đối tượng điều chỉnh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật hiến pháp

Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật nói chung được hiểu là những quan

hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của ngành luật đó điều chỉnh.

Ngành luật Hiến pháp là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất.  Những quan hệ xã hội được coi là quan trọng nhất là các quan hệ xã hội có nội dung gắn liền với: (1) xác định chế độ xã hội, xác định những nền tảng để xây dựng xã hội, nhà nước; (2) xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sống trong xã hội ấy, nhà nước ấy; (3) xác định việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Tuy nhiên, không phải tất cả các quan hệ xã hội có nội dung nêu trên đều được Luật Hiến pháp điều chỉnh. Luật Hiến pháp chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất trong số những quan hệ xã hội nêu trên.

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp

Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật nói chung, là cách thức tác động của các quy phạm pháp luật vào đối tượng điều chỉnh của ngành luật ấy.

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là cách thức mà các quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp tác động vào các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành luật. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp mang tính mệnh lệnh, quyền uy. Bên cạnh đó, ngành luật Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội, cơ bản nên thông thường cách thức tác động vào các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là quy định nguyên tắc chung ứng xử cho loại quan hệ ấy. Trong một số trường hợp, các quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp cùng đưa ra các quyền, nghĩa vụ cụ thể.

Hệ thống Luật Hiến pháp

Hệ thống luật Hiến pháp gồm nhiều chế định pháp luật khác nhau, mỗi chế định điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp, các chế định ấy liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

Hệ thống luật Hiến pháp được chia thành các chế định cơ bản sau: (1) chế định về chế độ chính trị; (2) chế định về chế độ kinh tế; (3) chế định về chế độ văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ; (4) chế định về quốc phòng, an ninh; (5) chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; (6) chế định về bầu cử; (7) chế định về Quốc hội; (8) Chế định về Chủ tịch nước; (9) Chế định về Chính phủ; (10) Chế định về Hội đồng nhân dân; (11) Chế định về Uỷ ban nhân dân; (12) Chế định về Toà án nhân dân; (13) Chế định về Viện kiểm sát nhân dân.

Nguồn của Luật Hiến pháp

Nguồn của luật Hiến pháp là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật cấu thành nên ngành luật Hiến pháp. Gồm các hình thức văn bản: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; một số Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án TNND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao; một số Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND. Trong chừng mực nào đó, nguồn của luật Hiến pháp còn phải kể đến Tuyên ngôn độc lập và lời nói đầu các bản Hiến pháp của Nhà nước ta.

1. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật Hiến pháp

Quan hệ pháp luật Hiến pháp là 1 loại Quan hệ pháp luật được hình thành dựa trên các quan hệ pháp luật của ngành luật hiến pháp hoặc là  những quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật Hiến pháp điều chỉnh, quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các chủ thể trong mối quan hệ ấy. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý này được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

+Đặc điểm chung:

- Quan hệ pháp luật Hiến pháp là một loại quan hệ pháp luật.

- Quan hệ pháp luật Hiến pháp hình thành trên cơ sở các quy phạm pháp luật Hiến pháp.

-Các bên đều có quyền,nghĩa vụ pháp lí cụ thể

- Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ pháp luật Hiến pháp được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

             +Đặc điểm riêng

-QHPLHP hình thành dựa trên QPPL của ngành  LHP

-QHPLHP là QH rất cơ bản,quan trọng

Các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật Hiến pháp

a)    Chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp

Chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp là những chủ thể được các quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp điều chỉnh, quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể. Những chủ thể này tham gia vào các quan hệ pháp luật để hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong quan hệ ấy.

Chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp gồm: Nhà nước, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch, những người có chức trách trong các cơ quan nhà nước, các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Tổ bầu cử… Trong số các chủ thể này, có một số loại chủ thể đặc trưng, chỉ xuất hiện trong quan hệ pháp luật Hiến pháp.

b)    Nội dung của quan hệ pháp luật Hiến pháp

Nội dung của quan hệ pháp luật Hiến pháp là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật Hiến pháp. Các quyền và nghĩa vụ được xác định trên cơ sở các quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp điều chỉnh quan hệ ấy.

c)     Khách thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp

Khách thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp là những vấn đề, những giá trị, lợi ích và hành vi cụ thể mà các chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp mong muốn đạt được hoặc bắt buộc phải thực hiện để đáp ứng nhu cầu của chủ thể khác theo quy định của quy phạm pháp luật Hiến pháp, như: lãnh thổ quốc gia, đất đai, sông núi, địa giới, danh dự, nhân phẩm, lao động, học tập, kinh doanh...

Vị trí của Luật Hiến pháp trong hệ thống pháp luật mối quan hệ giữa ngành luật hiến pháp với các ngành luật khác.

Trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, Luật Hiến pháp giữ vị trí chủ đạo vì nó có đối tượng điều chỉnh đặc biệt và là cơ sở để liên kết các ngành Luật khác. Ví dụ: Luật Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, xác định nguyên tắc của mối quan hệ giữa công dân và nhà nước, đó chính là những nguyên tắc chủ đạo để xây dựng ngành luật hành chính, hay là Luật Hiến pháp xác lập những nguyên tắc cơ bản trong những quan hệ kinh tế, xác lập nền tảng cơ bản cho việc xây dựng ngành luật dân sự, thương mại, kinh tế...

Nói cách khác, đó là những quy định làm nền tảng cho các điều luật về tổ chức quyền lực nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và mối liên hệ giữa nhà nước với xã hội dân sự trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với nội dung như vậy, Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo, làm cơ sở pháp lý cao nhất trong quốc gia, đề ra những quy tắc căn bản nhất, ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật cho các ngành luật khác[12].

Vị trí trung tâm của Luật Hiến pháp không có nghĩa là Luật Hiến pháp sẽ bao trùm và thống nhất tất cả các ngành luật. Luật Hiến pháp chỉ xác lập những nguyên tắc cơ bản cho các ngành luật khác. Luật Hiến pháp còn quy định cả trình tự, thông qua, sửa đổi quy phạm của các ngành luật khác[13].

Quan hệ luật Hiến pháp VN với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật VN

-       Là ngành luật giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống pháp luật VN.

Vì:

+      Đối tượng điều chỉnh;

+      Nội dung quy định;

+      Nguồn của ngành luật này v.v.

-       Vai trò của các ngành luật khác đối với ngành luật Hiến pháp:

+      Cụ thể hoá và phát triển quy phạm Luật HP;

+      Hiện thực hoá quy phạm Luật Hiến pháp trong đời sống xã hội.

 Cụ thể:

Luật hiến pháp xác lập những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở để xây dựng các ngành luật khác.Ví dụ:Luật Hiến Pháp đã xác lập những nguyên tắc chủ đạo cho việc xây dựng ngành luật hành chính.

Luật hiến pháp quy đinh các loại hình thức sở hữu,xác định đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác thuộc sở hữu toàn dân....Như vậy luật hiến pháp đã xác lập những nguyên tắc cơ bản cho ngành luật dân sự,luật đất đai.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro