao vẫn còn bực tức. Ông phàn nàn:

- Khơ-rút-sốp không hiểu ông ta đang nói gì. Ông ta muốn cái thiện mối quan hệ với Mỹ à? Được, chúng ta sẽ chúc mừng ông ta bf vũ khí của chúng ta. Bom đạn của chúng ta cất giữ đã lâu đến nỗi trở thành vô dụng. Tại sao chúng ta không sử dụng chúng vào một buổi lễ? Có lẽ chúng ta sẽ kéo cả Mỹ vào cuộc. Họ sẽ xúc động mà ném một trái bom nguyên tử vào Phúc Kiến. Và sẽ có mười hay hai muơi triệu người chết. Tưởng Giới Thạch đang mong Mỹ dùng bom nguyên tử chống chúng ta. Họ có nên làm chuyện này không, hãy chờ xem Khơ-rút-sốp nói gì. Một số đồng chí của chúng ta không hiểu tình hình. Họ muốn chúng ta chinh phục Đài Loan. Theo ý tôi, chúng ta đừng đụng đến Đài Loan, bởi vì việc này sẽ gây sức ép đối với chímg ta, buộc chúng ta phải giữ đoàn kết nội bộ.

Những điều Mao thổ lộ làm tôi bối rối. Tôi chẳng biết gì về đài phát thanh hay hạm đội chung và chỉ biết rất ít về Đài Loan. Khi ông phân tích vấn đề Đài Loan, tôi thầm hy vọng chẳng bao lâu nữa sẽ có những cuộc đàm phán về hòa bình giữa hai bên. Tôi cũng chưa biết tí gì về kế hoạch thành lập công xã nhân dân. Chúng tôi chỉ vừa mới qua thời kỳ chuyển các hợp tác xã nông nghiệp lên một bậc cao hơn. Phải mất vài tuần tôi mới hiểu được ý nghĩa thực tế của thái độ của Mao về vấn đề Đài Loan. Ngược lại, bằng quan sát của mình, tôi đã sớm hiểu được công xã nhân dân.

Ngày 2-8-1958, ngày chúng tôi từ Bắc Đới Hà trở về, vào lúc ba giờ sáng, một vệ sĩ của Mao đánh thức tôi khi tôi đang ngủ say. Chủ tịch muốn học một giờ tiếng Anh. Tôi vội tới phòng ông và chúng tôi bắt đầu đọc Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ viễn tưởng đến khoa học của ăng ghen. Bên cạnh Tuyên ngôn cộng sản, đó là một cuốn sách được ưu ái và chúng tôi thường xuyên bận rộn với cả hai cuốn sách này. Mao không bao giờ học tiếng Anh một cách nghiêm chỉnh. Ông chỉ lợi dụng những giờ học này để thư gĩan và tán gẫu. Khoảng sáu giờ sáng thì chúng tôi nghỉ. Mao mời tôi ăn cơm chung. Trong bữa ăn Mao cho tôi xem số mới nhất của tờ Bản tin. Nó cung cấp thông tin cho những cán bộ cao cấp nhất về những sự kiện mà đảng muốn giữ bí mật trước công chúng. Việc thông báo thường mang tính phê bình, phân tích những vấn đề thời sự hoặc những mâu thuân giữa lý tưởng của đảng và thực tế trong đời sống thường ngày. Trong thời kỳ phong trào Trăm hoa đua nở năm 1957, khi mà ai ai cũng đều được khuyến khích nói lên suy nghĩ của mình, thì Bản tin là chiếc loa truyền thanh những lời phê bình đảng không thương tiếc. Thi thoảng người ta cũng tìm được một số bài đưa những tin giật gân về các vụ cướp của, giết người mà chưa bao giờ thấy trên phương tiện thông tin đại chúng.

Khi chiến dịch chống hữu khuynh vào mùa hè năm 1957 bắt đầu, tờ Bản tin cũng thay đổi tính chát. Một số phóng viên đã phơi bày mảng tối của xã hội Trung quốc, như Lý Thẩm Tri đã bị quy là hữu khuynh, bị mất chức. thậm chí có người còn bị đày đi những vùng hẻo lánh xa xôi. Đâu năm 1958, khi chiến dịch làm trong sạch nội bộ đảng và thử nghiệm của Mao đưa đảng đi theo con đường của mình được làm sống dậy, thì tờ Bản tin đã quay ngoắt 180 độ. Bấy giờ nó lại ca tụng những thay đổi diễn ra ở Trung quốc đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Số Bản tin Mao cho tôi xem sáng hôm đó đã tường thuật về buổi thành lập một công xã nhân dân - tổ hợp nhiều hợp tác xă nông nghiệp nhỏ thành một tổ chức khổng lồ duy nhất - ở Chaya thuộc tỉnh Hồ Nam.

Mao nói: Đây là một sự kiện đặc biệt quan trọng. Nhiều họp tác xã ở nông thôn đã thống nhất lại để thành lập một công xã nhân dân lớn. Công xã nhân dân sẽ là chiếc cầu nối từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản. Thế nhưng có nhiều điều mà chúng ta chưa biết, tổ chức một công xã nhân dân như thế nào, công xã nhân dân làm việc như thế nào, phân chia lợi tức ra sao và làm thế nào để biết được khối lượng công việc của mỗi người? Bằng cách nào để ý định gắn sản xuất nông nghiệp với huấn luyện quân sự trở thành thực tế

Mao muốn tôi đi kiểm tra một vài công xã nhân dân mới. Đồng chí hãy quan sát tất cả. Đồng chí ở đó một tháng, thu thập tình hình một cách chính xác, rói về báo cáo với tôi. Đồng chí đã làm xong những công việc cần thiết ở đây rồi chứ?

Trong dịp hè yên tĩnh và kéo dài ở Bắc Đới Hà, theo đề nghị của Mao, tôi bắt tay vào dịch một cuốn sách từ tiếng Anh sang tiếng Trung quốc nói về quá trình lão hóa. Trong khi dịch, tôi thường trao đổi với Mao. Ông rất thú vị với chương đầu của cuốn sách, những đến đoạn nói về ảnh hưởng của quá trình lão hóa đến các tế bào cơ thể thì ông bắt đâu chán. Tuy vậy, tôi vẫn tiếp tục dịch để thời gian của mình được tận dụng vào một công việc có ý nghĩa và để giữ mối quan hệ với các sách báo y học. Nhưng tôi bảo đảm với ông là tôi có thể tạm hoãn lại việc dịch sách và dành thời gian cho chuyến công du này. Mao nói:

- Cuốn sách này chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt. Sau này đồng chí cũng vẫn có thể dịch tiếp. Ngược lại, công xã nhân dân là một vấn đề quan trọng. Nó ánh hưởng đến cơ chế chính trị của nước ta. Năm 1949. khi quânl đội của chúng ta vượt sông Dương Tử, một người Mỹ đã viết môt cuốn sách với tựa đề Trung quốc làm rung chuyển thế giới (China shakes the world) hay đại loại như vậy. Cho đến giờ, mười năm sau, với việc thành lập các công xã nhân dân, một lần nữa Trung quốc lại làm chấn động thế giới. Vì vậy đồng chí hãy đi thị sát xem sao. Nhưng đồng chí đừng nên đi một mình. Đồng chí hãy đề nghị Diệp Tử Long và Hoàng Thụ Trạch đi cùng.
Hiểu biết về một nước Trung quốc nông nghiệp của tôi chỉ đóng khung trong các cuộc dạo chơi vào các xóm làng, mỗi khi con tàu của Mao dừng lại đôi chút ở đâu đó. Và những gì tôi được chứng kiến tại toàn là những cảnh ghê sợ: sự nghèo đói cùng cực và những người nông dân còn sống được nhờ những chiếc bánh mì làm bằng ngũ cốc xay xát qua loa. Họ là những con người thật thà và chất phác. Có lần, tôi muốn mua hai chiếc bánh mì, nhưng họ đã biếu tôi, không lấy tiền. Tôi ăn một chiếc, còn một chiếc tôi đưa cho Mao. Ông có vẻ chẳng hề ngạc nhiên khi ông tận mắt thấy cảnh cơ cực như tôi tưởng. Thế mà ông khuyến khich tôi và những người khác nên có những cuộc điều tra xã hội như vậy. mỗi khi chung tôi có dịp.

Trong khi đang nói về việc phải tôi đi thanh tra công xã nhân dân, mắt của ông đã nhắm lại. Những lời nói của ông nhỏ dần và gần như không thể nghe thấy được nữa. Ngay trước bữa ăn, ông đã uống thuốc ngủ. Ông nảy ra ý nghĩ kiểm tra công xã nhân dân khi các viên thuốc đã phát huy tác dụng, đưa ông vào trạmg thái mơ màng với giọng nói khoái cảm. Tôi không rõ, đề nghị của ông là nghiêm túc, hay đó chỉ là cơn mộng với công hiệu của những viên thuốc.

Tôi đáp: Tôi sẽ bàn với những người khác. Trong vòng từ hai đến ba ngày, chúng tôi có thể lên đường.

Khi tỉnh dậy được một lúc. Ông nói to:

- Chẳng có gì phải bàn nữa. Đồng chí bảo với họ, hôm nay họ phải chuẩn bị xong và ngày mai lên đường ngay.

Rồi Chủ tịch lại thiếp đi. Lúc đó là 8 giờ sáng. Lập tức tôi thông báo cho Diệp Tử Long về nhiệm vụ mới nhất mà Mao vừa giao cho.

Một tháng ở nông thôn - một chuyến chu du không có Mao và chỉ đi bằng xe lửa loại thường, phải ngủ trong những nhà trọ bình dân và ăn những thức ăn có chất lượng thấp của nông dân. Tất cả những điều đó khác hẳn với một nhiệm vụ dễ chịu như Diệp Tử Long tưởng bở. Ông chẳng thèm quan tâm đến chính trị. Chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xâ hội hay chủ nghĩa tư bản đối với ông cũng như nhau, nếu như cuộc sống xa hoa của ông không bị ảnh hưởng.

Ông nói: Đồng chí báo cho Hoàng Thụ Trạch biết. Sau đó chúng ta sẽ gặp nhau và bàn về việc này. Nhưng ngày mai chúng ta chưa thể đi được. Tôi phải cần vài ngày

Lời nói của ông làm tôi bực mình. Chúng tôi không được phép lần chần. Tôi cự lại:

-Chủ tịch ra lệnh cno chúng ta ngày mai phải đi. Chúng ta không được cưỡng lại chỉ thị của Chủ tịch.

Tôi đề nghị Diệp Tử Long trực tiếp lên nói chuyện với Mao trong khi tôi đi báo cho Hoàng Thụ Trạch, phó Ban y tế trung ương.

Hoàng là một môn đồ sùng Mao hơn. Lời nói của Chủ tịch đối với ông là thiêng liêng. Tất nhiên, ông ta cảm thấy tự hào khi được Mao giao việc và sẵn sàng lên đường ngay ngày hôm sau. Tôi vẫn lo lắng về mệnh lệnh của Mao. Có lẽ mệnh lệnh đó chỉ là do ngẫu hứng.

Tôi quyết định đem chuyện này bàn với Giang Thanh.

Vào lúc giữa trưa, tôi được dẫn vào phòng của bà. Bà vẫn ở trên giường và đang ăn sáng với sữa chua làm từ hạnh nhân và bánh mì. Tôi trình bày khó khăn của tôi cho bà biết. Bà trả lời: Tôi không tin Chủ tịch nói rồi để đó đâu, nếu lời nói đó liên quan đến một việc hệ trọng như vậy Nhưng khi nào Chủ tịch dậy tôi sẽ nói chuyện với ông.

Tình cờ, tôi gặp Điền Gia Anh, thư ký chính trị của Mao và là một người bạn tốt của tôi. Ông luôn luôn biết rõ mọi tin tức, không phải chỉ từ tờ Bản tin, mà nhất là từ các tài liệu mật mà ông, các bạn ông và những thư ký chính trị cấp dưới ở khắp nơi ở Trung quốc có được. Ông biết hết các công xã nhân dân mới. Tuy nhiên ông vẫn tỏ ra nghi ngờ.

Điền lấy thí dụ, năm 1956, nông dân đã kêu ca là việc quá vội vã trong việc triển khai hoạt động của các hợp tác xã cấp cao. Việc quản lý các hợp tác xã ở các cơ quan cấp thấp vẫn chưa được bố trí, thì người ta đã nâng cấp các hợp tác xã. Bây giờ chúng ta lại tìm cách áp dụng một cơ cấu tổ chức cao hơn nữa là công xã nhân dân. Theo ý ông, người ta chưa biết công xã nhân dán sẽ có hiệu quả kinh tế hay không, những những người lãnh đạo đảng ở các tỉnh vẫn lợi dụng công xã để lấy lòng Chủ tịch. Do Mao kích động trong cuộc họp ở Thành Đô và ở Nam Ninh, các vị lãnh đạo các tỉnh cố tỏ ra họ triệt để thực hiện nghị quyết. Họ nghĩ ra đủ mọi mánh khóe để thu hút được sự chú ý từ Bắc Kinh và họ phát động một chiến dịch ganh đua cuồng dại nhằm đạt tỉ lệ tăng trưởng sản xuất cao nhất. Ai cũng muốn mình dẫn đầu. Điền Gia Anh khuyên tôi hãy trực tiếp theo dõi việc này.

Sau bữa ăn trưa, tôi gói ghém đồ đạc chuẩn bị cho chuyến công du ngày mai. Sau đó rồi chợp mắt một chút. Nhưng tôi đã thức giấc từ lúc ba giờ sáng cho đến giờ. 19 giờ, anh vệ sĩ Tiểu Lý của Mao đánh thức tôi dậy. Chủ tịch muốn gặp tôi. Cả Diệp Tử Long cũng như Giang Thanh đều đã nói chuyện với Mao. Mao nói. Tôi đã quyết định đích thân đi thị sát tình hình. Vài ngày nữa chúng ta sẽ khởi hành. Tôi muốn đi thăm rất nhiêu nơi. Đồng chí hãy chuẩn bị và đưa theo một nữ trợ lý, nếu đồng chí cần người giúp đỡ. Theo lời Mao, Hoàng Thụ Trạch không đi. Thay vào đó, Mao cần một nữ y tá. Ông vẫn thường dùng nhân sâm do tôi kê đơn để ông khỏi bị liệt dương. Nhân sâm được các y tá sắc theo phương pháp cổ truyền, tức là nấu với nước thành một loại thuốc uống. Tôi đề nghị đưa theo Ngô Từ Tuấn, người đã từng cùng đi với chúng tôi sang Moskva.

Mao nhắc tôi, chuyến đi này phải được giữ tuyệt đối bí mật. Nhiệm vụ của tôi không phải chỉ là bác sĩ riêng cho ông. Mà ông còn cho rằng: Đối với những nhân viên y tế, không nên chỉ trói buộc họ trong việc chữa bệnh. ông không muốn tôi sống cách biệt với xã hội bên ngoài, nhất là khi trong xã hội đang có một biến cố quan trọng như thế. Phải tìm hiểu xem biến cố này sẽ làm con người thay đổi như thế nào. Chúng tôi sẽ xem xét mỗi công xã nhân dân có những đặc điểm mang tính nguyên tắc xã hội chủ nghĩa như thế nào. Hai ngày sau, chúng tôi rời Bắc Đới Hà với con tàu sang trọng dành riêng cho Mao. Phần vì thách thức Khơ-rút-sốp, phần do ngẫu hứng bởi tác dụng của tân được, nhưng cũng do cả bàn tính hiếu kỳ bẩm sinh của Mao, nên chuyến thanh tra kỳ thú mà Mao thực hiện đã bắt đầu như vậy

Con tàu của chúng tôi xuôi về phía Nam Cuộc thăm dò xã hội này từ đầu đã được hiểu như vậy thật đặc biệt. Thế là chiến dịch đại nhảy vọt đã bắt đầu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro