dowanthe.phanbocaccathetrongwanthe.cautructuoi.wanthewanxa.4567

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4: Khái niệm về mật độ quần thể? Tại sao nói mật độ quần thể là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của quần thể? Các phương pháp xác định mật độ quần thể? Nghiên cứa mật độ quần thể có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

Khái niệm: Mật độ quần thể được xác định bằng số lượng cá thể trong một đơn vị diện tích hoặc đơn vị thể tích. Tương ứng với mật độ thì quần thể có 1 sinh khối. Sinh khối được xác định bằng khối lượng sinh vật trong một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị thể tích.

ví dụ: - mật độ : 50 cây/ 1m2; 100 con/1m3

- sinh khối: 100kg/1m2; 50kg/m3

Mật độ quân thể là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của quần thể vì:

Mật độ và sinh khối quần thể là chỉ tiêu phản ánh mức độ phong phú của quần thể, khả năng cạnh tranh giữa các cá thể và mức độ tác động của quần thể với môi trường.

Mỗi quần thể có một mật độ và sinh khối riêng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường và cấu trúc nội tại của quần thể.

Các phương pháp xác định mật độ quần thể:Người ta thường dùng các phương pháp sau:

- Kiểm kê tổng số.

- Lấy mẫu theo diện tích.

- Đánh dấu và bắt lại (đối với các quần thể động vật hiếu động và côn trùng): bắt một số lượng cá thể theo quy định, đánh dấu và thả ra. Sau một thời gian bắt lại và xác định tỉ lệ số cá thể bị bắt lại. Trên cơ sở đó có thể đánh giá số lượng cá thể của quầ thể. Ví dụ: bắt và đánh dấu 100 cá thể sau đó thả ra môi trường. Sau một thời gian bắt lại 100 cá thể thấy có 10 cá thể được đánh dấu, từ đó suy ra số lượng cá thể của quần thểtheo công thức: 100/p = 10/100 => p = 1000.

Nghiên cứa mật độ quần thể có ý nghĩa trong thực tiễn:

- Phân bố các quần thể cho hợp lí, tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể.

- Xác định được mật đọ thích hợp cho từng loài.

- Tránh được sự tác động ấu của các quần thể với môi trường.

Câu 5: Trong tự nhiên các cá thể trong quần thể phân bố theo hình thức nào là chủ yếu? vì sao?

Sự phân bố cá thể theo không gian chủ yếu theo 3 dạng: phân bố đều (A); phân bố ngẫu nhiên (B); phân bố hội tụ (C) - (H2)

.

Sự phân bố đều thường ít gặp. chỉ gặp trong những trường hợp có sự phân bố đều về môi trường hoặc có sự cạnh tranh gay gắt của các cơ thể trong quần thể. Phân bố đều có thể gặp ở các quần thể cây rừng có độ cao tương đối và có tán cây tạo thành một diện tích che phủ nhất định; Các quần thể cây bụi vùng hoang mạc, thông núi, các loài cỏ, một số loài côn trùng, cá dữ,...hoặc ở các quần thể nhân tạo (lúa, rừng trồng).

Phân bố ngẫu nhiên là kiểu phân bố ít gặp, thường chỉ gặp trong các trường hợp có sự phân bố đồng đều các điều kiện sống của môi trường hoặc những cá thể ít phụ thuộc vào nhau hoặc không có điều kiện kết hợp thành nhóm. Một số quần thể có sự phân bố ngẫu nhiên, ví dụ như: các quần thể ấu trùng sâu bọ nở từ trứng, các quần thể động vật thân mềm (Mullinia lateralis) trong bùn phù sa vùng triều, quần thể sâu xám (Agrolis segetum), sâu cải (pieris rapae)...trong môi trường đồng điều về các điều kiện sống.

Sự phân bố đều và ngẫu nhiên có ưu điểm là giảm bớt được sự cạnh tranh về mặt dinh dưỡng, hạn chế được sự lây lan bệnh tật, và tận dụng triệt để nguần sống và ngoại cảnh.

Phân bố hội tụ là kiểu phân bố phổ biến hơn cả, trong đó các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Đây là kiểu phân bố nhiều ưu thế sinh học liên quan đến sự thích nghi, khả năng chống chọi với điều kiện khắc nghiệt của môi trường và sự sống sót của quần thể

Khi nghiên cứu sự phân bố của các cá thể trong quần thể, Allee (1949) đã nêu lên quy luật sự quần tụ: "Độ quần tụ đem lại cực thuận cho khả năng sống và sinh trưởng của quần thể. Độ quần tụ thay đổi tùy theo loài và phụ tuộc vào điều kiện ngoại cảnh".

Ở các loài thực vật, ưu thế của sự hội tụ ít nhìn thấy hơn so với ở động vật. Chẳng hạn, ở mối của bộ cánh đều; ở kiến, ong của bộ cánh màng...những loài này có sự phân hóa cao độ, sự hội tụ trong đó có sự phân công lao động đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho sự tồn tại và pát triển của quần thể.

Câu 6: Cấu trúc tuổi và thành phần giới tính của quần thể? Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc tuổi và thành phần giới tính của quần thể?

a. Cấu trúc tuổi:

Cấu trúc tuổi là biểu thị cấu trúc về số lượng cá thể giữa các nhóm tuổi khác nhau trong quần thể. Mỗi quần thể có một cấu trúc tuổi nhất định, phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau của môi trường và nội tại quần thể.

Cấu trúc tuổi phản ánh khả năng sinh trưởng và phát triển của quần thể trong hiện tại và tương lai.

Bodenhaimo (1938) đã dùng khái niệm tuổi để chia thành 3 nhóm tuổi: tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản và tuổi sau sinh sản. Ở các loài sinh vật khác nhau thì có độ dài các nhom tuổi khác nhau.

Để nghiên cứu cấu trúc tuổi quần thể, trong thực tiễn, người ta chia quần thể làm 3 nhóm tuổi: non (vị thành niên), trưởng thành và già. Theo cấu trúc tuổi đó người ta dựng thành tháp tuổi và có thể phân biệt 3 dang tháp tuổi.

- Dạng phát triển (I): Quần thể có các cá thể non chiếm ưu thế. Đáy tháp rộng chứng tỏ tỉ lệ sinh cao. Đây là dạng quần thể đang phất triển mạnh.

- Dạng ổn định (II): Quần thể có các cá thể non và trưởng thành gần bằng nhau. Đây là dạng quần thể đang phát triển ổn định.

- Dạng sụt giảm (III): Quần thể có các cá thể non ít hơn cá thể trưởng thành. Đáy tháp hẹp hơn chứng tỏ tỉ lệ sinh thấp và tỉ lệ tử vong ở con non cao. Đây là dạng quần thể đang thoái hóa.

Các quần thể sinh vật trong tự nhiên nhìn chung có xu thế cấu trúc tuổi theo dạng ổn định (II). Dạng ổn định có thể tạm thời thay đổi do tỉ lệ tử vong cao (thiên tai, mất mùa, dịch hại...) hoặc do sự phát tán một số lượng lớn cá thể đi nơi khác, sự nhập cư các cá thể từ nơi khác đến... và sau đó chúng lại có khả năng tự diều chỉnh để trở lại tạng thái ổn định.

Khi nghiên cứu ở người, người ta thường căn cứ vào tuổi lao động và chia ra làm 3 nhóm tuổi: 0-15 (tuổi vị thành niên); 16-60 (tuổi trưởng thành); và trên 60 (tuổi già).

b. Tỷ lệ giới tính.

Tỷ lệ giới tính (tỷ lệ đực cái) thường được sử dụng để nghiên cứu các quần thể động vật đơn tính có liên quan chặt chẽ tới cấu trúc tuổi. Tỷ lệ giới tính là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh sản của quần thể. Trong một quần thể động vật, ở từng lứa tuổi khác nhau có thể có tỷ lệ giới tính khac nhau. Thường tỷ lệ giới tính của nhóm tuổi trưởng thành có ảnh hưởng lớn hơn cả đến tập tính sinh dục và có ý nghĩa đảm bảo khả năng sinh sản của quần thể.

Trong điều kiện tự nhiên, thường các quần thể động vật đơn tính đều có tỷ lệ giới tính là 1:1. Tuy vậy, tùy theo điều kiện môi trường , mù, vùng phân bố...mà tỷ lệ giới tính có thể thay đổi. Chẳng hạn, theo Lý Vũ Khôi (1980) thì tỷ lệ giới tính ở quần thể cá diếc hồ Tây (Hà Nội) là 37.5/100; trong khi đó ở hồ Ba Bể (Bắc Cạn) tỷ lệ này là 20/100. Ở nhiều loài thú nhỏ và côn trùng, tỷ lệ giới tính còn phụ thuộc vào mật độ quần thể và số lượng cá thể của quần thể. Ở thời điểm số lượng cá thể đông thì tỷ lệ đực thường cao hơn cái và ngược lại khi số lượng cá thể ít thí cái cao hơn. Những loài đa thê (gà, hươu, nai..) số lượng cá thể cái thường cao gấp 2-3 lần, thậm chí 10 lần số lượng cá thể đực.

Nghiên cứu tỷ lệ giới tính có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chăn nuôi động vật nhằm mục đích bảo vệ và khai thác hợp lí.

Câu 7: Khái niệm quần thể, quần xã? Cho ví dụ minh họa?

a. Quần thể:

Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài, chung sống ở một địa điểm (vùng địa lí), tại một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối tự do để duy trì nòi giống.

Ví dụ 1: Quần thể cá chép trong hồ nuôi ở trại nuôi cá Tây Lộc, tp. Huế, ngày 12 /12/1989, gồm 2300 con.

Ví dụ 2: Quần thể rừng keo lai ở trại thí nghiệm Lâm nghiệp Hương Vân, ngày 10/5/2010, gồm 10.000 cây.

b. Quần xã:

Quần xã hay xã hội sinh vật (community) là tập hợp các quần thể của các loài sinh vật cùng sinh sống tại một vùng không gian địa lí (sinh cảnh), tại một thời điểm nhất định. Mỗi quần xã như vậy có một thời gian lịch sử lâu dài nhất định, bắt đầu từ một nhóm sinh vật tiên phong liên hệ với nhau do những tính chất chung nhất về mặt sinh thái.

Ví dụ 1: Quần xã rừng ngập mặn ở ĐB sông Cửu Long năm 2000.

Ví dụ 2: Quần xã các loài cá ở hồ Tây¬_Hà Nội năm 2009.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#phương