ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Các nhà thống kê học nổi tiếng trên thế giới đều thống nhất đưa ra nhận định sau

đây về đối tượng nghiên cứu của thống kê.

Thống kê học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng kinh tế- xã hội số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Từ nhận định này, chúng ta cần hiểu đúng đối tượng nghiên cứu của thống kê ở các

điểm chính sau.

2.1. Thống kê học là một môn khoa học xã hội

Thống kê học là một môn khoa học xã hội, bởi vì thống kê nghiên cứu các hiện tượng kinh tế  -  xã hội hay quá trình kinh tế xã hội. Các hiện tượng và quá trình đó thường là:

* Các hiện tượng về quá trình tái sản xuất mở rộng như cung cấp nguyên liệu, quy trình công nghệ, chế biến sản phẩm...

* Các hiện tượng về phân phối, trao đổi, tiêu dùng sản phẩm (marketing) như giá cả, lượng hàng xuất, nhập hàng hoá, nguyên liệu...

* Các hiện tượng dân số, lao động như tỷ lệ sinh, tử, nguồn lao động, sự phân bố dân cư, lao động...

* Các hiện tượng về văn hoá, sức khoẻ như trình độ văn hoá, số người mắc bệnh, các loại bệnh, phòng chống bệnh...

* Các hiện tượng về đời sống chính trị, xã hội, bầu cử, biểu tình...

* Ngoài ra thống kê còn nghiên cứu ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên đến sự phát triển của các hiện tượng kinh tế xã hội, như ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, của các biện pháp kỹ thuật tới quá trình sản xuất nông nghiệp, kết quả sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

2.2. Thống kê nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của số lớn hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội

a) Mặt lượng (những biểu hiện cụ thể, đo lường được):

* Quy mô của hiện tượng: Các mức độ to nhỏ, lớn bé, rộng hẹp.

Ví dụ: Diện tích canh tác của 1 doanh nghiệp nông nghiệp A năm 2005 là 500 ha, dân số trung bình của Việt Nam 2003 là 80,90 triệu người (Niên giám thống kê 2003), tổng số sinh viên của 1 lớp năm học 2005 - 2006 là 80 người.

* Kết cấu của hiện tượng: Hiện tượng tạo nên từ các bộ phận nào, mỗi bộ phận chiếm bao nhiêu %;

Ví dụ: Lớp có 50 học sinh, nam là 40 học sinh, chiếm 80%, nữ là 10, chiếm 20%.

* Tốc độ phát triển của hiện tượng: So sánh mức độ của hiện tượng theo thời gian

để thấy mức độ tăng hay giảm của hiện tượng;

* Trình độ phổ biến của hiện tượng: Tính cụ thể phạm vi xảy ra hiện tượng, cá biệt hay phổ biến từ đó thấy được ảnh hưởng của nó tới hiện tượng lớn hơn.

Ví dụ: Tỷ lệ tai nạn giao thông xe máy năm 2004 là 2%, có nghĩa là cứ 100 người

đi xe máy thì có 2 người tai nạn...

* Mối quan hệ tỷ lệ giữa các hiện tượng hoặc giữa các tiêu thức của cùng một hiện tượng.

b) Liên hệ chặt chẽ với mặt chất của số lớn hiện tượng:

* Thông qua các mặt lượng của hiện tượng để đánh giá bản chất của hiện tượng như quy mô to nhỏ, bộ phận nào nhiều hay ít, xu hướng tiến lên hay giảm đi, mức độ phổ biến của hiện tượng thế nào... nhưng để đánh giá một cách khách quan bản chất của hiện tượng thì mặt lượng của hiện tượng phải được thể hiện ở số lớn đơn vị chứ không phải ở từng đơn vị cá biệt.

Ví dụ, đánh giá kết quả học tập 2 sinh viên A, B cần dựa vào kết quả học tập nhiều học kỳ, nhiều môn; dựa vào ý thức phấn đấu, sự tham gia các phong trào đoàn, quan hệ bạn bè... Việc làm như vậy người ta gọi là nghiên cứu mặt lượng ở số lớn .

Nhưng để hiểu sâu sắc hơn bản chất của hiện tượng, người ta cũng nghiên cứu những đơn vị tiên tiến, hoặc lạc hậu là những biểu hiện cá biệt.

* Thống kê không nghiên cứu bản chất và quy luật của hiện tượng, mà thông qua mặt lượng có thể đánh giá được bản chất và tính quy luật của hiện tượng.

2.3. Thống kê nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể

Mỗi hiện tượng, hay quá trình kinh tế xã hội ở thời gian, địa điểm khác nhau thì mặt lượng cũng khác nhau. Do đó, đối tượng nghiên cứu của thống kê học cũng cần cụ thể hoá ở thời gian nào, địa điểm nào hay trả lời câu hỏi  bao giờ ?  và ở đâu ?

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ

3.1. Phương pháp luận của thống kê

- Khái niệm: Tổng hợp về mặt lý luận các phương pháp chuyên môn của thống kê gọi là phương pháp luận của thống kê học

- Cơ sở phương pháp luận:  Dựa vào định luật số lớn trong lý thuyết xác suất đã xác định.

Định luật này được vận dụng và thể hiện là quan sát số lớn các đơn vị cá biệt đến mức đủ lớn để có thể tổng hợp, phân tích, đánh giá bản chất khách quan và tính quy luật của hiện tượng. Vì từ sự kiện cá biệt, ngẫu nhiên quan sát số lớn giúp chúng ta suy ra sự kiện chung. Qua tổng hợp số lớn, sự kiện cá biệt sẽ bù trừ cho nhau.

- Mức độ lớn phụ thuộc vào hiện tượng và mục đích nghiên cứu.

Phương pháp luận này của thống kê được thể hiện rất rõ trong các phương pháp chuyên môn của thống kê.

3.2. Các phương pháp chuyên môn của thống kê

- Điều tra thống kê: Điều tra toàn bộ, điều tra chọn mẫu, điều tra trực tiếp, điều tra gián tiếp;

- Tổng hợp thống kê: Hệ thống hoá các tài liệu, phân tổ thống kê.

- Phân tích thống kê: Phân tích mức độ, động thái, mối liên hệ...

3.3. Tính quy luật của thống kê

Tính quy luật của thống kê là tính quy luật số lớn các đơn vị trong đó có sự chênh lệch về lượng của từng đơn vị cá biệt. Tính quy luật này cũng phụ thuộc vào địa điểm và thời gian nhất định.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro