PHẦN I. Nhận ra những điều người khác không thấy

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nghệ sĩ người Pháp Paul Cézanne đã đưa ra một phương pháp giúp nhận biết những khả năng phong phú, vốn có trong cách nhìn nhận thế giới. Khám phá của ông xuất phát từ một thực tế khá đơn giản: Nếu đầu tiên một người nhìn một bề mặt bằng một mắt và sau đó nhắm mắt đó lại, vẫn nhìn vào bề mặt đó nhưng bằng mắt kia, thì hình ảnh thu được đã thay đổi. Tương tự, nếu một người thay đổi vị trí của mình, hình ảnh người đó nhìn thấy sẽ thay đổi. Điểm thiên tài của Cézanne chính là ở chỗ ông đã nhận thức được những khả năng sáng tạo khác nhau, những nhận thức khác nhau này mang lại cho người nghệ sĩ hình ảnh về thế giới, và ông đã thay đổi được bản chất của nghệ thuật. 

Hãy đếm số ký tự O trong hình dưới đây.

    Giải pháp thông thường cho câu đố này là lần lượt đếm từng ký tự O. Tuynhiên, sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều nếu bạn thay đổi cách nhìn của mình và đếmnhững ký tự X. Bạn có thể tìm được số chữ O bằng cách nhân số ký tự O và X của mỗi cạnh vớinhau rồi trừ đi một lượng nhỏ ký tự X. Kết quả thu được là số chữ O. Với việc nhìn nhậnvấn đề theo một hướng khác, chúng ta đã tìm được giải pháp nhanh và dễ dàng hơn. 

Bệnhđục thủy tinh thể nặng dần theo thời gian và ảnh hưởng rõ ràng của nó biểu hiệnrất chậm do những thay đổi gần như không thể nhận ra cho đến khi làm giảmmột cách đáng kể khả năng quan sát. Tương tự, những thói quen và hành động thường ngày đểtiếp cận các vấn đề dần dần được tích lũy cho đến lúc chúng làm giảm đáng kể nhậnthức của chúng ta về những vấn đề khác. Khả năng sáng tạo vốn có của chúng ta dần dần phảinhường chỗ cho những thói quen. May mắn thay,chúng ta có thể loại bỏ lối nhận thức và suy nghĩ lặp lại đó bằngviệc thay đổi cách quan sát và học cách nhìn nhận vấn đề của mình theo nhiềuhướng khác nhau. 

Hãy xem xét hai đoạn thẳng bằng nhau trong hình vẽ sau. Chúng ta nhận rađó là 1 + 1 = 2. Đó là khi xem xét chúng dưới góc độ là những "đường thẳng" và "đoạnthẳng". Nếu thay đổi lối nhìn nhận chúng từ "đường thẳng" và "đoạn thẳng" sang "khoảng" và"bề mặt", bạn có thể đếm những đoạn chiều rộng bằng nhau và được kết quả là 3 (với mộtđoạn trống). Lúc đó 1 + 1 = 3. Hơn thế nữa, với hai đoạn đó, nếu đặt chúng vuông góc vớinhau, bạn có thể tạo ra bốn nhánh hay khoảng trống và 1 + 1 = 4. Bằng trí tưởng tượng,bạn cũng có thể thấy được 4 hình chữ nhật, 4 tam giác và 4 hình vuông. Khi thay đổi điểm giaonhau và góc, các nhánh và các hình trong đó không còn bằng nhau. Như vậy, một đoạn thẳngcộng với một đoạn thẳng có kết quả theo nhiều ý nghĩa.

 I +I = II 

Việc nhìn 2 đoạn thẳng theo những cách khác nhau cho thấy rằng: bất cứcách nhìn nhận sự việc nào trong thực tế chỉ là một trong số rất nhiều cách có thể. Khibạn nhìn một sự việc theo nhiều góc độ khác nhau, bạn sẽ có được hiểu biết mới về nhiều khảnăng khác. Đó là lý do tại sao những thiên tài duy trì được nhiều góc nhìn khác nhau hơnngười bình thường. Ví dụ Aristotle tìm ra một số dạng khác nhau của "nguyên nhân" trongnghiên cứu của mình. Leonardo da Vinci sử dụng một cách có hệ thống một số hướng nhìnnhận khi thư giãn cùng những ý tưởng còn Edison trình bày các vấn đề theo rất nhiềuhướng khác nhau, bao gồm cả những cách thức trực quan.

Nhữngchiến lược trong Phần I trình bày cách mà các thiên tài sáng tạo tạo ra vô vànkhả năng bằng việc diễn giải một vấn đề theo những hướng khác nhau. Chúngbao gồm: 

▪ Đặtlại vấn đề theo những cách khác nhau. 

 ▪ Đồ thị hóa, bản đồ hóa và vẽ ra vấn đề đó. 

Giảdụ bạn có một túi chứa các viên kẹo màu đen và chỉ có một viên kẹo màu trắng.Khả năng nhặt được viên kẹo màu trắng là rất thấp. Nếu thêm vào túi 5 viênkẹo màu trắng, khả năng bạn nhặt được viên kẹo trắng sẽ tăng lên. Nếu lại thêm 10 viên kẹotrắng, khả năng đó tăng hơn nữa. Nhìn nhận một vấn đề theo những cách khác nhau được xem làmột quá trình tương tự với việc cho thêm những viên kẹo trắng vào túi. Mỗi lần nhìnvấn đề theo một cách khác, bạn sẽ làm tăng khả năng khám phá một khía cạnh hoặc bản chất mớimẻ để dẫn đến một ý tưởng đột phá. 



       CHIẾN LƯỢC 1 Biếtcách nhìn nhận 

Leonardo da Vinci tin rằng để thu nhận được hiểu biết về dạng thức củamột vấn đề, bạn cần bắt đầu bằng việc sắp xếp lại vấn đề đó để nhìn nhận nó theo nhiềuhướng khác nhau. Ông nhận thấy cách nhìn đầu tiên của ông về một vấn đề thường thiên vềhướng thông thường ông vẫn nhìn nhận sự việc. Ông sẽ nhìn nhận vấn đề đó theo mộtgóc độ nào đó, rồi chuyển sang một góc độ khác, rồi một góc độ khác nữa. Với mỗi lần chuyểnđổi như vậy, cảm nhận của ông về vấn đề sẽ trở nên sâu sắc hơn và ông bắt đầu hiểuđược bản chất của nó. Leonardo gọi chiến lược tư duy này là saper vedere hay "biếtcách nhìn nhận". 

Các thiên tài thường bắt đầu bằng việc tìm ra một hướng nhìn mới. Về bảnchất, Thuyết tương đối của Einstein mô tả tác động tương hỗ giữa các góc độ khácnhau. Freud "điều chỉnh lại" một số điểm của vấn đề để thay đổi ý nghĩa của nó bằng cáchđặt nó trong một hoàn cảnh khác với hoàn cảnh ông đã cảm nhận nó trước đó. Ví dụ như bằngviệc coi tiềm thức là một bộ phận "ấu trĩ" của tinh thần, Freud đã giúp những bệnhnhân thay đổi cách suy nghĩ và phản ứng với hành vi của họ. 

Mộttrong nhiều cách mà tinh thần của chúng ta cố gắng dễ dàng hóa cuộc sống chínhlà tạo ra ấn tượng ban đầu cho một vấn đề. Cũng giống như những ấn tượng đầutiên của chúng ta về người khác, cách nhìn ban đầu của chúng ta đối với một vấn đề và tìnhhuống có xu hướng là hạn hẹp và sơ lược. Chúng ta chỉ thấy những gì chúng ta đã quyước trước và quan điểm rập khuôn đó đã hạn chế khả năng nhìn nhận, đẩy lùi trí tưởng tượngcủa chúng ta. Điều này xảy ra không kèm theo bất cứ cảnh báo nào nên chúng ta khôngbao giờ nhận ra nó. 

Khi đã yên tâm với quan niệm của mình, chúng ta đóng lại tất cả nhữnghướng suy nghĩ khác. Những kiểu ý tưởng nhất định đến với chúng ta và chỉ những kiểu đómà thôi. Chuyện gì xảy ra nếu người bị liệt phát minh ra chiếc xe đẩy có gắn động cơ đãxác định vấn đề của mình là "Làm thế nào để khiến bản thân bận rộn khi đang nằm trêngiường?" thay vì "Tôi có thể ra khỏi giường và đi lại quanh nhà thế nào đây?". 

 Đãbao giờ bạn nhìn gần vào bánh xe tàu hỏa chưa? Chúng có những vành thép. Chính nhữngmiếng thép nhỏ gắn bên trong này đã giữ cho đoàn tàu không bị trượt ra khỏiđường ray. Ban đầu, bánh xe của tàu không có vành. Thay vào đó, những vành nàylại được gắn trên đường ray. Vấn đề an toàn của đoàn tàu đã được mô tả là "Đường rayphải được sản xuất như thế nào để an toàn hơn cho đoàn tàu khi di chuyển?". Hàng trăm,hàng nghìn dặm đường sắt được sản xuất ra với một miếng thép không cần thiết. Chỉ đếnkhi vấn đề được xác định lại – "Bánh xe phải được thiết kế như thế nào để đảm bảo chạytrên đường ray chắc chắn hơn?" – thì bánh xe có vành đúc mới ra đời. 

Môtả các vấn đề một cách chi tiết rất có ích khi bắt đầu. Hãy viết sự việc bạnmuốn giải quyết dưới dạng một câu hỏi rõ ràng. Dùng cụm từ "Với những cách nào tôicó thể...?" để bắt đầu đặt vấn đề. Cụm này đôi khi được hiểu là những từ mào đầu, giúpbạn tránh trở nên gắn bó với một hướng chỉ phản ánh một góc nhìn sự việc đó. Ví dụ cho dãychữ cái dưới đây, hãy gạch bỏ 6 chữ để tạo ra một từ phổ biến. 

C SR I E X L E A T T T E R E S 

Nếu trình bày vấn đề là "Làmthế nào tôi có thể gạch 6 chữ cái để tạo một từ phổ biến?", bạn sẽthấy khó giải quyết. Thay vào đó, nếu điều chỉnh nó trở thành "Với nhữngcách nào tôi có thể gạch bỏ 6 chữ cái để tạo một từ phổ biến?", bạn sẽ thấy có vẻ nhưmình được gợi ý để suy nghĩ đến nhiều giải pháp khác nhau, gồm cả giải pháp gạch các chữ S,I, X, L, E, T, T để tạo thành từ "CREAT".

 Vô số kinh nghiệm cho thấytầm quan trọng của ngôn ngữ khi giải quyết một vấn đề nào đó. Ngườicó khả năng viết hay phát biểu bằng lời các vấn đề sẽ thực hiện tốt hơn nhữngngười có thói quen làm việc trong im lặng. Hãy xem xét vấn đề dưới đây.

 Bốntấm bìa được đặt với mặt ngửa lần lượt ghi chữ E, chữ K, số 4 và số 7. Mỗi tấm bìa có một chữsố ở một mặt và một chữ cái trên mặt còn lại. Bạn được đưa một quy luật và phải đánh giásự đúng đắn của nó. Quy luật là "Nếu tấm bìa có một nguyên âm ở một mặt thì nó sẽ có sốchẵn ở mặt kia". Sau đó bạn được phép lật 2 và chỉ 2 tấm bìa để xác định liệu quy luậtđưa ra có đúng không. 

 Nếu lặng lẽ giải quyết vấnđề này, bạn gần như chắc chắn sẽ trả lời không đúng, giống như 90%người đã từng thực hiện khác.Hầu hết mọi người đều nhận thấy không cần phảichọn tấm bìa có phụ âm bởi nó không phù hợp với quy luật; họ cũng hiểu rằngcần phải lật tấm bìa có nguyên âm; khi có số lẻ ở mặt đối diện sẽ chứng minh được quyluật là sai. Hầu hết mọi người mắc sai lầm là chọn tấm bìa có số chẵn vì số chẵn được nhắcđến trong quy luật. Nhưng thực tế, nó không thích hợp dù cho có một nguyên âm hay phụ âm ởmặt kia vì quy luật không nói rằng mặt đối diện phải là số chẵn. Nóicách khác, cần phải chọn tấm bìa có số lẻ.Nếu tấm bìa có một phụ âm thì kết quả là không phù hợp. Tuy nhiên nếu tấm bìacó một nguyên âm, quy luật đưa ra là sai vì tấm bìa phải có (theo quy luật) mộtsố chẵn (chứ không phải số lẻ) ở trên đó. 

Việc chứng minh vấn đề trênmột cách khó khăn (mặc dù khi được giải thích, nó có vẻ rất hiểnnhiên) đã khiến chúng ta phải quan tâm đến chuyện đặt vấn đề như thế nào.Trường hợp cụ thể này đã cho thấy chúng ta đã xử lý ra sao, đã lúng túng nhưthế nào trước một nhiệm vụ đơn giản và rõ ràng. Diễn giải thử thách trên là "Tôi có thể đánhgiá quy luật được đưa ra theo những cách nào?" và nhìn nhận nó từ các góc độ khác nhau mớilà cách giải quyết đúng đắn. 

Thiên tài thường bắt đầu từ việc tìm một khai triển mới cho vấn đề củamình bằng việc tái sắp xếp nó theo nhiều cách. Khi Richard Feynman, nhà vật lý học từng đạtgiải Nobel, vướng mắc với một vấn đề, ông sẽ nhìn nó theo nhiều cách khác nhau. Nếu một cáchchưa được, ông sẽ chuyển sang cách khác. Ông vẫn luôn tìm ra một hướng khác nữa đểnhìn nhận vấn đề đó. Do có rất nhiều cách tái trình bày vấn đề nên Feynman có thể thựchiện một công việc nào đó trong 10 phút trong khi một nhà vật lý học bình thường phải mấtmột năm. 

Điều quan trọng là không được khăng khăng giữ một hướng nhìn nhận vấnđề. Hãy cùng xem xét ví dụ thú vị sau, lại sử dụng 4 tấm bìa. Tuy nhiên, lần này, mỗitấm có tên một thành phố ở mặt này và một phương tiện giao thông ở mặt kia. Trên các tấm cóghi lần lượt là "Los Angeles", "New York", "máy bay" và "ô tô"; quy luật là "Mỗi lần tới LosAngeles, tôi đi bằng máy bay". Quy luật này giống hệt trong câu đố số - chữ ở trên nên gây ramột chút khó khăn cho người thực hiện. Thực tế, 80% người thực hiện ngay lập tức nhận racần phải lật tấm thẻ có chữ "ô tô" trên đó. Hiển nhiên, người ta nhận thấy nếu tấm thẻ "ôtô" có tên "Los Angeles" ở mặt còn lại, quyluật được chứng minh là sai; trái lại nó không phù hợp khi thấy tên"Los Angeles" trên mặt sau tấm thẻ "máy bay" vì như quy luật đã đề cập thìngười đó có thể đến New York bằng bất cứ phương tiện nào anh ta muốn. 

Hãytính nhẩm tổng những số dưới đây càng nhanh càng tốt mà không dùng bút và giấy. 

Vì một số lý do, não bộ của chúng ta gặp khó khăn nếu xử lý những con sốtrên khi được sắp xếp như vậy, đặc biệt đối với những người đã được dạy cách cộng trong hệcơ số 10. Nhiều người đưa ra câu trả lời là 5000. Nhưng câu trả lời đúng là 4100. Thậmchí cấu trúc của một vấn đề số học đơn giản cũng có thể làm bộ não của chúng ta lúng túng vàdẫn đến sai lầm. 

Khi còn nhỏ, người chú mà Einstein yêu quý, Jakob, đã dạy ông môn toánbằng cách thay đổi nội dung các bài tập. Ví dụ, ông giới thiệu môn đại số bằng trò đi sănmột con vật nhỏ bí ẩn (X). Khi thực hiện xong trò chơi (giải quyết được vấn đề), bạn phải chộplấy nó và gọi nó bằng tên chính xác. Với phương pháp thay đổi nội dung và chuyển toán họctrở thành một trò chơi, ông đã dạy Einstein cách tiếp cận vấn đề như chơi đùa hơn làcông việc. Do đó, Einstein tập trung vào những nghiên cứu của ông với nhiệt huyết mà phầnlớn chúng ta dành cho giải trí. 

 Hãy xem xét chuỗi ký tựFFMMTT. Có lẽ bạn sẽ mô tả nó gồm 3 cặp ký tự. Nếu được đưa chuỗiKLMMNOTUV, bạn sẽ thấy nó gồm 3 bộ ba chữ cái. Trong mỗi trường hợp, những chữ MMđược hiểu khác nhau: là 1 bộ, hoặc là các phần của 2 bộ khác nhau. Nếu chỉ đưaMM đứng riêng lẻ, bạn sẽ chẳng có lý do nào nhìn nhận nó theo những cáchtrên và khi ấy bạn thấy nó đơn giản là một cặp ký tự. Chính văn cảnh của thông tin đã có xuhướng khiến bạn mô tả thông tin đầu vào theo một cách xác định, và có lẽ áp đặt luôn môtả ban đầu này cho những trường hợp khác nữa.

 Bạncàng trình bày một vấn đề theo càng nhiều cách khác nhau, cách nhìn của bạncàng thay đổi và trở nên sâu sắc hơn. Khi Einstein suy nghĩ về một vấn đề, ôngluôn thấy cần phải trình bày nó rõ ràng theo càng nhiều cách càng tốt. Khi được hỏi sẽ làmgì nếu được thông báo là một sao chổi lớn sẽ va chạm và phá hủy toàn bộ trái đất trong mộtgiờ, Einstein nói ông sẽ dành 55 phút tìm xem có thể trình bày rõ ràng câu hỏi như thế nàovà 5 phút còn lại để giải quyết nó. Điều Freud nói về tiềm thức nghe có vẻ như một mônkhoa học mới nhưng thực tế, đó chỉ là một cách diễn tả lại vấn đề theo một hướng mới. Điềumà Corpecnicus hay Darwin đạt được không phải là khám phá ra một học thuyết mới mà là mộtgóc nhìn mới sáng tạo. 

Trước khi suy nghĩ nát óc về một vấn đề, hãy trình bày nó theo ít nhấtnăm đến mười cách để tạo góc nhìn phong phú. Quan trọng ở đây không phải là những cách xácđịnh vấn đề đúng đắn mà là những cách xác định vấn đề đa dạng. Sớm hay muộn bạn cũngsẽ tìm ra một cách mà bạn cảm thấy hài lòng. Sau đây là một số phương pháp để mô tảkhó khăn của bạn. 

▪ Làmcho vấn đề trở nên khái quát và rõ ràng 

▪ Tách các phần từ toàn thể 

▪ Thay đổi từ ngữ theo nhiềukiểu 

▪ Tạolối mô tả tích cực và chủ động 

▪ Chuyển hướng quan sát 

▪ Sử dụng những góc nhìn khác nhau 

 ▪ Sử dụng các câu hỏi. 

Những khái niệm trừu tượngkhái quát và rõ ràng 

Một người có thể nhìn nhận bất cứ việc gì ở những mức độ trừu tượng khácnhau. Mô tả chi tiết về một bãi biển sẽ bao gồm vị trí của từng hạt cát nhỏ. Nếu quansát từ một vị trí cao hơn, các hạt cát nhỏ trở thành bề mặt rộng, mịn màu nâu. Ở mức độ mô tảnày, những chi tiết khác đáng chú ý là hình dạng đường bờ biển, chiều cao của những đụncát,... 

Khái niệm trừu tượng là yếu tố cơ bản khi tổ chức lại vấn đề. Ví dụ,những quá trình thông thường trong khoa học vật lý được định ra để quan sát các hiện tượnghoặc thu thập số liệu của hệ thống và từ đó nhận ra nguyên lý, học thuyết. Einstein không hyvọng sáng tạo được kiến thức mới từ lý thuyết đã có. Ông chỉ nghĩ làm thế nào để kết luậnvượt xa khỏi những giả thuyết. Do đó, ông thực hiện lại những quá trình trên và nghiên cứuở mức trừu tượng cao hơn. Lập trường vững chắc này cho phép ông kiểm tra những nguyên lýđầu tiên một cách sáng tạo (như tính bất biến của vận tốc ánh sáng không phụ thuộcvào chuyển động tương đối). Einstein sử dụng giả thuyết ban đầu của mình và lập luậnbằng những khái niệm trừu tượng mà người khác không dễ dàng chấp nhận bởi chúng không thểchứng minh bằng thực nghiệm. 

Thậm chí Galileo đã dùng kinh nghiệm tư duy của mình để tưởng tượng ramột thế giới có thể xảy ra, trong đó chỉ tồn tại chân không. Theo cách này, ông đã đề xuấtmột giả thuyết làm tất cả mọi người ngỡ ngàng, rằng mọi vật rơi trong chân không vớicùng một gia tốc bất kể khối lượng của chúng. Không một phòng thí nghiệm nào có thể tạo rakhoảng chân không đủ lớn để chứng minh ý tưởng độc đáo cho đến nhiều năm sau khiGalileo mất. Ngày nay, với một vé vào cửa thông thường, chúng ta đã có thể xem chứng minhđó tại nhiều phòng thí nghiệm khoa học; hai cột được tạo chân không trong đó có mộtviên gạch và một chiếc lông vũ được thả cùng thời điểm, rơi cùng nhau và chạm sàn cùnglúc. 

Dành thời gian để mô tả lại vấn đề theo nhiều cách vừa khái quát và vừarõ ràng hơn rất quan trọng. Những cách đặt vấn đề rõ ràng hơn sẽ dẫn tới các giải phápnhanh chóng hơn, ít tính khái niệm hơn cách đặt vấn đề thông thường. Hãy suy nghĩ xem đâu làđiểm khác biệt giữa việc làm sạch dầu loang trên đường và vấn đề ô nhiễm môi trường;hay sự khác nhau giữa phát triển một loạibàn phím máy tính mới và phát triển một vị trí thuận lợi mới trong nềnthương mại thông tin toàn cầu. 

Hãy tìm kiếm một mức độtrừu tượng phù hợp, một góc nhìn tốt nhất để từ đó tập hợp các ý tưởng.Trong thập niên 50 của thế kỷ trước, các nhà chuyên môn đã từng tin chắc rằng ngànhchuyên chở vượt đại dương bằng tàu biển đang dần dần tàn lụi. Chi phí tăng vàngày càng cần nhiều thời gian hơn để giao hàng. Những chuyên gia của ngànhcông nghiệp vận chuyển đã phải giảm bớt thủy thủ đoàn và nhanh chóng thiết kế những tàubiển sử dụng ít nhiên liệu hơn. Giá thành vẫn tiếp tục tăng nhưng ngành vẫn tập trung nỗlực vào việc giảm chi phí liên quan đến tàu khi đang đi trên biển hoặc đang hoạt động. 

Contàu là thiết bị quan trọng nhất. Chi phí lớn nhất cho thiết bị quan trọng nhấtnày lại là khi nó không làm việc vì lãi suất vẫn phải trả ngay cả khi không có thunhập để trang trải cho nó. Cuối cùng, một nhà tư vấn không nằm trong lĩnh vực chuyên chở đãkhái quát thử thách đó là "Bằng những cách nào ngành công nghiệp vận tải đường thủy cóthể giảm giá thành?". 

Điều này cho phép những công ty vận tải đường thủy xem xét toàn bộ cácmặt của quá trình bao gồm cả việc chất và xếp gọn hàng lên tàu. Sự thay đổi đã cứu toànngành chính là tách việc xếp hàng khỏi việc xếp gọn chúng, bằng cách tiến hành xếp hàng trênbờ trước khi tàu cập cảng. Việc nhập và dỡ hàng hóa trở nên nhanh chóng hơn rất nhiều.Giải pháp là loại tàu có đường vào, ra hàng hóa riêng biệt và tàu chở công-ten-nơ. Thời giancập cảng được rút ngắn 75% và tình trạng tắc nghẽn và trộm cắp cũng giảm. Giao thông vậntải đường thủy tăng gấp năm lần trong vòng 30 năm cuối thế kỷ trước và chi phí giảmxuống 60%. 

Mở rộng vấn đề bằng việc làm cho nó trở nên trừu tượng hơn đã khiến cáccông ty vận chuyển có thể nghi ngờ những giả định, tạo những cách nhìn nhận mới vàhé mở một phương pháp khác để tiếp cận vấn đề. Dựa theo nghiên cứu chính cuộc đờicủa mình, Freud tin rằng một trong những chìa khóa cho sự thiên tài của ông chính là khảnăng mở rộng vấn đề, khiến nó trở nên trừu tượng và phức tạp hơn. Khi mở rộng phạm vi vàtrừu tượng hóa vấn đề, ông nhận ra những điểm gọi là "liên kết còn thiếu" (khoảng trốngthông tin). 

Một khi đã nhận ra những "liên kết còn thiếu" này, ông sẽ dùng trí tưởng tượngcủa mình, dùng cái gọi là "sự sáng tạo tự do",để làm rõ ý nghĩa của chúng. Việc giải thích này đôi khi sẽ dẫn tới mộtphương pháp tiếp cận vấn đề mới. Nhậnthức vấn đề của mình từ những mức trừu tượng khác nhau sẽ làm thay đổi hàm ýcủa vấn đề. 

Để tìm ra mức trừu tượng thích hợp, hãy hỏi câu hỏi "Tại sao?"bốn hoặc năm lần cho đến khi tìm ra mức độ bạn cảm thấy thỏa mãn. Giả sử thử thách củabạn là "Bằng những cách nào tôi có thể bán được nhiều chiếc Chevrolet Luminas hơn?"

 Bước1: "Tại sao bạn muốn bán nhiều chiếc Luminas hơn?" "Vìlượng xe bán ra của tôi đang giảm." 

Bước2: "Tại sao bạn muốn bán được nhiều xe hơn?" "Đểtăng tổng lượng xe bán ra." 

Bước 3: "Tại sao bạn muốntăng tổng lượng xe bán ra?" "Để cải thiện tình hìnhkinh doanh." 

Bước 4: "Tại sao bạn muốn cải thiện tình hình kinh doanh?" "Đểthêm của cải cho bản thân." 

Bước 5: "Tại sao bạn muốnthêm của cải cho bản thân?" "Để có cuộc sống tốt đẹp." 

Bâygiờ, bạn trình bày thử thách của mình theo những cách khác nhau: Bằngnhững cách nào tôi có thể bán được nhiều chiếc Luminas hơn? Bằngnhững cách nào tôi có thể bán được nhiều xe hơn? Bằngnhững cách nào tôi có thể tăng tổng lượng xe bán ra? Bằngnhững cách nào tôi có thể cải thiện tình hình kinh doanh? Bằngnhững cách nào tôi có thể có thêm của cải cho bản thân? Bằngnhững cách nào tôi có thể có một cuộc sống tốt đẹp? Tìmmức độ trừu tượng mà bạn cảm thấy hài lòng. Bạn có thể chọn việc gắn chặt vớithử thách đầu tiên là bán được nhiều chiếc Luminas hoặc có thể chọn thử tháchkhái quát hơn là có thêm của cải cho bản thân. 

Bằng cách chuyển vấn đề thành tăng tiềnbạc cho mình, bạn sẽ tự do nắm bắt nhiều cơ hội hơn. Bạn có thể thương lượng mức tiền hoahồng cao hơn cho mỗi chiếc xe bán được, kinh doanh một ngành khác, dùng tiền để đầutư, bán những sản phẩm khác... Nếu bạn thấy khó khăn khi nghĩ đến toàn bộ vấn đề, hãy chọn cách tiếpcận cụ thể hơn. Điều này giúp bạn nắm bắt thử thách của mình dễ dàng hơn. 

Hãy tưởng tượng bạnđang cố tìm một địa chỉ và biết là nó ở đâu đó tại Montreal. Nếu bạn biết nó ở khutây Old Montreal, việc tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn. Nếu ai đó nói cho bạn biết nó nằm trong đoạnđường đi bộ tới Khách sạn Bonaventure, công việc còn dễ dàng hơn nữa. Đó là cách giảiquyết thử thách. Hãy hỏi những câu hỏi "Ai", "Cái gì", "Ở đâu", "Khi nào", "Tại sao" và"Như thế nào". 

Câu hỏi "Ai" giúp bạn tìm ra những cá nhân và nhóm người có thể có vấnđề của bạn, có thế mạnh hay tiềm lực đặc biệt hoặc khả năng tiếp cận các thông tin hữu íchvà cả những người có lợi trong quá trình phân tích vấn đề. 

Câuhỏi "Cái gì" giúp nhận ra những sự vật có trong tình huống đó: những nhu cầu,những khó khăn, phần thưởng, ưu điểm và nhược điểm khi trình bày giải pháp. 

Câuhỏi "Ở đâu" đề cập địa điểm, vị trí và điểm trung tâm của vấn đề. Câuhỏi "Khi nào" giúp kiểm tra thời hạn, ngày tháng và thời điểm thích hợp của vấnđề. 

Câu hỏi "Tại sao" giúp bạn hiểu được mục tiêu cơ bản của mình. 

Câuhỏi "Như thế nào" giúp bạn nhận thức được tình hình diễn biến ra sao, nhữngviệc đã cố gắng đến đâu và đang diễn ra như thế nào, những bước có thể thực hiệnsau đó. 

Xác định vấn đề càng cụ thểthì bạn càng dễ nhận ra phần hoặc những phần quan trọng nhất củavấn đề cùng giới hạn của chúng. 

Tách các phần từ toàn thể 

Quansát là một trong những hoạt động toàn diện nhất có thể xảy ra: Khả năng nhìnnhận gồm vô hạn những dạng thức và sự vật nhưng nó chỉ có thể chọn ra một sựvật tại một thời điểm. Cũng như vậy, khi Leonardo da Vinci nắm bắt một sự vật, ông sẽquan sát toàn bộ sự vật đó nhưng cũng tách rời một số chi tiết, tìm ra nguồn gốc hay cănnguyên của nó. Ông tin rằng bạn sẽ thu được kiến thức từ việc tách các phần từ toàn thể, kiểmtra tất cả những mối liên hệ và yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự vật. 

Biểuđồ hình xương cá 

Giáo sư Kaoru Ishikawa của Đại học Tokyo đã kết hợp chiến lược này vàobiểu đồ Ishikawa của mình, thường được biết là biểu đồ hình xương cá. Biểu đồ hình xươngcá là một phương pháp tổ chức và kiểm tra một cách trực quan tất cả những yếu tố có thể tácđộng đến tình huống đã có bằng việc tìm ra tất cả nguyên nhân gây ảnh hưởng. Ảnh hưởnglà một kết quả mong muốn hoặc không mong muốn phát sinh từ một loạt nguyên nhân. Khigiảng dạy phương pháp này, người Nhật Bản thường coi khái niệm ảnh hưởng như là"một món cơm lý tưởng". Ở dạng đặc trưng, các nguyên nhân thứ yếu được tập trung xungquanh bốn loại nguyên nhân chủ yếu. Ví dụ như nguyên nhân chủ yếu trong quá trình sảnxuất là "cơ sở vật chất", "nhân sự", "phương pháp" và "thiết bị"; những nguyên nhân chủ yếutrong giáo dục cộng đồng là "giáo viên", "phương pháp", "môi trường", "học viên" và"chính sách". 

Giả sử chúng ta muốn cải thiện tính sáng tạo trong tổ chức của mình.Dưới đây là những chỉ dẫn để lập một biểu đồ xương cá: 

1.Mục đích của chúng ta là "khả năng sáng tạo lý tưởng trong tổ chức". Chúng taviết mục đích này ở khung bên phải (đầu cá). Một đường thẳng kéo dài từ đây sangtrái tương tự xương sống cá. 

 2. Bước tiếp theo là suynghĩ những nhóm nguyên nhân chủ yếu. Những nguyên nhân lớn nàotạo ra khả năng sáng tạo lý tưởng cho tổ chức? Bạn có bao nhiêu tùy thích.Thông thường là từ ba đến sáu nguyên nhân. Chúng ta quyết định ở đây có bốnnhóm nguyên nhân chủ yếu tới khả năng sáng tạo của tổ chức là "nhân sự", "môi trường","cơ sở vật chất" và "chính sách". Những nguyên nhân này trở thành xương sườn của cá. 

3.Những nguyên nhân thứ yếu được nhóm lại xung quanh nguyên nhân chủ yếu. "Đàotạo để trở nên sáng tạo" là xương gắn với xương sườn "nhân sự" và "khơinguồn cảm hứng" là xương gắn với "môi trường". 

4.Với mỗi nguyên nhân nhỏ, hãy hỏi "Chúng ta làm điều này như thế nào?". Sau đó,ghi lại những câu trả lời tại nhánh thích hợp của xương. "Thuê một chuyên giabên ngoài để chỉ đạo quá trình đào tạo" là một nhánh của xương "đào tạo". 

Đểbiểu đồ hóa một vấn đề đang tồn tại, bạn viết vấn đề vào vị trí đầu cá, tìmnhững nhóm nguyên nhân chủ yếu của vấn đề và nhóm các nguyên nhân thứ yếu xungquanh những xương sườn – vấn đề đó. Mỗi nguyên nhân nhỏ, hãy hỏi "Tại sao xảy rađiều này?". Ghi lại câu trả lời tạo thành các nhánh tại xương thích hợp. Trong ví dụ ở trang30, một sản phẩm mới của công ty có lượng bán ra thấp. Bằng cách biểu đồ hóa, họ tìm rarất nhiều nguyên nhân, như việc thiết kế sản phẩm kém bị phát hiện quá muộn, nhân sự củanhóm bán hàng quá ít và trình độ thấp, thiếu kinh phí quảng cáo vì không có quỹ dự trữvà thất bại trong việc tìm những kênh phân phối hợp lý do chưa xác định rõ thị trường mụctiêu. 

Khi tất cả các nguyên nhân được tìm ra và tập hợp lại vào những nhóm hợplý, hãy suy nghĩ giải pháp và đặt chúng vào vị trí thích hợp. 

Trongbuổi bàn luận ý kiến của nhóm, hãy viết vấn đề ở vị trí đầu cá trên một tờ giấylớn dán lên tường. (Dùng một tờ giấy lớn hoặc phát những tờ nhỏ cho ngườitham gia để vẽ biểu đồ.) Khi vẽ lên những xương sườn (nguyên nhân chính), cả nhóm suynghĩ về căn nguyên của chúng và viết chúng vào bên trái xương đó. Với mỗi nguyênnhân, hãy hỏi "Tại sao điều này xảy ra?", rồi viết ra câu trả lời. 

 Khitất cả những nguyên nhân đã được tìm ra, các giải pháp và ý tưởng hợp lý(thường mỗi nguyên nhân có hai hay ba giải pháp) được đưa ra và ghi vào bên phải cácxương sườn. Hãy dùng một màu khác cho mỗi câu trả lời. 

Kỹ năng này ghi lại chính xác mọikhả năng khi nhóm cùng suy nghĩ về đồ thị này trong nhiều buổi họp. 

Đồthị xương cá cho phép bạn nhìn thấy những liên hệ giữa nguyên nhân và ảnhhưởng, xem xét tất cả các bộ phận của vấn đề và nhận ra những phần bạn cầnnhiều số liệu và thông tin hơn. Nó cũng khởi động tiềm thức của bạn. Ishikawa đã diễn tảquá trình khi bạn đồ thị hóa vấn đề của bạn và để tiềm thức nghiền ngẫm qua một đêm. Khibạn quay trở lại vấn đề đó, bạn sẽ phải kinh ngạc trước những suy nghĩ và ý tưởng mà tiềmthức tưởng tượng ra. 

Từ và chuỗi từ 

Rõ ràng Aristotle đã đóng góp cho tư duy nhân loại, xã hội hiện đại vànền giáo dục một số tiến bộ vĩ đại nhất. Ông tập trung nhiều vào những phát hiện hơn lànhững quá trình và chiến lược thuộc về tinh thần đã tạo ra những khám phá đó. Trong cuốn OnInterpretation (Về cách diễn đạt), Aristotle đã chỉ ra từ và chuỗi từ đã trở thành côngcụ có sức mạnh to lớn đối với tư duy, giúp phản ánh và định hướng suy nghĩ của ông như thếnào. Aristotle tin rằng từ và chuỗi từ dùng để trình bày một vấn đề đóng vai trò quan trọngtrên con đường chúng ta tiếp cận vấn đề đó. 

 Hãy xem xét vấn đề sau:Những cây hoa súng tăng diện tích gấp đôi sau mỗi 24 giờ. Vào ngàyđầu hè, có một cây hoa súng trên hồ. 60 ngày sau, hồ bị hoa súng che phủ hoàntoàn. Hỏi vào ngày nào thì hồ bị che phủ một nửa? 

 Nhữngtừ "gấp đôi", "24", "một","vào ngày nào", "60" đã dỗ dành phần lớn chúng tachia đôi 60 ngày và đưa ra câu trả lời là ngày thứ 30, nhưng do hoa súng tăngdiện tích theo quy tắc hình học nên câu trả lời này là sai. Hoa súng che phủ một nửa diện tíchhồ vào ngày trước ngày cuối cùng. Cách dùng từ của đầu bài đã ảnh hưởng tới chúng ta khiếnchúng ta đưa ra câu trả lời không chính xác. 

Suynghĩ luôn biến đổi. Khi trình bày một vấn đề bằng từ ngữ, bạn sẽ làm ngưng trệsuy nghĩ của mình. Từ ngữ khiến những phát biểu chính xác và rõ ràng trở thànhnhững hình ảnh và trực giác mơ hồ. Nhưng sự ngưng trệ thì không còn biến đổi nữa. Bạn bịhạn chế bởi những từ ngữ đầu tiên xuất hiện trong đầu và chúng làm gián đoạn quá trình suynghĩ của bạn. 

Đặt lại vấn đề 

Một lần Richard Feynman xem lại những cuốn sách giáo khoa của con ông.Một cuốn bắt đầu bằng những hình vẽ của một chú chó máy lên giây cót, một chú chóthật và một chiếc xe máy. Mỗi bức tranh có cùng một câu hỏi: "Điều gì làm cho nó chuyểnđộng?". Câu trả lời được đưa ra: "Năng lượng khiến nó chuyển động" đã khiến ông tức giận. 

Đólà phép lặp thừa không cần thiết, ông lập luận – một định nghĩa suông. Feynman,người đã dành cả sự nghiệp để hiểu những khái niệm trừu tượng sâu sắc về nănglượng, cho rằng tốt hơn là bắt đầu một buổi học khoa học bằng việc tách các bộ phận củamột chú chó đồ chơi, trình bày sự truyền động bánh răng và cơ cấu tài tình trong đó.Nói với một đứa trẻ lớp một rằng: "Năng lượng khiến nó chuyển động" cũng chẳng ích lợi gìhơn khi nói: "Chúa làm nó chuyển động". 

Ông đề xuất giảng dạy chohọc sinh cách trình bày lại những gì đã được học theo ngôn ngữ củachính họ mà không sử dụng các định nghĩa. Ví dụ như, không dùng từ "nănglượng", hãy nói cho tôi biết bây giờ bạn biết gì về chuyển động của chú chó đồ chơi. 

Nhữngsự giải thích chuẩn mực khác cũng chẳng mang lại chút ý nghĩa nào đối với Feynman.Khi ai đó nói với ông rằng sự ma sát khiến giày bị mòn, ông sẽ trả lời lại: "Giàybị mòn do chúng phải cọ vào mặt đường và những mảng gồ ghề trên đường đãgiữ được một số mảnh và rứt chúng rakhỏi giày". Đó chính là kiến thức. 

Câu trả lời "vì sự ma sát" là vô nghĩa,một định nghĩa rỗng tuếch. Hãy diễn tả lại vấn đề theocách nói của mình mà không sử dụng định nghĩa. Một ví dụ nổi tiếngkhác của Feynman khi ông làm việc với các kỹ sư NASA về một vấn đề nghiêm trọng vàhọ giữ cách xác định vấn đề đó là "một cái gì đó tạo ra áp suất, dòng khí xoáyvà dao động". Sau một thời gian dài tranh luận, cuối cùng Feynman vẫn đang bốirối hỏi liệu có phải họ đang cố gắng mô tả một cái còi. Họ trả lời đúng. Vấn đề họ cốgắng truyền đạt cho ông diễn tả chính xác những đặc điểm của một cái còi đơn giản. Khi đãhiểu họ đang cố gắng làm gì, ông đã giải quyết được vấn đề ngay sau đó. 

Hìnhvuông dưới đây được xác định bởi bốn điểm. 

Hình vuông là một hình chữ nhật cóbốn cạnh bằng nhau và bốn góc 900. Hãy di chuyển hai điểm và tạo thành mộthình vuông mới có diện tích gấp đôi hình ban đầu (thời gian cho phép là 60 giây). 

Đápán: Mẹo ở đây là từ "hình vuông". Định nghĩa của từ "hình vuông" tạo thành kiếncho suy nghĩ của bạn và hạn chế khả năng tìm ra câu trả lời đúng. Phần lớnchúng ta cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách giữ cho các cạnh của hình vuông lớn song song vớicạnh của hình vuông nhỏ. Điều đó không đi đến đâu cả. Nhưng nếu đặt lại vấn đề và nghĩlại về hình vẽ minh họa, bạn có thể sẽ phát hiện ra rằng hình thoi là "hình vuông nằmtrên một điểm". Sau đó bằng cách kết hợp một đường chéo và chuyển vị trí hai điểm để tạo haiđiểm còn lại, bạn sẽ có một hình vuông lớn gấp hai lần hình vuông ban đầu. 

  Thayđổi từ ngữ

Các nhà tâm lý học cho biết với mỗi từ mà chúng ta sử dụng, có một phảnứng trung gian mang lại cho mỗi người ý nghĩa của khái niệm đó. Nhờ vậy, phản ứng củachúng ta đối với từ "hình vuông" ở vấn đề trên là nghĩ đến việc xây dựng một hình vuônglớn song song với hình vuông nhỏ. Khi chúng ta xác định hình vuông là một hình thoi, vấnđề được giải quyết một cách dễ dàng. Chỉ do câu trả lời trung gian cho tất cả các từ chưađược tìm ra mà thôi. Nhiều lần chúng không trả lời được những câu hỏi thông thường, nhưng tấtcả đều mang lại ý nghĩa nào đó. Khi bạn thay đổi từ trong cách đặt vấn đề, bạn sẽ bắtđầu một quá trình khó nhận thấy để dẫn tới một suy nghĩ hay ý tưởng mới. 

Mộtvài năm trước đây, Toyota yêu cầu nhân viên đưa ra ý tưởng làm thế nào họ cóthể làm việc năng suất hơn. Họ chỉ thu được một vài đề xuất. Khi diễn đạt lạicâu hỏi trở thành "Bạn làm cho công việc của mình dễ dàng hơn như thế nào?", họ đã bị choángngợp bởi những ý tưởng. Thậm chí những thay đổi rất nhỏ cũng có thể dẫn đến những kết quảlớn không ngờ. Trong một câu, người ta có thể thay đổi ngẫu nhiên một chữ cái đơn giảnvà biến đổi cách mà mỗi từ khác được dùng. "Bạn Thanh đang đi học" trở thành "Bạn anhđang đi học". 

Một thay đổi đơn giản từ ngữ hay trật tự của các từ trong cách đặt vấnđề sẽ làm phong phú trí tưởng tượng của bạn bởi việc thêm vào nhiều phương diện nghĩa mới.Hãy so sánh cách nói: "Bỏ đi 200 từ 600" với "Còn lại 400 từ 600". 

Hãykiểm tra cách đặt vấn đề của bạn, xác định những từ quan trọng và thay đổichúng nhiều lần và xem kết quả thu được là gì. Một trong những từ dễ thay đổinhất là động từ. 

Giả sử bạn muốn tăng doanh thu bán hàng. Hãy nhìn các cách thay đổi dưới đâykhi được đổi động từ: 

 Bằng những cách nào tôi cóthể tăng doanh thu bán hàng? 

Bằng những cách nào tôi cóthể thu hút nhu cầu mua hàng? 

Bằng những cách nào tôi cóthể phát triển việc kinh doanh? 

Bằng những cách nào tôi cóthể mở rộng việc kinh doanh? 

Bằng những cách nào tôi cóthể tiếp tục? Khuếch trương? Phục hồi công việc kinh doanh? Đạttới mục tiêu bán hàng? Tạo cảm hứng cho công việc kinh doanh? Quay vòng việcbuôn bán? Khuyến khích? Gia tăng quy mô? Phỏng theo việc kinh doanh khác? Bổsung? Giành được việc bán hàng? Lôi cuốn sự chú ý đến việc bán hàng? Thúc đẩy? Chuẩnbị? Đổi mới hay tổ chức việc kinh doanh? v.v... 

Tròchơi với các động từ và danh từ 

Trò chơi với các động từ vàdanh từ khuyến khích bạn nghĩ đến những khía cạnh mà bạn khôngtự nhiên nghĩ tới. Thử thay đổi những động từ thành danh từ và danh từ thànhđộng từ trong cách đặt vấn đề. Ví dụ như một vấn đề là "Làm thế nào tôi cóthể bán được nhiều bó hàng hơn?". Thay động từ bằng danh từ và danh từ thành động từ sẽkhiến nó trở thành "Làm thế nào tôi có thể bó hẹp công việc bán hàng?". Bó hẹp công việcbán hàng ám chỉ việc tìm cách đóng cửa công việc kinh doanh thay vì tìm cách bán được nhiều hànghơn. 

Vấn đề "Làm thế nào tôi có thể cải thiện mối quan hệ với khách hàng?"trở thành "Làm thế nào tôi có thể thực hiện những cải thiện có liên quan theo yêu cầu củakhách hàng?". Khía cạnh mới này dẫn người ta tới việc quan tâm tới thay đổi sản phẩm vàdịch vụ cho khách hàng, thay đổi tất cả cá mặt có liên quan của bộ phận chăm sóc khách hànghay những thay đổi khác nữa. 

Một cách khác để thay đổi cách nhìn của bạn là thay thế một từ bằng từtrái nghĩa với nó. Nếu vấn đề của bạn là "Làm thế nào để tăng doanh thu?", hãy chuyển"doanh thu" sang từ trái nghĩa với nó là "sự tiêu dùng". Bây giờ hướng nghiên cứu mới trởthành tiêu nhiều hơn để có nhiều hơn: Chúng ta có nên dự thảo tăng thêm ngân sách kinh doanh?Chúng ta có nên bán những sản phẩm chấtlượng cao hơn? Chúng ta có nên tiêu nhiều hơn vào quảng cáo?v.v... 

Thay đổi trật tự từ 

Một trong những phương phápđược Aristotle ưa thích để kiểm tra một giả thuyết là phươngpháp mà cách được ông gọi là "khả năng hoán đổi". Ông thấy rằng nếu một giả thuyếtlà đúng thì giả thuyết ngược lại của nó có thể dùng tương đương. Ví dụ như nếumỗi điều thú vị đều tốt thì một số điều tốt phải thú vị. 

Đơn giản bằng việcthay đổi trật tự từ, bạn sẽ có được một cách nhìn khác. Đôi khi thay đổi trật tự các từ trong cáchđặt vấn đề sẽ tạo ra một chuỗi những từ khái niệm có thể khơi dậy hướng nhìn mới. 

Tronghình minh họa dưới đây, các từ được sắp xếp trong hai nhóm khác nhau, A và B,và các đối tượng được dùng để giải quyết một tình huống cụ thể. 

Khi từ "nhàchọc trời" đặt ở đầu danh sách, các đối tượng có xu hướng đưa ra những khái niệm kiếntrúc, khi từ "nhà nguyện" đổi chỗ cho "nhà chọc trời" thì nó làm tăng khả năng các đốitượng hướng tới phương diện tôn giáo. 

Hãy đổi chỗ các từ trong cáchđặt vấn đề của bạn. Dưới đây là một số ví dụ: 

Bằngcách nào tôi có thể được đề bạt? 

Bằngcách nào tôi có thể đề bạt bản thân? 

Bằngcách nào tôi có thể quảng cáo cho chiếc áo phông của mình? 

Bằngcách nào tôi có thể dùng chiếc áo phông của mình để quảng cáo? 

Bằngcách nào tôi có thể học cách sử dụng Internet? 

Bằngcách nào tôi có thể sử dụng Internet để học nhiều hơn? 

 Sựthay đổi đơn giản trong cách đặt vấn đề có thể mang lại ảnh hưởng sâu sắc. Mộttrong những khám phá có ảnh hưởng sâu sắc trong y học của mọi thời đại đượcđưa tới khi Edward Jenner thay đổi vấn đề của mình từ chỗ tại sao con người bị bệnhđậu mùa thành tại sao những công nhân sản xuất bơ sữa không mắc bệnh đó. Việc khám phára bệnh đậu mùa ở súc vật không gây hại cho người bảo vệ đã giúp tạo ra vacxin vàchấm dứt dịch bệnh đậu mùa gây tai họa cho thế giới phương Tây. 

Kỹnăng dùng một từ 

Theo Aristotle, từ ngữ là những âm thanh sau quá trình liên tưởng đã trởthành biểu tượng của trải nghiệm tinh thần. Một đặc điểm nổi bật nhất của nghệ thuật thơShakespeare và Milton là những từ ngữ họ sử dụng tạo ra một chuỗi những liên tưởngtrong người đọc. Ảnh hưởng từ các kiệt tác của họ được tạo ra phần nhiều không phải vì nhữngđiều họ thể hiện mà vì những điều họ gợi lên, không phải bởi những ý tưởng mà họ truyềntải mà bởi những ý tưởng khác xa hơn liên quan đến chúng. 

Hãysử dụng những kỹ năng dưới đây để tạo nên một chuỗi những liên tưởng về đốitượng của mình. 

1. Viết ra vấn đề của bạn bằng một câu. Rồi cô đọng chỉ còn một từ.

 2.Những từ nào khác có thể dùng được? Tìm những từ đồng nghĩa trong từ điển, rồichọn một từ. 

3. Bạn muốn nói gì thông qua từ đó? Mô tả đầy đủ ý nghĩa mà bạn muốn nóithông qua từ đó. 

4. Định nghĩa của từ đó trong từ điển là gì? Nó có thêm khía cạnh nàomới không? 

5. Trong cách diễn tả của bạn về định nghĩa trong từ điển, có từ nàokhác mô tả tốt hơn bản chất của vấn đề hoặc gợi ý cho bạn không? 

6.Nếu đúng như vậy, hãy thực hiện lại quá trình trên với một từ khác. 

7.Nếu không thì có chút tìm tòi nào mang lại cho bạn cách nhìn nhận vấn đề mớikhông? 

 Chuỗi từ 

Tronglò phản ứng hạt nhân, một chuỗi các phản ứng được tạo ra khi một phần tử táchra khỏi hạt nhân nguyên tử và va chạm với các hạt nhân nguyên tử khác, làmbật ra một phần tử thứ hai, lại va chạm với hạt nhân khác. Nếu khối lượng nguyên liệu đủlớn, chuỗi phản ứng sẽ gây ra vụ nổ. Nó cũng diễn ra tương tự với từ ngữ. Một từ mới cóthể bắt đầu cho một phản ứng khi nó va chạm với một từ khác và một dạng chuỗi phản ứngsáng tạo tiếp tục xảy ra. 

1. Tự hỏi khó khăn của mình hiện nay là gì. Một từ nào có thể mô tả vấnđề hay tình huống hiện tại mà bạn phải giải quyết? 

2.Viết từ khóa quan trọng đó lên đầu trang giấy. 

3.Sau đó lập một danh sách những từ xuất hiện trong đầu liên quan đến từ trên.Không nghĩ đến từ ban đầu nữa. Hãy để các từ tự nhiên xuất hiện. Để cho từ nàykhơi dậy từ khác và cứ tiếp tục như vậy. Thực hiện trong vài phút. 

4.Đọc lại chuỗi từ và ghi lại những phản ứng, nhận xét của bạn. 

5.Tìm ra một chủ đề hay vấn đề cụ thể lặp đi lặp lại. Những chủ đề này là pháthiện có giá trị và giữ vai trò quan trọng đối với vấn đề. Nếu một từ nào đó gợi lênmột xúc cảm mạnh mẽ thì nó là phát hiện có giá trị. 

Tưởngtượng vấn đề của tôi là làm thế nào nâng cao tinh thần cho nhân viên. Từ khóacủa tôi là "nâng cao tinh thần". Chuỗi từ bao gồm những từ như "cần thiết","độc lập", "hiệp hội", "một và nhiều", "cùng thực hiện", "sự sợ hãi", "đánh mất mình", "giaotiếp", "liên kết", "điểm yếu", "sự tiếp xúc", "khuyến khích", "sự liên quan", "tin tưởng", v.v...Cụm từ "đánh mất mình" gợi lên một cảm xúc mạnh mẽ để cải thiện tinh thần là không cónhững biện pháp hạn chế cá tính của mỗi người. 

Cáchtrình bày tích cực 

 Trong cuốn UniverseWithin (Trong lòng vũ trụ), Morton Hunt đã trình bày rất tỉ mỉ những kinhnghiệm của Herbert Clark tại Đại học Stanford chứng minh suy nghĩ tích cực đã làm choquá trình tư duy trở nên dễ dàng và nhanh chóng như thế nào. Các câu phát biểutrong hình vẽ dưới đây đúng hay sai? 

Hãychú ý xem chúng ta cần thời gian để trả lời cho câu sai nhiều hơn khi trả lờicho câu đúng là bao lâu. Theo trực giác, chúng ta thừa nhận những điều được trìnhbày là đúng. Nếu chúng đúng, chúng ta không nghĩ xa hơn nữa và chuyển sang câu khác. Nếuchúng không đúng, chúng ta quay trở lại và xem xét lại sự thừa nhận của mình, do đóviệc trả lời bị chậm hơn. Để kiểm tra lại sự phủ nhận cần thêm khoảng nửa giây hoặc nhiều hơnso với sự khẳng định. Chúng ta được lập trình để suy nghĩ về cái đúng dễ dàng hơn là vềcái sai. 

Hãy đọc những câu dưới đây, tạm dừng một chút sau mỗi câu. 

Chúngta có nên cho phép những người đồng tính phục vụ trong quân đội? 

Chúngta có không nên cho phép những người đồng tính phục vụ trong quân đội? 

Bạncó thấy trí não mình bị chậm lại khi đọc câu thứ hai? Những câu phủ định khiếncho chúng ta tạm ngừng và trì hoãn quá trình suy nghĩ. Hãy tưởng tượng bạnđể quên đồng hồ ở đâu đó trong nhà. Nếu bạn cứ tiếp tục tìm kiếm thì cuối cùng cũng sẽ tìmra nó. Điều này khác với việc nghĩ "Có phải mình quên đồng hồ ở nhà hay ở đâu đó kháckhông nhỉ?". Việc tin tưởng đồng hồ ở trong nhà, cách trình bày tích cực, chủ động đã làmtăng tốc độ suy nghĩ và giữ cho bạn tập trung vào mục tiêu của mình. 

Hãy cố gắng trìnhbày vấn đề của bạn một cách chủ động và tích cực. Cách trình bày chủ động, tích cực gồm bốnphần: 

1. Hành động: Điều bạn muốn thực hiện. 

2.Đối tượng: Vật hoặc người mà bạn muốn thay đổi. 

3.Mức độ: Loại hành động bạn muốn thực hiện. 

 4. Kết quả cuối cùng: kếtquả bạn dự định theo đuổi. 

Ví dụ: Bằng những cách nàotôi có thể gói (hành động) cuốn sách của mình (đối tượng) hấp dẫnhơn (mức độ) để mọi người sẽ mua sách nhiều hơn (kết quả cuối cùng)? 

Tiếptheo, đánh giá việc trình bày công việc theo mức độ từ 1 đến 10. Việc này tạora một thang điểm chuẩn để ước đoán khả năng thực hiện của giải pháp. 

Chuyểnhướng quan sát 

Trong hình minh họa ở dưới, con gián ở bên ngoài khối vuông. Nếu bạn tậptrung vào nó theo một cách khác, bạn có thể đặt con gián ở trên đáy bên trong khốihộp. Nhìn chăm chú vào giao điểm của các cạnh bên trong hộp và sau một lúc, khối hộp sẽchuyển từ trong ra ngoài và đặt con gián ở trên đáy. 

Chuyển hướng quan sát bằng hướng nhìnhình ảnh theo một cách khác tạo ra một hình ảnh mới hoàn toàn khác biệt. Tháiđộ nhận thức của chúng ta xác định chúng ta nhìn nhận sự việc như thế nào.Tưởng tượng bạn đang trên đường đi xem một vở kịch ở Broadway với một cặp vétrị giá 100 đô-la và phát hiện ra bạn đã làm mất chúng. Bạn có bỏ thêm 100 đô-la khác đểmua vé không? Bây giờ lại tưởng tượng bạn trên đường đến rạp hát để mua những chiếc vétrên. Trên đường đi, bạn phát hiện ra là mất 100 đô-la tiền mặt. Lúc này bạn có muavé để xem vở kịch nữa không? Rõ ràng, trên cơ sở khách quan, hai tình huống trên là giốnghệt nhau – bạn đều làm mất 100 đô-la.Tuy nhiên, phần lớn mọi người cho biết có lẽ họ sẽ muavé mới nếu họ làm mất tiền hơn là nếu họ làm mất vé. Sự mất mát như nhau có vẻ như khácnhau nếu nhìn từ hai góc độ. Mất tiền mặt có ảnh hưởng tương đối nhỏ đến những ngườimua vé mới. Mặt khác, giá trị của nhữngchiếc vé đã mất được xem như "đã đến rạp hát" và người ta ít khi miễncưỡng chấp nhận mất gấp đôi cho vở kịch. 

Vìthái độ nhận thức cho thấy chúng ta nhìn nhận sự việc ra sao nên học cáchchuyển hướng quan sát và nhìn sự vật theo những cách khác nhau là rất quan trọng. Khảnăng đồng cảm với các nhân vật trong những bộ phim hoạt hình, cũng như với các khángiả của Walt Disney là một ví dụ tốt cho kỹ năng này. 

Mô hình và cách xử lý đườngtruyền của Freud đã xác nhận tầm quan trọng của việc nắm bắt những quan điểm nhận thức khácnhau. Leonardo thừa nhận điều nguy hiểm không ngờ tới khi mắc kẹt ở một tháiđộ nhận thức của người đó và chỉ ra một vài cách chuyển hướng góc nhìn nhận (như dùng mộtchiếc gương hay thay đổi vị trí ban đầu của mình để xem xét công việc như một ngườikhác) để đánh giá công việc của mình. Einstein tưởng tượng mình đi trên một tia sáng haythực tế của sự tồn tại hai thứ nguyên. Tesla, bằng cách tưởng tượng mình đang sống trongtương lai, về cơ bản là trên quan điểm nhận thức của tương lai, đã mang lại tính xác thực, từđó giúp nhìn nhận thế giới. 

Chuyển giới tính 

Cách nam và nữ liên hệ với nhau đã cho thấy một trong những phép ẩn dụcơ bản mà thông qua đó chúng ta có được nhận thức sự vật hoạt động như thế nào trongcông việc và trong thế giới. Khi bạn muốn có một góc nhìn khác về tình hình công việc (họpbàn doanh thu, duyệt lại buổi giới thiệu sản phẩm, bữa trưa bàn công việc...) thay vì cốgắng tìm ra một góc nhìn khác, hãy thử những bài tập sau: 

1.Nhắm mắt lại và thư giãn. 

2. Tưởng tượng bạn đang ở trong những tình huống sau, từng tình huốngmột, nhưng hình dung bạn có giới tính ngược lại (một cách hoàn toàn tự nhiên cả về cảmxúc và tinh thần). 

A. Bạn đang đi dọc theo một con phố và lao vào một người bạn cùng giớivới tưởng tượng của bạn.

 B. Bạn đang đi dọc theo mộtcon phố và lao vào một người bạn khác giới với tưởng tượng củabạn. 

C. Ở trên một bãi tắm, mặc một bộ đồ bơi. D.Đang làm việc và giao dịch với một thành viên khác giới. 

E.Đang ở trong một bữa tiệc, đùa cợt và nhảy múa. 

F.Đang hẹn hò với một người bạn đặc biệt. 

G.Đang ở nhà, sau khi bạn và người bạn đời đã có một ngày vất vả. 

3.Mở mắt và kiểm tra lại tình hình công việc từ cách nhìn của người khác giới; tựhỏi: "Mình sẽ nhìn nhận tình huống này như thế nào nếu mình là người khác giới?";ghi lại tất cả những gì bạn nghĩ ra. 

Việc đảm nhận vai trò của người khác giới có khiến bạn chú ý đến nhữngđiều mà bình thường bạn không quan tâm không? Ví dụ bạn nhận ra bản thân mình chú ý vàsuy nghĩ về những điều gì khi là người khác giới? Những điểm khác nhau là gì? Nhữngđiểm tương đồng là gì? Bạn có thấy bản thân tiếp cận tình huống khác đi không? Cách nhìnnhận của bạn có thay đổi không? Theo những hướng nào? Khibạn chuyển giới tính, hãy để ý xem sự quan tâm và suy nghĩ của bạn thay đổi nhưthế nào. Ví như bạn có thể nhận ra là đầu tiên mình nghĩ về sự cạnh tranhnhư một phần hấp dẫn của cuộc sống và rồi chuyển sang cho rằng sự hợp tác là nguyên tắccao nhất. Hoặc bạn có thể thay đổi trật tự nguyên tắc của mình từ chỗ dựa trên quá khứ trởthành nhấn mạnh vào giá trị của tương lai. 

Bằng việc thay đổi những suy nghĩ của mình,bạn đang phá bỏ những dự tính theo nhiều cách khác nhau, từ đó tạo ra những phương phápnhìn nhận khác về sự vật. Đảm nhận vai trò của một giới tính khác cũng là cách làm phong phú cảmxúc và giúp thư giãn. Bạn sẽ phát triển được khả năng thấu hiểu và sự linh hoạt khi suynghĩ về chính mình. Cách quan sát chính mìnhdưới một vai trò tinh thần mới này đặc biệt hữu ích cho việc tăng cườngsự đồng cảm với những người khác. Vídụ, hãy hình dung là bạn luôn bất đồng với một thành viên khác giới về nhữngchính sách và thủ tục của công ty. Thay vì tranh luận về quan điểm của mình đểchứng minh bạn đúng và người kia sai, hãy thử chơi trò chơi tinh thần này và chuyển sanggiới tính khác. Bạn sẽ nhận thấy cách nhìn của bạn thay đổi từ chỗ cố gắng lật đổ quan điểm củangười đó ngay lập tức đến chỗ tìm kiếm điều gì đó tích cực mà bạn có thể thật sự đồngý với người đó hoặc một cách nhìn mới để bắt đầu tạo ra những ý tưởng. 

Bạnbè và đối thủ 

Hãy hình dung bạn đang ở một trong hai tình huống sau. Trước tiên, tưởngtượng bạn cùng giới tính với một người khác. Hai người là bạn bè và bạn đang thư tháitản bộ bên cạnh người đó. Bạn có niềm tin nào đó về vấn đề của mình và muốn người bạncủa mình cũng tin tưởng như vậy. Với những suy nghĩ này trong đầu, bạn quay sang phíangười bạn của mình. Bạn sẽ nói gì? Bạn nói như thế nào? Ghi nhanh câu trả lời cho những câuhỏi trên vào giấy. Chúng có tạo ra bất cứ cách nhìn nhận nào mới không? 

Trongtình huống thứ hai, hình dung là bạn cùng giới nhưng lúc này người khác đókhông phải là bạn của bạn. Bạn đang ở một nhà hàng rất đông người và ồn ào.Bạn biết rằng người đó không chia sẻ với bạn niềm tin về vấn đề của bạn nhưng việc người nàychấp nhận niềm tin tưởng đó lại rất quan trọng với công ty. Lần này, bạn sẽ nói gì? Bạnnói điều đó ra sao? Ghi nhanh câu trả lời và xem liệu chúng có làm sáng tỏ bất kỳ cách nhìnnhận mới không. 

Những ý tưởng xuất phát từ tình huống thứ nhất có vẻ mang tính cá nhânvà gần gũi. Dường như những ý kiến của bạn bao gồm cả những từ ngữ hoặc hình ảnh mà ngườiđối diện có thể chắp nối lại và hiểu được. Những ý kiến bắt nguồn từ tình huống thứhai có vẻ được định hướng rõ ràng và mang tính khách quan hơn. Dường như chúng bao hàmcả những ý tưởng khách quan mà người khác có thể sẵn sàng hiểu và chấp nhận. 

Nhiềucách nhìn nhận của da Vinci Leonardo da Vinci coi việcnhận thức được cấu trúc của đối tượng sâu sắc hơn ngang với việccó nhiều cách nhìn nhận, đặc biệt từ tối thiểu ba góc nhìn khác nhau. Điều nàycó lẽ là phần rất cơ bản và quan trọng trong chiến lược của Leonardo – tổng hợpnhiều góc nhìn với nhau. Leonardo tin rằng chỉ khi nắm bắt được điều gì đó từ tối thiểu bagóc nhìn khác nhau, người ta mới có cơ sở để hiểu về vấn đề đó. Một kiến thức đúng đắn vàhoàn chỉnh đến từ việc tổng hợp những góc nhìn khác nhau. Ví dụ, khi ông thiết kế chiếc xeđạp đầu tiên, ông nhìn nhận nó là một phương tiện giao thông từ góc độ của một nhà phát minh,nhà sáng chế muốn bảo trợ cho sản phẩm đầu tiên và công việc sản xuất, người đi xehoặc khách hàng và chính quyền thành phố nơi mà xe đạp được sử dụng, rồi ông tổng hợp nhữngcách nhìn đó. 

Chính sự khác nhau ở vị trí quan sát giữa hai mắt cho phép bạn cảm nhậnđược chiều sâu, nhiều góc nhìn khác nhau về đối tượng sẽ làm cho hiểu biết của bạn trởnên sâu sắc. Các nhà tâm lý học giáo dục đã tiến hành nhiều thí nghiệm minh họa cho việcnhiều góc nhìn khác nhau giúp mở ra nhận thức và sáng tạo như thế nào. Trong một nghiêncứu về những học viên bắt đầu học đàn piano, hai nhóm khác nhau cùng được giới thiệuvề gam đô trưởng. Một nhóm được hướng dẫn cách học thang âm bằng cách đáp lại theonhiều góc độ khác nhau bao gồm cả suy nghĩ và cảm nhận; nhóm kia được dạy luyện tậpthang âm bằng cách ghi nhớ truyền thống qua việc tập đi tập lại. Khi đánh giá cácnhóm, các nhà tâm lý học nhận thấy nhóm thứ nhất chơi đàn thành thạo và sáng tạo hơn. Trongnhững thí nghiệm khác, các nhà nghiên cứu phân công đọc các chương về những vấn đềkhác nhau (như đoạn văn trong đạo luật Kansas-Nebraska) cho hai nhóm. Một nhóm đượcyêu cầu đọc đoạn văn dưới những cách nhìn nhận khác nhau: của chính người tham gia,muốn biết họ đã cảm nhận và suy nghĩ về điều gì. Nhóm kia được yêu cầu đơn giảnlà đọc đoạn văn đó. Khi kiểm tra lại, nhóm được học cách sử dụng nhiều cáchnhìn nhận thực hiện tốt hơn nhóm còn lại sử dụng phương pháp học "truyền thống", dựavào thông tin mà họ thu nhận được, nội dung bài luận họ viết và những giải pháp sáng tạomà họ đưa ra. 

Hãy nhìn nhận vấn đề của bạn dưới nhiều góc độ khác nhau. 

1.Trước tiên, viết lại vấn đề đó dưới góc nhìn của bạn. 

 2.Tiếp theo, ghi lại cách trình bày theo ít nhất hai góc độ của hai người liênquan hoặc có mặt trong vấn đề. 

3. Tổng hợp các góc nhìn vào trong một cách đặt vấn đề bao gồm tất cả. 

Vídụ, nếu bạn đang bắt đầu công việc kinh doanh thì trình bày cách nhìn nhận củabạn về nó. Sau đó từ góc độ của những khách hàng, nhân viên, đối thủ tiềm năngvà cuối cùng là dưới góc nhìn của giám đốc ngân hàng. Tổng hợp những cách nhìn nhận khácnhau này thành cách đặt vấn đề bao quát tất cả. 

Tronglĩnh vực vật lý, Einstein cho rằng thậm chí sự khác biệt giữa vật chất và nănglượng có thể phụ thuộc vào cách nhìn nhận. Khi là sóng từ góc nhìn này, khilại là hạt từ góc nhìn khác, lúc là trường trong một thí nghiệm, lúc lại là đường trong thínghiệm khác. Sự phức tạp của các cách nhìn nhận khác nhau làm gia tăng khả năng. Hãy xem PaulCézanne đưa ra kiến thức mới về cách nhìn trong nghệ thuật với rất nhiều bản phóng táccủa Mont SaintVictoire và của những quả táo trên khăn trải bàn. Tronghình dưới đây, bạn có thể nhìn nó một cách thụ động là một mô hình đơn giản gồm bốnđiểm cách đều nhau, hoặc bạn có thể nhìn một cách sáng tạo từ nhiều góc độ vànhóm chúng lại trở thành một cấu trúc phức tạp hơn. Các điểm có thể tượngtrưng cho bốn nhánh của một chữ thập, hoặc bốn góc của một hình vuông, các đỉnh của hìnhthoi, v.v... 

Nhìn nhận sự vật nào đó dưới nhiều góc độ không chỉ là sự ghi nhận dữ kiện mộtcách thụ động mà là một quá trình chủ động và sáng tạo. Khi nhìn nhận một vấn đề với nhiềucách khác nhau, bạn sẽ đưa ra một hiểu biết sáng tạo mới và mở rộng khả năng thực hiện. Mộtcách đơn giản để tạo ra nhiều góc nhìn khác nhau khi làm việc trong một nhómnhỏ là đưa cho mỗi thành viên năm tấm thẻ khác nhau và yêu cầu anh ta (cô ta)ghi ra năm cách đặt vấn đề khác nhau (mỗi cách một tấm). Thu những tấm thẻ lại và tráochúng lên. Sau đó: 

1. Ngẫu nhiên chia ba tấm thẻ cho mỗi người, chú ý là không ai lấy lạitấm thẻ người đó viết. Yêu cầu mọi người sắp xếp chúng theo thứ tự ưa thích của cá nhân đó. Khicác thành viên thực hiện việc này, hãy trải những tấm thẻ còn lại trên bàn. 

2.Yêu cầu những người tham gia đổi những tấm thẻ mà họ không thích với những tấmở trênbàn. 

3. Mời các thành viên trao đổi những tấm thẻ với nhau. Mỗi người nêntrao đổi ít nhất một tấm và có thể trao đổi số lần tùy ý. 

4.Chia nhóm thành ba đội. Yêu cầu các đội chọn ra ba tấm thẻ và loại những tấmcòn lại. Sau đó mời mỗi đội tổng hợp các tấm thẻ được giữ lại thành một câu đặtvấn đề. 

5. Yêu cầu mỗi đội trình bày cách đặt vấn đề cho cả nhóm. Bây giờ, mờitoàn bộ nhóm tổng hợp ba cách đặt vấn đề trên thành một cách duy nhất. 

Đảmnhận một vị trí khác 

Soren Kierkegaard, triết gia Đan Mạch thế kỷ XIX, gọi đó là "phương phápluân phiên". Ông suy nghĩ về các cây trồng. Bạn không thể trồng ngô vô thời hạn trên cùngmột cánh đồng; tại một số vị trí, để hồi phục đất, bạn phải trồng cỏ. Tương tự, để làm nảysinh một góc nhìn khác, bạn sẽ nhận thấy việc đảm nhận một vai trò khác rất hữu dụng.Sigmund Freud so sánh phương pháp lắng nghe các bệnh nhân của ông trong vai trò một ngườibạn tự nguyện như là cách nhìn nhận từ cửa sổ của một đoàn tàu đang chạy. Thửđảm nhận một vị trí khác để có một góc nhìn khác. Trước hết, trình bày vấn đềdưới góc nhìn của bạn, rồi trình bày theo hai trong những cách sau: Mộtnhà lãnh đạo trong lĩnh vực của bạn sẽ viết nó như thế nào? Mộtgiáo sư đại học sẽ viết nó như thế nào? Một doanh nhân chấp nhậnmạo hiểm sẽ viết nó như thế nào? Mộtnhà truyền giáo sẽ viết nó như thế nào? Mộtchính trị gia sẽ viết nó như thế nào? Mộtnhà vật lý sẽ viết nó như thế nào? Mộtnhà tâm lý sẽ viết nó như thế nào? Mộtnhà thám hiểm sẽ viết nó như thế nào? Mộtthẩm phán sẽ viết nó như thế nào? Mộtngười viết báo cáo đầu tư sẽ viết nó như thế nào? Khibạn đã viết xong các cách trình bày của mình, hãy dự đoán xem mỗi nhân vật đósẽ tiếp cận vấn đề ra sao. Họ sẽ làm gì? Điểm khác nhau ở đâu? Đâu là điểm tươngđồng? Hãy tổng hợp ba cách trình bày với nhau. Bạn có thể hợp nhất chúng vào một cáchchung nhất được không? Cách nhìn nhận ban đầu của bạn về vấn đề có thay đổi không? Hãytưởng tượng bạn chính là vấn đề Một phần chủ yếu trongchiến lược của Freud là để cho các bệnh nhân của ông có một đối tượngvà chuyển đổi ý nghĩa của nó bằng cách đặt nó trong một khuôn khổ hay ngữ cảnh khác.Khi bệnh nhân làm như vậy, ông có thể thay đổi cách suy nghĩ của họ. Tronghình dưới đây, với việc thay đổi cấu trúc của những hình mẫu và đặt chúng trong nhữngbối cảnh khác, chúng ta đã làm thay đổi ý nghĩa của hình. Chúng ta biến mẫu kýtự A, B và C trở thành mẫu con số 12, 13 và 14. l2 Al3 C l4 Tương tự, nếu đặt nội dungcủa vấn đề trong một ngữ cảnh khác, bạn sẽ thay đổi cách bạn nghĩvề vấn đề đó. Một phương pháp thực hiện là tưởng tượng bạn chính là vấn đề hoặclà một vài khía cạnh nào đó của vấn đề. Đây là một kỹ năng được T. A. Rich,một nhà sáng chế nổi tiếng của General Electric, rất ưa thích. Ông thường phát triển mộtgóc nhìn độc đáo hướng tới vấn đề bằng cách hình dung ông ở giữa hoặc là một vài mặt nàođó của vấn đề. Ví như ông sẽ thử nghĩ giống như một điện tích hoặc ông hình dung chínhmình là... thuyết tương đối. Bằng cách trở thành một bộ phận của vấn đề, bạn có thể khámphá ra những suy nghĩ sáng tạo và mới mẻ. 

Thử hình dung bạn là một sốphần của vấn đề và nhìn nhận tình hình từ góc độ của nó. Tưởngtượng là bạn đang cố gắng thiết kế một đồng hồ mới. Tự hỏi xem sẽ ra sao khibạn là kim phút của chiếc đồng hồ. Bạn có thể tưởng tượng mình là một đơn vị thờigian không? Một giờ, một phút, một giây sẽ cảm thấy như thế nào? Nó sẽ nói lên điềugì khi vị trí của chúng ta bị đảo ngược? Nó sẽ nói lên điều gì nếu nó có thể nghĩ và nóinhư chúng ta? Hãy đồng cảm với một sự vật hay quá trình và thử nhìn nhận vấn đề từ gócnhìn của sự vật hay quá trình đó. Hòa vào vấn đề đó bằng cách tự đặt cho mình những câuhỏi: 

Mình sẽ cảm thấy như thế nào nếu mình là...? 

Nósẽ nói với mình điều gì nếu nó là mình? 

Mìnhsẽ cảm thấy ra sao nêu mình chính là vấn đề đang trình bày? 

Nósẽ đưa ra đề nghị gì? 

Những nhà quản lý tại một công ty dịch vụ muốn giảm đáng kể chi phí dànhcho các thiết bị chính. Họ dành ba tháng tưởng tượng chính họ là một kW truyền qua mộtloạt hệ thống sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu, than...) và năng lượng hạt nhân củacông ty. Khi hình dung chính mình đi qua từng công đoạn, họ bắt đầu hiểu được sự phức tạpvà đa dạng của các hệ thống và nhìn thấy những biện pháp cải tiến chúng. Hình dung củahọ đã đưa tới việc thiết kế lại kế hoạch bảo trì được, giảm chi phí bảo dưỡng xuống mườilần bằng cách thay thế những bộ phận quan trọng thay vì toàn bộ hệ thống. 

 Đặtcâu hỏi 

Dĩ nhiên, một đặc điểm quan trọng của tất cả các thiên tài là tính hiếukỳ mạnh mẽ như trẻ em và thường xuyên đặt câu hỏi. Leonardo da Vinci ghi rất nhiều câu hỏicho bản thân trong những cuốn sổ tay của ông, cũng giống như Aristotle, cố gắng tìm ranhững nguyên lý đầu tiên. Einstein dành cả đời mình để hỏi những câu về các đối tượng và tạisao chúng lại hoạt động theo cách đó, điều gì xảy ra khi thay đổi những quy luật. Tesla tạora trong trí tưởng tượng của ông những thế giới hoàn toàn mới rồi băn khoăn làm sao để chochúng trở nên rõ ràng. 

Thiên tài không phân tích những giấc mơ. Táchriêng thách thức bạn cần suy nghĩ và phân tích kỹ nó theo nhiều cách khác nhaubằng những câu hỏi sau:

 • Tại sao cần phải giải quyết vấn đề này?

 •Điều gì chưa biết? Bạn có thể xác định những điều chưa biết đó đến mức độ nào?

•Điều gì bạn vẫn chưa hiểu? 

• Bạn đã có thông tin gì?Thông tin đó có đầy đủ không? Hoặc nó có rườm rà không? Nó có mâuthuẫn không? 


• Bạn có nhận được điều gì đó có ích từ thông tin mà bạn có không? Bạn đãsử dụng tất cả thông tin chưa?

 • Bạn có thể biểu diễn vấn đề bằng biểu đồ không? bằng hình vẽ không? •Giới hạn của vấn đề đó là gì?

 • Bạn có thể tách riêng cácbộ phận khác nhau của vấn đề không? Bạn viết chúng ra được chứ?Mối quan hệ giữa những phần đó là gì?

 •Bạn đã từng gặp vấn đề đó trước đây chưa? Bạn đã nhìn nhận theo cách khác chưa?Bạn có biết một vấn đề liên quan nào không? 

 • Hãy hình dung bạn tìmthấy một vấn đề khác đã được giải quyết và liên quan đến vấn đề củabạn. Bạn có thể sử dụng giải pháp đó không? Bạn có thể dùng phương pháp của nó không? 

•Những dự đoán tốt nhất, dở nhất và có thể xảy ra nhất mà bạn có thể tưởng tượngra là gì? Hãy suy nghĩ như một đứa trẻ NoamChomsky của MIT, với học thuyết về "cấu trúc chiều sâu" của ngôn ngữ đã tạo ra ngànhngôn ngữ học hiện đại, tin rằng khả năng nhận thức của ông có từ sự nôn nóngmuốn hỏi các câu hỏi hiển nhiên như những đứa trẻ. Einstein cũng vậy, như mộtđứa trẻ luôn đầy những thắc mắc, hỏi những câu hỏi hiển nhiên về không gian, thời gian vàChúa. 

Một lần Einstein nói rằng một người bình thường có thể học được tất cả những gìthuộc về vật lý nếu anh ta (cô ta) hiểu tinh thần của một đứa trẻ. Hãykết nối với đứa trẻ trong bạn. Nhắm mắt lại và tưởng tượng bạn đang ở lứa tuổitò mò nhất. Hình dung bạn đang 12 tuổi. Hãy xây dựng lại những đặc điểm củalứa tuổi đó càng nhiều càng tốt. Trải nghiệm lại những lễ Giáng sinh, những ngày Quốckhánh, những dịp sinh nhật, kỳ nghỉ, bạn bè, thầy cô và những ngày đi học mà bạn đã trảiqua. Bạn hãy khắc sâu thêm những trải nghiệm đó hết mức có thể. Bạn nên nhớ là "bạn đang ởtrường" thay vì "nhớ lại những lúc ở trường", "đang bên cạnh người bạn thân" thay vì"nhớ lại những lúc bên cạnh người bạn thân". Bây giờ, nhìn lại vấn đề của mình như cách màđứa trẻ 12 tuổi nhìn nhận nó. Đứa trẻ đó sẽ đặt ra những câu hỏi gì? 

Nhữngcâu hỏi vui 

Hãy đặt những câu hỏi vui để đưa bạn hay nhóm làm việc của bạn vào trạngthái tinh thần thoải mái như của trẻ em. 

•Thử nhìn nhận và suy nghĩ về vấn đề của bạn như một sinh vật sống. Nó trông nhưthế nào? Vẽ một bức tranh của nó. Ví dụ vấn đề bán được nhiều nhà hơn có thểtrông như một sinh vật kỳ lạ, cô đơn.

 • Nghĩ về quá khứ và tươnglai của vấn đề. Chúng sẽ như thế nào?

 • Coi vấn đề của bạn có thểăn được. Nó sẽ có vị ra sao?

 • Xem vấn đề là đỉnh củamột vật gì đó và hình dung xem phần phía dưới trông như thế nào. Bạncó thể tả lại được không? 

• Nhìn thế giới từ góc độ của vấn đề. Bạn sẽ được chính vấn đề nhìn nhậnnhư thế nào? • Tìm kiếm trong vấn đề một điều gì đó tươi đẹp hoặc thú vị. Bạn có tìmthấy gì không?

 • Hình dung ra cuộc sống cá nhân của vấn đề. Chính kiến, tôn giáo của nólà gì? Cuộc sống yêu đương của nó như thế nào? Những vấn đề nảy sinh từ đâu? Nó có anhchị em ruột không? Nếu có thì chúng có thân thiện với nhau không? Vấn đề của bạn losợ điều gì? 

• Nếu bạn là bác sĩ tâm lý của vấn đề, nó sẽ tâm sự với bạn chuyện gì? Tômàu cho các câu hỏi Khởi động tinh thần học hỏi của bạn bằng cách sử dụng những câu hỏi "màu".Cốt lõi của kỹ năng này là các dạng câu hỏi mà một người có thể đặt ra. Các câu hỏiđược xác định bằng các màu như dưới đây: 

Màu xanh lục: Màucủa sự phong phú và sáng tạo. Màu của trí tưởng tượng và tài khéo léo. Hãyđặt câu hỏi "Điều gì xảy ra nếu...?" hoặc "Thử hình dung chúng ta ..." 

Màuvàng: Màu mang tính trung lập và khách quan, là màu của những mô tả thực tế.Đặt câu hỏi "Điều gì?" 

Màu xanh dương: Màu mang hy vọng và tính tích cực, màu của sự đánhgiá và quan điểm về giá trị và nhu cầu. Đặt câu hỏi "Chúng ta có thể làm gì?" hoặc "Chúngta nên làm gì?" 

Màu đỏ: Màu của sự phủ định, màu của giới hạn và hạn chế. Hãy đặt câu hỏi "Nhữnggì không thực hiện được?" hoặc "Điều gì là không thể?" Nhiềungười trong chúng ta có xu hướng ưa thích hai trong số những loại câu hỏi này,và một số sử dụng chúng thiếu cân đối đến mức chúng ta không thể chấp nhậnnhững câu hỏi nằm ngoài sự ưa thích củamình. Đôi khi chúng ta quá bám theo một hướng đặt câu hỏi nhất địnhđến nỗi không thể tiến lên được nữa. Nhữngcâu hỏi nhiều màu hướng bạn tới việc suy nghĩ những câu hỏi của mỗi loại chủyếu trên. Ghi nhãn cho bốn tờ giấy riêng biệt: "màu xanh lục", "màu vàng","màu xanh dương" và "màu đỏ". Nghĩ ra càng nhiều những câu hỏi "xanh lá", "vàng", "xanhdương" và "đỏ" mà bạn có thể và viết chúng vào tờ giấy tương ứng. Mỗi khi có một câu hỏi phủđịnh, viết nó vào tờ giấy có nhãn "màu đỏ". Ở bước tiếp theo, xem lại những câu hỏi màu đỏ vàcố gắng tìm biện pháp giải quyết chúng. Bạn có thể ghi lại những câu hỏi của mình thànhcác cột trong một tờ giấy lớn. Bạn cũng có thể viết chúng trên một bản liệt kê và dán lêntường, dưới tấm thẻ tương ứng, hoặc bạn có thể dùng bút đánh dấu và các bảng giấy khổ lớn.Sau khi liệt kê nhiều câu hỏi cho mỗi màu, ưu tiên cho các câu hỏi và quyết định xem câuhỏi nào bạn nên nhắm đến trước tiên. Nếu bạn đang làm việc trongmột nhóm, đơn giản là yêu cầu các thành viên suy nghĩ càng nhiềucâu hỏi mà họ có thể về một chủ đề cụ thể. Sau đó, sắp xếp các câu hỏi dựa theocác màu và ghi lên bảng giấy khổ lớn. Gợi ý cho nhóm mở rộng mỗi loại câuhỏi bằng cách hỏi các câu như "Những câu hỏi màu xanh tiết lộ điều gì về trí tưởng tượngcủa chúng ta?", "Chúng ta có cần thêm câu hỏi màu xanh không?" và "Chúng ta đã hạn chếtối đa những câu hỏi màu vàng có thể có chưa?". Sau khi nhóm đã viết được nhiều nhấtnhững câu hỏi có thể cho mỗi loại, yêu cầu cả nhóm ưu tiên cho các câu hỏi rồi quyết định câuhỏi nào quan trọng nhất, cần hướng đến trước tiên. 



  CHIẾN LƯỢC 2 Trìnhbày suy nghĩ bằng những hình ảnh trực quan

Sựbùng nổ sáng tạo trong thời kỳ Phục hưng gắn bó mật thiết với những ghi chép vàtruyền tải khối lượng kiến thức đồ sộ bằng một ngôn ngữ khác, song song với chữviết; đó là ngôn ngữ của tranh vẽ, đồ thị và biểu đồ – như những biểu đồ nổi tiếng củaLeonardo da Vinci và Galileo. Galileo đã thay đổi hoàn toàn thế giới khoa học khi hình tượnghóa suy nghĩ của ông bằng các biểu đồ, bản đồ và hình vẽ trong khi những người cùng thời vớiông lại chọn cách tiếp cận truyền thống bằng toán học và ngôn từ. Những biểu đồ của ông vềcác thiên thể đã hé mở một logic trực quan sâu sắc, mang lại những nhận thức tiến xa hơnbất cứ thành tựu nào mà những người đồng nhiệm của ông đạt được và làm thay đổi lịch sửkhoa học. Leonardo da Vinci cũng sử dụng những bức vẽ, đồ thị và biểu đồ như một cáchđể nắm bắt thông tin, một phương pháp trình bày các vấn đề rõ ràng và là một côngcụ hay phương tiện để giải quyết chúng. Trong các cuốn sổ ghi chép của Leonardo, các hìnhđồ, biểu đồ và hình vẽ giữ vị trí trung tâm chứ không phải từ ngữ. Hình vẽ của ông đơn giảnlà để minh họa cho những ghi chép; hơn thế nữa, những ghi chép lại để chú giải cho hình vẽđó. Đối với Leonardo da Vinci, ngôn từ giữ vai trò thứ yếu, ông nhìn nhận nó như làphương tiện để đặt tên hay mô tả chứ không phải để tạo ra những khám phá. 

Ngônngữ hướng tâm trí của chúng ta đến một cách tư duy nhất định. Hãy xem một bông hoahồng. Sử dụng từ, một người có thể nói "hoa hồng" là một loài hoa màu đỏ, hồnghoặc trắng dùng để tặng cho một phụ nữ xinh đẹp, một nữ tiếp viên hàng khôngdễ thương hay cho một người bạn đã mất. Hãy để ý xem sự thêm thắt phức tạp cho một môtả đơn giản loài hoa đã làm chệch hướng tính hiếu kỳ của chúng ta, hướng suy nghĩ theo cáchtiếp cận nhất định như thế nào. Nó như thể ngôn từ chúng ta sử dụng đã vẽ ra một hìnhtròn kỳ diệu xung quanh chính mình, hình tròn ngăn không cho chúng ta thoát ra và bướcsang một hình (ngôn ngữ) khác. 

Hãy xem những khó khăn của các nhà vật lý học nhưErnest Rutherford trong buổi đầu của vật lý nguyên tử. Từ "nguyên tử" trong tiếng Hy Lạpcó nghĩa là "không thể phân chia". Quan điểm nguyên tử không phân chia được đã là cố định,chỉ khi các nhà vật lý học bước ra khỏivòng tròn tư duy ngôn từ và toán học sang vòng tròn tư duy hình tượngthì họ mới có thể chứng minh một cách sinh động nguyên tử là một đơn vị vậtchất có thể chia nhỏ được. Trong bài luận On Truth and lies (Sự thật và sự lừa dối), FriedrichNietzsche đã đưa ra một lập luận xuất sắc, rằng diễn tả hiện thực bằng ngôn từ có thể không thựchiện được bởi chính bản thân cấu trúc của ngôn ngữ. Không lấy làm lạ là nhiều thiên tàinhư nhà vật lý học Richard Feynman thích tư duy bằng hình ảnh. Richard Feynman đã đặt mônđiện động lực lượng tử là giai đoạn trung gian trong vật lý với cách mô tả nó trựcquan bằng các biểu đồ thay vì trình bày rõ ràng nó trên giấy như những nhà vật lý học khác.Điểm này dẫn đến việc những biểu đồ nổi tiếng của Feynman hiện nay được mọi người sử dụng chomọi dạng tính toán trong lý thuyết trường. Việc Feynman đã làm là xem xét tất cả nhữngthông tin thu nhận được, sắp xếp chúng vào các biểu đồ và tìm ra ý tưởng đang ngủ yêntrong đó. Những biểu đồ của ông đã giúp các nhà vật lý học có thể nhìn thấy một thế giớitrước đó chưa từng được hình dung. Khi Einstein suy nghĩ về một vấn đề, ông thường suy nghĩ về các dạngnhìn thấy được và không gian hơn là lập luận theo hướng thuần túy toán học hoặc ngôn từ.Thực tế, ông tin rằng các từ và số, khi được viết hay nói ra, không đóng vai trò quantrọng trong quá trình tư duy của ông. Một trong những mô tả hoàn chỉnh nhất về triết lý khoa họccủa Einstein được tìm thấy trong một lá thư ông gửi cho bạn, Maurice Solovine. Trong thư,Einstein giải thích những khó khăn khi cố gắng sử dụng từ ngữ để diễn giải triết lý khoa họccủa mình, bởi theo ông cho biết, ông suy nghĩ về những điều đó dưới dạng giản đồ. Bứcthư bắt đầu bằng một hình vẽ đơn giản gồm (1) đường thẳng tương ứng với K, kinh nghiệmmang tới cho chúng ta và (2) C, các chân lý, được đặt bên trên đường thẳng nhưngkhông kết nối trực tiếp với nó. (Hình này mang ý nghĩa gầnđúng. Phác thảo gốc của Einstein ở trong cuốn Albert Einstein Archives(Những thành tựu của Albert Einstein) tại Đại học Hebrew của Jerusalem,Israel.) Einstein giải thích rằng về phương diện tâm lý học, C dựa vào K. Tuynhiên, không có đường logic nào từ K đến C mà chỉ có một liên kết trực giác nhưng luôn bị xóabỏ. Từ các chân lý, người ta có thể tạo ra những suy luận nhất định (S), đòi hỏi phải chínhxác. Về căn bản, Einstein nói rằng lý luận xác định những gì chúng ta nhìn thấy. Einsteinchỉ rõ tư duy khoa học thuộc về suy đoán và chỉ sản phẩm cuối cùng của tư duy mới khiến nónằm trong hệ thống được gọi là "tính đơn giản logic". Không thể mô tả những suy nghĩcủa mình bằng từ ngữ một cách thích đáng, Einstein trình bày chúng một cách trực quanbằng cách biểu đồ hóa các đặc trưng và đặc điểm triết lý của mình. Trìnhbày suy nghĩ của bạn bằng bản đồ Nhữngcuốn sổ ghi chép của Einstein, Martha Graham, Leonardo da Vinci, Edison vàDarwin đã gợi lên một trong những nguyên nhân cơ bản khiến họ đạt được nhữngthành tựu to lớn. Đó là khả năng trình bày đối tượng của mình một cách trực quan bằng sơđồ và bản đồ. Trong sổ ghi chép của Darwin, thường xuất hiện mô tả về tự nhiên bằngbản đồ dưới dạng một cây có những nhánh bất quy tắc. Bản đồ cây đã giúp ông nắm bắt đượcnhững suy nghĩ của mình về những thay đổi thuộc tiến hóa vì chúng cho phép ông đưa ranhiều đường hướng khác nhau cùng một lúc và mang những thông tin tưởng chừng khôngliên quan đến với nhau. Mỗi bản đồ có nhiều ẩn ý. Darwin vẽ vô số những biểu đồ này,vừa để hoàn thành chúng vừa sử dụng chúng để hiểu thấu những gì đã biết và chỉ dẫn nhữnggì chưa biết cho nghiên cứu. Bản đồ của Darwin là nhữngyếu tố chủ chốt trong quá trình tư duy dẫn tới Thuyết tiến hóa. Ôngsử dụng chúng để làm việc với nhiều mục đích: để phân loại mối quan hệ giữa cácloài khác nhau với nhau, để trình bày sự ngẫu nhiên của cuộc sống, của sự bấtthường trong tự nhiên, của sự bùng nổ phát triển và của sự cần thiết phải giữ số loàikhông đổi. Trong vòng 15 tháng sau khi vẽ bản đồ cây đầu tiên, Darwin đã giải quyết được vấnđề chủ yếu trong Thuyết tiến hóa. Thử nhìn nhận vấn đề của bạn dưới dạng biểu đồ cũng như dưới dạng ngôntừ. Đầu tiên, viết cách trình bày vấn đề hoàn chỉnh nhất có thể. Sau đó, bản đồ hóa nóbằng cách viết hoa vấn đề ở trung tâm của một tờ giấy và đóng khung. Tự hỏi "Những đặctrưng và đặc điểm chính của vấn đề là gì?". Viết hoa tất cả những trả lời có tiềm năng bêntrên các đường thẳng xuất phát từ vấn đề đó. Dưới đây là biểu đồ đơn giản về vấn đề cải thiệnnăng suất của tổ chức. Những đặc trưng chính được vẽ phân ra các nhánh từ vấn đề. Bạncó thể mở rộng suy nghĩ bằng cách vạch ra những câu trả lời cho các câu hỏi.Nói cách khác, nếu X là câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên – "Những đặc trưng vàđặc điểm chính của vấn đề là gì?" – thì bạn có thể tiếp tục đặt câu hỏi "Những đặc trưng và đặcđiểm chính của X là gì?" (Những đặc trưng và đặc điểm chính của con người, vốn, kỹ thuật,... làgì?). Bằng việc vẽ những vòng tròn xung quanh các câu hỏi có liên quan và nối chúng vớinhau bằng một màu tương phản, bạn đã bắt đầu hình thành kết cấu vấn đề trong nhận thức củamình. Sắp xếp những thông tin theo cách này hướng bạn tìm những quan hệ và mối liênquan giữa các câu trả lời. Sau khi hoàn thành, hãy đặt câu hỏi:

 •Bản đồ có nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề không? 

•Mình có nhận ra bất cứ điều gì liên quan đến việc tiếp cận vấn đề không? 

•Điều gì còn thiếu?

 • Những khu vực nào còn mơhồ?

 • Mình đang nhìn thấy điều gì?

 •Mình nên suy nghĩ về điều gì?

 Mọi người sau khi suy nghĩvề tất cả đã nhận ra rằng ngôn ngữ hầu như vô hiệu khi muốn môtả bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu. Suy nghĩ thuần túy thì mạnh mẽ, linhhoạt và chủ động. Nó cô đọng và vượt trước ngôn từ, khi nó được mở rộng dạng thức vàcó thể truyền đạt cho người khác thì nó đã mất đi tính chủ động, bay bổng và sáng tạocủa mình. Một cách nắm bắt suy nghĩ của bản thân trước khi nó mất đi bản chất chủ độngchính là vạch ra ý tưởng. Bản đồ tư duy Bản đồ tư duy được Tony Buzan, một nhà nghiên cứu não bộ người Anh,nghiên cứu và tạo thành một kỹ năng tư duy từ những năm đầu của thập niên 1970. Nó đượccoi là sự lựa chọn cho toàn bộ trí óc hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc. Nó giúp vạch racác ý tưởng bằng cách trình bày suy nghĩ của bạn dưới dạng các từ khóa. Đây là một phươngpháp tư duy có trật tự để tìm ra những điều bạn đã biết bằng cách ghi ra một chủ đềtrung tâm, sau đó vẽ ra những suy nghĩ, liên tưởng như một hệ dàn phát triển theo mọi hướng từchủ đề. Phương pháp này không lựa chọn thông tin theo các nhóm mà xem xét bất cứđiều gì nảy sinh trong đầu.

 Trong hình vẽ dưới đây, tôi bắt đầu với chủ đề trung tâmlà "màu vàng" rồi ghi lại những suy nghĩ đầu tiên xuất hiện. Những suy nghĩ đó là "xebuýt", "màu xanh lá cây", "màu cam" và "quả chuối". Một nhóm các liên hệ nhanh chóng đến từ cácsuy nghĩ như "xe buýt" dẫn tới "xe tải", "xe cứu thương" tới "xe cứu hỏa" rồi "lửa","bệnh viện" và "màu xanh lục". Những ý nghĩ khác dẫn đến các loại hoa, quả và trường học. Nhữngliên tưởng tiềm ẩn là vô tận vì mỗi liên tưởng lại gợi ra những điều mới. Mộtbản đồ tư duy vươn ra theo mọi hướng và ghi lại những suy nghĩ từ mọi góc độ.Khi bộ não nhận ra có sự liên hệ giữa điều này và điều khác, nó sẽ ngay lập tứctìm các liên tưởng đó. Sau khi vạch ra những suy nghĩ của mình, bạn có thể tìm ra các môhình và quan hệ thống nhất, liên kết nhữngý tưởng hay chủ đề có vẻ khác nhau thành một ý tưởng mới hoặc mộtgiải pháp sáng tạo cho vấn đề. Đặc điểm chủ yếu của nhữngthiên tài sáng tạo là khả năng mở rộng nhận thức liên tưởng xahơn và không theo lối thông thường. Còn chúng ta thì lại có xu hướng kìm nénkhả năng liên tưởng của bản thân, với cách thức tư duy theo đường thẳng và mangtính giải thích, hạn chế những liên hệ giàu trí tưởng tượng – điều được xem là thiếu cẩntrọng và kỷ luật. Những liên tưởng và liên hệ giàu trí tưởng tượng là các yếu tố thiết yếucủa sự sáng tạo; chúng giúp phân biệt những ý tưởng thật sự độc đáo và mới lạ với những ýtưởng logic nhưng tầm thường. Bản đồ tư duy là công cụ giúp chúng ta mở rộng những liên tưởng của mìnhmột cách thận trọng và tỉnh táo cho nên chúng ta có thể tạo ra những liên hệ giàu trítưởng tượng và giải phóng năng lực sáng tạo. Dưới đây là ví dụ một bản đồ tư duy về cácnguyên tắc vạch ra ý tưởng. Đây là các nguyên tắc:

  1. Chủ đề: Viếthoa một từ hay một cụm từ ngắn gọn mô tả bản chất đối tượng trên một tờ giấylớn (càng lớn càng tốt). Vẽ một hình tròn xung quanh từ đó. Nếu bạn thích, hãyvẽ một hình ảnh đại diện cho đối tượng. Hình ảnh sẽ làm tăng khả năng suy nghĩsáng tạo của bạn. 

  2. Những từ khóa và gợi ý: Mộtngười bạn của nhà thơ Alfred Tennyson, ông Arthur HenryHallam nhận thấy thiên tài của Tennyson là ở khả năng tích lũy những suy nghĩvụn vặt và dùng chúng làm các chủ đề, từ đó các tác phẩm của ông được rađời. Tennyson tìm hiểu một chủ đề, thường là một từ hay một cụm từ ngắn gọn đột nhiên xuấthiện trong đầu và để cho nó gợi lên những ý tưởng và hình ảnh liên quan. Quá trình nàycho phép dòng tư tưởng tuôn trào từ nơi trước đó chỉ tìm thấy một vài ý tưởng. Cáctừ khóa giúp chúng ta đưa ra những ý kiến liên quan với nhau thông qua phépliên tưởng. Những hình ảnh liên tưởng phức tạp có thể được tìm ra từ một vàitừ khóa. Ví dụ, từ một giọt nước, người ta có thể liên tưởng đến dòng sông Niagara cuộnsóng hay biển Đại Tây Dương bao la. Ghi lại càng nhanh càng tốt những suy nghĩ liên quanđến từ trung tâm. Hãy sử dụng các từ khóa. Đừng bận tâm đến những từ và cụm từ không phùhợp, chỉ tập trung diễn tả những điều cốt lõi và liên tưởng tạo cảm hứng cho bạn. 

3.Viết hoa những từ khóa: Viết hoa mang tới nhiều hình ảnh trong tâm tríbạn và giúp ghi nhớ dễ dàng hơn chữ viết thường. Trình bày những suy nghĩ của bạn với sốlượng từ khóa ít nhất. Bạn cần tối thiểu hóa sự lộn xộn và thoải mái đưa ra những liêntưởng sáng tạo.

  4. Ghi lại tất cả những gì xuất hiện trong đầu: Ghikín tờ giấy nhanh hết mức có thể bằng cáchviết hoa tất cả những liên tưởng tự nhiên xuất hiện cho dù chúng có vẻ tức cườivà không phù hợp. Nếu bạn gặp vướng mắc, hãy chọn bất kỳ suy nghĩ nào đótrên bản đồ và viết hoa những liên tưởng đầu tiên mà bạn có được từ suy nghĩ đó. 

  5.Kết nối: Hãy kết nối những từ khóa bằng các đường thẳng tỏa ra từ trung tâm.Khi đó, một suy nghĩ này sẽ được kết nối với một suy nghĩ khác tạo ra mối quanhệ giúp bạn tập hợp, sắp xếp ý tưởng của mình thành các nhóm. Thêm vào những từ phụ nếucần. Não bộ được sinh ra để nhìn nhận theo thứ tự và chúng ta tạo ra nhữngcấu trúc phức tạp để thực hiện điều đó. Các nhà tâm lý học nhận thấy, nếu cho một ngườivào một căn phòng có thiết bị kỳ lạ với những bóng đèn được mắc sao cho chúng sáng – tốingẫu nhiên, họ sẽ nhanh chóng nhận thức được những mô hình, lý thuyết đã biết để dự đoánbóng đèn nào sẽ sáng tiếp theo. Khi đã chìm đắm trong suy nghĩ về một vấn đề, người tasẽ thấy khó có thể không xem xét những hình ảnh đó và tạo ra những kết nối. 

6.Sử dụng những mô tả bằng hình ảnh: Màu sắc, tranh ảnh và kýhiệu có thể được sử dụng để đánh dấu những suy nghĩ quan trọng và trình bày mối quan hệ giữacác phần khác nhau trên bản đồ. Bạn có thể mã hóa bằng màu sắc cho các điểm chính: màuđỏ cho phần quan trọng nhất, màu xanh cho những điểm quan trọng thứ hai... Hoặc bạn cóthể dùng dấu hoa thị, chữ số, chữ cái hay ký hiệu hình học làm công cụ giúp sắp xếpnhững suy nghĩ. Những tranh ảnh và ký hiệu trừu tượng có thể dùng để kích thích khả năngsáng tạo của bạn do chúng kích hoạt não phải của bạn. 

7.Nhóm: Hãy sắp xếp những nhóm chính thành các chủ đề. Một bản đồ tư duy là tácphẩm trên giấy giống như cách não bộ tư duy. Nó mô tả sinh động các nhìn nhậncủa trí óc. Khi các ý tưởng của bạn đã được phân nhóm, bạn có thể chuyển từ góc độ ngườisáng tạo sang góc nhìn của người phê bình lần đầu tiên nhìn thấy những ý tưởng đó. Là mộtnhà phê bình, bạn có thể kiểm tra những liên tưởng của mình, thông tin còn thiếu và vùngcần nhiều ý tưởng hơn, nơi cần những ý tưởng tốt hơn. Sắp xếp các suy nghĩ theo dạng bảnđồ là công cụ giúp phát sinh những ý tưởng. Nó có thể chỉ ra các phần bạn cần thu thập thêmthông tin.

  8. Kiểm tra lại: Biểu đồ cây đầu tiên của Darwin còn thô sơ vàrời rạc. Theo quá trình nghiên cứu của ông, những biểu đồ trở nên phức tạp và chi tiết hơn.Tương tự, thiên tài nghệ thuật Vincent Van Gogh cũng đi theo quá trình kiểm tra lại như vậy.Ông đi từ cách nhìn nhận sáng tạo đến sự trình bày hoàn chỉnh theo các bước sau. Ôngbắt đầu với quá trình hình thành khái niệm cho đối tượng và vẽ nó trong một thời gian,có lẽ khoảng ba hoặc bốn tiếng. Sau đó, ôngvẽ một loạt những bức tranh về đối tượng, cố gắng tiến gần hơn cáchnhìn nhận của mình cho đến khi cảm thấy hài lòng. Theocách thực hiện tương tự, bằng việc liên tục rà soát lại, điều chỉnh và chi tiếthóa bản đồ tư duy, bạn sẽ giữ cho suy nghĩ của mình luôn chủ động và ngày càng tiếngần hơn đến câu trả lời cuối cùng. Luôn sẵn sàng kiểm tra lại bản đồ tư duy bằng việcthêm vào những ý tưởng mới hay loại bỏ những thành phần không phù hợp. Trìnhbày ý tưởng dưới dạng bản đồ cho phép bạn sắp xếp và tái sắp xếp những kháiniệm, những so sánh. Việc chuyển đổi các khái niệm và tổng hợp chúng thành cácnhóm mới thường gợi lên những ý tưởng mới. Bạn sẽ mô tả hình dưới đây như thếnào? Chúng là 12 dấu chấm tách biệt, không liên quan đến nhau. Tuy nhiên, docách chúng được nhóm với nhau mà chúng ta nhận thức chúng là các bộ chấm tách rời nhau.Thực tế, hầu như không thể nhìn nhận chúng theo bất kỳ cách nào khác. Bằng việc sắpxếp dấu chấm thành các nhóm, người ta đã tạo cho chúng một nhận dạng mới. Đây là điềuxảy ra khi bạn trình bày suy nghĩ của mình một cách sinh động dưới dạng bản đồ. Khi bạnsắp xếp suy nghĩ thành các nhóm, bạn đã có cách nhìn nhận mới và quá trình phát triển cóthể thực sự bắt đầu. Trong hình minh họa về những dấu chấm, bạn có thể chọn tập trung vào mộthay một nhóm dấu chấm cũng như cả ba nhóm riêng biệt cùng một lúc. Tương tự, khi bảnđồ hóa đối tượng của mình, bạn có thể nhấn mạnh những suy nghĩ riêng lẻ, một nhómsuy nghĩ hay toàn bộ đối tượng. Bản đồ tư duy là một phương pháp dễ thực hiện, giúpchuyển từ toàn thể đến bộ phận và từ bộ phận đến toàn thể. Bảnđồ tư duy cho nhóm Trong một nhóm, các cá nhân kết hợp năng lực của mỗi người để tạo ra bảnđồ tư duy của nhóm hay "ghi chép nỗ lực" của buổi tư duy nhóm. Đầu tiên, hãy đề nghịmỗi người lập một bản đồ tư duy về đối tượng, Sau khi có bản đồ của các cá nhân, hãy tạora bản đồ của cả nhóm, sử dụng giấy khổ lớnđể ghi lại cấu trúc cơ bản. Hãy dùng tờ giấy có thể che phủ một bứctường. Để người có khả năng lập bản đồ tư duy tốt hoặc cả nhóm vẽ bản đồ. Màusắc và các mã hiệu phải xác định trước để đảm bảo sự thống nhất và rõ ràng. Tấtcả những ý kiến được mọi người đồng tình, được ghi vào bản đồ. Nhữngbiến đổi Một khi đã hiểu nguyên lý cơ bản của việc bản đồ hóa ý tưởng, hãy thửcác biến đổi khác nhau cho đến khi bạn tìm ra phương pháp thực hiện hiệu quả nhất chomình. Dưới đây là một số gợi ý: Bản đồ tư duy động. Một cách thú vị để nhóm các suy nghĩ của bạn saukhi lập xong bản đồ tư duy là chép lại những từ khóa trong bản đồ lên những bộ phiếu liệtkê, nhóm chúng lại thành các chồng ý tưởng có liên quan đến nhau rồi dán lên tường. Việcnày giúp tạo ra một bản đồ tư duy động. Nguyên tắc cơ bản là: 1.Viết hoa những từ khóa từ bản đồ lên các phiếu, mỗi phiếu một từ. 2.Viết chủ đề trung tâm của vấn đề lên một phiếu khác màu và dán lên tường hoặcbảng. 3. Dán tất cả những phiếu đó lên tường hoặc bảng, xung quanh phiếu trungtâm. Nhóm những suy nghĩ có liên quan với nhau. Hoạt động chuyển suy nghĩ lênnhững phiếu giúp bạn dễ dàng sắp xếp, tái sắp xếp và so sánh những suy nghĩ. 4.Khi các phiếu đã được dán lên tường thành các nhóm, bạn có thể kiểm tra nhữngliên tưởng của mình, khám phá xem điều gì còn thiếu và những phần nào cầnnhiều ý tưởng hơn, nơi nào cần những ý tưởng tốt hơn. 5.Thêm những phiếu mới khi những suy nghĩ và mối quan hệ mới đến với bạn. 6.Nếu dán phiếu lên bảng hay một tờ giấy lớn, bạn có thể kết nối những suy nghĩcó liên quan bằng các mũi tên màu. Nếu trên tường, bạn có thể dùng ghim và dâyđể liên kết những phần có liên hệ Phương pháp này đưa bạn hoàntoàn vào trong đối tượng trước khi xây dựng bản đồ tư duy,rất giống cách bạn cảm thấy hoàn toàn chìm đắm trong một bộ phim hay một cuốntiểu thuyết. Họa sĩ người Tây Ban Nha Pablo Picasso đã đắm mình vào trong đốitượng trước khi vẽ nó. Kỹ năng của Picasso Picasso cho rằng họa sĩ vẽđể trút bỏ những cảm giác, hình ảnh và suy nghĩ. Ông tin rằng đâychính là tất cả bí mật của nghệ thuật. Khi Picasso đi dạo trong rừng, ông khôngnghĩ gì khác ngoài màu xanh của lá cây cho đến khi ông mắc "chứng khó tiêu hóa màuxanh lá". Để thoát khỏi cảm giác "đầy ứ" này, ông trút bỏ nó vào một bức tranh. Nhữngtác phẩm phong phú của Picasso chính là sản phẩm của quá trình liên tục "nạp đầy" và"trút bỏ tất cả" tâm trí của mình lên vải vẽ. Sau khi "nạp đầy" đốitượng, Picasso sẽ bắt đầu sáng tác nghệ thuật từ một số điểm bất kỳ, thựchiện một cách không hệ thống và bằng cách nào đó kết thúc với những điều sángtạo và độc đáo. Phương pháp này được thể hiện trong bộ phim Bí ẩn củaPicasso. Ông bắt đầu với một bông hoa, biến đổi nó thành một con cá, rồi thành một con gà -thay đổi liên tục nó từ đen trắng sang màu - từ đó nhào nặn lại trở thành chú mèo được conngười bao bọc. Khi Picasso vẽ, đề tài của ông thay đổi cùng với sự thay đổi của suy nghĩ.Theo ông, một bức tranh đích thực chỉ xuất hiện sau quá trình không tiết lộ những điều ẩntrong đó. Để thử nghiệm kỹ năng của Picasso, bạn hãy thu thập càng nhiều thông tinvề vấn đề càng tốt, ở dạng có thể đọc được dễ dàng như bản tóm tắt các bài báo và cuốnsách có liên quan, kinh nghiệm từ những vấn đềkhác, ý kiến của mọi người và hoạt động của đối thủ. Đọc kỹ tấtcả những thông tin trên nhanh hết mức có thể trong một thời gian cho đến khibạn được "nạp đầy" đối tượng. Sau đó, giống như Picasso đã thực hiện với tác phẩmnghệ thuật của ông, hãy bắt đầu từ một chủ đề bất kỳ và vẽ bản đồ tư duy cho nó, hãy đểnhững suy nghĩ tuôn trào khi bạn ở trong trạng thái "được kích họat". Hãy nhào nặn lạibản đồ mỗi khi suy nghĩ và chủ đề thay đổi, giống như Picasso đã biến đổi đối tượng vàchuyển đổi qua lại giữa các đề tài khi vẽ. Cuối cùng, tự hỏi bản đồ tư duy của bạn mang ý nghĩagì. Bạn đã hé mở được những điều gì trước đó bạn không biết? Bạn có nhận ra bất cứ môhình nào không? Nếu có, chúng gợi lên điều gì? Những giải pháp nào đột nhiên xuất hiệntrong tâm trí bạn? Nếu bạn để cho các thông tin tự nhiên phát triển thì những ý tưởng mớisẽ hình thành. Phiếu tư duy. Tư duy thuần túy có khả năng nảy nở và được đặc trưng bởi sự bùng nổ nhanhchóng các ý tưởng vốn gắn chặt trong suy nghĩ cố hữu của con người. Với bản đồtư duy, kỹ năng của Picasso sẽ kích hoạt những suy nghĩ có khả năng phát triển.Một cách khác để kích hoạt nhanh chóng dòng tư tưởng là sử dụng phiếu liệt kê. Trướctiên, bạn hãy thu thập và đọc các thông tin như đã mô tả trong mục "Kỹ năng của Picasso".Sau khi đọc những thông tin đó nhanh hết mức có thể và "nạp đầy" đối tượng, hãy viếtnhững suy nghĩ của bạn vào phiếu liệt kê càng nhanh càng tốt. Viết mỗi thẻ mỗisuy nghĩ, sử dụng từ và cụm từ khóa. Viết bất kỳ điều gì xuất hiện trong đầuthật nhanh. Hãy viết liên tục cho đến khi suy nghĩ của bạn dừng lại. Sau đó, sắp xếp cácphiếu thành các tập ý tưởng có liên quan đến nhau. Đọc lại chúng một lần nữa và thêm nhữngphiếu mới cho những suy nghĩ mới đến với bạn. Hãyviết đối tượng hay vấn đề trên một phiếu và dán lên tường hay bảng. Dán tất cảnhững phiếu khác xung quanh phiếu đối tượng. Nhóm những ý tưởng có liên quanvới nhau. Khi đã dán xong, hãy tìm những liên tưởng, kết nối, khoảng trống và phần bạncần thêm thông tin. Tiếp tục sắp xếp và tái sắp xếp những phiếu đó thành các nhóm mớicho đến khi có được cảm hứng. Kỹ năng của Picasso bắt đầu bằng việc nạp đầy thông tin về đối tượng từnhững nguồn khác nhau, sau đó tạo bản đồ tư duy cho các liên kết. Cuối cùng, những suynghĩ được nhóm lại và sắp xếp thành các bộphận hoặc chủ đề chung, những chủ đề phát triển từ bản đồ, lựa chọntrước hết để xác định chủ đề và thành phần cơ bản của vấn đề, sau đó lập bản đồcho mỗi chủ đề nhỏ. Sơ đồ theo chủ đề (Theme Mapping) KhiCharles Darwin dự định giải quyết vấn đề tiến hóa, ông chưa hoàn toàn sẵn sàngchấp nhận vấn đề lựa chọn tự nhiên. Ban đầu ông sắp xếp những suy nghĩ củamình thành tám chủ đề. Theo thời gian, ông loại bỏ một số chủ đề đầu tiên đó - như ýtưởng về thích nghi tuyệt đối. Một số được nhấn mạnh như ý tưởng về tính liên tục hoặc đượckhẳng định lần đầu tiên như ý kiến thay đổi là liên tục. Một số khác được nhận ra nhưtần suất biến dị. Những chủ đề này có được nhờ việc thay đổi suy nghĩ của ông. Ông đóngvai trò nhà phê bình khảo sát lại từ chính góc độ của mình, hay nhà sáng chế nghĩ ranhững giải pháp, ý tưởng mới và học viên tích lũy những thực tế mới trước đó không được chúý. Cách thức nguyên bản của việc lập bản đồ tư duy đơn giản là lập bản đồcho vô số suy nghĩ, sau đó loại bỏ những suy nghĩ vô nghĩa hoặc không thực tế bằng cách kiểmtra lại bản đồ đã lập vài lần. Những chủ đề và ý tưởng chính phát triển theo thời gian.Khi lập bản đồ cho chủ đề, mục đích là vạch ra những suy nghĩ và ý tưởng thực tế hơn, liên quanđến chủ đề hơn ngay từ đầu bằng việc thiết lập một hệ thống những chủ đề có liên quantrước. Đây là các nguyên tắc: 1. Đối tượng: Viết hoa hay vẽ đối tượng, vấn đề của bạn vào giữa một tờ giấy lớn. 2.Các chủ đề: Liệt kê những chủ đề, thành phần hay khía cạnh quan trọng của vấn đề. Số lượngchủ đề tốt nhất cho một bản đồ có thể kiểm soát được là từ 6 đến 8. Nếu bạn cónhiều hơn 8 chủ đề, hãy lập các bản đồ phụ. Hãy đặt câu hỏi: Những mục tiêu cụthể của mình là gì? Những điều gì bất biến trong vấn đề? Nếu vấn đề của mình là một cuốnsách, chương đầu tiên sẽ là gì? Những khía cạnh của vấn đề là gì? Ví dụ, bạn muốn cảithiện khả năng tư duy. Nếu khả năng tư duy được viết thành một cuốn sách, chương đầu tiêncủa nó là gì? 3. Các nhánh: Viết hoa những chủ đề quan trọng xung quanh vấn đề và kết nối chúng với nhaubằng các đường thẳng. Ví dụ, nếu vấn đề của bạn là "Dùng trí não để cải tiếnvấn đề", những chủ đề có thể là "Conngười", "Môi trường", "Tiềm năng", "Phương tiện hỗ trợ" và "Quytắc". Theo đó, các chủ đề được liên kết thành các nhánh của vấn đề. 4.Lập bản đồ tư duy: Bây giờ, hãy mở rộng suy nghĩ của bạn bằng cách lập bản đồ tư duy (xemnguyên tắc ở trên) với mỗi chủ đề là một nhánh riêng biệt. Hãy tự do liên tưởngvà tạo những liên hệ. Ví dụ, chủ đề "Quy tắc" dẫn đến những suy nghĩ quan trọngnhư "Số lượng", "Cái líp", "Hành động", "Kết hợp các ý tưởng",... Gợiý là, hãy mở rộng mỗi chủ đề hết mức có thể. Khi hoàn thành bản đồ tư duy chomỗi chủ đề, hãy tìm những liên kết và kết nối giữa những chủ đề tách biệt đó;xem xét kỹ lưỡng từng chủ đề để có những cảm nhận và ý tưởng mới. Chiếnlược sắp xếp những suy nghĩ sáng tạo xung quanh chủ đề cốt lõi là một chiếnlược được rất nhiều người tư duy sáng tạo ưa thích, trong đó có nhà thơ vĩđại T. S. Eliot. Bài thơ Vùng đất hoang được đánh giá là bài thơ nối tiếng nhất và cóảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX. Eliot bắt đầu bằng chủđề trung tâm là "sự suy tàn của chủ nghĩa cá nhân và sự khai hóa",chia nó thành một số lượng đáng ngạc nhiên những chủ đề nhỏ hơn. Mỗi dòng, đặc biệtmỗi khổ thơ chất chứa những ý nghĩa và tự nó có thể trở thành một bài thơ riêngvề một chủ đề riêng. Chiến lược này không chỉ truyền đạt cho người đọc mộtnghệ thuật thơ vĩ đại mà còn mang tới những thế giới khác nhau, mỗi thế giới lại có vô vàncách tiếp cận. Bản đồ hình sen Chiến lược của Eliot được bắt đầu bởi một chủ đề, chia nó thành các chủđề nhỏ hơn rồi tạo những biến đổi cho chúng. Yasuo Matsumura của Trung tâm nghiên cứu quảnlý Clover tại thành phố Chiba, Nhật Bản đã trình bày bản đồ hình sen, một kỹ năng tưduy sáng tạo mô phỏng chiến lược của Eliot.Bạn bắt đầu bằng một chủ đề trung tâm và mở rộng nó ra các chủđề, ý tưởng nhỏ hơn cho đến khi có được một số chủ đề nhỏ khác nhau, mỗi chủ đềlại có một vài cách tiếp cận. Trong bản đồ hình sen, các cánh quanh nhụy hoatượng trưng cho sự "hé nở", mỗi cánh là một thành phần hoặc chủ đề nhỏ hơn. Cách tiếpcận này hướng đến việc mở rộng vòng tròn cho đến khi vấn đề hay khả năng được hoàn toànkhám phá. Nhóm chủ đề lớn và chủ đề nhỏ được trình bày theo cách này hoặc cách khác đểđưa ra một số khả năng thực hiện. Nguyên tắc là: 1.Viết chủ đề trung tâm ở giữa biểu đồ. 2.Viết những ý tưởng hay ứng dụng vào các hình tròn ký hiệu từ A đến H xung quanhchủ đề trung tâm. 3. Dùng những ý tưởng viết trong những hình tròn làm các chủ đề trungtâm cho mỗi cánh hoa sen hay ô xung quanh. Như vậy, những ý tưởng hoặc ứng dụng bạn ghitrong hình tròn A sẽ trở thành chủ đề trung tâm cho A chính giữa, mức thấp hơn. Bây giờ,nó đã trở thành cơ sở để tạo ra 8 ý tưởng hay ứng dụng mới. 4.Tiếp tục quá trình đến khi hoàn thành bản đồ hình sen. Vídụ, hãy hình dung bạn muốn tăng giá trị cho tổ chức của bạn bằng cách tăng năngsuất hay giảm chi phí. Bạn sẽ viết "Tăng giá trị" vào ô trung tâm. Tiếp theo,viết tám bộ phận trong tổ chức mà bạn có thể tăng năng suất hay giảm chi phí trong cáchình tròn ký hiệu từ A đến H xung quanh ô trungtâm. Đồng thời viết tên những bộ phận đó vào những hình tròn kýhiệu tương ứng xung quanh biểu đồ. Lúcnày, mỗi bộ phận đại diện cho một chủ đề chính, giúp liên kết những ô xungquanh nó với nhau. Như trong bản đồ mẫu, từ "công nghệ" trong hình tròn ký hiệu Ađóng vai trò chủ đề cho nhóm những ô cấp dưới hơn. Vớimỗi chủ đề, bạn hãy cố gắng nghĩ ra tám cách để tăng giá trị. Nghĩ ra tám ýtưởng hay phương pháp bạn có thể sử dụng công nghệ để tăng năng suất hay giảm chiphí, tám ý tưởng hay phương pháp làm cho con người thêm sáng tạo hoặc phương phápgiảm chi phí, tám ý tưởng hay phương pháp để tăng giá trị cho các phương thức phânphối của bạn... Khi hoàn chỉnh toàn bộ biểu đồ, bạn sẽ có 64 ý tưởng hay phương pháp mới đểtăng năng suất hoặc giảm chi phí. Trong bản đồ hình sen, những ý tưởng này mở ra những ý tưởng và ứng dụngkhác. Do các phần hợp thành kỹ năng này rất linh hoạt nên những ý tưởng dường như ùatới bằng động lực của nó. Một chiến lược tư duy mạnh khác là tư duy hệ thống. Sự thật được tạo bởinhững đường cong nhưng chúng ta lại thiên về nhìn nhận thế giới này dưới dạng mộtđường thẳng, theo nguyên nhân và kết quả. Những thiên tài có xu hướng hành động theo cáchgọi là "vòng tương tác" hay "tương tác qua lại" hơn là theo nguyên nhân - kết quả mộtcách thẳng băng, máy móc. Nói chung, phương pháp tư duy này cho phép họ lần theo dấu vếtcủa cả một hệ thống những yếu tố có tác động qua lại với nhau. Freudnhìn nhận hoạt động tinh thần như "các hành vi và bộ phận đơn thuần tách rờivới toàn bộ sự tồn tại siêu nhiên" và tuyên bố "ý nghĩa" của một triệu chứngchỉ có thể được tìm ra trong mối quan hệ của nó với hệ thống lớn hơn. Einstein phủ nhậnnhững phương pháp tiếp cận ngành vật lý một cách máy móc và liệt kê vì ông nghĩ rằng chúngkhông quan tâm đến động lực sâu xa hơn của hệ thống và tập trung quá nhiều vào kết quả,dành không đủ sự quan tâm cho các quá trình. Freud và Einstein đều tin tưởng rằng nếubạn không nhìn nhận toàn hệ thống và các thành phần trong đó, bạn có thể bỏ qua nhiềumối quan hệ then chốt và cách chúng tác động qua lại tới nhau. Bảnđồ hệ thống Hãy xem xét sự sáng tạo của tự nhiên. Tự nhiên không chỉ tạo ra lá cây.Nó còn tạo ra các cành, thân và rễ đi kèm với lá. Tự nhiên tạo ra cả một hệ thống nhữngyếu tố tác động qua lại với nhau. Tương tự, Edison không chỉ phát minh ra bóng đèn điện -những người khác cũng đã sáng chế ra đèn điện. Ông phát minh ra toàn bộ hệ thống thiếtthực dùng trong chiếu sáng bao gồm máy phát điện, ống cách điện và phương tiện chia nhỏdòng điện để chiếu sáng một lượng lớn bóng đèn. Mộtchiến lược giúp tư duy hệ thống là bản đồ hệ thống. Bản đồ hệ thống sẽ đưachúng ta từ chỗ tập trung vào các bộ phận sang nhìn nhận toàn thể và từ việc xem xéthình ảnh tĩnh, tức thời sang sáng tạo những khả năng trong tương lai thông qua việc nhìnnhận những mối quan hệ và liên kết mới giữa các thành phần khác nhau. 1.Khi có trực giác nhạy bén cùng với một bản đồ chi tiết về những thành phần khácnhau tác động qua lại, bạn sẽ bắt đầu nhận ra những động lực sâu xa hơn củavấn đề và nhìn nó theo một cách khác. Các nguyên tắc để tạo ra một bản đồ hệ thống là:Viết một từ một cụm từ ngắn gọn để nhận dạng đối tượng của mình. Đặt từ đó ở giữa trang giấyvà khoanh tròn lại. Đối tượng của bạn có thể là bất kỳ điều gì: sự sụt giảm doanh thu,đào tạo và phát triển, marketing, thị trường trong tương lai, tái tổ chức đoàn thể... Vídụ: Một chi nhánh bảo hiểm làm việc theo đơn đặt hàng và môi giới các gói cướcbảo hiểm giữa nhà cung cấp và các tổ chức. Họ đang quan tâm tìm kiếm cáchthức để cải thiện khả năng kinh doanh. Đối tượng của họ là "cải thiện kinh doanh". 2.Nhận thức những thành phần chủ đạo: Đó là những phần lĩnh vực cần phải xem xét. Thườngcó từ ba đến sáu phần chủ đạo cần quan tâm (như công ty, đối thủ cạnh tranh,môi trường, khách hàng). Theo Buckminster Fuller, ba yếu tố là số lượng tốithiểu cần có khi xây dựng một cấu trúc hoặc mô hình. Thậm chí khi số lượng yếu tố ít, nếu tấtcả các yếu tố đều có ảnh hưởng qua lại và liên quan đến nhau thì chỉ một số lượng vừa phảitác động phức tạp cũng có thể gợi lên nhiều điều. Freud có khả năng xử lý nhiều kháiniệm phức tạp với một mô hình đơn giản của mình về bản ngã, vô thức và siêu ngã; WaltDisney lại có khả năng đóng vai trò Kẻ mộng mơ, Người thực tế và Nhà phê bình khi sáng tạoý tưởng. Phương trình nổi tiếng của Einstein minh họa cho những mô hình thuộcđộng lực học dựa trên ba yếu tố tác động tương hỗ tới nhau. Vẽcác thành phần chủ đạo của bạn là những hình tròn tách biệt và liên kết chúngvới đối tượng trung tâm. Ví dụ: Những thành phần chủ đạo của cải thiện kinh doanh là "Công ty","Nhà cung cấp bảo hiểm", "Tập thể khách hàng" và "Môi trường". 3.Nhận thức những ảnh hưởng đến mỗi thành phần. Mỗi ảnh hưởng dù tích cực haytiêu cực đều là nguyên nhân và kết quả. Không có tác động chỉ theo một chiều.Thiên tài tập trung vào "mối quan hệ" giữa các đối tượng hơn là vào bản thân những đốitượng đó. Trong Thuyết vạn vật hấp dẫn, Isaac Newton đã nêu rõ: không chỉ có quá trìnhMặt Trời hấp dẫn sao Mộc và sao Mộc hấp dẫn Mặt Trời mà còn có quá trình Mặt Trời và saoMộc cố gắng tiếp cận nhau. Gợi ý ở đây là nhận thức và kết nối càng nhiều càng tốt những ảnh hưởngvới mỗi thành phần. Một số ví dụ về những tác động thông thường là: A.Tác động tới một công ty: thiết kế sản phẩm, nhà cung cấp, lực lượng lao động,công tác quản lý, nguyên liệu, phương pháp, máy móc, kế hoạch tài chính, kênhphân phối, nhân viên bán hàng. B. Tác động tới một khách hàng: sự cạnh tranh, nền kinh tế, nhu cầu, mụcđích. C. Tác động tới môi trường: nền kinh tế, kỹ thuật, nhân khẩu học. Trongví dụ của chúng ta, tác động lên công ty bảo hiểm là kỹ thuật, quá trình cắtgiảm chi phí, sự cạnh tranh, công tác quản lý, vận hành và dịch vụ. Chìakhóa để nhìn nhận thực tế là xem xét theo các đường tròn tác động hơn là theo các đườngthẳng. Bằng việc liên kết những tác động với các thành phần chủ đạo, chúng tathoát khỏi sự áp đặt của trí não, điều tất yếu đến từ lối tư duy theo đườngthẳng. Mỗi vòng tròn đều nói lên một sự kiện. Với việc bản đồ hóa các dòng ảnh hưởng, bạn cóthể nhìn thấy các mô hình và xu hướng chủ đạo. 1. Nhận thức và kết nối cácnhân tố với mỗi ảnh hưởng. Bước này dẫn tới một quá trình đặt câuhỏi, thường gợi mở những xu hướng và phát triển mới. Điều gì tác động lên cácảnh hưởng? Điều gì đang xảy ra? Những xu hướng và sự phát triển hiện tại làgì? Những thay đổi hiện thời nào tác động đến ảnh hưởng đó? Liệt kê càng nhiều nhân tố càngtốt và kết nối chúng với mỗi ảnh hưởng. Trong ví dụ của chúng ta,những nhân tố quan trọng của ảnh hưởng "Kỹ thuật" lên thành phần"Khách hàng" là "Fax", "Hệ thống máy tính", "Cơ sở dữ liệu", "Internet", "Hộithảo từ xa" và "EDI". 2. Xác định những ảnh hưởng và nhân tố ưu tiên. Quyết định ảnh hưởng nàovà tác nhân hoặc thay đổi nào có tác động lớn nhất lên hệ thống, hay ảnh hưởng nàocó khả năng tác động nhiều nhất. Sử dụng bút màu để mã hóa bằng màu sắc cho các ảnhhưởng. Màu đỏ - chủ đạo; màu xanh lục - trung bình; màu vàng - không ảnh hưởng. Trong vídụ của chúng ta, những ảnh hưởng chủ đạo là "Thu hẹp quy mô", "Cắt giảm chi phí" và"Kỹ thuật". 3. Phân tích những yếu tố có tác động chủ đạo. Những tác nhân là tíchcực hay tiêu cực? Tại sao lại xảy ra thay đổi? Chúng có phản ánh một xu hướng hoặc biến cốngắn hạn không? Những nguyên nhân có thể của thay đổi là gì? Hãy mã hóa bằng màu mỗi yếutố như đã làm với tác động của chúng. Trong ví dụ của chúng ta, chi nhánh nhận ra làtiến bộ kỹ thuật sẽ mang lại cho các hãng bảo hiểm và công ty khách hàng những phương tiệnđể loại bỏ trung gian, đại lý. Sớm muộn, các công ty khách hàng cũng sử dụng chính khảnăng tin học của mình để rà soát cơ sở dữ liệu toàn phần rồi chọn, điều chỉnh theo đơnđặt hàng một gói bảo hiểm tốt nhất trong quá trình cắt giảm các đại lý trung gian. Nếuđại lý bảo hiểm sử dụng lối kích não truyền thống liệt kê một chuỗi các nguyênnhân - hệ quả một chiều, họ sẽ không thể nhận thấy mối liên hệ giữa kỹ thuật vàviệc cắt giảm chi phí lại chi phối lĩnh vực của họ. Hãy hình dung những khó khăn khi sửdụng ngôn ngữ hàng ngày để diễn giải những thành phần trong lĩnh vực, tác nhân của cácthành phần, nhân tố chủ đạo của tác nhân và mỗi quan hệ qua lại giữa chúng. Tuynhiên, khi đại lý bảo hiểm bản đồ hóa và khai thác mối liên hệ giữa công nghệvà khả năng cắt giảm chi phí đối với họ, với hãng bảo hiểm, với công ty kháchhàng và với môi trường, nhiều khả năng họ sẽ nhận thức được đó là thách thức chủ yếu. 4.Kích não (brainstorming): Chọn một mục nhân tố có ảnh hưởng và nghĩ ra càngnhiều ý tưởng, khả năng hay giải pháp càng tốt. Trong ví dụ của chúng ta, đại lýbảo hiểm nhận thấy vấn đề thay đổi kỹ thuật và quan tâm cắt giảm chi phí cho công ty là mộtxu hướng lâu dài, không chịu ảnh hưởng của bất kỳ thay đổi dịch vụ nào. Họ quyết định kíchnão để tìm ra phương pháp hoàn thiện dịch vụ bao gồm những giải pháp nhanh chóng vàtùy biến theo yêu cầu của khách hàng, những loại hình thông tin gia tăng giá trị mới,dịch vụ đặc biệt có lợi thế trên thị trường cùng những phương pháp cải thiện đáng kể dịch vụtheo nhu cầu của khách hàng trong mọi hoạt động. Bảnđồ hệ thống giúp chúng ta cấu trúc lại vấn đề. Nói cách khác, ta có thể độtnhiên nhìn nhận vấn đề theo một cách khác và có khả năng xem xét nó như một câu hỏikhác. Trong ví dụ của chúng ta, chi nhánh bảo hiểm bắt đầu bằng việc tìm kiếm phươngthức cải thiện dịch vụ đang có và kết thúc là hoàn thiện công việc kinh doanh. Bảnđồ hệ thống có một số ích lợi sau: • Bản đồ nói lên một sựkiện. Kỹ năng chính để nhìn thấy "sự kiện" đó là: những thành phần củađối tượng tác động qua lại như thế nào, mô hình thay đổi xuất hiện ra sao vàcác mô hình đó có thể ảnh hưởng như thế nào. Einstein không thực hiện một thínghiệm, không tập hợp một thông tin mới mẻ nào và cũng không phát minh điều gì mới trướckhi tạo ra Thuyết tương đối. Điều Einstein đã làm là nói lên một "sự kiện": khônggian, thời gian và năng lượng tác động tương hỗ ra sao, những khái niệm đó có ảnh hưởng vàbị ảnh hưởng như thế nào. • Bản đồ giúp chúng ta nhìn nhận và giữ "bức tranh tổng thể". Nhàđiêu khắc vĩ đại Auguste Rodin nhận thấy nhiệm vụ của thiên tài là giữ được "ý tưởng bao quát".Rodin cho rằng người đó phải bảo vệ không mệt mỏi ý tưởng khái quát đó cũng như khôngngừng tiếp cận và kết nối nó gần với những chi tiết nhỏ bé nhất của tư duy. •Bản đồ giúp chúng ta nhìn nhận mối quan hệ và sự liên quan giữa những nhân tốchủ đạo hơn là chuỗi nhân - quả. Thiên tài trong âm nhạc củaMozart không đơn giản là từ khả năng sắpxếp, chơi những nốt nhạc đặc trưng và điều chỉnh chất lượng âm thanh như nhịpđiệu, cường độ, cung bậc bằng đôi bàn tay của mình. Tài năng của ông bao gồmviệc cảm nhận và diễn tả những mô hình, những quan hệ sâu xa và cả thế giới thông qua âmnhạc. • Bản đồ giúp chúng ta nhận thức được những quá trình thay đổi hơn làmột chuỗi hình ảnh tĩnh không có quan hệ với nhau. Tài năng của Leonardo daVinci là khả năng xem xét "quá trình tạo ra kết quả" chứkhông phải "kết quả tạo bởi quá trình". •Bản đồ hệ thống còn cho phép chúng ta xem xét các chi tiết. VớiFreud, chính những chi tiết có vẻ mâu thuẫn với bốicảnh hoặc những thừa nhận truyền thống, điển hình lại thường trở thànhyếu tố then chốt trong suy nghĩ sáng tạo của ông. Sức mạnh trong chiến lược, sự thiêntài của Freud là khả năng tìm thấy những điều quan trọng trong vô vàn chi tiếtmà hầu hết mọi người bỏ qua. Freud tin rằng trình bày ý tưởng, một khi đã nêulên được một thực tế riêng lẻ trong toàn bộ mối quan hệ của nó, chúng ta sẽ suy luận đượckhông chỉ sự kiện dẫn tới nó mà cả những kết quả tiếp sau đó. Ví dụ như nghiên cứu củaFreud về trí nhớ của Leonardo da Vinci là một hình thức trình bày niềm tin: một phần bất kỳhệ thống nào cũng là một vài cách biểu hiện cho toàn thể. Hãy tưởng tượng bạn đangtrong một thính phòng lớn. Ở bên trên, bạn nhìn thấy nhiều bóngđèn. Mỗi đèn tách biệt với những cái khác và khi đánh giá theo hướng đó, bạn cóthể nghĩ chúng tồn tại riêng lẻ. Nhưng bây giờ hãy suy nghĩ xa hơn. Mỗi bóngđèn riêng rẽ trên là một bộ phận truyền sáng và không có nhiều nguồn sáng mà chỉ có một.Một nguồn sáng đó xuất hiện thông qua các bóng đèn khác nhau. Tươngtự, khi nhìn thấy một đối tượng, bạn có thể nghĩ các thành phần của nó tách rờinhau và tồn tại riêng rẽ. Bản đồ hệ thống mang tới cho bạn một phương phápnhìn nhận một cách trực quan tác động tương hỗ giữa các thành phần như thế nào để tạo nênđối tượng. Đối tượng duy nhất đó xuất hiện thông qua những thành phần, những ảnh hưởngvà nhân tố khác nhau. Lập bản đồ cho những điều kiện cực độ Lậpbản đồ hệ thống bao gồm hai bước tiến hành: giai đoạn hình thành - trong đó đối tượngđược bản đồ hóa, tiếp sau đó là giai đoạn phát hiện - khi đó bản đồ được khảosát tỉ mỉ để tìm ra những giải thích và ý tưởng có thể có. Khi đã trình bàyđược động lực của vấn đề, chúng ta sẽ thu được hiểu biết sâu sắc và các ý tưởng bắt đầu tuôntrào. Một cách khác để trình bày rõ ràng động lực của vấn đề hay tình huống là lập bản đồcho những điều kiện cực độ của nó (những thái cực). Leonardoda Vinci nhận thấy để thật sự hiểu thấu một đối tượng, bạn nên kiểm tra nó dưới cácđiều kiện cực độ. Trước hết, ông sẽ nhận diện những nhân tố quan trọng của đốitượng thông qua việc quan sát hoặc hình dung, rồi khảo sát kỹ lưỡng những nhântố này dưới những điều kiện khác nhau, đặc biệt dưới điều kiện cực độ. Ví dụ, đểhiểu giải phẫu người, da Vinci kiểm tra nhanh bằng một loạt câu hỏi: Khi con người tăng khốilượng, cơ quan nào sẽ tăng trọng đầu tiên? Khi cơ thể bị đói, cơ quan cuối cùng nào bị thunhỏ lại? Khi đẩy đối tượng của mình vào những điều kiện cực độ, bạn sẽ nhanh chóng phát hiệnra các phần quan trọng, các quan hệ quyết định và các nguyên lý điều khiển nó. Bảnphân tích phạm vi tác động Bản phân tích phạm vi tácđộng là một kỹ năng hiệu quả được nhà tâm lý học xã hội Kurt Lewinđưa ra để nhận thức một cách trực quan những tác động tích cực hoặc tiêu cựcảnh hưởng đến đối tượng hoặc tình huống bằng việc đẩy nó tới thái cực nàyhoặc thái cực khác. Chúng ta có xu hướng nhìn nhận đối tượng ở trạng thái tĩnh và ổn định.Nhưng thế giới lại luôn trong trạng thái biến động liên tục, các đối tượng và mối quan hệrất linh hoạt và luôn thay đổi. Tác động có lợi hay bất lợi luôn xô đẩy hay lôi kéo đối tượngvề thái cực này hoặc thái cực khác. Phân tích phạm vi tác động là một phương pháp khảo sát tỉmỉ các tác động để tìm ra một cách thức thích hợp nắm bắt chúng. Kỹ năng này có thể giúpbạn: • Giải thích rõ hơn thách thức của bạn là gì. •Đưa ra một bản đánh giá kỹ lưỡng về tất cả các nhân tố có liên quan. •Nhận diện được những điểm mạnh bạn có thể sử dụng tối đa. •Nhận diện được những điểm yếu mà bạn có thể hạn chế tối thiểu. •Bổ sung những điểm mạnh. Để tạo ra một biểu đồ phạm vi tác động, hãy: 1.Viết ra thách thức mà bạn đang cố gắng giải quyết. 2.Xác định các mức độ cao nhất. Ở bên trái tờ giấy, mô tả viễn cảnh tồi tệ nhất.Cũng trên dòng đó, ở bên phải, mô tả viễn cảnh tốt đẹp nhất. 3.Ở giữa, liệt kê tất cả những nhân tố hay điều kiện quan trọng của đối tượnghoặc tình huống. Việc liệt kê nhiều nhân tố quan trọng hết mức có thể rất có íchkhi xây dựng biểu đồ. 4. Khi liệt kê các điều kiện, bạn sẽ nhận thấy một số tác động kéo bạnvề phía trường hợp tốt nhất trong khi một số khác lại đẩy bạn về phía rủi ro. Vẽ một đườngthẳng phản ánh nhân tố đó đang đẩy bạn đi hay kéo bạn trở lại và đặt dấu X ở vị trí bạncho rằng hiện tại mình đang ở đó. 5. Cuối cùng, kiểm tra lạitất cả các dấu X và đặt một dấu X trên đường đánh giá chung kéo dàitừ "viễn cảnh tồi tệ nhất" đến "viễn cảnh tốt đẹp nhất". Điều này mang lại hìnhảnh tức thời về vị trí của bạn lúc đó. Trongví dụ dưới đây, tình huống để phân tích là vấn đề tư duy sáng tạo. Một cá nhânđang quan tâm đến việc trở thành một người suy nghĩ sáng tạo và quyết địnhphân tích khả năng sáng tạo của mình. Anh ta mô tả viễn cảnh tốt đẹp nhất là "Trở thànhLeonardo da Vinci" và viễn cảnh tồi tệ nhất là "Trở thành kẻ ngu dốt". Ở giữa có liệt kê nhữngnhân tố tư duy sáng tạo nổi bật. Một số nhân tố đang được "kéo" về phía trường hợp tốt nhất và một số lạibị đẩy về hướng trường hợp tệ nhất. Có ba lựa chọn để đưa dấu X về phía viễn cảnh tốtđẹp: 1. Tối thiểu hóa hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực. 2.Tối đa hóa những tác động tích cực. 3.Bổ sung những động lực tích cực. Trongví dụ, người đó có thể chọn đưa ra những phương pháp tối thiểu hóa các tác độngbất lợi bằng cách điều chỉnh chúng. Ví dụ: anh ta có thể tăng năng lực tạo ýtưởng bằng việc tự đưa ra cho mình chỉ tiêu ý tưởng hàng ngày, dành một tiếng mỗi ngày đểtư duy sáng tạo, đọc các cuốn sách về tư duy sáng tạo để học hỏi các kỹ năng, bắt đầu rènluyện thói quen tư duy sáng tạo như học cách liều lĩnh hay trở nên kiên định hơn bằng việckhông chấp nhận từ bỏ một ý tưởng cho đến khi làm cho nó thực hiện được. Hoặcanh ta có thể chọn củng cố một số tác động tích cực bằng cách tiếp tục dànhnhiều nỗ lực cho sự quan tâm đến tư duy sáng tạo của mình, cải thiện khả năngtrình bày bằng cách nghiên cứu vấn đề càng nhiều càng tốt và nhờ người giám sát đưa ra một ýtưởng sáng tạo cho một trong số những mục tiêu hợp lý của mình trong quá trình làmviệc. Anh ta cũng có thể tạo ra các động lực mới để đẩy lùi những lực tác động tiêu cực: nângcao kỹ năng vẽ để trình bày vấn đề bằng hình ảnh cũng tốt như bằng lời nói và tăng cườngnhững yếu tố thúc đẩy khả năng phân tích. Giá trị đặc biệt của việcphân tích vượt ra khỏi cách thức chúng ta lập biểu đồ và đánh giá cácnhân tố. Trong ví dụ, dấu X trên đường đánh giá chung từ "da Vinci" đến "kẻ ngudốt" bị trôi về phía "kẻ ngu dốt". Các nhân tố liên quan đến kỹ năng tư duy, sảnsinh ý tưởng, kỹ năng cụ thể đều hướng về trường hợp tệ nhất. Cuối cùng, động lực vốn cócủa các nhân tố thành phần đã chỉ ra rõ ràng người đó phải đưa ra các ý tưởng và việclàm tích cực để đảo ngược tác động, đưa những nhân tố trên hướng về phía trường hợp tốt. Vídụ: để cải thiện đáng kể khả năng tư duy sáng tạo (đưa dấu X về phía viễn cảnh tốt nhất),người đó có thể đăng ký một lớp học tư duy sáng tạo, tham dự các buổi hội thảo mở vềsáng tạo và yêu cầu người giám sát đưa một chuyên gia sáng tạo về hướng dẫn công việc cho côcùng các nhân viên. Khi Mozart sáng tác, ông bắt đầu bằng một cấu trúc lớn của tác phẩm -hình thức và động lực cơ bản của nó. Khi đã phối hợp các chi tiết quan trọng của toàn bộcấu trúc, Mozart quay trở lại điều chỉnh và chau chuốt các chi tiết đó theo hướng "viễn cảnhtốt đẹp nhất" cho tác phẩm của mình. Đôi khi công việc này gợi cho ông cảm hứng thêm vào mộthướng âm nhạc mới cho tác phẩm. Ông sẽ hào hứng chuyển sang việc hợp nhất chiều hướngđó vào trong bản nhạc. Việc này tương tự cách chúng ta xử lý các nhân tố trong phântích phạm vi tác động. Hãy cùng nhau xem xét khả năng giành được một hợp đồng kinh doanh quantrọng. Việc đầu tiên chúng ta phải làm là xây dựng một bản phân tích phạm vi tácđộng với viễn cảnh tốt đẹp nhất là có được hợpđồng và viễn cảnh tồi tệ nhất là mất hợp đồng đó. Tiếp theo, các nhântố được liệt kê và vẽ biểu đồ như sau: Trongtình huống này, chúng ta có sản phẩm cao cấp hơn tuy nhiên giá cả lại cao hơn,đối thủ của chúng ta được khách hàng đánh giá tốt hơn. Mặt trình bày sảnphẩm của chúng ta kém và có cảm nhận rằng người mua không thích nhân viên bán hàng. Chúngta rõ ràng có khả năng mất hợp đồng kinh doanh nếu không thực hiện những hành động cụthể. Để cải thiện cơ hội của mình, chúng ta có thể: •Cung cấp một khoản vốn để bù đắp chênh lệch giá cả. •Giới thiệu những nhân viên hỗ trợ (quản lý sản phẩm, kỹ sư...) để bù đắp mặt giớithiệu sản phẩm kém và cảm giác khó chịu đối với người bán hàng. •Nhấn mạnh vào dịch vụ khách hàng để bù lại thiện cảm tốt hơn đối với đối thủ. •Đưa ra những nhận xét từ khách hàng đã hài lòng. Mộtbản phân tích phạm vi tác động của hình huống kinh doanh cho phép chúng ta nhận thứcđược khả năng giành được công việc kinh doanh dựa trên thực tế và mang lại cơhội tạo ra các lựa chọn ý tưởng để chuyển tác động theo hướng tích cực. Cũngnhư Mozart sau khi được khơi nguồn cảm hứng để kết hợp một hướng âm nhạc mới vào tácphẩm - kết quả của quá trình hoàn thiện, bản phân tích tạo cảm hứng để chúng ta kết hợpkhoản vốn, nhân viên hỗ trợ và dịch vụ khách hàng (các hướng mới) vào tình hình kinhdoanh. Kích não trực quan Các thiên tài sáng tạo sửdụng một lượng lớn những phương tiện đồ họa để định hướng suy nghĩvà truyền đạt ý tưởng. Một số sử dụng biểu đồ hoặc bản đồ. Số khác xây dựng cácmô hình ba chiều, dựa trên khoa học tự nhiên. Ví dụ như Francis Crick vàJames Watson xây dựng và thử nghiệm các mô hình ba chiều về chuỗi đơn và chuỗi kép, dẫntới khám phá hình dạng "xoắn kép" của phân tử ADN, giúp họ giành được giải thưởng Nobelvào năm 1962. Một số thiên tài khác nữa, như Martha Graham, sử dụng những hìnhvẽ và phác thảo đơn giản, nhỏ lẻ dưới dạng giản đồ. MarthaGraham, thiên tài sáng tạo trong lĩnh vực múa hiện đại, đã bất chấp những quyước trong bộ môn ballet truyền thống và tạo ra ngôn ngữ múa của riêng mìnhvới những hình vẽ và phác họa đơn giản. Cuốn sổ ghi chép của bà dày đặc những hình vẽ vàphác thảo ý tưởng, suy nghĩ. Chúng cho phép bà nhận thức chúng mà không phải sử dụng từngữ. Hầu như mỗi điệu múa mới đều nổi lên với nhiều thách thức hơn những bước nhảy trướcđó. Nhà soạn nhạc John Corigliano, người có nhiều tác phẩm được ca ngợi baogồm vở opera "Những hồn ma tại cung điện Versailles", cũng chuẩn bị cho một tác phẩmmới theo cách tương tự. Khi xây dựng một tác phẩm âm nhạc, trước tiên, ông không tạora âm nhạc hay từ ngữ. Thay vào đó, ông phác ra những ý tưởng và suy nghĩ của mình, đôikhi chỉ vẽ những hình trừu tượng. Trong hình minh họa dưới đây, người viết đã sắp xếp một cách trực quanchữ cái T, P và số 8 thành một hình ảnh tổng hợp. Phần lớn mọi người dễ dàng nhận ra đây làmột chiếc vồ đang đánh những quả bóng qua một vòng sắt trong trò chơi cricket. Độnglực của hình vẽ ngay lập tức gợi lên một cảm nhận riêng biệt. Nếuyêu cầu bạn tổng hợp chữ cái T, P và số 8 thành trò chơi cricket, bạn sẽ nhậnthấy điều đó khó thực hiện, nếu không nói là không thể, khi không vẽ hay phác ranhững khả năng khác nhau. Thực tế, nếu đọc kỹ một mô tả chi tiết làm thế nào có thể kếthợp chữ T, P và số 8 để trình bày trò chơicricket, bạn sẽ vẫn thấy khó có thể hiểu được nếu không hình dung vàvẽ nó ra. Chúng ta biết nhiều hơn những điều chúng ta có thể nói bằng lời. Ví dụ,chúng ta biết khuôn mặt của người bạn thân nhất và có thể nhận ra nó giữa hàng triệu khuônmặt khác, nhưng chúng ta thường không thể nói đã nhận diện nó như thế nào. Rất nhiềukiến thức của chúng ta không thể diễn tả bằng ngôn từ. Thực tế, những thử nghiệm đã chứngminh con người khi được yêu cầu tả lại trên giấy khuôn mặt người bạn thân trước khinhận diện nó, những mô tả được viết ra đã ngăn cản đáng kể khả năng nhận ra khuôn mặt đó.Tuy nhiên, khi được yêu cầu vẽ hay phác thảo khuôn mặt người bạn thân, người ta có thểnhận thức xem anh ấy hay cô ấy trông như thế nào và do đó nhận diện được nhanh hơn. Kíchnão trực quan là nỗ lực sử dụng hình vẽ và phác thảo để nhận thức và nắm bắt ý tưởng.Gợi ý cơ bản là hãy vẽ ra một phác thảo về việc vấn đề đó sẽ được giải quyết rasao. Những phác thảo có thể trừu tượng, biểu tượng hoặc thực tế. Vẽ giải phápcho vấn đề của bạn. Sau đó, xem lại và chỉnh sửa nó bằng cách điều chỉnh hoặc tạo nhữngphác thảo mới trong thời gian tối đa. Cuối cùng, xây dựng giải pháp cuối cùng từ mộttrong số những phác thảo hoặc từ các phần của những phác thảo khác nhau đó. Cácnhóm Các thành viên tham gia được dành năm phút để vẽ những phác thảo về cáchgiải quyết vấn đề. Những phác thảo có thể trừu tượng, mang tính biểu tượng hoặc hiệnthực. Không được phép trao đổi. Sau năm phút, người tham gia chuyển những hình vẽ củamình cho người bên phải. Họ xem lại những phác thảo nhận được, thêm vào những đườngnét, điều chỉnh hình vẽ hoặc tạo một phác thảo mới trên cùng trang giấy đó. Tiếp theo họlại chuyển bản vẽ sang cho người ngồi bên phải. Quá trình điều chỉnh và trao đổi nhữngphác thảo đã được điều chỉnh tiếp tục trong vòng 30 phút. Cuối cùng, những người tham giathu lại và kiểm tra tất cả các bản vẽ, chọn ra một giải pháp cuối cùng hoặc xây dựng giảipháp cuối cùng từ các phần của những phác thảo khác nhau.      

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro