Chương 17 :

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dì Ngọc ngắm lại khuôn mặt của mình trong gương một lần cuối trước khi bước lên cầu thang. Tuy đã bốn mươi, dì Ngọc cảm thấy mình hãy còn thanh xuân lắm. Nhan sắc mình chưa hề phai tàn, mình chỉ mới xăm lông mày, xăm mát và xăm môi thôi, chớ mình chưa cần phải đi mỹ viện.

Dì Ngọc xoay ngang, xoay dọc trong gương. Mình chỉ tiếc là mình không được cao ráo lắm. Với chiều cao 1m48, trông mình có vẻ hơ dư cân, thiệt ra mình chỉ nặng có năm mươi sáu ký lô thôi! "Phoóc" người của mình rất hợp với áo thun và quần lửng. Bởi vậy, hôm nay mình quyết định "chơi" bộ bà ba đen bó sát thân người.

Dì Ngọc tự tin đi lên gác xép. Dì chui qua mặt gương thời gian, nhìn thấy bộ đồ áo thun, quần tây của Thùy đưa cho Sông Hương được treo ngay ngắn trên sợi dây nơi đầu giường của cô gái dì nghĩ bụng, con bé đó mà sống trong thời mình, chắc cũng chưng diện se xua khiếp lắm! Bước xuống cầu thang gỗ, dì Ngọc lẻn lẻn bước ra khỏi nhà Sông Hương như thường lệ.

Dì Ngọc thơ thẩn trên mọi ngả đường làng khoảng hai mươi phút để tìm một ngôi-nhà-không có-phụ-nữ. Bằng con mắt nhiều kinh nghiệm, chỉ cần liếc qua sào tre phơi quần áo trước sân là dì Ngọc biết qua nhà nào có cả thảy bao nhiêu người mấy người lớn, mấy đứa con nít, con trai hay con gái ...

Dì Ngọc hơi dừng chân, lưỡng lự trước vài ngôi nhà mà dì tin chắc chỉ có đàn ông độc thân. Nhưng mà qua "size" áo và chiều dài ống quần, dì trề môi chê bai hết ráo. Theo mình nghĩ, đàn ông phải mập mạp cao lớn chút xíu thì mới xứng đôi khi cặp tay đi chơi với mình. Tệ lắm thì cũng hai con số O sóng bước bên cạnh nhau, chớ chẳng lẽ lại là số 1O?

Rảo hết mọi ngôi nhà trong làng, dì Ngọc thất vọng quá chừng. Kỳ này chắc đi không rồi lại về không. Nhưng ngôi nhà nằm ở cuối làng làm dì Ngọc phấn chấn trở lại. Ngôi nhà nép sau dãy hàng rào nở bông chi chít màu hồng, mang một bộ mặt khang trang khác hẳn vẻ xuề xòa, xập xệ của những ngôi nhà kia. Sân vườn được nhổ sạch cỏ. Bên hông nhà là một thùng rác cột bằng tre nứa. A, chủ nhân ngôi nhà hẳn là một người có học, ăn ở vệ sinh theo lối Tây.

Dì Ngọc đẩy cánh cửa bếp, bước vào và quan sát bên trong. Đồ đạc vô cùng giản dị. Chẳng có nồi đồng, chén kiểu, mâm son như nhà ông Lý ở đầu làng trên (và tất nhiên cũng chẳng có phú-lít, mã-tà canh giữ ba cái thứ đó). Chỉ là nồi đất, chén đất, đũa tre thôi. Nhưng cái vẻ gọn gàng, sạch sẽ rất là gây ấn tượng!

Dì Ngọc vén tay áo bà ba coi đồng hồ, bụng bảo dạ: kỳ này,mình làm thiên thần của ông ta một bữa coi ra sao. Không làm thiên thần thì làm cô Tấm cũng được. "Tấm từ trái thị chui ra. Cơm nước, quét dọn cho bà già ân nhân ". Mình sẽ nấu sẵn một nồi cơm nóng. Nhưng mình sẽ gọi ông ta là gì đây? Ở trong cải lương tuồng xưa tích cũ, diễn viên xưng hô với nhau là chàng và thiếp. A, hay đó. Mình sẽ gọi ông ta là chàng và xưng là thiếp. Hi hi, thiếp Ngọc.

Vất vả lắm dì Ngọc mới nhúm được cái bếp lửa củi. Mồ hôi mồ kê chảy ròng ròng xuống trán, xuống cằm dì Ngọc. Ôi khổ sở thay cho tình yêu thời thượng cổ.

Dì tìm ra cái lu đựng gạo đặt nơi góc phòng, bèn cầm nồi đất tới, xúc hai chén gạo đổ vô nồi. Dì đi vo gạo và cuối cùng bắc được một nồi cơm lên cái bếp củi. Hai tay dì dính nhọ nồi đen thui, nhưng nói chung là nồi cơm chắc chắn sẽ chín.

Dì Ngọc vén tay áo bà ba coi đồng hồ một lần nữa. Nãy giờ gần một tiếng đồng hồ rồi. Chủ nhà sắp về và hẳn là ông ta ngạc nhiên vô cùng trước "cô Tấm" Ngọc xinh đẹp bên nồi cơm nóng.

Dì Ngọc tự nhiên đi lên nhà trên. Dì ngó nghiêng ngó dọc vào từng xó xỉnh nhà. Giường tre. Ván gỗ. Bàn ghế bằng mây. Tất cả đều đơn sơ, giản dị nhưng gọn gàng tươm tất. Quần áo được xếp một chồng để trên một chiếc ghế mây. Vài cuốn sách đang đọc dở để trên bàn. Sách tiếng Pháp không hè. Dì Ngọc toét miệng cười khoái trá. Chủ nhà hẳn là người có ăn có học. Rất "môn đăng hộ đối" với dì. Thiệt không uổng công dì đi bộ suốt cả buổi muốn rạc cẳng.

Hình như đã tới giờ tan sở. Dì Ngọc nghe tiếng còi hụ u... u... một tiếng ngắn. Năm phút sau, dì đã nghe tiếng người nói chuyện rổn rảng ở bên ngoài. Phu đồn điền chỉ cần băng qua con đường lộ là về tới nhà họ rồi.

Dì Ngọc nhìn qua cửa sổ. Từ xa, một người đàn ông trạc năm mươi, người tầm thước đang chầm chậm đi về phía ngôi nhà năm cuối làng. Những bước chân của ông ta hơi khập khiễng. Bàn tay phải của ông ta cầm cây gậy tre. Khi đi,ông ta tì sức mạnh của mình xuống cây gậy tre đó và cứ thế mà nuốt dần khoảng cách. Dì Ngọc nuốt nước miếng. Tiếc quá, viên ngọc bị mẻ hết một mảnh rồi. Tuy nhiên, để bù lại, ông ta có khuôn mặt của thiên thần. Bên dưới mái tóc muối tiêu là hàng lông mày rậm, cũng bạc hết cả. Dưới hàng lông mày là đôi mắt sáng rất hiền. Dưới nữa là cái miện hơi mom móm (hơi thôi, và móm rất ... có duyên) với cặp môi tương đối mỏng, nghiêm nghị.

Người đàn ông đi vào sân trước. Rồi dì Ngọc nghe tiếng cánh cửa bị đẩy ra. Dì Ngọc lật đật trở xuống bếp và làm bộ lúi húi dùng đũa tre xới tơi nồi cơm. Tiếng gậy tre cộp cộp tới gần, gần nữa, gần hơn... rồi im bặt. Dì Ngọc ngẩng lên, ngước nhìn về phía khung cửa với nụ cười mỉm đã được chuẩn bị sẵn.

Người đàn ông đang đứng im, bộ mặt trắng bệch giống như hóa đá.

Nụ cười "có đạo diễn " trên môi dì Ngọc biến mất. Dì hơi hoang mang không hiểu phản ứng của ông ta muốn nói lên điều gì. Dì đang đợi ông ta lên tiếng chửi bới hoặc xua đuổi dì ra khỏi nhà.

Nhưng không, người đàn ông há miệng và chỉ thốt lên một tiếng:

- Thiên thần!

Bây giờ thì tới phiên dì Ngọc rơi vào tâm trạng hoảng hốt . Dì hết hồn. Mặt mũi xanh lè xanh lét. Sao ông ta biết mình là thiên thần của ông ta? Hình như ông ta có vẻ mong đợi mình, chớ không phải hoảng sợ khi hấy mình?

Mặt dì đờ ra. Dì muốn bỏ chạy nhưng không tài nào nhấc chân lên nổi. Người đàn ông chống gậy tiến tới vài bước. Giọng ông ta như lạc đi:

- Thiên thần! Tối hôm qua tôi ngủ mơ thấy nàng. Nàng thật xinh đẹp trong chiếc áo bà ba đen mà tôi rất thích. Tôi tin chắc thế nào nàng cũng tới với tôi bằng xương bằng thịt. Và tôi đã hy vọng điều đó. Thiên thần, hãy ở lại đây. Đừng biến mất khỏi đời tôi.

Dì Ngọc ngỡ ngàng. Trời ơi, một câu nói tỏ tình hết sức hoa mỹ và du dương. Trong đời, chưa có một người đàn ông nào nói với dì một câu nói chân thành như vậy. Hầu như là chỉ toàn ngược lại thôi. Dì Ngọc bỗng dưng xúc động. Toàn thân dì run rẩy. Dì nghẹn ngào thiệt sự. Và mắt dì Ngọc ươn ướt...

Cái tin dì Ngọc lấy một người chồng sống cách đây một trăm năm làm chấn động gia đình ông Đặng bà Phương. Mọi người đón nhận tin vui bằng những nụ cười nhưng không ai có ý kiến gì hết. Vì mọi người không biết mối tình này sẽ kéo dài đến bao lâu, hay chỉ bảy lần ba là hai mươi mốt ngày?

Dì Ngọc xách hết quần áo của dì đi chợ Phước Hòa để... nhuộm đen bởi vì ông chồng của dì rất thích phụ nữ mặc đồ đen. Rồi dì từ giã ông Đặng, bà Phương và cô Hằng. Rồi dì dặn dò Phan, Châu, Thùy thỉnh thoảng tới ngôi nhà cuối làng thăm dì, và nhớ mang theo đồ hộp và đồ nguội để dì ăn đỡ thèm.

Châu lên tiếng chọc ghẹo dì Ngọc để xua tan không khí ảm đạm:

- Dì yên tâm, dì cứ canh me đi, khi nào ông chồng của dì không có nhà, dì thoải mái quay số điện thoại cho nhà nghỉ Thiên Nhiên để gọi tụi cháu tới.

Dì Ngọc cười ha hả mà hai con mắt chớp lia lịa. Bịn rịn chia tay nhau xong xuôi, dì Ngọc cầm theo hai va ly đồ to tướng, leo lên gác xép và biến mất.

Ông Đặng nói đùa:

- Nếu như ba có thể làm được điều này, thì ba sẽ đem giấu chiếc gương thần kỳ của tụi con luôn. Để bà dì của các con khỏi trở về đây nữa.

Bà Phương liếc ông Đặng một cái thiệt bén ngót:

- Hứ. Chị ấy cũng đâu tới nỗi nào mà anh nói...Biết đâu chị ấy tìm được một tâm hồn đồng điệu, thì đố anh có trải thảm mời về, chị ấy cũng không thèm về!

Châu xen vào hỏi bằng giọng "ngây thơ cụ":

- Nếu dì Ngọc quay về quá khứ sống với chồng, nếu vài chục năm sau dì... chết, thì trên bia mộ sẽ đề làm sao? Sinh năm 1961, mất năm 1931? Hay là sao?

Bà Phương bối rối:

- Ôi trời, chuyện chiếc gương thờ gian này kỳ cục quá. Mẹ chẳng biết đường trả lời con. Nhưng mẹ cũng có một cái "nếu" này. Nếu bạn của các con, Sông Hương lấy một nguời chồng ở thời chúng ta, thì khi Sông Hương chết ở tuổi bảy mươi, bia mộ sẽ đề làm sao? Sinh năm 1886, mất năm 2056? Ngĩa là người phụ nữ này thọ một trăm bảy mươi tuổi? Hay là sao? Con trả lời đi.

Mọi người cười vang, bà Phương nói tiếp :

- Bây giờ dì Ngọc đi rồi, mà gày mai chúng ta có đoàn khách mới, các con phải thay ghế phì ấy trực điện thoại và tiếp khách nhé! Các con cũng có thể chia ra ca, một đứa trực, hai đứa đi chơi. Hoặc một đứa đi chơi, hai đứa trực, tùy ý. Nếu dì Ngọc thiệt sự không chịu quay về nữa thì mẹ sẽ tuyển một nữ nhân viên khác.

Châu phản đối:

- Không cần đâu mẹ. Tuyển thêm người thì mẹ phải trả thêm lương. Vậy là chi phí phát sinh. Tụi con phụ giúp ba mẹ được mà.

Bà Phương đặt tay lên vai Cháu:

- Mẹ cảm ơn các con. Nhưng các con chỉ giúp ba mẹ vài ba tháng hè thôi. Cuối tháng tám, Phan phải quay về thành phố và hai con phải quay về vài vở. Làm sao giúp ba mẹ mãi được? Cứ vậy đi nghe.

Phan, Châu, Thùy và Vân nhìn nhận việc chia ca trực một cách nghiêm túc. Bốn bạn trẻ thống nhất việc chia ca trực sẽ bắt đầu vào sáng ngày mai, sau khi họ chào đón đoàn khách tham quan mới. Một ca trực kéo dài hai tiếng và chỉ cần một người thôi.

Phiên trực sáng, Phan nhận ca đầu tiên, từ bảy giờ tới chín giờ sáng. Sau đó là Châu, từ chín giờ tới mười một giờ trưa. Kế đến là Thùy, từ mười một giờ trưa tới một giờ chiều. Cuối cùng là Vân từ một giờ chiều đến ba giờ chiều.

Phiên trực chiều cũng vậy. Nhưng sẽ bắt đầu từ ba giờ chiều.

Bốn bạn trẻ đập tay vào nhau rồi tản ra để lo việc riêng của mình.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#đn