Đối tượng và chức năng của CNXHKH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1. Trình bày đối tượng và chức năng của chủ nghĩa xã hội khoa học. hãy nêu ý nghĩa của việc học tập nghiên cứu CNXHKH.

Trả lời: Chủ nghĩa khoa học là 1 ý nghĩa- về mặt lý luận nằm trong khái niệm "chủ nghĩa xã hội", là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác-lênin, nghiên cứu sự vận động xã hội nhằm thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội chủ nghĩa, tiến tới xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa.

a. Đối tượng của chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ nghĩa xã hội khoa học có đối tượng nghiên cứư là: những quy luật và tính quy luật chính trị-xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa; những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, con đường, hình thức, và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để thực hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản (và các chế độ tư hữu) lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Sự chuyển biến từ các chế độ tư hữu, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội...mang tính quy luật khách quan của lịch sư nhân loại. nhưng đó là vấn đề xã hội cho nên nó không tự diễn ra như quy luật tự nhiên mà đều thông qua hoạt động của con người. Nhân tố Người ở đây lại trước hết là giai cấp công nhân hiện đại. Với ý nghĩ đó, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin khái quát rằng: "chủ nghĩa cộng sản...là sự biểu hiện lý luận của lập trường giai cấp vô sản", là "sự khái quát lý luận về nhứng điều kiện giải phóng của giai cấp vô sản" gắn liền với giải phóng con người, giải phóng xã hội.

Trong hệ thống nội dung lý luận của chủ nghĩa xã họi khoa học có những phạm trù, khái niệm, vấn đề mang tính quy luật rất cơ bản sau đây: "giai cấp công nhân" và "sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân" (gắn với đảng cộng sản"); "hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa" (trong đó đặc biệt là "xã hội xã hội chủ nghĩa"); "cách mạng xã hội chủ nghĩa"; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa"; "cơ cấu xã hội-giai cấp, liên minh công nông và các tầng lớp lao động...", "vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội"...

b. Chức năng của chủ nghĩa xã hội khoa học:

Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội khoa học có chức năng và nhiệm vụ trang bị những tri thức khoa học, đó là hệ thống lý luận chính trị-xã hội và phương pháp khoa học mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã phát hiện ra và luận giải quá trình tất yếu của lịch sử dẫn đến hình thành, phát triển hình thái kinh tế xã hội cộng sản, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chức năng này cũng thống nhất với chức năng của triết học Mác-Lênin và kinh tế chính trị học Mác-Lênin, nhưng trực tiếp nhất là trang bị lý luận nhận thức về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Không làm được chức năng này, chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ không thể cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp nhận thức về chính trị-xã họi cho người nghiên cứư và hoạt đọng thực tiễn trong cách mạng xã họi chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là cho các đảng cộng sản, nhà nước xã hộ chủ nghĩa với chức năng lãnh đạo và quản lý xã hội.

Thứ hai, chủ nghĩa xã hộ khoa học có chức năng và nhiệm vụ trực tiếp nhất là giáo dục, trang bị lập trường tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân cho đảng cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động-lập trường xã hội chủ nghĩa. Chính các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã có công lớn là xây dựng hệ thống lý luận phản anh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân rồi tuyên truyền, giáo dục trở lại cho giai cấp công nhân hiện đại hiểu về sứ mệnh lịch sử và bản chất của chính mình. Hệ thống lý luận đó đã trở thành hệ tư tưởng của giai cấp công nhân hiện đại.

Không có hệ tư tưởng cách mạng và khoa học, không có lập trường và bản lĩnh chính trị xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân, đảng của nó và nhân dân lao động không thể tiến tới giành chính quyền và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản; không thể đấu tranh với các hệ tư tưởng và các hoạt động thù địch chống chủ nghĩa xã hội, chống nhân dân lao động.

Thư ba, chủ nghĩa xã hội khoa học có chức năng và nhiệm vụ định hướng về chính trị-xã hội cho mọi hoạt động của giai cấp công nhân, của đảng cộng sản, của nhà nước và của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực, sao cho sự ổn định và phát triển của xã hội luôn luôn đúng với bản chất, mục tiêu xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa; tức là qua từng nấc thang phát triển, tính chất xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa thuộc mọi lĩnh vực của xã hội thể hiện ngày càng rõ hơn và hoàn thiện hơn.

c. Ý nghĩa của việc học tập nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học

Về mặt lý luận: Việc nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin là phải chú ý cả ba bộ phận hợp thành của nó. Nếu không chú ý nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ làm cho triết học, kinh tế chính trị học Mác-Lênin dễ chệch hướng chính trị-xã hội, trước hết và chủ yếu là chệch hướng bản chất, mục tiêu là xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, giải phóng hoàn toàn xã hội và con người khỏi các chế độ tư hữu, áp bức, bất công, chiến tranh, nghèo nàn, lạc hậu và mọi tai hoạ xã hội khác... mà thực tế lịch sử nhân loại đã tưùng chứng kiến.

Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học còn có ý nghĩa lý luận là: trang bị những nhận thức chính trị-xã hội (như đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp của chủ nghĩa xã hội khoa học đã nêu trên) cho đảng cộng sản, nhà nước và nhân dân lao động trong quá trình bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội... vì thế, các nhà kinh điển Mác-Lênin có lý do khi xác định rằng chủ nghĩa xã hội khoa học là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân hiệ đại và đảng của nó để thực hiện quá trình giải phóng nhân loại và giải phóng bản thân mình. Cũng như triết học và kinh tế chính trị học Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học không chỉ giải thích thế giới mà căn bản là ở chỗ cải tạo thế giới (cả tự nhiên, xã hội và bản thân con người) theo hướng tiến bộ văn minh.

Đội ngũ trí thức và thế hệ trẻ nước ta hiện nay là những lực lượng xã hội có trí tuệ, có nhiều khả năng và tâm huyết trong quá trình cải tạo và xây dưụng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nếu chỉ thuần tuý chú trọng về khoa học công nghệ, phi chính trị hoặc mơ hồ về chính trị và vi phạm pháp luật, họ càng không thể góp tài góp sức xây dựng tổ quốc của mình. Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học chính là việc được trang bị trực tiếp nhất về ý thức chính trị-xã hội, lập trường tư tưởng chính trị và lập trường cho ỗi cán bộ, đảng viên và mọi công dân Việt Nam góp phần thắng lợi thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, định hướng xã hội chủ nghĩa do đảng đề ra.

Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học cũng làm cho ta có căn cứ nhận thức khoa học để luôn cảnh giác, phân tích đúng và đấu tranh chống lại những nhận thức sai lệch, những tuyên truyền chống phá của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động đối với đảng ta, Nhà nước, chế độ ta; chống chủ nghĩa xã hội, đi ngược lại su thế và lợi ích của nhân dân, dân tộc và nhân loại tiến bộ.

Về mặt thực tiễn, bất kì một lý thuyết khoa học nào, đặc biệt là khoa học xã hội, bao giơ cũng có khoảng cách nhất định so với thực tiễn, nhất là những dự báo khoa học có tính quy luật. Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học lại càng thấy rõ khoảng cách đó, bởi vì chủ nghĩa xã hội trên thực tế, chưa có nước nào xây dựng hoàn chỉnh. Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, cùng với thoái trào của hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới, lòng tin vào chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa Mác-Lênin của nhiều người có giảm sút. Đó là một thực tế dễ hiểu. vì thế, nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học càng khó khăn trong tình hình hiện nay và cũng có ý nghĩa chính trị cấp bách.

Chỉ có bình tĩnh và sáng suốt, kiên định và chủ động sáng tạo tìm ra những nguyên nhân cơ bản và bản chất của những sai lầm, khuyết điểm, khủng hoảng, đổ vỡ và của những thành tựu to lớn trước đây cũng như của những thành quả đổi mới, cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta mới có thể đi đến kết luận chuẩn xác rằng: không phải do chủ nghĩa xã hội-một xu thế xã hội hoá mọi mặt của nhân loại; cũng không phải do chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học... làm các nước xã hội chủ nghĩa khủng hoảng. trái lại,chính là do các nước xã hội chủ nghĩa đã nhận thức và hành động trên nhiều vấn đề trái với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác-Lênin...đã giáo điều, chủ quan duy ý chí, bảo thủ, kể cả việc đó kỵ, xem nhẹ những thành quả chung của nhân loại, trong đó có chủ nghĩa tư bản; đồng thời do xuất hiện chủ nghĩa cơ hội-phản bội trong một số đảng cộng sản và sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình đã làm cho chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào thoái trào.

Thấy rõ thực những chất vấn đề đó một cách khác quan, khoa học; đồng thời được minh chứng bởi thành tựu rực rỡ của sự nghiệp đổi mới, cải cách của các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, chúng ta càng củng cố bản lĩnh kiên định, tự tin tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Do đó việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, lý luận chính trị nói riêng và các khoa học khác...càng là vấn đề thực tiễn cơ bản và cấp thiết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro