doingoai TQ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

XI-Kinh tế đối ngoại TQ (1978-nay)

*Ngoại thương

-TQ tiến hành cải cách để thế chế ngoại thương, thể quản lý ngoại hối và thuế xuất nhập khẩu theo hướng có lợi cho các đơn vị kinh doanh ngoại thương

-Nhà nước xóa bỏ chế độ độc quyền quản lý ngoại thương, xóa bỏ tình trạng bao cấp trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Các đơn vị ngoại thương được tự do hơn trong kinh doanh, các tổ chức kinh tế phát huy tính năng động tự chủ...

-Cơ chế định giá xuất nhập khẩu được áp dụng linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi quan hệ cung cầu và hệ thống giá cả trên thị trường quốc tế

- Tổng kim ngách xuất nhập khẩu của Trung Quốc; năm 1978 là 20,6 tỉ USD, đứng thứ 32 trên thế giới thì đến năm 2006 là 1770 tỉ USD, đứng thứ 3 thế giới.

-Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu cũng có nhiều thay đổi, TQ coi trọng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao và nhập khẩu các thiết bị cho các công trình lớn, kĩ thuật để cải tạo các xí nghiệp cũ lạc hậu

-TQ chủ động và tích cực tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế như APEC,WTO

*Thu hút đầu tư nước ngoài

-Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài được tiến hành đa dạng với các hình thức: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, viện trợ phát triển chính thức...

-TQ tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài

-Chủ trương đẩy nhanh nhịp độ mở cửa để thực hiện chiến lược tăng tốc trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài

-Nhà nước có những chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp trong nước.

-Nguồn vốn nước ngoài vào TQ tăng nhanh năm 1991 là 4,37 tỉ USD, năm 2002 là 50 tỉ USD, năm 2005 là hơn 60 tỉ USD.

*Đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài

-Việc đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp thâm nhập vào môi trường kinh doanh quốc tế là điều kiện cần thiết cho phát triển và hội nhập.

-Năm 1998 có 5600 doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn trên 6 tỉ USD, trong hoạt động 80% số dự án đầu tư có lãi. Các doanh nghiệp tham giahoạt động đầu tư ở nước ngoài đc tổ chức và hoạt động tương đối đồng bộ, có đội ngũ nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ cao nên có khả năng mở rộng đầu tư sang nhiều lĩnh vực và khả năng cạnh tranh quốc tế tương đối mạnh.

XII-Chiến lược công nghiệp hóa ở các nước ASEAN(1967-1995)

*Giai đoạn đầu

-Trong những năm 50,60 các nước đều thực hiện chính sách phát triển công nông nghiệp. Mục tiêu của chính sách này là khuyến khích công nghiệp của các quốc gia phát triển, giảm bớt sự phụ thuộc vào các công ty tư bản nước ngoài. Các nước vẫn có quan hệ với nước ngoài nhưng theo hướng hạn chế nhập khẩu những ngành có khả năng sản xuất trong nước và từng bước mở rộng xuất khẩu.

-Để thực hiện vấn đề này chính phủ có hàng loạt các chính sách ưu tiên phát triển như nhập khẩu TLSX, sản xuất các sản phẩm phục vụa xuất khẩu. Tuy nhiên việc chủ yếu dự vào nguồn lực trong nước trong điều kiện nên kinh tế lạc hậu đã ko đạt được hiệu quả như mong muốn. Mặt khác, do thiếu kinh nghiệm quản lý, hàng hóa sản xuất dựa trên công nghệ lạc hậu nên kho có khả năng cạnh tranh được với hàng hóa nước ngoài, do vậy nhiều nước ASEAN vẫn tiếp tục lệ thuộc vào các nước công nghiệp phát triển. Những khó khăn về kinh tế, về xã hội ngày càng gay gắt nên chiến lược này thất bại vào cuối những năm 60

*Giai đoạn 2

Đầu những năm 70 các nước chuyển sang giai đoạn phát triển công nghiệp theo hướng xuất khẩu (chủ yếu là ASEAN 5). Đó là quá trình chuyển từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế thị trường. Nội dung cơ bản của chiến lược này là tận dụng tối đa nguồn vốn công nghệ bên ngoài. Tập trung những ngành công nghiệp có thể xuất khẩu được, từng bước cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Để thực hiện chính sách này các nước ASEAn đã áp dụng một số biện pháp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#doingoai