Chương 61,62,63

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Chương 61


Gia đình tôi lúc nào cũng thiếu tôi - những người trong gia đình tôi đặc biệt lo lắng sau khi bắt đầu Cách mạng văn hoá. Buổi chiều đầu tiên ấy chúng tôi tổ chức được bữa ăn vui vẻ.

Nhưng Lý Liên vẫn ngại Giang Thanh. Vợ tôi tin rằng sự thù hận của Giang Thanh cuối cùng sẽ chống chúng tôi. Tuy nhiên tôi thấy, có một cái gì đó làm vợ tôi bất an.

- Tôi gặp một tin tức khủng khiếp - Lý Liên nói lúc chiều muộn, khi lũ trẻ đã đi ngủ. Vợ tôi nói thầm - Từ khi tiến hành Cách mạng văn hoá chúng tôi thậm chí trong nhà riêng của mình cũng buộc phải hạ giọng - Điền Gia Anh tự sát.

Tin tức làm tôi kinh ngạc. Điền Gia Anh là một trong số những người bạn tốt nhất của tôi. Là một trong số những thư ký chính trị của Mao, ông luôn luôn thông tin cho tôi về những vụ việc xảy ra ở trung ương, và chúng tôi nhìn nhiều thứ cũng giống nhau. Tôi thường nghĩ về Điền Gia Anh trong thời gian gần đây, đặc biệt khi biết rằng Trần Bá Đạt và Giang Thanh tham gia tiểu nhóm trung ương Cách mạng văn hoá mới. Điền Gia Anh và Giang Thanh không khi nào có cái gì chung cả, nhưng sự ủng hộ của Trần Bá Đạt đại nhảy vọt nói chung dẫn hai con người này tới mâu thuẫn nghiêm trọng.

Điền Gia Anh không bao giờ ủng hộ đại nhảy vọt và luôn biểu lộ sự không hài lòng những sự kiện xảy ra trong nước. Tôi đoán rằng người bạn của tôi rất khó chịu sau vụ thanh trừng Bành Đức Hoài vào năm 1959, nhưng tôi không thể nghĩ là không chịu đựng được sự ngược đãi và tự tử.

Nhiều người trong số bạn của thân tôi đã chết trong thời gian Cách mạng văn hoá. Điền Gia Anh là người đầu tiên.

Tôi ngã ngửa ra là không ai thông báo cho tôi Điền tự tử. Dĩ nhiên, đội ngũ quanh Mao và ở Hàng Châu, và ở Vũ Hán chắc chắn biết điều này. Vì sao họ vẫn im lặng?

Lý Liên nghe là sau khi bắt đầu cách mạng văn hoa vô sản vĩ đại Uông Đông Hưng, được cử làm phụ trách bộ phận chung, có nói chuyện với Điền Gia Anh.

Một số ngày sau đó Uông cử những người của mình tới tịch thu các tài liệu của Điền - dấu hiệu đầu tiên cho thấy người ta xếp Điền Gia Anh vào diện thanh lọc. Lệnh thu hồi tài liệu ở một quan chức cao cấp đến thế cần phải có sự tham gia từ một thủ trưởng rất cao. Hoặc là từ Chu Ân Lai, hoặc là từ chính Mao.

Đêm đó, Điền Gia Anh treo cổ.

Lý Liên lo ngại cho tôi. Vì sao Mao cử tôi quay về Bắc Kinh sớm hơn ông ta. Vợ tôi cho rằng Mao kiểm tra tôi. Ông ta muốn biết, thái độ của tôi với Cách mạng văn hoá như thế nào, tôi đứng bên nào, liệu tôi còn tin ông ấy nữa hay không? Vợ tôi mong kể sâu hơn và nói khẽ hơn.

Vợ tôi lo rằng cả tôi cũng sẽ chẳng lâu nữa lại nằm trên thớt và không chịu được sự lăng nhục có thể làm như Điền.

Đảng viên đảng cộng sản không được phép tự sát. Việc đó được xem như sự phản bội đảng. Người thân trong gia đình những người tự sát đến hết đời mình cũng phải mang cái mác vợ kẻ phản bội con kẻ phản bội và cắn răng chịu đựng. Lý Liên bị đuổi việc, để lại cho cô ấy con đường làm thuê cho với ai đó giống như công việc hầu hạ. Hơn thế, và cả vợ tôi và con các con trai con thơ dại cũng có thể bị bắt đi đến một nơi nào đó. Vợ tôi thì thầm với tôi đêm ấy: Nếu anh mà tự tử, thì cả nhà cũng chết mất

Tôi hứa rằng không ai có thể ép buộc được tôi. Nhưng tôi cũng hiểu rằng những đòn, gia đình tôi cũng sẽ phải chịu, đang chờ tôi. Sự lăng nhục một những người trong gia đình là lăng nhục tất cả.

Lối thoát chỉ có một.

- Trong ngày mà họ sẽ bắt tôi - Lý Liên khuyên tôi - anh phải tuyên bố ly dị em. Làm ngay đấy...

Chỉ sau này tôi hiểu, đó làsự ngu xuẩn như thế nào. Ly dị không thể cứu được gia đình tôi. Nhiều lần trong những năm Cách mạng văn hoá tôi thấy rằng chẳng có cái chết nào, chẳng có sự ly dị nào, chẳng có sự phân chia tài sản nào và chẳng có ai đảm bảo được sự thay đổi hoặc làm nhẹ bản án.

Tôi chuaatn bị đương đầu với thử thách đầu tiên. Lý Liên nói đúng: Mao cử tôi về Bắc Kinh để kiểm tra độ tin cậy của tôi với ông ta.

Một hôm sau khi tới, tôi thông báo cho Uông Đông Hưng rằng Chủ tịch ra lệnh cho tôi gặp Đào Chu và tìm hiểu bước đi của Cách mạng văn hoá.

Đào phải có mặt ở Bắc Kinh ngày hôm sau. Uông Đông Hưng yêu cầu gặp Đào tại sân bay và giúp Đào sống ở Trung Nam Hải.

Trên đường từ sân bay về, tôi thông báo cho Đào biết về sự phân công của Mao. Không thành vấn đề - Đào trả lời và đề nghị hôm sau sẽ thăm trường đại học liên hợp y khoa Bắc Kinh, giờ đây được đổi tên thành đại học tổng hợp y khoa Trung quốc.

- Tôi đề nghị một người trong Nhóm nhỏ trung ương Cách mạng văn hoá đưa tôi đến đó - Tôi nói.

Tôi dao động. Tôi rất khó chịu sự tả khuynh của nhóm này. Cho phép mình gặp họ nghĩa là càng dính líu thêm vào chính trị, hơn tôi muốn. Người ta hỏi tôi tính xem ai đứng ở bên phía tả.

Việc khác cuộc gặp với Đào Chu. Chính Mao lại gợi ý cuộc gặp này.

Uông Đông Hưng đoán ra sự tiến thoái lưỡng nan của tôi, và đến tôi.

- Chủ tịch yêu cầu bác sĩ Lý nói chuyện với tôi, không phải với các thành viên khác. Tôi không nghĩ là anh ta cần gặp một người nào ai khác cả - ông nói với Đào.

Đào Chu đồng ýự. Ông ta yêu cầu tôi đi cùng Giang Huy Chung bộ trưởng bộ y tế, khi ông thăm đại học tổng hợp y khoa. Một nhân viên của Đào Chu đi cùng chúng tôi.

Giang Huy Chung chịu trách nhiệm về tình hình ở đại học tổng hợp. Sinh viên bãi khoá và các biểu ngữ lớn - đại tự báo (báo chữ to), tấn công các giáo viên và những người trách nhiệm giảng dậy, được treo đày mọi nơi. Tôi không còn hồn vía nào nữa, khi tôi thấy rằng một trong số các khẩu hiệu nhắm chống chính bộ trưởng Giang Huy Chung. Người ta gọi ông là viên sạn của Quốc Dân đảng. Giang từng là bác sĩ phẫu thuật trong quân đội Tưởng Giới Thạch và kết hợp với phiá cộng sản vào năm 1934, sau đó, bị bắt làm tù binh ở An Huy. Trong quá khứ đảng đã chào đón những người không quay về như thế. Tôi tin rằng sự ghi nhận công lao của Giang không có lỗi.

Không khí ở khu đại học tổng hợp liên tưởng đến cuộc săn đuổi bằng chứng.

Khi chờ Giang, sinh viên mít tinh ở giảng đường. Tôi nghe thấy các khẩu hiệu mà sinh viên thét vang. Tôi ngồi chỗ bên trái hàng đầu tiên, cố gắng không phải chú ý đến bản thân - để người ta chẳng biết tôi. Giang Huy Chung đi lên bục. Đồng chí Hứa, đại diện bộ phận tuyên huấn, những người mà Đào Chu gửi đi cùng chúng tôi, lẩn vào đám đông và biến mất tăm. Những thanh niên không ai chỉ huy tiếp tục đấu tố. Tôi nghe thấy họ nói Giang và bộ y tế chỉ phục vụ các quan, phớt lờ sức khoẻ quần chúng.

Những người trẻ tuổi, giác ngộ cao đã trích hướng dẫn 26 tháng sáu năm 1965, dường như họ coi là kết luận của họ. Bỗng nhiên tôi hiểu rằng bản hướng dẫn này chính là bản thảo mà Mao đề nghị tôi chép ra sau cuộc nói chuyện với ông, ngay đêm trước tôi với Uông Đông Hưng đi về Thạch Tư. Lúc đó, tôi gửi bản ấy cho Bành Chân và Giang Huy Chung. Nội dung của cuộc nói chuyện của tôi với Chủ tịch đã biến thành hướng dẫn 26 tháng sáu, đẩy Mao lên phía trước, và giờ đây nó được sử dụng để tấn công những bạn của tôi - Giang Huy Chung.

Tôi quý và ngưỡng mộ Giang. Nếu như tôi không gửi bài viết mà Mao thích thú cho Bộ y tế, thì Giang, có lẽ, đã tránh được màn kịch kinh sợ này. Trong số những người trong giảng đường chỉ có bản thân bộ trưởng Giang trưởng biết rằng tôi thảo ra bản hướng dẫn, rằng tôi đi cùng ông đến đây theo đề nghị của Đào Chu, theo phán bảo của Mao. Chỉ có Giang biết rằng tôi là bác sĩ của Mao.

Tôi ra khỏi cuộc họp chưa hết bàng hoàng xuất hiện trong óc rằng sẽ không tham gia những cuộc gặp tương tự nữa.

Vận may của Đào Chu nhanh chóng làm thay đổi. Ông bị bị đàn áp vào tháng 12 năm ấy, vì rằng ông vẫn đứng độc lập, tách khỏi Giang Thanh và ủng hộ nhiều người hoạt động, bao gồm cả Giang Huy Chung và Vương Nhiệm Trọng, lãnh đạo đảng của tỉnh Hồ Bắc, những người này đã rơi vào nanh vuốt thanh trừng.

Sau khi Đào và Giang đã biến mất, lại xuất hiện đồng chí Hứa ở bộ phận tuyên huấn, người đi kèm chúng tôi vào đại học tổng hợp y khoa. Lần này, để buộc tội tôi. Ông thông báo cho giám đốc Tiểu nhóm trung ương Cách mạng văn hoá Trần Bá Đạt, rằng tôi là đồng minh của Đào Chu bị đuổi trước đây và đến đại học tổng hợp, để bảo vệ Giang Huy Chung. Trần Bá Đạt gửi một bức thư cho Mao, Mao cho tôi xem thư này.

- Nhưng chính Chủ tịch đề nghị tôi quay về Bắc Kinh và gặp Đào Chu - Tôi nhắc Chủ tịch.

- Nếu họ bắt đầu buộc tội anh có mối quan hệ chặt chẽ với những người ấy, thì tôi tin là chúng tôi sẽ phải thông báo rằng anh tương đối gần tôi - Mao cười. Ông khuyên tôi nên viết một tờ áp phích lớn của mình tố cáo Giang Huy Chung. Tôi không làm điều này, nhưng Mao cũng chẳng biết.

Chủ tịch không cho tôi vào danh sách những người cùng phe Đào Chu. Nhưng những người khác, những người không có lỗi, cũng như tôi, không có được một sự che chở cao như thế.

Mao luôn muốn tôi tham gia tích cực vào cách mạng văn hoá. Ông không có ý cho phép tôi đứng ngoài cuộc chiến. Việc thử thách lòng tin của tôi được tiếp tục. Hai tuần sau khi quay về Bắc Kinh, ông mời tôi vào buồng ngủ.

Mao muốn tôi và y tá trưởng Ngô Từ Tuấn sáng hôm sau đi cùng con gái ông, Lý Nạp, vào đại học tổng hợp.

- Hãy xem những tờ báo lớn, thảo luận với sinh viên, giải thích, xem họ có phải là họ thực bị buộc tội bởi bọn phản cách mạng - Ông ra lệnh.

Náu mình bởi cuộc nghỉ hè, Mao đẩy Lưu Thiếu Kỳ nhận trách nhiệm về mình cuộc cách mạng văn hoá. Lưu Thiếu Kỳ cử tới đại học tổng hợp những đội công nhân để họ điều khiển phong trào chính trị đang bùng lên.

Nhưng Mao nghi ngờ rằng thay vì ủng hộ sự cổ vũ sinh viên, những người được Lưu cử đến ngăn chặn sự phê bình kết án bọn phản cách mạng.

Tôi chẳng thích đi cùng Lý Nạp, nhiều người ở đại học tổng hợp biết cô ta, khi cô ấy học ở khoa lịch sử. Tôi lo rằng, nếu người ta nhìn thấy chúng tôi đi với nhau, họ sẽ nghĩ là Mao tham gia phong trào.

Nhưng Mao chẳng lo điều này.

- Cái gì cơ? - Ông trả lời - Thật là tuyệt, nếu ở đại học tổng hợp người ta nghĩ rằng cả tôi bị cuốn vào cách mạng văn hoá. Các đồng chí cần ủng hộ sinh viên.

Lý Nạp mời một số bạn học và giáo sư gặp chúng tôi ở ký túc xá. Tôi nói dăm ba câu. Sau đó sinh viên bắt đầu phàn nàn về giới lãnh đạo đại học tổng hợp. Lý Bình, phó hiệu trưởng, người mà tôi từng tiếp xúc, khi Lý Nạp bị cảm và tôi phải đem cô ta vào bệnh viện, là đối tượng chú ý đặc biệt của những người nổi loạn.

Tổ chức đảng trường đã ngăn cuộc cách mạng của họ, sinh viên bị tức giận, đội công nhân lại ủng hộ nó. Nghe sinh viên phàn nàn, chúng tôi đi bộ quanh khu trường đại học tổng hợp, đọc báo chữ to dán khắp nơi. Tất cả mọi người ở đại học tổng hợp hình như đổ xuống đường, tụ tập thành những nhóm nhỏ, tiến hành các cuộc sát phạt chính trị tàn khốc.

Những cái xảy ra ở đại học tổng hợp, không làm tôi để tâm đến. Vấn đề chính trị thậ sự không phải ở khu trường đại học tổng hợp, mà là ở hàng ngũ chính trị cao cấp của đảng. Tôi cho rằng chính bản thân các nhà lãnh đạo đã phải tìm ra phương cách giải quyết các bất đồng của mình. Không có sự cần thiết phải lôi sinh viên vào vạc dầu này.

Mao, tất nhiên, nghĩ khác. Ông chiến đấu với những đảng viên của đảng mình và giờ đây, thậm chí hơn cả năm 1957, biết rằng không thể tin vào đảng. Ông không thể dựa vào trí thức, chỉ bằng mồm miệng mà đập tan được đảng. Khi ông triệu tập hội nghị trí thức để cho phép trăm hoa đua nở trăm nhà lên tiếng, họ đã trả lời bao nhiêu cuộc công kích vào kẻ thù của ông, thì lại cho rằng đó cuộc đả kích chống chủ nghĩa xã hội và sự phê bình của Chủ tịch.

Mao muốn sử dụng cách mạng văn hoá, bằng bàn tay lũ thanh niên đang sùng bái ông, để tính sổ với những người quan liêu có tiếng tăm. Chỉ có thanh niên mới có lòng dũng cảm đấu tranh với các lực lượng chính trị già cỗi, ông nói cho tôi, khi chúng tôi vẫn còn ở Vũ Hán.

- Chúng ta cần dựa vào họ để bắt đầu cách mạng. Nếu khác đi chúng ta không thể đánh đổ được những yêu ma, đang phá hoại chính quyền.

Mao không cần thông tin của tôi về tình hình ở đại học tổng hợp. Ông biết rõ rằng cái gì xảy ra ở đó, nhưng đã cử tôi tới một lần nữa kiểm tra mối quan hệ của tôi với Cách mạng văn hoá.

Ông ta muốn biết liệu tôi có coi sinh viên là bọn phản cách mạng hay không?

- Không, dĩ nhiên là không rồi - Tôi trả lời không cần suy nghĩ - chẳng lẽ lại có thể trong số thanh niên có nhiều bọn phản cách mạng?

- Đúng - Mao tán thành - Đó chính là điều tôi muốn nghe.

Tôi đã trải qua thử thách đầu tiên thành công. Ngay sau đó, Mao cho giải tán đội công nhân, được Lưu Thiếu Kỳ chỉ định, buộc tội họ âm mưu diệt sinh viên.

Việc Mao quay về Bắc Kinh có nghĩa là việc đi ra của lãnh tụ công khai.

29 tháng sáu năm 1966, Mao triệu tập cuộc gặp mặt trong toà nhà Hội nghị đại biểu toàn Trung quốc, kéo tới đó 10 nghìn sinh viên để nghe tin tức về sự giải tán đội công nhân. Sinh viên nổi loạn, những người đi theo từ đầu, được coi là đúng. Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình bị buộc phải công khai nhận về mình trách nhiệm là đã cử đội công nhân mà không có sự chấp thuận của Chủ tịch.

Bản thân Mao Mao không có ý định tham gia cuộc gặp. Ông từ chối chỉ xuất hiện trước đam đông bên cạnh những nhà hoạt động như Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình. Ông đơn thuần đi qua diên đàn, ngồi ở đó, mắt tò mò một cách thích thú bởi màn kịch.

Tôi ngồi sát ông. Chú ý lắng nghe, Mao không nói gì cả cho đến khi Lưu Thiếu Kỳ tiến hành tự phê bình

Bài phát biểu của Lưu tự phê bình có thể coi là rất căng thẳng. Lưu Thiếu Kỳ không công nhận về mình những cái gì sai cả, chỉ nói rằng ông và các đồng sự - những nhà cách mạng lão thành đang đứng trước trước những vấn đề mới. Không có những nhạy cảm cần có, họ đã không hiểu làm cách mạng văn hoá vô sản vĩ đại này như thế nào.

Nghe điều đó, Mao giật phắt mình:

- Các nhà cách mạng lão thành ư? Bọn phản cách mạng lão thành thì đúng hơn!

Tim tôi giật thót. Bản chất Cách mạng văn hoá, mục tiêu của nó làm tôi rõ hơn. Mục đích cuối cùng của nó là loại bỏ và có thể, cả tiêu diệt Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình. Họ là bọn phản cách mạng, thao túng chính quyền và chọn con đường tư bản chủ nghĩa.

Cách mạng văn hoá được kêu gọi để tiêu diệt họ.

Sau Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai đứng lên nói. Ông cố gắng mô tả cho sinh viên ý nghĩa và mục đích Cách mạng văn hoá. Mao đứng lên quay về phòng 118, chỗ ưa thích của mình trong toà nhà Quốc vụ viện Trung quốc.

Nhưng đột nhiên ông thay đổi quyết định.

- Chúng tôi cần phải ủng hộ quần chúng cách mạng - ông kêu gọi.

Khi Chu Ân Lai kết thúc bài phát biểu, Mao đứng ở hậu trường, tiến ra và lên sân khấu phát biểu. Đám đông reo hò. Mao vẫy tay chào mừng tất cả mọi người trong phòng vẫn sôi động hô theo nhịp: Chủ tịch Mao muôn năm! Chủ tịch Mao muôn năm! Bản thân Mao lúc ấy đi đi lại lại trên sân khấu, từ tốn, vẻ mặt lạnh nhạt, tay vẫy vẫy.

Đám hò reo vẫn chưa ắng xuống, khi Mao chiến thắng rời sân khấu. Chu Ân Lai, dường như một con chó trung thành, lẽo đẽo theo sau.

Mao không nhìn Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, xem họ như không có mặt ở đây, và hai người này, choáng váng, ở lại sân khấu.

Mao cho thấy khoảng cách giữa ông và Lưu, Đặng.

* * *

Ba ngày sau, 1 tháng 8, Mao viết một bức thư cho sinh viên đại học tổng hợp Thanh Hoa. Một nhóm thanh niên đã lập ra ở đó một tổ chức nổi loạn, gọi nó là hồng vệ binh. Mao khen ngợi họ và nhận xét rằng nổi loạn là đúng. Lời của Mao được được xuất bản trong nhà xuất bản sinh viên và tức thời trở thành khẩu hiệu tập hợp của thanh niên.

Các nhóm hồng vệ binh bắt đầu đẻ ra ở các trường trung học và đại học tổng hợp toàn quốc.

Để ủng hộ báo chữ to, được dán khắp nơi trong khu trường đại học tổng hợp, Mao viết một áp phích lớn của riêng mình tiêu đề Đánh phá sào huyệt bộ tư lệnh. Mao chứng minh rằng các đồng chí được xác định ở mức địa phương và quốc gia đã chiếm các vị trí tư sản, phản động để dẫn tới độc tài tư sản. Họ cố gắng, Mao xác nhận, đánh phá cách mạng vô sản vĩ đại về văn hoá.

Do kích động của Mao, Cách mạng văn hoá tiến sâu thêm. Thanh niên xông ra ngoài phố tấn công đại bản doanh của đảng, tin tưởng rằng chính Mao ủng hộ họ, rằng nổi loạn là đúng và rằng họ tham dự tốt và đúng đắn.

10 tháng 8 năm 1966 Mao gặp quần chúng ở cổng tây Trung Nam Hải. Về sau này ông ta chào đón hàng triệu hồng vệ binh, từ khắp nước tiến về Bắc Kinh, trên quảng trường Thiên An Môn. Tám lần tính đến cuối năm 1966 tôi đứng với Mao trên lễ đài hoặc ngồi trong xe mui trần, khi ông gặp hồng vệ binh, từ các miền xa xôi đất nước để được nhìn thấy lãnh tụ vĩ đại của mình.

Lâm Bưu cũng ở bên cạnh Mao. Mặt trời chiếu sáng, trên lễ đài gió thổi mạnh. Tuy nhiên Lâm Bưu, đương nhiên, chẳng sợ anh sáng mặt trời, chẳng sợ gió. Ông mỉm cười và vẫy ta cho đám đông dứng dưới.

Tới lúc này tôi biết được sự thù hằn của Mao đối với Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, mà tôi lần đầu tiên nhận thấy trong đại hội VIII của đảng năm 1956, đã trở nên mạnh mẽ, rằng cả hai người, có lẽ, sẽ sớm bị loại bỏ. Dù vậy đối với số đông đồng bào của tôi mục đích thật sự Cách mạng văn hoá của Mao vẫn còn chưa rõ. Đối với công chúng Mao tỏ ra ngượng nghịu. Khi tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 11, tiến hành từ 1 đến 12 tháng 8 năm 1966, những nhận xét của Chủ tịch vang lên khuyến khích.

- Nếu như đảng ta trở thành duy nhất, cho phép nó tồn tại - ông nói - đất nước chúng ta chắc chỉ toàn nhà sư. Sẽ rất lạ lùng, nếu đảng ta còn lại không có phần tử bên trong.

Hoá ra là Mao thậm chí chuẩn bị tha thứ cho mọi người, người nghĩ khác với ông ta. Chúng ta không thể cấm mọi người mắc khuyết điểm, Chủ tịch nói. Chúng tôi cần phải giải quyết chúng bằng cách sửa chữa khuyết điểm của mình.

Nhưng lời của Mao chỉ làm người nghe hiểu sai. Mao thực tế không cho phép một bộ phận nào của dân chúng chống lại quan điểm riêng của nó. Ông không tha thứ cả những người có ý nghĩ khác.

Bất kỳ ai phản đối ông ta, phê bình ông ta sẽ sớm muộn bị tiêu diệt không thương tiếc.

Người Trung quốc nói: để phủ giòng sông bằng ba foot nước đá, phải cần nhiều năm. Phải cần nhiều năm đối với Mao, để ông tìm được cách có thể loại bỏ cả kẻ thù của mình và ông còn lấy làm tiếc là đến bây giờ mới làm điều này, khi nhìn lại quá khứ, sự tôn sùng của nhân dân. Để lóe lên chiến thắng, Mao có ý định đẩy đất nước của mình vào hỗn loạn.  

  Chương 62


Cảm nhận được sự ủng hộ của Mao, Hồng vệ binh trở nên điên cuồng tìm kiếm những người bị nghi ngờ có khuynh hướng tư sản. Khi hồng vệ binh bắt đầu đổ xô vào những nhà riêng cố gắng tìm thấy bằng chứng chống đảng của dân chúng đối với chủ nghĩa xã hội, thì cuộc sống yên lành của tôi trong ngõ Công Tiên đi đến chỗ tận cùng.

Ngay từ lúc bắt đầu, mục đích chính của Cách mạng văn hoá là đánh vào tầng lớp trên hệ thống y tế của đất nước. Các nhà lãnh đạo của Bộ bị đấu tố liên tục. Ba thứ trưởng sống trong khu vực tôi. Hồng vệ binh bắt đầu quấy rối họ, xông vào khám xét nhà họ. Điều này không có nghĩa là cuộc săn lùng xảy ra cả sau lưng tôi, nhưng tôi rùng mình ghê rợn rằng người ta sẽ gọi tôi đi hỏi cung.

Lý Liên tin rằng tôi không ngủ đêm ở nhà. Chừng nào tôi ở Trung Nam Hải với Mao, sinh viên không thể thò tay đến đó.

Mao giao cho tôi và y tá trưởng Ngô Từ Tuấn nhiệm vụ mới. Chúng tôi cần phải đọc thông báo từ các miền đất nước chuyển tới tư dinh ông, sàng lọc tin tức và nói lại cho ông những tin chú ý và quan trọng nhất. Khi bùng nổ các hoạt động chính trị trong nước, thì bưu chính là lớn đến nỗi là bộ máy hiện có chắc chắn không đủ sức để đọc hết tất cả.

Tất cả các dạng tin tức, nhiều thứ trước đây là bí mật, bỗng nhiên lại thành công khai với tôi. Thậm chí những tài liệu và văn kiện giải quyết của chính quyền trung ương được các sinh viên - hồng vệ binh xuất bản. Trong đó chứa những báo cáo từ các cuộc họp ở đó các quan chức hàng cao cấp nhất bị buộc vào tội thay đổi.

Sống ở Trung Nam Hải và hiếm khi có mặt ở nhà, tôi nén chịu, dù rằng chỉ tạm thời, để tránh khỏi nguy hiểm. Tôi đau lòng rằng безмятежность và vẻ đẹp của ngõ Công Tiên đã bị phá huỷ nhiều đến thế, nhưng tôi cám ơn số phận đã mang tôi vào Trung Nam Hải.

Chẳng bao lây, tuy thế, thậm chí Trung Nam Hải thôi là người bảo đảm an toàn. Mỗi người làm việc ở đây đều gây ra nghi ngờ. Thậm chí Chu Ân Lai cũng không an toàn, bị Giang Thanh và những người đồng loã với bà buộc tội xét lại. Về điều này, tờ báo Văn báo đã viết, trong một bài báo do Vương Hảo viết, đã giả mạo sử dụng bí danh của Chu.

Tôi đạo chơi trong hồ bơi bên trong, khi Chu đến để thảo luận tình hình đang phát sinh với Mao. Bài báo được soạn bởi kẻ thù của ông, Chu xác nhận.

Mao hài lòng bởi nguyên nhân của Chu và nổi giận bởi tính cách vô trách nhiệm của các cộng sự vợ ông, Vương Lý và Quang Phương. Thế rồi sau đấy Chủ tịch chưa bao giờ nói với tôi về sự kiện bê bối này. Chu Ân Lai không quên bài báo ấy đến tận khi ông chết.

Cái chết của Điền Gia Anh gây ra sự đánh giá trái ngược. Nhiều người ở Trung Nam Hải kính trọng và quý ông, cái chết của ông cũng làm đau buồn và gây xúc động cho bạn bè. Nhưng Điền chính thức bị dán nhãn kẻ phản bội, và tất cả những ai có quan hệ tốt với ông, đề bị nghi ngờ.

Chu Ân Lai, luôn luôn tin Mao, lo ngại rằng ở Trung Nam Hải có thể còn giấu mặt những kẻ phản bội khác và ai đó trong số nhân viên của Điền chuẩn bị phản bội Chủ tịch. Ông chỉ thị Uông Đông Hưng tăng cường các biện pháp an ninh và tiến hành một đợt kiểm tra mới các cán bộ, nhân viên để đảm bảo độ tin cậy của chúng ta. Uông trao nhiệm vụ cho thuộc hạ của mình, Dư Quan, một con người tốt bụng, thông minh. Tất cả những ai có lý do nghi ngờ về sự tin cậy, được đưa vào diện gọi là tầng lớp điều tra

Chúng tôi, làm việc ở Trung Nam Hải, được kêu gọi đánh giá thái độ chính trị của mình, và cũng phải tố cáo những người có nghi ngờ về Mao Chủ tịch, đảng, chủ nghĩa xã hội. Với sự ưa chuộng đặc biệt, đương nhiên, người ta để ý tới những người bạn và đồng nghiệp của Điền Gia Anh. Tôi cũng nằm trong số này.

Đổng Bằng, vợ goá của Điền, kết tội tôi. Là vợ của kẻ phản bội, người ta liệt bà vào tầng lớp điều tra. Nhưng Đổng Bằng quyết định chỉ rõ đường phân chia rõ rằng giữa mình và người chồng phản bội của mình, chứng minh lòng tin của đảng mình, dù rằng thậm chí khi chứng minh điều đó, Đổng Bằng chẳng thể xoá bỏ được cái nhãn ra khỏi mình.

Đổng Bằng mạnh về logic, nhưng yếu về bằng chứng. Tin là Điền Gia Anh và tôi là những người bạn tốt và thường kiểm tra lẫn nhau những sự bí mật, bà không thể đưa ra một dẫn chứng cụ thể nào về thái độ chống đảng của tôi. Bà chỉ muốn rằng vì Điền, chồng bà là phần tử chống đảng, thì cả tôi, là bạn của ông ta, cũng phải như thế.

Một người bị nghi ngờ khác, Ban Thanh Thuỷ, thư ký của Điền cũng buộc tội tôi. Khác với Đổng Bằng, anh ta chẳng có chứng cớ gì cả. Anh ta kể về cuộc họp giữa tôi, Uông Đông Hưng và Lâm Khắc, thư ký trước đây của Mao năm 1963, trong thời gian đi công tác với Mao, khi tôi không đồng ý với chính sách đấu tranh giai cấp của Chủ tịch. Tôi không thích chiến dịch mói cải tạo xã hội chủ nghĩa. Ban Thanh Thuỷ thậm chí lại còn dẫn lời tôi: Ngay lúc chúng ta bắt đầu tiến hành sản xuất một lượng đủ nông phẩm để nuôi nhân dân, Chủ tịch quyết định lại quay về vấn đề tụt hậu. Và Ban Thanh Thuỷ lại buộc tội tôi gọi Mao là rắc rối, làm hư hỏng các cô gái trẻ.

Chính Ban Thanh Thuỷ chẳng nghe thấy rằng tôi nói những vụ việc như thế. Anh ta tin rằng, khi quy cho Lâm Khắc, người dường như kể cho anh ta về các cuộc nói chuyện của chúng tôi. Trong bầu không khí săn chứng cớ, đặc trưng của Cách mạng văn hoá, thì những lời phát biểu như thế coi như sự thể hiện phản cách mạng. Nếu Giang Thanh hoặc đồng sự của bà biết điều này, tôi chắc là khó thoát khỏi bị bắt.

Nhưng Uông Đông Hưng bảo vệ tôi. Ông không có một người bạn để chọn. Chính Uông cũng nằm dưới sự nghi vấn chẳng nhẹ chút nào, Hồng vệ binh theo dõi ông ta. Tôi có thể đưa ra là phần đầu trong mắt xích dẫn tôi tới ông ta. Uông giới thiệu tôi là bác sĩ riêng của Mao. Khi đó tôi cũng nói những lời từ tốn, nhưng ông không thông báo cho về chúng, nghĩa là ông đồng ý với họ. Như vậy, nếu tôi là phản cách mạng, khi ấy cả ông cũng là phản cách mạng. Nếu tôi bị bắt, người ta sẽ buộc tôi phải xưng tội của mình, dĩ nhiên, sẽ truy người khác. Uông - sẽ là người đầu tiên.

Uông không hoảng hốt.

- Trong trường hợp xấu nhất, chúng ta sẽ ngồi trong tù cùng với nhau - ông nói - Trong nhà tù chúng ta có thể tồn tại và sống, chẳng lo gì đến công việc. Việc gì mà phải sợ?

Nhưng giờ đây quyền lực của Uông đối với tôi trở thành rộng lớn. Có hai bức thư tố cáo tôi được xếp ở chỗ ông ta.

Uông không thể đốt nó đi được. Ông giữ thư ở nhà riêng. Uông nói Dư Quân, người điều khiển các cuộc điều tra ở Trung Nam Hải, cảnh cáo Ban Thanh Thuỷ để anh chàng này ngừng mưu đồ ngầm.

Khi đó, ngày 7 tháng 5 năm 1967 đã tổ chức những trường cán bộ và hàng triệu người cộng sản được gửi đến để khổ sai ở nông thôn, trong số những người ấy có cả Ban Thanh Thuỷ. Anh ta ở lại đó đến năm 1978.

Sau một vài tháng Hồng vệ binh thuộc cục bảo vệ trung ương do Uông Đông Hưng lãnh đạo đã hằn học tấn công vào Uông. Báo chữ to, do thuộc hạ của ông viết, xuất hiện ở Trung Nam Hải và yêu cầu phải bỏ Uông Đông Hưng vào vạc dầu.

Đặc biệt dữ dội là áp phích của Trương Trí Thanh, lái xe của Chủ tịch.

Nhà của Uông không phải pháo đài. Hồng vệ binh bất kỳ lúc nào cũng có thể xông vào khám xét.

Cần phải vứt bỏ các tài liệu.

Uông Đông Hưng mang những bức thư, buộc tội chúng tôi tất cả các chuyện, đến cho, Chu Ân Lai, người có thể trở thành mắt xích tiếp theo trong chuỗi, và yêu cầu cất giữ chúng.

Chu bối rối. Giữ các bức thư như thế này có thể xem như ngồi trên đống lửa. Nhưng vị thế của thủ tướng đang lung lay, ông buộc phải cần sự ủng hộ của Uông Đông Hưng. Như thế Chu Ân Lai đã khoác các bức thư trong tủ sắt của mình. Các bức thư ấy nằm lại ở đó cho tới lúc Chu Ân Lai chết vào tháng giêng 1976. Chỉ khi đó Uông Đông Hưng mới lấy lại chúng và đốt đi. Cuộc tấn công vào Uông Đông Hưng kết thúc nhanh chóng. Trong lúc ấy Mao không can thiệp.

- Hệ thống công an không được phép phá huỷ - ông nói và ra lệnh cho Chu Ân Lai, để không ai quanh Chủ tịch tham gia vào Cách mạng văn hoá. Ông cảnh cáo người lái xe của mình rằng không thể làm hại một người, có trách nhiệm tới tính mạng của Chủ tịch - Hãy nói với người khác cái gì tôi nói với anh - Ông chỉ thị.

Uông sử dụng lệnh của lãnh tụ để củng cố thêm vị thế của mình trong cục bảo vệ trung ương. Tất cả hồng vệ binh được gửi vào trường cán bộ 7 tháng 5 ở Giang Tây.

Cơ quan của Uông Đông Hưng là cơ quan duy nhất ở Trung quốc, không những sống sót qua cách mạng văn hoá không bị thiệt hại, mà còn trở thành mạnh hơn. Điều này được thấy rõ trong cái nền hỗn loạn chung. Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương đảng không làm việc, nhiều nhà lãnh đạo phải rời khỏi chỗ của mình và bị đàn áp. Sự lộn xộn không trừ cả Quốc vụ viện, do Chu Ân Lai cầm đầu.

Để làm dịu tình quản lý đất nước, Mao thành lập một ủy ban chính trị đặc biệt. Trong ủy ban này có sự tham gia ce các thành viên Tiểu nhóm trung ương Cách mạng văn hoá, cả Chu Ân Lai, bộ trưởng công an Tạ Phú Trị, Diệp Quần - vợ Lâm Bưu, và Uông Đông Hưng.

  Chương 63


Mao cần Uông Đông Hưng, thiếu Uông, Mao không cảm thấy an toàn. Lý do có đủ không để vượt khỏi sự kiểm soát của Cách mạng văn hoá, thiết bị nghe trộm ở văn phòng Mao ở Trung Nam Hải...

Mao giờ đây nghi ngờ tới cả nơi ở của mình, sợ rằng khi ông vắng mặt ở đây, lại có thêm microphone mới.

Chẳng bao lâu Mao chuyển sang biệt thự của mình ngoài Bắc Kinh. Tuy nhiên một vài sau lại kêu ca là bẩn.

Mao cho rằng chỗ này có chất độc.

Chúng tôi vào Đào Dư Thái, một khu rộng để tiếp khách của nhà nước ở phía tây Trung Nam Hải. Các vua chúa ngày xưa thường câu cá ở đây. Bây giờ ở đó là cả một quần thể biệt thự, được xây dựng hài hoà trong số làng và hồ nước. Tiểu nhóm Cách mạng văn hoá trung ương đặt bộ chỉ huy của mình trong một toà nhà trong đó.. Giang Thanh, Trần Bá Đạt và một số thành viên khác cũng chiếm một vài biệt thự quanh đấy. Mao dọn vào biệt thự số 10. Giang Thanh ở biệt thự bên cạnh.

Tuy nhiên chẳng mấy chốc cả ở Đào Dư Thái, Mao cũng cảm thấy không ấm cúng. Ông cho là khắp chốn đều nguy hiểm cho ông. Và ông quay về phòng 118 trong toà nhà Quốc vụ viện, nơi trong số nhân viên phục vụ có nhiều phụ nữ trẻ. Ông sống ở đó trong suốt vài tháng. Nhưng chỉ đến cuối năm 1966 ông lại quay về Trung Nam Hải, trong toàn nhà có bể bơi mùa đông. Những căn phòng mới rộng hơn những căn hộ trước đây, và Chủ tịch ở lại đây gần như đến khi qua đời.

Ngay sau khi quay về ở Bắc Kinh, Mao lại ngập đầu trong đám phụ nữ và ông cho phục hồi lại các buổi khiêu vũ buổi tối bị cách mạng văn hoá làm gián đoạn. Ông vẫn còn làm êm tai bằng các bạn gái và âm nhạc từ vở kinh kịch Vua quyến rũ gái hầu, như hồng vệ binh xác định đó là vở kịch phản cách mạng và vì thế bị cấm. Nhưng giờ đây số phận của văn hoá là Giang Thanh, cũng về Bắc Kinh.

Giang Thanh thay đổi nhiều. Tôi hoảng lên vì phong cách mới của bà. Bà mặc trang phục. Giang Thanh mặc bộ quần áo rộng hết cỡ và chiếc váy to như cái thúng đến nỗi bà ta gần giống Mao, giày của bà khá cứng, kiểu dành cho đàn ông, không có gót. Do vậy Giang Thanh trở nên gượng gạo. Vẻ kiêu ngạo theo kiểu nhà độc tài. Và đơn sơ. Trong tay bà là số phận của hàng triệu con người. Bà không thích các buổi khiêu vũ buổi chiều, và khuyên mao Mao không những ngừng tham dự mà còn đuổi đám đàn bà đi.

- Tôi trở thành ông sư mất - Mao phàn nàn với tôi ngay sau sự kiện này.

Nhưng sau vài tuần, đám phụ nữ quay về.

Ngay cả khi Cách mạng văn hoá đạt tới đỉnh cao và quảng trường Thiên An Môn chìm ngập trong tiếng hò reo, trên đường phố Hồng vệ binh thức suốt đêm, Mao tiếp tục cuộc sống đế vương, vui vầy với đám bạn gái trong cung Hội nghị đại biểu toàn Trung quốc.

Những phụ nữ, người trước đây từng gần gũi với Mao, trong thời gian Cách mạng văn hoá rơi vào tai hoạ và giờ đây đề nghị Mao bảo vệ họ. Trương Ngọc Phượng là người đầu tiên. Đầu tháng 11 năm 1966, cô ta đến cổng bảo vệ Trung Nam Hải, mang theo quà cho Mao là một chai mao đài và chocolat. Trương vẫn thuộc biên chế phục vụ trên đoàn tàu đặc biệt của Chủ tịch.Với Mao, họ chưa gặp nhau vài tháng rồi. Trương Ngọc Phượng - khi đó tuổi ngoài hai mươi chút ít - đã đi lấy chồng và thế là giờ đây rơi vào tai hoạ.

Hồng vệ binh ở bộ phận phục vụ vận tải đặc biệt đã gạt bỏ bí thư đảng và nhận những nhân viên khác. Trương Ngọc Phượng là đảng viên dự bị của đảng và ủng hộ tay thư ký đảng của tổ chức này. Do đó sự giận dữ của đám thanh niên cách mạng trút cả xuống đầu cô. Món quà là cố gắng mua chuộc (bôi trơn) Mao và ít nhất là được che chở. Không có giấy phép ra vào Trung Nam Hải, cô ta đành gọi một cô y tá.

Khi Uông thông báo về Trương Ngọc Phượng, Mao không những gặp người tình cũ của mình, mà còn đồng ý giúp đỡ cô. Trong bộ phận phục vụ vận tải đặc biệt này ai cũng biết quan hệ của họ, không ai nghi ngờ lời cô ta, khi quay về, cô kể về cuộc gặp với Chủ tịch. Người ta phục hồi công việc cho Trương Ngọc Phượng và chẳng động đến cô ta nữa.

Lưu, một trong số bạn gái của Mao, làm việc trong nhóm văn hoá của không quân, là người tiếp theo đề nghị ông che chở. Lưu đi cùng hai bạn gái. Khi gọi Ngô Từ Tuấn, những người phụ nữ này rơi nước mắt. Lưu kể cái gì đã xảy ra. Cách mạng văn hoá tóm lấy lực lượng không quân. Đơn vị mà các cô gái làm ở đó, chia thành hai phái: phái nổi loạn, muốn loại bỏ sự lãnh đạo hiện thời của đảng và phái bảo hoàng, cương quyết giữ lại sự tồn tại của nó. Thành viên của phái bảo hoàng, trong số này có những phụ nữ trẻ này, tất nhiên, phát biểu ủng hộ sự lãnh đạo của đảng.

Tất cả các bạn gái Mao trong thời gian trước đó được kiểm tra cẩn thận về độ tin cậy của đảng. Và thế là giờ đây, lòng tin cậy đó quay lại chống họ.

Khi Hồng vệ binh tập hợp lực lượng, họ quẳng các cô gái ra lề đường.

Mao vui vẻ cho gặp.

- Nếu họ không muốn đồng chí, có thể ở lại với tôi - ông nói - Họ nói rằng đồng chí bảo vệ vua phải không? Tốt lắm, hoàng đế là tôi đây.

Mối quan hệ trước đây với Chủ tịch giúp Lưu rất nhiều. Mao yêu cầu những người lãnh đạo Cách mạng văn hoá trong ủy ban quân sự Diệp Quần đừng động đến cô gái này và bạn cô ta. Diệp Quần còn đi xa hơn. Theo gợi ý của bà, tư lệnh không quân Vương Phú Thắng bổ nhiệm Lưu làm lãnh đạo ủy ban cách mạng về công tác văn hoá. Từ một cô gái đã bị ném ra hè đường Lưu đã nhanh chóng biến thành người hoạt động tích cực Cách mạng văn hoá.

Lưu và các bạn cô cứ thế từ sau đó thường xuyên viếng thăm Mao. Mao thường một vài ngày tách ra về Đào Dư Thái với họ, để thư dãn. Một lần Giang Thanh không thấy họ ở chỗ làm việc, mà bỗng nhiên xuất hiện ở tư dinh Mao. Y tá trường đã kịp báo cho họ, trước khi vợ Chủ tịch vào phòng ông.

Về sau Mao gọi Ngô Từ Tuấn.

- Khi những nhiều lãnh đạo cao cấp khác muốn gặp tôi, tất cả họ đầu tiên phải có sự đồng ý của tôi - Mao nói giọng buồn rầu - Vì sao Giang Thanh lại ngoại trừ? Nói cho Uông Đông Hưng rằng ông ta chỉ thị cho bảo vệ không cho phép bất cứ ai vào khi tôi chưa cho phép.

Từ lúc đó đến khi Mao qua đời, Giang Thanh phải xin phép thăm chồng mình.

Tình bạn giữa Lưu và Diệp Quần tiếp tục. Năm 1969, khi Lưu mang thai, Diệp Quần cho là đó là con Mao, đã thu xếp cho Lưu một buồng trong bệnh viện chính của không quân, dành cho cấp tướng, và hàng ngày gửi đồ ăn ngon cho Lưu. Khi đứa bé được ra đời, Diệp Quần đến tỏ vẻ thích thú Thật là tin đáng mừng! - vợ Lâm Bưu reo lên - Chủ tịch có một vài con trai, nhưng một số đã chết, còn số đang sống thì lại bệnh tật. Đây mới đích thực thằng bé có thể tiếp tục nối dõi tông đường. Nhiều người đã tin rằng đứa bé giống Mao như lột.

Tôi và Ngô Từ Tuấn thăm Lưu trong bệnh viện. Cương vị của tôi ở chỗ Mao đòi hỏi tôi phải để ý sức khoẻ cả bạn gái ông ta. Lưu nghĩ rằng tôi, cũng như Diệp Quần, tin là Mao là cha đẻ của đứa bé. Nhưng tôi không kể cho ai biết rằng Mao thậm chí không có khả năng sinh con.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro